Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.85 KB, 88 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGUYỄN MẠNH TUẤN

QUẢN LÝ THỰC HIỆN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


2

HÀ NỘI, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

NGUYỄN MẠNH TUẤN

QUẢN LÝ THỰC HIỆN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: QUẢN LÝ KINH TẾ
: 8340410



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN


3

HÀ NỘI, NĂM 2021


4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi, là kết
quả của sự tìm tịi, nghiên cứu, liên hệ với thực tiễn. Các số liệu và kết quả phân
tích là trung thực, khách quan, nguồn gốc rõ ràng, không sao chép từ bất cứ luận
văn hay đề tài nghiên cứu nào trước đó.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Tuấn


5
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của
các q thầy cơ giáo và bạn bè trường Đại học Thương mại trong suốt khóa cao học
và trong thời gian nghiên cứu đề tài. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã tạo điều

kiện trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành chương trình học tập
của khóa học.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, quý thầy cô thuộc Khoa Quản lý
kinh tế trường Đại học Thương mại đã giúp tơi hồn thành q trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nên bài luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy
cơ và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Tuấn


6
MỤC LỤC


7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tất
QLNN
DN
UBND
ĐKKD
XD


Nghĩa từ viết tắt
Quản lý nhà nước
Doanh nghiệp
Ủy ban nhân dân
Điều kiện kinh doanh
Xăng dầu


8
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


9
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, yếu tố đầu vào của sản xuất, là nguồn năng
lượng có hạn và đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội,
an ninh quốc phòng của mọi quốc gia. “Trong cán cân tiêu dùng năng lượng thế
giới, xăng dầu và khí tự nhiên chiếm tới 63%” (Nguồn: Hồ Sĩ Thoảng, 2015, Dầu
khí trong thế giới ngày nay, Tạp chí Thương mại, No 16, tr.11-12). “Xăng dầu là chi
phí để sản xuất ra rất nhiều loại hàng hóa.
Xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động của nền kinh tế và xã
hội. Một sự bất ổn trên thị trường xăng dầu gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền
kinh tế cũng như đời sống xã hội. Do vậy ở các quốc gia trên thế giới đều có những
chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở các mức độ khác nhau
phù hợp với điều kiện kinh tế của từng nước.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam thời gian qua có sự tăng trưởng
đáng kể năm sau cao hơn năm trước, “tốc độ tăng trưởng khối lượng xăng dầu nhập
khẩu tiêu thụ trên thị trường nội địa đạt tới 10% năm trong đó tỷ lệ nhập khẩu xăng

dầu chiếm khoảng 70% sản lượng tiêu thụ” (Nguồn: Bùi Hồng Việt, 2011, Chính
sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, luận án tiến sĩ,
Trường ĐHKTQD). Hiện nay, cả nước có 68 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng
dầu và có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nội địa với hệ thống
phân phối, bán lẻ phủ kín 64 tỉnh thành. Các khoản thu từ kinh doanh xăng dầu
hàng năm mang về cho ngân sách nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong những
năm gần đây, quản lý của nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu đã thường xuyên
được đổi mới và hoàn thiện. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều quy định (Nghị
định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009; Nghị định số 83/2014/NĐ-CP
ngày 3 tháng 9 năm 2014, Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018:
sửa đổi một số Điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014
của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu) nhằm quản lý và điều hành hoạt động kinh


10
doanh xăng dầu từ khâu sản xuất, chế biến, nhập khẩu, phân phối xăng dầu nhằm
duy trì sự ổn định của mặt hàng góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Mặc
dù vậy, quản lý kinh doanh xăng dầu thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập. Việc quản
lý các điều kiện kinh doanh xăng dầu còn bị bng lỏng; chính sách quy hoạch phát
triển hệ thống các cơng trình xăng dầu chưa được quan tâm đúng mức, có sự mất
cân đối lớn trong đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ kinh doanh xăng dầu, có khu vực
q dày như ở các vùng đơ thị, có khu vực lại quá mỏng như ở các vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường xăng dầu đơi khi làm
méo mó giá cả, đôi khi giá xăng dầu thấp hơn giá trị thực làm cho việc tính tốn chi
phí sản xuất của nhiều loại hàng hóa khơng chính xác, gây lãng phí trong việc sử
dụng…
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới với Lào dài 419 km: Là tỉnh có đường
biên giới dài trên bộ dài nhất Việt Nam, có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng
bằng và ven biển. Hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn ra tại Nghệ An ở tất cả các
khâu từ phân phối, kinh doanh lẫn kho vận và chịu sự điều chỉnh chung bởi các quy

