Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Tại sao thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Dùng nhiều mà vẫn lâu khỏi? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.3 KB, 7 trang )



Tại sao thuốc điều trị
viêm loét dạ dày: Dùng
nhiều mà vẫn lâu khỏi?
Viêm loét dạ dày, tá tràng thường phải điều trị kéo dài với sự kết hợp
của nhiều loại thuốc cùng lúc. Do đó, thiếu kiên nhẫn chỉ khiến bệnh
càng lâu khỏi.

Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng viện điều trị
thường gặp khó khăn do tíhn chất của bệnh dai dẳng làm tâm lý người bệnh
lo âu, căng thẳng khiến bệnh càng lâu khỏi, thâm chí còn nặng hơn. Mặc dù
bệnh diễn biến lành tính nhưng biến chứng nguy hiểm nhất của nó -ung thư
dạ dày-khiến không ít người "nơm nớp" lo sợ. Anh Phạm Trung Kiên, ở
Thái AN, Thái Thuỵ, Thái Bình đã nhiều lần cất công lên Hà Nội để chữa
dứt điểm căn bệnh này. Nghe đến những trường hợp bị ung thư dạ dày do
viêm loét dạ dày lâu năm, anh lo lắm. Lo thì lo nhưng anh vẫn không bỏ
được thói quen ăn đồ cay, nóng và uống bia rượu. thế nên dù đã tốn hàng
"núi" thuốc những chỉ điều trị được một thời gian bệnh lại tái phát

Rượu là một tác nhân gây nên loét dạ dày


Nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày ta tràng thường là do người bệnh dùng
quá nhiều rượu, bia, ăn quá no hoặc thức ăn có nhiều gia vị; sử dụng các loại
thuốc có hại cho niêm mạc dạ dày như: aspirin, các loại thuốc kháng viêm
nonsteroid, nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP), virus, nấm, stress, sau
một chấn thương nặng, ca mổ lớn, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng, trào ngược
dịch mật

Hầu hết các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày-tá tràng có nguồn gốc hoá


dược nên đều gây cảm giác buồn nôn, trướng bụng, nhức đầu, mất vị giác,
ăn uống không thấy ngon cho người bệnh. Có người hoang mang vì không
tìm thấy được sự tư vấn tốt đã bỏ thuốc giữa chừng, làm cho bệnh kháng
thuốc, trầm trọng thêm.

Trước đây, mọi người thường quan niệm "không có acid dịch vị, không có
viêm loét" tức là nếu hạn chế được việc tiết dịch vị thì sẽ không còn viêm
loét nữa. Ngày nay, cơ chế sinh bệnh này được cho là do sự mất cân bằng
giữa yếu tố tấn công (acid clohydric, pepsin, rượu, vi khuẩn helicobacter
pylori ) và yếu tố bảo vệ (niêm bạc, màng nhầy, bicarbonat, dòng máu, yếu
tố tăng trưởng, prostaglandin ). Dựa trên cơ chế đố các nhóm thuốc đièu trị
đều nhằm mục đích phục hồi trạng thái cân bằng: loại trừ các yếu tố tấn
công, đồng thời tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các nhóm thuốc chống tấn công:

Thuốc kháng Acid (anacid): Hiện nay, tốt nhất là hỗn hợp hai chất hydroxit
magie (tác dụng nhuận tràng) và hydroxit nhôm (tác dụng gây táo bón) với
nhau trong một sản phẩm để hạn chế tác dụng phụ của mỗi loại. Các chếp
hầm này tương đối an toàn, vừa ít hấp thu lại niêm mạc dạ dày ruột, vừa có
tác dụng trung hoà HCL, mạnh như: maalox, gasttrofulgit, phosphalugel,
nolgel

Thuốc kháng thụ thể H2 của hítamin: Có tác dụng ức chế tiét chọn lọc các
thụ thể H2 ở màng đáy bên của té bào thành dạ dày, ức chế tiét dịch acid cơ
bản (khi đói) và cả tiết dịch acid do kích thích của thức ăn, caffein,
insulin Lượng men tiêu hoá pepsin do dạ dày tiết ra cũng giảm theo.

