Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Bảo hộ phần mềm theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.88 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỌI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HÀ TRANG

BÃO Hộ PHÀN MỀM THEO PHÁP LUẬT QUỐC
TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
'A

Chuyên ngành

: Luật Quôc tê

Mã số

: 60 38 60

LUẬN VÀN THẠC sĩ LUẬT HỌC

Người hưởng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lan Nguyên

Hà Nội
- 2021
______
•_________


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận vãn lù công trình nghiên cứu của riêng tơi. Củc kêt


quả nêu trong Luận văn chưa được công hố trong hất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận vãn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cá các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghía vụ tài
chỉnh theo quỵ định của Khoa Luật Đại học Quổc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đê tơi có thê hảo
vệ Luận vãn.
Tôi xin chăn thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hà Trang


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chừ viết tắt

MỞ ĐÀU............................................................................................................ 1
Chương 1. TÔNG QUAN VÈ PHẦN MÈM VÀ PHÁP LUẬT BẢO Hộ

PHẦN MÈM.................................................................................................... 11
1.1. Tổng quan về phần mềm và ý nghĩa của bảo hộ phần mềm.................. 11
1.1.1. Khái niệm về phần mềm......................................................................... 11
1.1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế và Việt Nam về bảo hộ phần mềm.................... 23


1.1.3. Ý nghĩa của bảo hộ phần mềm............................................................... 28
1.2. Một số cơ chế bảo hộ phần mềm trên thế giới.......................................... 33
1.2.1. Bảo hộ phần mềm theo quyền tác giả.................................................... 34

1.2.2. Bảo hộ phần mềm theo pháp luật về sáng chế....................................... 39
1.2.3. Một số hình thức bảo hộ phần mềm khác.............................................. 42
Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 47

Chương 2. NỘI DUNG cơ BẢN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
QUÓC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ BẢO Hộ PHẦN MỀM... 48

2.1. Bảo hộ phần mềm theo quy định của một số điều ước quốc tế............... 48

2.1.1. Nguyên tắc bảo hộ.................................................................................. 48

2.1.2. Chủ thể hưởng quyền............................................................................ 54
2.1.3. Điều kiện, nội dung bảo hộ phần mềm.................................................. 55
2.1.4. Thời hạn bảo hộ.......................................................................................60
2.1.5. Quy định về thực thi bảo hộ phần mềm............................................... 62

2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ phần mềm............................................... 62
2.2.1. Quá trình phát triển của pháp luật bảo hộ phần mềm ở Việt Nam.......62


2.2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ phần mềm theo cơ chế quyền tác giả............. 64
2.3. Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo
hộ phần mềm.................................................................................................... 78

Tiểu kết chương 2.............................................................................................82
s


• _

~

_ s

~

f

Chương 3. THựC THI VÀ MỘT sơ GIÁI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ BẢO Hộ PHẦN MÈM.. 83
3.1. Thực thi pháp luật về bảo hộ phần mềm trên thế giới và tại Việt Nam... 83
3.1.1. Thực thi pháp luật về bảo hộ phần mềm tại một số quốc gia.............. 83
3.1.2. Tình hình thực thi pháp luật bảo hộ phần mềm tại Việt Nam............. 88

3.2. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân những bât cập cịn tơn tại của pháp

luật về bảo hộ phần mềm tại Việt Nam và quốc tế.......................................... 92
3.2.1. Ưu điểm của pháp luật quốc tế và Việt Nam về bảo hộ phần mềm.............. 92
3.2.2. Hạn chế của pháp luật quốc tế và Việt Nam về bảo hộ phần mềm..... 96
3.3. Khuyên nghị nhăm hồn thiện pháp luật qc tê và pháp luật Việt Nam

về bảo hộ phần mềm....................................................................................... 101
f

X

r


r

3.3.1. Khuyên nghị nhãm hồn thiện quy định của pháp luật qc tê và Việt
Nam bảo hộ phần mềm................................................................................... 101

3.3.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ phần
mềm..................................................................................................................104
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 109

KẾT LUẬN.................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

: Bộ luật dân sự

PMMT

: Phần mềm máy tính

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

Công ước Beme


: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ

thuật (1971)
Hiệp định TRIPS

: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại cùa

quyền sở hữu tri tuệ (1994)

Hiệp ước WCT

: Hiệp ước của WIPO về Quyền tác giả (1996)

Hiệp định CPTPP

: Hiệp định Đơi tác Tồn diện và Tiên bộ xun Thái Bình
T T • o

4- •

_ 1_

r

o ’

Dương (2018)

z


__

_____ _ \

f

rT~ì • ô

1- o

_________o

rT^1_ z

\

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, thế giới đã và đang phát triển, thay đối vô cùng nhanh chóng, bởi
vậy pháp luật nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) ln là một trong những
lĩnh vực giành được sự quan tâm rất lớn tại nhiều quốc gia và tổ chức quốc tể. Có
thể nói, quyền SHTT chính là chìa khóa vơ cùng quan trọng, quyết định những yếu

tố như khuyến khích, xúc tiến sự sáng tạo của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,


duy trì sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong kinh doanh, thương mại và đồng

thời cũng là tài sản có giá trị của mỗi dân tộc, quyết định vị thế của quốc gia trên

bình diện quốc tế. Vì nguyên do này, học giả, chuyên gia luật tại nhiều quốc gia
ngày càng chú trọng đầu tư nghiên cứu các vấn đề liên quan đến pháp luật SHTT
với mục đích đóng góp một phần cơng sức, chất xám giúp hồn thiện pháp luật
SHTT của chính quốc gia mình cũng như quốc tế.

Pháp luật SHTT điều chỉnh nhiều đối tượng, một trong số đó là phần mềm
máy tính (PMMT), cách gọi khác: phần mềm. Mặc dù so với các phát minh khác

trên thế giới, phần mềm mới chỉ được đặt nền tảng và bắt đầu phát triển từ thế kỉ 19,
tuy nhiên nó đã trở thành yếu tố hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi cá

nhân, nhất là với xu hướng tiếp cận cơng nghệ thơng tin, tồn cầu hóa lớn mạnh như
hiện nay.
Lịch sử nhân loại từng trải qua nhiều cuộc cách mạng lớn làm thay đối, đánh

dấu những bước phát triển tiến bộ của nhân loại, cho đến hiện tại, chúng ta đang ở
trong thời kỳ cách mạng 4.0 - khoa học công nghệ, kỹ thuật số làm chủ cuộc sống.
Nhận định được điều này từ sớm, các quốc gia phát triển đã chú trọng đầu tư mọi

nguồn lực tốt nhất cho mục tiêu nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh

vực phần mềm, đây cũng là lỷ do cho thấy ngày càng có nhiều cơng ty, tập đồn lớn
được hình thành trong lĩnh vực phát triển phần mềm trên khắp thế giới. Quá trình

phát triển của phần mềm tại nhiều quốc gia đang dần lớn mạnh và gia tăng, đòi hỏi
nhu cầu của xã hội đối với cơ chế bảo hộ phần mềm cũng cần tiến bộ và hiệu quả tỉ

lệ thuận với sự phát triến đó. Bởi không một cá nhân, tố chức đầu tư, sản xuất công


nghệ nào có thê châp nhận việc PMMT- sáng tạo khoa học cơng nghệ tiên bộ của
mình bị sử dụng bất hợp pháp vì chính điều đó sẽ gây tốn hại khơng nhỏ tới sự phát
triền của chính cá nhân, tổ chức ấy về phương diện kinh tế và những giá trị khác
như danh tiếng, sức ảnh hưởng v.v

