Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

MÔN LUẬT tố TỤNG dân sự HIỆU lực của QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN sự THỎA THUẬN của các ĐƯƠNG sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.01 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN SỰ THỎA
THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ

Người thực hiện: Phạm Ngọc Hiếu Thảo
MSSV: 1751101030143
Lớp: QTL42.2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ/cụm từ viết tắt
BLTTDS
BLDS
TANDTC

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 1


2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................................................. 1
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 2
6. Kết cấu của đề tài........................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN
SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ.................................................................................. 3
1.1. Khái quát về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự...................3
1.1.1. Khái niệm hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự................3
1.1.2. Ý nghĩa hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng
dân sự......................................................................................................................................... 4
1.2. Quy định pháp luật về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự....4
1.2.1. Về thời điểm phát sinh hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự................................................................................................................................................ 5
1.2.2. Về thủ tục xét lại quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.........................6
Kết luận Chương 1............................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HIỆU
LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ............8
2.1. Một số bất cập trong quy định pháp luật về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự............................................................................................................................ 8
2.1.1. Kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự................................................................................................................................................ 8
2.1.2. Kháng nghị tái thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự......10
2.2. Thực tiễn xét xử..................................................................................................................... 11
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự....................................................................................................................................... 13
Kết luận Chương 2.......................................................................................................................... 14
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế tồn cầu hóa,
mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng, các quan hệ dân sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú và
phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Song song với xu thế phát triển đó, những tranh chấp, mâu thuẫn xảy
ra là hiện tượng tất yếu, khơng thể tránh khỏi. Điều đó địi hỏi cần phải tìm ra một phương thức giải
quyết tranh chấp hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ
dân sự, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao trong thời đại mới.
Trong các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, phương thức giải quyết bằng công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự tại Tịa án ln được ưu tiên lựa chọn bởi tính hiệu quả kinh tế, tiết
kiệm thời gian, linh hoạt và phù hợp với truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ
nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận, bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự
trong q trình giải quyết vụ án, Tịa án cũng ln khuyến khích, tạo điều kiện để các đương sự hòa
giải, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án khi có tranh chấp phát sinh. Để góp phần đảm bảo
cho sự thỏa thuận của các đương sự có giá trị pháp lý, có cơ chế thi hành hiệu quả trong thực tế thì
việc nghiên cứu về vấn đề hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có ý
nghĩa rất quan trọng.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 đã
kế thừa và phát triển các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung bằng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 nhằm khắc phục những hạn
chế, tăng cường tính cơng bằng, dân chủ trong hoạt động tố tụng, đảm bảo phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại mới. Tuy nhiên, nhìn chung các quy định của pháp luật hiện hành về hiệu lực của
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong thực tiễn
áp dụng.
Với mong muốn góp phần xây dựng và hồn thiện quy định pháp luật về hiệu lực của quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và nâng cao hiệu quả thực thi của quyết định này,

tác giả đã chọn đề tài “Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” làm
đề tài tiểu luận kết thúc môn học Luật Tố tụng dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã được nghiên cứu
bởi một số tác giả ở những góc độ khác nhau:
- Đỗ Đuc Anh Dung (2006), “Ve hieu luc cua quyet đinh cong nhan su thoa thuan cua đuong
su theo quy đinh tai Đieu 220 BLTTDS”, Tạp chí Toà án, (08), tr.8-10.
- Nguyen Nam Hung (2018), “Can cu khang nghi giam đoc tham quyet đinh cong nhan su thoa
thuan cua cac đuong su”, Tạp chí Kiểm sát, (21), tr.46-49.
- Pham Thi Thuy (2020), “Khang nghi tai tham đoi voi quyet đinh cong nhan su thoa thuan cua
cac đuong su”, Tạạ̣p chíí́ Khoa học pháí́p lý, (08), tr.51-59.

TIEU LUAN MOI download :


Nhìn chung, các tài liệu đều có giá trị nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, các tài liệu mới chỉ
nghiên cứu ở tầm khái quát, tập trung nghiên cứu ở khía cạnh hẹp về hiệu lực của quyết định cơng
nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc nghiên cứu dưới góc độ các quy định của BLTTDS 2004
sửa đổi, bổ sung năm 2011. Hiện nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về vấn
đề hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của BLTTDS
2015.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sẽ nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn về hiệu lực của quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Qua đó,
tác giả nêu lên một số bất cập trong pháp luật tố tụng dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
vấn đề này. Tác giả mong muốn việc thực hiện đề tài này sẽ đóng góp những nền tảng lý luận và
thực tiễn về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và là tài liệu hữu ích
dùng trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. 1. Đối tượng nghiên cứu:

Tác giả tập trung nghiên cứu quy định của của pháp luật tố tụng dân sự về hiệu lực của quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị tái
thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Vì giới hạn về thời gian và khả năng nghiên cứu nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy
định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp từ các quy định pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam, các tài liệu tham khảo liên quan, các tình huống thực tiễn trong quá trình
thực hiện đề tài nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu về hiệu lực của quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự dưới góc độ lý luận và thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự.
Chương 2: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

TIEU LUAN MOI download :


6
CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH CÔNG
NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
1.1. Khái quát về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự
1.1.1. Kháí́i niệm hiệu lực của quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của cáí́c
đương sự

“Cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự là hoạt động
do Tòa án tiến hành nhằm thừa nhận việc thống nhất ý chí của các đương sự về việc
giải quyết vụ án dân sự. Việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự phải được
thể hiện bằng một văn bản pháp lý có giá trị bắt buộc, theo thủ tục do luật định,
được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước” 1.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là văn bản pháp lý do
Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử sơ thẩm ban hành trong quá trình giải quyết vụ án
dân sự nhằm ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết toàn bộ vụ
án dân sự trên cơ sở sự thỏa thuận tự do, tự nguyện của các đương sự, không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Nói cách khác, quyết định cơng
nhận sự thỏa thuận của các đương sự là văn bản pháp lý do Tòa án ban hành nhằm
ghi nhận về kết quả của quá trình giải quyết vụ án dân sự trên cơ sở sự thỏa thuận
của các đương sự.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể được ban
hành ở giai đoạn xét xử sơ thẩm trong hai trường hợp: Một làà̀, ở giai đoạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm, hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hịa giải thành mà
khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán ra quyết
định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự 2; Hai làà̀, tại phiên tòa sơ thẩm, nếu
các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của
họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội thì Hội
đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về việc giải
quyết vụ án3.
Ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, mặc dù các đương sự có quyền thỏa thuận với
nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án và Hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự nếu thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của
luật và khơng trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên, hình thức Tịa án cơng nhận sự thỏa
thuận của các đương sự ở giai đoạn xét xử phúc thẩm là bản án phúc thẩm sửa bản
1
Lương Thị Thu Hà (2016), Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong Tố tụng dân sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật TP.HCM, tr.10.