Thuốc ức chế "bơm prôtn" (PPI): với các chất lansoparazol, pantoprazol,
rabeprazol, omeprazol, là dẫn xuất của benzinmidazol được gắn vào vị trí

khác nhau của "bơm", tạo nên sự khác nhau về cường độ tác dụng. Tác dụng
chống tiết mạnh và kéo dài. Giảm tiết acid cơ bản và acid tạo ra do các
nguồn kích thích như: ăn, stress.

Nhóm thuốc chuyên bảo vệ

Loại thuốc này kích thích tiết ra chất nhầy, đồng thời làm tăng sinh tế bào
mới ở niêm mạc và tăng cường máu đến niêm mạc dạ dày. Trong đó, thuốc
prrótaglandin kích thích tái tạo niêm mạc, tăng tiết nhầy, còn sucralfat làm
chất nhầy dính chặt vào niêm mạc, băng ổ loét (được sử dụng rất tốt trong
trường hợp trào ngược mặt), bismuth dạng keo sẽ che phủ, bảo vểô loét
chống loại acid và pepsin của dịch vị.

Ngoài ra, nhóm thuốc an thần (librax, gastrobâmt, sulpirid), thuốc tiêm,
thuốc chống stress, chống co thắt giảm đau cũng được sử dụng để hỗ trợ,
giảm bớt cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra.

Nguyên tắc khi dùng thuốc

Với nhóm bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng không do nhiễm HP cần ngưng
các thuốc gây loét sau đó mới điều trị với các thuốc chống loét (kháng acid,
chống tiết acid, bảo vệ niêm mạc).

Đối với nhóm viêm loét dạ dày do nhiễm HP, chủ yếu điều trị theo phác đồ
để tiệt trừ HP với thuốc chống loét kết hợp với thuốc kháng sinh. Tuy nhiên,
hiện việc dùng kháng sinh diệt HP chưa được tuân thủ đúng theo phác đồ.
Phác đồ cũng chưa được phổ biến rộng rãi, nhều người bệnh chỉ dùng đơn
thuần thuốc giảm acid dạ dày hoặc thay đổi chế độ ăn. Ngoài ra, việc lạm
dụng các loại thuốc kháng sinh dùng chữa các bệnh khác cũng khiến HP
nhờm thuốc.


Việc sử dung quá nhiều các nhóm thuốc dung fmột lúc trong điều trị có thể
xảy ra do những tương tác không có lợi về mặt hiệu quả. Do đó, cần tuân thủ
đúng chỉ định đối với mỗi loại thuốc, cách dùng trong ngày để hạn chế đến
mức thấp nhất các tác hại do tương tác của thuốc gây ra, nhất là thuốc nhóm
antacid.

Lạm dụng thuốc muối

Một số người bệnh có thói quen khi lên cơn đau dạ dày dùng ngay thuốc
muối (thuốc natricbicacbonat, trong hoà acid) và lập tức thấy đỡ hẳn. Vì vậy,
họ thích dùng, thậm chí còn dùng thường xuyên không cần biết liều lượng.
Nhưng đây chỉ là thuốc chữa triệu chứng tăng acid chứ không phải là thuốc
chữa nguyên nhân viêm dạ dày. Khi dùng nhêìu, thường xuyên thì lượng
acid bị giảm mạnh, khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách tiét acid ra nhiều
hơn. sẽ cnàg làm cho mội trường dạ dày càng bị acid hơn. Thêm vào đó,
phản ứng trung hoà trực tiếp này còn tạo ra khí carbonic làm đầy hơi, khó
tiêu

Có thể nói, điều trị viêm dạ dày nếu chỉ dùng thuốc thôi vẫn chưa đủ vì
thuốc chỉ giúp làm chóng lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày chứ
không giúp loại bỏ những nguyên nhân (ngoại trừ các nguyen enhân có thể
diệt được bằng thuốc như vi khuẩn, nấm ). Trên thực tế, người bệnh giữ vai
trò rất quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và đặc biệt là loại bỏ
nguyên nhân của viêm dạ dày (kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, giảm
stress ). Nên nhớ, viêm dạ dày là bệnh có thể tái phát, lúc đó điều trị sẽ phải
làm lại từ đầu và kéo dài.

×