Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG XƯƠNG TRÊN PHIM X QUANG THƯỜNG QUY VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI GIAI ĐOẠN BỆNH CỦA BỆNH NHÂN ĐA U TỦY XƯƠNG TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.64 KB, 13 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN HUYẾT HỌC VÀ TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
NĂM 2017

Đề tài
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG XƯƠNG TRÊN PHIM X - QUANG
THƯỜNG QUY VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI GIAI ĐOẠN BỆNH CỦA BỆNH
NHÂN ĐA U TỦY XƯƠNG TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU
TRUNG ƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài:
Nhóm thực hiện:

BSCKII. Trương Vũ Trung

BSCKI. Nguyễn Xuân Hùng
BS. Nguyễn Minh Phương
BS. Nguyễn Tiến Sỹ
BS. Hoàng Thúy Hằng
KTV. Đoàn Ngọc Thăng
KTV. Vũ Duy Bình
TS. Vũ Đức Bình
TS. Bạch Quốc Khánh

Hà Nội, tháng 12 năm 2017
1



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa u tuỷ xương còn gọi là bệnh Kahler là bệnh tăng sinh có tính chất ác tính
của dịng tương bào (plasmocyte) [1] . Về dịch tễ, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 3 4/100.000 dân, chiếm 1 - 2% các bệnh ác tính, chiếm 13% các bệnh lí ác tính về
huyết học [2]. Tuổi mắc bệnh trung bình khoảng 62 tuổi, 75% bệnh nhân lớn hơn
70 tuổi [3].
`
Trên phim X quang thường quy thường gặp các tổn thương sau: ổ khuyết
xương, đặc biệt các xương dẹt như xương sọ, khung chậu, xương sườn, biến dạng
thân đốt sống (lõm, dẹt, hình lưỡi), có thể di lệch gây nên gù vẹo.
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương là đơn vị nghiên cứu và điều trị
bệnh lý bệnh máu nói chung và bệnh đa u tủy xương nói riêng.Trên thế giới có
nhiều nghiên cứu về bệnh Đa u tủy xương [3], [6] , [7], [8], [9], [10] .Tuy nhiên các
nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung về điều trị và rối loạn đơng máu, chưa có
nghiên cứu tổng hợp về các đặc điểm chẩn đốn hình ảnh ở bệnh nhân đa u tủy
xương. Do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm tổn
thương xương trên phim X quang thường quy và mối tương quan với giai đoạn
bệnh của bệnh nhân Đa u tủy xương tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung
ương” đề rút ra một số kinh nghiệm về việc chẩn đoán và điều trị bệnh Đa u tủy
xương, làm tiền đề nghiên cứu sâu hơn về bệnh này.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả một số đặc điểm tổn thương xương trên hình ảnh X - quang ở bệnh nhân

Đa u tủy xương.
2.

Mối tương quan giữa tổn thương xương với giai đoạn bệnh.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu


2


137 bệnh nhân có chẩn đốn đa u tủy xương có chỉ định chụp X - quang
thường quy tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ tháng 1/2015 đến
tháng 7/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Phương pháp thu thập số liệu
* Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân nhập điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Bệnh nhân được chẩn đoán Đa u tủy xương trên lâm sàng, cận lâm sàng và xếp loại
giai đoạn theo tiêu chuẩn của hệ thống phân loại quốc tế ISS (The International
Staging System).

Bệnh nhân có chỉ định chụp phim X quang thường quy tại khoa Chẩn đốn hình
ảnh & Thăm dị chức năng.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đa u tủy xương
Chẩn đoán các thể bệnh Đa u tủy xương theo hiệp hội Đa u tủy xương quốc tế
năm 2009, gồm:
- Bệnh lý gamma đơn dịng có ý nghĩa khơng xác định (monoclonal gammopathy
of undetermined significance: MGUS);
- Đa u tủy xương tiềm tàng (smouldering multiple myeloma: SMM);
- Đa u tủy xương có triệu chứng (multiple myeloma: MM).
Thể bệnh

MGUS


SMM

Tiêu chuẩn
Tất cả 3 tiêu chuẩn sau:
- Protein đơn dòng trong huyết thanh < 3 g/dl,
- Tế bào dòng plasmo trong tuỷ xương < 10%, và
- Không thấy tổn thương cơ quan (tăng calci máu, suy thận, thiếu máu và tổn
thương xương).
Cả hai tiêu chuẩn sau:
3


