Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nhận định và Bài tập thi Luật Hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.2 KB, 15 trang )

I.
NHẬN ĐỊNH:
1. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật đều bị Tịa án giải quyết hủy khi có u

cầu.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 11 Luật HNGĐ 2014
Trong trường hợp có u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật nhưng tại thời điểm tòa án
giải quyết yêu cầu cả hai bên kết hơn đã có đủ các điều kiện kết hơn thì tịa án khơng
hủy việc kết hơn trái pháp luật đó mà cơng nhận quan hệ hơn nhân đó.
Do đó, khơng phải trong mọi trường hợp, kết hơn trái pháp luật đều bị tịa án giải
quyết hủy khi có yêu cầu.
2. Cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng một căn nhà, đó là tài sản chung của vợ

chồng.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ 2014
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp
cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng một căn nhà thì đây là trường hợp người chồng
được thừa kế riêng căn nhà trên. Do đó, căn nhà trên là tài sản riêng của người chồng
chứ không phải là tài sản chung của vợ và chồng.
3. Cha mẹ ni có thể thay đổi họ tên, dân tộc của con nuôi theo họ tên, dân tộc

của mình.
Nhận định sai.
CSPL:
+ Khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010
+ Điều 28 BLDS 2015
-

Về việc thay đổi họ tên của con nuôi:



Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ, tên của con nuôi.
Tuy nhiên cần lưu ý thêm là đối với con nuôi từ 9 tuổi trở lên khi thay đổi họ, tên của
con nuôi phải được sự đồng ý của người đó.
-

Về việc thay đổi dân tộc của con nuôi:

Theo quy định tại Điều 28 BLDS 2015 thì dân tộc của một cá nhân chỉ có thể được xác
định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Việc thay đổi dân tộc của con nuôi chỉ đặt ra
trong trường hợp thay đổi theo cha mẹ đẻ. Pháp luật không quy định việc cho phép xác
định lại dân tộc của một người từ dân tộc của cha mẹ đẻ sang dân tộc của cha mẹ nuôi,
sở dĩ khơng có quy định cho thay đổi dân tộc của con ni theo dân tộc cha mẹ ni
cịn để nhằm tránh việc lợi dụng thay đổi dân tộc để hưởng các chính sách, ưu đãi của
Nhà nước…


4. Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc

chấm dứt nuôi con nuôi.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010
Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc chấm
dứt quan hệ ni con ni. Do đó, cha mẹ ni và con ni đã thành niên có thể tự
thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi.
5. Cháu đã thành niên không sống chung với chú ruột phải có nghĩa vụ cấp dưỡng

cho chú trong trường hợp chú khơng có khả năng lao động hoặc khơng có tài
sản để tự ni mình.
Nhận định sai.

CSPL: Điều 106 Luật HNGĐ 2014
Không phải trong mọi rường hợp cháu đã thành niên khơng sống chung với chú ruột
phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chú trong trường hợp chú không có khả năng lao động
hoặc khơng có tài sản để tự ni mình. Nếu chú ruột cịn cha, mẹ, con hoặc các anh chị
em ruột có điều kiện để thực hiện ni dưỡng thì trách nhiệm ni dưỡng trên thuộc về
cha, mẹ, con hoặc anh chị em ruột của người chú đó.
6. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng

không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản thỏa thuận.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 28 Luật HNGĐ 2014
Vợ chồng có quyền lựa chọn việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc theo thỏa
thuận mà không cần phải xác định rằng “từ chối áp dụng chế độ tài sản theo thỏa
thuận” thì mới được áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
7. Chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ được áp dụng khi vợ chồng lựa chọn chế độ

tài sản theo thỏa thuận
Nhận định sai.
CSPL: Điều 47 Luật HNGĐ 2014
Theo khoản 1 Điều 28 Luật HNGĐ 2014 thì vợ chồng có quyền lựa chọn việc áp dụng
chế đột tài sản theo luật định hoặc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trường hợp
vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng thực
hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
Tuy nhiên, theo Điều 47 Luật HNGĐ 2014 thì khơng phải chế độ tài sản theo thỏa
thuận sẽ được mặc định áp dụng. Mà hai bên kết hơn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa
thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có
cơng chứng hoặc chứng thực thì chế độ tài sản theo thỏa thuận mới được xác lập kể từ
ngày đăng ký kết hôn.



