Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHẦN NGUYÊN CỨU THƯƠNG HIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 18 trang )

PHẦN NGUYÊN CỨU THƯƠNG HIỆU
1. Tính biểu tượng
Trong những năm 1920, các thiết kế phom dáng “phẳng ngực” và những đường cắt may tinh giản
của Chanel Haute Couture, đã đi ngược lại gu thẩm mỹ “đồng hồ cát” vào cuối thế kỷ XIX. Sau
chiến tranh thế giới thứ II, sự thành cơng của những chiếc váy thắt eo xịe rộng kiêu kỳ, bởi nhà
thiết kế Christian Dior đã trở thành động lực để vực dậy tinh thần cải cách thời trang của Coco
Chanel. Trái ngược với sự tôn sùng của Dior, Coco Chanel đấu tranh cho sự thoải mái, tự do và
khao khát được giải phóng trong cách ăn mặc của phái đẹp thế kỷ XX.


Quan điểm cách tân về thời trang và triết lý sống của phụ nữ hiện đại bởi Coco Chanel, có sức
ảnh hướng rất lớn đến ngành thời trang Pháp, và toàn Châu Âu hơn một thế kỷ qua. Thị hiếu thời
trang cổ điển và giản dị đặc trưng của Coco Chanel, đã mang đến những item thời trang huyền
thoại, trở thành biểu tượng thanh lịch, sang trọng của mọi thời đại.

Trong khi nhà sáng lập Gabrielle Chanel tạo dựng nên hình tượng bất hủ của chính mình, thì
Karl Lagerfeld là người lưu giữ linh hồn và “biên đạo” cho tinh thần Coco trong kỷ nguyên
mới. Được mệnh danh là “Phù thủy thời trang”, Karl Lagerfeld khiến cho giới mộ điệu phải ln
ngỡ ngàng chống ngợp, trước những buổi trình diễn không đơn thuần là giới thiệu một bộ sưu
tập mới. Mà đó là những vở kịch nghệ kỳ ảo với bộ óc sáng tạo khơng tưởng, được đạo diễn và
dàn dựng cực kỳ hoành tráng, hoa lệ và đẳng cấp tuyệt đối.


2. Lịch sử sáng lập
Gabrielle Chanel là tên thật của nhà sáng lập Coco Chanel, sinh năm 1883 tại Saumur (Pháp).
Chanel Group hay còn gọi là The House of Chanel, khởi đầu với một cửa hiệu mũ mang tên
Chanel Modes, được mở tại số 21 Rue Cambon, Paris vào năm 1910. Năm 1913, Gabrielle tiếp
tục mở thêm một cửa hàng mới tại Deauville và giới thiệu BST trang phục thể thao nữ. Đây được
xem là bước đầu tiên mở ra cuộc cách mạng nữ quyền mang tên Coco Chanel.



Logo chính thức của thương hiệu Chanel được thiết kế bởi nhà sáng lập, đăng ký bản quyền kể
từ khi cửa hàng đầu tiên được mở. Thiết kế 2 chữ C đối lưng vào nhau, là chữ viết tắt của Coco
Chanel, vốn là biệt danh thời niên thiếu của cô.
Chiến tranh thế giới thứ 1 nổ ra (1914 – 1918) làm ảnh hưởng đến toàn bộ ngành thời trang Châu
Âu, trong đó có Chanel. Tuy nhiên, đó là một sự ảnh hưởng tích cực đối với thương hiệu, thời
trang Chanel trở thành một trong những đại diện của phong cách thập niên 20 cho đến tận ngày
nay. Qua sự giới thiệu của Théophile Bader, Coco Chanel cùng với nhà đầu tư tài chính Pierre
Wertheimer thành lập cơng ty Parfums Chanel vào năm 1924 tại Neuilly, Pháp. Trong suốt chiến
tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945), Coco Chanel phải đóng đi cửa hiệu thời trang của mình, chỉ
để lại các cửa hàng trang sức và nước hoa.


