PHẦN MỞ DẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nông nghiệp, nông thôn được coi là nền tảng và là động lực
cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó lại càng có
ý nghĩa đối với nước ta, một đất nước khoảng 70% dân số sản xuất nông
nghiệp và sinh sống ở nông thôn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế
nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết
nhằm đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nơng nghiệp theo hướng toàn
diện và bền vững được Đảng coi là “một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu”. Sau nhiều năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp nước ta đã đạt được thành tựu khá tồn diện và to lớn.
Nơng nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất
hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị
trường thế giới. Nông nghiệp phát triển làm cho nền kinh tế đất nước được ổn
định; góp phần xóa đói giảm nghèo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp vẫn chưa thật sự phát
triển bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh
thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển
giao khoa học - cơng nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn chế. Năng suất,
chất lượng, giá trị nhiều mặt hàng thấp. Đó là những khó khăn, hạn chế đối
với phát triển kinh tế nơng nghiệp địi hỏi Đảng, Nhà nước, chính quyền các
địa phương và nhân dân cùng chung tay góp sức khắc phục. Huyện Quảng
Xương (tỉnh Thanh Hóa) nằm về phía Đơng Nam của tỉnh. Trước đây, Quảng
Xương ln được xem là một huyện nghèo, đồng đất không mấy thuận lợi, lại
chịu nhiều thiên tai. Bên cạnh đó, do yêu cầu phát triển thành phố Thanh Hóa
1
và thành phố Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh), Quảng Xương thường xuyên bị chia
tách địa giới hành chính (từ năm 1971 đến năm 2015, huyện Quảng Xương
phải chịu 6 lần chia tách, tổng cộng 16 xã và một thị trấn với diện tích trên 60
km² và dân số gần 100.000 người cho hai đơn vịhành chính nêu trên). Mặc dù
là vùng trọng điểm lúa của tỉnh và là một trong những huyện được đánh giá là
có tiềm năng về thủy, hải sản, đồng thời có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc
phòng của tỉnh, nhưng trong cơ chế cũ, sản xuất đều lệ thuộc nhiều vào điều
kiện thiên nhiên và mang tính tự phát, kém phát triển. Ruộng đồng manh
mún, sản xuất nhỏ lẻ, tiểu thủ công lạc hậu, tư duy lãnh đạo bị bó hẹp,… là
những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp kém phát triển, đời sống
nhân dân rất nghèo khó. Cái nghèo khó của huyện Quảng Xương có thể xếp
vào hạng nhất nhì trong vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa.Trong
cơng cuộc đổi mới đất nước, nhất là từ sau khi thực hiện chủ trương của Đảng
đẩy mạnh phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướngcơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Huyện ủy Quảng Xương đã tìm ra những hướng đi thích
hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng bước khai thác được
những lợi thế quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đối với
kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới với những bước phát triển
vững chắc. Nghiên cứu về Huyện ủy Quảng Xương lãnh kinh tế nông nghiệp
trong giai đoạn hiện nay góp phần tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo của
Huyện ủy, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình vận dụng chủ trương,
đường lối của Đảng vào phát triển kinh tế ở một địa phương cấp huyện trước
những yêu cầu mới. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, học viên xin chọn
đề tài “Huyện ủy Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo kinh tế nơng
nghiệp hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kinh tế nơng nghiệp có vị trí, vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Vì thế, việc lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Huyện ủy cũng có một ý
nghĩa hết sức quan trọng, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ
2
chức, cá nhân, nhiều nhà khoa học, có một số cơng trình tiêu biểu mà tác giả
đã tìm hiểu:
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu ở Trung ương:
+ GS. Bùi Huy Đáp và GS. Nguyễn Điền có cuốn Nơng nghiệp Việt
Nam bước vào thế kỷ XXI. Cuốn sách khái quát những thành tựu của nông
nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XX, phân tích những thách thức và tiềm năng
của nơng nghiệp Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó nêu lên
những phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp để xây dựng một nền
nông nghiệp hiện đại và bền vững trong thế kỷ XXI.
+ Tác giả Vũ Oanh có cuốn Nơng nghiệp và nơng thơn trên con đường
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa. Tác phẩm đề cập
đến những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương,
chính sách, trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trongquá trình
phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời cuốn sách cũng nêu
lên những kinh nghiệm có tính tổng kết qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối
chính sách nói trên, nhất là từ sau khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
nông nghiệp.
+ PGS. Lê Văn Lý có cuốn Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực
trọng yếu của đời sống xã hội nước ta. Cuốn sách nói về nội dung, phương
thức lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội
nước ta hiện nay, trong đó có lĩnh vực nơng nghiệp.
