1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ
CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
AN ĐỨC VIỆT
VAI TRÒ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐỐI VỚI VIỆC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN
THỐNG TẠI CHÂU ÂU HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hà Nội - 2021
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ
CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
VAI TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐỐI VỚI VIỆC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
TẠI CHÂU ÂU HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành
Mã số
: QUAN HỆ QUỐC TẾ
: 310206
Giảng viên hướng dẫn: TS. LƯU THUÝ HỒNG
Sinh viên thực hiện : AN ĐỨC VIỆT
2
3
Hà Nội – 2021
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khố luận này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi,
những kết luận mang tính khoa học của Khố luận này chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các nội dung và số liệu được trình bày trong
Khố luận này hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền sở
hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về Khố luận nghiên cứu của mình.
Tác giả Khoá luận
An Đức Việt
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An ninh vốn là lĩnh vực vô cùng phức tạp và nhạy cảm khi gắn liền với các
vấn đề chủ quyền và lợi ích của các quốc gia. Tuỳ thuộc vào thời điểm và bối
cảnh khác nhau mà những thách thức, an ninh truyền thống hoặc phi truyền
thống nổi lên đe dọa tới nền an ninh chung của nhân loại. Trong thời điểm hiện
tại, như mặt trái của sự phát triển cùng với xu thế tồn cầu hố diễn ra mạnh mẽ,
vấn đề an ninh khơng chỉ được gói gọn trong việc ngăn chặn, ứng phó với các
nguy cơ chiến tranh mà cịn bao hàm nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống như
biến đổi khí hậu, ơ nhiễm, dịch bệnh, di cư tự do, tội phạm xuyên quốc gia hay
an toàn an ninh mạng…. Không một khu vực nào trên thế giới tránh khỏi tác
động từ các vấn đề an ninh phi truyền thống như ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước,
khủng bố hay dịch bệnh. Đặc biệt, với một khối tổ chức như Liên minh Châu Âu
có tính nhất qn và đồng bộ cao trong nội khối, vấn đề an ninh phi truyền thống
càng quan trọng và cấp thiết hơn cả.
Trong thể chế chính trị thế giới hiện đại được nhìn nhận cho tới nay, Liên
minh châu Âu (EU) là một mơ hình liên kết khu vực độc đáo, là một thể chế đa
quốc gia hồn thiện và thành cơng nhất. Là hình mẫu của tổ chức khu vực trên
toàn thế giới, EU nhận thức được khá sớm về tác động và ảnh hưởng của các
vấn đề an ninh nói chung và đã ln nhạy bén trong các chính sách với diễn biến
của thời cuộc. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của Liên Minh Châu Âu trong vai trò
giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống nói riêng đến nay vẫn là một vấn
đề lưu tâm.
Với Việt Nam, EU là đối tác quan trọng trên bình diện song phương và đa
phương. Ngoài các mối liên hệ chặt chẽ với các quốc gia nội khối trên bình diện
song phương, EU và Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác hợp tác (PCA) năm
2012, hai bên cũng đã thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam
(EVFTA) năm 2019. Đồng thời, EU cũng là một đối tác quan trọng của Việt
7
Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nation - ASEAN). Vì vậy, chủ thể Liên Minh Châu Âu có ý nghĩa thực tiễn quan
trọng, mang tính chất hình mẫu, tham khảo cho Việt Nam, một thành viên tích
cực đồng thời vừa là chủ tịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2020,
để góp phần xây dựng và phát triển các chính sách trong việc giải quyết các vấn
đề cấp bách an ninh phi truyền thống tại khu vực. Do đó, việc nghiên cứu để
nhìn nhận và đánh giá vai trị của EU trong việc giải quyết các vấn đề an ninh
phi truyền thống tại châu Âu là một đề tài có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực
tiễn trong nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Việt Nam.
Dựa vào những cơ sở trên, sinh viên lựa chọn đề tài khóa luận là: “Vai trò
của Liên minh châu Âu đối với việc giải quyết vấn đề an ninh phi truyền
thống tại Châu Âu hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tổ chức Liên Minh
Châu Âu.
“Bản chất và cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị Liên minh châu Âu”
(2003) và “Những nhân tố tác động đến q trình cải cách hệ thống chính trị ở
Liên minh châu Âu (2005) của tác giả Đặng Minh Đức đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu đã tập trung phân tích về cách thành lập, sự hình thành
cũng như chặng đường phát triển của hệ thống Liên minh châu Âu, làm sáng tỏ
cơ chế vận hành của Nghị viện châu Âu, Hội đồng hay Ủy ban châu Âu.
“Hệ thống chính trị Liên minh châu Âu” của Simon Hix,Palgrave xuất bản
năm 2005 đã cung cấp một cái nhìn tồn diện về thể chế chính trị tại châu Âu.
Tác giả đã khẳng định EU là một ví dụ điển hình cho một hệ thống chính trị có
thể vượt ra ngồi tầm quốc gia.
“Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của Nghị viện Châu Âu”, Đặng Minh
Đức (2013), NXB Khoa học Xã Hội đã luận và phân tích về các cơ chế hiện
hành và vai trò của Nghị viện châu Âu trong các tiến trình và hoạt động quốc tế,
bao gồm cả trong việc giải quyết an ninh truyền thống và phi truyền thống.
8
“Nghiên cứu so sánh mơ hình liên kết khu vực - Kinh nghiệm cho ASEAN”
của PGS.TS Nguyễn An Hà công bố năm 2014, đề tài cấp bộ Viện Nghiên cứu
châu Âu đã phân tích về q trình hội nhập của Liên minh châu Âu, so sánh và
chỉ ra những tương đồng, khác biệt với quá trình hội nhập của ASEAN từ đó làm
bài học tham chiếu cho ASEAN để học tập và tránh sự dập khn máy móc bởi
mỗi khu vực đều có riêng tính chất đặc thù khác nhau.
