Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨYMẠNH UDCNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.65 KB, 19 trang )

1
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc
ứng dụng CNTT và để ứng dụng CNTT được như ngày nay chắc chắn các nước
này đã trải qua rất nhiều các chương trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng
dụng CNTT vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vào khoa học cơng nghệ và giáo dục. Vì vậy, họ
đã thu được những thành tựu rất đáng kể trên các lĩnh vực như: Điện tử, sinh học,
y tế, giáo dục,...
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tiềm năng của cơng nghệ thơng tin là rất lớn việc ứng dụng đa dạng các
phần mềm trong các hoạt động dạy và học sẽ giúp phát huy những ưu điểm,
khắc phục những hạn chế trong tâm sinh lí học tập của người học. Thực trạng
cho thấy việc ứng dụng CNTT trong trường chủ yếu sử dụng phần mềm
Microsoft PowerPoint và máy chiếu để trình diễn nội dung bài giảng. Điều này
dễ dẫn đến lối dạy học thụ động, lấy người dạy làm trung tâm, “thầy chiếu, trò
đọc, chép”. Sử dụng các phần mềm để hỗ trợ trong các hoạt động dạy và học sẽ
giúp tạo cho người học nhiều cơ hội khám phá thông tin, tri thức, rèn kĩ năng xử
lí thơng tin...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Một trong những phương pháp quan trọng để đẩy mạnh hướng tích cực
hóa hoạt động là phải tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, và làm thế nào phát
triển được tư duy của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức để vận dụng các
kiến thức để giải một số bài tập, Tính tốn … Sử dụng đồ dùng dạy học giúp học
sinh tiếp thu kiến thức chính xác hơn, nhanh hơn, và nhớ lâu hơn.Vì đồ dùng
dạy học là phương tiện trực quan kích thích hứng thú học tập và tư duy độc lập
sáng tạo của học sinh... là một giáo viên giảng dạy bộ môn tin học bản thân tôi


2


đã chọn và thực hiện đề tài nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm một số
kiến thức để bổ sung trong quá trình giảng dạy trong nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
-Tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy trong nhà
trường.
-Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và lắng nghe sự góp ý của học
sinh, phụ huynh học sinh, …
-Tham gia học tập trên các diễn đàn …
5. Tính mới của đề tài
Từ thực tiễn ta thấy để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục thì
khơng thể thiếu được vai trị của cơng nghệ thơng tin trong trường học, nó góp
phần khơng nhỏ cho công cuộc phát triển giáo dục đất nước trong thời đại mới
này, nhất là phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Để thực hiện tốt
nhiệm vụ CNTT năm học 2014-2015 của Bộ GD cũng như chiến lược phát triển
giáo dục huyện nhà nói chung và GV trong trường nói riêng. Năm học 20132014 nhà trường được cấp 8 máy chiếu Projector, năm học 2014-2015 được
trang bị thêm một SGK điện tử classbook, một máy tương tác màn hình 70 inch
và một số phần mềm kèm theo như: violet 1.8, phần mềm dạy và học tiếng Anh
6-7-8-9... là một giáo viên giảng dạy bộ môn tin học bản thân tôi đã chọn và
thực hiện đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH UDCNTT TRONG
NHÀ TRƯỜNG”. Sau đây tơi xin phép được trình bày đề tài trên cho các bạn
đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến
thêm để đề tài của tơi hồn thiện hơn.


3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
1. Cơ sở lý luận- Tìm hiểu khái niệm ứng dụng CNTT trong dạy học
Hiện nay, người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy
và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính), và
E-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó:

- CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các
trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia
để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế
mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu
phim, ảnh, sự tương tác người và máy.
- E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng
mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên,
hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thơng mạng Internet. Điểm khác cơ
bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, học viên sẽ tự làm
chủ quá trình học tập của mình, giáo viên chỉ đóng vai trị hỗ trợ việc học tập
cho học viên.
Như vậy, có thể thấy CBT và E-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT
vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất. Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo
viên, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mơ hình lớp học cũ.
Cịn một bên là hình thức học hồn tồn mới, lấy người học làm trung tâm, trong
khi giáo viên chỉ là người hỗ trợ. Tuy nhiên, chúng ta nhiều người vẫn bị nhầm
lẫn 2 khái niệm này, nên nhiều khi dẫn đến những sai lầm. Vì vậy, chúng ta sẽ
phân tích kỹ hơn nhưng mặt mạnh mặt yếu của CBT và Elearning để có thể hiểu rõ hơn chúng ta đã làm gì, cần làm gì và
nên làm gì trong giai đoạn hiện nay.
CBT

