Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

(SKKN mới NHẤT) một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt môn tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.53 KB, 18 trang )

TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt mơn tạo hình”.

1. Lý do chọn đề tài:
Đến với thế giới tạo hình là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm
non, bởi tạo hình là một mơn học rất cần thiết và không thể thiếu được trong
cuộc sống con người, đặc biệt đối với trẻ thơ. Hoạt động tạo hình đối với trẻ là
phương tiện để trẻ thể hiện ý muốn, sự hiểu biết, cảm xúc tình cảm đối với sự
vật hiện tượng xung quanh mình trẻ được hoạt động tích cực, tự nguyện theo
nhu cầu hứng thú cũng như sự hiểu biết, trí tưởng tượng và kinh nghiệm của
chính bản thân trẻ.
Năm học 2020- 2021 , tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhỡ 3
với tổng số trẻ 30 trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình tại lớp tôi thấy
đa số trẻ tiếp thu kiến thức về hoạt động tạo hình chưa đồng đều.
Phần lớn trẻ chưa qua lớp bé nên đa số trẻ thụ động chưa tích cực tham
gia vào giờ học. Kết quả của hoạt động tạo hình cịn thấp, khả năng tự học của
trẻ chưa cao, đặc biệt là khả năng phán đoán, suy luận độc lập cũng như kỹ năng
thực hành như vẽ, nặn, xé dán, tô màu, làm trải nghiệm của trẻ chưa có, trẻ học
một cách thụ động, khơng hứng thú,chưa biết bố cục tranh, chưa biết phối hợp
màu sắc, chưa có tính sáng tạo, để tạo ra sản phẩm đạt u cầu. Chính vì vậy
bản thân tơi trăn trở làm thế nào để có các biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động

1


tạo hình nên tơi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt môn
tạo hình”.
2. Các bước thực hiện giải pháp:
Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ thể hiện cảm xúc và sáng tạo
Để giúp trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ tình cảm, khi nghe âm thanh và


ngắm nhìn vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống và các tác
phẩm nghệ thuật, cô giáo tạo môi trường cho trẻ như:
a) Quan sát và lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên, cuộc sống
Cho trẻ quan sát vẽ đẹp đa dạng muôn màu, muôn vẻ của các sự vật hiện
tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống: Những tia nắng chói chang, cánh hoa
rung rinh trong gió,...và khuyến khích trẻ nói lên sự cảm nhận của trẻ….
b) Tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm của chính trẻ
Việc cho trẻ cảm xúc về chính tác phẩm của mình là vơ cung quan trọng,
trẻ được quan sát lại những sản phẩm do chính mình tạo ra ở góc sản phẩm làm
cho trẻ vơ cùng thích thú, cũng chính nhờ vậy trẻ biết nhận xét so sánh sản phẩm
của các bạn trong lớp từ đó cố gắng ở các sản phẩm sau.
c) Cung cấp ngôn ngữ nghệ thuật
Dùng ngôn ngữ nghệ thuật để giới thiệu, miêu tả đề tài sẽ giúp trẻ có nhận
sâu sắc về vẻ đẹp của sự vật hiện tượng đó, qua cách miêu tả bằng ngôn ngữ
nghệ thuật sẽ làm cho đề tài của cô thêm sống động, lung linh cuốn hút trẻ vào
một sự hình dung thật phong phú về đề tài cơ đang giới thiệu.
+Ví dụ: Khi miêu tả về đề tài Đàn cá đang bơi tôi sẽ giới thiệu với trẻ:
Trong hồ nước xanh biếc, những cành rong xanh đỏ với thân mình mảnh mai
2


nhẹ nhàng lay động cùng dòng nước xanh biếc tạo cho ta một cảm giác thật mát
mẻ, hịa mình trong dòng nước xanh mát là những chú cá đang tung tăng bơi
lượn, những chú cá đang xòa những chiếc vây xinh đẹp lộng lẫy nhiều màu sắc
trông như những nàng tiên, thỉnh thoảng lại thả những bột nước li ti lên mặt hồ
gợn sóng v.v. như vậy tạo cho trẻ một xúc cảm thật đẹp, khi đó trẻ sẽ tưởng
tượng, hình dung ra một hồ cá thật đẹp và sẽ tạo ra được sản phẩm đẹp.
Biện pháp 2: Luyện tập những kỹ năng tạo hình
Rèn luyện kỹ năng thao tác
Để trẻ thực tốt các hoạt động tạo hình ở lứa tuổi này khơng chỉ cung cấp

