Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI tập TIỂU LUẬN TRIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.58 KB, 14 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường đại học Kinh tế Quốc dân

BÀI TIỂU LUẬN
Môn Triết học Mác-Lênin
Họ và tên sinh viên: Đặng Thùy Dương
Mã sinh viên: 11204908
Lớp: Khoa học quản lý 62B
Lớp tín chỉ: LLNL1105 (220)_05
Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Hồng Hạnh
Ninh Bình_5/2021
Đề bài: Vận dụng sáng tạo 6 cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật trong cuộc sống để
thành công trong: kinh doanh, giao tiếp ứng xử và phát triển bản thân.


Lần đầu làm bài tiểu luận sẽ có nhiều sai sót, em rất mong nhận dược sựu góp ý của cô ạ.
Bài làm của em sẽ chia làm những phần chính như sau:
1. Một số vấn đề chung của phạm trù:
 Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học
 Bản chất của phạm trù
2. Cái riêng, cái chung:
 Khái niệm “cái riêng”, “cái chung”, và “cái đơn nhất”
 Quan hệ biến chứng giữa “cái riêng”, “cái chung”, “cái đơn nhất”
 Ý nghĩa phương pháp luận
3. Nguyên nhân-kết quả:
 Khái niệm nguyên nhân, kết quả
 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
 Ý nghĩa phương pháp luận
4. Tất nhiên-ngẫu nhiên:
 Khái niệm tất nhiên, ngẫu nhiên
 Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên


 Ý nghĩa phương pháp luận
5. Nội dung-hình thức:
 Khái niệm nội dung, hình thức
 Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
 Ý nghĩa phương pháp luận
6. Bản chất- hiện tượng:
 Khái niệm bản chất, hiện tượng
 Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
 Ý nghĩa phương pháp luận
7. Khả năng-hiện thực:
 Khái niệm khả năng, hiện tượng
 Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
 Ý nghĩa phương pháp luận
8. Vận dụng các cặp phạm trù:
 Cái riêng-cái chung
 Nguyên nhân-kết quả
 Tất nhiên-ngẫu nhiên
 Nội dung-hình thức
 Bản chất-hiện tượng
 Khả năng-hiện thực

Triết học là một bộ môn học cần thiết đối với mỗi con người bới đó là phương tiện giúp ta
hình thành thế giới quan, hình thành cách nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống, để từ đó
đưa ra những cách giải quyết, những việc làm đúng đắn. Trong triết học Mác - Lênin, phép
biện chứng duy vật được coi là phương pháp luận chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn,


giúp con người nhận thức được thế giới. Phép duy vật biện chứng đưa ta tiếp cận tới 6 cặp
phạm trù cơ bản. Bằng việc đi sau tìm hiểu vào vấn đề này, chúng ta có thể xây dựng cho
mình một phương thức hành động đúng đắn trước những vấn đề trong cuộc sống qua những

phần sau:

1.Một số vấn đề chung của phạm trù
1.1. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học:
1.1.1. Phạm trù:
Để suy nghĩ và trao đổi tư tưởng cho nhau con người thường phải sử dụng những khái niệm,
chẳng hạn khái niệm "cái cây", "cái nhà", "thực vật", "động vật", "con người", v.v.. Khái
niệm là hình thức của tư duy phản ánh những mặt, những thuộc tính cơ bản của một lớp
những sự vật, hiện tượng nhất định của hiện thực khách quan. Khái niệm rộng nhất thì được
gọi là phạm trù. Vậy, phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những
thuộc tính cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định của hiện
thực khách quan.
1.1.2. Phạm trù triết học:
Phạm tù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mơ hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.
Trong quá trình nhận thức, khi con người thâm nhập sâu vào các đối tượng để nắm bắt, thể
hiện qua các khái niệm những thuộc tính và mối liên hệ chung của chúng. Vận động, không
gian, thời gian, giống nhau, khác nhau, tính tất yếu, ngẫu nhiên,…là những đặc trưng của các
đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại phổ biến của vật chất và các khái niệm phản
ánh chúng là những phạm trù triết học

