Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Luat hoc so sanh la mot linh vuc khoa hoc phap ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.63 KB, 4 trang )

Câu 1: Tại sao nói Luật học So sánh là một lĩnh vực khoa học pháp lý?
Câu 2: Trình bày cấu trúc của hệ thống pháp luật Civil Law?
Bài làm:
Câu 1: Luật học So sánh là một lĩnh vực khoa học pháp lý
a. Khái niệm Luật học so sánh bao gồm: việc nghiên cứu khối lượng các văn bản quy phạm
pháp luật, việc sử dụng phương pháp so sánh trong quá trình tiến hành so sánh các hệ
thống pháp luật. Đánh giá, sử dụng các phương thức phản ánh và tiếp nhận các yếu tố đó
trong hệ thống pháp luật quốc gia hay hệ thống pháp luật quốc gia khác, khuynh hướng,
quy luật phát triển chung của pháp luật.
b. Ý nghĩa:
- Với tư cách là một phương pháp nghiên cứu khoa học, so sánh pháp luật là một trong
những phương pháp quan trọng của việc nghiên cứu các hiện tượng pháp lý. Thông qua
việc sử dụng phương pháp so sánh pháp luật mà chúng ta có khả năng làm sáng tỏ cái
chung nhất, cái đặc thù và cái đơn nhất của các hệ thống pháp luật.
- Với tư cách là một ngành khoa học, luật học so sánh là tổng thể những tri thức khoa học
về các hệ thống pháp luật hiện hành được thể hiện trong các cơng trình nghiên cứu khoa
học của các học giả.
- Với tư cách là một môn học, luật học so sánh là đối tượng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo
luật, dưới các mức độ khác nhau, cụ thể có thể ở dạng nhập mơn luật học so sánh và cũng
có thể ở dưới dáng một lĩnh vực cụ thể như luật hành chính so sánh, luật thương mại so
sánh, luật hình sự so sánh…
Việc nói Luật học So sánh là một lĩnh vực khoa học pháp lý hay không đã gây ra nhiều sự
tranh cãi, tuy nhiên trong thực tiễn cho thấy rằng ngày nay có những lĩnh vực, có những vấn
đề, có những hệ thống pháp luật sẽ khơng thể được nghiên cứu có kết quả nếu khơng tiếp cận
dưới góc độ so sánh pháp luật, chẳng hạn như việc nghiên cứ các hệ thống pháp luật khác
nhau trên thế giới; việc nghiên cứu những cơ sở xã hội, kinh tế, chính trị và truyền thống của
sự ra đời và nội dung của các chế định pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật của các
quốc gia khác nhau; việc nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của nước ngồi… Tất
cả điều đó nói lên rằng, luật học so sánh có những đặc điểm, dấu hiệu riêng của một mơn
khoa học, nó đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của riêng mình.
c. Đối tượng nghiên cứu của Luật học so sánh là nghiên cứu pháp luật nước ngoài, trên cơ


sở đối chiếu các hệ thống pháp luật với nhau và với hệ thống pháp luật quốc gia, cụ thể:
- Những vấn đề phương pháp luận của việc so sánh trong pháp luật (lý luận về phương
pháp so sánh pháp luật)
- Nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới
- So sánh các nguồn pháp luật của các hệ thống pháp luật trên thế giới
- So sánh các chức năng và một số loại nghiên cứu pháp luật so sánh khác được định
hướng về mặt xã hội học


-

Nghiên cứu so sánh pháp luật về mặt lịch sử
Với đối tượng nghiên cứu bao gồm những vấn đề khái quát đã đưa ra ở trên cho thấy luật
học so sánh là một khoa học. Khoa học luật so sánh được thể hiện trên hai phương diện,
cụ thể như sau:
Thứ nhất, khoa học luật so sánh gắn liền việc sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên
cứu các chế định pháp luật và các vấn đề cụ thể của đất nước mà người nghiên cứu thuộc
về đất nước đó. Trong trường hợp này, vấn đề pháp luật cụ thể được nghiên cứu trên cơ
sở so sánh pháp luật rộng lớn hơn hoặc hẹp hơn. Thông thường việc so sánh này thường
được tiến hành ở tầm vĩ mô, trong phạm vi một lĩnh vực pháp luật cụ thể.
Thứ hai, thể hiện với tư cách là việc nghiên cứu mang tính tự trị, độc lập pháp luật nước
ngoài ở mức độ các hệ thống pháp luật nói chung, ở mức độ các ngành pháp luật cụ thể
và các chế định pháp luật cơ bản, việc nghiên cứu ở góc độ này cho phép xác định
khuynh hướng pháp triển của pháp luật.

