1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI
ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Tp Hồ Chí Minh, năm 2021
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI
ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NƠNG THƠN
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế lượng ứng dụng
Thành viên nhóm 9
(100%)Nguyễn Hồng Tuấn (NT Sđt: 0964576710) MSSV:31191024191
(100%)Trần Khánh Hịa
MSSV:31191026593
(70%)Huỳnh Nhật Ln
MSSV:31191026963
(100%)Lê Nguyễn Anh Tú
MSSV:31191024176
(90%)Tống Hồng Nhật
MSSV:31191022268
GV hướng dẫn
Th.s Ngơ Hồng Thảo Trang & Th.s Trương Thành Hiệp
Tp Hồ Chí Minh, năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do chính tay tơi thực
hiện, các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trính dẫn đầy đủ theo quy định.
Tp.HCM,ngày 15 tháng 5 năm 2021
Đại diện nhóm
Nguyễn Hồng Tuấn
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT
DANH MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VARHS: Bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thôn Việt
Nam.
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
SXNLNN: Sản xuất nông lâm , ngư nghiệp
OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất
BTB: Bắc Trung Bộ
TN: Tây Nguyên
DHMT: Duyên Hải Miền Trung
DBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại hoạt động theo chức năng và yếu tố
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Bảng 3.1: Tóm tắt và mô tả các biến theo các nghiên cứu trước
Bảng 4.1: Số tổ chức tham gia các hộ gia đình theo thu nhập trung bình
Bảng 4.2: Đặc điểm mật độ tham gia vào tổ chức của hộ gia đình
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình
Hình 4.1: Kết quả hồi quy OLS 1
Hình 4.2: Kết quả hồi quy OLS 2
TÓM TẮT
Luận văn sử dụng bộ dữ liệu tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS) năm 2016
đề nghiên cứu mỗi quan hệ giữa vốn xã hội và thu nhập trung bình của các hộ gia đình
nơng thơn các tỉnh Miền Trung Việt Nam. Bài viết sử dụng ba mô hình: mơ hình hồi
quy OLS với biến vốn xã hội đơn giản, mơ hình hồi quy OLS đây đủ với biến vốn xã
hội gồm bốn thành phân chính và mơ hình hồi quy với biến cơng cụ là biến niềm tin
giữa con người, các hộ gia đình với nhau. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là thu
nhập trung bình của hộ gia đình, biến độc lập là các nhóm biến về vốn xã hội như:
tông số tổ chức mà hộ có thành viên tham gia, tính đồng nhất của một trong ba tổ chức
quan trọng nhất đỗi với hộ, mật độ tham gia vào tổ chức mà hộ có thành viên tham gia
lâu nhất, đóng góp tiền mặt vào tơ chức; các nhóm biến về đặc điểm hộ gia đình như:
quy mơ hộ gia đình, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, nghề nghiệp chính
của chủ hộ, số năm đi học trung bình của lực lượng lao động trong hộ, tổng diện tích
đất của hộ gia đình và nhóm biến về các khu vực trong bộ dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vốn xã hội là biến bị nội sinh và có ảnh hưởng tới
thu nhập trung bình của hộ. Các thành phần của vốn xã hội như số tổ chức hộ tham
gia, mật độ tham gia thường xuyên, tính đồng nhất về nghề nghiệp trong tô chức quan
trọng đối với hộ và số tiền đóng góp vào tổ chức đều có tác động đến thu nhập hộ gia
đình. Nghiên cứu cịn cho thấy rằng đặc điểm vốn con người và vật thể của hộ gia
đình cịn có vai trị quyết định đến thu nhập của hộ. Cụ thể, số năm đi học trung bình
của lực lượng lao động, tổng diện tích đất của hộ có tác động tích cực đến thu nhập
trung bình của hộ gia đình. Bên cạnh đó, nếu chủ hộ có nghề nghiệp chính là sản xuất
nơng nghiệp thì thu nhập của hộ thấp hơn thu nhập của hộ có chủ hộ làm phi nông
nghiệp, quy mô của hộ gia đình có tác động tiêu cực đến thu nhập trung bình của hộ.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Sau 32 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu với
trên 90% dân số làm nghề nông, đến nay đã đạt được nhiêu thành tựu quan trọng trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2017 của Tổng cục thống kê, quy mơ nên kinh tế Việt Nam đạt 5.007,9
nghìn tỷ đơng; GDP bình qn đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng. Về cơ cấunên
kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ chiêm 41,32%. Có thể thấy cơng
nghiệp và dịch vụ là đầu tàu kinh tế nhưng nơng nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan
trọng đ ối với nên kinh tế nước ta, khi mà dân số nông thôn vẫn ở mức cao là 60,8
triệu người, chiếm khoảng 64,9% tổng dân số cả nước và phân lớn công việc của
người dân ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua, Việt
Nam đã thực hiện hàng loạt các giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các
hộ gia đình ở khu vực nơng thơn có thể tiếp xúc với nhiều cơ hội phát triển kinh tế,
tăng thu nhập gia đình như: đầu tư vốn, hướng dẫn tăng cường áp dụng khoa học công
nghệ vào nông nghiệp, khuyến khích phát huy vai trị của vốn xã hội. Tuy nhiên các
hoạt động sản xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn do đa số người dân nơng thơn
có trình độ văn hóa thấp; sản xuất với quy mơ nhỏ lẻ, manh mún khó có thể chun
canh với diện tích lớn. Hơn nữa, các chính sách, cơ chế phát triển nơng thơn vẫn chưa
hồn thiện, chưa đi vào chiều sâu, người nơng dân ít có điều kiện áp dụng khoa học kỹ
thuật, cơ giới hóa vào sản xuất.