Tại Việt Nam, tuy nước ta xuất phát không cùng thời điểm, nhưng không bởi
thế mà chúng ta chậm hơn các quốc gia phát triển khác về lĩnh vực công nghệ phần

mềm, vì theo thống kê của Bộ Thơng tin và truyền thông, tổng doanh thu ngành

công nghiệp phần mềm trong hai năm 2018, 2019 của Việt Nam lần lượt là 4,3 tỷ
USD và 5 tỷ USD, con số này được các chun gia dự đốn là sẽ cịn tăng mạnh
trong những năm tiếp theo [4]. Có thể thấy, một đất nước hòa nhập với quốc tế
nhanh như Việt Nam, phần mềm đã và đang chi phối vơ cùng mạnh mẽ, tồn diện

tới đời sống xã hội khi xuất hiện trong các hoạt động thường ngày như học tập, lao
động, vui chơi giải trí cho đến những vấn đề mang tầm vĩ mơ như an ninh quốc
phịng, hay q trình làm việc của cơ quan nhà nước, Chính phủ cũng cần có sự trợ
giúp cùa các PMMT (Chính phủ điện tử).

Xu thế chạy đua trong lĩnh vực sáng tạo phần mềm đã thúc đẩy hoạt động

phát triển phần mềm, nhiều dự án phàn mềm được đưa ra thị trường, đến tay những
đối tượng có nhu cầu sử dụng. Thời kỳ tồn cầu hóa kinh tế, hợp tác quốc tế là một

phần khơng thể thiếu giúp mỗi quốc gia mở rộng khả năng phát triển, ngành cơng


nghiệp xuất khẩu phần mềm chính là sự đảm bảo tăng trưởng cho chính nền kinh tế

quốc gia. Song hành với đó, pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia về bảo
hộ phần mềm là yếu tố không thể thiếu, một trong những công cụ hữu hiệu giúp bảo

đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho nhà sáng tạo, phát triển phần mềm.
Quốc tế và các quốc gia đã hình thành hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ về
bảo hộ phần mềm nhưng tình trạng vi phạm vẫn chưa được giải quyết, ngược lại

còn tãng đáng kể ở các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển và một số khu
vực đặc thù khác. Điều này đã được xác định là một thách thức khơng hề nhỏ đối
với tồn thế giới và mỗi quốc gia, đòi hởi các chuyên gia pháp lý, chuyên gia công

2


nghệ, nhà lãnh đạo phải cùng hợp tác chặt chẽ, chủ động đê ngăn chặn và giảm
thiểu những hành vi xâm phạm SHTT về phần mềm.

Ngay tại Việt Nam, mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu lực,
hiệu quả các quy định pháp luật về bảo hộ phần mềm như gia nhập điều ước quốc tế
(Công ước Berne về quyền tác giả), tổ chức về sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO), ban
hành các văn bản pháp luật quy định về bảo hộ phần mềm (Bộ luật Dân sự 2015,

sửa đổi bổ sung 2017; Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019; Nghị định

22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa
đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan v.v) nhưng theo thống kế, khảo sát

của BSA so với 2011, 2013 (81%) và 2015 (78%), năm 2017 tỷ lệ sử dụng phần


mềm không được cấp phép của Việt Nam là 74%, có dấu hiệu giảm tuy nhiên vẫn

cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình ở Châu Á Thái Bình Dương là 57%” . số liệu
này phần nào cho thấy thực trạng đáng buồn về bảo hộ phần mềm tại Việt Nam và

sự cần thiết phải có những nỗ lực, tích cực đầu tư nghiên cứu, đề xuất giải pháp từ

các chuyên gia, nhà quản lý có liên quan vì cịn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết
đối với quy định pháp luật của Việt Nam về pháp luật SHTT đối với phần mềm.

Không chỉ vậy, chúng ta cũng nên đặt câu hỏi: Liệu pháp luật quốc tế về SHTT bảo
hộ phần mềm đã đạt được sự toàn diện và hiệu quả khi thực tế tại nhiều quốc gia,

khu vực vẫn diễn ra tình trạng vi phạm quyền SHTT đối với phần mềm. Trước thực
trạng trên, học viên nhận thấy pháp luật bảo hộ phần mềm vẫn cần phải nghiên cứu,

làm rõ để đưa ra được nhiều góc nhin đa chiều. Đồng thời tìm ra một số giải pháp,

kiến nghị giúp khơng ngừng hoàn thiện các quy định của luật SHTT quốc tế và Việt
Nam, đó cũng là lý do thúc đẩy học viên quyết định chọn đề tài “Báo hộ phần mềm theo

pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm vấn đề nghiên cứu luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tổng quan tình hình các cơng trình nghiên cứu nước ngồi

Đặt trong bối cảnh xã hội cơng nghệ phát triển nhanh chóng như ngày nay,

hàng nghìn phần mềm được sinh ra giúp giải quyết nhiều nhu cầu cấp thiết của con

người. Phát triển PMMT cũng trờ thành “kho vàng” của nhiều quốc gia, doanh

3


nghiệp. Chính điều đó đã tạo động lực cho hầu hết các nước cố gắng xây dựng cho
mình một hệ thống pháp luật SHTT về bảo hộ phần mềm tiên tiến, hữu hiệu với
mục tiêu là giúp đấy mạnh sự sáng tạo của mọi chủ thể có khả năng tạo ra phần

mềm. Bởi chỉ khi quốc tế và quốc gia có một hệ thống pháp luật về bảo hộ phần
mềm thật sự hiệu quả thì những nhà phát triển phần mềm mới có thể được hỗ trợ về

những quyền lợi hợp pháp mà họ xứng đáng được nhận và sáng tạo phần mềm của

họ được bảo vệ tối ưu trên cả hai phương diện nhân thân và tài sản. Nắm bắt được
nhu cầu này, luật gia, nhà nghiên cứu pháp luật SHTT các nước đã cho ra đời nhiều
cơng trình nghiên cứu, bài viết khoa học, đem đến cho thế giới những góc độ nhìn
nhận đa chiều về bảo hộ phần mềm. Một số bài viết, cơng trình nghiên tiêu biểu như:

- Hannes Westermann (2016), How to treat software in the intellectual

property framework, Master of Laws programme, Lund University, Sweden. Đề tài

nghiên cứu tập trung phân tích quy định về bảo hộ phần mềm theo hệ thống pháp
luật Hoa Kỳ. Dựa trên góc nhìn về sự tương quan giữa kinh tế và pháp luật, với

phương diện cá nhân, tác giả đánh giá cách thức bảo hộ sáng chế cho phần mềm
theo luật Hoa Kỳ, chỉ ra và nhận xét điểm sự phù hợp, không phù hợp của phương

án bào hộ này.