+PGS. Nguyễn Cúc có cuốn Tác động của nhà nước đối với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Cuốn sách đã đi sâu phân tích vị trí, vai trị củanhà nước
trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Các cơng trình nghiên cứu ở cấp huyện:
+ Cuốn “Địa chí huyện Quảng Xương”. Khái quát về lịch sử, truyền
thống văn hóa, con người huyện Quảng Xương.
3
+ Trần Văn Cường (2006), Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác theo
hướng bền vững ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Luận văn Ths. Nơng
nghiệp, Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội.
+ Trịnh Duy Long (2008), Đánh giá hoạt động Khuyến nơng ở huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn Ths. Khoa Kinh tế , Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
+ Lê Đại Hiệp (2012), Nghiên cứu một số giải pháp góp phần xây dựng
hệ thống cây trồng thích ứng với khí hậu biến đổi ở đất Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa. Luận văn Ths. Nơng nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
+ Bùi Thị Thắm (2014), Sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất
nông nghiệp tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Nông
nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
+ Các cuốn sách và đề tài nghiên cứu đã đi sâu phân tích tình hình nơng
nghiệp của huyện Quảng Xương, đánh giá thực trạng nông nghiệp và các hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện. Đồng thời cũng đưa ra các giải
pháp để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, chưa có đề tài
nào nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về quá trình Huyện ủy Quảng Xương lãnh
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay.
+ Các cơng trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo rất quan
trọng đối với học viên. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, kết hợp với phân tích,
tổng hợp, đánh giá tình hình phát triển kinh tế nơng nghiệp của huyện, thông
qua hệ thống tàiliệu sưu tầm được, đặc biệt các tư liệu là các văn bản được
lưu trữ tại các kho lưu trữ của văn phòng Huyện ủy, UBND huyện, Phịng
Nơng nghiệp huyện Quảng Xương và kho lưu trữ của Tỉnh ủy tỉnh Thanh
Hóa, góp phần giúp học viên tập dượt xây dựng một cuốn tài liệu lịch sử về
quá trìnhvận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp trong điều kiện cụ thể của Huyện ủy Quảng Xương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu:
4
- + Làm sáng tỏ quá trình Huyện ủy Quảng Xương lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp giai đoạn hiện nay. Đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào kinh
tế nông nghiệp đạt kết quả, hiệu quả cao hơn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các chủ trương lãnh đạo kinh tế nơng nghiệp trong thời
kì đổi mới. Phân tích, luận giải làm sáng tỏ chủ trương và sự lãnh đạo của
Huyện ủy Quảng Xương về kinh tế nơng nghiệp.
+ Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân
trong quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Huyện ủy Quảng Xương.
+ Đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp của Huyện ủy Quảng Xương hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Quá trình Huyện ủy Quảng Xương lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp giai đoạn hiện nay theo chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông
nghiệp của Trung ương và Tỉnh ủy Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung khoa học: Đề tài nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo
của Huyện ủy Quảng Xương lãnh đạo kinh tế nông nghiệp hiện nay, nhận xét
và rút ra những kinh nghiệm.
+ Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu Huyện ủy Quảng Xương
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp hiện nay.
- Cơ sở lý luận
+ Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế
nông nghiệp.
+ Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp logic và
kết hợp chặt chẽ hai phương pháp đó. Đồng thời, sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác như: phân tích,tổng hợp, thống kê, so sánh,...
5
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa, tổng quát về sự lãnh đạo của Huyện ủy
Quảng Xương đối với kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay. Làm rõ những
thành tựu nổi bật, hạn chế, thách thức trong quá trình lãnh đạo, đúc kết những
kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Huyện ủy Quảng
Xương.
Là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên
cứu cho những người quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế nơng nghiệp của
huyện Quảng Xương nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung tiểu
luận gồm ba chương, 10 tiết.
6
CHƯƠNG I
HUYỆN ỦY LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP – MỘT SỐ VẤN
ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà
con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra
sản phẩm như lương thực, thực phẩm... để thoả mãn các nhu cầu của mình.
Nơng nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp
và thủy sản.
Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự
nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức
xạ mặt trời... trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật ni.
Nơng nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là
ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc
ứng dụng tiến bộ khoa học - cơng nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi ra sản
xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác,
lề thói, tập quán... đã có từ hàng nghìn năm nay.
1.1.2. Khái niệm kinh tế nơng nghiệp
Kinh tế nông nghiệp đơn thuần là ngành kinh tê mà tổng hợp các
ngành; trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, …
Trong điều kiện các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hạn chế,
phát triển kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực khan hiếm, đòi hỏi phải phát triển kinh tế nơng nghiệp chun sâu,
tức là có các phương thức sản xuất mới, tiên tiến, hiện đại, có sự kết hợp tối
ưu các yếu tố, đẩy mạnh chu trình sản xuất để tạo ra giá trị kinh tế cao.