8. Chỉ những hôn nhân kết hôn theo luật định mới được Nhà nước công nhận là

hôn nhân hợp pháp.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP
Nam nữ không kết hôn nhưng sống chung với nhau như vợ chồng từ trước ngày
03/01/1987 thì được xem là hôn nhân hợp pháp mà không cần phải đăng ký kết hôn
theo luật định.
9. Chỉ UBND cấp tỉnh nơi cơng dân Việt Nam cư trú mới có thẩm quyền đăng ký

việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
UBND cấp xã cũng có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngồi trong trường hợp cơng dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên
giới và công dân người nước ngoài cũng là người cư trú ở khu vực biên giới tiếp giáp
với xác ở khu vực của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
10. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn là UBND nơi thường trú của một trong

hai bên nam nữ.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014
Thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về UBND nơi trú của bên nam hoặc bên nữ. Nơi
cư trú này có thể là nơi tạm trú của một trong hai bên nam nữ chứ không bắt buộc phải
là nơi thường trú.
11. Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em có quyền u cầu Tịa án thay đổi người

trực tiếp ni con sau ly hơn khi cha hoặc mẹ khơng cịn đủ điều kiện trơng
nom, chăm sóc, giáo dục con.
Nhận định đúng.

CSPL: điểm b khoản 2 và điểm c khoản 5 Điều 84 Luật HNGĐ 2014
Sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ khơng cịn đủ điều kiện trơng nom, chăm sóc, giáo dục
con thì một trong các cơ quan có thẩm quyền u cầu Tịa án thay đổi người trực tiếp
ni con trong trường hợp này là cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em.
Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em có quyền u cầu Tịa án thay đổi người
trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi cha hoặc mẹ khơng cịn đủ điều kiện trơng nom,
chăm sóc, giáo dục con.
12. Con cái là khách thể trong quan hệ hơn nhân gia đình của cha mẹ.

Nhận định sai.


Khách thể của quan hệ HNGĐ là lợi ích mà vợ chồng đạt được khi tham gia vao quan
hệ pháp luật HNGĐ. Bao gồm: Các lợi ích về nhân thân, tinh thần (như họ tên, quốc
tịch, sự quan tâm, chăm sóc, u thương giữa các thành viên trong gia đình, giữa ông
bà, cha mẹ với con cái và ngược lại) và các lợi ích về vật chất (như tài sản, các khoản
cấp dưỡng, tài sản được thừa kế).
Do đó, con cái không phải là khách thể trong quan hệ HNGĐ của cha mẹ.
13. Con dâu được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ chồng.

Nhận định sai.
CSPL: Điều 644 BLDS 2015 và khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ 2014
Con dâu không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế bắt buộc (không phụ thuộc vào
di chúc) của cha mẹ chồng. Trường hợp cha mẹ chồng để lại di sản của mình cho riêng
con trai thì tài sản này là tài sản riêng của người chồng, người vợ (con dâu) không
được hưởng thừa kế trong trường hợp này.
14. Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con chung của

vợ chồng.
Nhận định sai.

CSPL: Điều 94 Luật HNGĐ 2014
Trong trường hợp mang thai hộ thì mục đích nhân đạo thì người con được mang thai
hộ là con chung của vợ chồng nhờ man thai hộ chứ không phải là con của người mang
thai hộ.
Nói cách khác trong trường hợp trên, nếu người vợ được cặp vợ chồng khác nhờ mang
thai hộ, mặc dù đứa trẻ do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng không phải
con chung của vợ chồng, mà là con của vợ chồng người nhờ mang thai hộ.
15. Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hơn nhân có thể khơng phải là con chung

của vợ chồng.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 94 Luật HNGĐ 2014
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ
chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
Do đó, trong trường hợp người vợ là người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho
cặp vợ chồng khác thì con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hơn nhân có thể khơng
phải là con chung của vợ chồng mà là con của vợ chồng nhờ mang thai hộ.
16. Con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau.

Nhận định sai.
CSPL: Điều 5 và Điều 8 Luật Hơn nhân gia đình 2014


Theo quy định tại Luật HNGĐ 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn và điều
kiện kết hôn thì khơng có quy định nào cấm con ni và con đẻ khơng được kết hơn
với nhau. Do đó, nếu con ni và con đẻ có đầy đủ điều kiện kết hơn thì có thể kết hơn
với nhau theo quy định.
17. Con riêng của một bên vợ chồng khơng có quyền kết hôn với con chung (con

đẻ) của hai vợ chồng.