1.2. Bản chất của phạm trù:
-Các phạm trù khơng có sẵn trong bản thân con người một cách bẩm sinh, cũng khơng tồn tại
sẵn ở bên ngồi, mà được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của
con người. Mỗi phạm trù xuất hiện đều là kết quả của q trình nhận thức trước đó, đồng thời
lại là bậc thang cho quá trình nhận thức tiếp theo, là nút điểm đánh dấu bước chuyển của
nhận thức từ thời kì này sang thời kì khác, để con người có thể tiến gần đến nhận thức đầy đủ
hơn bản chất của sự vật. V.I.Lênin viết: "Trước con người, có màng lưới những hiện tượng tự
nhiên. Con người bản năng, con người man rợ, không tự tách khỏi giới tự nhiên. Người có ý
thức tự tách khỏi tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là sự

nhận thức thế giới. Chúng là những điểm nút của màng lưới, giúp ta nhận thức và nắm được
màng lưới".
-Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái qt hố, trừu tượng hóa những thuộc
tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Vì vậy nội dung của nó bị thế
giới khách quan quy định, mặc dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan. V.I.Lênin viết:
"Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách
rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong
khuynh hướng, trong nguồn gốc".
-Các phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức của con người, là hình ảnh chủ quan của thế


giới khách quan. Từ xuất phát điểm là thế giới khách quan không chỉ tồn tại độc lập với ý
thức của con người, mà cịn ln vận động, phát triển, chuyển hoá lẫn nhau, phép biện chứng
duy vật khẳng định, các phạm trù phản ánh thế giới khách quan cũng phải vận động và phát
triển để có thể phản ánh đúng đắn và đầy đủ những sự vật, hiện tượng. Vì vậy, hệ thống
phạm trù của phép biện chứng duy vật khơng phải là một hệ thống đóng kín, bất biến, mà nó
thường xuyên được bổ sung bằng những phạm trù mới cùng với sự phát triển của thực tiễn và
kho

2. Cái riêng- cái chung :
2.1. Khái niệm “cái riêng”, “cái chung”, và “cái đơn nhất”:
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định.
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung khơng những có ở một
kết cấu vật chất nhất định, mà cịn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình
riêng lẻ khác.
-Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”. Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét,
những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một hiện tượng nhất định, không lặp lại
ở sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: thành phố Ninh Bình là một “cái riêng”, ngoài các đặc điểm chung giống các thành
phố khác của Việt Nam, cịn có những nét riêng như có Tràng An, Bái Đính,…, có những nét

văn hóa truyền thống mà chỉ có ở nơi đây, đó là cái đơn nhất.

2.2. Quan hệ biện chứng giữa “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất”:
Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách
quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
-Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của mình và liên hệ khơng tách rời với cái đơn nhất Ta có thể lấy ví dụ khơng có cái cây nói
chung tồn tại bên cạnh cây ổi, cây xồi , cây đào,… cụ thể; nhưng cây ổi, cây xoài, cây đào...
nào cũng có rễ, có thân, có lá để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những
cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm “cây”. Đó là cái chung của những cái cây
cụ thể. Rõ ràng cái chung tồn tại thực sự, nhưng khơng tồn tại ngồi cái riêng mà phải thơng
qua cái riêng.
-Thứ hai, cái riêng là sựu thống nhất giữa các mặt đối lập, nó vừa thể hiện cái chung, vừa thể
hiện cái đơn nhất. Ví dụ, mỗi cá nhân là một cái riêng, nhưng mỗi cá nhân không thể nào
không chịu sự tác động sinh học của con người. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
-Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng
sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngồi những đặc điểm chung,
cái riêng cịn có cái đơn nhất. Ví dụ,mèo ngồi những đặc điểm chung của động vật có vú thì
mèo cịn có những đặc điểm riêng như tiếng kêu, tập tính của lồi,…
-Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất gồm các
mặt, các yếu tố đơn lẻ vốn có của sự vật, hiện tượng này và các mặt, các yếu tố lặp lại ở nó
và trong các sự vật, hiện tượng khác


2.3.Ý nghĩa phương pháp luận:
-Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và có mối liên hệ với cái đơn nhất, nên khi áp
dụng cái chung phải tuỳ theo cái riêng cụ thể trong từng trường hợp để vận dụng cho thích
hợp. Ví dụ, khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình
hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích
hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.

-Thứ hai, nếu bất kì phương pháp nào tồn taị cả cái chung và cái đơn nhất thì trong thực tiễn
phải tìm ra cái chung trong trường hợp đó.
-Thứ ba,trong q trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất"
có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên
trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi
cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất".