2 Khoản 1 Điều 212 BLTTDS 2015.
3 Khoản 1 Điều 246 BLTTDS 2015.

TIEU LUAN MOI download :


7
án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chứ không phải bằng quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự4.
Theo Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 1999 và Từ
điển Luật học của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp năm 2006 thì
hiệu lực pháp luật (của văn bản pháp luật nói chung) được hiểu là “là tính bắt buộc
thi hành của văn bản…”, “là giá trị pháp lý của văn bản…, hoặc (giá trị) áp dụng
của văn bản đó,… thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản
về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng”. Ngoài ra, trong quyển Từ điển
Bách khoa pháp luật Hoa Kỳ cũng có đưa ra định nghĩa về ‘hiệu lực’ (valid) như
sau: “Hiệu lực là sự ràng buộc; sự cưỡng chế pháp lý… 5. Như vậy, hiệu lực có thể
được hiểu là giá trị pháp lý, tính bắt buộc thi hành của văn bản do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành.
Từ những khái niệm trên, tác giả đưa ra khái niệm về hiệu lực của quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:
Hiệu lực của quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của cáí́c đương sự làà̀ giáí́ trị
pháí́p lý, tíí́nh bắt buộc thi hàà̀nh của văn bản do Tịa áí́n ban hàà̀nh nhằm cơng nhận
sự thỏa thuận của cáí́c đương sự về việc giải quyết vụ áí́n dân sự trên cơ sở thỏa
thuận đó làà̀ tự do, tự nguyện, khơng vi phạạ̣m điều cấm của luật, khơng tráí́i đạạ̣o đức
xã hội.
1.1.2. Ý nghĩa hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của cáí́c đương
sự trong tố tụng dân sự
Thứ nhất, đảm bảo thực thi hiệu quả quyền quyết định và tự định đoạt của các
đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của

các đương sự có hiệu lực pháp luật sẽ giúp các đương sự an tâm hơn khi lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường thỏa thuận, khuyến khích họ
thực hiện quyền quyết định và tự định đoạt để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
Thứ hai, là cơ sở để giải quyết vụ án được nhanh chóng, hiệu quả mà khơng
cần thơng qua thủ tục xét xử tại phiên tòa, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm áp
lực cho các bên đương sự và các chủ thể tiến hành tố tụng.
Thứ ba, đảm bảo cho sự thỏa thuận của các đương sự có giá trị pháp lý, có giá
trị bắt buộc thi hành trên thực tế đối với các bên đương sự bằng sức mạnh cưỡng
chế của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi hành án.

4Khoản 1 Điều 300 BLTTDS 2015.
5
Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháí́p luật Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ, Đại học Luật TP.HCM, tr.17.

TIEU LUAN MOI download :


8
1.2. Quy định pháp luật về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự
Quy định của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và BLTTDS
năm 2015 về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về
cơ bản là không khác nhau nhiều. Quy định tại Điều 188 BLTTDS năm 2004 sửa
đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 213 BLTTDS năm 2015 đều quy định về hiệu lực
của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo cấu trúc gồm hai
điều khoản: khoản 1 quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự và khoản 2 quy định về thủ tục xét lại quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

1.2.1. Về thời điểểể̂̉m pháí́t sinh hiệu lực của quyết định cơng nhận sự thỏa thuận
của cáí́c đương sự
Khoản 1 Điều 213 BLTTDS 2015 quy định: “Quyết định công nhận sự thoả
thuận của cáí́c đương sự có hiệu lực pháí́p luật ngay sau khi được ban hàà̀nh vàà̀
khơng bị kháí́ng cáí́o, kháí́ng nghị theo thủ tục phúc thẩm”.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì quyết định cơng nhận sự thỏa
thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay kể từ thời điểm ban hành và
không là đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Sở dĩ pháp
luật quy định quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực thi
hành ngay xuất phát những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, trước khi ra quyết định, Tòa án đã cho các bên thời gian hợp lý để
họ cân nhắc, lựa chọn về việc thỏa thuận giải quyết vụ án. Việc đương sự thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết vụ án và Tịa án cơng nhận kết quả thỏa thuận đó
khơng phải là sự bộc phát, ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình tư duy của đương
sự6. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tại phiên hòa giải khi các bên đã thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành
và sau 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu các bên khơng thay đổi ý
kiến thì Thẩm phán mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 7.
Tại phiên tòa sơ thẩm, các bên đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án
thì Hội đồng xét xử mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự,
nếu thỏa thuận của họ không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội 8.
Thứ hai, Tịa án phải tơn trọng ý chí, sự thỏa thuận của các đương sự về việc
giải quyết vụ án. Điều 5 BLTTDS 2015 quy định đương sự có quyền quyết định
việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, trong quá trình giải quyết
6
Đỗ Đuc Anh Dung (2006), “Ve hieu luc cua quyet đinh cong nhan su thoa thuan cua đuong su
theo quy đinh tai Đieu 220 BLTTDS”, Tạp chí Toà án, (08), tr.8-10.
7 Khoản 1 Điều 212 BLTTDS 2015.
8 Khoản 1 Điều 246 BLTTDS 2015.