Nhận định đúng.
CSPL: điểm d, khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014
Luật HNGĐ 2014 khơng cho phép người có cùng dịng máu trực hệ được kết hơn với
nhau. Mà con riêng của vợ và con chung của vợ chồng có chung dòng máu trực hệ
(chung dòng máu trực hệ từ mẹ) nên họ không được kết hôn với nhau.
18. Con riêng và bố dượng, mẹ kế có tất cả các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và

con khi cùng chung sống với nhau.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 79 Luật HNGĐ 2014
Quyền, nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế chỉ được
thực hiện theo Điều 69, 71 và Điều 72 Luật HNGĐ 2014 mà không phải là đầy đủ các
quyền như cha mẹ ruột và con.
19. Con riêng và bố dượng, mẹ kế không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý

nào hết.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 79 Luật HNGĐ 2014
Giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế có quyền, nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm
sóc lẫn nhau theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 Luật HNGĐ 2014.
20. Chú ruột và cháu ruột trong mọi trường hợp được xác định là thành viên của

một gia đình.
21. Dân tộc của con ni có thể được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010
Trong trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi thì dân tộc của người con nuôi là trẻ em
bị bỏ rơi này được xác định theo dân tộc của cha, mẹ ni
Do đó, dân tộc của con ni có thể được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
22. Để phù hợp với chính sách dân số gia đình Việt Nam, cặp vợ chồng chỉ được


nhận từ một đến hai trẻ làm con nuôi.
Nhận định sai.


Căn cứ theo quy định pháp luật HNGĐ và pháp luật về Ni con ni thì khơng có
quy định nào cấm hay giới hạn số lượng nhận con nuôi mà chỉ giới hạn người được
nhận làm con nuôi chỉ được làm con nuôi của bố hoặc mẹ độc thân hoặc của cả hai vợ
chồng (theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010). Quy định này
nhằm khuyến khích việc tạo ra gia đình cho các trẻ em để các em có điều kiện tốt nhất
được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
23. Đơn xin ly hơn bắt buộc phải có chữ ký của cả vợ và chồng.

Nhận định sai.
CSPL: Điều 56 Luật HNGĐ 2014
Một bên vợ hoặc chồng trong một số trường hợp nhất định đều có quyền đơn phương
yêu cầu ly hôn.
Trong trường hợp này đơn xin ly hơn khơng nhất thiết phải có đầy đủ chữ ký của cả vợ
và chồng, nên đơn xin ly hơn khơng bắt buộc phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
24. Hành vi xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.

Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 6 Luật hộ tịch 2014
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 6 Luật Hộ tịch 2014 quy định về việc đăng ký
kết hôn thì bắt buộc nam và nữ khi đăng ký kết hơn phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan
có thẩm quyền mà không được phép ủy quyền cho người khác. Quy định này nhằm
đảm bảo sự tự nguyện trong kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật
HNGĐ 2014 quy định về điều kiện kết hôn.
25. Hòa giải cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi vợ chồng u cầu ly hơn tại tịa án.


CSPL: khoản 3 Điều 207 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 52 Luật HNGĐ 2014
Theo quy định tại Điều 52 Luật HNGĐ 2014 “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc
hịa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có u cầu ly hơn”. Theo quy định trên, việc hịa giải ở
cấp cơ sở khơng phải là thủ tục bắt buộc cần thực hiện trước khi nộp đơn yêu cầu tịa
án giải quyết ly hơn. Việc hịa giải ở cấp cơ sở khi ly hơn chỉ mang tính chất khuyến
khích. Việc hịa giải này sẽ do hịa giải viên các tổ hòa giải phối hợp với các tổ chức
như Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân,
Chi hội người cao tuổi thực hiện.
26. Hòa giải cơ sở là thủ tục phải tiến hành trước khi Tòa án giải quyết yêu cầu ly

hôn.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 207 BLTTDS 2015
Về nguyên tắc, tòa án sẽ tiến hành thủ tục hòa giải khi một bên vợ hoặc chồng làm đơn
yêu cầu tịa án giải quyết việc ly hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp như vợ hoặc


chồng là người bị mất năng lực hành vi dân sự, vợ hoặc chồng đã bị tòa án tuyên bố
mất tích thì việc giải quyết u cầu ly hơn khơng qua thủ tục hòa giải.
27. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng sẽ là tài