3. Nguyên nhân - kết quả:
3.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả:
Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sự
vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
- Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sư vật với nhau gây ra.
Lý giải như vậy đã khắc phục được việc hiểu nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đó
ln nằm ngồi sự vật. Ví dụ: ngun nhân của việc bóng đèn sáng khơng phải do nguồn
điện mà do dây tóc bóng đèn.
3.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:Mối liên hệ nhân quả có tính
khách quan, phổ biến và tất yếu.
a)Nguyên nhân sinh ra kết quả:
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và
hồn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, nhưng một nguyên
nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ sinh ra một kết quả nhất định, bởi vậy nếu
ngun nhân càng ít thì kết quả gây ra càng ít khác nhau. Ví dụ, nguyên nhân của mất mùa
có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có thể do chăm bón khơng đúng kỹ
thuật,..;nếu các ngun nhân đó xảy ra sẽ gây nên nhiều kết quả khác nhau
b) Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân.
Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân

(hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực). Thí dụ, trình
độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục và nó cản trở việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại,
trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn, nó tác
động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục.


c) Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng
trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại.

3.3.Ý nghĩa phương pháp luận
-Thứ nhất mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là sự vật, hiện
tượng cũng có nguyên nhân. Vậy nên muốn nhận thức hay loại bỏ một sự vật, hiện tượng ta
cần loại bỏ nguyên nhân của nó
-Thứ hai vì ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện
tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó
xuất hiện.
-Thứ ba một kết quả có thể do nhiều ngun nhân sinh ra.Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu,
nguyên nhân bên trong, bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, khách quan..., khi hành động cần
dựa theo nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong. Phải nắm được chiều hướng tác
động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có
tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu
cực.
-Thứ tư kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta
cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân
phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

4. Tất nhiên - ngẫu nhiên:

4.1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên:
- Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do những nguyên nhân cơ bản bên trong sự
vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể
khác được.
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do ngun nhân, hồn cảnh bên
ngồ quy định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể khơng xuất hiện, có thể xuất hiện như thế
này, hoặc có thể xuất hiện như thế khác.

4.2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
a) Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vị trí nhất định đối với sự phát
triển của sự vật:
Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trị quan trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối
sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn
ra nhanh hoặc chậm.
b) Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại :
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống
nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thơng
qua vơ số cái ngẫu nhiên, cịn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng
thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
c) Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hố cho nhau:
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của


sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hố thành ngẫu nhiên và
ngược lại. Thí dụ: việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc
đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất
đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân cơng lao
động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản xuất được
nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên
thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.


4. 3.Ý nghĩa phương pháp luận:
-Thứ nhất vì cái tất nhiên nhất định xảy ra nên trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa
vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Như vậy chúng ta cần tì ra cái tất
nhiên của hiện thực khách quan
-Thứ hai vì cái tất nhiên không tồn tại thuần tuý mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên. Do
vậy muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thơng qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh rất
nhiều cái ngẫu nhiên.
-Thứ ba, ngẫu nhiên ảnh hưởng và chi phối tới sự phát triển của sự vật, hiện tượng nên trong
hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính phải có phương án hành động dự phịng để chủ
động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.
-Thứ tư, cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hố thành cái tất nhiên. Do
vậy có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để biến ngẫu nhiên thành tất nhiên

5. Nội dung - hình thức:
5. 1. Khái niệm nội dung và hình thức:
- Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật,
hiện tượng.
- Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện
tượng đó.
Ví dụ, nội dung một tác phẩm văn học là tồn bộ những sự kiện, tình huống mà tác phẩm
phản ánh, cịn hình thức bên trong của tác phẩm đó là thể loại, các phéptu từ, bố cục,…

5.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
a) Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức:
Nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng tồn tại thống nhất trong mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, xong nội dung vẫn giữ vai trò quyết định. Nội dung và hình thức khơng tồn tại tách
rời nhau, nhưng khơng phải vì thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau.
Một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một

hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ cùng là tác phẩm văn học phản
ánh hiện thực nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ lại có hình thức thể hiện khác nhau
b) Nội dung giữ vai trị quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của
sự vật:
Khi nội dung biến đổi và xuất hiện nội dung mới thì hình thức cũ sẽ trở nên lạc hậu hơn so
với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Để sự vật phát triển được,


đến một lúc nào đó, hình thức nhất định phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của nội
dung. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ và phát triển trong hình thức mới.
c) Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung:
Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở
lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ: Nếu phù hợp với nội
dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu khơng phù hợp
với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.