“The History of European: A new perspective” (Lịch sử hội nhập châu Âu:
Một viễn cảnh mới) của Ivan T.Berend do Routledge xuất bản năm 2016 tập
trung nghiên cứu và vai trò của các tổ chức, tập đoàn đa quốc gia trong khu vực
và các ảnh hưởng, tác động vào quá trình hội nhập, đưa ra quyết định của EU.
Tác phẩm liệt kê và phân tích các sự kiện theo thứ tự thời gian và dựa trên nhiều
tài liệu, thông tin lưu trữ của các nước lớn như Hoa Kỳ.
“The Government and Politics of the European Union” (Chính phủ và chính
trị của Liên minh châu Âu) của tác giả Neill Nugent đại học Duke xuất bản năm
2017 đã đem tới một cái nhìn mới mẻ và tổng quát hơn về quá trình nhất thể hóa
của Liên minh châu Âu từ hội nhập kinh tế tới hội nhập chính trị qua nhiều giai
đoạn. Tác giả cũng đã mơ tả tồn bộ q trình liên kết trong khu vực châu Âu,
phân tích hệ thống chính trị của EU và chỉ ra nhiều điểm hạn chế trong việc đưa
ra quyết định của hội đồng EU.
Thứ hai, Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tầm quan trọng của
vấn đề an ninh phi truyền thống.
“Những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay” của hai tác giả Đỗ Minh
Hợp và Nguyễn Kim Lai cùng “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu
thế kỷ 21” do Nguyễn Trọng Chuẩn làm chủ biên (2006) đã tập trung miêu tả
tình hình và một số xu thế lớn của các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt
là vấn đề di cư và môi trường trong thời điểm đương đại. Đồng thời cũng đưa ra
một số nguyên tắc chung và giải pháp cho các vấn đề an ninh phi truyền thống
mà đã nghiên cứu, học hỏi được từ một số nước như Liên Bang Nga, Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
9
“Di dân quốc tế - Bản chất, xu hướng vận động và chính sách quản lý” xuất
bản năm 2013 của học giả Doãn Hùng đưa ra một số quan niệm chung về di cư
và các lý thuyết về di dân trên thế giới và vận dụng những lý thuyết đó để thúc
đẩy sự phát triển xã hội, kinh tế và củng cố an ninh, quốc phịng nói chung.
Cuốn sách “An ninh phi truyền thống: những vấn đề lý luận và thực tiễn”
xuất bản năm 2015 do các tác giả Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung và Đoàn
Minh Huấn chủ biên nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc đảm bảo an ninh
môi trường và nhận định rằng đây là một trong những nguy cơ an ninh phi
truyền thống có tác động mạnh mẽ không kém an ninh truyền thống. Đồng thời
chỉ ra, các vấn đề chủ yếu gây ra thiếu an ninh mơi trường là: Ơ nhiễm nói
chung cụ thể trong khơng khí, mơi trường đất và mơi trường nước. Ngồi ra
cuốn sách có một chương riêng đề cập tới vấn đề nóng bỏng trên thế giới là biến
đổi khí hậu mang tính đa quốc gia và có phạm vi rộng lớn và đe dọa trực tiếp tới
con người và cộng đồng. Đây đồng thời là cuốn sách có tính tham khảo lớn với
khoá luận này.
Bài báo “Châu Âu đối mặt với thách thức an ninh phi truyền thống: Di cư và
Dịch bệnh” của PGS.TS Đinh Công Tuấn xuất bản ngày tháng 3/2020 đã khẳng
định vấn đề di cư và dịch bệnh là một trong những vấn đề an ninh phi truyền
thống mang tính cấp bách và nghiêm trọng nhất tại lục địa châu Âu. Đồng thời,
ông đưa ra những đề xuất giải quyết và dự báo từ góc nhìn cá nhân cho cả hai
vấn đề.
Thứ ba, Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vai trị của Liên
minh châu Âu trong việc giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống cụ thể tại
Châu Âu.
Liên quan đến câu chuyện khủng hoảng di cư ở châu Âu, trong bài viết “Vấn
đề di cư tại châu Âu dưới góc nhìn an ninh phi truyền thống” đăng trên tạp chí
Quan hệ quốc phòng (số 36/ Quý IV/ năm 2016), tác giả Lê Xuân Dương đã
đánh giá cuộc khủng hoảng di cư là một trong những cuộc khủng hoảng di cư
nghiêm trọng nhất kể sau Thế chiến thứ hai, là một trong những vấn đề an ninh
10
phi truyền thống hàng đầu tại lục địa châu Âu cần rất nhiều nỗ lực để giải quyết
và ngăn nhặn, đồng thời là nguyên nhân khiến Liên minh châu Âu bị chia rẽ và
đối mặt với hàng loạt thách thức an ninh phi truyền thống nan giải khác.
“Khủng hoảng di cư ở Liên minh châu Âu: Điều chỉnh chính sách và những
tác động” của TS. Đỗ Tá Khánh và TS. Đinh Mạnh Tuấn năm 2019 đã cung cấp
những góc nhìn sắc bén và mang tính thuyết phục lớn trên cơ sở tổng hợp các tài
liệu từ các chuyên gia trong và ngoài nước về vấn đề nhập cư ở Liên minh Châu
Âu cũng như cách giải quyết của tổ chức trong việc giải quyết vấn đề này.
Bài viết “Hiệp ước di cư mới và sự chia rẽ trong EU” của tác giả Hồng Vân Ban Đối Ngoại Đài Tiếng Nói Việt Nam đã đưa ra những góc nhìn mới, mang
tính cập nhật về chính sách nhập cư của Uỷ ban châu Âu vào năm 2020.
Bài viết “Cơ chế phản ứng đối với dịch bệnh toàn cầu của Liên minh châu
Âu: Bài học kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19” năm 2020 đã đưa ra những
quan điểm và lập luận của PGS, TS. Bùi Thành Nam về quá trình phản ứng của
Liên minh châu Âu với cơn đại dịch COVID và đánh giá những khó khăn với
một khối tổ chức mang tính đồng nhất như EU.