sản chung nếu hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 4 Điều 44 Luật HNGĐ 2014
Trong trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng
là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt phần hoa lợi, lợi tức này sẽ cần
phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng nhưng phần hoa lợi, lợi tức này vẫn là tài sản
riêng của một bên vợ hoặc chồng chứ không phải là tài sản chung của vợ chồng.
28. Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu tịa án ra quyết định hủy kết hơn trái


pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.
Nhận định đúng, nhưng phải đáp ứng điều kiện là người bị lừa dối kết hơn tự mình đề
nghị. CSPL: khoản 1 Điều 10 và điểm d khoản 2 Điều 10 Luật HNGĐ 2014
Hội liên hiệp phụ nữ chỉ có quyền khi người bị cưỡng ép kết hơn, bị lừa dối kết hơn tự
mình đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu tòa án ra quyết định hủy kết hơn trái pháp
luật thì lúc này Hội liên hiệp phụ nữ mới có quyền yêu cầu tịa án ra quyết định hủy
kết hơn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.
29. Hội liên hiệp phụ nữ có quyền u cầu Tịa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết

định hủy kết hơn trái pháp luật do bị ép buộc.
Nhận định đúng. Nhưng phải có đề nghị của người bị ép buộc.
CSP: khoản 1 và điểm d, khoản 2 Điều 10 Luật HNGĐ 2014
Hội liên hiệp phụ nữ chỉ có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền ra quyết định hủy kết
hơn trái pháp luật do bị ép buộc khi người bị ép buộc đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ yêu
cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu người bị ép buộc không đề nghị Hội
liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tịa án hủy việc kết hơn trái pháp luật thì Hội liên hiệp phụ
nữ khơng có quyền u cầu Tịa án ra quyết định hủy kết hơn trái pháp luật trong
trường hợp này.
30. Hôn nhân chỉ chấm dứt khi một bên vợ, chồng chết.

Nhận định sai.
CSPL: khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ 2014
Khoản 14 Điều 3 giải thích về thuật ngữ ly hơn thì ly hơn cũng làm quan hệ hôn nhân
chấm dứt chứ không phải quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi một bên vợ hoặc chồng
chết.
31. Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, việc nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ

chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân.
Nhận định đúng.



Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDBTP hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35/2000/QH10 quy định về việc hướng dẫn thi
hành Luật Hôn nhân gia đình 2000 thì nam nữ sống chung với nhau từ 01/01/2001 thì
khơng được cơng nhận quan hệ hơn nhân.
32. Kết hơn có yếu tố nước ngồi có thể đăng ký tại UBND cấp xã.

Nhận định đúng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền
đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi ở khu vực biên giới của UBND thì UBND cấp
xã ở khu vực biên giới thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân thường trụ tại
khu vực biên giới và công dân nước láng giềng thường trụ tại khu vực biên giới Việt
Nam. Do đó, kết hơn có YTNN có thể đăng ký tại UBND cấp xã.
33. Kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn là trái pháp luật.

Nhận định đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật HNGĐ 2014 quy định
về giải thích từ kết hơn trái pháp luật thì kết hơn trái pháp luật là việc nam hoặc nữ
đăng ký kết hôn nhưng một bên vi phạm một hoặc nhiều điều kiện kết hôn.
34. Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con, thì ơng bà phải có

nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 104 Luật HNGĐ
Ơng bà chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cháu khi đáp ứng đủ 2 điều kiện
sau đây:
-

Cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình
Khơng có cha mẹ, anh chị em ni dưỡng hoặc những người ni dưỡng này
khơng có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng


Chứ không phải trong mọi trường hợp khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng
được cho con thì ơng bà đều phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.
35. Khi đi làm con ni người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ

đối với gia đình cha mẹ đẻ.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc ni
con ni thì khi làm con ni người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa
vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ ni có thỏa thuận
khác. Tức là, nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ ni có thỏa thuận không chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con ni thì các quyền và nghĩa vụ này sẽ không bị chấm
dứt.
36. Khi giải quyết ly hôn, tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải.