5.3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận:
-Thứ nhất, hình thức do nội dung quyết định vậy nên muốn biến đổi một sự vật, hiện tượng
phải tác động làm thay đổi nội dung của nó
-Thứ hai một nội dung trong quá trình phát triển của sự vật có thể có nhiều hình thức, ngược
lại, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn cải tạo
xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn
của hoạt động cách mạng trong những giai đoạn khác nhau.
-Thứ ba, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung, do vậy trong hoạt
động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức và làm cho hình thức
phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.

6. Bản chất và hiện tượng :
6.1. Khái niệm bản chất và hiện tượng:
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định

bên trọng, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện
tượng tương ứng của đối tượng
- Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn
định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.

6.2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng :
a) Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng :
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng trước hết thể hiện ở chỗ : bản chất tồn tại thơng
qua hiện tượng cịn hiện tượng là sự thể hiện của bản chất ; bản chất và hiện tượng về căn
bản là phù hợp với nhau.
b) Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng :
-Trong điều kiện nhất định, bản chất thể hiện dưới hình thức bị cải biến bằng cách thêm vào
hoặc bớt đi một vài tính chất của bản chất làm hiện tượng phong phú hay nghèo nàn hơn bản
chất.
-Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng thì thường xuyên biến đổi.
-Bản chất phản ánh cái chung tất yếu quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng ; còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt, đơn nhất.

6.3. Ý nghĩa phương pháp luận :
-Thứ nhất bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua hiện
tượng, vì vậy phải tìm hiểu vào sâu bên trong để làm sáng tỏ bản chất thường ẩn mình sau
hiện tượng.
-Thứ hai, bản chất là sự thống lĩnh các mâu thuẫn biện chứng và chúng được giải quyết trong


quá trình phát triển, vậy nên các phương pháp cũ cũng phải thay đổi để phù hợp với bản chất
đã thay đổi của đối tượng.

7. Khả năng và hiện thực:
7.1. Khái niệm khả năng và hiện thực:

-Khả năng là phạm trù phản ánh thời kì hình thành đối tượng khi nó mới tồn tại ở dạng tiền
đề hay với tư cách là xu hướng.
-Hiện thức là phạm trù phản ánh kết quả sự hình thành, là sự thực hiện khả năng, là cơ sở để
định hình những khả năng mới.

7.2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực :
-Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau,
thường xun chuyển hóa lẫn nhau trong q trình phát triển của sự vật. Điều đó có nghĩa là
trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển của sự vật chính là
q trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới,
khả năng mới này nếu có những điều kiện lại biến thành hiện thực mới. Q trình đó được
tiếp tục, làm cho sự vật vận động, phát triển một cách vô tận trong thế giới vật chất.
-Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng. Ví
dụ : Gieo hạt ngơ xuống đất, khả năng hạt ngô sẽ nảy mầm, mọc thành cây và lại cho những
hạt ngô mới là khả năng tất nhiên, nhưng cũng có khả năng hạt ngơ bị chim ăn hoặc bị sâu
bệnh phá hoại nên không thể nảy mầm.
-Trong đời sống xã hội, khả năng thành hiện thực phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách
quan. Yếu tố chủ quan ở đây chính là con người, cịn khách quan là sựu tổng hợp các mối
quan hệ về hồn cảnh, khơng gian, thời gian,…

7.3. Ý nghĩa phương pháp luận
-Thứ nhất, trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được dựa vào khả năng để
định ra chủ trương, phương hướng hành động của mình.
-Thứ hai, sau khi xác định được khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới nên tiến
hành lựa chọn và thực hiện khả năng.
-Thứ ba, một sựu vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau nên cần tính đến mọi
khả năng để đề ra các phương án thích hợp cho tưng trường hợp có thẻ xảy ra.
-Thứ tư, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lự chọn khả năng trong số
hiện có, trước hết là khả năng gần và khả năng tất nhiên vì chúng dễ trở thành hiện thực hơn.
-Thứ năm, cần tạo đủ các điều kiện để khả năng có thể chuyển hóa thành hiện thực.