E-learning

Có thể phát triển, cải tiến từ phương Thay đồi hoàn toàn cách dạy và học.
pháp dạy học truyền thống. Vẫn dựa Người học có thể học riêng rẽ, học ở


4
trên những hình thức cơ bản của một nhà hoặc ở nơi làm việc. E-learning
lớp học thông thường


khai thác được tối đa sức mạnh của thế
giới Internet: khả năng phổ biến rất cao
(có thể 1 bài giảng nhiều người học),
hay có khả năng cập nhật các thơng tin
mới ngay lập tức.

Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Chỉ cần Chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Mỗi lớp
trang bị cho lớp học máy tính, máy học phải là một phịng máy tính nối
chiếu và các thiết bị multimedia.

mạng Internet, mỗi học sinh và giáo
viên phải có máy tính riêng và những
phần mềm chuyên dụng.

CBT là phương pháp kết hợp được cả Chỉ dựa trên thế mạnh của các bài
những thế mạnh của phương pháp giảng điện tử, hầu như khơng có giao
dạy học truyền thống (dựa trên giao tiếp thầy trò.
tiếp thầy-trò) và khai thác được
những ưu thế của các cơng nghệ hiện
đại (ví dụ những bài giảng điện tử).
Phù hợp hơn với giáo dục phổ thông, Phù hợp hơn với giáo dục Đại học, Sau
vì là ở giáo dục phổ thông, giáo viên đại học và những người đã đi làm.
khơng chỉ dạy kiến thức mà cịn phải
theo dõi hướng dẫn cách tư duy. Vả
lại học sinh nhỏ tuổi chưa đủ khả
năng để làm chủ được quá trình học
tập của mình.
Đây là phương pháp mà các giáo viên Chưa phải là hình thức phổ biến lắm ở
ở Việt Nam hay dùng phổ biến hiện Việt Nam. Mới chỉ có một số trường

nay như dùng Powerpoint, Violet để ĐH là có hệ thống E-learning riêng.
thiết kế bài giảng và dạy học dùng
máy chiếu. Những kết quả thu được


5
là rất đáng kể.
Các công cụ tạo bài giảng cho CBT Các công cụ tạo bài giảng cho egọi là các Authoring Tools như là learning thì tuân theo một chuẩn chung
Powerpoint, Violet 1.8, ….

để đưa lên mạng, trong đó nổi tiếng
nhất là chuẩn SCORM.

2 . Cơ sở thực tiễn-Các phần mềm có thể ứng dụng trong 1 tiết dạy
2.1.Sử dụng phần mềm cho giai đoạn kích thích động cơ học
tập:
Hoạt động

Phần mềm, tiện ích

Giải thích

Kiểm tra bài cũ, Violet 1.8

Tạo trắc nghiệm, trình chiếu

ơn tập

Tạo trắc nghiệm, trị chơi


Minh

Powerpoint tương tác
họa,

mô Trang web chứa các tư liệu về phim

phỏng, dẫn nhập

ảnh (giáo viên có thể tìm những tư

bài mới

liệu phim ảnh phù hợp với chuyên đề
của mình tại đây)
Violet 1.8

Tạo trắc nghiệm, trình chiếu

2.2.Sử dụng phần mềm cho giai đoạn khám phá và giải thích:
Hoạt động

Phần mềm, tiện

Giải thích

ích
Thuyết trình của Powerpoint

Dùng để soạn và trình chiếu bài giảng;


giáo viên và học

kết quả thảo luận

sinh

Violet 1.8

Khám

phá

người

học,

của Internet

thảo Dữ liệu lưu sẵn
luận, tự nghiên cứu
Mạng nội bộ
Email

Soạn bài giảng theo chuẩn SCORM
Dùng tìm kiếm thơng tin
Phục vụ học sinh
Phục vụ học sinh
Giao tiếp giữa GV và HS