Thể bệnh

MM

Tiêu chuẩn
- Protein đơn dòng trong huyết thanh (IgG hoặc IgA) ≥ 3 g/dl và/hoặc các tế
bào dòng plasmo trong tuỷ xương ≥ 10 %, và
- Không thấy tổn thương cơ quan.
Tất cả các tiêu chuẩn sau:
- Tế bào dòng plasmo trong tuỷ xương ≥ 10% hoặc sinh thiết chứng minh có
u tế bào dịng plasmo, và
- Có tổn thương cơ quan có thể là do rối loạn tăng sinh tế bào dòng plasmo:
+ Tăng calci máu: Canxi huyết thanh > 11,5 mg/dl.
+ Suy thận: Creatinine huyết thanh > 1,73 mmol/l (hoặc > 2 mg/dl) hoặc độ
thanh thải creatinin ước tính < 40 ml/phút.
+Thiếu máu: Bình sắc, hồng cầu bình thường với hemoglobin < 2 g/dl dưới
mức giới hạn bình thường hoặc hemoglobin < 10 g/dl.

+ Tổn thương xương: Loãng xương, tiêu xương nặng hoặc gãy xương bệnh lý

Chẩn đoán giai đoạn của bệnh đa u tủy xương
Theo hệ thống phân chia giai đoạn quốc tế (The International Staging System: ISS)
Giai đoạn
I
II
III

Tiêu chuẩn
2

β Microglobulin< 3,5 mG/L.
Albumin ≥ 3,5 g/dl.
β2Microglobulin < 3,5 mG/L và albumin < 3,5 g/dl, hoặc:
β2Microglobulin 3,5 - 5,5 mG/L và nồng độ albumin bất kỳ.
β2Microglobulin ≥ 5,5 mG/L.

* Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Đa u tủy xương.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu liên tiếp.
2.5. Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu
- Tuổi.
- Giới.
- Giai đoạn bệnh.
- Chỉ số Beta2-microglobulin máu, nồng độ albumin trong huyết thanh.
4



- Kết quả X - quang sọ, cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng, khung chậu
và tim phổi thẳng.
2.6.Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm xử lý trên Exel 2010.
2.7.Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài được sự tham gia ủng hộ của Ban lãnh đạo Viện huyết học - Truyền máu
Trung ương.
- Đề tài được sự đồng ý tham gia của bệnh nhân Đa u tủy xương đã và đang điều trị
ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
- Thông tin về cá nhân của đối tượng nghiên cứu sẽ được cam đoan giữ bí mật,
những vấn đề ở cơ sở y tế trước khi công bố sẽ xin ý kiến của lãnh đạo đơn vị,
chuyên môn kỹ thuật thực hiện sẽ được tôn trong theo quy định hiện hành.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
40 ≤
41-50
51-60
61-70
>70
Tổng
Tuổi trung bình

Số lượng
6
15
42

46
28
137

Tỉ lệ ( % )
4,4
10,9
30,6
33,6
20,5
100
60,02

Tuổi của bệnh nhân hay gặp nhất 51-70 tuổi (64,2%), dưới 40 tuổi chỉ có 6
trường hợp (4,4%).
`
Biểu đồ 1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Tỉ lệ ĐUTX ở nữ (43,3%) thấp hơn nam (57,7%).
5


2. Đặc điểm tổn thương trên phim X quang thường quy của bệnh nhân Đa u
tủy xương.
2.1. Đặc điểm chung hình ảnh X quang xương của bệnh nhân
Bảng 2.1. Đặc điểm chung hình ảnh X quang xương của bệnh nhân
Bình thường
SL
%

Kết quả


Bất thường
SL

%

XQ xương
Xương sọ
Cột sống cổ
Cột sống ngực
Cốt sống thắt lưng
Khung chậu
Xương sườn

38
16
36
8
77
75

27,7
13,8
29,5
5,8
58,3
61,0

99
100

86
129
55
48

72,3
86,2
70,5
94,2
41,7
39,0

Vùng tổn thương hay gặp nhất của X- quang xương là cột sống thắt lưng (94,2%),
cột sống cổ (86,2%), xương sọ (72,3%) và cột sống ngực (70,5%). Ít gặp hơn là
xương sườn (39,0%) và khung chậu (41,7%).
2.2

Đặc điểm bất thường xương cột sống

Bảng 2.2. Đặc điểm bất thường xương cột sống
Bất thường
Độ cong sinh lí
Thối hóa
Xẹp thân đốt sống
Hẹp khe liên đốt
sống