Trong những năm 1950, Pierre Wertheimer thao túng công ty Parfums Chanel, nâng cổ phần của
gia đình Wertheimer lên đến 90%. Năm 1965, công ty được tiếp quản bởi con trai của ông là
Jacques Wertheimer. Coco Chanel vẫn say mê thiết kế cho đến khi qua đời vào năm 1971 ở tuổi
87, công việc của bà được giao lại cho các trợ lý là Yvonne Dudel, Jean Cazaubon và Philippe
Guibourge. Năm 1974, Alain Wertheimer – đời thứ 3 của nhà Wertheimer tiếp tục kế nhiệm và
quản lý thương hiệu. Đây cũng chính là bước ngoặt lịch sử đánh dấu sự trở dậy của nhà
Chanel. Alain đã thuyết phục được nhà thiết kế tài năng người Đức – Karl
Lagerfeld (10/9/1993), chấm dứt hợp đồng với Chloé và về đầu quân cho Chanel. Năm 1983 bắt
đầu kỷ nguyên mới của Karl Lagerfeld dưới tinh thần của nhà sáng lập huyền thoại Coco, với
vị trí giám đốc sáng tạo nghệ thuật, chỉ đạo trên tất cả các dòng sản phẩm của thương hiệu.

3. Thơng tin thương nghiệp
Chanel Group bao gồm Chanel SA (có trụ sở tại Pháp và thuộc sở hữu của Wertheimers) và các
cơng ty khác trên thế giới, trong đó Chanel K.K là công ty con của Chanel tại Nhật Bản. Với mơ
hình hoạt động độc lập và chưa niêm yết dưới một chủ sở hữu duy nhất, Chanel SA hoàn tồn
tránh được tình trạng phân bố cổ đơng, làm đánh mất bản sắc, tính cốt lõi và giá trị di sản của
thương hiệu. Mang tầm vóc của một trong các thương hiệu sang trọng bậc nhất thế giới, sức sống
của Chanel tập trung vào bộ đôi tài năng thuộc 2 thế hệ: sáng lập bởi Coco Chanel và tiếp tục

phản chiếu ở thời kỳ hậu Coco bởi Karl Lagerfeld.


Coco Chanel là một trong những người đầu tiên quảng cáo sản phẩm bằng người mẫu. Bà cũng
là người giải phóng vẻ đẹp phụ nữ, gây ảnh hưởng lớn đến trào lưu “ngực phẳng” của tuýp phụ
nữ hiện đại, tự tin và tự yêu thương bản thân. Những sản phẩm vượt thời gian và làm nên tên tuổi
của Chanel phải kể đến Chanel Suit (1925) và The Little Black Dress (1926). Hay những chiếc
túi xách với quai xích cá tính và tiện dụng, thiết kế mặt da chần chỉ mắc lưới như Chanel
2.55 (2/1955) và Chanel Boy (2011). Song, thành cơng và có sức ảnh lưởng lan rộng, lâu bền
nhất là nước hoa Chanel No.5 (1922), thứ “phục sức” thể hiện sự khao khát của phụ nữ hiện đại
và biểu tượng của nữ quyền trong thập niên 20.

Triết lý về phong cách cá nhân và lối sống của nhà sáng lập Coco Chanel, là một trong những
nhân tố có sức ảnh hưởng đến sự thành công của thương hiệu Chanel hơn một 100 năm qua.
Trong mỗi chiến dịch quảng cáo, nhà Chanel lại dẫn chứng một hình tượng phụ nữ biểu tượng
của thời đại đó: Marilyn Monroe gợi cảm của 1952, Suzy Parker yêu kiều thời kỳ 1957
hay Nicole Kidman quyến rũ của 2004 và gần đây nhất, năm 2014, bởi siêu mẫu Gisele
Bundchen.