6
Violet 1.8

Lập sơ đồ tư duy

2.3.Sử dụng phần mềm cho giai đoạn củng cố và đánh giá:
Hoạt động
Củng cố

Phần mềm, tiện ích
Violet 1.8
Powerpoint

Giải thích
Tạo trắc nghiệm, trình chiếu

tương Tạo trắc nghiệm, trò chơi

tác
3. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học
3.1 Các giải pháp cơ bản
1. Tổ chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, các phần mềm
nêu trên, khai thác mạng Internet cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế BGĐT
cho mình.
2. Tổ bộ mơn tổ chức thảo luận việc sử dụng phương tiện CNTT như thế
nào để phát huy hiệu quả. Và cần nhấn mạnh, khơng có một phương pháp nào là
vạn năng. Do đó, tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn
phương pháp, phương tiện phù hợp.
3. Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong

việc sử dụng BGĐT, khai thác mạng Internet để làm phong phú thêm những
dạng bài tập khác nhau.
4. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn để thu nhận những góp ý chân
thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp
mới.
5. Tổ bộ môn xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy có UDCNTT làm cơ sở
để đánh giá tính hiệu quả của việc UDCNTT trong dạy học.
6. Tổ bộ môn thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua: xây dựng
BGĐT, giờ dạy UDCNTT… để tạo ra bầu khơng khí sơi nổi trong tồn trường.
Có những phần thưởng xứng đáng cho những cá nhân, tập thể đi đầu trong việc
UDCNTT trong giảng dạy.


7
3.2. Các biện pháp cụ thể
Biện pháp 1: Hướng dẫn tự bồi dưỡng, trang bị những kiến thức Tin học
cơ bản nhất về công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên trong các trường
phổ thông
Mặc dù BGĐT chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự
phổ biến nhưng bước đầu đã tạo ra một khơng khí học tập và làm việc khác hẳn
cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng BGĐT sẻ
giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột? Thực ra muốn “click”
chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ nhiều cơng
sức tìm hiểu và làm quen với cách soạn và giảng bài mới này. Cụ thể người thầy
cần phải:
-Có một ít kiến thức hiểu biết về sử dụng máy tính.
-Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint2003-2007… (và đối với
mơn Tốn: Phần mềm Geometer’s Sketchpad, Violet 1.8, …..)
-Biết cách truy cập Internet
-Có khả năng sử dụng được một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt phim, làm

các ảnh động bằng Plash, cắt các file âm thanh,…
-Biết sử dụng máy chiếu Projector (Máy chiếu đa năng)
Mới nghe thì có vẻ mới mẻ và phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng cơng
nghệ thơng tin vào giảng dạy có bắt buộc thì phải thực hiện hết các u cầu trên
hay khơng? Câu trả lời là khơng. Vì nó cịn tùy thuộc vào tính chất của mỗi mơn
học mà các u cầu khác nhau được đặt ra cho mỗi giáo viên. Tuy nhiên, nếu
đáp ứng được các yêu cầu trên thì thật là tuyệt vời.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học và công nghệ
thông tin cho giáo viên tại trường.
1/ Lập kế hoạch bồi dưỡng sử dụng bảng tương tác và phần mềm ứng dụng
Pwerpoint, violet 1.8,… về soạn bài giảng điện tử cho tất cả giáo viên.


8
a. Cách thực hiện:
Lập danh sách giáo viên tham gia học. Đối với những lớp bồi dưỡng như
thế này, tổ yêu cầu 100% giáo viên chưa biết sử dụng phần mềm Powerpoint,
violet 1.8, … phải tham gia học tập.
Thời gian: từ 15 giờ đến 16 giờ 30 ngày thứ tư (sau khi họp tổ chuyên
môn); từ 10 giờ đến 11 giờ ngày thứ bảy (khi trường có họp);
Địa điểm học: Phịng máy nhà trường
Q trình tiến hành học tập tổ trưởng phải giám sát (phân cơng giám sát)
lớp học, có thực hiện kiểm diện đầy đủ.
Kết thúc khoá học phải tổng kết đánh giá quá trình học tập cụ thể của từng
thành viên và đưa việc học tập của từng cá nhân vào thi đua hàng tháng. Điều
nhằm mục đích giúp họ tham gia học tập đầy đủ, tích cực và mang lại hiệu quả.
b. Kết quả thực hiện từ biện pháp thứ hai:
100% giáo viên dạy lớp đều được bồi dưỡng cách sử dụng phần mềm
Powerpoint, violet 1.8,….
2/Lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về Internet như cách truy cập internet;