Những cơng trình trên đều mang tính khái qt và tính tham khảo lớn, có
tính giá trị cao đối với tác giả trong q trình hồn thành luận văn này. Tuy
nhiên các cơng trình liên quan tới vai trò của Liên minh châu Âu trong việc giải
quyết vấn đề an ninh phi truyền thống tại châu Âu đặc biệt trong việc giải quyết
các vấn đề thời sự hiện nay như COVID-19 thì chưa có nhiều. Vì vậy, tác giả lựa
chọn đề tài “Vai trò của Liên minh châu Âu trong việc giải quyết vấn đề an
ninh phi truyền thống tại Châu Âu hiện nay”
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, khóa luận phân tích vai trị của
Liên minh châu Âu trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống tại
Châu Âu hiện nay, từ đó có những đánh giá và dự báo xu hướng vai trò của Liên
11
minh châu Âu trong giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống thời gian tới
đồng thời rút ra một số gợi ý tham chiếu đối với ASEAN
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
-
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của Liên minh châu Âu
trong giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực.
-
Phân tích thực tiễn vai trị của Liên minh châu Âu trong giải quyết các vấn
đề an ninh phi truyền thống tại khu vực giai đoạn hiện nay
-
Đánh giá và dự báo vai trò của Liên minh châu Âu trong giải quyết các vấn
đề an ninh phi truyền thống tại Châu Âu năm 2025.
-
Rút ra một số gợi ý tham chiếu cho ASEAN trong việc giải quyết vấn đề an
ninh phi truyền thống tại khu vực Đông Nam Á.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khố luận nghiên cứu thực trạng vai trị của Liên minh châu Âu trong việc
giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu khu vực có sự tồn tại các
thành viên trong Liên minh châu Âu.
-
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ 2009 tới 2020, khi mà Hiệp ước
Lisbon tái cấu trúc Liên minh châu Âu có hiệu lực giúp Liên minh châu Âu có
kiểu quyền lực đặc biệt. Từ đó, đưa ra những dự báo, kịch bản tầm nhìn tới
2025.
-
Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+
Khóa luận nghiên cứu 3 vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực Liên
minh Châu Âu gồm: vấn đề liên quan tới môi trường (chủ yếu phân tích về ơ
nhiễm mơi trường), vấn đề di cư và vấn đề dịch bệnh (chủ yếu phân tích trường
hợp COVID-19).
12
+
Khóa luận nghiên cứu 3 vai trị cơ bản của Liên minh châu Âu trong giải
quyết vấn đề an ninh phi truyền thống gồm: Vai trò là nơi xây dựng và điều
chỉnh các khung pháp lý đảm bảo an ninh phi truyền thống khu vực; Vai trò là
diễn đàn trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm, cầu nối hợp tác giữa các quốc gia
trong và ngoài khu vực về các vấn đề an ninh phi truyền thống; Vai trò là nơi tập
trung tiềm lực, sức mạnh và lực lượng tập thể để đối phó với các vấn đề an ninh
phi truyền thống.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu tiếp cận cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy
vật biện chứng về quan hệ quốc tế của chủ nghĩa Mác-Lênin để luận giải các vấn
đề một cách khoa học, khách quan và có cơ sở. Đề tài đưa các khái niệm, đánh
giá vai trò của Liên minh châu Âu, vấn đề an ninh phi truyền thống một cách
khách quan dựa trên cơ sở tổng hợp và nghiên cứu các khái niệm của các học
giả đi trước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận áp dụng cách tiếp cận liên ngành để đánh giá vai trò của Liên
minh châu Âu một cách khách quan dựa trên luận điểm về an ninh, tổ chức quốc
tế của Chủ nghĩa tự do, Chủ nghĩa kiến tạo, luận điểm của một số lý thuyết quan
hệ quốc tế như Thuyết Liên chính phủ, Thuyết chức năng.
Bên cạnh đó, để tối ưu hiệu quả nghiên cứu, Khố luận áp dụng một sơ các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
-
Phương pháp phân tích, tổng hợp và dự báo.
-
Phương pháp nghiên cứu trường hợp, tình huống cụ thể
-
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
-
Phương pháp logic lịch sử.
-
Phương pháp so sánh - liên hệ - đối chiếu
13
6. Đóng góp mới của đề tài
Đây là đề tài mang tính cập nhật, hệ thống hóa về vai trị của tổ chức liên
chính phủ quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống trên
cơ sở phân tích vai trị của Liên minh châu Âu đối với khu vực Châu Âu. Từ
những kết quả đạt được, đề tài sẽ góp thêm những nguồn tư liệu mới, cách nhìn,
hướng tiếp cận và những tham chiếu cho ASEAN giải quyết các vấn đề an ninh
phi truyền thống trong khu vực Đông Nam Á.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm rõ khái niệm an ninh phi truyền thống
và các quan điểm, hệ thống lý thuyết khác nhau về vai trò của tổ chức quốc tế
trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống. Đề tài đồng thời phân
tích các giải pháp và các cách tiếp cận khác nhau đối với an ninh phi truyền
thống và sự cần thiết của sự hợp tác khu vực để đảm bảo các vấn đề an ninh nói
chung. Đề tài phân tích đồng thời phân tích kết quả hợp tác của các nước trong
EU về an ninh phi truyền thống từ năm 2009 sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu
lực, đến năm 2020.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đó làm phong phú thêm góc nhìn về các tổ chức
quốc tế, đặc biệt là Liên Minh Châu Âu, một trong những đối tác chiến lược của
Việt Nam. Đồng thời đánh giá được ưu nhược điểm, hạn chế của tổ chức quốc tế
với việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống trong thời cuộc hiện nay
và tham chiếu với khu vực ASEAN.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của đề gồm 3 chương và 8 tiết.