8.Vận dụng các cặp phạm trù:
a)Kinh doanh:
-Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của con người. Hoạt động kinh
doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như tập đồn, cơng ty, bn bán nhỏ
hộ gia đình,…thơng qua hình thức kinh doanh con người thu được lợi nhuận đồng thời cung
cấp tư liệu để phục vụ cũng như phát triển đời sống con người. Kinh doanh là một hoạt động


thiết yếu ngày nay, và để làm nên thành công từ nó, ta sẽ cùng tìm hiểu dưới các cặp phạm
trù:
*Cái chung-cái riêng:
Kinh doanh là một phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng
hóa, gồm tổng thể các phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để
thực hiện các hoạt động kinh tế của mình và kinh tế thị trường là một phần không thể thiếu
để kinh doanh phát triển và hoạt động mạnh mẽ. Kinh tế thị trường xuất hiện sớm từ các
nước TBCN và nhanh chóng đưa nèn kinh tế các nước này phát triển mạnh mẽ. Nhưng nó
cũng tồn tại những mặt trái, kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản tạo ra sự bóc lột của
đồng tiền, phản nhân đạo. Và khi vào Việt Nam nền kinh tế thị trường ấy được soi sáng dưới
tư tưởng của xã hội chủ nghĩa và hoạt động dựa trên những điều kiện của đất nước. Xét về
hoạt động kinh doanh của các tổ chức ở Việt Nam thì nền kinh tế thị trường của Việt Nam
chính là “cái chung”. Khơng một doanh nghiệp, một tổ chức kinh doanh nào(hay có thể nói
chính là “cái riêng”) có thể tồn tại bên ngồi “cái chung” là thị trường và mỗi “cái riêng”
muốn tồn tại và phát triển được phải có cái ‘đơn nhất” của mình, đó là bộ máy, là công nghệ
độc quyền, là nhân sự,…Vậy nên để hoạt động kinh doanh dược thành công, ta cần chú trọng
tới thị trường chung và ở đó tạo nên dấu ấn riêng của mình.
*Nguyên nhân-kết quả:
-Trong hoạt động kinh doanh là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát, hành động,
làm việc,…để hướng tới một kết quả nào đó. Kết quả đó khi xảy ra có thể như mong muốn
hoặc không như mong muốn; mà một kết quả có thể được gây ra từ nhiều nguyên nhân, vậy

nên muốn khắc phục kết quả không mong muốn ta cần phải đi tìm hiểu sâu để loại bỏ các
nguyên nhân gây ra chúng. Đó là việc ta cần làm trong hoạt động đo lường trong kinh doanh.
Đo lường giúp ta xem xét xem kết quả đạt được có như mong muốn ban đầu hay ko, nếu
không đạt được như mong muốn, ta có thể dễ dàng nhận thấy sai sót ở khâu nào và từ đó tìm
ra ngun nhân để sửa đổi. Một kết quả có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bởi vậy nên
việc đo lường ở từng khâu, từng quy trình trong kinh doanh là vơ cùng cần thiết để phát hiện
ra tất cả các nguyên nhân dẫn đến kết quả không mong muốn và từ đó khắc phục.
*Tất nhiên-ngẫu nhiên:
Trong kinh doanh ln tồn tại những điều ngẫu nhiên xảy ra. Ta có thể lấy ví dụ về tình hình
dịch bệnh hiện nay, dịch covid xảy ra là điều ngẫu nhiên ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực
trong đời sống, trong đó có hoạt động kinh doanh: các hàng quán phải đóng cửa, người dân
phải dãn cách, thậm chí là cách ly,…, việc kinh doanh trở nên đình trệ. Tong điều kiện này, ta
phải lấy cái tất nhiên điều chỉnh ngẫu nhiên, suy cho cùng hoạt động kinh doanh vẫn phải
tiếp diễn, con người vẫn phải sinh hoạt vậy nên có thể trong một thời gian ngắn sau khi bùng
dịch mọi hoạt động dừng lại, nhưng xét trong một thời gian dài, hàng hóa và dịch vụ vẫn sẽ
được trao đổi, mua bán. Dựa vào điều tất yếu đó mà mơ hình kinh doanh onl đã phát triển
hơn trong mùa dịch này. Từ ví dụ này ta có thể thấy rằng, ngẫu nhiên sẽ luôn xuất hiện và ta
cần nắm bắt được cái tất nhiên trong kinh doanh là trao đổi hàng hóa, dịch vụ để có thể diều
tiết cái ngẫu nhiên sao cho phù hợp, biến cái ngẫu nhiên thành cái tất nhiên.