download dữ liệu, hình ảnh,….
Ta cũng thực hiện tương tự như ở ví dụ 1.
a. Ưu điểm của biện pháp thứ hai.
Bồi dưỡng được những kiến thức tin học mà giáo viên đang cần phục vụ
cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Bồi dưỡng cùng một lúc được tất cả các giáo viên của trường.
Kinh phí ít.
Thời gian học tập do trong tổ bộ môn chủ động được.
Hiệu quả cao vì vừa học xong là ứng dụng thục tế ngay đồng thời lớp học
nằm trong tầm kiểm soát của trường.


9
b. Nhược điểm của biện pháp thứ hai: chưa thấy
Biện pháp 3: Phát động phong trào chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đồng
nghiệp.
a.Nội dung.
Trong các buổi họp hội đồng, họp chun mơn của trường tổ trưởng cần
động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên – công nhân viên trong trường mạnh
dạn trao đổi chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau một cách thân thiện. Người hỏi phải
có thiện chí muốn học tập để hiểu biết, người chỉ dẫn phải tận tình, lời lẽ tế nhị
dễ nghe.
b.Cách thực hiện.
Nhà trường cần chuẩn bị những điều kiện sau:
-Trang bị Wifi cho GV để truy cập mọi lúc mọi nơi (sử dụng Laptop trong
phòng hội đồng). Vì ở phịng này các giáo viên tập trung thường xuyên mỗi
ngày, họ có có thể tranh thủ chút ít thời gian để hỏi lẫn nhau những gì chưa biết,
hơn thế nữa nếu nội dung cần hỏi người này khơng biết nhưng có thể người kia
biết và họ sẽ chia sẽ cho nhau một cách nhanh chóng.
-Hệ thống máy tính phải được kết nối mạng để phục vụ cho việc chia sẻ

những kiến thức về mạng.
c.Kết quả thực hiện từ biện pháp thứ ba.
-100% cán bộ giáo viên của trường điều có thể học tập lẫn nhau.
-Đáp ứng tốt nhu cầu về kiến thức sử dụng công nghệ thông tin cần thiết
kịp thời.
d.Ưu điểm của biện pháp thứ ba.
-Đây là biện pháp bồi dưỡng diễn ra thường xuyên nhất và hiệu quả nhất
đồng thời kiến thức trao đổi cũng rộng nhất. Nhất là kiến thức sau khi tiếp thu
xong sẽ áp dụng ngay vào công việc giảng dạy hàng ngày.


10
-Mơi trường học tập thân thiện, tích cực. chỉ có người hỏi và người trả lời
chứ ở đây khơng có khoảng cách phân biệt giữa người thầy và người trò.
e.Nhược điểm của biện pháp thứ ba.
Chưa thấy nhược điểm.
Biện pháp 4: Đưa công nghệ thông tin vào các hoạt động chuyên môn của
trường.
a.Nội dung.
Để việc học tập không bị lãng phí, kiến thức được bồi dưỡng ở các biện
pháp đã nêu ở trên không bị mai một đi mỗi ngày, nhất là để không bị tụt hậu so
với thời đại, hơn thế nữa là sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện cơng nghệ thơng
tin trong q trình đổi mới phương pháp dạy học là rất lớn, nó góp phần đưa
giáo dục Việt Nam sánh kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
b.Cách thực hiện.
-Kết hợp với biện pháp thứ hai, Ví dụ: sau khi giáo viên được bồi dưỡng
xong cách sử dụng phần mềm Powerpoint, violet 1.8. Tổ trưởng lập ngay kế
hoạch mỗi GV phải thực hiện thao giảng, dự giờ bằng bài giảng điện tử hoặc có
sử dụng CNTT trong tiết dạy. Chẳng hạn ta giao chỉ tiêu trong tuần 2 của tháng
12 năm 2013 là: GV mơn tốn, mơn Sinh mỗi mơn thực hiện 1 tiết thao giảng và