Nhận định sai.
CSPL: Điều 54 Luật HNGĐ 2014; Điều 205, 206 Bộ luật TTDS 2015 và khoản 3 Điều
207 BLTTDS 2015
Khi giải quyết ly hơn, tịa án phải tiến hành thủ tục hịa giải trừ các trường hợp khơng
được hịa giải hoặc khơng thể tiến hành hịa giải theo quy định. Ví dụ vụ án ly hơn mà
một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì khơng thể tiến hành hịa giải
được nên Tịa án khơng tiến hành thủ tục hịa giải nữa.
37. Khi hơn nhân chấm dứt, mọi quyền và nghĩa vụ giữa những người đã từng là vợ

chồng cũng chấm dứt.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 60 Luật HNGĐ 2014
Vợ và chồng sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng đối với người thứ ba
vẫn có hiệu lực trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác. Ví dụ:

Trong thời kì hơn nhân vợ chồng ông A vay của ông B số tiền 1 tỷ đồng thì sau khi vợ
chồng ơng A ly hơn vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm trả khoản tiền cho ông B.
38. Khi không sống chung cùng với cha mẹ, con đã thành niên có khả năng lao

động phải cấp dưỡng cho cha mẹ.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 111 Luật HNGĐ 2014
Trường hợp con không sống chung với cha mẹ mà đã thành niên và có khả năng lao
động chỉ phải cấp dưỡng cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ khơng có khả năng lao
động và khơng có tài sản để tự ni dưỡng mình. Do đó, khơng phải trong mọi trường
hợp con cái không sống chung cùng cha mẹ đều có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ.
39. Khi một bên vợ, chồng khơng đồng ý, người cịn lại không thể tiến hành nhận

nuôi con nuôi.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010
Người được nhận làm con nuôi chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc
của cả hai vợ chồng. Do đó, nếu một bên vợ hoặc chồng không chấp nhận nuôi con
ni thì khơng thể tiến hành nhận con ni.
40. Khi tòa án giải quyết việc giao con cho cha hoặc mẹ ni khi vợ chồng ly hơn

thì tịa án phải căn cứ vào nguyện vọng của người con để giải quyết nếu con từ
đủ 7 tuổi trở lên.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014


Vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về người trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
con sau ly hơn. Chỉ khi khơng thỏa thuận được thì tịa án mới giải quyết và có xem xét
dựa trên nguyện vọng của người con từ đủ 7 tuổi trở lên chứ không phải trong trường

hợp nào tòa án cũng giải quyết căn cứ vào nguyện vọng của con.
41. Khi vợ chồng ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người vợ trực tiếp

nuôi dưỡng.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 81 Luật HNGĐ 2014
Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người vợ trực tiếp nuôi dưỡng trừ
trường hợp người vợ khơng đủ điều kiện ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc vợ
chồng có thỏa thuận khác.
VD: Người vợ hoặc chồng bị tịa án tun bố mất tích bằng một quyết định có hiệu lực
pháp luật thì quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt và con dưới 36 tháng tuổi không được
giao cho người vợ trực tiếp nuôi dưỡng.
42. Khi vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích bằng một quyết định có hiệu lực

pháp luật thì quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 56 Luật HNGĐ 2014
Một bên vợ hoặc chồng bị tịa án tun bố mất tích bằng một bản án hay quyết định có
hiệu lực pháp luật khơng làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Mà đây chỉ là một trong các
căn cứ để từ đó, một bên vợ hoặc chồng có thể u cầu tịa án giải quyết cho ly hôn.
43. Khi vợ hoặc chồng thực hiện những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu

của gia đình mà khơng có sự đồng ý của bên kia thì người thực hiện giao dịch
đó phải thanh tốn bằng tài sản riêng của mình.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1, khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 37 Luật HNGĐ 2014
Theo khoản 1 Điều 30 Luật HNGĐ, vợ hoặc chồng đều có quyền, nghĩa vụ thực hiện
giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Trong trường hợp tài sản chung khơng đủ thì người vợ hoặc chồng phải có nghĩa vụ
đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Do đó, khơng phải trong mọi trường hợp, việc thanh toán những giao dịch phục vụ cho
nhu cầu thiết yếu của gia đình mà khơng có sự đồng ý của bên kia thì người thực hiện
giao dịch đó đều phải thanh tốn bằng tài sản riêng của mình mà phải thanh tốn bằng
tài sản chung (nếu tài sản chung khơng đủ thì mỗi bên vợ hoặc chồng đều phải đóng
góp từ tài sản riêng theo khả năng kinh tế).