14
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG TẠI CHÂU ÂU HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Thứ nhất là khái niệm an ninh phi truyền thống và vấn đề an ninh phi truyền
thống
An ninh nói chung là một trong những khái niệm cơ bản trong quan hệ quốc
tế. Hiểu rõ được bản chất của an ninh, sự ảnh hưởng và những nội hàm của khái
niệm này sẽ góp phần lý giải và giúp hiểu được các hành động của chủ thể quốc
tế trong quan hệ quốc tế.
Trong Từ điển quân sự Việt Nam, “an ninh” được hiểu là trạng thái ổn định, an
tồn và khơng có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tới sự tồn tại và phát triển bình
thường của các cá nhân, tổ chức, các lĩnh vực trong hoạt động xã hội hoặc tan
toàn xã hội[8].
Sách trắng về An ninh Quốc phòng do Bộ Quốc Phòng CHLB Đức năm
2016 đã triển khai khái niệm an ninh là “đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
các lợi ích quốc gia và an tồn cho cơng dân trước các mối đe doạ đồng thời
thực thi và nâng cao trách nhiệm quốc tế”[tr22,48].
Có thể nói rằng, “an ninh không phải là một khái niệm tĩnh mà là một khái
niệm động và trải qua nhiều thay đổi cũng như cách hiểu và cách tiếp cận. Từ
một ý niệm truyền thống xoay quanh các chủ đề quân sự, chiến tranh và bạo
lực"[tr13,2], khái niệm an ninh với những kết nối đã mở ra nhiều chiều kích xuất
phát từ những lĩnh vực khác nhau” chủ thể an ninh cũng thay đổi khi bao hàm
thêm cả cấp độ phân tích tổ chức và phân tích cá nhân bên cạnh cấp độ quốc gia.
Như vậy, trên cơ sở tổng hợp các định nghĩa, có thể thấy rằng “an ninh” có thể là
đảm bảo sự an toàn cho các cá nhân, tổ chức, xã hội và quốc gia trước các mối
đe doạ, thách thức.
15
Trong quan hệ quốc tế khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia
và yếu tố thời gian, người ta chia thành an ninh truyền thống và phi truyền
thống. Đặc biệt đầu thế kỷ 21, thuật ngữ an ninh phi truyền thống mới trở thành
một thuật ngữ phổ biến trong các hội nghị, diễn đàn quốc tế, khu vực, hợp tác
song và đa phương. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách hiểu,
quan niệm khác nhau về vấn đề an ninh phi truyền thống và chưa đạt được một
sự thống nhất về khái niệm giữa trong nước và quốc tế. Tùy thuộc vào khái niệm
và cách nhìn nhận, lĩnh vực tiếp cận, hồn cảnh khác nhau mà từng nhà nghiên
cứu có những quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Trong giới nghiên cứu phương Tây, Richard H.Ullman 1 là một trong những
nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm an ninh phi truyền thống sớm và cô đọng nhất.
Cuối thế kỷ 20, ông cho rằng “an ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp
là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà
an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức khác bao gồm: khủng
bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất
hợp pháp, an ninh năng lượng và an ninh con người”[53].
Tại Việt Nam, thuật ngữ an ninh phi truyền thống được sử dụng và trở thành
một vấn đề hấp dẫn đối với giới nghiên cứu khoa học, chính trị, an ninh và quốc
phịng. Dưới góc độ học thuật, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng cho rằng “an ninh phi
truyền thống cần được đánh giá và hiểu dưới góc độ cùng với an ninh truyền
thống bởi hai loại an ninh này khơng có tính loại trừ nhau, theo góc độ chung
nhất, nếu an ninh quốc gia được bảo đảm thì an ninh của người dân sống trong
đó mới được đảm bảo. Và theo chiều ngược lại, một nước giữ vững được quyền
sống và phát triển của người dân trên mọi mặt thì sức mạnh tổng hợp của các
nước đó mới được tăng cường và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế”[7].
Theo TS. Tạ Minh Tuấn, an ninh phi truyền thống bao gồm chủ nghĩa khủng
bố quốc tế, buôn bán ma túy, dịch bệnh, đói nghèo, nhập cư bất hợp pháp, xuống
cấp mơi trường, thảm họa thiên tai, an ninh mạng..[5] PGS, TS Lê Văn Cương
1 Thành viên của Ban Biên tập tờ New York Times và cũng là giáo sư ngành QHQT Đại học Princeton
16
cho rằng, những nhân tố phi quân sự như chủ nghĩa dân tộc cực đoan, an ninh
năng lượng, tài chính, tiền tệ, khoa học kỹ thuật, an ninh môi trường sinh thái
hay các vấn đề dịch bệnh, buôn lậu ma túy, tội phạm có tổ chức hay xuyên quốc
gia, di cư bất hợp pháp, bùng nổ dân số hay cạn kiệt nguồn nước.. thuộc lĩnh vực
an ninh phi truyền thống[1].
Dù còn tồn tại nhiều quan điểm và trường phái khác nhau nhưng an ninh phi
truyền thống khác an ninh truyền thống cơ bản ở những điểm sau. Thứ nhất: an
ninh phi truyền thống xuất hiện sau an ninh truyền thống. Thứ hai, an ninh phi
truyền thống chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo (an
ninh con người), còn an ninh truyền thống chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện
thực[tr22,2]. Thứ ba, an ninh phi truyền thống liên quan nhiều tới các vấn đề
môi trường, lương thực, năng lượng, di cư hay thậm chí là nhân quyền..), trong
khi đó an ninh truyền thống liên quan đến quân sự, chiến tranh là chủ yếu. Thứ
tư, trong khi an ninh truyền thống luôn gắn với chủ quyền quốc gia thì an ninh
phi truyền thống ít liên quan hơn[tr23,2].