4. Các dòng sản phẩm
Sau khi danh tiếng của Gabrielle bắt đầu được thiết lập tại Pháp, cô lần lượt cho ra đời các cửa
hàng thời trang cao cấp (Couture House) tại Biarritz vào năm 1915, và tại số 31 Rue Cambon,
Paris vào năm 1918. Bản tính tỉ mỉ và óc sáng tạo của Coco Chanel, đặt nền móng cho đẳng cấp
và vị thế của Chanel Haute Couture ngày nay.


Năm 1921, Coco Chanel đã đặt hàng chuyên gia nước hoa Ernest Beaux điều chế ra hương
nước hoa riêng và đầu tiên cho The House of Chanel. Mẫu thứ số 5 được Chanel yêu thích nhất,
được đặt tên là Chanel No.5 – một trong những biểu tượng mang tính di sản của thương

hiệu. Dịng sản phẩm nước hoa Chanel chính thức được ra đời vào năm 1922, khi Chanel No.5
bắt đầu được sản xuất với số lượng lớn để phục vụ bán lẻ. Chanel No.5 trở thành một trong số
các mẫu nước hoa đắt đỏ bán chạy nhất thế giới cho đến tận ngày nay. Và Parfumes Chanel là bộ
phận kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất của tập đoàn Chanel SA.


Năm 1924, Chanel giới thiệu bộ sản phẩm trang điểm bao gồm son và màu mắt đầu tiên của
mình. Đến năm 1999, các sản phẩm chăm sóc da của Chanel mới chính thức được ra mắt. Dịng
sản phẩm Prêt-à-porter ra mắt vào năm 1978, bắt đầu phân phối các sản phẩm và phụ kiện
mang tính biểu tượng ra khắp thế giới.

Dịng sản phẩm Chanel Fine Jewelry chính thức cho ra mắt bộ sưu tập đầu tiên vào năm 1993
tại trung tâm Vendơme, Paris. Dịng sản phẩm đồng hồ đeo tay được thành lập kể từ năm 1987
với mẫu sáng tạo đầu tiên bởi Jacques Helleu, thiết kế hình dáng của mặt đồng hồ lấy cảm hứng
từ chai nước hoa biểu tượng, Chanel No.5

5. Gương mặt đại diện
Siêu mẫu Gisele Bundchen được lựa chọn để trở thành gương mặt biểu tượng của sản phẩm
nước hoa huyền thoại – Chanel No.5 vào năm 2014. Những gương mặt ngôi sao nổi tiếng thế
giới, đã từng quảng bá cho mùi hương mang tính di sản này, bao gồm: Audrey Tautou (2008),
Nicole Kidman (2004), Catherine Deneuve (1976), Ali McGraw (1971), Cheryl Tiegs (1969),
Lauren Hutton (1968), Marilyn Monroe (50s – 60s) và tất nhiên, Coco Chanel (1937)


Ngơi sao của bộ phim đình đám Twilight, Kristen Stewart được mời làm gương mặt biểu tượng
của Chanel Métiers d’Art Paris Dallas, xuất hiện trong chiến dịch Chanel Thu Đông 2013/2014.
Kristen cũng đồng thời trở thành người phát ngôn của dòng sản phẩm Chanel Eyewear, trong
chiến dịch Xuân Hè 2015 của hãng.



Nữ diễn viên 16 tuổi – Lily-Rose Depp, con gái của Johnny Depp và Vanessa Paradis (từng là
đại sứ của thương hiệu vào năm 1990), chính thức trở thành gương mặt đại diện của Chanel
Eyewear vào tháng 7/2015.
Bộ phim quảng cáo giới thiệu sản phẩm nước hoa mới của năm 2015 – “Chance Eau Vive”, được
thực hiện bởi đạo diễn Jean Paul Goude với ý tưởng chơi bowling rất “xa xỉ” và độc đáo. Tham
gia trong bộ phim là 4 người mẫu: Cindy Bruna, Romy Schonberger, Rianne van Rompaey và
Sigrid Agren.