7
1.2. Nội dung
1.2.1. Thông qua đường lối chiến lược và chính sách kinh tế nơng
nghiệp từng giai đoạn
Đây là cơng việc sáng tạo, là nhân tố quyết định trước tiên đến sự thành
công và sự lãnh đạo kinh tế nông nghiệp.
1.2.2. Bảo đảm quán triệt đường lối, chính sách kinh tế nơng
nghiệp, tạo ra sự nhất trí và nhất q trong lãnh đạo
Sự nhất trí và nhất quán trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách
là một diều kiện tiên quyết thắng lợi của đường lối, chính sách. Sự nhất trí
này tạo ra sức chiến đấu của cấp ủy các cấp và niềm tin trong quần chúng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo đảm sự nhất trí khơng những phái
làm rõ căn cứ khoa học và thực tiễn của đường lối, chính sách mà cịn phải
làm rõ căn cứ khoa học và thực tiễn của đường lối; kịp thời thông tin những
kinh nghiệm vận dụng, sáng tạo của cơ sở, phê phán ảnh hưởng của chủ nghĩa
giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, bênh quan liêu, tùy tiên trong quá trình tổ
chức thực hiện.
1.2.3. Chỉ đạo và kiểm tra quá trình thực hiện đường lối, chính
sách kinh tế của bộ máy nhà nước
Phải tổ chức bộ máy chính quyền thành cơ quan thật sự ân chủ và có
quyền
lực.
Khơng ngừng cải tiến lề lối và phương pháp liên hệ .
Thường xuyên kiểm tra đối với hoạt động quản lý kinh tế
1.2.4. Tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế nông nghiệp
Tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế để không ngừng nâng cao trình
độ là một nhu cầu thiết yếu của cách mạng. Trong điều kiện mới, vấn đề tổng
kết kinh nghiệm, tiếp thu có chọn lọc trở nên đặc biệt bức thiết. Do đó, cơng
tác tổng kết phải mang tính khoa học và nghiêm túc, tránh thái độ coi thường,
né trán, che giấu sai lầm.
8
1.2.5. Đào tạo và kiểm tra đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp
Lãnh đạo kinh tế nông nghiệp là một trong những chức năng quan
trọng của cấp ủy huyện. Do đó, phải có kế hoạch và khơng ngừng bồi dưỡng,
dổi mới kiến thức và cơ cấu đội ngũ dó.
1.2.6. Gắn liền hoạt động lãnh đạo kinh tế nơng nghiệp với hoạt
động lãnh đạo trong sự nghiệp phát triển giáo dục, văn hóa, khoa học và
cơng nghệ.
Trong thời đại cách mạng công nghệ, sự phát triển kinh tế, xã hội ngày
càng dựa vào điều kiện tiên quyết là trình độ phát triển giáo dục, văn hóa,
khoa học và cơng nghệ. Sự phát triển này tạo ra hai nhân tố cơ bản cho sựu
phát triển kinh tế và xã hội; phát triển dội ngũ khao học và kỹ thuật, nâng cao
trình độ dân trí.
1.3. Phương thức
1.3.1. Lãnh đạo kinh tế nông nghiệp thông qua Nhà nước
Xây dựng nền kinh tế thị trường cần có Nhà nước nước pháp quyền. Để
nền kinh tế mang định hướng xã hội chủ nghĩa thì Nhà nước pháp quyền phải
mang bản chất nhân dân, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1.3.2. Lãnh đạo kinh tế bằng việc sử dụng phương thức kiểm kê,
kiểm soát
Lãnh đạo kinh tế bằng việc sử dụng phương thức kiểm kê, kiểm soát
các hoạt động kinh tế để đánh giá dúng thực trạng nền kinh tế; ngăn chặn
chệch hương trong hoạt dộng kinh tế, từ đó đưa ra những giải pháp đúng.
1.3.3. Lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tập trung đầu tư vào
khâu trung tâm là vấn đề nhân lực
Lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tập trung đầu tư vào khâu trung
tâm là vấn đề nhân lực thông qua chiến lược dào tạo đội ngũ cán bộ khoa học
và công nghệ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mơ, bởi họ có vai trị vơ
cùng quan trọng.