TIEU LUAN MOI download :


9
vụ việc dân sự các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình
hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã
hội. Về bản chất, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ là văn
bản pháp lý của Tòa án nhằm ghi nhận sự thỏa thuận theo đúng ý chí của các đương
sự, cịn nội dung giải quyết vụ án là do chính các đương sự tự do, tự nguyện thỏa
thuận với nhau, Tòa án chỉ được quyền từ chối công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong trường hợp nội dung thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của luật, trái
đạo đức xã hội. Nếu cho phép đương sự có quyền kháng cáo quyết định cơng nhận
sự thỏa thuận thì các đương sự có thể lạm dụng quyền quyết định và tự định đoạt để
chống lại sự thoả thuận của chính mình, điều này sẽ kéo dài q trình tố tụng và
khơng đề cao được trách nhiệm của đương sự với sự thoả thuận của chính mình 9.
Thứ ba, việc quy định quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
có hiệu lực thi hành ngay giúp cho q trình giải quyết vụ án, thi hành án nhanh
chóng, hiệu quả hơn, góp phần giúp các bên đương sự tiết kiệm được thời gian,
cơng sức, chi phí cho việc giải quyết vụ án, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã
hội và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tố tụng của Tòa án. Khi các bên đương sự
thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì vụ án đã được giải quyết
theo ý chí của các bên đã thỏa thuận và không cần phải giải quyết lại theo thủ tục
phúc thẩm, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể thi hành án
ngay kể từ ngày được ban hành mà không cần phải chờ hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị mới phát sinh hiệu lực.
1.2.2. Về thủ tục xét lạạ̣i quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của cáí́c đương sự Thủ
tục xét lại quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bao gồm: thủ tục
giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm, thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của
Hội đồng thẩm phán TANDTC. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác
giả chỉ đề cập đến thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm, còn thủ tục đặc biệt

xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - một thủ
tục mới được quy định trong BLTTDS 2015 - sẽ được trình bày ở những nghiên cứu
khác trong tương lai.
Khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 quy định: “Quyết định cơng nhận sự thỏa
thuận của cáí́c đương sự chỉ có thểểể̂̉ bị kháí́ng nghị theo thủ tục giáí́m đốc thẩm nếu có
căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó làà̀ do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc vi phạạ̣m
điều cấm của luật, tráí́i đạạ̣o đức xã hội”.
Về nguyên tắc, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi
hành nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trên thực tế, bảo
9
Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạạ̣p chíí́
Luật học, (08), tr.23-30.

TIEU LUAN MOI download :


10
đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, nếu quyết định của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục
tố tụng thì người có thẩm quyền kháng nghị xét lại quyết định đó theo các căn cứ
luật định nhằm bảo đảm việc giải quyết của Tòa án đúng pháp luật, bảo về quyền,
lợi ích hợp pháp của các đương sự10. Khoản 2 Điều 213 BLTTDS đã quy định ba
căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự11:
Thứ nhất, thỏa thuận đó trái với ý chí tự nguyện của đương sự (có căn cứ cho
rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, đe dọa, cưỡng ép). Nhầm lẫn được hiểu là
việc một bên hoặc các bên tham gia quan hệ tố tụng có sự hiểu sai về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của thỏa thuận và kết quả là thỏa thuận đó khơng
đạt được mục đích mà một bên hoặc các bên hướng tới. Đe dọa, cưỡng ép là hành vi
cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thỏa thuận nhằm

tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
hoặc của người thân thích của mình. Lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của
người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng
hoặc nội dung của thỏa thuận nên đã xác lập thỏa thuận đó12.
Thứ hai, thỏa thuận của các đương sự vi phạm điều cấm của luật. Điều cấm
của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành
vi nhất định13.
Thứ ba, thỏa thuận của các đương sự trái đạo đức xã hội. Đạo đức xã hội là
những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận
và tôn trọng14.
Tuy nhiên, quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 còn chưa rõ ràng, có
thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đối với thủ tục giám đốc thẩm: Quan
điểm thứ nhất cho rằng căn cứ ở khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 là quy định riêng
về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ áp dụng đối với quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nên phải ưu tiên áp dụng chứ không áp
dụng các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định chung tại
khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015. Quan điểm thứ hai cho rằng quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự là loại quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
10
Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáí́o trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, tr.440.
11
Nguyen Nam Hung (2018), “Can cu khang nghi giam đoc tham quyet đinh cong nhan su thoa
thuan cua cac đuong su”, Tạp chí Kiểm sát, (21), tr.46-49.
12
Điều 126, Điều 127 BLDS 2015 .
13
Điều 123 BLDS 2015.
14
Điều 123 BLDS 2015.


TIEU LUAN MOI download :


11
pháp luật và nếu thuộc các trường hợp được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều
326 BLTTDS 2015 thì vẫn có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đối với
thủ tục tái thẩm cũng có hai quan điểm trái chiều: Quan điểm thứ nhất cho rằng quy
định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 chỉ cho phép kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chứ
không được kháng nghị tái thẩm. Quan điểm thứ hai cho rằng khoản 2 Điều 213
BLTTDS 2015 không quy định rõ cho phép hay không cho phép kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm, tức khơng có quy định cấm kháng nghị tái thẩm đối với quyết định
này nên vẫn có thể kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự nếu có các căn cứ theo Điều 352 BLTTDS 2015.
Như vậy, quy định pháp luật còn chưa rõ ràng đã làm phát sinh nhiều vấn đề
cần được giải quyết trong thực tiễn xét xử: Một là, chỉ được kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo
các căn cứ ở khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 hay cịn có thể kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm theo các căn cứ ở điểm a, b, c khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015;
Hai là, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm không nếu phát hiện các tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội
dung thỏa thuận của các đương sự.
Kết luận Chương 1
Hiệu lực của Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có ý nghĩa
pháp lý quan trọng trong hoạt động tố tụng. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy
định quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực thi hành
ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng có thể kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn,
lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Tuy

nhiên, quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTDS 2015 còn nhiều cách hiểu khác nhau,
chưa thống nhất.