Trong lí luận về khoa học hiện nay, chưa có sự thống nhất về tiêu chí để xác định mơn khoa học
độc lập. Có quan niệm xác định rằng khoa học độc lập phải có đối tượng và phương pháp nghiên
cứu riêng nhưng cũng có quan niệm cho rằng mơn khoa học độc lập phải tạo ra hệ thống những
tri thức mới khác với các khoa học đã tồn tại. Dù theo quan niệm nào thì luật so sánh ngày nay
khơng chỉ có đối tượng và phương pháp riêng mà kết quả cùa những nghiên cứu so sánh luật đã

hình thành nên những tri thức pháp luật khác với hệ thống tri thức của các khoa học pháp truyền
thống. Hơn nữa, sự phân chia các khoa học trong lĩnh vực học thuật nào đó cũng chi mang tính
tương đối. Các khoa học nghiên cứu về nhà nước và pháp luật có thể được xem đó là khoa học
pháp lí. Nhưng trong cái gọi là “khoa học pháp lí” đó, người ta lại có thể phân chia nó thành các
khoa học pháp lí “thành phần” như lí luận về pháp luật, luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình
sự, tội phạm học… Thậm chí, trong sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học pháp lí nói
riêng, ở thời điểm nào đó, mơn khoa học với đối tượng và phương pháp nghiên cứu nhất định có
thể được chia tách thành nhiều khoa học độc lập có mối quan hệ với nhau. Vì thế, việc xác định
được đối tượng và phương pháp nghiên cứu cũng như những tri thức khác biệt mà luật so sánh
tạo ra có thể cho phép chúng ta chấp nhận luật so sánh là khoa học độc lập như các khoa học
đang tồn tại trong hệ thống khoa học pháp lí.
Câu 2: Cấu trúc của hệ thống pháp luật Civil Law
a. Khái quát: Civil law là một trong những hệ thống có lịch sử hình thành phát triển lâu đời
nhất so với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới. Civil law được hình thành và ra đời
tại Pháp, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì, Mexico và ở Mỹ Latin. Nguồn gốc của Civil law là
xuất phát từ các đạo luật của Rome và bộ luật Napoleon.
b. Qui phạm pháp luật có những đặc điểm như sau:
-

Được pháp điển hóa trong các văn bản pháp luật và thường là do cơ quan lập pháp có
thẩm quyền ban hành. Các thẩm phán trong q trình xét xử có nhiệm vụ áp dụng các qui
phạm pháp luật mà không được tự tạo ra qui phạm pháp luật tức là không được tham gia
vào hoạt động lập pháp. Phán quyết của tịa khơng tạo thành tiền lệ pháp.


-

Nguyên tắc sự thống trị của luật: hầu hết các qui phạm pháp luật được xây dựng sao cho
mang tính khái qt nhất, tồn diện nhất, chính xác nhất để thẩm phán có thể tìm thấy
ngay trong qui phạm pháp luật giải pháp cho mọi tranh chấp nảy sinh có liên quan, khơng


cần phải giải thích.
c. Cách tư duy của hệ thống pháp luật Civil Law là theo lối diễn dịch. Nhấn mạnh chủ nghĩa
duy lý (lý tính là nguồn gốc của tri thức hay sự minh giải). Do coi trọng pháp điển hóa,
khái quát các trường hợp của đời sống thành các điều luật. Hệ quả của cách tư duy là
thành một hệ đóng
d. Hệ thống cấu trúc của pháp luật Civil Law
-

Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân
định thành các chế định pháp luật và các ngành luật. Theo hệ thống pháp luật Civil Law,
pháp luật được chia thành luật công và luật tư tuy nhiên, sự phân biệt giữa luật công và
luật tư chỉ mang tính tương đối. Đối với luật cơng, chúng khác nhau sự khác biệt về lựa
chọn chính trị ở mỗi quốc gia và cấu trúc nhà nước (đơn nhất hay liên bang), và mức độ
tập trung hóa (Ví dụ: Pháp). Đối với luật tư, ở mỗi ngành luật có các khái niệm khác nhau
do tiếp cận ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy nhiên chúng giống nhau về mặt cấu
trúc.