9
CHƯƠNG II
HUYỆN ỦY QUẢNG XƯƠNG LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
– THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Quảng Xương
Huyện Quảng Xương thuộc miền đất hình thành tương đối muộn so
với nhiều nơi khác trong tỉnh. Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển,
với diện tích đất tự nhiên sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tính đến
năm 2016 là 200,4 km², trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 10.230
ha (diện tích trồng cây hằng năm 9,494 ha, diện tích đất ni trồng hải sản
732 ha, diện tích đất lâm nghiệp 370 ha).Về vị trí địa lý, huyện Quảng Xương
nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Thanh Hóa thuộc miền dun hải. Vị trí tự
nhiên tạo nên địa thế khắc nghiệt về thiên nhiên, xung yếu về qn sự. Đó là
sự hình thành tự nhiên bởi hai dịng sơng lớn chảy ra biển: sơng Mã và sơng
n. Quảng Xương có bờ biển dài 18,2km với phần thềm lục địa rộng lớn là
điều kiên phát triển nghề biển, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Cùng với đó là
2 cửa lạch đã tạo ra vùng triều có diện tích hơn 1.300 ha, có 9 xã ven biển
tham gia khai thác hải sản và 10 xã vùng triều tham gia nuôi trồng thủy sản
nước mặn, nước lợ. Vùng biển Quảng Xương chủ yếu là vùng bãi ngang, tuy
vậy nguồn lợi hải sản phong phú: cá, tôm he, tôm sắt, tôm bột, cua, mực, moi,
sứa... nhiều năm ngư dân khai thác đạt sản lượng lớn (sản lượng xuất khẩu
chiếm tỷ lệ cao). Vùng triều Quảng Xương là một thế mạnh để nuôi trồng
thủy sản nước lợ, sản xuất ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được thị trường
ưa chuộng. Huyện Quảng Xương có đường Quốc lộ 1A chạy theo hướng Bắc
– Nam từ cầu Quán Nam (Quảng Thịnh) đến cầu Ghép (Quảng Trung) dài 18
km, rất thuận tiện cho việc lưu thông trong địa bàn huyện. Có ba tuyến đường
4A, 4B,4C chạy song song dọc bờ biển cũng tạo nên sự lưu thông dễ dàng
trong vùng. Ngồi ra cịn có Quốc lộ 47 từ Thành phố Thanh Hóa đi Thành
phố Sầm Sơn ở phía Bắc và Quốc lộ 48 từ Ngã ba Voi đi Nông Cống, các
10
tuyến đường liên xã,... thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu hàng hóa, phát triển
kinh tế - xã hội. Về hành chính, Quảng Xương đã trải qua 6 lần điều chỉnh địa
giới hành chính để hình thành và phát triển hai đơn vị là Thành phố Thanh
Hóa và Thành phố Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh). Đến năm 2012 (lần điều chỉnh
thứ 5), huyện Quảng Xương còn bao gồm 35 xã và 1 thị trấn. Dân số toàn
huyện là 220.300 người. Mật độ dân số 1.202 người/km2. Năm 2015 tiếp tục
điều chỉnh lần thứ 6, cắt 6 xã cho Thành phố SầmSơn, Quảng Xương còn 29
xã và 1 thị trấn. Điều đáng quan tâm là trong số các xã bị chia tách do điều
chỉnh địa giới hành chính đều là các xã có tiềm năng và dân trí cao hơn các
vùng còn lại, làm cho mặt bằng chung về kinh tế - xã hội của Quảng Xương
gặp nhiều khó khăn hơn sau mỗi lần điều chỉnh. Trong số 36 xã, thị trấn cịn
lại nơi có diện tích lớn nhất là xã QuảngNgọc (8,8 km2); nơi có diện tích nhỏ
nhất là thị trấn Quảng Xương (1,1 km2).]Về địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu
đến nay, địa mạo Quảng Xương vẫn cịn mang dáng dấp của biển cả. Những
dải cát, cồn cát kéo dài từ bắc xuống nam. Từ sau năm 1945, địa mạo Quảng
Xương thay đổi nhiều, bớt gồ ghề, lồi lõm, khúc khuỷu hơn. Hệ thống nông
giang, mương máng tưới tiêu cùng làng xóm đổi mới đã phá vỡ khơng gian
làng mạc xưa, hình thành những khơng gian nơngthơn hiện đại. Đi đơi với sự
phức tạp của địa hình là sự phức tạp của thổ nhưỡng.Người nông dân Quảng
Xương trước đây phân chất đất ra thành các loại:đất cát, đất thịt, đất bùn, đất
cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng, đất bù nhẩu... họ phân biệt rõ đồng cát và
đồng đất cát. Do đó, đất ven biển chỉ cóthể trồng cây sa mộc, cịn đất ven
sơng Rào có thể cấy lúa, trồng khoai và các loại cây rau màu. Quảng Xương
có các dịng sơng lớn, vừa và nhỏ, tạo thành bởinhiều nhánh sông từ nhiều
miền đất chảy vào để đổ ra biển Đơng: sơng Mã, sơng n, sơng Hồng, sơng
Mã Bà, sơng Lý, sơng Rào. Sơng ngịi đóng vai trị quan trọng trong việc bồi
bổ đất và cải tạo đất, nhất là thời chưa có đê hoặc khơng cần đê. Đất tốt nhất
là đất bãi, phù sa bồi đắp hàng năm do sơng ngịi tràn lên ngoại đê, nhưng
mùa màng thất thường tùy theo khí hậu thay đổi. Miền Tây huyện là vùng
11
trọng điểm lúa, ở giữa ba, bốn con sông quây vùng bốn phía. Đồng ruộng các
xã ven đê, trong đê ln bị úng ngập vì mùa mưa đồng thấp hơn nước sơng
khơng có chỗ tiêu úng. Biển ở đây nền q thấp, bồi chậm, được nhiều nguồn
lợi cói lác, tơm cá thì kém thóc lúa rau màu. Đất nói chung độ pH cao, ít nơi
chua nhẹ. Ưu điểm nền cao,thấp dồn về phía đơng, mùa mưa lụt dễ tiêu. Khí
hậu Quảng Xương thuộc tiểu vùng khí hậu ven biển. Nói chung, tiểu vùng
này có nền nhiệt độ cao, mùa đơng không lạnh lắm, mùa hè tương đối mát, độ
ẩm cao, mưa vừa phải, địi hỏi trong sản xuất nơng nghiệp cần chú ý phòng
chống bão và mưa lớn.