- Vikrant Narayan Vasudeva (2012), “Open Source Software Paradigm and
Intellectual Property Rights”, Journal of Intellectual Property Rights, Vol. 17, pp.

511-520. Tác giả lảm rõ những vấn đề xung quanh sự tác động, chi phối của luật
SHTT đối với phần mềm mã nguồn mở và phương thức quản lý loại hình phần mềm

này.
- DukrokSuha và Dong-hyun Oh (2015), “The role of software intellectual

property rights in strengthening industry performance: Evidence from South
Korea”, Technological Forecasting and Social Change, Vol. 92, pp. 140-154. Tác

giả trình bày sự tác động cũng như tầm ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đối với
phần mềm (cả hai hình thức bảo hộ là quyền tác giả và cấp bằng sáng chế cho phần
mềm) lên hoạt động cùa các công ty phần mềm tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1995-

4


2005. Đông thời đánh giá, đưa ra các kiên nghị dựa trên nên tảng các thông tin, dữ
liệu đã phân tích, tống hợp.

2.2. Tắng quan tình hình các cơng trình nghiên cún trong nước

Tại nước ta, trước khi Luật SHTT 2005 được ban hành, có rất ít các cơng
trình nghiên cứu hoặc bài viết khoa học về SHTT nói chung và bảo hộ phần mềm
nói riêng, nhưng kể từ khi Luật Dân sự 2015 (sửa đồi, bổ sung 2017) được ban hành

và Luật SHTT 2005 được tiếp tục sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 thì các nghiên


cứu SHTT liên quan gián tiếp, trực tiếp về bảo hộ phần mềm đã bắt đầu được triển
khai tích cực.

Có thể kể đến một vài cơng trình khoa học liên quan tới SHTT về bảo hộ

phần mềm như sau:
- Nguyễn Bá Diến (2010), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội
nhập quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

- Nguyễn Lan Nguyên (2010), Một sổ công ước quốc tế cơ bản về bảo hộ

quyền tác giả và vấn đề thực thi tại Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu hướng trực tiếp đến vấn đề bảo hộ phần
mềm có các đề tài sau:
- Hứa Thị Thanh Hịa (2017), Bảo hộ phần mềm máy tính theo quy định pháp

luật một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

- Trần Văn Hải (2009) “Chương trình máy tính nên được bảo hộ là đối tượng

nào của quyền sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (597), Bộ Khoa học và
Công nghệ
- Hoàng Minh Huệ (2009), “Một số vấn đề về bảo hộ phần mềm máy tính

hiện nay”, Tạp chí hoạt động khoa học (596), Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng, Lê Thị Nam Giang (2004), “Bảo hộ phàn


mềm máy tính để phát triển cơng nghiệp”, Nghiên cứu lập pháp (5), tr. 63-68.

5


Ngồi ra cịn các cơng trình nghiên cứu, bài viêt chuyên ngành khác liên

quan về bảo hộ phần mềm đã được công bố trên diễn đàn cũng như hội thảo khoa
học. Các nghiên cứu trên đã phần nào thể hiện pháp luật về quyền SHTT đối với

phần mềm đang rất được quan tâm, nhiều nhà nghiên cứu đã lựa chọn đi sâu tìm

hiểu. Nhừng nghiên cứu này đóng góp rất lớn về phương diện học thuật, củng cố,
xây dựng quy phạm pháp luật cũng như thực tiễn trong quá trình củng cố và nâng

cao nhận thức của xã hội về quyền SHTT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các đề tài về
bảo hộ phần mềm vẫn chưa đủ đế giải quyết tồn diện và khái qt hết được những

vấn đề cịn tồn tại.
về nội dung, các nghiên cứu đà hoàn thành chủ yếu tập trung phân tích về
bảo hộ phần mềm theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài

(pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu). So sánh quy định pháp luật Việt Nam và

nước ngoài, nhận xét ưu, nhược điếm của pháp luật Việt Nam. Dần chứng, phân tích

pháp luật nước ngồi, để từ đó thấy được điểm tích cực của pháp luật nước ngoài và
đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở tiếp thu một số

điểm mạnh trong quy định pháp luật của các quốc gia phát triển luật SHTT đối với


phàn mềm. Tuy vậy, với sự nỗ lực của Nhà nước trong việc tích cực hội nhập với
thế giới, khi nước ta đã tham gia nhiều điều ước quốc tế, trong đó có các điều ước
liên quan tới SHTT. Do vậy, đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế,
đặc biệt là điều ước quốc tế và nghiên cứu tính tương thích giữa các quy định của

pháp luật quốc tế với pháp luật Việt Nam về bảo hộ phần mềm cũng cần được làm
rõ. Đồng thời, tìm ra được những điểm cịn tồn tại của pháp luật quốc tế quy định về
bảo hộ phần mềm là vơ cùng cần thiết để qua đó có được những đề xuất hồn thiện

pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, phân tích và làm rõ các quy định hiện hành, thực trạng
của pháp luật quốc tế và Việt Nam về SHTT đối với bảo hộ phần mềm trong thời kỳ

ngành công nghệ phần mềm liên tục thay đổi theo hướng đi lên cả về chất lượng và

6


sơ lượng. Từ những kêt quả nghiên cứu đó, nhận biêt được những ưu điêm và hạn

chế còn tồn tại trong quy định và thực trạng cùa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam về bảo hộ phần mềm để cuối cùng đề xuất, kiến nghị giải pháp phù họp cho

các quy định pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật quốc tế


và Việt Nam về bảo hộ phần mềm.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cửu
Trong q trình triển khai thực hiện mục đích đã đề ra như trên, để luận văn
thu được kết quả tốt nhất, truyền tải được nội dung, ý nghĩa, đúng vấn đề thì một số
nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện như:

- Làm rõ, hệ thống, bổ sung những vấn đề về khái niệm, cơ sở lý luận và

pháp lý về phần mềm, bảo hộ phần mềm, cơ chế bảo hộ phần mềm, nội dung, ý
nghĩa bảo hộ phần mềm theo pháp luật quốc tế và Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận
làm nền tảng vững chắc, xuyên suốt quá trình triển khai và thực hiện, hồn thành đề tài.
- Tổng họp, phân tích các quy định của pháp luật quốc tế, Việt Nam về bảo
hộ phần mềm. Đối chiếu, đánh giá tính tương thích giữa các quy định của luật Việt

Nam với các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia có liên quan về bảo hộ phần
mềm để chỉ ra được mối quan hệ giữa hai hệ thống pháp luật, đồng thời đánh giá

những điểm mạnh, những tiến bộ của Việt Nam khi tham gia các điều ước quốc tế

so với từng thời kì trước đây.
- Khảo sát gián tiếp tình hình pháp luật SHTT về bảo hộ phần mềm tại Việt

Nam và trên thế giới thông qua các vụ việc đã được công bố. Tiến hành phân tích,
làm rõ thực trạng pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đối với vấn đề bảo hộ

phần mềm.
- Nghiên cứu, phân tích và qua có được nhận xét, đánh giá quy định và thực

trạng của pháp luật quốc tế và Việt Nam về bảo hộ phần mềm, tổng hợp được các


nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quy định và quá trình thực thi pháp

luật. Những nguyên nhân đã tìm hiểu sẽ là cơ sở đề xuất các khuyển nghị, biện pháp
khắc phục những hạn chế giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ
phần mềm theo pháp luật quốc tế và Việt Nam.