Vốn xã hội được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn khác như vốn
kinh tế, vốn văn hóa, vốn con người. Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu khác
nhau trên thế giới liên quan đến sự đóng góp của vốn xã hội trong nhiêu lĩnh vực và
vai trị tích cực của loại vốn này trong giai đoạn đối mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay như Coleman (1998), Putnam (1995, 2000),
Bourdieu (1986). Xác định vốn xã hội như là một “nguyên liệu mới” để nâng cao thu
nhập cho các hộ gia đình. Đến nay, mỗi quan hệ của vốn xã hội và thu nhập của các
hộ gia đình đã được để cập trong rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả khác nhau
trên thế giới như Narayan & Pritchett (1999), Lu Sun và cộng sự (2014), và Yusuf
(2008). Với vốn xã hội lớn hơn, các hộ gia đình thu nhập chủ yếu từ hoạt động nơng
nghiệp có sử dụng phân bón, hóa chất nơng nghiệp trong đầu vào hoặc chất lượng
giống được cải thiện hơn do đó thu nhập của họ sẽ cao hơn (Narayan & Pritchett,
1999). Vốn xã hội cũng có thể mang đến cho người nông dân nhiêu bài học, nhiều cơ
hội thăng tiến, làm việc và giúp họ cải thiện được khả năng tự nâng cao thu nhập (Lu
Sun và cộng sự, 2014). Vốn xã hội đã ảnh hướng tích cực đến phúc lợi hộ gia đình, là
một yếu tố cải thiện mức sống của thành viên hộ gia đình. Cụ thể là tăng một đơn vị
vốn xã hội sẽ dẫn đến tăng 0,15 phần trăm trong chỉ tiêu hộ gia đình bình quân trên
đầu người (Yusuf, 2008). Vì vậy, nghiên cứu về tác động của vốn xã hội ở các tỉnh
miền Trung Việt Nam, nhất là khu vực nông thôn có thể giúp chúng ta nhận ra vai trị
của vốn xã hội trong việc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế và mức thu nhập của
các hộ gia đình ở nông thôn miền Trung Việt Nam .
Với câu hỏi vốn xã hội có tác động tới thu nhập hộ gia đình nơng thơn khu vực
miền Trung Việt Nam hay không? Đề giải đáp thắc mắc nghiên cứu này sẽ sử dụng số
liệu VARHS 2016 để phân tích xem liệu vốn xã hội của một hộ gia đình có ảnh hưởng
đến thu nhập của các hộ gia đình đó hay khơng để từ đó có chính sách liên quan đến
vốn xã hội phù hợp giúp các gia đình nơng thơn nâng cao thu nhập, nâng cao mức
sống .
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Vốn xã hội ảnh hưởng như thế nào tới thu nhập hộ gia đình nơng thơn khu vực
miền Trung Việt Nam ?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn xã hội và thu nhập hộ gia đình nơng thơn khu vực
miền Trung Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần thuộc vốn xã hội lên thu nhập hộ gia đình
nơng thơn khu vực miền Trung Việt Nam.
-Đề xuất một số chính sách có liên quan đến vốn xã hội phù hợp giúp các gia đình
nơng thơn khu vực miền Trung để nâng cao thu nhập.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các hộ gia đình sống ở vùng nơng thơn
Việt Nam tham gia đa dạng hóa thu nhập dựa trên bộ dữ liệu “Điêu tra hộ gia đình tiếp
cận nguồn lực và đánh giá tác động chương trình hỗ trợ ngành nơng nghiệp và phát
triển nông thôn ” (VARHS) năm 2016 .
Báo cáo này dựa trên mẫu của 883 hộ gia đình nơng thơn. Hầu hết các hộ gia đình
này được lấy mẫu lại từ mẫu VHLSS 2004 ở các vùng nông thơn của 6 tỉnh VARHS,
Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hồ, Đăk Lăk , Đăk Nông và Lâm Đồng (và mẫu
VHLSS năm 2002 ở Quảng Nam). Tuy nhiên, mẫu này không bao gơm các hộ gia
đình được thành lập sau năm 2004, mẫu dựa trên VHLSS trước đây có xu hướng thiên
về các hộ gia đình lớn tuổi hơn. Đề giải quyết vấn để này và để thay thế các hộ gia
đình khơng thể phỏng vấn lại, mẫu cho VARHS 2012 đã được mở rộng thêm 544 hộ
mới, lấy mẫu từ cuộc Tổng điều tra năm 2009. 50 hộ gia đình đã được lẫy mẫu ngẫu
nhiên để thay thế các hộ gia đình mà khơng thể phỏng vấn lại. Các hộ cịn lại là các hộ
có chủ hộ là người trẻ tuổi. Điều này đảm bảo rằng mẫu VARHS hiện nay đại diện cho
dân số nông thôn ở mỗi trong 6 tỉnh .
Phạm vi của nghiên cứu là vùng đồng bằng nông thôn của tỉnh thành đại diện cho
vùng kinh tế miền Trung Việt Nam gồm: Nghệ An; Quãng Nam; Khánh Hịa; Lâm
Đồng: Đắk Lắk; Đắk Nơng.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và chạy hồi quy
hai mơ hình để nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn xã hội và thu nhập trung bình của
các hộ gia đình. Ngồi ra, tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy với biến cơng cụ để
kiểm định tính nội sinh của biến vốn xã hội.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn nghiên cứu
Việc xác định vốn xã hội có tác động đến thu nhập của các hộ gia đình ở nơng thơn
hay khơng sẽ giúp đưa ra được nhiêu kiến nghị, để xuất giúp làm tăng các chiến lược
sử dụng vốn xã hội. Từ đó góp phần ổn định cuộc sống của các hộ gia đình nơng thơn
và chính sách xây dựng nơng thôn mới bền vững .
1.7. Kết cầu luận văn Luận văn gôm 5 chương:
+ Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng khi thực
hiện nghiên cứu này .
+ Chương 2: Đưa ra cơ sở lý thuyết liên quan đến vẫn đề nghiên cứu .
+ Chương 3: Trình bày mơ hình, thiết kế mơ hình và nêu rõ phương pháp nghiên cứu,
cách lấy số liệu và đo lường các biến .
+ Chương 4: Thể hiện kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả .
+ Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách, chỉ ra những mặt giới hạn của luận văn và đề
ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, luận văn sẽ trình bày một số khái niệm về vốn xã hội, hoạt động đa
dạng hóa thu nhập và luận văn sẽ tóm lượt một số nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác
đề chọn một số biến phù hợp đưa vào luận văn .
