Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về tư tưởng : “lấy dân làm gốc” trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.33 KB, 18 trang )

Đề tài: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về tư tưởng: “lấy dân làm
gốc” trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đề cao vai trò của quần
chúng nhân dân. Theo những nhà lý luận kinh điển, quần chúng nhân dân là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là đầu tàu của mọi cuộc cách mạng. Trong tác
phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (năm 1943),
C.Mác đã viết: “Chủ quyền của nhân dân không phải là cái phát sinh từ chủ
quyền của nhà vua, mà ngược lại, chủ quyền của nhà vua dựa trên chủ quyền
của nhân dân”. Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen trong điều kiện
mới, V.I.Lênin cũng khẳng định: “Khơng có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số
nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình, tức là đối với giai cấp vơ
sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được”.
Kế thừa, phát huy giá trị truyền thống trọng dân của dân tộc, đồng thời
quán triệt quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng
nhân dân trong lịch sử, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, như Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không
phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi
Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân”
hoặc là : "Nước lấy dân làm gốc...
Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"
Chính vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, kể cả trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln chú trọng việc tun truyền, giác ngộ, vận động
1


quần chúng nhân dân ủng hộ cách mạng, tham gia cách mạng và đã phát huy


được sức mạnh khối đại đoàn kết của toàn dân làm nên những thắng lợi to lớn
của cách mạng Việt Nam mà điển hình là thắng lợi của cách mạng Tháng Tám
năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở khu vực Đồng Nam Á, thắng lợi của các cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Trong q trình lãnh đạo tiến hành cơng cuộc đổi mới, việc thực hiện “lấy dân
làm gốc” luôn được Đảng xác định là phương châm trong hành động của
Đảng và một trong những bài học kinh nghiệm trong cơng tác lãnh đạo. Ngay
từ Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI (1986) – Đại hội mở đầu cho cơng
cuộc đổi mới tồn diện đất nước, khi phân tích đánh giá về kết quả thực hiện
Nghị quyết Đại hội V và chặng đường hơn 10 năm Đảng lãnh đạo cả nước xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986), Đại hội đã rút ra các
bài học kinh nghiệm thì trong đó bài học thứ nhất là: “Trong tồn bộ hoạt
động của mình, Đảng phải qn triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”; “Mọi chủ trương, chính sách
của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao
động, phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng. Quan liêu,
mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân là làm suy
yếu sức mạnh của Đảng”. Bởi vì, chính thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc
biệt trong những năm trước đổi mới đã cho thấy, khi nào chủ trương, chính
sách nào phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân, bảo đảm các quyền và lợi
ích của Nhân dân, “ý Đảng, lịng dân” hịa quyện thành một, thì chủ trương,
chính sách đó được Nhân dân đồng tình ủng hộ, nhanh chóng đi vào cuộc
sống và mang lại hiệu quả; chủ trương, chính sách nào khơng xuất phát từ
nguyện vọng, quyền và lợi ích của Nhân dân, thì sẽ rất khó đi vào cuộc sống,
thậm chí thất bại. Đường lối đổi mới thơng qua tại Đại hội VI được bắt nguồn
2


và hình thành từ chính sáng kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân ở các

địa phương, cơ sở là một minh chứng rất rõ về vai trò của quần chúng nhân
dân trong việc hình thành chủ trương, đường lối của Đảng.
Với những lý do trên, em lựa chọn chủ đề: “Vận dụng quan điểm của
Hồ Chí Minh về tư tưởng: “lấy dân làm gốc” trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam” để nghiên cứu, viết bài thu hoạch mơn học Tư
tưởng Hồ Chí Minh.