kiến thức về hình ảnh, màu sắc mà còn phải dạy và rèn luyện cho trẻ các kỹ
năng cầm bút, tư thế ngồi, cách đặt giấy để thực hiện bài vẽ, nặn, xé, dán. Phối
hợp vận dụng giữa kiến thức với thực tiễn, phối kết hợp mắt, tay khéo léo từ đơn
giản, cơ bản đến phức tạp theo mức độ nhận thức, phát triển của mỗi trẻ.
Muốn giúp trẻ tham gia hoạt động “Tạo hình” một cách hứng thú, có hiệu
quả, ngồi những yếu tố về môi trường, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động thì cơ
giáo cần phải thường xun luyện tập kỹ năng tạo hình, kỹ năng phát hoạ sao
cho phù hợp nội dung đề tài. Biết phối hợp màu sắc, pha màu đẹp hài hoà để gây
hấp dẫn với trẻ. Biết sử dụng tỉ lệ hợp lý giữa các đối tượng tạo hình. Biết vận
dụng luật xa gần trong tạo hình để tạ ra nhiều tranh, đồ dùng mẫu đẹp nhằm kích
thích sự tìm tịi, sáng tạo, thu hút trẻ tham gia hoạt động thạo hình một cách tích
cực, hứng thú. Nếu cô giáo không thường xuyên rèn luyện kỹ năng tạo hình thì
khơng có những bức tranh, sản phẩm mẫu để giới thiệu cho trẻ và sẽ làm mất đi
sự hứng thú của trẻ.
3


Để làm được điều trên thì cơ giáo sắp xếp thời gian tập luyện trước giờ
lên lớp, mọi nơi, mọi lúc, tham gia lớp học vẽ nơi gần nhất, như vậy cơ giáo mới
có những kỹ năng tạo hình cơ bản hướng dẫn trẻ tạo hình một cách tự tin, gây
sự chú ý ở trẻ, giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực.
Một số kĩ năng và sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình trên
tiết học
Tạo tình huống và khuyến khích trẻ cùng tham gia thảo luận về tranh mẫu,
vật mẫu.
Để làm được điều này thì người tơi cần phải thường xun tìm tịi
những thủ thuật mới, những sáng kiến mới và dùng ngơn ngữ thật dí dỏm, ngộ
nghĩnh phù hợp với lứa tuổi trẻ từ đó gây sự chú ý, thu hút, lôi cuốn trẻ vào hoạt
động.
Hay cơ giáo cũng có thể lồng ghép tích hợp các bài hát, bài thơ, câu đố

để dẫn dắt trẻ vào hoạt động một cách nhẹ nhàng VD: Với hoạt động dạy trẻ
“Nặn cái bát” cô cho trẻ cùng nhau đọc bài thơ “cái bát xinh xinh” Các con vừa
cùng cơ tìm hiểu một nghề trong xã hội, vậy các con có biết nghề đó làm ra đồ
dùng gì khơng? Hơm nay cơ con mình sẽ cùng nhau tập làm các cô chú công
nhân của làng nghề gốm sứ nhé. Hoặc cơ giáo cũng có thể dựa vào các tình
huống hoạt động thực tế để tạo hứng thú cho trẻ VD: Chuẩn bị đến ngày 20/11
cơ khuyến khích trẻ trang trí thiệp để tặng các cơ giáo, làm như vậy vừa giúp trẻ
được tự do sáng tạo, món quà trẻ tặng các cơ do chính tay trẻ làm ra cũng mang
ý nghĩa hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với nhiều hình thức khác nhau.
4