2.2. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội
Xuất phát từ đặc điểm điều kiện tự nhiên nên ngành nghề chủ yếu của
Quảng Xương là nông nghiệp và ngư nghiệp. Người dân Quảng Xương có
truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.Trải qua hàng ngàn năm, nông dân
Quảng Xương tiếp thu kinh nghiệm cổ truyền và trải qua thực tiễn đã phải hết
sức tìm tịi để phát triển cây lúa. Cây lúa giống như con người Quảng Xương
“có cứng mới đứng đầu gió”. Trong năm, việc canh tác lúa ở Quảng Xương
chia làm hai vụ rõ rệt: vụ chiêm và vụ mùa, còn gọi là vụ năm và vụ mười
(gặt tháng năm và tháng mười âm lịch). Vụ mùa diện tích nhiều hơn vụ chiêm
vì mưa nhiều, đồng cao,thấp đều có nước; lúa vụ mùa cấy cả đồng chiêm. Đất
cấy được cả hai vụ chiếm diện tích lớn. Trước kia, người dân gieo cấy nhiều
giống lúa: giống lúa đồng cao, giống lúa bát, giống lúa chậu trắng, chậu dự;
giống lúa mùa đỏ; giống lúa đồng triều; giống lúa nếp cái hoa vàng, nếp con...
Sau này đã được thay thế bằng các giống mới có khả năng chịu hạn, chống
chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày, cao sản... Trong lịch sử, người dân Quảng
Xương có nhiều kinh nghiệm trồng trọt: cơm quanh rá, mạ quanh bờ; khoai
đất lạ, mạ đất quen; mưa cơn đàng Nưa (tên núi Nưa ở Thanh Hóa) vác bừa
mà chạy, mưa cơn đàng Vạy đừng chạy mất công; tháng tám trông ra, tháng
ba trông vào; sấm đàng Đông trời không có bão.... Hoặc là “ruộng đất cao cấy
vào tháng 6, gặt tháng 10,ruộng trũng cấy vào tháng Chạp, gặt vào tháng 5”.
12
Cho đến khi người Pháp cho đào hệ thống nông giang ở Thanh Hóa, Quảng
Xương thuộc phạm vi tưới nước của kênh Bắc, các vùng đất thấp trong huyện
đã có thể cấy 1 năm 2 vụ, còn vùng đất thuộc dải vùng cao ven biển chủ yếu
vẫn là hoa màu. Tại vùng đất này cịn có nhiều sản vật như dưa hấu Mậu
Xương (xã Quảng Lưu), đặc biệt thuốc lào Thượng Đình (xã Quảng Định) là
đặc sản nổi tiếng khắp nơi. Bên cạnh đó, chăn ni và thủ cơng nghiệp cũng
là nguồn bổ trợ thường xuyên cho kinh tế gia đình. Ở Quảng Xương, làng nào
cũng có nghề thủ cơng và chăn ni gia súc. Quảng Xương đã hình thành
những vùng thủ công nghiệp lâu đời và nổi tiếng như đan cói, dệt chiếu ở
vùng nước lợ: Quảng Chính, Quảng Trung qua Quảng Trường lên các xã
Quảng Vọng, Quảng Phúc; đan lát, mây tre đan ở các làng thuộc tổng Thái
Lai, Vệ Yên (Quảng Ninh, Quảng Đức, QuảngPhong...); nuôi tằm kéo tơ ở
vùng đất cát ven biển; khâu nón, thợ rèn, nấurượu, làm quạt ở tổng Cung
Thượng, Vệ Yên, Thủ Chính (nay là các xãQuảng Cát, Quảng Hải, Quảng
Tân).