TIEU LUAN MOI download :


12
CHƯƠNG 2.
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN SỰ THỎA
THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
2.1. Một số bất cập trong quy định pháp luật về hiệu lực của quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
2.1.1. Kháí́ng nghị giáí́m đốc thẩm đối với quyết định cơng nhận sự thỏa thuận
của cáí́c đương sự
Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của
BLTTDS15. Về bản chất, kháng nghị giám đốc thẩm khi có vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng làm cho đương sự khơng thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của
mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ khơng được bảo vệ theo đúng quy
định của pháp luật. Sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng xuất phát từ các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong q trình giải quyết vụ án đã
khơng thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, kết luận trong
bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có
sai lầm trong việc áp dụng pháp luật gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, khơng đảm bảo q trình giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Xét về hình thức, quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự là
quyết định của Tịa án, mang tính chất quyền lực nhà nước, có hiệu lực bắt buộc áp
dụng, cịn xét về nội dung thì quyết định này ghi sự thỏa thuận của các đương sự,
mang bản chất giao dịch dân sự. Có lẽ, chính vì bản chất đặc biệt của nó mà các nhà

lập pháp đã dành một điều khoản riêng để quy định thủ tục giám đốc thẩm đối với
loại quyết định này và dường như các nhà lập pháp đang “cố gắng” quy định căn cứ
kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng do sự vi phạm trong nội dung thỏa thuận của
các đương sự làm cho sự thỏa thuận đó khơng có giá trị pháp lý để Tịa án có cơ hội
xem xét lại sự thỏa thuận đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sư chứ
không phải do sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bởi lẽ, suy cho cùng quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự xuất phát từ chính kết quả do các
đương sự thỏa thuận và thực hiện. Như vậy, để thỏa thuận có hiệu lực thì phải tn
theo điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS
201516. BLTTDS 2015 cũng quy định các điều kiện để thỏa thuận của các đương sự
có hiệu lực tương tự như BLDS 2015 dưới hình thức là những nguyên tắc tiến hành
15
16

Điều 325 BLTTDS 2015.
Lữ Cẩm Nhung, “Về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm”,
[ (truy cập ngày 01/11/2021).

TIEU LUAN MOI download :


13
hòa giải17. Các nhà lập pháp cho rằng đây là những căn cứ vi phạm nghiêm trọng
nguyên tắc hòa giải theo quy định tại khoản 2 Điều 205 BLTTDS 2015 và là căn cứ
để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự, khoản 2 Điều 213 chính là bộ phận, là một tập hợp con
nằm trong tổng thể dẫn đến quy định tại khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015 hay nói
cách khác, khoản 2 Điều 213 là quy định mở rộng của khoản 1 Điều 326 BLTTDS
201518. Tuy nhiên, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm ở khoản 2 Điều 213 BLTTDS

2015 dường như không phù hợp với tính chất thủ tục giám đốc thẩm. Bởi bản chất
của thủ tục giám đốc thẩm là do sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, tức vi
phạm về mặt hình thức, trình tự, thủ tục giải quyết vụ án chứ khơng phải từ sự vi
phạm nội dung, các tình tiết, sự kiện trong vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án,
Tịa án chỉ có vai trị tổ chức, tạo điều kiện để các bên hịa giải và cơng nhận lại kết
quả sự thỏa thuận của các bên bằng một quyết định có giá trị pháp luật cịn việc các
đương sự thỏa thuận như thế nào là do các bên tự quyết định, Tịa án khơng can
thiệp vào ý chí, nội dung thỏa thuận của các bên mà Tịa án chỉ có quyền từ chối
cơng nhận khi sự thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của luật hay trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, pháp luật quy định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có
căn cứ cho rằng sự thỏa thuận bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc vi phạm điều cấm
của luật, trái đạo đức xã hội thì vấn đề đặt ra là tiêu chí nào xác định đương sự thỏa
thuận trái với ý chí của họ. Hiện nay, pháp luật chưa quy định rõ về điều này nên
việc chứng minh thỏa thuận trái với ý chí tự nguyện của đương sự là rất khó khăn.
Nhiều trường hợp quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã được
ban hành đúng pháp luật và đúng tình tiết, sự kiện tại thời điểm thỏa thuận nhưng
sau đó đương sự lại cho rằng mình bị ép buộc, không tự nguyện tham gia thỏa thuận
nhằm mục đích gây bất lợi cho đương sự khác trong vụ án, lợi dụng nguyên tắc tự
nguyện thỏa thuận để từ chối việc thi hành quyết định, gây khó khăn trong q trình
giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, việc xác định thế nào điều cấm của luật và trái đạo
đức xã hội hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều, việc áp dụng pháp luật đối
với vấn đề này vẫn chưa thống nhất19.

17
Khoản 2 Điều 205 BLTTDS 2015 quy định:
“Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực,
bắt buộc các đương sự phải thoả thuận khơng phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
18 Nguyen Nam Hung (2018), “Can cu khang nghi giam đoc tham quyet đinh cong nhan su thoa thuan cua

cac đuong su”, Tạp chí Kiểm sát, (21), tr.46-49.
19 Lữ Cẩm Nhung, “Về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm”,
[ (truy cập ngày 01/11/2021).

TIEU LUAN MOI download :


14
Mặt khác, khi sử dụng từ “chỉ” trong quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS
2015 đã hạn chế quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có các căn cứ tại
khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015. Quy định này đã giới hạn căn cứ kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm chỉ xuất phát từ sự vi phạm nội dung thỏa thuận chứ không
được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vì lý do vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng. Điều này là không hợp lý bởi lẽ quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự vẫn có thể bị vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình giải
quyết vụ án ngoài những căn cứ ở khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015. Ví dụ: trong
q trình giải quyết vụ án, Tịa án khơng triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan vào tham gia tố tụng hoặc thủ tục hịa giải khơng đúng pháp luật hoặc quyết
định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự có nội dung khác với biên bản hòa
giải thành,…nhưng Tòa án vẫn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự. Nếu chỉ dựa vào cách hiểu theo câu từ khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015
thì dường như khơng có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong
trường hợp này vì thỏa thuận khơng trái ý chí các bên, không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội nhưng lại có sai lầm trong giải quyết vụ án, ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và quyền, lợi ích hợp pháp của
người thứ ba. Do đó, khơng nên hạn chế căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ bao gồm
những căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015.
2.1.2. Kháí́ng nghị táí́i thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của

cáí́c đương sự
Quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 quy định chỉ kháng nghị giám
đốc thẩm mà không quy định rõ về kháng nghị tái thẩm đã làm làm phát sinh nhiều
quan điểm trái chiều về khả năng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Theo quy định của BLTTDS 2015, tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có những tình tiết mới được phát hiện
làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tịa án, các đương sự
khơng biết được khi Tịa án ra bản án, quyết định đó 20. Thủ tục tái thẩm khác giám
đốc thẩm ở chỗỗỗ̂̃ trong trường hợp này các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng đã làm hết trách nhiệm trong q trình giải quyết vụ án và khơng có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, các đương sự cũng đã xuất trình đầy
đủ các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, nhưng sau khi bản án, quyết
định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật thì mới phát hiện có tình tiết mới có ý
20