2.1. Thu nhập hộ gia đình
2.1.1. Một vài lý thuyết liên quan tới thu nhập hộ gia đình
Định nghĩa và phân loại thu nhập
Khi nói đến thu nhập ta ngầm hiểu thu nhập là tất cả những gì mà một cá nhân
nhận được hoặc kỳ vọng nhận được trong cuộc sống của họ. Thu nhập thấp hay cao sẽ
ảnh hưởng tới phúc lợi cá nhân từ đó mà gây ra ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội. Nghiên
cứu về thu nhập chính là tìm hiểu những yếu tố khiến thu nhập thay đổi. Chính điều
này sẽ làm tăng phúc lợi xã hội. Hicks (1975) đưa ra định nghĩa về thu nhập chính bao
gơm các khoản tiền mà cá nhân nhận được hay kỳ vọng nhận được.
Hội nghị các nhà thống kê lao động quốc tế lần thứ 16 thông qua một nghị quyết
về thu nhập đã định nghĩa thu nhập của hộ gia đình là tổng thu nhập băng tiền và hiện
kim, có tính chất định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm hoặc là thường xuyên của tất cả
các thành viên trong hộ gia đình. Còn theo Ellis (2000) định nghĩa thu nhập là kết quả
của các hoạt động tạo thu nhập, nó được đo lường băng cả tiền mặt và các khoản đóng
góp cộng lại. Trong đó tất cả những sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra từ các hoạt
động được tính bằng giá thị trường của người sản xuất bất kể cả việc họ cũng là người
sử dụng sản phâm và dịch vụ đó. Vì vậy tất cả những sản phẩm thuộc sở hữu của nông
trại được định giá bằng với giá khi mà họ bán. Cách tiếp cận thu nhập cũng khá thú vị,
theo nhóm Canberra (một nhóm chuyên gia làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực
thống kê thu nhập hộ gia đình gồm có đại diện của các cơ quan thống kê quốc gia, các
cơ quan chính phủ và các cơ quan nghiên cứu từ Châu Âu như Mỹ, Australia và một
số tổ chức quốc tế khác) đã cho rằng tồn tại hai cách tiếp cận truyền thống của thu
nhập, thứ nhất là cách tiếp cận vĩ mơ, có nguồn gốc từ các tài khoản quốc gia, đặc biệt
là các tiêu chuẩn được đưa ra trong hệ thống Tài khoản Quốc Gia (SNA). Còn khi tiếp
cận theo hướng vi mơ thì đây là các khoản thu nhập cá nhân hoặc thu nhập hộ gia
đình, thường dùng trong các nghiên cứu về đói nghèo, phúc lợi và ảnh hưởng của nó
đối với các nhóm kinh tế xã hội khác nhau.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa thu nhập theo các nhà thống kê
đưa ra ở hội nghị lao động quốc tế lần thứ 16, đó là thu nhập của hộ gia đình là tổng
thu nhập băng tiền và hiện kim, có tính chất định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm hoặc
là thường xuyên của tất cả các thành viên trong hộ gia đình.
Ngồi ra cịn rất nhiều cách phân loại thu nhập khác nhau nữa, dựa theo nguồn tạo
ra thu nhập như nghiên cứu của Ellis (2000) hay Barrett và các cộng sự (2001) đều
cho răng thu nhập chia thành hai loại đó là thu nhập nơng trại và phi nơng trại. Nhưng
hai nghiên cứu này có đơi chút khác nhau Ellis (2000) đưa ra ví dụ xác định thu nhập
phi nông trại là thu nhập gồm lương, lao động, khác với thu nhập từ làm việc trên
nông trại trong khi Barrett và các cộng sự (2001) lại cho rằng thu nhập phi nông trại là
tất cả những hoạt động từ việc sở hữu tài sản của người nơng dân.
Schwarze (2004) thì có cách phân loại theo hướng của EllIs cụ thể ở bảng dưới:
Bảng 2.1: Phân loại hoạt động theo chức năng và yếu tố
Chức năng
Lao động cho chính mình
Lao động nhận tiền cơng
Yếu tố
Phi nơng nghiệp
Doanh nghiệp
Cho thuê
Nông nghiệp
Trồng cây hàng năm
Trồng cây lâu năm
Chăn nuôi
Lâm-ngư nghiệp
Lao động nông nghiệp để
lấy tiền công
Lao động phi nông nghiệp
để lấy tiền công
Nguồn: Schwarze (2004)
Nhưng Schwarze khác Ellis ở chỗ là thu nhập phi nơng nghiệp được tính bằng cách
cộng tông thu nhập từ doanh nghiệp và tiền cho thuê của tự chính người lao động. Kết
hợp với dữ liệu của VARHS năm 2014, trong bài này tác giả nghiên cứu theo cách
phân loại của Schwarze (2004).
-Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình
Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa
các yếu tổ nhân khẩu học, nguồn lực và thu nhập của hộ gia đình như Fadipe và cộng
sự (2004), Lhing và cộng sự (2003), hay Aikaeli (2010) vv. Kết quả nghiên cứu của họ
cho thấy rằng các yếu tố này thực sự có mối quan hệ chặt chẽ với việc tạo thu nhập,
nâng cao phúc lợi của các hộ gia đình.
Fadipe và cộng sự (2014) trong nghiên cứu đánh giá các yếu tố quyết định thu
nhập giữa các hộ gia đình nông thôn ở Nigeria. Nghiên cứu sử dụng thống kê mơ tả và
hàm hỏi quy đa biến để phân tích dữ liệu thu thập được từ 90 hộ gia đình ngẫu nhiên
thông qua khảo sát bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy rằng thu nhập từ trang trại là thu
nhập quan trọng nhất cho các hộ gia đình, chiếm 57.9% trong tổng thu nhập.
Ngồi quy mơ hộ gia đình có tác động tiêu cực đến thu nhập thì trình độ học vẫn
của chủ hộ, quy mô trang trại và khả năng tiếp cận điện của hộ gia đình là các yếu tố
chính quyết định tích cực đến thu nhập hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu.