1 tiết dự giờ bằng bài giảng điện tử hoặc 1 tiết dạy có sử dụng công nghệ thông
tin. Đây là một chỉ tiêu được tổ trưởng giao cho các GV thực hiện nhưng thoáng,
bất cứ thành viên nào của mơn Tốn thực hiện tiết dạy cũng được. Tuy nhiên ta
phải phân công nhiệm vụ sau cho rải đều ra ở giáo viên tất cả các mơn, những ai
thạo hơn thì thực dạy trước. Việc phân bổ này nhằm mục đích giúp cho giáo
viên tiếp cận dần với phương pháp dạy có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Tiếp theo những lần giao chỉ tiêu sau đó, tổ trưởng phân cơng những giáo viên
thuộc những bộ môn chưa được thực hiện giảng dạy những lần trước, làm sao
đảm bảo tất cả các giáo viên điều được thực hiện giảng dạy có sử dụng cơng


11
nghệ thông tin một vài lần để làm quen với thiết bị. Cuối cùng cho giáo viên
đăng ký tiết dạy có sử dụng CNTT trong giảng dạy hàng ngày một cách đại trà.
c.Kết quả thực hiện từ biện pháp thứ tư.
-Hiện nay tất cả giáo viên của tổ đều nộp các báo cáo và ra đề thi, soạn giáo
án … đều bằng đánh máy vi tính. Khơng có giáo viên nào soạn giáo án bằng tay.
-Đối với soạn bài điện tử có 11/11 giáo viên biết sử dụng phần mềm
Powerpoint để soạn.
-Sử dụng thành thạo internet có 11/11 giáo viên của tổ.
d.Ưu điểm của biện pháp thứ tư.
Cách làm này buộc những giáo viên nào ngại sử dụng máy tính cũng phải
ngồi vào máy tính để làm, cịn nếu chưa biết sử dụng máy tính thì cũng phải gấp
rút tìm cách để học.
e.Nhược điểm của biện pháp thứ tư.
Có khi giáo viên tải giáo án và bài giảng điện tử trên mạng về.
Biện pháp 5: Hướng dẫn một số quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài
giảng ứng dụng Công nghệ thông tin
Khi chuyển từ bài giảng truyền thống (thầy giảng- đọc trò ghi hay thầy vừa
giảng vừa ghi – trò chép) sang việc giảng bài bằng BGĐT (ƯDCNTT trong dạy

học), hầu hết các giáo viên ở trường nói chung và tổ Tự nhiên nói riêng trong đó
có tơi thường mang một tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là nghĩ
và sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào trong Slide.
Chúng ta cần nhớ một điều: Slide (một trang màn hình của một phần mềm
nào đó) là nơi là chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ
cho bài giảng. Tùy theo từng mơn học, chúng ta có thể bổ sung các cơng thức,
hình ảnh minh họa một cách hợp lý. Đây là bước mà GV cần vận dụng khả
năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu Slide nào cần
hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay Slide kia


12
đang trình bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Cơng đoạn
đưa nội dung vào giáo viên cũng nên luu ý về số lượng chữ, màu sắt, kích thước
trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày một cách rõ
ràng, dễ hiểu. Nhìn vào Slide GV có nhiệm vụ giải thích kĩ càng và mở rộng nó
ra chứ khơng phải đọc các dòng chữ trên Slide. Nếu chưa quen với cách giảng
dạy này, GV cảm thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình
bày về vấn đề gì. Giáo viên có thể in ra một bảng để vừa giảng vừa nhìn vào để
xác định vấn đề tiếp theo.
Sử dụng BGĐT cũng có nghĩa giáo án truyền thống được lãng quên. Chúng
ta hãy nhìn lại xem trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày những gì, phải
chăng là tất cả nội dung bài giảng? Vậy thì đối với BGĐT chỉ gồm một số các
Slide chỉ chứa văn bản, hình ảnh,….thì làm thế nào mà GV có thể quan sát hết
các vấn đề cần được giảng? Những nội dung cảm thấy thích thì tập trung nhiều
thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu nếu một GV mới
có thể nhớ hết nội dung đã chuẩn bị trước buổi dạy hay không? Chỉ cần chúng ta
xây dựng kế hoạch giảng dạy thì vấn đề trên sẻ được giải quyết ngay. Đề cương
này sẽ ghi rõ tên bài dạy, các mục kiến thức cần trình bày, vấn đề nào cần trình
bày trước, vấn đề nào cần trình bày sau? Vấn đề nào trọng tâm và nhấn mạnh?