Điều 351 BLTTDS 2015.

TIEU LUAN MOI download :


15
nghĩa quyết định đến việc thay đổi một cách cơ bản nội dung của vụ án mà trước đó
cả Tịa án cũng như các bên đương sự đều không thể biết được21.
Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự là một loại quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và có thể là đối tượng bị kháng nghị tái thẩm
nếu sau khi quyết định có hiệu lực pháp luật thì phát hiện những tình tiết mới làm
thay đổi căn bản nội dung của sự thỏa thuận của các đương sự mà đương sự không
thể biết được khi thỏa thuận giải quyết vụ án. Nói cách khác, tại thời điểm các
đương sự thỏa thuận với nhau họ khơng hề biết có sự tồn tại của tình tiết quan trọng

này nên mới thỏa thuận dựa trên những tình tiết, sự kiện tồn tại ở thời điểm đó. Vì
vậy, khi đã phát hiện có tình tiết, sự kiện mới phát sinh và quan trọng, nếu các
đương sự tiếp tục thực hiện thỏa thuận cũ thì khơng cịn đúng với bản chất của
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và gây ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, pháp luật quy định về đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm ở
Điều 351 BLTTDS 2015 cũng khơng có quy định nào loại trừ quyết định cơng nhận
sự thỏa thuận của các đương sự nên quyết định này vẫn được xem là loại quyết định
có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu có những căn cứ theo luật định22.
Ví dụ: Trong vụ án dân sự về tranh chấp thừa kế, tại Tòa án những người thừa
kế đã thỏa thuận với nhau về việc chia di sản thừa kế theo pháp luật của cha là ông
A để lại và Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy
nhiên, 06 năm sau kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật, một người con riêng
khác của của ông A là B xuất hiện và yêu cầu kháng nghị tái thẩm Quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Sự xuất hiện của B chính là tình tiết quan
trọng mới được phát hiện mà các người thừa kế di sản của ông A không thể biết
được trong quá trình thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Trong trường hợp này nếu cho rằng chỉ có thể kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì khơng
thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của B được. Bởi lẽ, quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đồng thừa kế khơng có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng, không vi phạm sự thỏa thuận tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội thì khơng có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm đối với quyết định này. Mặt khác, sau 06 năm kể từ ngày quyết định có hiệu
lực pháp luật, B mới phát hiện mình khơng có tên trong danh sách thừa kế dẫn đến
21
Nguyễn Minh Hùng, “Bàn thêm về thẩm quyền xét xử tái thẩm trong vụ án dân sự”,
[ (truy cập
ngày 01/11/2021).
22

Pham Thi Thuy (2020), “Khang nghi tai tham đoi voi quyet đinh cong nhan su thoa thuan cua cac
đuong su”, Tạạ̣p chíí́ Khoa học pháí́p lý, (08), tr.51-59.

TIEU LUAN MOI download :


16
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại nghiêm trọng nhưng đã hết thời hạn
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì chỉ có thủ tục tái thẩm mới bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp cho B.
Như vậy, việc cho phép kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là phù hợp. Đối với các trường hợp phát
sinh tình tiết mới nhưng thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đã hết thì
chỉ có thủ tục tái thẩm mới khơi phục lại được quyền lợi cho họ. Mặt khác, đối với
các thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội thì khơng phải
đương sự nào cũng có điều kiện để nhận biết vi phạm và khiếu nại, do đó, dẫn đến
rất lâu sau khi quyết định cơng nhận trên có hiệu lực mới phát sinh tranh chấp và
khơng thi hành án được nên thủ tục tái thẩm có thể được coi là “cứu cánh” trong
trường hợp này23. Do đó, khơng nên hạn chế quyền kháng nghị tái thẩm đối với
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
2.2. Thực tiễn xét xử
Thực tiễn xét xử, Tòa án đã theo hướng chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm
do có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án dân sự chứ
không chỉ cho phép kháng nghị giám đốc thẩm dựa vào các căn cứ tại khoản 2 Điều
213 BLTTDS 2015. Bên cạnh đó, Tịa án cũng chấp nhận kháng nghị tái thẩm đối
với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự do có tình tiết mới phát
sinh làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà các đương sự khơng thể biết được trong
q trình thỏa thuận giải quyết vụ án.
Vụ án thứ nhất24:
Ông Nguyễn Xuân T khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết cho ly hơn với bà

Bùi Thị U. Ơng T, bà U khơng u cầu giải quyết con chung và tài sản chung. Tòa
án đã ra Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các đương sự.
Tòa Giám đốc thẩm nhận định: “Tịa áí́n nhân dân huyện H, tỉnh HT thụ lý,
giải quyết vụ áí́n đến phiên hịa giải lần 2 ngàà̀y 16/01/2017 lập biên bản ghi nhận sự
tự nguyện ly hơn vàà̀ hịa giải thàà̀nh của cáí́c đương sự đúng theo trình tự, thủ tục quy
định tạạ̣i Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, ngàà̀y 18/01/2017 (03 ngàà̀y kểểể̂̉ từ ngàà̀y lập
biên bản hòa giải thàà̀nh) bàà̀ U có đơn xin thay đổi ý kiến về việc thuận tình ly hơn,
bàà̀ khơng đồng ý ly hơn với ơng T. Tịa áí́n nhân dân huyện H đã nhận đơn thay đổi
ý kiến của bàà̀ vàà̀o ngàà̀y 19/01/2017 nhưng vẫn căn cứ biên bản ghi nhận sự tự
nguyện ly hơn vàà̀ hịa giải thàà̀nh của cáí́c đương sự lập ngàà̀y 16/01/2017 đểểể̂̉ ban
hàà̀nh Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn vàà̀ sự thỏa thuận của cáí́c đương sự số
23
Nguyen Nam Hung (2018), “Can cu khang nghi giam đoc tham quyet đinh cong nhan su thoa
thuan cua cac đuong su”, Tạp chí Kiểm sát, (21), tr.46-49.
24
Quyết định giám đốc thẩm số 26/2017/HNGĐ-GĐT ngày 24/11/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội.