định của Nhà nước.
Xăng dầu là mặt hàng có ý nghĩa chiến lược đối với đời sống, kinh tế, an ninh
quốc phòng. Mọi sự biến động về giá xăng dầu đối với giá cả của các mặt hàng khác.
Bên cạnh đó khác với những hàng hóa thơng thường khác việc tổ chức kinh doanh
xăng dầu địi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất chất định, đảm bảo các yêu cầu
về kỹ thuật phù hợp với tính chất lý hóa của xăng dầu.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An vấn đề khó khăn lớn nhất đối với việc quản lý giải
quyết tồn tại, vướng mắc của điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ
An là về mặt bằng kinh doanh cụ thể là đất đai và các thủ tục liên quan.
Thêm một khó khăn cho vấn đề quản lý là số lượng cửa hàng xăng dầu trên
địa bàn tỉnh nhiều và tăng theo từng năm, cụ thể, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có một
số đầu mối cung cấp chính như Tập đồn Xăng dầu Việt Nam, Tổng cơng ty Dầu
Việt Nam, Tập đồn Thiên Minh Đức, Cơng ty Xăng dầu Quân đội chịu ảnh hưởng


11
trực tiếp từ sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Đến tháng 12
năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 422 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên bộ và
16 phương tiện bán xăng dầu trên sông, biển với tổng sức chứa là 18.804m3. Tổng
số cột bơm là 897 cái, diện tích xây dựng 44.811 m2. Tồn tỉnh có 103 xe vận
chuyển xăng dầu, 21 tàu thuyền vận chuyển và bán lẻ xăng dầu trên sơng, biển,
trong đó: Cơng ty Cổ phần vận tải và kinh doanh xăng dầu Petrolimex có 68 chiếc,
cịn lại là các doanh nghiệp tư nhân.
Một khó khăn nữa cũng ảnh hưởng đến cơng tác quản lý đó là tình trạng giá
xăng dầu không ổn định, xăng dầu đưa vào lưu thông không đủ số lượng, chất
lượng, các đại lý không đạt tiêu chuẩn theo quy định, việc chấp hành các quy định
về an tồn phịng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường không đảm bảo, … cho thấy
sự cần thiết của việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thực hiện điều kiện
kinh doanh Xăng dầu tại địa phương. Đây là lý do học viên, một người trực tiếp làm
việc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đã chọn đề tài: “Quản lý thực hiện điều

kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp.

2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu phân tích về quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu ở những góc tiếp cận khác nhau.
Cụ thể:
Nguyễn Duyên Cường: (2011) “Đổi mới quản lý nhà nước hoạt động kinh
doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”- Luận án
tiến sỹ. Nội dung QLNN về lĩnh vực xăng dầu, khai thác các khía cạnh chính sách
và quản lý, phân tích và đề xuất các giải pháp dựa trên nghiên cứu các mơ hình
quản lý của các nước trên thế giới áp dụng vào Việt Nam từ đó rút ra 6 bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Từ đó tác giả đánh giá vai trị của nhà nước trong các hoạt
động xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu tại Việt Nam và đề xuất giải pháp.
Bùi Thị Hồng Việt: (2012) “Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh
xăng dầu ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ. Nội dung phân tích về mặt lý luận học thuật


12
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến cung cầu xăng dầu, khẳng định chính
sách quản lý của nhà nước can thiệp rất sâu vào thị trường xăng dầu và làm méo mó
thị trường, từ đó đề xuất 5 giải pháp và 2 điều kiện để hoàn thiện chính sách quản lý
nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu.
Cảnh Chí Hùng: (2014) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế - Đại học
quốc gia Hà Nội. Nội dung: đưa ra được một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng
cao vai trò của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động nghiên cứu đề tài tác giả đã tiếp cận nội dung
và nghiên cứu một cách tỷ mỉ về vấn đề QLNN đối với hoạt động kinh doanh xăng
dầu nói chung.