Chúng ta phải chuẩn bị kĩ lưỡng như vậy là vì nếu tiết dạy đó GV chưa nói hết
các nội dung trong các Slide hay đã trình bày hết nội dung nhưng thời gian cịn
thừa. Tóm lai, chúng ta phải kết hợp đề cương này cùng với việc trình bày trên
các slide một các hợp lý thì lúc đó GV ắt hẳn khơng cịn băn khoăn gì về cách
dạy mới mẻ này.
Biện pháp 6: Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội
Kết nối mạng Internet, giáo viên khơng chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến
thức, nhưng tài ngun mình cần mà cịn có thể chia sẻ, trao đổi thơng tin với
nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến
nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng.


13
Diễn đàn thư viện trực tuyến: địa chỉ ,
là các diễn đàn chuyên cho giáo viên trao đổi với
nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy
học.
Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia
các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể
coi là trang web riêng) cho mình. Tại các blog, giáo viên có thể chia sẻ các kinh
nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem
các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình. Ở các nước châu Âu, các giáo
viên sử dụng rất nhiều blog phục vụ cho cơng việc của mình.
Biện pháp 7: Chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở thay
cho các phần mềm bản quyền
Trong vài năm gần đây, Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã ra nhiều chỉ thị
về việc mua bản quyền các phần mềm trong các cơ quan hành chính Nhà nước,
tuy nhiên kết quả đạt được cũng chưa đáng kể là bao. Hiện nay, mới chỉ có một
số doanh nghiệp lớn của Việt Nam là có đủ tiềm năng để trang bị bản quyền
phần mềm cho đơn vị mình.

Vì vậy, do điều kiện kinh tế cịn khó khăn, vả lại chúng ta đã quá quen với
việc dùng phần mềm mà không trả tiền nên việc mua bản quyền các phần mềm,
nhất là phần mềm của nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không dễ thực
hiện. Một trong những giải pháp đơn giản cho vấn đề này là chúng ta tìm và sử
dụng các phần mềm miễn phí có tính năng gần tương tự như các phần mềm bản
quyền kia. Ví dụ: Hệ điều hành Linux thay cho Windows, bộ phần mềm Open
Office của hãng Sun là miễn phí và có thể sử dụng thay cho Microsoft Office,
v.v...
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công thông tư số 08/2010/TTBGDĐT ngày 01/3/2010 qui định việc sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở
trong đó có đề cập đến việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, cụ thể 4 phần
mềm cần thiết là OpenOffice, FireFox, Thunderbird và HĐH trên nền Linux.


14
4. Những chú ý khi thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT.
*Các tiêu chí đánh giá bài giảng:
4.1. Tiêu chí về nội dung :
Bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội
dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong nhận thức, luyện tập.
Cụ thể :
+ Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng, chính xác
về chính tả, từ ngữ...
+ Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide khơng q nhiều (bình
thường ≤ 30 slide /1tiết), được thiết kế khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ mơn,
có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tịi, khám phá, luyện tập. Nội dung các
slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ
thống, trình tự, logic ; hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp HS tập trung chú ý,
không gây phân tán chú ý của HS; phù hợp với PPDH tích cực - thể hiện rõ
dụng ý dẫn dắt HS suy nghĩ, tìm tòi, khám phá...

+ Các phần mềm giáo khoa và các slide, các phim tư liệu (nếu có) làm rõ
và thể hiện được sinh động nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ,
khám phá, hệ thống hóa và khắc chốt kiến thức. Ghép nối giữa phần mềm giáo
khoa và phim tư liệu khéo léo, phù hợp trình tự bố cục, logic bài học. Tùy bài
chọn dùng phần mềm ứng dụng và các slide chữ, slide hình (hình động hoặc
hình tĩnh), slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải
đảm bảo minh họa, khắc chốt hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần
trọng tâm bài), hướng dẫn HS tìm tịi, khám phá bài học. Phần mềm ứng dụng
đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt HS xây dựng
bài học.
+ Trắc nghiệm sinh động, đạt hiệu quả củng cố, luyện tập, đánh giá tiết
học.