TIEU LUAN MOI download :


17
04/2017/QĐST-HNGĐ ngàà̀y 24/01/2017 làà̀ vi phạạ̣m nghiêm trọng thủ tục tố tụn g…
Vi phạạ̣m của Tịa áí́n đã làà̀m cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố
tụng của mình dẫn đến quyền, lợi íí́ch hợp pháí́p của họ khơng được bảo vệ theo
đúng quy định của pháí́p luật”.
Trong vụ án này, Tòa án đã chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm do có sự vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể Tòa sơ thẩm đã ra quyết định công nhận
của các đương sự không đúng với ý chí của đương sự, vi phạm thủ tục hịa giải làm
cho bà U khơng thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà U.
Vụ án thứ hai25:
Công ty T và Công ty N ký kết Hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh khai thác
Cơng trình khách sạn và Thương xá chợ Hàn. Cơng ty T đã chuyển cho Công ty N
đủ số tiền nhưng Cơng ty N khơng bàn giao mặt bằng. Tịa sơ thẩm đã ra Quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Tịa Giám đốc thẩm nhận định: “Quáí́ trình giải quyết tranh chấp Hợp đồng
hợp táí́c đầu tư kinh doanh - khai tháí́c giữa Cơng ty T với Cơng ty N, Tịa áí́n nhân
dân quận H chưa làà̀m rõ cáí́c tàà̀i sản trên của Cơng ty N có bị cầm cố, thế chấp hay
khơng, khơng pháí́t hiện được việc Công ty N đã thế chấp cho Ngân hàà̀ng, từ đó
khơng đưa Ngân hàà̀ng vàà̀o tham gia tố tụng làà̀ vi phạạ̣m nghiêm trọng thủ tục tố
tụng, làà̀m ảnh hưởng đến quyền, lợi íí́ch hợp pháí́p của Ngân hàà̀ng”.
Trong vụ án này, Tòa án đã chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm do có sự vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể Tịa sơ thẩm đã khơng đưa Ngân hàng
vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan làm ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng.
Vụ án thứ ba26:
Bà Huỳnh Thị Thu N khởi kiện yêu cầu ly hơn ơng Phan Phước V. Tịa án đã
ra Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các đương sự.
Tòa Tái thẩm nhận định: “Tạạ̣i Phiếu kết quả xét nghiệm ADN ngàà̀y 27/7/2018,
Trung tâm công nghệ di truyền Việt Nam kết luận: "Mẫu ADN ký hiệu của Nguyễn
Ngọc T vàà̀ mẫu ADN ký hiệu Huỳnh Ái Ng có quan hệ huyết thống Cha – Con, với
tần suất 99,9999965%". Đây làà̀ chứng cứ chứa đựng tình tiết mới màà̀ trong quáí́
trình tố tụng vụ áí́n “Xin ly hơn” nêu trên, Tịa áí́n cấp sơ thẩm vàà̀ cáí́c đương sự
khơng biết, nên đã xáí́c định cháí́u Phan Huỳnh Ái Ng (Huỳnh Ái Ng) làà̀ con ruột của
Ông Phan Phước V. Do đó, cần hủy một phần Quyết định cơng nhận thuận tình ly
25
Quyết định giám đốc thẩm số 06/2021/KDTM-GĐT Ngày 12/4/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Đà Nẵng.
26

Quyết định tái thẩm số 02/2021/HNGĐ-TT ngày 12/01/2021 của Tịa án nhân dân cấp cao tại TP.
Hồ Chí Minh.

TIEU LUAN MOI download :


18
hơn vàà̀ thỏa thuận của cáí́c đương sự số 330/2013/QĐST-HNGĐ ngàà̀y 29/11/2013
của Tịa áí́n nhân dân huyện Bến Lức, tỉnh Long An đểểể̂̉ giải quyết lạạ̣i sơ thẩm theo
đúng quy định của pháí́p luật, đối với phần xáí́c định cháí́u Phan Huỳnh Ái Ng làà̀ con
chung của bàà̀ N, ông V”.
Trong vụ án này, Tòa án đã chấp nhận kháng nghị tái thẩm do phát hiện tình
tiết mới là cháu Ng không phải con ruột của ông V nhưng tại thời điểm các đương
sự thỏa thuận ly hôn không phát hiện được, tình tiết này làm thay đổi cơ bản vụ án
nên cần phải giải quyết vụ án lại đối với phần xác định cháu Phan Huỳnh Ái Ng là
con chung của bà N, ơng V.
Vụ án thứ tư27:
Ơng Phan Văn H vay Ngân hàng, tài sản bảo đảm là quyền sử dụng 07 thửa
đất cấp cho ông Phan Văn H. Do ông H không trả nợ đúng hạn nên Ngân hàng V
khởi kiện. Tòa án đã ra Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự: Ơng
Phan Văn H có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng TMCP V. Trường hợp ơng H khơng
thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đủ các khoản nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng có
quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp.
Tịa Tái thẩm nhận định: “Xét thấy, khi Tịa áí́n nhân dân huyện C giải quyết
vụ áí́n “Tranh chấp hợp đồng tíí́n dụng” giữa Ngân hàà̀ng V với ơng Phan Văn H vàà̀
ban hàà̀nh Quyết định công nhận sự thỏa thuận của cáí́c đương sự số 03/2019/QĐSTDS ngàà̀y 25/01/2019 thì không biết 07 thửa đất màà̀ ông Phan Văn H thế chấp vay
tiền V - Chi nháí́nh C khơng phải tàà̀i sản của ông H màà̀ do Hàà̀ Thị T lừa đảo chiếm
đoạạ̣t của vợ chồng cụ Siu Ch nhờ H đứng tên thế chấp vay tiền cho T (H sau nàà̀y
thừa nhận quyền sử dụng đất 07 thửa đất khơng phải của mình). Do đó, nội dung
Cáí́o trạạ̣ng số 54/CT-VKS-P1 ngàà̀y 22/6/2020 của Viện trưởng Viện Kiểểể̂̉m sáí́t nhân