Từ những tổng hợp trên, khóa luận này xem xét an ninh phi truyền thống là
đảm bảo sự an toàn của tổ chức, cá nhân, xã hội, quốc gia trước các mối đe doạ,
những thách thức phi truyền thống.
Từ khái niệm an ninh phi truyền thống có thể hiểu: thách thức an ninh phi
truyền thống hay vấn đề an ninh phi truyền thống là những thách thức, những
vấn đề có tính chất phi qn sự có thể gây ra sự mất an toàn, mất ổn định đe dọa
đến sự tồn vong, phát triển của quốc gia. Cho đến nay có rất nhiều vấn đề an
ninh phi truyền thống được các nhà khoa học, các quốc gia và các tổ chức quốc
tế nghiên cứu chú trọng.
Với trường hợp của Liên Hợp Quốc từ những năm 80, Liên Hợp Quốc bắt
đầu xuất hiện hiện tượng “an ninh hoá vấn đề phi truyền thống”, một vài vấn đề
ngoài lĩnh vực an ninh như môi trường, lương thực, nhân quyền… đã được nâng
lên thành các vấn đề an ninh, đề ra yêu cầu phải mở rộng những vấn đề nội hàm.
Bước sang những năm 90 của thế kỷ 20, Liên Hợp Quốc tiếp tục chỉ ra rằng an
17
ninh quốc tế không chỉ bị giới hạn trong ý nghĩa truyền thống của nó, mà cịn
bao gồm những hàm nghĩa an ninh mới xuất hiện đại thời đại và tương lai. Nhìn
nhận dưới lăng kính của tổ chức quốc tế, theo Liên Hợp Quốc, an ninh phi
truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, mơi trường,
con người, cộng đồng, chính trị [tr78,6].
Tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Cụm từ an ninh phi
truyền thống được xuất hiện chính thức trong Tuyên bố chung ASEAN – Trung
Quốc về hợp tác lĩnh vực an ninh phi truyền thống thông qua tại hội nghị thượng
đỉnh lần thứ sáu, giữa các nước ASEAN và Trung Quốc tại Thủ đơ PhnomPenh
(Campuchia) 2002. Đó là những vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc
biệt là khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới. Cũng trong tuyên
bố trên, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại về vấn
đề an ninh phi truyền thống như buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em,
cướp biển, khủng bố, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tối thảo kinh tế quốc tế, và tội
phạm công nghệ cao ngày một gia tăng. Các vấn đề an ninh phi truyền thống của
ASEAN cũng được V.R.Raghvan tập trung làm rõ trong cơng trình Ấn Độ và
ASEAN: Những thách thức an ninh phi truyền thống (India and ASEAN: Nontraditional Security Threats) đề cập tới an ninh kinh tế, an ninh môi trường và
sắc tộc, an ninh tôn giáo[tr85,6].
Trong khố luận này tập trung phân tích an ninh truyền thống ở ba vấn đề
nhức nhối chính tại Liên minh châu Âu hiện nay đó là vấn đề liên quan đến môi
trường, di cư xuyên quốc gia bất hợp pháp và vấn đề dịch bệnh.
Thứ hai là khái niệm tổ chức quốc tế
Ở các nước phương Tây, vấn đề tổ chức quốc tế và khái niệm “tổ chức quốc
tế" đã được nghiên cứu và được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. R.Keohane
cho rằng “tổ chức quốc tế” là những liên minh có tính tổ chức, thể chế cao, có
cấu trúc, hình thức nhất qn để phát triển. Theo Ch.Rousseau, các tổ chức quốc
tế là những cộng đồng bao gồm các quốc gia khác nhau, được thành lập bằng
18
con đường thoả thuận theo đuổi những mục tiêu và lợi ích chung theo những cơ
quan, điều ước mà họ lập ra[3].
Tới nay, trong các văn bản luật quốc tế như công ước Vienna năm 1969 về
luật điều ước quốc tế giải thích thuật ngữ tổ chức quốc tế dùng để chỉ các tổ
chức quốc tế liên chính phủ (khoản i Điều 2). Nghiên cứu bản chất pháp lý,
phương thức thành lập tổ chức quốc tế cũng như các mục đích, nguyên tắc, cơ
cấu hoạt động tổ chức quốc tế được định nghĩa là các thực thể liên kết chủ yếu
các quốc gia độc lập có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở các
điều ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xun
theo đúng mục đích, tơn chỉ của tổ chức đó và có quyền năng chủ thể luật quốc
tế riêng biệt với thành viên và các chủ thể khác.
Theo giáo trình Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội (2002), Tổ chức quốc tế
là thực thể có cấu trúc và tổ chức xác định gồm có thành viên là các quốc gia
hoặc đến từ nhiều các quốc gia được thành lập và hoạt động trên cơ sở các thỏa
thuận giữa các thành viên nhằm theo đuổi những mục tiêu chung. Trên cơ sở xác
định những mục đích chung, các thành viên của tổ chức sẽ thực hiện thỏa thuận
nguyên tắc hoạt động, thành lập cơ cấu tổ chức thích hợp để đạt được những
mục đích đó. Các văn bản như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Luật quốc tế sẽ
quy định mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động là cơ sở pháp lý cho các
hoạt động của tổ chức quốc tế. Thành viên của các tổ chức quốc tế có thể là các
quốc gia độc lập, có chủ quyền - đó là các tổ chức quốc tế liên chính phủ; nhưng
cũng có thể là các tổ chức hoặc cá nhân mang quốc tịch khác nhau - đó là các tổ
chức quốc tế phi chính phủ; hoặc là sự đan xen giữa hai hình thức trên[9].
Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm trên, có thể hiểu rằng tổ chức quốc tế là
tổ chức được hình thành trên cơ sở những thoả thuận giữa các quốc gia độc lập
có chủ quyền riêng, đảng phái, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau
hoặc/và các tổ chức, cá nhân độc lập mang quốc tịch khác nhau phát triển vì
mục tiêu và các lợi ích chung hoạt động phù hợp với Luật pháp Quốc Tế và
Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tổ chức quốc tế có khả năng pháp lý riêng biệt
19
với các quốc gia thành viên, có mục tiêu, quyền hạn và các cơ quan thường trực
riêng để thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Thứ ba là khái niệm tổ chức liên chính phủ
Lần đầu tiên xuất hiện vào đầu thế kỷ 19, chủ yếu các tổ chức liên chính phủ
mang tính chất chun mơn, kỹ thuật như Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU),
thành lập năm 1874 hay Khối Thịnh vượng chung Anh năm 1931. Tổ chức tồn
cầu đầu tiên có thẩm quyền chung là Hội Quốc liên, thành lập năm 1919 với
mục đích gìn giữ hồ bình quốc tế cho tới năm 1945 tổ chức này được thay thế
bằng tên gọi Liên Hợp Quốc. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng các tổ
chức liên chính phủ đã tăng lên đáng kể. Với xu thế hội nhập tồn cầu như hiện
nay thì việc mở rộng hợp tác giữa các quốc gia về các mặt đời sống, xã hội là
điều cần thiết và tất yếu. Do đó, các mơ hình hợp tác khác của các quốc gia đặc
biệt thông qua các tổ chức quốc tế, liên chính phủ hay phi chính phủ ngày càng
trở nên phong phú.
Theo nghiên cứu của Uỷ ban pháp luật quốc tế năm 1956, tổ chức liên chính
phủ được định nghĩa “hiệp hội các quốc gia được thành lập trên cơ sở điều ước
quốc tế, có văn kiện thành lập và các cơ quan chung, có tư cách pháp nhân độc
lập và tách biệt với tư cách pháp nhân của các quốc gia thành viên”[tr360,2].
Định nghĩa này bao hàm rất nhiều các thực tế khác nhau, khơng tồn tại một loại
hình tổ chức quốc tế duy nhất mà có rất nhiều thiết chế đa dạng với cơ cấu, thẩm
quyền tổ chức và mục đích khác nhau. Do đó các tổ chức liên chính phủ được
phân loại thường được theo các tiêu chí khác nhau, theo thành phần tham gia, tổ
chức quốc tế được phân thành toàn cầu như Liên Hợp Quốc (UN), hay tổ chức
mang tính khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN)… Theo lĩnh vực chuyên môn, tổ chức quốc tế được phân loại
dựa trên lĩnh vực hoạt động như Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền
tệ quốc tế (IMF), Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)…
Theo chức năng, tổ chức liên chính phủ hay tổ chức quốc tế đều được phân
thành các tổ chức tăng cường hợp tác và hội nhập, các tổ chức hợp tác như IMF
20
hay WTO có cơ cấu gọn nhẹ, nhiệm vụ rõ ràng, tạo thuận lợi phát triển hợp tác
giữa các quốc gia. Trong khi đó, các tổ chức mang tính hội nhập như ASEAN
hay EU thì có cơ cấu chặt chẽ và có nhiệm vụ phát huy quyền quyết định của
các tổ chức tạo điều kiện hội nhập cho các quốc gia.
Với tư cách là một chủ thể của luật quốc tế, các tổ chức liên chính phủ có
quyền năng của một chủ thể luật quốc tế, có hệ thống cơ quan để duy trì hoạt
động thường xuyên theo đúng mục đích và tơn chỉ hoạt động. Điều ước quốc tế
thành lập các tổ chức này được ký kết giữa các quốc gia thành viên chứa đựng
những nguyên tắc hoạt động của tổ chức đó, có vai trị như một bản hiến pháp
với các quốc gia. Các điều ước quốc tế này đều có các tên gọi khác nhau như
Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN… Tuy
nhiên về bản chất các văn kiện này đều là điều lệ của các tổ chức đó, trong đó
quy định các mục đích nghiên cứu, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt
động của tổ chức đó. Các thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủ thường
là các quốc gia độc lập có chủ quyền. Khác với các hội nghị diễn đàn đơn thuần
như Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC) khơng có trụ sở hoạt
động, các tổ chức liên chính phủ phải có trụ sở cố định. Các tổ chức quốc tế và
các tổ chức liên chính phủ đều hoạt động tuân theo những quy tắc, thông lệ, luật
quốc tế và trước hết là Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Với khái niệm tổ chức quốc tế và tổ chức liên chính phủ như trên, Liên minh
châu Âu hội tụ đầy đủ các yếu tố của một tổ chức liên chính phủ quốc tế với
quyền hạn, phạm vi, cơ cấu tổ chức riêng rẽ và độc lập, được hình thành từ các
quốc gia trong khối. Vì vậy, khố luận này sẽ xem xét và đánh giá Liên minh
châu Âu với vai trò là tổ chức liên chính phủ quốc tế trong việc giải quyết các
vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực.
Vai trò của tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế
Dưới góc độ quan hệ quốc tế, các tổ chức quốc tế có vai trị quan trọng trong
1.1.2.
đời sống quốc tế nói chung và tại các gia nói riêng, cụ thể như:
21
Vai trị của tổ chức quốc tế nói chung:
- Góp phần duy trì nền hồ bình và củng cố an ninh quốc tế. Các tổ chức
quốc tế là trung gian để đạt được những thỏa thuận về xung đột, chiến tranh, hồ
bình, xử lý các tranh chấp bằng biện pháp hồ bình, dàn xếp và ngăn chặn các
vấn đề an ninh quốc tế, điều chỉnh hài hòa tạo nên sự phù hợp giữa lợi ích của
các nước thành viên.