15
4.2. Tiêu chí về hình thức :
Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng
phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Khơng làm HS mất tập trung vào bài
học.
Cụ thể :
+ Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, gọn lời, trình bày đẹp
và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng
có mức độ, hợp lý, khơng bị lạm dụng, khơng quá tải đối với HS, không gây
nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm HS phân tán
chú ý, khơng q nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó,
VD: Hay cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo,
chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu sắc
sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào chối tai khi chuyển slide hoặc đánh dấu trắc
nghiệm. Phối màu khơng khoa học khiến các dịng chữ mờ nhạt, khó nhìn : Hình

ảnh và màu sắc làm nền sặc sỡ/chữ màu vàng nhạt; hoặc nền màu vàng nhạt /
chữ màu vàng/nâu… Khó thấy chữ.
4.3. Tiêu chí về kỹ thuật (Kỹ thuật trình chiếu và sử dụng máy)
- GV làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu khơng
trục trặc.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa
các slide với lời giảng, hoạt động của thầy - trị, với tiến trình bài dạy.
- Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp
thu của phần đông HS. HS theo dõi kịp và ghi vở kịp.
4.4. Tiêu chí về hiệu quả (KT, PP, KN, đánh giá).
- Thực hiện được mục tiêu bài học - HS hiểu bài bài và hứng thú học tập.
- HS tích cực, chủ động tìm ra bài học.


16
- HS được thực hành-luyện tập (RLKN).
- Đánh giá được kết quả giờ dạy.
- Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các ĐDDH
khác khó đạt được.
5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp
Qua 1 năm áp dụng CNTT trong dạy học đã thu được các kết quả sau:
2014-2015
Số cán bộ, giáo viên có địa chỉ email

100%

Số cán bộ, giáo viên có trình độ Tin học A trở lên

100%


Số cán bộ, giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT

100%

Số bài giảng có ứng dụng CNTT

26

III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sự ra đời của phương pháp dạy học mới bao giờ cũng gặp những khó
khăn, địi hỏi phải có ý thức và quyết tâm tìm tịi, thử nghiệm với những bước đi
vững chắc mới có thể đạt hiệu quả cao.
Áp dụng phương pháp giảng dạy bằng cơng nghệ thơng tin địi hỏi giáo
viên phải dành thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy. Từng bước áp dụng các phương


17
tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, Projector, băng hình, tranh ảnh vào trong
giảng dạy các bộ mơn, đó là con đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết
học lên gấp đôi.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu
quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc ứng
dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một cơng việc lâu
dài, khó khăn địi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực
của đội ngũ giáo viên.
Để ứng dụng CNTT trong nhà trường có nhiều cách tiếp cận, nhưng thực
tiễn cho thấy cách tiếp cận thích hợp là đi từ thấp lên cao, từ tổng thể đến chi
tiết, từ môi trường thông tin đến môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì thế cần

cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của CNTT được ứng dụng trong giảng
dạy và học tập.
Qua thực tế giảng dạy và học tập, được sự giúp đỡ của các thầy cô, các
bạn đồng nghiệp, bản thân tơi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, thiết thực cho
q trình giảng dạy và cơng tác. Tơi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn
được đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của
nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

2. Kiến nghị
Để ứng dụng CNTT trong dạy- học được đồng bộ hóa ở nhà trường tơi
xin kiến nghị: nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho
những giáo viên giảng dạy đồng thời tạo điều kiện cho GV được đi tập huấn các
chương trình ứng dụng CNTT trong giảng dạy để bổ sung thêm kiến thức và học
hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp.


18
Trong quá trình viết đề tài, do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn,
đề tài khơng tránh khỏi những sai sót hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự đóng
góp chỉ bảo của các thầy cơ giáo và các đồng nghiệp để làm kinh nghiệm quý
báu cho bản thân trong quá trình giảng dạy.

Tài liệu tham khảo
-Sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, tỉnh qua các năm.
-Nhiệm vụ cơng nghệ thơng tin của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Sóc Trăng ...


19




×