7


4. Đôi tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xác định đúng đối tượng nghiên cứu là bước quan trọng khi thực hiện đề tài.

Trong luận văn này, đối tượng được đặt trọng tâm nghiên cứu, tìm hiểu là quy định
của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ phần mềm. Cùng với đó,

luận văn phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận mang tính nền tảng cho luận văn về
bảo hộ phần mềm, bản chất các quy định có liên quan của pháp luật quốc tế (điều

ước quốc tế, pháp luật một số quốc gia, khu vực) và pháp luật Việt Nam, tính tương
thích giữa pháp luật quốc tế (các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí) và luật Việt

Nam về quyền SHTT đối với phần mềm.
Nghiên cứu thực trạng pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam từ một số

dẫn chứng vụ việc, số liệu để từ đó đề xuất một số phương án tạo điều kiện cho việc
bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế và Việt Nam về bảo hộ phần mềm.


4.2. Phạm vỉ nghiên cún

Đề tài tập trung nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế về bảo hộ phần mềm

(quy định cũa các điều ước quốc tế đa phương) đang có hiệu lực cũng như pháp luật
hiện hành của Việt Nam. Cùng với đó, đề tài cũng đi sâu nghiên cứu pháp luật hiện
hành của Việt Nam, đồng thời tìm hiếu, phân tích tình hình thực thi tại một số quốc

gia và Việt Nam về bảo hộ phần mềm qua một số thống kê số liệu, điều tra cụ thể
trong khoảng thời gian từ 2011 đến đầu năm 2021. Có thế nói, đây là giai đoạn công

nghệ phần mềm phát triển khá nhanh trên tồn cầu và tại Việt Nam, điều đó dẫn đến
một số hệ quả là nhiều vụ việc xâm phạm quyền SHTT đối với phần mềm bị phát

hiện, gây quan ngại cho toàn xã hội.

5. Cơ sở phương pháp luận và phưong pháp nghiên cún
- Cơ sở phương pháp luận: Đối với thực hiện đề tài, cơ sở phương pháp luận

là nền móng, hiện hữu qua những phân tích, đánh giá, kết luận được trình bày trong
luận vãn. Vì vậy, luận vàn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và khơng tách
rời quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

8


- Phương pháp nghiên cứu: Xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp giúp


luận văn thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu và hồn thành mục đích nghiên

cứu. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, lựa chọn tài liệu về bảo hộ

phần mềm. Nghiên cứu tài liệu là một bước quan trọng, giúp luận văn xác định và
định hướng đúng đắn cơ sở lý luận. Phân tích các tài liệu như quy định pháp luật
quốc tế, Việt Nam, cơng trình nghiên cứu khoa học, bài viết, bài báo v.v liên quan

tới bảo hộ phần mềm để thấy được những vấn đề pháp luật còn vướng mắc, chưa
được nghiên cứu.

4- Phương pháp hệ thống: Căn cứ vào những thông tin, tài liệu đã tổng hợp
được từ các tài liệu chuyên ngành, tiến hành phân tích, đánh giá và hệ thống lại
những thơng tin, kết quả phân tích đó theo trật tự logic, dễ hiểu nhất giúp cho người

đọc có một điểm nhìn đi từ chi tiết đến khái quát về từng vấn đề được phân tích,
nghiên cứu trong luận văn.
+ Phương pháp so sánh: Nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế và Việt

Nam về bảo hộ phần mềm, tìm và phân tích sự tương thích giữa quy định cùa pháp

luật quốc tế (các điều ước quốc tế) và trong nước hoặc so sánh điểm giống, khác
giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của một số quốc gia, khu vực

về bảo hộ phần mềm.

4- Phương pháp phân tích, tống hợp: Từ thơng tin, tài liệu đã lựa chọn như
quy định, thực trạng pháp luật quốc tể và Việt Nam về bảo hộ phần mềm, đồng thời
đó cũng là cơ sở cho việc đưa ra các luận điểm trong nghiên cứu học viên nhận xét,


đánh giá chi tiết từng vấn đề pháp luật giúp hiếu rõ hơn bản chất của đối tượng

nghiên cứu và tìm luận chứng, luận cứ phù hợp nhằm đưa ra được kết luận cuối
cùng.

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài và điểm mói của luận văn
Pháp luật SHTT về bảo hộ phàn mềm từ lâu đã là vấn đề được chú ý với các

quốc gia mà tại đó ngành cơng nghiệp phần mềm đang đem lại lợi ích tương đối lớn
cho nền kinh tế quốc dân. Ngay tại Việt Nam, lĩnh vực phát triển, sáng tạo phần

9


mềm của nước ta cũng đã thu hút nhiều đối tượng, chính bởi thế, quyền SHTT đối

với phần mềm cũng đã nhận được sự quan tâm của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ
chức, các cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, như vậy vẫn là chưa đủ và cần nhiều hơn

nữa những nghiên cứu mang tính chất pháp lý về lĩnh vực này.

- Trên phương diện lý luận:

4- Luận văn giúp tồng quát, đánh giá tình hình pháp luật quốc tế và Việt Nam
về bảo hộ phần mềm.
A

\


2

+ Kêt quả nghiên cứu của luận vãn có thê được dùng tham khảo trong các đê
A

r

A

A

A

\

tài tiêp theo vê bảo hộ phân mêm cũng như những vân đê có liên quan tới pháp luật
SHTT.
+ Những phân tích, đánh giá và quan điểm được nêu lên trong luận văn cũng

đưa ra được thêm một khía cạnh nhìn nhận chi tiết hơn về vấn đề bảo hộ phần mềm.











1

- Trên phương diện thực tiễn:

+ Nâng cao ý thức của cá nhân, tổ chức v.v về vấn đề bảo hộ phần mềm.