Lê Xuân Sang (2018) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của
công ty xăng dầu Hà Sơn Bình” Luận văn thạc sỹ, Viện hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam - Học viện Khoa học xã hội. Luận văn đã phân tích thực trạngchính sách
quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, luận văn tập trung phân
tích tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu trông thời
gian qua, làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, các yêu cầu đáp ứng
QLNN mà Công ty chưa thể tháo gỡ tại địa bàn doanh nghiệp kinh doanh cũng như
góc nhìn tổng thể thực trạng kinh doanh xăng dầu nói chung để Nhà nước tạo lập
nên một thị trường kinh doanh xăng dầu phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế và yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Trên cơ sở phân tích và các quan
điểm hồn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng
dầu nói chung và của Cơng ty nói riêng tác giả đã đề xuất các giải pháp để hồn
thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung
và của Cơng ty nói riêng.
Nguyễn Thị Vân Hằng (2019), “Quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường đại học Kinh tế - Đại học
quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt kinh doanh xăng
dầu ở Hà Nam. trong đó chú trọng tới thực trạng Cơng ty TNHH MTV xăng dầu Hà


13
Nam (Petrolimex Hà Nam), cơng ty có thời gian kinh doanh lâu nhất và cũng là
Công ty kinh doanh xăng dầu lớn nhất trên địa bàn tỉnh. Nội dung quan trọng nhất
của chương này là kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý nhà
nước về xăng dầu trên địa bàn tỉnh cụ thể từ ban hành kế hoạch và tổ chức thực
hiện; tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực quản lý nhà nước về xăng dầu, cấp
phép kinh doanh, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về xăng dầu. Từ đó tác giả trình
bày phương hướng và giải pháp nhằm hồn thiện quản lý nhà nước về xăng dầu
trong đó tập trung các phương hướng quản lý nhà nước về xăng dầu phải gắn kết
với quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại; gắn với phát triển kinh tế xã hội và

phục vụ dân sinh.
Tóm lại tác giả nhận thấy chưa có cơng trình tập trung nghiên cứu về quản lý
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của một doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn đến nhiều tỉnh, tác động quản lý của mỗi tỉnh là khác nhau do sự phát
triển không đồng đều về kinh tế tại mỗi tỉnh, trong các giai đoạn trước đây. Cũng
như tác động của việc quản lý đó đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển doanh
nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp có địa bàn trải rộng 3 tỉnh Hà Nội, Hịa Bình,
Sơn La bao gồm cả thành phố và miền núi, vùng sâu vùng xa và doanh nghiệp
thuộc một Tập đồn lớn là cơng cụ điều tiết, ổn định vĩ mơ của Nhà nước. Ngồi
nhiệm vụ kinh doanh chính cịn thực hiện nhiệm vụ chính trị. Việc lấy doanh
nghiệp làm trọng tâm để định vị với chủ thể hạt nhân của nền kinh tế dưới tác
động của Nhà nước làm hướng nghiên cứu chính.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thực
hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng
dầu trên địa bản tỉnh.
- Phân tích thực trạng quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.


14
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh

xăng dầu trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng.

-

4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích đánh giá thực trạng quản lý thực hiện
điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020, đề

-

xuất giải pháp đến năm 2025.
Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến thực tiễn việc quản lý thực
hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian từ

năm 2018-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến quản lý thực hiện điều kiện
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
+ Thu thập thơng tin trên các hệ thống thơng tin có liên quan đến quản lý điều
kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
+ Các tài liệu từ các nghiên cứu trước đây (sách bài báo, luận văn) liên quan
đến quản lý điều kiện kinh doanh xăng dầu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
+ Sử dụng các phiếu điều tra lập sẵn để phỏng vấn

+ Đối tượng: Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Số phiếu phát ra: 50
+ Số phiếu thu về: 50
+ Số phiếu hợp lệ: 50


15
+ Theo hình thức: thiết kế phiếu điều tra để điều tra các cửa hàng xăng dầu,
Để thực hiện khảo sát sâu hơn tác giả thực hiện phỏng vấn: 50 người là các trưởng
cửa hàng xăng dầu liên quan đến quản lý quản lý điều kiện kinh doanh xăng dầu.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập được đầy đủ dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp về nội dung
“quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì sẽ
tiến hành xử lý theo hướng tổng hợp và phân tích các số liệu sau khi đã thu thập
được. Từ đó chỉ ra được những vấn đề cịn gặp phải trong quá trình thực hiện như
thế nào, tìm ra nguyên nhân của vấn đề và từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục
được các tồn tại còn gặp phải đó.