3


II. NỘI DUNG
1.Quan điểm của Hồ Chí Minh về tư tưởng: “lấy dân làm gốc”
“Lấy dân làm gốc” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Trong điều kiện hiện nay, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân được
coi là một biểu hiện tập trung của tư tưởng “lấy dân làm gốc”, là một yếu tố
bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, sáng
tạo đúng đắn về vai trò của quần chúng cho nên Người tập hợp, đồn kết đơng
đảo nhân dân, phát huy được vai trò của họ trong đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Quan điểm cơ bản trong tư tưởng của Người về vai trò quần chúng nhân
dân là: "Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc". Đây chính là chân
lý mà Người đúc kết được sau bao năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài và
tổng kết từ thực tiễn cách mạng trong nước. Bác khẳng định:“Cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh
hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực
lượng cách mạng vô tận của Nhân dân”;“Trong cuộc kháng chiến kiến quốc
lực lượng chính là ở dân”; “Cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh
thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”; "Gốc có vững cây mới bền, xây lầu
thắng lợi trên nền nhân dân" .

Từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã sớm nhận ra sức mạnh của Nhân dân trong sự cấu kết với cộng
đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người. Có dân là có tất cả đã trở thành phương pháp
luận và phương châm hành động trong hoạt động cách mạng của Người. “Dễ
mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời khơng gì quý bằng Nhân dân. Trong thế
4


giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”. Mỗi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam trong lịch sử dựng nước, giữ nước đều do nhân dân
quyết định. Nhà quân sự lỗi lạc, đại văn hào Nguyễn Trãi đã từng nói:“Chở
thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lịng dân thì sống, nghịch
lịng dân thì chết”. Đảng ta cũng khẳng định rằng cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng Nhân dân và quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng
thường trực để lãnh đạo đất nước gần 90 năm qua "lực lượng của dân rất to,
khả năng của dân thật phi thường". Vì thế, trong kháng chiến kiến quốc,
muốn thắng lợi được kẻ thù thì phải huy động sức mạnh của tồn dân, biết
phát huy tinh thần của Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn Đảng
ta là: "Phải gần gũi Nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời dân
thì tài tình mấy cũng khơng làm gì được" . Nhưng để lực lượng dân trở thành
một khối thống nhất cả trong tư tưởng và hành động thì chúng ta phải đồn kết
nhau lại, vì sự đồn kết của Nhân dân là vô địch, không một kẻ thù nào có thể
chia cắt được. Thực tiễn lịch sử Việt Nam ta mấy nghìn năm dựng nước và giữ
nước đã chứng tỏ điều đó. Sự nghiệp vẻ vang của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v. cũng chính là sự
nghiệp của quần chúng Nhân dân. Tuy nhiên dưới chế độ phong kiến, vai trị
của quần chúng bị lu mờ, và chính bản thân quần chúng cũng khơng nhận thức
được sức mạnh của mình. Các triều đại liên tiếp đổi thay, chính quần chúng là

người quyết định sự biến đổi ấy, từ thực tiễn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: "Dân trí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng khơng chống nổi",
"Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ
quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường
đó, chúng cũng phải thất bại"
Đồn kết là sức mạnh, đó là nguyên nhân của mọi thành công, mọi
thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, trong xây dựng và
5


bảo vệ Tổ quốc. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành cơng, thành cơng,
đại thành cơng”. Sự đồn kết càng mở rộng thì sự thành cơng càng chắc chắn,
cho nên trong q trình lãnh đạo cách mạng, Bác ln coi trọng sự đồn kết
Nhân dân, xem đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Và đó cũng là lý do để
Người quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết xã hội thành
một khối thống nhất chống ngoại xâm.
Với quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân” là
một tư duy hoàn toàn mới trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Đó chính là sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng
nước ta. Quan điểm này đã trở thành cơ sở lý luận cho mọi hoạt động của tổ
chức và cá nhân trong xã hội nhằm phát huy vai trò sáng tạo, tích cực của
quần chúng. Xuất phát từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln xem mình là người
phục vụ quần chúng, chịu trách nhiệm trước quần chúng. Người nghiêm khắc
phê phán những biểu hiện của tệ quan liêu, xa dân, khinh dân, đặc biệt là thói
kiêu ngạo “quan cách mạng”, ra lệnh, ra oai, “không tin dân” để dẫn đến chỗ
“dân khơng tin” làm hại đến uy tín của Đảng, của Chính phủ. Trong điện gửi
các cán bộ chính quyền và đoàn thể miền Nam Trung Bộ năm 1950, Người
phê bình: “...Máy móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc q trình độ, dân khơng
hiểu, khơng thích. Đã thấy sai lầm mà không kịp thời sửa chữa, kịp thời báo
cáo. Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp”.