Giúp xã hội nhận ra những điểm cịn cần phải được xem xét và hồn thiện của pháp
luật quốc tế và Việt Nam về bảo hộ phần mềm khi mà hiện nay, trên thế giới, vi

phạm pháp luật về bảo hộ phần mềm đang gây nhiều thiệt hại cho công nghiệp phần

mềm và Việt Nam vẫn đang trong top những quốc gia có nhiều vi phạm quyền
SHTT đối với các sản phẩm PMMT ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

+ Tăng cường chất lượng pháp luật về bảo hộ phần mềm nhờ vậy tạo bước

đệm giúp các sáng tạo, sản xuất phần mềm phất hành các phần mềm chất lượng
7. Kết cấu luận văn

Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu tham

khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 3 Chương:

Chương 1: Tổng quan về phần mềm và pháp luật bảo hộ phần mềm
Chương 2: Nội dung cơ bản của các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam về bảo hộ phần mềm

Chương 3: Thực thi và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quốc tế, pháp
luật Việt Nam về bảo hộ phần mềm


10


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ PHẰN MỀM VÃ PHÁP LUẬT BẢO Hộ PHẢN MÈM

1.1. Tổng quan về phần mềm và ý nghĩa của bảo hộ phần mềm

1.1.1. Khái niệm về phần mềm

1.1.1.1. Tóm lược sự hình thành và phát triển của phần mềm
Nần tảng của phần mềm

Lịch sử ngành công nghệ thông tin được ghi dấu ấn đậm nét bởi sự xuất hiện
của phần mềm. Trước khi hình hài của chiếc máy tính đầu tiên được thành hình, ý

tưởng về phần mềm đã được “nuôi dưỡng” từ thế kỉ 19, khởi nguyên cùa phần mềm
được xây dựng bởi Charles Babbage (Luân Đơn, nước Anh), ơng có cơng phát minh
và soạn ra “2 ố đoạn mã từ năm 1836 đến năm 1840 cho “Cơng cụ phân tích” chưa
hồn thành của mình" [39], tuy chỉ dừng lại trên lý thuyết và chưa thật sự hoàn

chỉnh nhưng là nguyên lý khởi đầu giúp thế hệ nhà khoa học tiếp theo có kho tàng
hệ thống cơ sở lý luận tin cậy và vững chắc nhằm chuẩn bị cho sự bắt đầu thực sự

và bùng nổ của máy tính điện tử và phần mềm sau này.
1935-1936, Alan Turing - nhà toán học (người Anh) cũng là một trong

những nhà tiên phong về PMMT khi tạo nên các dãy số, kí hiệu tốn học, các thuật


tốn - bắt nguồn của ngơn ngữ lập trình và hình thái của phần mềm có cấu trúc tiến
bộ hơn với một số phát minh trước đó, ơng cũng đã đưa ra được bản thiết kế ban

đầu của máy tính.
Bước đầu phần mềm chính thức được hĩnh thành và tiến trình hồn thiện
Phần mềm - tại giai đoạn này còn được gọi là ngơn ngữ máy tính chỉ phát
huy được nhiệm vụ của nó khi mơ hình máy tính điện tử lần đầu trình diện trên thế

giới vào năm 1945-1946 do Mauchly và Eckert tại Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ)
sáng chế. Lĩnh vực phần mềm với tư cách vẫn là một “vùng đất mới” cần được khai

phá, chinh phục chính vì vậy, phần mềm bắt đầu có sức hấp dẫn đối với các nhà
khoa học. Lập trình viên phần mềm trở thành một nghề được coi trọng, nghiên cứu

11


phát triên và lập trình phân mêm với đích đên là nâng câp máy tính, ứng dụng trong

nhiều mục đích khác nhau.
Sản xuất máy tính và nghiên cứu phần mềm tại thời kỳ này là hai lĩnh vực
không thế tách rời, chúng đi liền với nhau. Ngoài các doanh nghiệp, tổ chức tại các
khu vực, quốc gia lớn như Châu Âu (điển hình là Anh) hay Hoa Kỳ, tại Châu Á có

sự có mặt của Nhật Bản như biểu tượng của một quốc gia đi đầu khu vực trong lĩnh
vực phần mềm. Dù là một phần của máy tính cùng với các thiết bị, bộ phận vật lý

cấu thành nên máy tính điện tử thế nhưng phần mềm vẫn chưa được xác định hay
gọi tên một cách khoa học.


Cho đến năm 1958, thuật ngữ “phần mềm” được chính thức được khai sinh

bởi John w. Tukey (Đại học Princeton - Hoa Kỳ) được cơng bố trên tạp chí Tốn

học Hoa Kỳ - là bước tiến của nghiên cứu phần mềm. Lĩnh vực phần mềm dần tạo
được chỗ đứng trong nghiên cứu khoa học, các lập trình viên xuất sắc được tuyến
dụng làm việc không chỉ ở các viện nghiên cứu, trường đại học mà còn tại các căn

cứ quân sự hoặc tố chức hàng khơng vũ trụ (NASA). Tiếp sau đó, một số hội nghị

khoa học về phần mềm được tổ chức năm 1968-1969 đã khẳng định tầm quan trọng

của phần mềm. Dầu rằng những năm sau đó, có một số giai đoạn năm 1970 và
1980, nghiên cứu và sản xuất cơng nghệ phần mềm gặp khủng hoảng ảnh hưởng
đến tồn bộ các các nhân, tố chức làm trong lĩnh vực này nhưng nhờ những thách

thức đó, cơng việc tìm hiểu và khắc phục những hạn chế, cải tiến phần mềm khơng
bao giờ dừng lại vì các nhà khoa học vẫn luôn giữ sự nhiệt huyết với lĩnh vực này.
Sự phát triển và tương lai của công nghệ phần mềm

Một điều dễ nhận thấy đó là từng bước tiến của cơng nghệ phần mềm đều có

sự tương trợ của các yếu tố khác như máy tính điện tử và thời điểm internet xuất
hiện với World Wide Web (1989), xã hội chứng kiến sự chiếm ưu thế của các phần

mềm trên trên môi trường số. Internet giúp tốc độ lan truyền thông tin giữa người

với người khơng cịn bị giới hạn, các phần mềm vì thể cũng được biết đến rộng rãi

trên thế giới. Hàng loạt các phần mềm được tạo ra dựa trên nền tảng gắn bó với

mạng internet, các phần mềm trực tuyến trong mọi lĩnh vực, ngành nghề như các

12


trang web, ứng dụng mua săm, nghe nhạc, ngân hàng, thông tin...không ngừng

được ra mắt người dùng. Từ những năm 2000 trở lại đây, con người đang bước vào

một kỷ ngun số hưng thịnh với vơ vàn tiện ích mà khó có thể tưởng tượng rằng
nếu thiếu đi phần mềm cuộc sống của chúng ta sẽ bất lợi như thế nào.

Chuyển đổi từ mã nguồn đóng sang mà nguồn mở được dự đốn phát triển
mạnh trong tương lai. Khơng thể chắc chắn rằng sẽ còn sự thống trị độc quyền phần

mềm từ các tập đoàn đa quốc gia, mà thay vào đó, mã nguồn mở được phát triển từ
các cơng ty nhỏ hơn nhưng là tín hiệu tốt cho sự cạnh tranh để cùng nhau phát triển.
Phát triển mã nguồn mở sẽ khuyến khích các tổ chức mạnh dạn và chăm chỉ hơn

cho sáng tạo và cải tiến phần mềm, bởi công nghệ phần mềm không thể đứng im mà

phải ln thay đổi từng giờ, từng phút thích nghi với thay đổi của con người và xã
hội.