Giáo viên có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
+ Hoạt động cá nhân: Đây là hình thức mỗi trẻ sẽ tạo ra một sản phẩm
riêng biệt. Với dạng hoạt động này giúp cơ giáo hình thành cho trẻ những kiến
thức và kĩ năng cụ thể.
+ Hoạt động nhóm: Giáo viên khuyến khích 2-3 trẻ trở lên cùng tạo ra
một sản phẩm, khi hoạt động nhóm trẻ sẽ được cung cấp các kiến thức mới, hoạt
động hỗ trợ, tương tác với nhau giữa trẻ với trẻ hình thành mối quan hệ giữa
người với người, kích thích trẻ cùng nhau tranh luận, sáng tạo và hiểu nhau hơn.
Tôi cho trẻ tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp theo từng nhóm nhỏ, đây
là cơ hội cho trẻ được trị chuyện với các bạn và phát triển khả năng giao tiếp
của trẻ, trẻ sớm học được cách truyền tải, suy nghĩ, cảm giác thành lời khi chơi
với nhau.
+ Hoạt động tập thể: Đây là dạng hoạt động được tổ chức cho các lớp
hoặc đa số trẻ trong cùng một lớp với hình thức cùng nhau nghe thơng tin hoặc
cùng nhau trải nghiệm một hoạt động nào đó.
Khi tổ chức các dạng hoạt động này người giáo viên cần quan sát, giúp
đỡ trẻ kịp thời trong quá trình trẻ thực hiện. Cần gợi ý sao cho phù hợp với khả

năng, nhận thức và cảm nhận của trẻ. Cô giáo không áp đặt theo ý của mình.
Giáo viên cũng khơng làm hộ trẻ các thao tác hoạt động tạo hình. Trong quá
trình gợi ý hướng dẫn trẻ giáo viên cần nói nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới
trẻ khác.
* Với tiết đề tài: Đây là loại tiết học mang tính tự do, phụ thuộc vào
mẫu ở đây tôi cần trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển ghi nhớ
5


có chủ định, giúp trẻ nhớ lại kinh nghiệm thực tế qua đó dạy trẻ lựa chọn đối
tượng phù hợp với đề tài đã cho và tạo ra sản phẩm theo trí nhớ của trẻ và thực
tế quan sát mẫu. Hình thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu vì thế
người giáo viên đóng vai trị chỉ là người gợi ý và định hướng cho trẻ vào đề tài
và khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình.
* Với tiết mẫu: Đây là một hoạt động quan trọng khơng thể thiếu, nó
đóng vai trị là nền tảng để bồi dưỡng cho trẻ óc sáng tạo, khả năng quan sát
nhận biết đối tượng, phân tích đặc điểm theo nguyên tắc từ bao quát tổng thể
đến chi tiết, từ các hình mảng lớn đến chi tiết bộ phận. Trẻ được cùng cô trao
đổi, thảo luận, bàn bác về cách làm hoặc được cùng cô tham gia làm mẫu. Tôi
làm mẫu nếu trẻ chưa biết cách làm hoặc gợi ý cho trẻ nhớ và nhắc lại cách làm
theo hướng dẫn của cơ. Vì vậy việc làm mẫu của cơ giáo cần phải chính xác, bài
mẫu phải đảm bảo thẩm mĩ và cho trẻ tìm hiểu, phân tích các đặc điểm, đường
nét cơ bản của bài mẫu, khi làm kết hợp với giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời
nói với động tác tuy nhiên khi làm mẫu tránh việc làm quá lâu sẽ làm mất hứng
thú tạo hình của trẻ và ảnh hưởng tới thời gian tiết học
Biện pháp 3: Sử dụng nguyên vật liệu từ các phế liệu dễ tìm
Khi thực hiện hoạt động “Tạo hình” nguyên vật liệu là phần không thể
thiếu đối với trẻ. Vậy để cho hoạt động “Tạo hình” có hiệu quả, việc sử dụng
ngun vật liệu tạo hình là vơ cùng quan trọng.
Ngun vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự

kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng cactong, quần áo cũ, bông, vải