Cổ
(n= 100)
Số lượng Tỉ lệ

50
50,0
99
99,0
7
7,0
26
26,0

Ngực
(n= 86)
Số lượng Tỉ lệ
48
55,8
80
93,5
32
37,2
7
8,1

Thắt lưng \
(n= 129)
Số lượng Tỉ lệ
70
54,2
123
95,3
46
35,6

24
18,6

Biểu đồ 2.1. Đặc điểm bất thường xương cột sống
Tổn thương bất thường tỉ lệ cao nhất là thối hóa (99% cột sống thắt cổ, 93,5% cột
sống ngực, 95,3% cột sống thắt lưng), thấp hơn là bất thường độ cong sinh lý
6


(50,0%, 55,8%, 54,2%). Xẹp thân đốt sống và hẹp khe liên đốt sống hiếm gặp hơn,
trong đó cột sống cổ có tỉ lệ xẹp thân đốt sống (7,0%) và cột sống ngực có tỉ lệ hẹp
khe liên đốt sống (8,1%) thấp nhất.
2.3. Đặc điểm bất thường xương sọ và khung chậu
Bảng 2.3. Đặc điểm bất thường xương sọ và khung chậu
Bất thường

Xương sọ (n=99)
Số lượng
Tỉ lệ
96
96,9
4
4,0

Ổ khuyết xương
Ổ đặc xương

Khung chậu (n =55)
Số lượng
Tỉ lệ

51
92,7
5
9,1

Tổn thương ổ đặc xương chiếm tỉ lệ rất thấp (4,0% và 9,1%); ổ khuyết xương
chiếm tỉ lệ rất cao (96,9% và 92,7 %).
2.4. Đặc điểm bất thường của xương sườn (n = 48)
Bảng 2.4. Đặc điểm bất thường xương sườn
Bất thường xương sườn
Ở khuyết xương
Phì đại cung xương sườn
Tiêu xương
Ổ đặc xương
Gãy xương bệnh lý

Số lượng
41
4
0
2
14

Ti lệ ( % )
85,4
8,3
0
4,2
29,2


Tổn thương ổ khuyết xương (85,4%) chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là gãy xương
bệnh lý (29,2%), phì đại cung xương sườn (8,3%) và ổ đặc xương (4,2%) chiếm tỉ
lệ thấp nhất. Riêng tổn thương tiêu xương không gặp trường hợp nào.
3. Tương quan của tổn thương trên phim X quang với giai đoạn bệnh theo
phân chia của ISS.
3.1. Tỉ lệ bệnh nhân theo giai đoạn bệnh theo phân chia của ISS
Bảng 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn
bệnh
Giai đoạn I
Giai đoạn II

Nam
SL
46
10

Nữ
%
33,6
7,3

SL
23
15
7

Tổng
%
16,8

10,9

SL
69
25

%
50,4
18,2


Giai đoạn III

23

16,8

20

14,6

43

31,4

Tỉ lệ bệnh nhân giai đoạn I theo phân loại của ISS chiếm đa số (50,4%) , giai đoạn
III (31,4%) đứng thứ 2, và giai đoạn II chiếm tỉ lệ ít nhất (18,2%).

3.2. Tỉ lệ tổn thương xương theo giai đoạn bệnh
Bảng 3.2. Tỉ lệ tổn thương xương theo giai đoạn bệnh

Giai đọan bệnh

Giai đoạn I
Số
lượng
%

Giai đoạn II
Số
lượng
%

Giai đoạn III
Số
lượng
%

Kết quả chụp
X quang
Bình thường
Sọ
Bất thường

24
45

34,8
65,2

4

21

16,0
84,0

10
33

23,3
76,7

Bình thường
Bất thường

13
50

20,6
79,4

2
17

10,5
89,5

2
33

5,7

94,3

Bình thường
Bất thường
Cột sống Bình thường
thắt lưng
Bất thường
Khung Bình thường
chậu
Bất thường
Xương Bình thường

23
42
8
61
49
20
38

35,4
64,6
11,6
88,4
71,0
29,0
62,3

4
14

0
25
14
11
13

22,2
77,8
0
100
56,0
44,0
59,1

10
30
0
43
19
24
24

25,0
75,0
0
100
44,2
55,8
60,0


23

37,7

9

40.9

16

40,0

Cột sống
cổ
Cột sống
ngực

sườn

Bất thường

Tỉ lệ tổn thương xương có sự gia tăng theo giai đoạn bệnh ở một số nhóm xương
nhất định, trong đó tỉ lệ tổn thương xương cột sống thắt lưng và khung chậu có sự
8


tăng trưởng rõ rệt theo giai đoạn cụ thể ở các nhóm xương cột sống (cổ, ngực, thắt
lưng,) và xương chậu. Tỉ lệ tổn thương xương sườn ở mức <50% ở cả ba giai đoạn.