Khẳng định vai trị của quần chúng Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng, Đảng, Nhà nước và mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm giác ngộ, tập
hợp, đoàn kết Nhân dân lại rồi dẫn đường cho họ đi vào hoạt động cách mạng,
nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho dân. Người khẳng định: “Đảng ta là một
Đảng cầm quyền...phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của Nhân
dân”, theo Người ngoài lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động
Đảng ta khơng cịn lợi ích nào khác. Mục đích của Đảng là phục vụ giai cấp,
6


phục vụ Nhân dân, để phục vụ tốt mục đích trên thì Đảng phải là người đầy tớ
thật trung thành của Nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước đều
là công bộc của Nhân dân. Người viết: “Nước ta là Nhà nước dân chủ, địa vị
cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà,
nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều phân công làm đầy tớ cho dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin tuyệt đối vào Nhân dân, ngay cả khi cách
mạng đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Người vẫn một lịng tin
tưởng vào Nhân dân. Người cho rằng “có dân sẽ có tất cả”,“có dân việc gì
cũng làm được” và Người thường xuyên động viên nhắc nhở:“chúng ta phải
ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc khó khăn
mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người khơng chỉ tin tưởng vào sức
mạnh phi thường của Nhân dân mà còn tin tưởng vào cả tấm lịng u nước, ý
chí, quyết tâm, lịng dũng cảm và sự trung thành tuyệt đối vào Đảng của Nhân
dân. Người khẳng định: “Nhân dân ta rất anh dũng, dũng cảm, hăng hái cần
cù. Từ ngày có Đảng, Nhân dân ta ln đi theo Đảng, rất trung thành với
Đảng...Dù khó khăn mấy Nhân dân ta nhất định thắng lợi…” Vì thế, Bác rất
tôn trọng người lao động, theo Bác, tôn trọng người lao động là phải gần gũi
Nhân dân, hòa cùng Nhân dân, không được tự tách ra khỏi dân, khơng được
đặt mình cao hơn dân. Người dạy cán bộ, đảng viên “Từ nơi quần chúng ra,

trở lại nơi quần chúng. Có gần gũi, hịa cùng nhân dân thì mới hiểu được
dân, đồng cảm với dân, nắm được tâm tư tình cảm của dân... Hịa cùng Nhân
dân cịn để giác ngộ, lãnh đạo Nhân dân thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều
hướng có lợi cho Nhân dân”.
Đánh giá đúng vai trò của quần chúng Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là
động lực, vừa là bí quyết thắng lợi của mọi chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta. Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật
7


chất, tinh thần của Nhân dân và do Nhân dân xây dựng. Nghĩa là phải phát
huy tinh thần làm chủ, sáng tạo của dân; Nhân dân phải được tham gia một
cách trực tiếp vào công việc quản lý, sản xuất và đời sống của mình; phải tơn
trọng, lắng nghe ý kiến của dân thơng qua hệ thống chính trị ở cơ sở. Người
ln nhắc nhở “Các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng
đều là cơng bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân, chứ khơng
phải đè đầu dân...”. “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại
đến dân, ta phải hết sức tránh” .
Tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư
tưởng vì Nhân dân, vì con người. Dựa vào dân, tin vào lực lượng, trí tuệ của
Nhân dân, chăm lo cho cuộc sống vật chất, tinh thần của Nhân dân là tạo nên
sức mạnh đoàn kết và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Đó
chính là nền tảng của công cuộc đổi mới và phát triển mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đã và đang lãnh đạo Nhân dân thực hiện.
2. Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về tư tưởng: “lấy dân làm gốc”
trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
2.1. Nhà nước vững mạnh phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa
Ngay sau ngày Tuyên ngôn độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính
phủ lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong sáu