6. Bộ sưu tập

7. Thị trường HIỆN TẠI
Hiện nay, Chanel hoạt động kinh doanh trong 4 khu vực, mỗi khu vực đước dẫn dắt bởi một
người đứng đầu, và sẽ trực tiếp báo cáo cho giám đốc điều hành toàn cầu. Chủ tịch Richard
Collasse nắm quyền điều hành của Chanel K.K ở Nhật Bản, đồng thời phụ trách khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương. Hiện nay, thương hiệu Chanel gần như có thể kiểm sốt thị trường Châu
Á, dẫn đầu tại Nhật Bản với 36 cửa hàng. Quốc gia thứ 2 trong chiến lược đầu tư của Chanel SA
là Hàn Quốc, sở hữu 15 cửa hàng trên toàn quốc gia, trong khi đại lục Trung Hoa rộng lớn được


phân bố khoảng 11 cửa hàng (không kể Hồng Kông và Đài Loan). Seuol đang nổi lên như một
ngôi sao mới ở thị trường Châu Á, Chanel đã nhanh chóng xúc tiến tăng trưởng tại quốc gia này.
Thương hiệu này đã hướng ứng hiện tượng Hallyu (Làn sóng Hàn Quốc) trong những năm gần
đây, điển hình là Cruise Show vừa được tổ chức vơ cùng hồnh tráng trong năm 2015 tại Seoul.

Thị trường Châu Á năm 2015 nở rộ với chiến lược cân bằng giá sản phẩm giữa các khu vực
của Chanel. Từ ngày 8/4/2015, hãng đã tiến hành tăng giá các sản phẩm di sản bán chạy nhất
hàng năm tại Châu Âu, đồng thời giảm giá tại các nước ở thị trường Châu Á, tiêu biểu là túi xách
Chanel các phiên bản 2.55, 11.12 và Chanel Boy. Ngoài các thị trường vốn rất thu hút người tiêu
dùng hàng hiệu như Trung Quốc và Hồng Kông, Chanel cũng áp dụng đồng loạt mức giá giảm
mới tại thị trường Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Tại thị trường Việt Nam, thương hiệu Chanel đã khai trương cửa hàng đầu tiên và duy nhất từ
ngày 7/4/2011, đặt tại khách sạn Rex cao cấp bậc nhất, thuộc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, Chanel cịn sở hữu một cửa hàng mỹ phẩm tại Diamond Plaza. Đại diện thương hiệu
Chanel tại Việt Nam là tập đoàn Imex Pan Pacific (IPP).


8. Các nhãn hiệu liên quan
Năm 1969, câu chuyện về cuộc đời của nhà thiết kế Coco Chanel đã trở thành nguồn cảm hứng
cho vở nhạc kịch Broadway Coco, thủ vai chính là nữ diễn viên Katharine Hepburn và Cecil
Beaton, đảm nhận khâu phục trang. Chương trình đã nhận được 7 đề cử giải Tony, và Cecil
Beaton giành lấy danh hiệu thiết kế trang phục xuất sắc nhất.
Được đạo diễn bởi Karl Lagerfeld, người mẫu Anh – Cara Delevingne và ca sĩ Pharrell Williams
đóng vai chính trong bộ phim ngắn mang tên “Reincarnation”, chính thức ra mắt tại Métiers
d’Art show 2014/2015


Tháng 4/2015, thương hiệu Chanel đã đưa ra quyết định, bắt đầu bán trực tuyến sản phẩm trên
trang chủ kể từ quý IV năm 2016. 3 trong số 11 xưởng thủ công (Métier d’Art) của nhà Chanel
bao gồm: xưởng làm găng tay (Causse), mũ/phụ kiện tóc (Maison Michel) và đồ dệt
kim/cashmere (Barrie Knitwear) cũng chính thức mở bán online vào cuối năm 2015.

MỘT SỐ CỬA HÀNG MANG ĐẬM SẮC THÁI CHANEL



X`






×