Lhing và cộng sự (2013) nghiên cứu điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
102 hộ gia đình là khách hàng và 60 hộ gia đình khơng phải là khách hàng của một
công ty hợp tác tư nhân ở Myanmar. Cụ thể nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy Logistic
và hàm Cobb-douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình và
các đặc điểm nhân khẩu học, tài chính vi mơ lên việc thành lập doanh nghiệp mới của
hộ. Kết quả thực nghiệm từ mơ hình chỉ ra rằng có sáu biến độc lập như tuổi, giới
tính, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mơ đất đai, số lượng cây trồng và việc thành lập
doanh nghiệp mới có ảnh hưởng đáng kê đến thu nhập hộ gia đình.Và nghiên cứu cho
thấy răng bắt đầu việc thành lập doanh nghiệp mới là yếu tố quan trọng nhất đề tăng
thu nhập cho các các hộ gia đình.
AIkaeli (2010) nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội và
yếu tố địa lý lên thu nhập của các hộ gia đình nơng thơn và cộng đồng ở Tanzania.
Nghiên cứu này tác giả sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính và bình phương nhỏ nhất
để ước tính mối quan hệ giữa các yếu tố này. Kết quả chỉ ra rằng có bốn yếu tố tác
động tích cực đến thu nhập của các hộ gia đình nơng thơn: trình độ học vấn của chủ
hộ, quy mơ lực lượng lao động trong hộ, tổng diện tích đất của hộ và doanh nghiệp tự
chủ phi nông nghiệp. Thêm vào đó, kết quả cịn chỉ ra rằng nếu chủ hộ là nữ giới thì
sẽ có thu nhập thấp hơn những hộ có chủ là nam giới. Ở cấp độ cộng đồng thôn, tiếp
cận với phương tiện thông tin đại chúng sẽ có khả năng tiếp cận theo thơng tin thị
trường nhiều hơn, thuận lợi cho việc kinh doanh, sản xuất, từ đó tăng thu nhập.Đối
với vẫn đề về thời tiết, nếu một lượng mưa vừa đủ sẽ làm tăng thu nhập, ngược lại hạn
hán và lũ lụt sẽ thất thu và làm giảm thu nhập.
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014) xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang cho thấy: trình độ học vấn, diện
tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng
vốn vay và số lượng lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ ở An
Giang. Hay trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Áp dụng phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính, các nhân tố tác động đến
thu nhập bình quân/ người của hộ dân tộc thiêu số ở Đồng bằng Sông Cửu Long là:
trình độ học vẫn của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động
trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ và trình độ học vấn của lao động trong
hộ có tác động dương đến thu nhập của hộ, chỉ có quy mơ hộ có tác động ngược chiều
với thu nhập. Trong tất cả các yếu tơ đó thì số hoạt động tạo ra thu nhập có tác động
cùng chiều và mạnh nhất đến thu nhập bình quân/ người của hộ dân tộc thiểu số ở
ĐBSCL.
Và còn rất nhiều các nghiên cứu khác của các tác giả ở trên nhiều địa bàn, vùng
miền khác nhau tại Việt Nam.
Như vậy, thu nhập là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau,Y=f(x1, x2, x3....xn).
Dạng hàm sản xuất được sử dụng phổ biến như trong nghiên cứu của Lhing và
cộng sự (2013) đề phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến thu nhập là hàm sản xuất
Cobb- Douglas:
Trong đó, Y là thu nhập, A là hằng số; (i=1,n) là các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ như: vốn, lao động, đất đai, trình độ giáo dục...., e là các yếu tố khác
ngồi .
Ngoài ra, dạng hàm bán logarit: LN(Y)€¡ (Mincer, 1974) hoặc dạng hàm tuyến tính
đa biến như trong nghiên cứu của Aikaeli (2010) : €¡ cũng được sử dụng khá rộng rãi
để ước lượng thu nhập và chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. Trong nghiên cứu này,
tác giả sử dụng hàm bán logarit để nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn xã hội với thu
nhập của các hộ gia đình.
2.2. Vốn xã hội .
2.2.1. Vốn xã hội là gì?
Vốn xã hội là một trong những thuật ngữ được giới nghiên cứu Việt Nam và nước
ngoài ngày càng quan tâm trong những năm gần đây. Thuật ngữ vốn xã hội được đưa
vào nghiên cứu từ những năm đâu thế kỷ XX, bắt nguồn từ nghiên cứu của Hanifan
(1916), mặc dù thuật ngữ này được thảo luận bởi nhiêu học giả nồi tiêng như
Bourdieu (1986), Coleman (1988) hay Putnam (2000), tuy nhiên mỗi người lại định
nghĩa vốn xã hội dựa trên hướng tiếp cận của mình, vì vậy đến ngày nay, vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất về vốn xã hội .
Bên cạnh đó, giới học thuật vẫn cịn tranh luận về việc vốn xã hội có thể được
cơng nhận là một loại vốn hay không. Một số nhà học thuật cho rằng vốn xã hội cũng
tương tự như các loại vốn khác có thể tích lũy để tạo lợi nhuận, có thể chuyển hóa
thành vốn, nguồn lực khác (Bourdieu, 1986) và được sử dụng trong nhiều mục đích
khác nhau (Coleman, 1988). Một số người khác lại lập luận rằng vốn xã hội khác với
các loại vốn khác vì vốn xã hội nằm trong các mối quan hệ xã hội, không phải chỉ của
một các cá nhân, như các loại vốn khác, và vốn xã hội chỉ có thê được trao đổi giữa
các cá thể cùng nhóm thay vì ở các thị trường mở (Claridge, 2004) .
Bourdieu (1986) định nghĩa vốn xã hội là một tập hợp các nguồn lực thực tế hoặc
tiềm tàng dựa trên mạng lưới quen biết và nhận ra nhau, mà trong đó các cá nhân
tương tác qua lại với nhau, Bourdieu cũng cho rằng quy mô vốn xã hội của một cá
nhân phụ thuộc vào mức độ quan hệ rộng hay hẹp mà mỗi người nắm giữ được trong
thực tế. Theo định nghĩa này, vốn xã hội là một loại tài sản mà cá nhân có thể khai
thác và ảnh hưởng, vốn xã hội có thể được đầu tư và chuyến đổi thành các loại vốn
khác, cá nhân nào càng có nhiều mối quan hệ thì càng nắm được nhiêu ưu thế.