2.3. Thực trạng Huyện ủy Quảng Xương lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp
2.3.1. Những kết quả đạt được
Kinh tế nông nghiệp đã đạt được những thành cơng to lớn đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội , Huyện ủy Quảng Xương đã lãnh đạo
nhân dân khai thác ngày càng hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của địa
phương., nềnkinh tế nông nghiệp huyện Quảng Xương đã đạt được những
thành tựu cơ bản.Những thành tựu bước đầuvới tinh thần tranh thủ thời cơ
thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức, huyện Quảng Xương đã đạt được
những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ cho giai
đoạn tiếp theo. Các thành tựu đó được thể hiện trên nhiều mặt. Các mục tiêu
kinh tế do các Đại hội XIX, XX đề ra đều đạt, một số mặt có bước tăng
trưởng khá, nền kinh tế đi dần vào thế ổn định. Tổng sản lượng lương thực
quy thóc năm 2015 đạt 93.173 tấn, tăng 13% so với kếhoạch. Nhịp độ tăng
13
trưởng kinh tế bình quân của thời kỳ 2015-2017 là 8,6%. Lương thực bình
quân đầu người từ 280 kg năm 2015 lên 341 kg năm 2017. Chăn nuôi, đánh
bắt, nuôi trồng thủy hải sản, thủ cơng nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá.
Từ chỗ người nông dân chỉ quen với lối sản xuất dựa vào thiên nhiên, tự cung
tự cấp, với những loại giống cây trồng, vật nuôi năng suất thấp đã hình thành
ý thức sản xuất theo quy trình khoa học kĩ thuật. Hệ thống trạm bơm điện,
trạm bơmđược tu bổ, nâng cấp. Hệ thống điện sáng nông thơn phát triển
nhanh, tất cả các xã,thị trấn có điện và gần 90% số hộ dùng điện sinh hoạt. Hệ
thống đường giao thông nông thôn được quy hoạch nâng cấp và mở rộng. Các
loại máy cày, bừa, máy xay sát, tuốt lúa, xe vận tải cơ giới nhỏ, thuyền mảng
gắn máy được sửdụng rộng rãi, góp phần giải phóng và tăng năng suất sức lao
động.
2.3.2 Nguyên nhân cơ bản của kết quả
Nguyên nhân chủ quan: Một số cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là
cấp cơ sở chưa thật sự năng động, sáng tạo và quyết tâm trong tổ chức thực
hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Huyện ủy lãnh đạo
kinh tế nông nghiệp.
Nguyên nhân: Trong q trình lãnh đạo kinh tế nơng nghiệp, Hun ủy
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã có những ưu điểm và hạn chế:
2.4. Ưu điểm
Một là, Huyện ủy Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã qn triệt lãnh đạo
kinh tế nơng nghiệp vào điều kiện của địa phương. Nông nghiệp tiếp tục phát
triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả,
bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm thủy
sản tăng nhanh; trình độ khoa học - cơng nghệ được nâng cao hơn. Ðáng chú
ý là giá trị xuất khẩu nơng lâm thủy sản tăng, một số sản phẩm có vị thế cao
trên thị trường thế giới, như gạo, thủy sản…
Hai là, đã khai thác thế mạnh địa phương để lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp.
14
Ba là, cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, Huyện ủy chỉ đạo
chuyển dịch cơ cấu ngành đạt hiệu quả cao.
Bốn là, kinh tế nông nghiệp được tiếp tục phát triển góp phần thúc đẩy
cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp. Chúng ta đã có những bước tiến
đáng mừng trong việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong lai tạo
giống, cơ khí hóa nơng nghiệp và đẩy mạnh được công nghệ chế biến.
Năm là, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy có nhiều chuyển biến tích cực.
2.5. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình lãnh đạo cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, Huyện ủy Quảng Xương vẫn còn bộc lộ những hạn
chế cần khắc phục:
Một là, việc chỉ đạo triển khai, quán triệt các nghị quyết còn chưa quyết
liệt nên nhiều mục tiêu lãnh đạo kinh tế nông nghiệp hiện nay không đạt; kết
quả kinh tế nơng nghiệp cịn một số hạn chế.
Thứ hai, kinh tế nông nghiệp về cơ bản vẫn là thuần nông, giá trị nông
nghiệp vẫn thấp; hệ thống cơ chế, chính sách về nơng nghiệp, nơng dân và
nơng thơn cịn chưa đồng bộ và cịn nhiều vướng mắc.
Thứ ba,việc vận dụng, đua khoa học và công nghệ vào sản xuất nơng –
lâm – ngư nghiệp cịn chậm.