nhiệm vụ cấp bách là phải có một Hiến pháp dân chủ. Người đề nghị: “Chính
phủ tổ chức càng sớm càng hay” cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thơng
đầuphiếu để sớm có Quốc hội và Nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra.
Ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về thể lệ Tổng tuyển cử;
ngày 20-9-1945, Người ký Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp do
Người làm Trưởng ban. Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã thành công,
8


333 đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã trúng
cử. Tháng 3-1946, Chính phủ hợp hiến đầu tiên đã được Quốc hội cử ra, do
Hồ Chí Minh là Chủ tịch. Đây là cơ sở pháp lý, hợp hiến buộc các lực lượng
Đồng minh phải thương thảo với Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Để xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, một nhà nước pháp quyền
vững mạnh, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của pháp luật trong quản
lý điều hành Nhà nước và xã hội. Quan điểm này của Người sớm được thể
hiện trong bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam (6-1919), yêu cầu
Chính phủ Pháp và chính quyền thuộc địa phải ban hành Hiến pháp, bãi bỏ
chế độ cai trị bằng các săc lệnh, thay thế vào đó bằng các đạo luật. Người đã
thể hiện qua bài Diễn ca: “Bảy xin hiến pháp ban hành; Trăm đều phải có thần
linh pháp quyền”.
Tuy nhiên, muốn Hiến pháp, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, Hồ Chí
Minh yêu cầu phải xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đồng
thời nhấn mạnh phải hết sức chú trọng việc tuyên truyền trong quần chúng
nhân dân vấn đề công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Người địi hỏi cán bộ, cơng chức nhà nước phải khơng ngừng học tập, nâng
cao trình độ năng lực công tác, am hiểu pháp luật, liêm khiết, thực hiện
nghiêm minh đạo đức công vụ và đạo đức công dân.
Nhà nước pháp quyền trong tư tường Hồ Chí Minh là nhà nước phải có
sự kết hợp giữa vai trò của đạo đức và vai trò của pháp luật. Đây là nét đặc

sắc, một sáng tạo của Hồ Chí Minh trong các quan điểm về xây dựng nhà
nước. Với trí tuệ và kinh nghiệm của một chính trị gia uyên bác, Hồ Chí Minh
đã chắt lọc kế thừa phát triển các quan niệm trên và kết hợp khéo léo vai trò
của đạo đức và vai trò của pháp luật. Người đã nhiều lần giải thích mối quan
hệ giữa đạo đức và pháp luật. Theo Hồ Chí Minh, pháp luật là hình thức, biện
pháp khẳng định chuẩn mực, giá trị của đạo đức; chuẩn mực đạo đức càng cao
9


thì vai trị của pháp luật càng quan trọng. Hồ Chí Minh nâng đạo đức con
người thành đạo đức cách mạng. Từ phạm trù trung, hiếu, Người đã khái quát,
bổ sung thành trung với nước, hiếu với dân; liêm, chính cũng được Người coi
là tiêu chuẩn của cán bộ, công chức. Người coi những kẻ bất liêm (tham
nhũng, ăn cắp, ăn hối lộ, tham ơ, lãng phí) là phạm tội nặng như tội phản quốc
(tội như làm Việt gian, mật thám) và đòi hỏi phải bị nghiêm trị theo pháp luật.
Phải xây dựng cơ chế kiểm ưa, giám sát việc thực thi quyền lực
2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải phát huy cao độ quyền làm chủ
của Nhân dân nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh to lớn của lực
lượng đông đảo này. Thực tế cho thấy “Chỉ có phát huy sức mạnh làm chủ
của Nhân dân mới có thể chống tiêu cực, chống suy thối, chống tham nhũng
có hiệu quả, nhằm củng cố Đảng, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, lành
mạnh hoá các quan hệ xã hội”. Những kỳ tích của ơng cha ta trong các cuộc
đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như những thành tựu to lớn mà chúng
ta đạt được trong những giai đoạn cách mạng trước đây đều xuất phát từ
đường lối “lấy dân làm gốc”. Trong giai đoạn cách mạng mới, bài học đó vẫn
giữ nguyên giá trị. Song, vấn đề không phải chỉ nêu lên khẩu hiệu “lấy dân
làm gốc”, hay thực hiện nó một cách hời hợt, hình thức, thiếu triệt để. Điều
quan trọng nhất là phải biến tư tưởng đó trở thành hiện thực, nó phải được thể
hiện một cách sinh động, nhất quán trong hành động thực tiễn hàng ngày, hàng