- Đóng vai trò trung gian, làm trọng tài trong hợp tác và hoà giải bối cảnh
quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các quốc gia, dân tộc ngày
càng chịu sự chi phối lẫn nhau. Thông qua các tổ chức quốc tế, hình thức hợp
tác và hồ giải được vượt biên giới quốc gia, thúc đẩy và điều hồ lợi ích giữa
các nước. Các tổ chức quốc tế trở thành nơi thảo luận các kế hoạch ở cấp quốc
gia và siêu quốc gia, tạo cơ hội cho các nước thành viên phát triển đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, xã hội. Hơn thế nữa là nơi để đưa ra các khuyến
nghị, đi tìm tiếng nói chung, quyết định chung để thúc đẩy sự hợp tác, phát triển
và giảm thiểu các xung đột trong quan hệ quốc tế.
- Từng bước xây dựng cơ chế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế, tạo ra sự
bình đẳng giữa các quốc gia. Hệ thống đa quốc gia được xây dựng trên cơ sở tôn
trọng lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của các quốc gia. Trước đây, nền chính trị dựa
trên tiềm lực sức mạnh, kinh tế với vô số các ngun tắc vơ lý để giữ vai trị
thao túng trong chính trị quốc tế. Ngày nay các quốc gia và tổ chức đều nhận
thức ra rằng phải cải cách và điều chỉnh hệ thống quan hệ quốc tế cho phù hợp
hơn. Các tổ chức quốc tế thúc đẩy và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế đa
phương trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện tơn trọng chủ quyền, lãnh thổ của nhau,
giúp liên kết các quốc gia, hình thành các luật pháp và các công ước nhằm thúc
đẩy sự dân chủ hóa trong chính trị quốc tế[3].
- Tham gia thúc đẩy vào các quyền cơ bản của con người theo Hiến chương
Liên Hợp Quốc và Luật quốc tế như các quyền tự do, dân chủ, tự do ngôn luận
khơng phân biệt chủng tộc, tơn giáo, ngơn ngữ.
Vai trị của các tổ chức quốc tế đối với các quốc gia:
22
- Các quốc gia thông qua các tổ chức quốc tế để thực hiện chiến lược đối
ngoại của mình: các mục tiêu chính trị, an ninh, quốc phịng, kinh tế, xã hội…
- Tổ chức quốc tế là diễn đàn để các quốc gia bày tỏ quan điểm, tập hợp lực
lượng, tranh thủ dư luận, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác và là nơi để
đấu tranh chống các quan điểm khơng có lợi cho mình. Đây là nơi các quốc gia
vừa đấu tranh, vừa hợp tác để bảo vệ, phát triển lợi ích của mình.
- Tổ chức quốc tế là công cụ để các quốc gia giải quyết các vấn đề cùng có
mối quan tâm chung nhằm thực hiện những lợi ích chung. Chẳng hạn như các
vấn đề về dân di cư, mơi trường, nợ, phịng chống ma t, những vấn đề an ninh
nói chung[3].
1.1.3.
Vai trị của tổ chức quốc tế trong việc giải quyết vấn đề an ninh phi truyền
thống
Như đã nêu, các vấn đề an ninh phi truyền thống khơng bó hẹp trong phạm
vi của một quốc gia mà có khả năng ảnh hưởng từ quốc gia này sang quốc gia
khác ví dụ như biến đổi khí hậu thì khơng thể khẳng định ơ nhiễm khơng khí ở
quốc gia này khơng ảnh hưởng đến quốc gia khác, vấn đề di cư bất hợp pháp
cũng đã thể hiện tính xun quốc gia. Ngồi ra, khi giải quyết các vấn đề an
ninh phi truyền thống cũng không thể chỉ có một quốc gia có thể giải quyết được
mà phải có sự chung tay của nhiều quốc gia thậm chí tồn nhân loại. Vì vậy vai
trị của các tổ chức liên chính phủ, tổ chức khu vực hay quốc tế trong việc giải
quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống là khơng thể phủ nhận. Trong khố
luận này, tác giả xem xét vai trò của các tổ chức liên chính phủ quốc tế thơng
qua các vai trị chính như sau:
Vai trị xây dựng và điều chỉnh các khung pháp lý đảm bảo an ninh phi
truyền thống khu vực.
Hồ bình và an ninh nói chung có thể đảm bảo bằng nhiều biện pháp và các
phương tiện, cách thức khác nhau nhưng trong đó pháp luật được coi là phương
tiện hiệu quả nhất. Các tổ chức quốc tế, điển hình là Liên Hợp Quốc có vai trị
rất lớn trong việc các khung pháp lý nhằm đảm bảo an ninh tại các khu vực và
23
quốc tế. Hàng loạt điều ước quốc tế, khu vực đã được các tổ chức quốc tế đề
xuất và khởi xướng trong khuôn khổ Luật Quốc tế và Hiến chương Liên Hợp
Quốc. Một số chương trình, các khung pháp lý hay cơng ước có thể kể đến liên
quan tới bảo đảm an ninh phi truyền thống như: Công ước của Liên Hợp Quốc
về Biến đổi Khí hậu (1992) hay cịn gọi là UNFCCC tại thủ đô của Brazil giúp
ngăn ngừa nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, Cơng ước về trừng trị những
hành vi khủng bố bằng hạt nhân của Liên Hợp Quốc năm 2005, Hiệp ước toàn
cầu về di cư của Liên Hợp Quốc thông qua Hiệp ước về di cư an tồn và có trật
tự, hay tương tự là Chương trình nghị sự châu Âu về di cư của Liên minh châu
Âu xây dựng năm 2015 để kiểm soát biên giới và giải quyết khủng hoảng di cư
từ Bắc Phi. Nhờ những nghị quyết, công ước, các khung pháp lý chung, các
quốc gia có ý thức và trách nhiệm đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống
nói chung. Điều này cần đến những quy định có tính bắt buộc để các quốc gia
triển khai và chấp hành.
Vai trị là diễn đàn trao đổi thơng tin, bày tỏ quan điểm, cầu nối hợp tác
giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực về các vấn đề an ninh phi truyền
thống.