*Nội dung-hình thức:
Trong kinh doanh, hình thức kinh doanh quyết định tới sựu thành bại của hoạt động. Bởi nội
dung kinh doanh và sản phẩm mà ta buôn bán , trao đổi, cái này có thể giống nhau giữa các
doanh nghiệp, tổ chức; cịn hình thức trong kinh doanh chính là mơ hình kinh doanh, những
chiến lược bán hàng, marketing,…-những thứ là sản phẩm tri thức của riêng mỗi doanh
nghiệp hay tổ chức kinh doanh. Khi thay đổi nội dung kinh doanh thì hính thức kinh doanh
cũng phải thay đổi theo, bên cạnh đó một sản phẩm kinh doanh trong từng thời kì cũng cần
có những hình thức kinh doanh khác nhau. Vậy nên, khi làm kinh doanh, ta không chỉ chú
trọng vào sản phẩm kinh doanh mà còn cần quan tâm tới hình thức kinh doanh, cần có những

bước thay đổi hình thức sao cho phù hợp với từng thời kì.
*Bản chất-hiện tượng:
Trong hoạt động kinh doanh sẽ có những hiện tượng xảy ra và để xử lý được hiện tượng đó,
để tìm hiểu sâu về hiện tượng đó ta cần hiểu sâu vào bản chất của hiện tượng. Một hiện
tượng xảy ra là cơng nhân đình cơng, vậy bản chất của sựu việc này là gì? Do chế độ đãi ngộ,
lương thưởng chưa tốt? Do điều kiện làm việc khó khăn?...Đó là vấn đề mà chủ doanh
nghiệp phải tìm ra, bởi khi tìm ra bản chất mới có thể giải quyết triệt để. Vậy vấn đề ở đây là
người làm kinh doanh cần tìm ra bản chất của hiện tượng để có thể điều chỉnh hiện tượng
theo hướng mà mình mong muốn và phải linh hoạt trong phương pháp giải quyết để phù hợp
với bản chất đã thay đổi trong từng trường hợp.
*Khả năng-hiện thực:
Một người làm chủ một tổ chức kinh doanh cần biết hiện thực về tổ chức của mình, có nghĩa
là tổ chức của mình đang có gì, bởi đó chính là tiền đề tạo nên khả năng trong tương lai. Vậy
nên muốn hoạt động kinh doanh có thể đạt được gì trong tương lai thì cần phải biết rõ mình
đang có gì, tơ chức mình đang có gì và những điều đó sẽ làm được những gì, từ đó hành
động để điều chỉnh khả năng mà mình mong muốn xảy ra trong tương lai trở thành hiện thực,
dần dần sẽ đạt được kết quả cuối cùng mà mình mong đợi.

b)Giao tiếp, ứng xử:
*Cái chung- cái riêng:
Xét đến vấn đề giao tiếp, ứng xử, ta cần xét đến “cái chung” là truyền thống văn hóa đạo đức
lâu đời của Việt Nam. Đất nước ta có một hệ thống quy phạm đạo đức mà không một đất
nước nào giống, đó là “cái riêng” của Việt Nam; nhưng đối với mỗi người con đất Việt cần
soi chiếu vào đó để hình thành phong cách giao tiếp, ứng xử thì đó lại là “cái chung”. Khi soi
chiếu vào “cái chung” ngàn đời ấy mỗi chúng ta sẽ hình thành nên cách giao tiếp, ứng xử phù
hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, hình thành nên một “cái riêng” của dân tộc
Việt Nam. Bên cạnh đó, trên nền tảng của “cái chung’ tốt đẹp, ta sẽ làm phong phú thêm cho
phong cách giao tiếp, ứng xử của dân tộc ta; bởi mỗi người là mỗi cá thể riêng biệt, có cách
nghĩ và hành động riêng từ đó sẽ hình thành nên phong cách riêng biệt. Câu hỏi đặt ra rằng
cuối cùng đều là riêng biệt thì tại sao phải đặt nó dưới “cái chung” để hình thành? Bởi mỗi cá

nhân trên đất nước Việt Nam này đều sinh sống dưới một nền văn hóa chung của dân tộc và