6. Kết cấu của luận văn:
Ngồi phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ,
danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thực hiện điều kiện
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Nghệ An
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


16

CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Xăng dầu, kinh doanh xăng dầu
1.1.1.1. Khái niệm xăng dầu
Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với thành phần cơ bản là các loại
cacbuahydro. Tùy theo công dụng, xăng dầu được chia thành: các loại xăng, dầu
hỏa thông dụng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu diezel và dầu bôi trơn…(Nguồn: Hồ
Sĩ Thoảng, 2015, Dầu khí trong thế giới ngày nay, Tạp chí Thương mại, No 16,
tr.11-12).
Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là hàng hóa khơng thể tái sinh có
nguồn gốc từ dầu mỏ, dễ cháy, đặc biệt khí nén ở áp suất cao chuyển thành thể khí.
Khi cháy chúng phát sáng, thể tích tăng đột ngột và sinh nhiệt. Xăng dầu là một loại
hàng hóa được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống và trong các ngành công nghiệp
phục vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh. Xăng dầu được dùng để thắp sáng và tạo
nhiệt (xăng, dầu hỏa, nhiên liệu diezel, nhiên liệu phản lực). Xăng dầu dùng cho các
loại động cơ đốt trong, làm nhiêu liệu dùng cho động cơ nổ diezel, nhiên liệu dùng
cho động cơ phản lực. Nhóm dầu nhờn dùng trong các động cơ nổ với mục đích làm
mát động cơ, bơi trơn làm giảm ma sát cho các bộ phận và chi tiết chuyển động làm
tăng tuổi thọ thiết bị. Xăng dầu dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghiệp
đặc biệt là cơng nghiệp sơn do có khả năng hịa tan nhiều chất hữu cơ. …(Nguồn:
Nguyễn Thu Giang, 2015).
Xăng dầu là loại hàng hóa quan trọng vì (i) xăng dầu là yếu tố đầu vào quan
trọng và chưa thể thay thế được của sản xuất, (ii) xăng dầu là năng lượng phục vụ
dân sinh, quốc phòng và an ninh. Do xăng dầu là hàng hóa quan trọng nên các quốc
gia đều có chính sách, chiến lược và các biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và
dự trữ xăng dầu. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tầm quan trọng, có tác động
mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia. Xăng dầu



17
là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, đồng thời là loại năng lượng có hạn,
khơng thể tái sinh và chưa thể thay thế được. Sự biến động của xăng dầu trên thị
trường thế giới ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung. …(Nguồn: Nguyễn
Thu Giang, 2015).
Như vậy từ các phân tích trên có thể hiểu Xăng dầu là các sản phẩm hàng
hóa khơng thể tái sinh có ng̀n gớc từ dầu mỏ dùng làm nhiên liệu, phục vụ dân
sinh, q́c phịng và an ninh, có vai trị quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia.
1.1.1.2. Khái niệm Kinh doanh xăng dầu
a. Khái niệm Kinh doanh
Kinh doanh là các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ do
các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập, thường vì mục đích tạo ra lợi
nhuận. (Bùi Hồng Việt, 2012)
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ "commerce" (kinh
doanh/thương mại) theo nghĩa rộng để chỉ các hoạt động sản xuất, mua bán hàng
hoá, dịch vụ.
Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật
doanh nghiệp tư nhân từ năm 1990. Đến năm 1999, khái niệm “kinh doanh” một
lần nữa được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp như sau: “Kinh doanh được hiểu là
việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi”.
Luật Thương mại của Việt Nam sửa đổi năm 2005 quy định: “Hoạt động
thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục tiêu sinh lợi khác.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp của Việt Nam số 59/2020/QH14, “Kinh
doanh là việc thực hiện liên thục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá



18
trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu hoạt động kinh doanh là hoạt động đầu
tư, sản xuất, mua bán, cung ứng do các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách với
mục đích tạo lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh.
b. Khái niệm Kinh doanh xăng dầu
Theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về việc kinh doanh
xăng dầu, kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động sau: “Xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất nhập khẩu xăng dầu nguyên
liệu, sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
dịch vụ cho thuê kho, cảng, bảo quản, vận chuyển xăng dầu.”
Như vậy, từ khái niệm kinh doanh và xăng dầu có thể hiểu kinh doanh xăng
dầu là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng xăng dầu tại thị trường trong
nước, do các chủ thể kinh doanh tiến hành với mục đích tạo lợi nhuận cho đơn vị
kinh doanh, cụ thể: Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; đại lý bán lẻ xăng dầu;
thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
Trong nghiên cứu này các hoạt động kinh doanh xăng dầu được tập trung
nghiên cứu là hoạt động phân phối xăng dầu tại thị trường tỉnh Nghệ An.
1.1.2. Điều kiện kinh doanh và điều kiện kinh doanh xăng dầu
*) Khái niệm điều kiện
Theo từ điển Việt Nam: “Điều kiện” là cái cần phải có để cho một cái khác có
thể xảy ra.
*) Khái niệm điều kiện kinh doanh
Điều kiện kinh doanh trước hết phải được hiểu là một trong những công cụ
quản lý được Nhà nước sử dụng để thiết lập và duy trì trật tự trong hoạt động kinh
doanh. Nó đặt ra những yêu cầu mà chủ thể kinh doanh phải đáp ứng như yêu cầu
về nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất, quy trình quản lý, quy trình kỹ

thuật, địa điểm kinh doanh v.v... Do vậy, điều kiện kinh doanh không chỉ là những
yêu cầu về gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp mà còn là những yêu cầu mà
doanh nghiệp phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.


19
Điều kiện kinh doanh là điều kiện mà pháp luật quy định chủ thể kinh doanh
phải có khi kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định. Điều kiện kinh doanh
được thể hiện dưới hai hình thức: 1) Giấy phép kinh doanh (có thể mang nhiều tên
khác nhau như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động) do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ví dụ: muốn kinh doanh khí hóa lỏng, kinh
doanh thuốc lá, kinh doanh xăng dầu... chủ thể kinh doanh chỉ được kinh doanh
những ngành nghề này khi được Sở Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương cấp giấy phép kinh doanh; hoặc muốn kinh doanh tín dụng (thành lập tổ chức
tín dụng) phải được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Giấy phép kinh
doanh chỉ có thời hạn nhất định; 2) Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn vệ sinh
mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự
xã hội, an tồn giao thơng và quy định về các u cầu khác đối với hoạt động kinh
doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh khơng cần giấy phép).
Cơ quan có thẩm quyền quy định ngành nghề kinh doanh có điểu kiện là Quốc
hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Các văn bản quy phạm pháp luật do
các bộ, ngành hoặc các cấp chính quyền địa phương ban hành mà không căn cứ vào
luật, pháp lệnh, nghị định quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều
kiện kinh doanh các ngành nghề đó thì đều khơng có hiệu lực thi hành. Đối với
ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chủ thể kinh doanh được quyền kinh doanh
ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép
kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Như vậy, từ các phân tích trên có thể hiểu điều kiện kinh doanh là yêu cầu
mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể,
được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh

doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,
yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
*) Điều kiện kinh doanh xăng dầu
Từ khái niệm điều kiện kinh doanh và khái niệm kinh doanh xăng dầu nêu
trên, có thể hiểu điều kiện kinh doanh xăng dầu là các điều kiện mà Doanh nghiệp


20
trong các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phải đáp ứng trong suốt thời gian kinh
doanh được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh xăng dầu, được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan
có thẩm quyền ban hành.
1.1.3. Quản lý và quản lý điều kiện kinh doanh xăng dầu
Thuật ngữ quản lý có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Xuất phát từ những góc
độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều
cách hiểu khác nhau về quản lý. Theo khoa học quản lý:
F.W Taylor (1856-1915) – một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa
học quản lý đã cho rằng: Quản lý là hồn thành cơng việc của mình thơng qua
người khác và biết được một cách chính xác họ đã hồn thành cơng việc một cách
tốt nhất và rẻ nhất.
Henrry Fayol (1886-1925) – người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình,
quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ
chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất
cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Từ năm 1950 trở lại đây, do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự
phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực
hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm tiếp cận theo kinh

nghiệm; theo hành vi quan hệ cá nhân; tiếp cận theo lý thuyết quyết định; tiếp cận
toán học; tiếp cận theo các vai trò quản lý...Từ những cách tiếp cận khác nhau đó,
có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như:
- Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra quyết định.
- Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thơng qua những nỗ lực của người
khác.
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả cách hoạt động của những người
cộng sự cùng chung một tổ chức.