Các tổ chức quốc tế đồng thời là các diễn đàn quốc tế giúp kết nối các quốc
gia rộng lớn, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới trong việc giải quyết các vấn đề
kinh tế - xã hội nói chung và an ninh phi truyền thống nói riêng.
Có thể thấy trong khuôn khở ASEAN, một diễn đàn an ninh
khu vực Đông Nam Á, được thành lập có tên gọi là “Diễn đàn
khu vực ASEAN” (ARF). ASEAN hoạt động trên nguyên tắc tôn
trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước,
không can thiệp vào công việc nội bộ, hòa bình giải quyết các
tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,
hợp tác có hiệu quả. ARF xây dựng các biẹn pháp củng cố lòng
tin, phát triển ngoại giao phòng ngừa, chuẩn bị các cong cụ giải
quyết các vấn đề mang tính khu vực. ARF thực chất đã chuyển
qua cơ chế đối thoại nhiều ben mở rộng lên ở khu vực Chau Á –
24
Thái Bình Dưong, thực sự giữ vai trò to lớn trong quá trình phát
triển sự hiểu biết lẫn nhau và củng cố lòng tin, thúc đẩy viẹc
thiết lạp và mở rọng hợp tác nhằm củng cố hòa bình, ổn định
trong khu vực.
Vai trò là nơi tập trung tiềm lực, sức mạnh và lực lượng tập thể để đối phó
với các vấn đề an ninh phi truyền thống.
Một trong những tổ chức quốc tế điển hình cho sự tập trung lực lượng quân
sự, sức mạnh tập thể và liên kết khu vực với các thành viên là Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương NATO, thành lập như một liên minh chính trị. Nhưng sau
khi do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã
được thành lập, liên minh quân sự bao gồm Hoa Kỳ và một số các nước châu
Âu. Mục đích của NATO là thiết lập một liên minh quân sự phòng thủ, tập trung
nguồn lực quân sự của các nước thành viên để thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ
chung trước sự đe doạ an ninh. Với các hoạt động gìn giữ hồ bình, tái lập và
đảm bảo an ninh khu vực, chống khủng bố, có thể nói liên minh chính trị quân
sự này to lớn trong đảm bảo và giải quyết các vấn đề an ninh khu vực như tội
phạm xuyên quốc tế, khủng bố. Hội nghị cấp cao tháng 4 năm 2009, NATO đã
thông qua việc triển khai xây dựng Chiến lược an ninh mới mà chủ yếu nhắm
vào các vấn đề an ninh phi truyền thống và mục tiêu đưa khối này trở thành một
tổ chức toàn cầu. Các vấn đề mà chiến lược nhắm tới gồm các vấn đề mới nổi
thách thức an ninh toàn cầu như tội phạm internet, an ninh lương thực và cướp
biển..
Có thể kể đến tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE)
thành lập nhóm quan sát viên quân sự hoặc lực lượng vũ trang
và gửi lực lượng này đến vùng có xung đột để thực hiện nhiệm
vụ giữ gìn an ninh và hoà bình khu vực. Là một tổ chức khu vực
lớn giải quyết các vấn đề an ninh, ngoài các q́c gia châu Âu
còn có Canada và Hoa Kỳ, OSCE tham gia đáng kể vào các đề
an ninh môi trường. OSCE có hơn 57 q́c gia thành viên trải từ
châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Tiêu biểu cho vai trò của OSCE đối
25
với an ninh khu vực châu Âu phải kể đến hoạt động giữ gìn hòa
bình ở Bosna và Hercegovina, Estonia, Grudia, Kosovo....
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực Châu Âu
Bước vào đầu thế kỷ 21, sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008,
Mỹ suy yếu tương đối và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước như Trung
Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ dẫn tới sự chuyển dịch trung tâm, cục diện thế giới
tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong giai đoạn này, tam giác quan hệ
Mỹ - Trung Quốc – Nga đóng vai trị then chốt, tuy nhiên quan hệ Mỹ - Trung
Quốc trong những năm gần đây leo thang, căng thẳng đỉnh điểm đặc biệt từ cuộc
chiến thương mại tới những mâu thuẫn về lợi ích tại châu Á – Thái Bình Dương
hay trong khu vực Biển Đông. Trong xu thế chung, các nước hơn hết gia tăng
sức mạnh tổng hợp để đối phó với những vấn đề vượt ngồi ranh giới và tầm
kiểm sốt của một quốc gia đơn lẻ. Nhiều tổ chức tập hợp các quốc gia theo khu
vực mở như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hợp tác
Vùng Vịnh (GCC), Liên minh châu Phi (AU)... ngày càng nỗ lực nâng cấp cơ
chế hợp tác để tăng vai trò của mình như một chủ thể quan hệ quốc tế. Tuy
nhiên, trào lưu dân tuý hiện đang nổ ra đi ngược lại với cơ chế đa phương, tăng
tính cạnh tranh và xung đột. Trào lưu này chống liên kết, hội nhập khu vực và
quốc tế thậm chí ly khai khỏi các cơ chế đa phương như Brexit, Mỹ rút khỏi
Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương hay Hiệp định Paris về
chống biến đổi khí hậu. Do vậy, những căng thẳng này càng đặt ra vấn đề an
ninh mới, biến động khơng ngừng và khó xác định trong quan hệ quốc tế.
Tại lục địa già, châu Âu gạt bỏ được mối lo trở thành chiến trường của chiến
tranh thế giới tiếp theo, tuy nhiên, những biến động địa chính trị của khu vực
khiến tính chất an ninh khu vực có phần thay đổi. Liên minh châu Âu tăng số
lượng thành viên sang cánh phía Đơng vào đầu thế kỷ dần chuyển mình thành
một tổ chức khu vực, có tiềm lực mạnh mẽ với các cường quốc. Vị trị địa chiến
lược cạnh điểm nóng khu vực Trung Đơng, châu Âu phải đối diện với một loạt