Không những thế các phần mềm tự động hóa cịn được tích hợp trong các
robot, máy móc trong ngành sản xuất, chế tạo giúp các cơng ty thay đổi, rút ngắn

quy trình cơng nghiệp, tuy không thể tuyệt đối thay thế con người mà vẫn phải có

sự theo dõi của các chuyên gia kỹ thuật, phần mềm nhưng sự tham gia của các hệ

thống phần mềm thông minh đã làm thay đổi bộ mặt của các công ty. Tiếp nối sự

thành công của phần mềm tự động, không dừng lại ở việc thiết bị điện tử chỉ thực
hiện các hành vi được con người soạn sẵn, ngày nay các phần mềm trí tuệ nhân tạo

cịn được mơ phỏng gần giống như trí tuệ con người, có sự tiếp nhận thơng tin, xử
lý độc lập như một khối óc thực thụ (như tổng hợp dữ liệu, phân tích thơng tin và
đưa ra các phương án cho hoạt động kinh doanh, giáo dục, y tể, giao thơng...). Mặc

dù cịn nhiều vấn đề cần bàn luận xung quanh phần mềm trì tuệ nhân tạo nhưng lĩnh
vực này vẫn được cho là hướng phát triển hàng đầu trong tương lai.

1.1.1.2. Định nghĩa “phần mềm”
Khái niệm “phần mềm” từ lâu đã có nhiều cách diễn giải khác nhau và tới

nay các khái niệm này vẫn chưa được đồng nhất.

13


Theo cách lý giải của ngành Công nghệ thông tin, phân mêm là “một tập hợp
các hướng dân hoặc chương trình chỉ dãn máy tính cân phải làm gì. Nó độc lập với
phần củng và giúp các máy tính có thể lập trình được. Có ba loại cơ bản:
2



2

r


r

«

-

-

-

Phân mêm hệ thông cung câp các chức năng côt lõi như hệ điêu hành, quản

lý đĩa, tiện ích, quản lý phần cứng và các nhu cầu vận hành khác.
Phần mềm lập trình cung cấp cho lập trình viên các cơng cụ như soạn thảo,

Phần mềm úng dụng giúp người dùng thực hiện các tác vụ. Ví dụ như các

bộ ứng dụng vãn phịng, phần mềm quản lý dữ liệu, trình phát đa phương tiện và
các chương trình bảo mật. ” [35]
Một quan điểm khác cho rằng, PMMT được hiểu theo nghĩa hẹp “tó dịch vụ

chương trình đê tăng khả năng xử lý của phần cứng của máy tính” cịn theo nghĩa
rộng “tó tất cả các kỹ thuật ứng dụng đê thực hiện những dịch vụ chức năng cho

mục đích nào đó bằng phần cứng” [1]
Hoặc phần mềm còn được định nghĩa như sau “Phần mềm thường được mô

tả với ba bộ phận cấu thành:
-Tập các lệnh (chương trình máy tỉnh) trên máy tính khỉ được thực hiện sẽ

tạo ra các dịch vụ và đem lại những kết quả mong muốn cho người dùng.

- Các cấu trúc dữ liệu (lưu giữa trên các bộ nhớ) làm cho chương trình thao
tác hiệu quả với các thơng tin thích hợp và nội dung thơng tin được số hóa.

- Các tài liệu để mơ tả thao tác, cách sử dụng và bảo trĩ phần mềm (hướng

dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật, tài liệu phân tích, thiết kế, kiêm thử,...)” [22]
Phân mêm được phân loại theo nhiêu cách khác nhau, nhưng phô biên nhât là
chia phần mềm theo đặc tính sử dụng và theo quyền hạn tiếp cận phần mềm. Căn cứ

tính năng sử dụng, phần mềm được chia thành ba loại:
\

y

r

5

y

- Phân mêm hệ thông: đây là loại phân mêm được cài đặt mặc định trong các

thiết bị điện tử, làm cơ sở cho hoạt động điều khiển công việc vận hành của phần
cứng được diễn ra ổn định, không gặp lỗi và phần mềm ứng dụng hoạt động trên đó.

Phần mềm hệ thống lại được chia thành Phần mềm hệ điều hành và phần mềm điều

14



khiển thiết bị. Một số phần mềm hệ điều hành có sức mạnh chi phối nền cơng nghệ
phần mềm như các hệ điều hành iOS, Mac OS, Android, Window...
- Phần mềm lập trình: được biết đến như phương tiện cung cấp cho người lập

trình viên một mơi trường với đầy đủ các chương trình giúp tạo nên sản phẩm phần mềm

như: chương trình viết mã lệnh, sửa lỗi, chương trình mô phong úng dụng khi chạy...
- Phần mềm ứng dụng: loại phần mềm này được người dùng thiết bị điện tử

quen thuộc nhất. Những phần mềm ứng dụng phục vụ cho mục đích của người dùng
như các phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ họa, phần mềm học tiếng nước

ngồi v.v. Khơng giống như phần mềm hệ thống được ấn định sẵn trong các thiết bị
điện tử, người dùng tự quyết quyền chọn có hay khơng cài đặt phần mềm ứng dụng
theo quyết định của mình.
Phân loại theo quyền tiếp cận, phần mềm có thể chia thành: phần mềm mã

nguồn đóng và phần mềm mã nguồn mở. Phần mềm mã nguồn đóng địi hỏi người
dùng cần phải bở ra một khoản phí nhất địng đế mua quyền sử dụng phần mềm từ

nhà sản xuất, nhà phân phối chính thức của hãng sản xuất phần mềm đó. Người
dùng chỉ được phép sử dụng phần mềm theo giới hạn mà nhà sản xuất quy định và

không được sao chép thành nhiều bản hay bất luận hành vi nhân bản phần mềm
dùng cho mục đích thương mại đều bị nghiêm cấm. Ngược lại với phần mềm mã

nguồn đóng, phần mềm mã nguồn mở “là phần mềm máy tính có sẵn ở dạng mã


nguồn: mã nguồn và một số quyền khác thường chỉ thuộc về chủ thê nắm giữ bản
quyền nhưng nay được cấp theo giấy phép mã nguồn mở cho phép người dùng
nghiên cứu, thay đôi, cải tiến và đôi khi cũng có thê phân phối phần mềm” [39].
Với lĩnh vực pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ phần mềm cần xác định

chính xác khái niệm, thuật ngữ liên quan, từ đó người nghiên cứu có được sự hiểu

biết thấu đáo về bản chất của đối tượng nghiên cứu. “Phần mềm” được WIPO giải
thích như sau:

"phần mềm máy tính" có thể gồm tất cả hoặc một số các mục sau:

(ỉ) "chương trình máy tính" là một tập các lệnh, khỉ được kết hợp trong một

thiết bị trung gian có thê đọc được các lệnh này, sẽ giúp cho máy móc có khả năng