21
- Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích
của tổ chức. Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó...
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi
trường luôn biến động.
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần
thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức
mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt
được mục tiêu chung.
Từ khái niệm quản lý và khái niệm điều kiện kinh doanh xăng dầu, có thể hiểu:
quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu là quá trình các cơ quan chức năng
nhà nước sử dụng các cơng cụ quản lý của mình để tác động đến việc thực hiện các
điều kiện kinh doanh xăng dầu của các DN nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh
xăng dầu diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực hiện đúng chức năng
nhiệm vụ của nó.
Trong đó, các đơn vị, cơ quan quản lý có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt
động kinh doanh xăng dầu về điều kiện con người, trình độ khoa học kỹ thuật, thiết
bị công nghệ… nhằm đáp ứng được yêu cầu kiểm sốt chất lượng xăng dầu, tình

hình kinh doanh xăng dầu của các cơ quan chức năng.
1.2. Nội dung quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu
1.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện các điều kiện kinh doanh xăng dầu
Tổ chức triển khai các điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh là khâu
phổ biến các hồ sơ thủ tục liên quan đến thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu
cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu nắm bắt và thực hiện.
Để tổ chức triển khai các điều kiện kinh doanh xăng dầu bộ máy quản lý thực
hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu cần:
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ
xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy
xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu tại địa phương.


22
Đảm bảo thực hiện đúng quy định giờ bán hàng tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu
trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện đúng quy định các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thơng báo
trước khi dừng bán hàng trên địa bàn tỉnh.
Quản lý thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa
bàn tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý
điều kiện kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ nghiêm túc các văn bản pháp lý về
hoạt động quản lý điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cấp tỉnh bao gồm:
Kế hoạch quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cấp tỉnh
Kế hoạch quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu tại các đơn vị cơ sở
trên địa bàn cấp tỉnh
Các Nghị định, Thông tư, quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh
xăng dầu cùng các quyết định,văn bản của UBND tỉnh về hoạt động quản lý điều
kiện kinh doanh xăng dầu.
1.2.2. Tổ chức thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu

Bộ máy quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu là hệ thống cơ quan
nhà nước Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cẩu thành nhà nước, bao gồm sổ
lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật,
nhãn danh nhà nước thực hiện quyển lực nhà nước trong lĩnh vực quản lý thực hiện
điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện điều kiện
kinh doanh xăng dầu là những nguyên lí, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt,
xuất phát điểm, làm cơ sở cho tồn bộ q trình tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước trong việc quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu. Bộ máy quản
lý nhà nước trong việc thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu thường bao gồm
nhiều cơ quan có vị trí, vai trị và phạm vi hoạt động... khác nhau, do vậy, nó khó có
thể phát huy được sức mạnh và hiệu quả hoạt động nếu không được tổ chức một
cách chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ. Do vậy, để thiết lập trật tự trong bộ máy nhà


23
nước nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất trong hoạt động giữa các cơ
quan nhà nước, tăng cường sức mạnh của cả bộ máy nhà nước trong việc quản lý
thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu địi hỏi q trình tổ chức và hoạt động của
bộ máy này phải dựa trên cơ sở của những nguyên tắc chung nhất định.
1.2.3. Kiểm tra, giám sát thực hiện điều kiện kinh doanh xăng dầu
Cơ chế kiểm tra giám sát điều kiện kinh doanh xăng dầu là công tác quan
trọng, có ý nghĩa đảm bảo cho thị trường kinh doanh xăng dầu được hoạt động theo
đúng các điều kiện đã đề ra hay khơng, bảo vệ lợi ích của các nhóm liên quan. Cơ
chế giám sát hợp lý, hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường
tuân thủ các quy định của nhà nước, chống các tiêu cực trong kinh doanh, bảo vệ lợi
ích của người tiêu dùng và của chính các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Mục đích cơng tác thanh tra, kiểm tra hiệu quả thực hiện điều kiện hoạt động
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cấp tỉnh nhằm nắm bắt kịp thời tình hình hoạt
động của các cơ sở kinh doanh trong việc tuân thủ và duy trì điều kiện kinh doanh

xăng dầu đã được cấp phép. Việc tuân thủ các quy định về phịng cháy, chữa cháy,
vệ sinh an tồn mơi trường và đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Nắm bắt, phát hiện
các hành vi gian lận thương mại về chất lượng, số lượng, giá bán xăng dầu. Qua
thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Sở sẽ tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với
các cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm các quy định của Nhà nước về kinh doanh
xăng dầu. Đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm nghiêm trọng các quy
định của Nhà nước, Thanh tra Sở sẽ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi
giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Nhằm góp phần đảm bảo an ninh,
trật tự, bảo đảm tài sản của Nhà nước và cơng dân, quyền, lợi ích người tiêu dùng
trên địa bàn tỉnh.
Các nội dung chủ yếu của hoạt động Thanh tra, kiểm tra hiệu quả thực hiện
điều kiện hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cấp tỉnh bao gồm:
- Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu với
UBND tỉnh tổ chức thanh tra toàn diện đối với các doanh nghiệp nếu phát hiện có
dấu hiệu sai phạm thuộc lĩnh vực quản lý của nhiều ngành.