3.3. Số lượng nhóm xương tổn thương trên X quang theo giai đoạn bệnh

Bảng 3.3. Số lượng nhóm xương tổn thương trên X quang theo giai đoạn bệnh
Giai đọan bệnh
Số lượng nhóm
xương tổn thương

Giai đoạn I
Số
lượng
%

Giai đoạn II
Số
lượng
%

Giai đoạn III
Số
lượng
%

1

5

7,2

0

0


0

0

2

13

18,8

4

16,0

4

9,3

3

15

21,7

4

16,0

7


16,2

4

19

27,6

10

40,0

17

39,5

5

14

20,4

5

20,0

10

23,3


6

3

4,3

2

8,0

5

11,7

Tổng

69

100

25

100

43

100

Tỉ lệ tổn thương đồng thời ở nhiều nhóm xương gặp ở cả ba giai đoạn bệnh, tuy
nhiên tỉ lệ tổn thương với số lượng nhóm xương <3 ở giai đoạn I cao hơn ở giai

đoạn II và III. Tỉ lệ tổn thương 1 nhóm xương chỉ gặp ở giai đoạn I. Tỉ lệ tổn
thương nhiều nhóm xương có sự gia tăng theo giai đoạn, giai đoạn III tỉ lệ tổn
thương đồng thời 5,6 nhóm xương chiếm tỉ lệ cao (23,3% và 11,7 %).
9


IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung
Tuổi: Theo nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi hay gặp nhất của bệnh nhân Đa u tủy
xương vẫn từ 51 đến 70 tuổi (64,2%) với tuổi trung bình 60,02 phù hợp với lứa
tuổi hay gặp ở bệnh nhân đa u tủy xương tương tự như nghiên cứu trong các tài
liệu khác như : Báo cáo của The American Cancer Society [11] năm 2015, tuổi
trung bình nam và nữ là 75và 79.
Giới: Trong 137 bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tơi, có 79 nam (57,7%)
và 58 nữ (43,3%). Tỉ lệ về giới trong nghiên cứu tỉ lệ về nam nhiều hơn nữ tương
tự như nghiên cứu của các tác giả: Nhóm Christine Renshaw, Nicolas Ketley,
Henrick Moller, Elizabeth A Davies được công bố trên BioMed Central Cancer
2010 [12]; Theo công bố của American Society of Clinical Oncology (ASCO)
tháng 10.2016 [13] có số lượng nam nhiều hơn nữ (Nam 57,8%, Nữ 42,2%).
2. Đặc điểm tổn thương xương trên X quang
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy các vị trị tổn thương xương trên X- quang
phổ biến nhất là xương cột sống ( 94,2% cổ, 86,2% thắt lưng và ngực 70,5%),
xương sọ (72,3%) và sau là xương sườn, xương chậu. Kết quả của chúng tôi cũng
tương tự so với nghiên cứu của Zamagni, Elena and Cavo Michele 2012 [14] tỉ lệ
tổn thương trên xquang xương cột sống (65%), xương sọ (40%), xương sườn
(45%), xương chậu (30%). Và theo tài liệu của Collins DC 2004 [15] tỉ lệ tổn
thương trên X - quang của xương cột sống là 66%, xương sọ 40% và xương sườn
45%, xương chậu là 30%.
3. Mối liên quan giữa tổn thương trên phim X quang với giai đoạn bệnh theo
phân loại của ISS

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân tham gia nghiên cứu thuộc giai
đoạn sớm (giai đoạn I) chiếm tỉ lệ cao nhất với 50,4%. Trong các nghiên cứu
Collins DC 2004 [15], Báo cáo của The American Cancer Society [11] năm 2015 tỉ
lệ bệnh nhân đa u tủy xương ở giai đoạn III chiếm tỉ lệ cao nhất. Lý giải vì cỡ mẫu
nghiên cứu của chúng tơi cịn hạn chế (137 bệnh nhân) nên tỉ lệ về giới có thể có
sự khác biệt và sẽ được nghiên cứu thêm khi cỡ mẫu lớn hơn.
10


Tỉ lệ tổn thương xương trên X quang có sự gia tăng cả về số lượng ( cụ thể là số
lượng nhóm xương bị tổn thương trên cùng một bệnh nhân) và mức độ tổn thương
theo giai đoạn trên một số nhóm xương nhất định. Cụ thể có sự gia tăng rõ rệt ở
bệnh nhân ĐUTX giai đoạn muộn (giai đoạn II và III) so với giai đoạn sớm (giai
đoạn I). Tuy nhiên khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa tổn thương giai đoạn II và
giai đoạn III. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Collins DC 2004 [15], có
biểu hiện tổn thương xương, các yếu tố tiên lượng xấu xuất hiện chủ yếu ở giai
đoạn II và III.