Thứ tư, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp Huyện ủy
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa kéo theo những vấn nạn xã hội đáng lo ngại.
15
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUYỆN ỦY QUẢNG XƯƠNG
LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng
Hình thành các vùng chuyên canh như vùng lúa chất lượng cao, vùng
rau an tồn, vùng chăn ni tập trung. Tận dụng khai thác diện tích mặt nước
ao, hồ, sơng để phát triển thủy sản. Đẩy mạnh quá trình đầu tư thâm canh và
nâng cao chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó phát triển các vùng chuyên canh
và ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ
sinh học, kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
huyện.
Tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơng trình thủy lợi,
giao thơng và các cơ sở hạ tầng khác. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu
trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng gắn sản xuất nông
nghiệp với chế biến nông sản nhằm nâng cao chuỗi giá trị của hàng hóa nơng
nghiệp.
Chuyển đổi diện tích các loại cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả
sang cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi diện tích trồng lúa
năng suất thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn như trồng rau, màu.
Phát triển vùng nông – lâm – thủy sản nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại theo phương thức công nghiệp. Coi hộ gia đình là
trung tâm, là đơn vị kinh tế tự chủ trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất nông
nghiệp, hợp tác là hình thức liên kết chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của nơng sản hàng hóa.
Cần quy hoạch từng ngành trong nông nghiệp theo xu thế của nền kinh
tế thị trường, hội nhập với các nền kinh tế khác dựa trên cơ sở chất lượng và
giá thành; cấu trúc lại mơ hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, xây
dựng quy mô phù hợp với xu thế của hội nhập và đặc thù của nông nghiệp
16
Việt Nam; chú trọng áp dụng công nghệ cao cùng với đổi mới và sáng tạo vì
đây ln là chìa khóa cho mọi vấn đề về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Cần gia tăng năng suất lao động để đảm bảo hiệu quả, đồng thời nâng
cao đời sống của lực lượng lao động trong nơng nghiệp vốn có thu nhập thấp
và không ổn định; Cần kết hợp với doanh nghiệp quy hoạch sản phẩm đầu ra
cho cả ngành một cách chiến lược theo từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm
giảm thiểu tình trạng mất cân đối cung/cầu vẫn hay xảy ra; Chính phủ cần
sớm ban hành các chính sách mạnh mẽ hơn nữa nhằm khuyến khích tích tụ
ruộng đất để xây dựng vùng sản xuất lớn, “dọn đường” cho công nghiệp chế
biến, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất tiên
tiến, thúc đẩy sản xuất an tồn, nơng nghiệp hữu cơ, nơng nghiệp sạch theo
chuỗi giá trị nơng nghiệp...
Đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn theo
hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề,
cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn. Đưa nông nghiệp
lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là
công nghệ sinh học; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa; quy hoạch sử dụng
đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn
vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nơng sản hàng hóa. Đầu tư nhiều
hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn “Hình thành sự liên kết nơng công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn”.
3.2. Giải pháp
Một là, xây dựng, soạn thảo và thông qua đường lối chiến lược và
chính sách kinh tế nơng nghiệp trong từng thời kỳ, giai đoạn; tức là xác định
phương hướng, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Hai là, bảo đảm quán triệt đường lối, chính sách kinh tế, tạo ra sự nhất
trí và nhất quán trong hệ thống lãnh đạo. Sự nhất trí trong tổ chức thực hiện
17
đường lối, chính sách là một trong các điều kiện quyết định thắng lợi. Công
tác tuyên truyền, quán triệt, đảm bảo sự nhận thức đúng đắn, nhất trí hành
động; cơng tác giáo dục yêu cầu không những phải làm rõ luận cứ khoa học,
cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách mà cịn phải thơng tin những kinh
nghiệm vận dụng, sự linh hoạt, sáng tạo của cơ sở, địa phương, phê phán sự
giáo điều máy móc, hay ngồi chờ ỷ lại, bệnh bảo thủ, trì trệ, quan liêu giấy tờ
cũng như thái độ tự do, tùy tiện trong quá trình thực hiện.
Ba là, lãnh đạo việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế;
nâng cao trình độ lãnh đạo kinh tế.
Nâng cao trình độ và kỹ năng cho lực lượng lao động nông thôn là giải
pháp cần thiết để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệ và phát
triển nông thôn bền vững. Cần tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục ở nông thôn,
đổi mới, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, chú trọng đào tạo tập trung,
dài ngày đối với các nghề mới, tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao đối với
các nghề truyền thống, gắn với việc nâng cao trình độ văn hóa, chính trị tư
tưởng. Để cho con em nơng dân có đủ trình độ, năng lực, kỹ năng đáp ứng
yêu cầu xây dựng một nền sản xuất nơng nghiệp mang tính hàng hóa cao, đạt
giá trị thu nhập cao và bền vững.