6


vụn,... chúng ta có thể kết hợp sử dụng những đồ dùng giấy, hồ dán, kéo,... để
tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú.
Sự đa dạng của nguyên vật liệu là điều kiện tốt để trẻ lựa chọn, để khuyến
khích khả năng sáng tạo của trẻ, kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động một
cách tích cực, đem lại hiệu quả cao thông qua các sản phẩm như: Tô, cắt, dán,
vẽ, nặn,...
Biện pháp 4: Xây dựng nề nếp trong giờ hoạt động tạo hình
Xác định nề nếp thói quen là việc làm đầu tiên cho trẻ vào đầu năm học vì
thế vào đầu năm học tơi đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nề nếp thói quen cho
trẻ. Đầu năm học mới trẻ chưa có thói quen tập trung trong giờ học vì thời gian
nghỉ hè trẻ đã được tự do rong chơi với gia đình, nên khi đến lớp trẻ cũng chưa
thật sự ham học, trẻ cịn nói chuyện, nghịch bướng. Do vậy nếu tơi khơng đưa
trẻ vào nề nếp thì giờ hoạt động học khơng đạt hiệu quả cao. Khi trẻ có nề nếp
tốt thì tạo sự hứng thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng
sáng tạo trong hoạt động.
Xây dựng nề nếp bằng cách: Tôi chia lớp thành 3 tổ, tôi xếp xen kẽ các
cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu lớn với cháu nhỏ, cháu nam xen cháu
nữ, những cháu hay nghịch tôi xếp ngồi gần cô giáo để cô quan sát, chú ý nhiều
đến trẻ hơn. Tôi luôn động viên uốn nắn tác phong, tư thế ngồi học, tư thế đứng
của trẻ. Nhắc nhở trẻ không được nói chuyện riêng, khơng nói leo trong giờ hoạt
động, nói phải xin phép cơ, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu...thơng qua các bài hát,
cách trị chuyện.
Biện pháp 5: Tổ chức cho ở mọi lúc mọi nơi
7



Hoạt động tạo hình ln có mặt trong nhiều hoạt động hằng ngày của trẻ vì thế
tơi ln tận dụng mọi cơ hội để lồng ghép tạo hình một cách khoa học và tinh tế.
+ Giờ hoạt động ngoài trời
Tùy vào điều kiện thực tế của đơn vị mình mà tơi có thể tổ chức cho trẻ
với nhiều hình thức khác nhau
Với những nơi có điều kiện sân chơi của trẻ là nền xi măng tôi cho trẻ
dùng phấn, vẽ trên nền sân. Đối với những nơi chưa có điều kiện cô cho trẻ dùng
que để vẽ trên nền đất hoặc trên cát để vẽ các đồ dùng, sản phẩm liên quan đến
chủ đề đang tìm hiểu khi tổ chức chơi tự do
Cho trẻ nhặt lá cây khô kết hợp với việc cô giáo chuẩn bị thêm một số
nguyên vật liệu sẵn có khuyến khích trẻ tạo ra các hình thù khác nhau từ lá khô,
lá vàng, sỏi, đá, hột hạt.... VD: Nhặt lá bàng để tạo thành hình con trâu. Nhặt
những cành cây khơ để tạo hình xếp những hình đơn giản dễ xếp như ngơi
nhà...Hoặc tổ chức cho trẻ chơi với cát để trẻ được tự do sáng tạo theo ý thích
của mình.
+ Giờ hoạt động góc
Để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ và tạo cho trẻ tâm thế thoải mái
khi hoạt động vào các giờ hoạt động góc chúng tơi thường xun cho trẻ hoạt
động với tạo hình với nhiều nội dung phong phú như: In, đồ, vẽ, nặn, xé, dán,
trang trí từ họa báo..
+ Giờ sinh hoạt chiều
Ngoài việc dạy trẻ trên tiết học bằng cách sử dụng giáo án pewpoi
chúng tôi cũng thường xuyên cho trẻ xem các băng đĩa hướng dẫn trẻ hoạt động
8


tạo hình trong bộ thiết bị đồ dùng tối thiểu vào các giờ đón trả trẻ, qua đây
chúng tơi thấy rằng trẻ rất hứng thú với hoạt động tạo hình và có mong muốn
làm được những sản phẩm tạo hình giống trong băng đĩa.