giờ của mỗi cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự là “người
đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”; phải tôn trọng Nhân dân, vừa lãnh đạo,
vừa phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vừa giáo dục, vừa không ngừng
học hỏi Nhân dân; phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ; phải sống chan
hoà với Nhân dân, quan tâm đến đời sống của Nhân dân, biết chia sẻ niềm vui,
nỗi buồn cùng Nhân dân, phải xây dựng cho mình tác phong, thái độ và hành
10


động đúng với vị trí, vai trị của mình, xứng đáng là người mà Nhân dân đặt
trọn niềm tin cũng như giao phó trách nhiệm. Có như vậy, chắc chắn chúng ta
sẽ góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước hiện thực hoá mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Nhân dân ta đã lựa chọn.
2.3. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khi "Lấy dân làm gốc"
"Lấy dân làm gốc" là một trong những nền tảng tạo nên giá trị cốt lõi lớn
nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong q trình hoạt động của mình, Người
ln đề cao vai trị của "quần chúng nhân dân" coi Nhân dân là cội nguồn sức
mạnh, là vũ khí sức bén, mạnh mẽ nhất có thể chiến thắng mọi kẻ thù, Người
khẳng định: Dân là "gốc của nước", gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu
thắng lợi trên nền Nhân dân; "lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết.
Không ai chiến thắng được lực lượng đó". Nắm chắc tư tưởng này, Đảng ta đã
có những vận dụng sáng tạo trong việc phát huy vai trị của người dân trong
q trình đổi mới đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã khẳng định" đổi mới là sự nghiệp của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân" trên cơ sở đó, Đảng đã khơng ngừng hoàn
thiện nâng cao năng lực và sức chiến đấu của mình; tăng cường thực hành dân
chủ, tạo mọi điều kiện để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Trong đó,

phải kể đến việc từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản
lý kinh tế, quản lý xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, từ đó
thúc đẩy sự phát triển, khai thác sức mạnh của Nhân dân vào công cuộc đổi
mới đất nước, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
11


dân và đưa đất nước thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, kém phát triển; dần dần
tiến đến mục tiêu "dân giàu" đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của đông
đảo quần chúng nhân dân cả nước. Khi nói về sức mạnh của Nhân Dân, Hồ
Chí Minh khẳng định sức mạnh trong dân luôn là vô địch "lật thuyền cũng là
dân, đẩy thuyền cũng là dân", chính vì thế phải làm cho dân tin, dân theo thì
mọi việc đều có thể thực hiện được. Vậy làm "sao cho được lòng dân?", Bác
chỉ dẫn rất đơn giản: “Muốn cho dân yêu, muốn được lịng dân, việc gì có lợi
cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh… Nói tóm
lại, muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt
quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí cơng vơ tư”, xem
đây là ngun tắc tối thượng không được vi phạm. Thấm nhuần quan điểm
này, Đảng ta đã nghiêm khắc thừa nhận và khắc phục những sai lầm của mình,
kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ngun tắc này trên tinh thần
khơng có đối tượng ưu tiên cũng như khơng có vùng cấm, quyết tâm xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân vì dân, thực hiện
nghiêm túc cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng", chính những điều này đã tạo nên được lòng tin của Nhân dân đối
với lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Một trong những biểu hiện
cụ thể, rõ ràng nhất là thơng qua cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19
trong thời gian qua, trên tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Đảng và
Chính phủ đã tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo một cách quyết liệt, nhanh chóng, lấy
tính mạng và sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu; cũng chính trong "trận