-

Luật công bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan công quyền
với nhau, giữa các cơ quan công quyền với tư nhân. Công pháp có những đặc điểm cơ
bản sau:

+ Mục đích của cơng pháp là bảo vệ lợi ích chung.
+ Quy phạm pháp luật cơng pháp mang tính tổng qt cao.
+ Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của công pháp là phương pháp mệnh lệnh
+ Cơng pháp thể hiện tính bất bình đẳng giữa các chủ thể pháp luật, trong đó cơ quan nhà nước
(hoặc người có thẩm quyền) thướng có quyết định mang tính mệnh lệnh khiến các chủ thể khác
phải thi hành.

-

Luật tư bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân. Tư pháp
có các đặc điểm sau:

+ Các quy định của tư pháp hướng tới việc bảo vệ lợi ích của tư nhân.
+ Các quy phạm của tư pháp rất cụ thể, chi tiết.
+ Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của tư pháp là tự do thỏa thuận ý chí của các bên tham gia
quan hệ pháp luật.
+ Các quan hệ pháp luật tư pháp thể hiện sự bình đẳng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật.


Một trong những sự khác biệt đáng kể của luật công với luật tư thể hiện ở chỗ là một bộ phận lớn
của luật đã được pháp điển hóa, trong khi đó thì luật cơng về cơ bản bao gồm các đạo luật khác
khơng mang tính chất pháp điển hóa.
Một số ngành luật được coi là hỗn hợp giữa luật cơng và luật tư: Tố tụng hình sự, Tố tụng dân
sự, tư pháp quốc tế. Sự phân chia thành công pháp và tư pháp dựa trên tư tưởng lâu đời của các
luật gia châu Âu đó là những mối quan hệ giữa người cai trị và người bị cai trị địi hỏi những chế
định hồn tồn khác với các mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, lợi ích chung và lợi ích riêng
khơng thể cùng đo trên một bàn cân.
Đối với luật tư, Nhà nước đóng vai trị là người trọng tài. Ở luật tư sự tiếp nhận Luật La Mã có
khác nhau ở mỗi nước, nên có sự khác nhau giữa các chế định, ảnh hưởng của Luật La Mã và
Luật Giáo hội tương đối giống nhau ở các nước theo Đạo Thiên chúa, ảnh hưởng của luật tập
quán có phần khác nhau, luật thương mại xuất hiện như tập quán của các thương nhân và có liên
hệ với Luật La Mã thơng qua các cơng trình của post glossator và được chấp nhận trên toàn bộ
Châu Âu;
Đối với luật công, Nhà nước buộc phải tuân thủ pháp luật. Luật công phát triển vào khoảng thế
kỷ 19 và 20 gắn liền với các ý tưởng chính trị và các nhà lý luận
Ví dụ: Beccaria (1738-1794, người Italia) đã đặt cơ sở hiện đại cho luật hình sự như cá thể hóa

hình phạt và chấp nhận ý tưởng cải tạo người phạm pháp.
Vào thế kỉ XVII, XVIII khi trường phái pháp luật tự nhiên phát triển quyền tự nhiên của con
người được tôn trọng, các quyền công dân, quyền con người được thiết lập và quyền lực tối cao
khơng cịn thuộc về hồng đế mà thuộc về nhân dân là giai đoạn mới để phát triển công pháp: Để
hạn chế quyền lực nhà nước, nhiều tư tưởng pháp luật mới được hình thành: phân chia quyền lực
và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp; chính quyền hành
pháp chịu trách nhiệm trước nghị viện; nguyên thủ quốc gia do dân bầu cử trực tiếp…



×