44. Mọi giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu

của gia đình, mà khơng có sự đồng ý của bên cịn lại đều làm phát sinh trách
nhiệm liên đới đối với vợ chồng.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 27 Luật HNGĐ 2014
Thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là quyền, nghĩa vụ
của vợ, chồng theo khoản 1 Điều 30.
Theo khoản 2 Điều 37 quy định nghĩa vụ chung về tài sản và khoản 2 Điều 27 quy
định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng thì giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình như học tập, khám bệnh, ăn ở… thì sẽ
phát sinh trách nhiệm liên đới đối với vợ chồng.
45. Mọi hành vi chung sống như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không

đăng ký kết hôn đều không được công nhận quan hệ vợ chồng.
Nhận định sai.
CSPL: Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP và khoản
3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi
hành Luật HNGĐ
Theo điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 thì nam và nữ chung
sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều
kiện kết hơn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm (đến ngày
01/01/2003), từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng kí kết hơn thì pháp luật khơng

cơng nhận họ là vợ chồng.
Vậy, trong trường hợp này, hành vi sống chung như vợ chồng từ ngày 01/01/2003 trở
đi mà không đăng ký kết hôn mới không được công nhận quan hệ vợ chồng chứ không
phải từ này 01/01/2001.
46. Mối quan hệ nhận ni con ni chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của cha mẹ

đẻ (hoặc người giám hộ), người tiến hành nhận nuôi con nuôi và trẻ được nhận
làm con nuôi.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2014
Không phải trong mọi trường hợp mối quan hệ nhận nuôi con nuôi chỉ được xác lập
khi có sự đồng ý của cha mẹ đẻ (hoặc người giám hộ), người tiến hành nhận nuôi con
nuôi và trẻ được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em được nhận làm con ni
từ 09 tuổi trở lên thì việc cho/ nhận nuôi con nuôi mới cần sự đồng ý của người được
nhận làm con nuôi.
47. Mọi trường hợp nam, nữ sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn thì

khơng được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.
Nhận định sai.


CSPL: điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP
Vợ và chồng xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết
hơn thì vẫn được pháp luật thừa nhận là vợ chồng mà không cần đăng ký kết hơn nếu
họ có đủ điều kiện kết hôn.
48. Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 đều được

pháp luật công nhận là vợ chồng.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP

Vợ và chồng xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết
hơn thì vẫn được pháp luật thừa nhận là vợ chồng mà không cần đăng ký kết hôn nếu
họ có đủ điều kiện kết hơn. Trường hợp họ khơng có đủ điều kiện kết hơn thì khơng
được cơng nhận là vợ chồng.
49. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ

của họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010
Về cơ bản, quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với cha
mẹ đẻ của họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập. Nhưng trong
trường hợp nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi thỏa thuận việc cha mẹ đẻ vẫn duy trì
quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ đẻ và người được nhận làm con ni thì
quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ của họ
sẽ không bị chấm dứt.
50. Nam nữ đang sống chung (không đăng ký kết hơn) khơng có quyền nhận trẻ em

là con ni chung.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010
Người nhận nuôi con nuôi phải là người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng đồng
ý. Trường hợp nam nữ đang sống chung như vợ chồng, không đăng ký kết hơn từ ngày
01/01/2001 thì quan hệ hơn nhân không được công nhận, nam nữ lúc này vẫn được
xem là độc thân nên họ có quyền nhận ni con ni.
51. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự khơng có quyền kết hơn.

Nhận định sai.
CSPL: Điều 5 và Điều 8 Luật HNGĐ 2014



Theo Điều 5 quy định về các hành vi cấm kết hơn thì khơng có quy định nào cấm
người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự kết hơn và theo Điều 8 về điều kiện kết
hơn cũng khơng có điều luật nào quy định về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự.
52. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn

Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014
Nam nữ chỉ bị cấm kết hơn nếu nam hoặc nữ khơng có năng lực hành vi dân sự. Do
đó, trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có thể được quyền kết
hôn.
VD: Người nghiện ma túy bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không thuộc trường hợp
bị cấm kết hôn và khi đủ điều kiện tại Điều 8 Luật HNGĐ 2014 thì được kết hơn.
53. Người đáp ứng quy định về tuổi, tự nguyện, không mất năng lực hành vi dân sự

và không thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều
5 Luật HNGĐ cũng có thể khơng có quyền kết hôn.
Nhận định đúng.
Nếu thuộc trường hợp cấm kết hôn tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ
2014 thì cũng khơng được kết hơn.
54. Người đang có vợ có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác là kết

hôn trái pháp luật.
55. Người bị thiểu năng trí tuệ khơng có quyền kết hơn.

Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014 và khoản 1 Điều 22 BLDS 2015.
Nam nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng tất cả các điều kiện được liệt kê tại khoản 1
Điều 8 Luật HNGĐ 2014. Trong đó nam và nữ phải “không bị mất năng lực hành vi
dân sự”.
Người bị thiểu năng trí tuệ nếu khơng bị tịa án có thẩm quyền tun mất năng lực

hành vi dân sự (có thể tuyên bị “hạn chế năng lực hành vi dân sự” thì người bị thiểu
năng trí tuệ không bị xem là mất năng lực hành vi dân sự nên có quyền kết hơn theo
quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 2015.
56. Nam nữ sống chung như vợ chồng có thể được pháp luật cơng nhận là vợ

chồng.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 2 Điều 14 Luật HNGĐ 2014
Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng tại khoản 1 Điều này vẫn có thể được
pháp luật cơng nhận là vợ chồng nếu sau đó nam nữ đăng ký kết hôn theo quy định.


Lưu ý, quan hệ kết hôn trong trường hợp này được xác lập kể từ thời điểm đăng ký kết
hôn chứ khơng phải tính từ thời điểm nam nữ sống chung như vợ chồng.
57. Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hơn.

Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 6 Luật Hộ tịch 2014
Trong trường hợp nam, nữ kết hơn thì nam, nữ phải trực tiếp đến đăng ký kết hôn tại
cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà khơng được ủy quyền cho người khác,
nhằm đảm bảo điều kiện tự nguyện kết hôn.
58. Người chưa thành niên mới được nhận làm con nuôi.

Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 21 BLDS 2015
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Căn cứ theo quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện được nhận con ni thì
người được nhận làm con ni phải là người dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi trong một số trường hợp đặc biệt.
59. Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật là những


người đang có vợ, có chồng.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ 2014.
Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật nhưng sau đó họ
đã ly hơn thì những người này hiện khơng có vợ hoặc chồng.
60. Quan hệ vợ, chồng chấm dứt kể từ thời điểm quyết định tuyên một bên vợ hoặc

chồng đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Nhận định sai.
CSPL: Đoạn thứ hai Điều 56 Luật HNGĐ 2014
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một bên vợ hoặc chồng là đã chết thì thời đểm quan
hệ vợ, chồng chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết
định của Tịa án chứ khơng phải là ngày quyết định Tun bố một người đã chết của
Tịa án có hiệu lực pháp luật.
61. Trong chế độ tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của một bên

vợ hoặc chồng chỉ được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 2 Điều 30 Luật HNGĐ 2014
Trong trường hợp vợ chồng khơng có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản


riêng của vợ hoặc chồng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Do đó, tài sản riêng của
một bên vợ hoặc chồng không chỉ được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó mà
cịn có thể được dùng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu chung của gia đình.
62. Theo quy định của chế độ tài sản pháp định thì tài sản mà vợ chồng có được do

thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Luật HNGĐ 2014
Tài sản mà vợ chồng có được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng. Tài sản chung này thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu
cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
63. Trong mọi trường hợp, việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài

sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều phải lập văn bản.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật HNGĐ 2014
Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa
thuận của vợ chồng, có thể khơng cần lập văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp việc
giao dịch đến tài sản đó phải tn thủ hình thức theo quy định của pháp luật như việc
nhập tài sản là BĐS là tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của vợ
và chồng thì thỏa thuận này bắt buộc phải lập thành văn bản.
64. UBND cấp xã là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký kết hơn.

Nhận định sai. Đối với quan hệ HNGĐ có YTNN thì thẩm quyền giải quyết các vụ
việc này quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật HNGĐ, thẩm quyền giải quyết được dẫn
chiếu đến pháp luật về hộ tịch. Tại điểm a khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 quy định
việc đăng ký hộ tịch đối với những sự kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 có yếu tố nước
ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
65. u sách của cái trong kết hơn là việc địi hỏi về vật chất một cách quá đáng và

coi đó là điều kiện để kết hôn.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 12 Điều 3 Luật HNGĐ 2014
Yêu sách của cải trong hôn nhân là việc đòi hỏi về vật chất một cách q đáng và coi
đó là điều kiện để kết hơn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Trường
hợp những đòi hỏi về vật chất quá đáng này không nhằm cản trở việc kết hôn tự

nguyện của nam, nữ thì khơng được xem là u sách của cải trong hôn nhân.



×