Bốn là, chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn; Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi cịn
đất hoang hóa chưa sử dụng; Phát triển mạnh ngành, nghề và kết cấu hạ tầng
ở nông thôn, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn; Tiếp tục đẩy mạnh sản
xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất; Tập trung phát triển
các cây công nghiệp chủ lực như cao su, chè,…
Năm là, định hướng cho địa phương hình thành các tổ chức như: Hội
làm vườn, các hợp tác xã làm dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hợp tác
xã cổ phần nông nghiệp, các câu lạc bộ theo các loại hình ngành nghề nhằm
liên kết sản xuất, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra và tiếp cận thị
18
truờng. Đẩy mạnh phát triển trang trại, gia trại, xây dựng mơ hình theo hướng
đa dạng và hiệu quả.
Sáu là, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và
kiểm tra việc thực thi pháp luật trong nhân dân, tạo mơi trường pháp lý thuận
lợi góp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bảy là, dất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tiếp cận kinh tế tri
thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cịn thấp, do đó u cầu nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành cơng của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững trước hết quan tâm đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức khoa học – công nghệ gắn với kiến thức quản lý kinh tế cho đội ngũ
cán bộ chủ trì và cán bộ chun mơn của các xã để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
đặt ra.
Tám là, lãnh đạo các cấp xây dựng đề án đào tạo đội ngũ cán bộ từ
tỉnh, huyện, xã đến xóm để từng bước nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật về
nông, thủy sản, kiến thức công nghiệp và thương mại cho lao động sản xuất
ngành nghề, dịch vụ; chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ khoa học kỹ
thuật cho đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ khuyến nông, trưởng thơn, đồng thời
nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường đối với
đội ngũ chủ cơ sở sản xuất, chủ trang trại. Xây dựng đề án chuyển dịch lao
động từ nông nghiệp sang ngành nghề; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật ni, khuyến khích nơng dân phát triển kinh tế trang trại theo mơ hình
VAC; Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo nhiều độ tuổi cho sự hoạt động
liên tục, có hệ thống, khơng bị đứt qng.
Có chính sách, cơ chế phù hợp nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư vào
phát triển kinh tế nông thôn, nhất là xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng ở
nơng thơn như: điện, đường giao thơng, cơng trình thủy lợi, trình độ dân trí, y
tế, giáo dục, đào tạo lao động lành nghề.
19
KẾT LUẬN
Đối với Huyện ủy Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nông nghiệp luôn là
ngành kinh tế chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đà phát triển
của cả nước, các chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp
được triển khai thực hiện rộng rãi toàn huyện. Huyện ủy đã chú ý đến đầu tư
kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh.
Việc huy động đầu tư vốn, trang thiết bị máy móc, ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được chú trọng, mạnh dạng lai tạo, đưa
giống mới vào sản xuất thúc ẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp dúng
hướng. Lựa chọn cây trồng, vật nuôi năng suất chất lượng cao, hình thành
vùng chuyên canh, phát triển kinh tế vườn, trang trại theo hướng hàng hóa.
Triển khai thực hiện chương trình nơng thơn mới, phát triển nơng nghiệp nơng
thơn theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song kết quả đạt được
còn thấp, các thế mạnh tiềm năng nơng nghiệp chưa được khai thác hiệu quả,
chưa có chiến lược lâu dài phát triển nông nghiệp. Việc huy động sử dụng các
nguồn lực, thâm canh tăng năng suất lao động, đẩy mạnh hoạt dộng sản xuất
nơng nghiệp cịn nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất nơng hộ phân tán, nhỏ
lẻ, manh mún, hao tổn trong thu hoạch, bảo quản lớn, giá thành sản xuất cao,
giá bán thấp, thu nhập nơng dân thấp, đời sống cịn nhiều khó khăn. Mặc dù
đã có sự nỗ lực của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và tồn dân
song kinh tế nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của
huyện, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết. Bằng sự nổ lực tìm tịi,
nghiên cứu, tác giả ñã đưa ra được phương hướng, mục tiêu và các giải pháp
để phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Đảng lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội”.
2. Địa chí huyện Quảng Xương. Khái quát về lịch sử, truyền thống văn
hóa, con người huyện Quảng Xương, tỉnh Thah Hóa.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nơng nghiệp và phát triển
nông thôn (2002), Con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn Việt
nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đánh giá hoạt động Khuyến nông ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh
Hóa (2008).
5. Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang – Chủ biên (1999): Phát triển
nông nghiệp, nơng thơn trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.
21
MỤC LỤC
22