chiến" đang diễn ra này chúng ta đã, đang thấy một Chính phủ vì dân, thương
dân, một Việt Nam đồn kết, trọng tình, sẵn sàng san sẻ, sẵn sàng hy sinh lợi
ích cá nhân vì lợi ích lớn hơn của cả cộng đồng, đây là một minh chứng cho
sức mạnh một Đảng, một Nhà nước ln vì dân mà phục vụ đến khi đất nước
cần thì có thể tạo nên sức mạnh toàn dân tộc như vậy.
12


Giá trị của tư tưởng "lấy dân làm gốc" đã được Đảng ta nhiều lần khẳng
định và cụ thể thành bài học kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình lãnh
đạo. Cụ thể: trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội năm bổ sung và phát triển năm 2011 đã khẳng định: "Sự nghiệp
cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là
người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ
lợi ích và nguyện vọng chân chính của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự
gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời Nhân dân sẽ đưa
đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước". Qua
Tổng kết chặng đường đổi mới 35 năm (1986-2021), Đảng ta tiếp tục khẳng
định: Ðổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của
nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm,
sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn
dân tộc. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại. Những ý
kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là yếu tố
quan trọng góp phần hình thành đường lối đổi mới của Ðảng. Nhân dân làm
nên các thành tựu của đổi mới, đổi mới phải dựa vào nhân dân. Dân chủ
XHCN là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển đất nước. Do đó, xây dựng, phát huy dân chủ XHCN phải bảo đảm tất cả
quyền lực thuộc về Nhân Dân, để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi
mới và thụ hưởng thành quả của đổi mới. Ðể phát huy dân chủ XHCN, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết tồn dân tộc, cần phịng, chống đặc quyền, đặc lợi,

chống suy thối, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do vậy, từ góc nhìn
thực tế khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế, việc kế thừa và phát huy một cách sáng tạo giá
trị bài học “Lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để
thực hiện có hiệu quả, vừa làm tiền đề vừa là động lực thúc
13


đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần xây dựng
Ðảng ta ngày càng vững mạnh, xây dựng Nhà nước xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhà nước ta đã chú trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo
theo hướng “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có
trách nhiệm với nhân dân”; trong đó đã tập trung, quyết liệt
giải quyết nhiều vấn đề bức xúc trong dân; có phân cơng rõ
trách nhiệm từng cá nhân, nhất là vai trò người đứng đầu,
từng bước phát huy được dân chủ gắn liền kỷ luật, kỷ cương.
Tuyệt đối khơng chủ quan, nóng vội và áp đặt khi triển
khai chủ trương, chính sách đến dân. Phải tạo sự đồng thuận
thật sự, phát huy đúng vai trị “làm chủ” của người dân thì sẽ
có được sự ủng hộ to lớn từ nhân dân. Có như vậy thì bài học
“Lấy dân làm gốc” mới đúng giá trị thực tiễn và mang lại hiệu
quả.
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đất nước ta cũng đang đứng
trước nhiều vấn đề và những hiện tượng đang tác động đến tư tưởng, tình cảm,
đời sống của Nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ giữa Đảng,
Nhà nước và Nhân dân, tới sức mạnh khối đại đồn kết tồn dân tộc. Đó là sự
phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng gay gắt; tệ quan liêu, tham

nhũng, lãng phí, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người
dân... đang gây bức xúc trong dư luận cùng với các biểu hiện suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng đang tác động lớn đến lòng tin của
14


Nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch
vẫn tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn cơng, hịng phá vỡ khối đại đồn kết tồn dân
tộc. Đây chính là những thách thức đang đặt ra đối với vai trò lãnh đạo của
Đảng và sự tồn vong của chế độ, đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền và tồn thể
cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong
quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, trong đó có quan điểm “lấy dân làm gốc”. Theo đó, các cấp
ủy, chính quyền, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nhận thức
rõ được sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân, được lịng
dân. Muốn được lịng dân, có lịng dân thì tồn bộ hoạt động của Đảng cũng
như mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ lợi
ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, nhằm vào mục đích vì lợi ích
của Nhân dân. Tạo cơ chế để dân phát huy đầy đủ, có hiệu quả quyền làm chủ
của mình. Tập trung giải quyết bức xúc, nguyện vọng chính đáng của Nhân
dân liên quan đến lợi ích, đời sống, việc làm; chống tham nhũng, lãng phí; xử
lý nghiêm những tiêu cực… Có như vậy, chúng ta sẽ góp phần tạo nên sự
chuyển biến mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, từng bước hiện thực hoá mục tiêu như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII đã đề ra: Đến năm 2025, là nước đang phát triển, có cơng nghiệp theo
hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là
nước đang phát triển, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình
cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập
cao.

Chính những thành tựu của 35 năm, đã khẳng định và là minh chứng chính
xác nhất cho sự vận dụng đúng đắn tư tưởng "lấy dân làm gốc" của Đảng ta
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tiếp tục khẳng định giá trị lịch

15


sử của tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ giai đoạn đã qua mà cịn trong giai
đoạn tiếp theo, ln là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.

KẾT LUẬN
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Nước lấy dân làm gốc; gốc
có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” và Người cũng rất
tâm đắc với câu nói dân gian “Dễ mười lần khơng dân cũng chịu. Khó vạn lần
dân liệu cũng xong”. Kế thừa tư tưởng ấy, Ðảng, Nhà nước ta phát huy một
cách sáng tạo giá trị bài học “Lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để
thực hiện có hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
Ðảng ngày càng vững mạnh.
Quan điểm "Lấy dân làm gốc” là một trong những bài học quan trọng,
góp phần làm nên những thành tựu to lớn, xuyên suốt chiều dài lịch sử, nhằm
phát huy vai trò làm chủ, sức sáng tạo và nguồn lực của Nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và
vận dụng thành công quan điểm này. Từ khi được thành lập cho đến nay, Đảng
luôn xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân, do Nhân dân
và vì Nhân dân. Quan điểm “lấy dân làm gốc”, phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, yêu cầu đặt ra là mọi hoạt động của hệ thống chính trị,
của cán bộ, đảng viên, cơng chức phải phục vụ lợi ích của Nhân dân; giải
quyết hài hồ các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của Nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của Nhân dân. Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là

16


nhà nước vĩnh cửu, bất biến, trái lại đó là nhà nước luôn vận động và phát
triển để phục vụ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của nhân dân. Luôn đấu
tranh để khắc phục và loại trừ những thói hư, tật xấu, những căn bệnh thường
gặp như: tham nhũng, hối lộ, quan liêu, lãng phí, lạm quyền... dẫn đến sự suy
yếu và đánh mất bản chất cách mạng của nhà nước.
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, quan
điểm và tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng: “lấy dân làm gốc” có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng. Điều có giá trị to lớn và ý nghĩa sâu sắc là mơ hình nhà
nước đó khơng phải tồn tại ở dạng lý thuyết, quan điểm, mà nó đã trở thành
hiện thực sinh động; nhà nước ấy đã tập hợp, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta
giành được những thắng lợi hết sức to lớn. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về
“lấy dân làm gốc” trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
có những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
Chúng ta cần kế thừa, vận dụng và phát triển những giá trị đó để xây dựng
thành cơng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh Nxb.Lý luận Chính trị, H.2021.
2.Hồ Chí Minh tồn tập (2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 4, tr.19
3. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
4. C.Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,
t1, tr347.
5. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát x cơ va, 1979, t39, tr251.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội,

2006, tập 47, tr. 362.

18



×