Coleman (1988) lại có quan điểm ngược lại với Bourdieu, ông cho rằng vôn xã hội
không phải là tài sản cá nhân mà là tài sản chung của tập thể. Theo Coleman, vốn xã
hội là lòng tin và quy tắc ứng xử của con người đối với nhau. Vốn xã hội tơn tại khi
con người có trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ và có lịng tin vào sự hợp tác với nhau
.Chính sự trách nhiệm và thái độ sẵn sàng giúp đỡ tạo lòng tin giữa các cá nhân .
Theo Coleman, vốn xã hội có ba đặc tính: (1) phụ thuộc vào lịng tin và sự trơng đợi
của cá nhân với nhau, (2) vốn xã hội mang đặc tính truyên thống, chẳng hạn các cá
nhân có thể có các thơng tin hữu ích từ các mối quan hệ quen biết của mình mà khơng
phải phát sinh nhiêu chi phí, (3) càng có nhiêu chế tài và chuẩn mực hiệu quả sẽ làm
vốn xã hội lớn hơn .
Putnam (1995, 2000) lại đưa ra định nghĩa về vốn xã hội của riêng mình. Ơng coi
vốn xã hội là những đặc điểm của tổ chức xã hội (khuôn mẫu, chuẩn mực, nguyên
tắc), vốn xã hội giúp các hành động của tập thể có tính khn mẫu, tăng cường các
chuẩn mực phố biến và làm đơn giản hóa sự hợp tác. Putnam nêu bật hai đặc điểm
quan trọng phân biệt vốn xã hội với các loại vốn khác. Đâu tiên, ông giả định rằng vốn
xã hội là có tính cơng cộng và khơng phải là tài sản cá nhân của những cá nhân sử
dụng nó, khơng ai có thể tước đoạt qun tiếp cận vốn xã hội hoặc trở thành chủ sở
hữu duy nhất của vốn xã hội. Thứ hai, Putnam phân biệt một tính năng quan trọng
khác của vốn xã hội. Vốn xã hội khơng bị cạn kiệt khi sử dụng nó, vốn xã hội chỉ cạn
kiệt nếu không được sử dụng. Putnam tin răng niềm tin là thành phần quan trọng nhất
của vốn xã hội. Niềm tin trở thành cơ sở cho bất kỳ sự hợp tác nào là điêu không thể
tránh khỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống .
Như vậy, Putnam cũng có cùng quan điểm với Coleman khi cho rằng vốn xã hội là
tài sản chung của tập thể, khác với nhận định của Bourdieu vốn xã hội là tài sản cá
nhân. Phân tích các vấn đề nêu trên cho thấy nhiều nhà nghiên cứu xem sự tin tưởng
trong nhóm như một nên tảng của vốn xã hội. Sự tin tưởng một nhóm xã hội nào đó
làm tăng mong muốn tham gia vào nhóm của các cá nhân. Tuy nhiên, sự tin tưởng có
thể phát sinh khi các giá trị và tiêu chuẩn được chia sẻ như nhau bởi tất cả các thành
viên trong nhóm .
Có thể thấy tại thời điểm hiện tại, khái niệm vốn xã hội vẫn đang được tiếp tục
được thảo luận và hoàn thiện, tuy có nhiều định nghĩa, cách giải thích khơng giống
nhau và có những quan điểm phản biện các định nghĩa, nhưng các nghiên cứu đã góp
phần vào làm phong phú hơn định nghĩa và cách áp dụng vốn xã hội trong từng bối
cảnh nghiên cứu cụ thể. Trong nghiên cứu này, tác giả thống nhất quan niệm vốn xã
hội là một loại nguồn lực; găn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội; được tạo ra
bằng cách đầu tư vào mạng lưới xã hội và các mối quan hệ; có thể khai thác giá trị của
vốn xã hội để mang lại những lợi ích .
2.2.2. Vai trị của vốn xã hội
Vốn xã hội bao gồm các mạng lưới mối quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi các
tiêu chí lịng tin và có đi có lại. Vì có sự tin tưởng, vốn xã hội cho phép mọi người
hành động vì lợi ích lẫn nhau (Lochner et al, 1999), Theo Stewart-Weeks and
Richardson (1998) băng chất lượng của các mối quan hệ xã hội, các cá nhân có thể sử
dụng nó để giải quyết các vẫn đề mà họ gặp phải. Tsai (2000) và Coleman (1988)
nghiên cứu và chỉ ra răng vơn xã hội có vai trị quan trọng trong việc chia sẻ kiến thức
và thông tin, từ những thông tin và kiến thức nhận được qua sự chia sẻ của các mạng
lưới xã hội, các cá nhân có thể sử dụng để phát triển vốn con người. Niềm tin là một
thành phân quan trọng của vốn xã hội (Stone, 2001) khi sự tin tưởng được phát triển,
mối quan hệ này mang sẽ mang tính chất lâu dài, và do đó địi hỏi phải bảo trì ít hơn.
Thật vậy, với những người bạn tin tưởng và tin tưởng bạn, sau nhiễu năm ít có sự
tương tác với nhau thì mối quan hệ vẫn được duy trì mạnh mẽ. Prusak and Cohen
(2001) lập luận đề tăng tính hiệu quả trong quản lý, các nhà quản trị phải đặt niềm tin
lên ưu tiên hàng đầu để xây dựng mối quan hệ trong các tổ chức có tính mạnh mẽ .
Ngồi ra vốn xã hội còn được Coleman (1988) và Dearmon and Grier (2011) nhắc tới
với vai trò quan trọng trong việc là tạo ra vốn con người thông qua các môi quan hệ
trong gia đình và cộng đơng nhất đề hình thành vốn con người ở thế hệ tiếp theo,
nghiên cứu của Coleman về tỷ lệ học sinh bỏ học chỉ ra rằng có mỗi liên hệ giữa vốn
xã hội của phụ huynh ảnh hưởng đến thành tích học tập của con cái. Theo Becker
(1993) vốn xã hội tác động đến kiến thức, thói quen và kỹ năng của trẻ em qua tâm
ảnh hưởng của gia đình. Nghiên cứu của mình Ports et al (1998) cũng nhận xét sự hiệu
quả của vốn xã hội trong việc kiểm soát việc học tập của trẻ em mà không cân sử
dụng đến các biện pháp kiêm sốt khác .