15


xử lý thơng tin đê từ đó biêu thị, thực hiện hoặc hoàn tât một chức năng, nhiệm vụ

hoặc kết quả cụ thể.
(iii) "tài liệu hỗ trợ" có nghĩa là bất kỳ tài liệu nào, khác với chương trình máy

tính hoặc chương trình mơ tả, được tạo ra để hỗ trợ sự hiểu biết về ứng dụng của

chương trình máy tính, ví dụ như mỏ tả vấn đề và hướng dẫn sử dụng [49]

Trên phương diện pháp lý, cách lý giải về phần mềm cũng không quá khác
biệt so với cơng nghệ thơng tin. Nhưng khái niệm dưới góc độ cơng nghệ thơng tin


có phạm vi rộng hơn khi cho rằng phần mềm gồm chương trình máy tính, cấu trúc
dừ liệu và tài liệu mô tả, hồ trợ sử dụng là ba yếu tố tạo nên phần mềm còn theo lĩnh
vực pháp lý thì phần mềm cần hai yểu tố là “tài liệu, dữ liệu liên quan” (các tư liệu

có chức năng giải thích, thuyết minh, chỉ dẫn cho người dùng trong việc sử dụng
chương trình máy tính) và “chương trình máy tính”. Đặc biệt là chương trình máy
tính vì sau khi người dùng tìm hiểu về cách sử dụng và trình tự cài đặt được hướng

dẫn bởi các tài liệu hồ trợ (khơng cần cài đặt), người đó sẽ thực hiện cài chương
trình vào thiết bị điện tử, lúc này chương trinh máy tính mới có thể giúp thiết bị
hoạt động theo đúng chức năng của nó và phục vụ cho mục đích của người sử dụng.

Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng chương trình máy tính là cốt lõi nhất và các tài
liệu hướng dẫn sử dụng chương trình máy tính khơng mấy quan trọng và đơi lúc
không cần quan tâm tới chúng. Tuy nhiên sau này, do thay đối nhận thức trong xã
hội cũng như một vài nguyên nhân khi thấy được sự cần thiết của các tư liệu kèm

theo giúp chỉ dẫn cách sử dụng chương trình máy tính mà giới khoa học cơng nghệ

thơng tin cho rằng cần phải có một khái niệm chuyên biệt bao qt được cả chương
trình máy tính và các tài liệu kèm theo, đó là lý do có “phần mềm”

Cần lưu ỷ rằng, trong các văn bản pháp luật quốc tế và của một số quốc gia về
quyền sở hữu trí tuệ cụm từ “chương trình máy tính” cũng được dùng khá phổ biến.
Đơn cử, Hiệp định TRIPS “Cdc chương trình mảy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay

mã máy, đều phải được bảo hộ như tác phẩm vãn học theo Công ước Berne ”, Hiệp

ước quyền tác giả WIPO (WCT) cũng đề cập tới “Chương trình máy tính”. Pháp

luật Canada về quyền tác giả (1985) định nghĩa “Chương trình mảy tính có nghĩa là

16


một tập hợp các hướng dẫn hoặc trình bày, được diễn đạt, cố định, thê hiện hoặc

lưu trữ theo bất kỳ cách nào, được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong máy tính
để mang lại một kết quả [26]
Có thể thấy, hiện nay quốc tế và phần nhiều quốc gia ưu tiên thuật ngữ

“chương trình máy tính” khi quy định về đối tượng được điều chỉnh bởi pháp luật

sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thuật ngữ “phần mềm” vẫn được sử dụng trong các quy
định pháp luật có liên quan, ví dụ như Luật Phát triển phần mềm của Hàn Quốc,

phần mềm được định nghĩa “Ld các hướng dẫn và lệnh (bao gồm thơng tin âm
thanh hoặc hình ảnh, v.v.) cho phép ra lệnh, điều khiển, nhập, xử lý, lưu trừ, đưa ra

kết quả và tương tác vói thiết bị (như máy tính, thiết bị liên lạc, thiết bị tự động hóa,

v.v. và thiết bị ngoại vi của chúng) cùng với các mô tả hoặc dữ liệu liên quan khác

dùng đê hỗ trợ cho việc sử dụng” [36], còn Luật sở hữu trí tuệ (1992) của Pháp lại

sử dụng thuật ngừ “phần mềm”
Điều này có nghĩa là dưới góc độ pháp luật, việc sử dụng thuật ngừ phần mềm
hay chương trình máy tính cịn chưa có sự thống nhất. Từng quốc gia lại có quan

niệm khác nhau, trong các quy định về sở hữu trí tuệ có quốc gia dùng thuật ngữ

“phần mềm”, quốc gia khác lại cho rằng “chương trinh máy tính” phù hợp hơn. Qua

một số khái niệm nêu trên, thuật ngữ phần mềm so với chương trình máy tính có sự
bao qt hơn vì phần mềm là tố họp các chương trình máy tính cùng các tài liệu

hướng dẫn sử dụng phần mềm đó, cịn chương trình máy tính dường như chỉ được
hiểu là các mã nguồn mà sau khi thơng qua trình biên dịch, các mã nguồn này sẽ trở

thành mã đối tượng hoặc mã máy mà thiết bị điện tử có khả năng đọc được. Việc
chỉ xác định chương trình máy tính là đối tượng của luật sở hữu trí tuệ có thế sẽ bở
qua những yếu tố khác tồn tại trong một phần mềm cần phải được bảo hộ (ví dụ
trong một phần mềm trị chơi điện tử phần hình ảnh đồ họa, âm nhạc hay nội dung

cốt truyện truyền tải một thông điệp nào đó cũng chịu sự điều chỉnh pháp luật
SHTT chứ khơng chỉ riêng chương trinh máy tính)

Khoản 1, điều 1, Chỉ thị 2009/24/EC của Nghị viện và Hội đồng liên minh
Châu Âu về bảo hộ chương trình máy tính có lun ý rằng “thuật ngữ chương trình

17


máy tính bao gơm cá tài liệu thiêt kê bước đâu của chúng” [30]. Các tài liệu thiêt kê

bước đầu là các thông số kỹ thuật, chức năng, đồ thị v.v đưa đến sự phát triến của
chương trỉnh máy tính, mang thơng tin về chương trinh máy tính về mặt bản chất thì
chúng giống như các tài liệu đi kèm phần mềm. Cách hiểu của Liên minh Châu Âu

về chương trình máy tính có vẻ như đã hợp nhất với phần mềm.