dân tỉnh Gia Lai làà̀ tình tiết mới được pháí́t hiện làà̀ căn cứ đểểể̂̉ kháí́ng nghị, xét xử
theo thủ tục táí́i thẩm đối với Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của cáí́c đương sự
số 03/2019/QĐST-DS ngàà̀y 25/01/2019 của Tịa áí́n nhân dân huyện C”.
Trong vụ án này, Tịa án đã chấp nhận kháng nghị tái thẩm do phát hiện tình
tiết mới là cáo trạng của Viện kiểm sát xác định quyền sử dụng đất thế chấp không
phải của H mà do T lừa đảo chiếm đoạt của cụ Siu Ch nhưng tại thời điểm thỏa
thuận giải quyết vụ án, do Ngân hàng V bị ông H lừa dối nên đã thỏa thuận với ơng
H. Tình tiết mới này đã làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, làm cho thỏa thuận các
bên khơng cịn đúng với bản chất của vụ việc, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của Ngân hàng V và cụ Siu Ch. Tòa án đã xác định đây là căn cứ kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự.
27

Quyết định tái thẩm số 24/2021/DS-TT Ngày 01/6/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

TIEU LUAN MOI download :


19
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự
Thứ nhất, sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 theo hướng
bỏ từ “chỉ” để tránh gây hiểu nhầm rằng quyết định công nhận sự thỏa thuận chỉ có
thể bị kháng nghị theo các căn cứ do sự thỏa thuận trái với ý chí của các đương sự,
vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội đồng thời mở rộng căn cứ kháng
nghị giám đốc thẩm đối với quyết định này trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và
người thứ ba.
Khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015 được sửa lại như sau: “Quyết định công

nhận sự thỏa thuận của cáí́c đương sự có thểểể̂̉ bị kháí́ng nghị theo thủ tục giáí́m đốc
thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó làà̀ do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa
hoặc vi phạạ̣m điều cấm của luật, tráí́i đạạ̣o đức xã hội hoặc vi phạạ̣m nghiêm trọng thủ
tục tố tụng làà̀m cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của
mình, dẫn đến quyền, lợi íí́ch hợp pháí́p của họ khơng được bảo vệ theo đúng quy
định của pháí́p luật.”
Thứ hai, cần có các văn bản dưới luật quy định rõ về kháng nghị tái thẩm đối
với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự để góp phần tạo sự thống
nhất áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử Tòa án, tránh gây ra các cách hiểu
khác nhau dựa vào câu chữ quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015.
Thứ ba, kiến nghị TANDTC ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về xác định
rõ ràng sự tự nguyện thỏa thuận được về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án, quy
định thời hạn hợp lý để các đương sự có quyền khiếu nại nếu cho rằng thỏa thuận vi
phạm sự tự do, tự nguyện, tránh trường hợp các đương sự lạm dụng quyền quyết
định và tự định đoạt để chống lại sự thỏa thuận chính mình, ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp của các đương sự khác và người thứ ba trong vụ án dân sự, gây khó
khăn cho q trình giải quyết vụ án.
Thứ tư, kiến nghị TANDTC ban hành văn bản hướng dẫn về xác định hành vi
vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội để tránh gây ra các quan điểm trái

chiều, nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án và
áp dụng pháp luật thống nhất trong thực tiễn xét xử.
Kết luận Chương 2
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam chưa quy định rõ về căn cứ kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm và khả năng xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nên còn nhiều bất cập, vướng mắc trong
áp dụng pháp luật. Thực tiễn xét xử cho thấy Tòa án vẫn chấp nhận kháng

TIEU LUAN MOI download :



20
nghị giám đốc thẩm nếu có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc kháng nghị
tái thẩm nếu phát hiện tình tiết mới mà đương sự khơng thể biết được khi thỏa thuận
với nhau về việc giải quyết vụ án đối với quyết định này. Trên cơ sở nghiên cứu lý
luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật theo
hướng mở rộng căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp có
căn cứ cho rằng có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đồng thời có thể kháng nghị tái thẩm
đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu có căn căn cứ
theo quy định pháp luật.

TIEU LUAN MOI download :


21
KẾT LUẬN
Hiện nay, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là phương thức giải quyết
tranh chấp phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại mới bởi tính hiệu
quả kinh tế, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và tăng cường xây dựng khối đoàn
kết trong nội bộ nhân dân. Việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn
đề hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có ý nghĩa
thiết thực và quan trọng.
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã khái quát một số cơ sở lý
luận, cơ sở pháp lý và ý nghĩa về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những tồn tại, hạn chế trong
quy định pháp luật cũng như thực tiễn xét xử còn chưa thống nhất về vấn đề này.
Trên cơ sở đó, nhằm hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị góp phần thống
nhất việc áp dụng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự,

bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh, nâng cao hiệu quả trong hoạt động tố tụng
của Tòa án.