Vốn xã hội cịn có vai trị trong phát triển kinh tế, trong một số trường hợp vốn xã
hội có thể được sử dụng trong việc huy động các ngn lực tài chính để đâu tư tăng
trưởng kinh tế (Woolcock, 2001). Theo Trần Hữu Dũng (2003), bằng yếu tố niềm tin
vốn xã hội giúp giảm các chi phí giám sát, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian
và tiền bạc chi cho các hoạt động giám sát đề đầu tư vào các hoạt động kinh tế khác .
2.2.3 Cách đo lường về vốn xã hội
Đo lường vốn xã hội một cách thực nghiệm là việc không dễ dàng. Nhiều tác giả,
cơng trình nghiên cứu đã đưa ra những cách đo lường vôn xã hội khác nhau tùy từng
mức độ đo vốn xã hội của vấn đề nghiên cứu vi mơ hay vĩ mơ. Vì vậy mà trên thế giới
đã có rất nhiều nghiên cứu về cách thức đo lường vốn xã hội và đưa ra một số bộ tiêu
chuẩn đo lường như Ngân hàng thế giới (2002) hay cách đo lường vốn xã hội theo
khung phân tích của nước Anh được thực hiện bởi Harper và Kelly (2003).vv.
Vốn xã hội được cơng nhận có tính đa cơng dụng nên tùy theo mục đích nghiên cứu,
phương pháp tiếp cận mà có những cách đo lường khác nhau. Trong bài nghiên cứu
này, tác giả dựa vào hai nghiên cứu chính để đo lường vốn xã hội theo cấp độ hộ gia
đình.
Nghiên cứu vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình ở NIgeria của Yusuf (2008) và
nghiên cứu vốn xã hội, phúc lợi hộ gia đình ở Burkina Faso của Grootaert (2002) khảo
sát phúc lợi của các hộ gia đình, vốn xã hội của hộ gia đình được đo bằng:
-Mật độ thành viên: Ở cấp độ mỗi gia đình thì chính là tổng số các hiệp hội mỗi gia
đình tham gia.
-Tính khơng đồng nhất của tổ chức: Mỗi hộ gia đình trả lời câu hỏi liệu các thành
viên một trong ba tổ chức quan trọng nhất đối với hộ là có cùng nhóm họ hàng, cùng
nghề nghiệp, tình trạng kinh tế tương tự, cùng tơn giáo, cùng giới tính, nhóm tuổi.
Nghiên cứu xây dựng một thang điểm từ 0 đến 9 để các hộ gia đình đánh giá độ khơng
đồng nhất ở mỗi nhóm của mỗi tổ chức. Điểm khơng đồng nhất của ba tô chức quan
trọng nhất đối với hộ gia đình chính là trung bình cộng điểm của ba tổ chức và giao
động từ 0 đến 100.
-Chỉ số tham dự cuộc họp: Tổng số lần tham dự các cuộc họp của các thành viên
trong hộ gia đình. Giá trị này sau đó được nhân với 100.
-Đóng góp tiền mặt: Được đo bởi số tiền mà hộ gia đình đóng góp vào hiệp hội mà
các hộ gia đình là thành viên.
-Đóng góp lao động: Số ngày mà thành viên hộ gia đình làm việc cho tổ chức trong
một năm.
-Chỉ số ra quyết định: tổng các lần mà thành viên hộ gia đình tham gia phản ứng ra
quyết định đối với 3 tổ chức quan trọng nhất đối với họ. Giá trị này 15 được tính
bằng trung bình cộng của ba nhóm sau đó nhân với 100 cho mỗi hộ gia đình.
Đề tài sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng
thơn Việt Nam năm 2016 nên sẽ hạn chế về các biến đo lường vốn xã hội. Kết hợp với
các nghiên cứu trên, bài này sử dụng bốn chỉ số tạo thành vốn xã hội: tổng số tổ chức
mà hộ tham gia, mật độ tham gia, tính đồng nhất của tổ chức, đóng góp tiền mặt.
2.3. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến vốn xã hội và thu nhập
hộ gia đình
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về vốn xã hội và thu nhập của
các hộ gia đình. Nghiên cứu về vốn xã hội và thu nhập hộ gia đình nơng thơn ở
Tanzania của Narayan & Lant Pritchett (1997) đo lường mức độ và đặc điểm của các
tổ chức xã hội như là đại diện của biến vốn xã hội và thái độ của các hộ gia đình đối
với tổ chức họ tham gia hay mức độ tin cậy giữa các hộ gia đình ở nơng thơn
Tanzania, tác giả nhận thấy rằng một sự gia tăng độ lệch chuẩn trong các chỉ số vốn xã
hội của một làng sẽ kéo theo tăng ít nhất là 20% chi phí mỗi người trong từng hộ gia
đình của làng đó. Giống với đặc điểm riêng (học hành, tài sản, khoảng cách từ nhà đến
chợ, giới tính chủ hộ) của các hộ gia đình, vốn xã hội của một làng cũng rất quan
trọng trong việc xác định thu nhập của các hộ gia đình ở nơng thôn Tanzania. Mặt
khác nghiên cứu cũng chỉ ra răng đối với những hộ gia đình có chi tiêu cao thường
được tiếp xúc với những dịch vụ xã hội cao hơn như y tế, giáo dục, v.v. Với một vốn
xã hội lớn hơn, các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu bằng nơng nghiệp có sử dụng
phân bón, hóa chất nông nghiệp trong đầu vào hoặc chất lượng giống được cải thiện
thì có thu nhập cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra răng, một làng có vốn xã hội cao hơn
phần lớn đều sử dụng tín dụng đề cải thiện nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho
cá hộ gia đình.
Lu Sun và cộng sự (2014) trong nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội
lên thu nhập của các hộ gia đình nghèo ở tỉnh Sichuan. Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp OLS. Trong mơ hình này, thu nhập của hộ gia đình nơng dân là biến phụ
thuộc, cịn vốn hữu hình, diện tích đất, vốn con người, vốn xã hội là biến độc lập.
Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng yếu tổ thể chế như là biến kiểm sốt trong mơ hình.
Tác giả chạy 4 mơ hình với 4 nhóm hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau, mơ hình
thứ nhất là tất cả các gia đình khảo sát, mơ hình thứ 2 là những gia đình có thu nhập
thấp, mơ hình thứ 3 là gia đình có thu nhập trung bình, mơ hình cuối cùng là gia đình
có thu nhập cao. Kết quả chỉ ra rằng vốn xã hội của một hộ gia đình nghèo có ảnh
hưởng đáng kê đến mức độ thu nhập của họ và mức độ ảnh hưởng khác nhau tại các
mức độ thu nhập khác nhau và hệ SỐ CO giãn của vốn xã hội tác động đến nhóm có
thu nhập thấp là nhỏ nhất, và thu nhấp cao là cao nhất. Ngồi ra, vốn xã hội có thê
mang đến cho người nông dân nhiều bài học, nhiều cơ hội thăng tiến, làm việc và giúp
họ cải thiện được khả năng tự nâng cao thu nhập.
Johannes (2011) trong nghiên cứu về vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình ở
Cameroon, nghiên cứu này sử dụng biến công cụ (IV) để điều tra ảnh hưởng nhân quả
của vốn xã hội lên tiêu chuẩn phúc lợi khác nhau. Bộ dữ liệu bao øôm một mặt cắt
ngang của Điều tra hộ gia đình Cameroon năm 2007. Biến vốn xã hội được bắt nguồn
từ thành viên trong các tơ chức văn hóa, xã hội và năm hiệp hội khác. Vốn xã hội
được tìm thấy đề tăng phúc lợi hộ gia đình và xóa đói giảm nghèo cũng như nâng cao
việc đi học của trẻ em, đồng thời có ảnh hưởng đến việc cá nhân tham gia lực lượng
lao động. Ước tính cho rằng tác động của vốn xã hội đến thu nhập hộ gia đình và tham
gia vào lực lượng lao động được đánh giá thấp khi hiệu chỉnh bỏ qua các biến tiềm ân
không được đưa vào. Vì vậy nghiên cứu đã chạy thêm mơ hình sử dụng biến công cụ
và kết quả là biến vốn xã hội bị nội sinh và không tồn tại mối quan hệ nhân quả. Tác
động khi có biến cơng cụ là tăng một đơn vị vốn xã hội sẽ tăng 2% chì tiêu bình quân
trên đầu người của hộ gia đình, cao hơn nhiều so với mơ hình hồi quy OLS khi tăng
một đơn vị vốn xã hội sẽ làm thay đổi 0.3 phần trăm trong chỉ tiêu bình quân trên đầu
người của hộ gia đình.
Một nghiên cứu tương tự của Yusuf (2008) khảo sát ảnh hưởng của vốn xã hội tới
phúc lợi của các hộ gia đình ở Nigeria. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng
số liệu thống kê mô tả, phương pháp OLS và 2SLS. Biến phụ thuộc là chỉ tiêu 17
bình quân trên đầu người của mỗi hộ gia đình, biến độc lập gơm các biến: Vốn xã hội,
vốn con người, tài sản và đặc điểm nhân khẩu học của các hộ gia đình. Trong đó, vốn
xã hội được chia thành sáu thành phần: mật độ thành viên, tính khơng đồng nhất, chỉ
số tham dự cuộc họp, đóng góp tiền mặt, đóng góp lao động và chỉ số ra quyết định. Ý
tưởng chính của nghiên cứu này là giữa vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình có mối
quan hệ nhân quả hai chiều hay khơng, vốn xã hội có thực sự là đầu vào trong chức
năng sản xuất của hộ gia đình. Để làm điều này, nghiên cứu đã kiểm tra sự tồn tại mối
quan hệ nhân quả với sự trợ giúp của biến công cụ. Chỉ số biến vốn xã hội được thay
thế bởi một biến cụ thể đó là biến niềm tin. Chỉ số này được dựa trên các nghiên cứu
trước đó của Narayan và Prichett (1997), Grootaert (2001), Grootaers và cộng sự
(2002). Kết quả cho thấy rằng mối quan hệ giữa vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình là
mối quan hệ ngoại sinh và không tồn tại mối quan hệ nhân quả. Vốn xã hội đã ảnh
hưởng tích cực đến phúc lợi hộ gia đình, là một yếu tố cải thiện mức sống của thành
viên hộ gia đình. Cụ thê là tăng một đơn vị vốn xã hội sẽ dẫn đến tăng 0.15 phần trăm
trong chỉ tiêu hộ gia đình bình quân trên đầu người. Việc đạt được bằng cấp giáo dục
của các hộ gia đình khơng ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ gia đình.
Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội đến thu nhập của các hộ gia đình làm nơng
của Wolz và cộng sự (2005). Nơng nghiệp tư nhân là mơ hình chủ đạo của sản xuất
nông nghiệp ở hầu hết các nước ở Châu Âu. Trong nghiên cứu này, nó được phân tích
liệu vốn xã hội là nhân tố quan trọng đóng góp vào thu nhập nông nghiệp cao hơn.
Dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát trang trại ở Ba Lan trong số 410 nơng dân
băng cách áp dụng phân tích hồi quy đa biến, phân tích này có thể suy ra rằng vốn xã
hội thực sự là một yếu tố quan trọng và có hưởng đáng kề đến tơng thu nhập nông
nghiệp cho nông dân, cá nhân ở Ba Lan. Nghiên cứu đề nghị từng hộ nơng dân có thể
cải thiện thu nhập nông nghiệp của họ nếu họ tham gia và làm việc chủ động, tích cực
trong các tơ chức chính thức.