Ngay tại Việt Nam, khoản 1, điều 22, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ
sung năm 2019) [17] cũng có quy định “Chương trình máy tính là tập họp các chỉ
dẫn được thê hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác,

khỉ gắn vào một phương tiện mà máy tỉnh đọc được, có khả năng làm cho máy tỉnh
thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể"" và tiếp tục khẳng
định "Phần mềm là chương trình mảy tỉnh được mô tá bằng hệ thống ký hiệu, mã

hoặc ngôn ngữ đê điều khiên thiết bị số thực hiện chức năng nhất định"" khoản 12,
điều 14, Luật Công nghệ thông tin 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) [18]
Như vậy, dù chưa tìm được tiếng nói chung về thuật ngữ trong các quy đinh

pháp luật, vẫn có thể hiểu rộng ra, pháp luật về bảo hộ chương trình máy tính chính
là pháp luật về bảo hộ phần mềm bởi về bản chất, chương trình máy tính vẫn là

thành phần thiết yếu nhất của một phần mềm. Một phần mềm được đánh giá cao

vẫn là nhờ kĩ năng viết và tạo ra các chương trình máy tính của lập trình viên. Do
đó, phần mềm đơn giản là nghĩa rộng của chương trình máy tính và được diễn đạt

ngắn gọn như sau “Phần mềm gồm tổng thể các chương trình máy tính được thể

hiện dưới hình thức khác nhau (mã nguồn, mã đối tượng hoặc mã máy) phục vụ cho
hoạt động của thiết bị điện tử”
1.1.1.3. Những đỏng góp của phần mềm

a) Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, nhìn vào tiến trình lịch sử của phần mềm, đa phần các quốc gia

phát triển như Hoa Kỳ, một số quốc gia Khu vực Châu Âu, Nhật Bản đều đã tập

trung nghiên cứu phần mềm từ khi nó chưa được xác định chính xác về mặt thuật
ngữ và vẫn là một thứ gì đó gắn với máy tính điện tử. Khi phần mềm chính thức

được nhận định là một lĩnh vực thu lãi gấp nhiều làn so với một số ngành sản xuất

18


khác, các tập đồn, cơng ty lớn trên thê giới đà không bỏ qua thời cơ đâu tư vào lĩnh
vực này. Nhất là trong bối cảnh các quốc gia phải đối mặt với nhiều vấn đề phát
sinh mới như: dịch bệnh, thiên tai, sự già hóa dân số v.v thì vai trị của phần mềm
lại chính là nhân tố quyết định sự thành bại của cá nhân, tổ chức và mỗi quốc gia.

Thứ hai, đối với các công ty, phần mềm được sử dụng cho mọi hoạt động

quản lý sản xuất, vận hành. Ví dụ như, bộ phận làm cơng việc hành chính tại cơng
ty cần phần mềm cho cơng tác quản lý nhân sự, quản lý lưu giữ các tài liệu họp

đồng, các phần mềm về kế toán quản lý thu tri minh bạch, các phần mềm giúp nhân
viên và lãnh đạo công ty trao đổi kế hoạch, phận công nhiệm vụ, báo cáo kết quả

công việc định kỳ dễ dàng. Trong sản xuất hàng hóa, sản phẩm, phần mềm được lập
trình trong các máy móc cơng nghệ cao giúp cơng ty đạt được hiệu suất cao, độ

chính xác cao so với phương pháp thủ cơng. Ngồi ra, cơng ty cịn tiết kiệm được
chi phí trả cho nhân cơng, người lao động, người lao động cũng khơng cịn phải làm

những công việc quá sức và nặng nhọc như trước đây. Với sự giúp đờ của các máy

móc có tích hợp phần mềm được cài đặt mô phỏng chuấn xác các thao tác của con


người, công nhân cũng giảm thiểu được những yếu tố nguy hại tác động tới sức
khoe, gây tốn kém về kinh tế (chi phí điều trị) của họ và người sử dụng lao động

nếu mắc phải các căn bệnh hoặc tai nạn lao động khi phải làm việc trong mơi
trường độc hại, nguy hiểm.

Khơng chỉ gói gọn trong các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác, phần
mềm cịn khơng thể thiếu trong các hoạt động dịch vụ khác như du lịch, nhà hàng,...

giúp ngành công nghiệp khơng khói này quản lý hiệu quả như phần mềm quản lý cơ
sở dữ liệu du khách, khách hàng, các chuỗi cung ứng dịch vụ, khảo sát thang điếm
hài lòng của khách hàng và cịn nhiều lợi ích khác giúp tạo thành mạng lưới du lịch

thông minh - mục tiêu mà các quốc gia có thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch

trong xã hội công nghệ đang hướng tới.

Thứ ba, đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, công nghiệp sản xuất phần

mềm được xem là “manh đất màu mỡ” cho các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên
nhiên hạn chế. Cơng nghệ phần mềm khơng địi hỏi quá nhiều về nguyên vật liệu,

19


thiêt bị cho hoạt động sản xuât, chê tạo.... Hạt nhân của các công ty phân mêm là
nguồn nhân lực chất lượng cao và trí tuệ con người, những cá nhân trong nghiên
cứu khoa học phần mềm cũng không cần phải phụ thuộc vào các tổ chức mà họ vẫn


có thế tự sáng tạo, lập trình và cho ra được các sản mang tinh thần của riêng người
làm phần mềm đó. Chính vì tính chất này, nhiều quốc gia coi phát triển công nghệ

phần mềm là một ngành công nghiệp mũi nhọn cùng các lĩnh vực khác như là một
phương thức đem lại nguồn thu không giới hạn cho nền kinh tể quốc gia.

Chính phủ các nước phát triến phải giải quyết bài toán già hoá dân số và
thiếu hụt việc làm, cách giải quyết như nhập khẩu lao động nước ngoài từ các quốc

gia thừa lao động hay tăng lương cho người lao động không phải đáp án được mong
đợi từ những người làm chủ nhà máy, doanh nghiệp. Phần mềm đã khắc phục một
phần tình trạng thiếu nguồn tài nguyên lao động khi đôi lúc thay thế sức lao động

của con người ở một số khâu sản xuất. Vai trò của phần mềm càng được nâng cao
khi thế giới phải gánh chịu vô số đại dịch nghiêm trọng như SARS, H1N1 và mới

nhất là COVĨD-19, hàng loạt siêu thị được vận hành bởi robot tự động và camera
giám sát, các trạm bán hàng nhanh trên các con đường, hè phố cũng được lập trình

phàn mềm phục vụ con người, nhà hàng cũng đưa vào tự động hoá, giao hàng qua
các ứng dụng phần mềm... Mọi góc của đời sống xã hội đều nhận được sự trợ giúp
của phần mềm. Các quốc gia khơng cịn q lo lắng suy thoái kinh tế do bị ảnh

hưởng nặng nề cùa dịch bệnh, có phần mềm hoạt động kinh tế vẫn tiếp diễn gần như
bình thường.

Tại Việt Nam, Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là

điểm nhấn đầu tiên trong giai đoạn phát triển của công nghiệp phần mềm của Việt


Nam. Nhận thấy nước ta là điểm đến lý tưởng của các nhà phát triền phần mềm với
các yếu tố như nguồn nhân lực trẻ với đức tính sáng tạo, ham học hỏi, cần cù, sự
nắm bắt nhanh chóng với cơng nghệ của người Việt cũng không thua quốc gia nào.

Nhà nước đã đưa ra các chỉ đạo họp với thời cuộc giúp các doanh nghiệp phàn mềm
tại Việt Nam từng bước đứng vững trên sân chơi công nghệ phần mềm của khu vực

20


×