V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 137 BN có chẩn đoán ĐUTX tại Viện Huyết học - Truyền máu
trung ương có chỉ định chụp X quang thường quy từ 2015 đến 2017, chúng tôi rút
ra một số kết luận sau:
- ĐUTX là một bệnh thường gặp ở bệnh nhân trong độ tuổi 51- 70, tuổi trung bình
60.02 với nam nhiều hơn nữ.
- Tổn thương xương gặp ở tất cả các nhóm xương, trong đó các nhóm xương bị tổn
thương nhiều nhất là xương cột sống ( cổ, ngực, thắt lưng) và xương sọ.
- Đặc điểm tổn thương trên X quang rất đa dạng: ổ khuyết xương, ổ đặc xương,
thối hóa xương, gãy xương bệnh lí, trong đó thường gặp nhất là tổn thương ổ
khuyết xương sọ, xương sườn, khung chậu; thoái hoá và bất thường độ cong sinh
lý cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng. Trong đó tổn thương điển hình và

sớm nhất là tổn thương ổ khuyết xương sọ.
- Có sự tương quan nhất định giữa tổn thương xương với giai đoạn bệnh: Tỉ lệ
bệnh nhân có tổn thương xương trên X – quang, số lượng và mức độ tổn thương
xương tăng theo giai đoạn bệnh sớm (giai đoạn I) và muộn ( giai đoạn II và III).
VI. KIẾN NGHỊ

11


- Cần thiết sử dụng X - quang thường quy trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn
bệnh đa u tủy xương để:
- Phát hiện những tổn thương xương sớm.
- Đánh giá mức độ tổn thương xương theo giai đoạn bệnh.
- Từ tỉ lệ và mức độ tổn thương xương trên X - quang để kết hợp phác đồ điều trị,
chế độ chăm sóc hợp lí để dự phịng tổn thương thứ phát ( gãy xương, thoát vị đĩa
đệm, xẹp đốt sống…..).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vincent RS. (2011). Pathology of multiple myeloma. Official reprint from
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.


10.

UpToDate. www. Uptodate.com 2011 UpToDate.
Vincent RS. (2011). Clinical features, laboratory manifestations, and diagnosis of
multiple myeloma. Official reprint from UpToDate.. www. Uptodate.com 2011
UpToDate.
Jemal A,Slegel R, Ward E (2009). Cancer statistics, 2009. CA Cancer J Clin 2009;
59 : 225
Camp NJ, Werner Tl (2008). Familial myeloma. N Engl J Med 2008; 359: 1734.
Bart B, John S. (2002). Plasma cell myeloma. Williams Hematology. 6 th ed. Chap
106. P1279.
Blade’ J, Kyle (1998). Multiple myeloma in young patients: clinical presentation
and treatment approach. Leuk Lymphoma 1998;30:493
Kyle RA, Gertz MA. (2003). Review of 1027 patients with newly diagnosed
multiple myeloma. Mayo Clin Proc 2003;78:21.
Matta GM, Battaglio. (2007). Polyclonal immunoglobulin E levels are correlated
with hemoglobin values and overall survivall in patients with multiple myeloma.
Clin Cancer Res 2007;13:5348.
Pheekoo KJ, Schey SA, Richards MA. (2004). A population study to define the
incidence and survival of multiple myeloma in a National Health Service Region In
UK. Br J Haematol 2004;127:299
Vincent RS. (2011) Staging and prognostic studies in multiple myeloma. Official
reprint from UpToDate.www.Uptodate.com.2011 UpToDate.
12


11. Clinical Practice Guidelines in Oncology. The American Cancer Society Multiple
12.

13.

14.

15.

Myeloma Vesion2.2015.www.ncbi.nlm.nih.gov//PMC4891187/
Christine Renshaw, Nicolas Ketley,Henrik Møller,and Elizabeth A Davies. Trends
in the incidence and survival of multiple myeloma in South East England 19852004. BMC Cancer. 2010; doi: 10.1186/1471-2407-10-74
American Society of Clinical Oncology (ASCO) 10/2016 on the Cancer.Net
“Multiple Myeloma: Statistics”
Zamagni, Elena and Cavo Michele (2012). The role of imaging techniques in the
management of multiple myeloma. Br J Haematol, 159: 499–513.
doi:10.1111/bjh.12007
Collins D Conor.Cancer Imaging. 2004 Jan 14;4 Spec No A:S47-53. doi:
10.1102/1470-7330.2004.0010. (US National Library of Medicine)

13



×