Agboola và cộng sự (2016) trong nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội và tiếp cận
chương trình vi mô đến năng suất nông dân trồng trọt ở Nigeria. Một kỹ thuật lấy mẫu
đa tầng được sử dụng cho bộ sưu tập dữ liệu từ 150 hộ gia đình ở hai khu vực chính
quyền địa phương. Phân tích dữ liệu được tiễn hành bằng cách sử dụng thống kê mơ tả
và phân tích hỏi quy với biến cơng cụ. Biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy đa biến
là năng suất canh tác của nông dân được đo lường bằng giá trị của cây trồng trên mỗi
hecta. Biến độc lập là các nhóm biến về đặc điểm hộ gia đình, nhóm biến về tín dụng
và nhóm biến về vốn xã hội. Trong đó biến xã hội cũng bao gồm các thành phân như:
số tổ chức tham gia, tính khơng đồng nhất, chỉ số ra quyết định, đóng góp lao động,
đóng góp tiền mặt và tham gia các cuộc hội họp. Nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của
quan hệ nhân quả hai chiều với sự trợ giúp của biến công cụ. Biến công cụ thay thế
cho chỉ số vốn xã hội tông hợp là chỉ số niềm tin. Kết quả chỉ ra rằng vốn xã hội và
tiếp cận tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến năng suất và là một yếu tố quan trọng
trong việc cải thiện thu nhập của các thành viên trong tô chức địa phương. Cụ thê nếu
tăng một đơn vị vốn xã hội sẽ làm tăng 1.55% năng suất của các hộ gia đình.
Grootaert và cộng sự (2002) trong nghiên cứu khảo sát tầm quan trọng của vốn xã
hội đối với các phú lợi hộ gia đình ở Burkina Faso. Vốn xã hội trong nghiên cứu bao
gồm các thành phần: số tổ chức các thành viên trong hộ tham gia, tính khơng đồng
nhất của tổ chức, chỉ số tham gia, chỉ số ra quyết định, phí hội viên bao gồm tiền mặt
và hiện kim. Nghiên cứu cũng sử dụng bộ biến công cụ là các biến về niềm tin được
đo lường thơng qua cách họ nghĩ họ có nhận được sự hỗ trợ từ người khác trong
trường hợp khẩn cấp hay không, biến thời gian cư trú của một hộ gia đình tại làng và
cuối cùng là biến cơng cụ về xu hướng tham gia vào tổ chức của hộ gia đình.
Qua đó, nghiên cứu có thể kiểm tra mỗi quan hệ của vốn xã hội và phúc lợi hộ gia
đình, cho thấy đây là mối quan hệ ngoại sinh. Kết quả chỉ ra rằng các hộ gia đình có
mức vốn xã hội càng cao thì mức chỉ tiêu của hộ gia đình càng cao và khả năng tiếp
cận với tín dụng tốt hơn. Trong các thành phần của vốn xã hội thì số tổ chức tham gia
của các thành viên trong hộ và tính khơng đồng nhất của các tổ chức mà hộ tham gia
có tác động mạnh nhất đến mức chi tiêu của các hộ gia đình. Ngồi ra nghiên cứu cịn
tìm ra được mối quan hệ tích cực giữa vốn xã hội và khả năng tiếp cận với tín dụng
của các hộ gia đình.
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
STT Tác giả
1
Narayan &
Pritchett
(1997)
2
Lu Sun và
cộng sự
(2014)
Phương
pháp
nghiên cứu
OLS và
2LSL
Dùng
phương
pháp OLS
và chạy 4
Các nhân tố tác động
đến thu nhập
Kết quả nghiên cứu
Vốn xã hội, các đặc
điểm nhân khẩu học
của hộ gia đình và
khoảng cách từ nhà đến
chợ có ảnh hưởng tới
thu nhập của các hộ gia
đình
Vốn xã hội, vốn vật
thể, vốn con người,
diện tích đất của hộ gia
đình
Một sự gia tăng độ lệch
chuẩn trong các chỉ số
vốn xã hội của một làng
sẽ kéo theo tăng ít nhất
là 20% chi phí mỗi
người trong từng hộ gia
đình của làng đó
Vốn xã hội của một hộ
gia đình nghèo có ảnh
hưởng đến mức độ thu
nhập của hộ và mức độ
mơ hình
với 4
nhóm hộ
gia đình có
mức thu
nhập khác
nhau
OLS và
Vốn xã hội, tài sản,
2LSL
vốn con người, các đặc
điểm nhân khẩu học
của hộ gia đình và đặc
điểm của vùng mà hộ
gia đình sống
3
Johannes
(2011)
4
Yusuf
(2008)
Thống kê
mô tả,
OLS và
2LSL
Vốn xã hội, vốn con
người, các đặc điểm
nhân khẩu học của hộ
gia đình và các đặc
điểm của vùng mà hộ
gia đình sống
5
Wolz và
cộng sự
(2005)
OLS và
2LSL
Vốn xã hội, kinh
nghiệm cuộc sống và
công việc của nông
dân, đất và vốn
6
Agboola
và cộng sự
(2016)
Hồi quy đa Vốn xã hội, tiếp cận tín
biến
dụng và đặc điểm hộ
gia đình
7
Grootaert
và cộng sự
OLS và
2LSL
Vốn xã hội và các đặc
điểm hộ gia đình
ảnh hưởng khác nhau tại
các mức độ thu nhập
khác nhau
Kết quả mơ hình IV cho
thấy vốn xã hội ảnh
hưởng tích cực đến thu
nhập hộ gia đình. Tác
động khi có biến cơng cụ
là tăng một đơn vị vốn
xã hội sẽ tăng 2% chi
tiêu bình quân trên đầu
người hộ gia đình, cao
hơn nhiều so với mơ
hình hồi quy OLS
Vốn xã hội đã ảnh hưởng
tích cực đến phúc lợi của
hộ gia đình, là một yếu
tố cải thiện mức sống
của thành viên hộ gia
đình. Cụ thể là tăng 1
đơn vị vốn xã hội sẽ dẫn
đến tăng 0,15% trong chi
tiêu hộ gia đình bình
quân trên đầu người
Vốn xã hội thực sự là
một yếu tố quan trọng và
có ảnh hưởng đáng kể
đến tổng thu nhập nông
nghiệp cho nông dân, cá
nhân ở Ba Lan
Vốn xã hội và tiếp cận
tín dụng có ảnh hưởng
tích cực đến năng suất và
là một yếu tố quan trọng
trong việc cải thiện thu
nhập của các thành viên
trong tổ chức địa phương
Kết quả chỉ ra rằng các
hộ gia đình có mức vốn