chịu ảnh hưởng của nó, “cái riêng” mà chúng ta hình thành suy cho cùng sẽ trở nên tốt đẹp
bởi được hình thành từ “cái chung” đúng đắn và cao đẹp.
*Nguyên nhân-kết quả:
Vẫn là nguyên lý nguyên nhân sinh ra kết quả, muốn giao tiếp ứng xử tốt trong mọi ngường
hợp cần tìm ra ngun nhân của nó. Ngun nhân của một cuộc trò chuyện giữ hai người bạn
rất vui vẻ, thân mật là gì? Là do hai người đã hiểu rõ nhau, họ đối xử với nhau chân thành và
muốn lắng nghe, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống,…Tại sao bạn A lại luôn được người
khác coi trọng? Ngun nhân là do A có cách ứng xử khơn khéo, A hiểu rõ mọi người và đối
xử với họ theo cách phù hợp…từ việc tìm ra nguyên nhân, ta có thể tạo ra kết quả hoặc sửa
đổi kết quả theo cách mà mình muốn.
*Tất nhiên-ngẫu nhiên:
Trong giao tiếp ứng xử, việc mọi người có ấn tượng tốt với mình hay không là việc ngẫu
nhiên. Nhưng trong điều kiện thuận lợi cái ngẫu nhiên có thể biến thành cái tất nhiên vậy nên
trong một trường hợp nào đó ta có thể biến việc mọi người có ấn tượng tốt về mình là việc tất
nhiên. Điều đó có xảy ra hay không phụ thuộc vào phần lớn cách mà ta giao tiếp, ứng xử với
mọi người.
*Nội dung-hình thức:
Hình thức là cái biểu hiện nội dung, vậy nên trong giao tiếp ứng xử với cùng một dung
nhưng khác hình thức thể hiện cũng sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Ví dụ: cùng là hành
động bước vào lớp khi đã có giảng viên trong lớp nhưng A thì mở cửa và lặng lẽ bươc vào
cịn B thì mở cử, cúi chào giảng viên xin phép vào lớp; với 2 hình thức thể hiện như vậy, bạn
A có thể gây khó chịu cho giảng viên cịn B thì khiến gaingr viên cảm thấy hài lịng vì mình
được tơn trọng. Từ đó ta sẽ phải khéo léo trong việc cân nhắc hình thức thể hiện sao cho phù
hợp hơn.
*Bản chất-hiện tượng:
Từ hiện tượng giao tiếp ứng xử của một người ta có thể hiểu được bản chất của người đó. Ví
dụ: một người có thể giao tiếp ứng xử tốt với mọi người có thể họ là một người tinh tế và hịa

đồng. Từ việc có thể nắm bắt bản chất của con người thơng qua giao tiếp ứng xử ta có thể lụa
chọn cách giao tiếp ứng xử với họ sao cho phù hợp nhất. Nhưng cũng cần lưu ý rằng bản
chất có thể dược thể hiện dưới dạng hiện tượng đã bị cải biên nên phải cần thận trong việc
đưa ra lựa chọn.
*Khả năng-hiện thực:
Cặp phạm trù này cũng giúp ta trong việc lựa chọn cách giao tiếp ứng xử sao cho phù hợp.
Từ hiện thực ta xét xem trong tương lai có những khả năng nào xảy ra, từ đó đưa ra cách ứng
xử để biến khả năng mình mong muốn thành hiện thực.

c)Phát triển bản thân:
*Cái chúng-cái riêng:


Con người là tổng hòa của các mối quan hệ, khơng cá nhân riêng biệt nào lại tồn tại ngồi
“cái chung” và em cũng vậy. Sống trong “cái chung” em khơng thể chỉ dừng lại ở đó mà cịn
phải tạo được “cái đơn nhất” của mình, bới em vốn là “cái riêng” cùng tồn tại với “cái
chung” là xã hội, cộng đồng. Và khi tạo được “cái đơn nhất” tức là cách em sống, cách em
giao tiếp ứng xử, cách em làm việc, cách em suy nghĩ, những ước mơ, mong muốn, những nỗ
lực phấn đấu hay có thể là phong cách ăn mặc của bản thân,…là lúc mà em khẳng định bản
thân giữa cuộc đời vô vàn những “cái riêng” này; để từ đó tạo động lực cho chính mình, phát
triển và hồn thiện mình hơn trong từng ngày.
*Ngun nhân-kết quả:
Kết quả sinh ra từ nguyên nhân. Muốn phát triển bản thân em cần tìm ra những nguyên nhân
giúp bản thân có thể trưởng thành hơn. Đó là việc rời xa “cái lồng” mà bố mẹ dựng nên cho
con, rời khỏi đó để mình tự dương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, phải thực sự trải
nghiệm qua thì mới biết thử thách cuộc đời khó khăn nhường nào, mới tìm ra được cách giải
quyết vấn đề, học hỏi và trải nghiệm chính là cách giúp con người ta trưởng thành. Khi biết
được nguyên nhân là lúc ta nên hành động, để đạt được kết quả mong muốn, đẻ phát triển
bản thân không chỉ về tri thức mà còn ở mặt nhận thức.
*Tất nhiên-ngẫu nhiên:

Mong muốn phát triển bản thân là yếu tố tất nhiên ở mỗi người, nhưng phát triển được đến
đâu lại là yếu tố ngẫu nhiên. Những thách thức, khó khăn trong cuộc sống là sự tồn tại tất
nhiên, mỗi thử thách không giống nhau sẽ đem đến cho ta những bài học khác nhau, hết thử
thách này sẽ có thử thách khác và việc bạn chọn có đương đầu để vượt qua thử thách hay
không lại là ngẫu nhiên, những khi bạn lùi lại, khơng dám đối mặt với khó khăn thì cũng là
lúc bạn bỏ mất cơ hội để trưởng thành, để phát triển bản thân. Biến cái ngẫu nhiên thành tất
nhiên, biến việc vượt qua thách thức là điều tất nhiên để ta trưởng thành.
*Nội dung-hình thức:
Nội dung của việc phát triển bản thân là vượt qua những khó khăn, thử thách; và cách chúng
ta vượt qua khó khăn thử thách đó chính là hình thức. Những thách thức trong cuộc sống
ln tồn tại như một điều tất nhiên và mỗi thách thức khác nhau sẽ dạy cho ta một bài học
khác nhau. Và khi thách thức thay đổi thì hình thức, cách thức để vượt qua khó khăn cũng
cần thay đổi theo. Lúc chúng ta thay đổi cách thức vượt qua khó khăn thì cũng là lúc ta phát
tiển bản thân mình hơn vì ta đã khơng chịu nản lịng, lùi bước mà quyết tâm dương đầu với
nó. Linh hoạt trong việc thay đổi hình thức của nội dung sẽ giúp tiến độ phát triển bản thân
nhanh hơn và chắc chắn hơn.
*Bản chất-hiện tượng:
Bản chất thông qua hiện tượng mà biểu hiện ra bên ngoài. Vậy nên để hiểu ro bản chất của
việc phát triển bản thân hãy nhìn những hiện tượng của nó. Ta có thể bắt gặp những hiện
tượng ấy ở những con người đã trưởng thành, những con người thành công tỏng cuộc sống,
…Bản chất của việc phát triển bản thân là ta đi từ cái nôi bảo bọc của bố mẹ ra cuộc đời để
trải nghiệm và học hỏi, khi con người đã phát triển được bản thân họ khơng cịn ngại đương
đầu với khó khăn thash thức trong cuộc sống mà học xem đó là cơ hội để họ hoàn thiện


mình, họ có cái nhìn xa trơng rộng, hiểu được sự vận động của xã hội, họ hiểu được lòng
người và biết cách đối nhân xử thế,…Và để đạt được đến mức phát triển bản thân như vậy họ
đã phải trai qua những gì? Những thách thức, khó khăn mà họ trải qua sẽ tương đương với
những gì họ biết được. Từ đó đặt ra mục tiêu cho bản thân mình, quá trình phát triển bản thân
là một quá trình khơng có đích đến, khơng ngừng học hỏi, rèn luyện sẽ giúp ta đạt được

những giá trị tốt dẹp.
*Khả năng-hiện thực:
Hiện thực là những gì hiện tại ta có, đó là việc ta chưa thể hoàn toàn phát triển bản thân,
nhưng ta có khả năng làm được điều đó trong tương lai thông qua việc không ngừng trau dồi,
học hỏi. Hơn nữa, mỗi người trong chúng ta có hồn cảnh sống khác nhau vậy nên hiện thực
sẽ khác nhau và xuất hiện những khả năng trong tương lai khác nhau. Việc mà chúng ta cần
làm chính là lựa chọn hiện thực phù hợp để có thể phát triển khả năng mình mong muốn
trong tương lai để khả năng trở thành hiện thực.

=>Qua việc phân tích áp dụng 6 cặp phạm trù vào các vấn đề như kinh doanh, giao tiếp ứng
xử, phát triển bản thân; ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của triết học nói chung và 6 cặp
phạm trù nói riêng trong việc đạt được thành cơng trong cuộc sống. Lý thuyết là thế, những
để tạo nên thành công ta cần áp dụng lý thuyết vào đời sống một cách linh hoạt nhất đối với
từng trường hợp nhất định; khơng dập khn, máy móc theo lý thuyết mà phải vận dụng tư
duy của bản thân để biến lý thuyết thành hành động đúng đắn.
Bài của em đến đây là hết . Cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài ạ!!!



×