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung 2011
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
B. Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Đuc Anh Dung (2006), “Ve hieu luc cua quyet đinh cong nhan su thoa thuan cua đuong

su theo quy đinh tai Đieu 220 BLTTDS”, Tạp chí Toà án, (08), tr.8-10.
2. Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáí́o trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr.440.
3. Lương Thị Thu Hà (2016), Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong Tố tụng dân sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật TP.HCM, tr.10.
4. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháí́p luật Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ, Đại học Luật TP.HCM, tr.17.
5. Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”,
Tạạ̣p chíí́ Luật học, (08), tr.23-30.
6. Nguyen Nam Hung (2018), “Can cu khang nghi giam đoc tham quyet đinh cong nhan su
thoa thuan cua cac đuong su”, Tạp chí Kiểm sát, (21), tr.46-49.
7. Pham Thi Thuy (2020), “Khang nghi tai tham đoi voi quyet đinh cong nhan su thoa thuan
cua cac đuong su”, Tạạ̣p chíí́ Khoa học pháí́p lý, (08), tr.51-59.
8. Quyết định giám đốc thẩm số 26/2017/HNGĐ-GĐT ngày 24/11/2017 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội.
9. Quyết định giám đốc thẩm số 06/2021/KDTM-GĐT Ngày 12/4/2021 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại Đà Nẵng.

10. Quyết định tái thẩm số 02/2021/HNGĐ-TT ngày 12/01/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại TP. Hồ Chí Minh.
11. Quyết định tái thẩm số 24/2021/DS-TT Ngày 01/6/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Đà Nẵng.
* Tàà̀i liệu từ Internet
1. Nguyễn Minh Hùng, “Bàn thêm về thẩm quyền xét xử tái thẩm trong vụ án dân sự”,

[ />fbclid=IwAR0cDQzssf5U64_1CkE9Ch4h5LWhEGToNoD7WbkCtgYcwPvfhsU8RWfiBMQ] (truy
cập ngày 01/11/2021).
2. Lữ Cẩm Nhung, “Về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử
sơ thẩm”, [ (truy cập ngày 01/11/2021).

TIEU LUAN MOI download :


PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Quyết định giám đốc thẩm số 26/2017/HNGĐ-GĐT ngày 24/11/2017 của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP
CAO TẠI HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quyết định giám đốc thẩm Số:
26/2017/HNGĐ-GĐT
Ngày: 24/11/2017
V/v: “Hôn nhân và gia đình”


NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:
Chủ tọa phiên tịa: Bà Trần Thị Thu Hiền. Các
thành viên:
- Ông Trần Văn Tuân.

- Ơng Ngơ Hồng Phúc.
Thư ký phiên tồ: Bà Hồng Thị Thu Thảo - Thư ký Toà án.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tịa:
Ơng Đỗỗỗ̂̃ Văn Hữu - Kiểm sát viên.
Ngày 24 tháng 11 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám
đốc thẩm vụ án về “Hơn nhân và gia đình” giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Xuân T; sinh năm 1958; cư trú tại: Xóm VĐ, xã HV, huyện

H, tỉnh HT.
- Bị đơn: Bà Bùi Thị U; sinh năm 1955; cư trú tại: Xóm VĐ, xã HV, huyện H, tỉnh HT.

NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện đề ngày 05/01/2017 và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn là Ơng
Nguyễn Xn T trình bày:
Ơng kết hơn với bà Bùi Thị U có đăng ký kết hơn ngày 11/02/1980 tại Ủy ban nhân dân
xã HV, huyện H, tỉnh HT. Vợ chồng chung sống hạnh phúc được khoảng 10 năm thì nảy sinh


TIEU LUAN MOI download :



mâu thuẫn do tính tình khơng hợp, đời sống hơn nhân
khơng có hạnh phúc. Vợ chồng đã sống ly thân từ năm 2012, ơng khơng cịn tình cảm với bà U
nên u cầu tịa án giải quyết cho ly hơn.
Về con chung: Vợ chồng có 4 con chung là Nguyễn Thị K, sinh năm 1980; Nguyễn Thị
Minh, sinh năm 1984; Nguyễn B, sinh năm 1985; Nguyễn Thị Hoa S, sinh năm 1987 đều đã
trưởng thành nên khơng u cầu tịa án giải quyết.
Về quan hệ tài sản: Không yêu cầu Tòa án giải quyết. Bị đơn là
bà Bùi Thị U trình bày:
Bà thống nhất với ơng T về thời gian và điều kiện kết hơn. Vợ chồng sống tình cảm, hịa
thuận đến gần đây thì ơng T khơng chung thủy, có tình cảm với người phụ nữ khác nên mới xảy
ra mâu thuẫn. Nay ông T yêu cầu ly hôn bà không đồng ý và mong muốn ông suy nghĩ lại để
vợ chồng đồn tụ.
Vợ chồng có 4 con chung như ơng T trình bày và đều đã trưởng thành nên khơng u
cầu tịa án giải quyết.
Khơng u cầu tịa án giải quyết tài sản chung.
Ngày 16/01/2017, Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh HT lập Biên bản ghi nhận sự tự
nguyện ly hơn và hịa giải thành của các đương sự.
Ngày 18/01/2017, bà U có đơn xin thay đổi ý kiến về việc thuận tình ly hơn, bà khơng
đồng ý ly hơn với ơng T. Tịa án nhân dân huyện H đã nhận đơn thay đổi ý kiến của bà U ngày
19/01/2017.
Tại Quyết định cơng nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số
04/2017/QĐST-HNGĐ ngày 24/01/2017 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh HT đã quyết định:
Cơng nhận sự thuận tình ly hơn giữa Ơng Nguyễn Xn T vàà̀ bàà̀ Bùi Thị U.
Cơng nhận sự thoả thuận giữa cáí́c đương sự về con chung đều đã trưởng thàà̀nh nên
khơng u cầu Tịa áí́n giải quyết;
Về quan hệ tàà̀i sản khơng u cầu Tịa áí́n giải quyết.
Ngồi ra, Tịa án cấp sơ thẩm cịn cơng nhận thỏa thuận về án phí.
Tại Văn bản kiến nghị số 08/2017/KN-DS ngày 27/3/2017 của Chánh án Tòa án nhân
dân tỉnh HT đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
đối với Quyết định cơng nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên.

Tại Quyết định số 10/2017/KN-HNGĐ ngày 26/7/2017, Chánh án Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội đã kháng nghị Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các
đương sự số 04/2017/QĐST-HNGĐ của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh HT; đề nghị Ủy ban
Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm theo hướng huỷ toàn bộ
Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các đương sự số 04/2017/QĐSTHNGĐ của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh HT; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện H,
tỉnh HT xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

TIEU LUAN MOI download :


×