Biện pháp 6: Lồng ghép công nghệ thông tin
Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời thực hiện mục tiêu
nhiệm vụ giáo dục. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử
vào giảng dạy thơng qua việc khai thác trị chơi, các nguồn dữ liệu thiết kế trên
máy tính mỗi chủ điểm tơi thực hiện một tiết trình chiếu qua các dữ liệu tơi tìm
kiếm tranh ảnh động trên mạng, hoặc những hình ảnh chụp từ trẻ, từ các đoạn
phim quay thực tế cũng giúp trẻ hứng thú hơn rất nhiều khi tham gia vào hoạt
động này. Đặc biệt hơn ở lớp tơi có chương trình kítsmat vào những lúc trẻ học
trên máy qua trị chơi “Làm bánh” thì khi vào tiết nặn bánh trẻ có thể sáng tạo
hơn là cho vào cái bánh những hạt mè thật dễ thương.
Biện pháp 7: Thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh trong
việc dạy trẻ làm quen với tạo hình
Đối với trẻ mẫu giáo ở trường thì có cơ, về nhà thì có mẹ. Vì vậy cơng tác
phối hợp giữa cơ và mẹ là điều rất cần thiết cho việc chăm sóc giáo dục trẻ,
trong đó sự phát triển về mặt thẫm mỹ cũng cần quan tâm đúng mức. Để làm
được điều này giáo viên phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học
tập của trẻ ở trường, những hoạt động nào trẻ thực hiện tốt thì phát huy, những
hoạt động còn chế giáo viên cùng phụ huynh nhắc nhở khắc phục.
Những giờ đón, trả trẻ tơi tranh thủ trao đổi cùng phụ huynh về chủ đề của
tuần, đề tài vẽ, nặn, xé, dán... mà trẻ sắp học và những đề tài đã học rồi cho phụ
9


huynh biết về nhà nhắc trẻ thực hiện, ôn luyện. Có như vậy thì trẻ mới khắc sâu
kiến thức học được ở trường mà lại sáng tạo hơn trong ý tưởng bài sắp học.
3.Kết quả đạt được:
- Về giáo viên:
Từ việc thử nghiệm ở tại lớp và một số lớp trong trường đem lại hiệu quả
trên trẻ, nhà trường đánh giá cao hiệu quả mà sáng kiến đã mang lại cho hoạt
động tạo hình, nội dung giải pháp phù hợp với độ tuổi góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục trẻ đem lại hiệu quả cao và sự hứng thú cho trẻ khi đến lớp.
- Về trẻ
Đa số trẻ có kỹ năng tốt về nặn, vẽ, xé dán,... nâng lên rõ rệt và có ý
tưởng rất hay, sáng tạo trong sản phẩm. Qua đó góp một phần nhỏ trong việt
nâng cao chất lượng hoạt động “Tạo hình” cho trẻ. Trẻ hứng thú tham gia hoạt
động tạo hình, đặt tên cho sản phẩm tạo hình và nói được ý tưởng sản phẩm.
Về phụ hunh:
Phụ huynh đã hỗ trợ rất nhiều nguyên vật liệu, từ sự hưởng ứng nhiệt tình
của phụ huynh tôi cảm thấy yên tâm và phấn khởi, những đề tài mới lạ đưa vào
thực dạy từ nguyên vật liệu của phụ huynh đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng
tạo, có nội dung sâu sắc được trưng bày và lưu giữ ở góc nghệ thuật cho phụ
huynh cùng xem, từ đó sự phối hợp đơi bên chặt chẽ hơn và kỹ năng trẻ tăng lên
rõ nét.
Phụ huynh rất khen ngợi khi thấy trẻ đem những sản phẩm tạo được về
tặng cho bố mẹ, ông bà,... nhân ngày lễ, ngày sinh nhật vv... Phụ huynh thấy
được tầm quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ.
10


4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến tại cơ sở:
Với các biện pháp đó đã được áp dụng tại lớp Nhỡ 3, các lớp trong trường
mầm non Đại Minh đạt hiệu quả cao và có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp
trong trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện, toàn tỉnh.
5. Về điểm mới khi áp dụng sáng kiến:
Nhằm phát triển về mặt hình thức, sự nhạy cảm thẩm mỹ, năng lực cảm
thụ từng sản phẩm, là phương tiện tốt nhất để giáo dục nhân cách, đạo đức trẻ.
Vì vậy nâng cao chất lượng mơn tạo hình là vấn đề rất quan trọng giúp trẻ phát
triển một cách tồn diện về đức, trí, thẫm, mỹ…

11



12



×