24
- Sở Khoa học và Cơng nghệ chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Công
Thương và các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có
thơng tin nghi ngờ dấu hiệu vi phạm về chất lượng xăng dầu, lấy mẫu thử nghiệm
đối với các mẫu xăng dầu nghi ngờ vi phạm về chất lượng để xử lý theo quy định
của pháp luật.
- Các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp quản lý chặt
chẽ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh về tuân thủ tiêu chuẩn
đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu của tất cả các cơ sở kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
- Cục Quản lý thị trường tỉnh chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường đẩy mạnh
công tác quản lý địa bàn, kiểm tra việc chấp hành quy định trong kinh doanh xăng
dầu, tập trung kiểm tra vào các đơn vị xuất, nhập khẩu xăng dầu, tổng đại lý, đại lý,

cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hộ kinh doanh xăng dầu tự phát; xử lý nghiêm tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; kiến nghị cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép theo quy định, đồng thời giám sát chặt
chẽ các cửa hàng xăng dầu đã bị thu hồi giấy phép.
- Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc xác lập chuyên án đấu
tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm bn lậu về xăng dầu, kinh doanh
xăng dầu giả; kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm đối tượng chủ mưu, cầm
đầu; chú ý kiểm soát chặt chẽ các tuyến vận chuyển xăng dầu từ khu vực cửa khẩu,
biên giới vào thị trường nội địa qua khâu lưu thông; phối hợp với lực lượng Quản lý
thị trường kiểm tra việc vận chuyển xăng dầu trên khâu lưu thông.
- Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với lực lượng Quản lý
thị trường, Công an tổ chức kiểm tra, kiểm sốt việc thực hiện chế độ hóa đơn,
chứng từ đối với mặt hàng xăng dầu lưu thông trên thị trường; phát hiện và xử lý
nghiêm các trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ khơng hợp lệ để trốn thuế; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, nộp thuế đối với tổ
chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu; xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định
của pháp luật.


25
- UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo đơn vị thuộc phạm vi quản lý
phối hợp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các đơn vị kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn; rà soát lại hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu; phối hợp với
cơ quan liên quan kiên quyết xử lý các cơ sở kinh doanh xăng dầu chưa đủ điều
kiện kinh doanh xăng dầu hoặc chưa có trong quy hoạch được phê duyệt;
- Cơ quan, ban, ngành tại địa phương cung cấp kịp thời thơng tin có liên quan
đến hoạt động của cơ sở kinh doanh xăng dầu và cử lực lượng chức năng tham gia
với các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh về kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn khi có yêu cầu.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện điều kiện kinh doanh

xăng dầu
1.3.1 Chính sách và luật pháp
Khn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý thực hiện
điều kiện kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt là chính sách về ngoại thương, chính sách
mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại là những chính sách tác động mạnh nhất đến
thực hiện điều kiện kinh doanh xăng, dầu. Quản lý nhà nước về xăng dầu của chính
quyền cấp tỉnh thường theo sát những động thái chính sách này của Nhà nước để có
biện pháp quản lý phù hợp.
Bên cạnh đó, thực hiện quản lý nhà nước về xăng dầu, Nhà nước ta ban hành
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách để đảm bảo quản lý tốt
hoạt động kinh doanh xăng dầu. Các cơ chế chính sách là các luật có liên quan như:
Luật Xây dựng, Luật Giao thông đường bộ, Luật quy hoạch đô thị, Luật Đất đai,
Luật Bảo vệ mơi trường….đến các Nghị định của Chính phủ để cụ thể hóa các luật,
chi tiết các quy định về quản lý các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh
xăng dầu, các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.Để hoàn thiện thể chế
quản lý nhà nước về xăng dầu cần tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý
giá theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định của pháp luật
(trong đó đẩy mạnh thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối
với giá điện, xăng dầu); tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức,


×