Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

PHÁP LUẬT về ĐĂNG kí THÀNH lập DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN tại THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.35 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT
~~~~~~*~~~~~~

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA 24
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THẢO VI

ĐÀ NẴNG – 3/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT
~~~~~~*~~~~~~

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Thanh Tâm
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thảo Vi

Lớp


: K24LKT2

Mã số sinh viên

: 24208607622

ĐÀ NẴNG – 3/2022


MỤC LỤ


LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................16
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................18
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................6
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................8
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP................................................................................................................... 8
1.1. Khái quát về đăng kí thành lập doanh nghiệp..............................................8
1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp............................................................8

1.1.2. Khái niệm đăng kí thành lập doanh nghiệp.................................................13
1.2. Điều chỉnh của pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp...................14
1.3. Sự cần thiết của việc đăng kí thành lập doanh nghiệp.................................16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP

DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG..................................................................................................................... 19
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đăng kí thành lập doanh nghiệp.........19
2.1.1. Quy định về điều kiện đăng kí thành lập doanh nghiệp..............................21
2.1.1.1.

Điều kiện về chủ thể................................................................................21

2.1.1.2.

Điều kiện về vốn......................................................................................24

2.1.1.3.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh......................................................25

2.1.2. Quy định về trình tự, thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp...................26
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng..................................................................................28
2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp và thực
tiễn thi hành tại thành phố Đà Nẵng....................................................................32
2.3.1. Các thành tựu đạt được................................................................................32


2.3.2. Những hạn chế.............................................................................................33
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................37
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................38

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động đăng kí
thành lập doanh nghiệp tại thành phố đà nẵng...................................................38
3.1.1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh........................38
3.1.2. Duy trì và phát triển mơi trường cạnh tranh lành mạnh............................39
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp.........39
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng kí thành lập
doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng..................................................................40
KẾT LUẬN............................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tình hình đăng kí doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng cùng quý 1
năm 2021 và 2022...................................................................................................30
Biểu đồ 2.2. Tình hình đăng kí doanh nghiệp quý 1/2022 tại thành phố Đà Nẵng. .31


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, thơng tin là hồn tồn trung thực. Các tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ
nguồn gốc và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả.


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài nghiên cứu khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến quý thầy cô giảng viên khoa luật – trường Đại học Duy Tân đã
giảng dạy tận tình, giúp đỡ và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên
cứu, trang bị cho em vốn kiến thức để làm nền tảng cho em vận dụng trong q
trình nghiên cứu khóa luận cũng như chuẩn bị hành trang cho em khi bước vào môi

trường làm việc.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến ThS.
Phạm Thị Thanh Tâm – người cô giáo đầy nhiệt huyết đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình cho em với những hướng đi, định hướng đúng đắn, giúp đỡ em về kiến
thức, tài liệu cũng như phương pháp nghiên cứu hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi
nhất để em hoàn thành tốt nghiên cứu khóa luận này. Dưới sự hướng dẫn của cơ em
đã học hỏi được rất nhiều, đồng thời tự bản thân em nhận thấy còn nhiều hạn chế
cần phải khắc phục. Đây là tiền đề cho em hoàn thiện kĩ năng nghiên cứu của mình
sau này.
Mặc dù em đã cố gắng thực hiện và nghiên cứu đề tài một cách nghiêm túc,
trong q trình nghiên cứu, khóa luận chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em kính mong Q thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này
tiếp tục giúp đỡ, đóng góp thêm những ý kiến đề cơng trình nghiên cứu này được
hồn thiện hơn.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 2020, đại dịch Covid-19 gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội,
song nhờ phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, đất nước ta đã
từng bước kiểm sốt có hiệu quả đại dịch Covid-19 từng bước phục hồi sản xuất,
kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; góp phần
củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa khẳng định bản lĩnh, ý chí, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, dân tộc
ta.
Đứng trước sự phát triển không ngừng của kinh tế thị trường nhà nước luôn
đưa ra những chủ trương, chính sách nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ
thể sắp đang và đã tham gia vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể là, luật Doanh nghiệp

năm 2020 được Quốc hội thơng qua đóng vai trị rất quan trọng, đặc biệt có tính đột
phá và mới mẻ cao trong hoạt động quản lí của Nhà nước về đăng ký thành lập
doanh nghiệp, một trong những điểm nổi bật là đã đề cao được quyền tự do kinh
doanh của công dân, doanh nghiệp, khi quy định rằng ngồi những gì khơng cấm thì
doanh nghiệp được phép tự do kinh doanh. Tạo ra một môi trường kinh doanh hiện
đại hơn, hòa nhập với xu hướng thế giới. Bởi vì, thủ tục đăng ký kinh doanh là một
thủ tục pháp lý quan trọng, nó có thể hiểu đơn giản giống như việc chúng ta làm thủ
tục đăng ký giấy khai sinh cho một đứa bé sơ sinh vậy.
Ngồi những thành tựu đã đạt được, vẫn cịn tồn tại những điểm hạn chế như
trình tự thủ tục đăng kí vẫn cịn rườm rà, vịng vo, phức tạp. Các hệ thống văn bản
pháp luật chưa được thi hành đồng bộ. Ngồi ra, trong thực tiễn kinh doanh cịn gặp
những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp về thuế, bảo hiểm, lao
động…, mặc dù trong Luật Doanh Nghiệp 2020 và những nghị định, thông tư đã có
những chính sách khuyến khích dành riêng cho những đối tượng này. Song, những
chính sách ấy vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn hiệu quả.

1


Trước những bất cập như vậy, đó là lí do tôi lựa chọn đề tài:” Pháp luật về
đăng ký thành lập doanh nghiệp - thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng”. Nhằm tìm
hiểu sâu hơn về hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp qua hoạt động thực thi.
Để từ đó làm rõ những điểm mới đột phá, những điểm còn hạn chế và đề xuất các
phương án giải quyết phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và cải
thiện việc áp dụng ngoài thực tiễn về đăng kí thành lập doanh nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Theo Hiến pháp 1992 quy định: “Cơng dân có quyền tự do kinh doanh theo
quy định của pháp luật.” đến Hiến pháp 2013, điều này được đổi thành: “Mọi người
có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Sự thay
đổi về câu từ này có thể hiện ý chí của chính sách nhà nước chuyển từ cơ chế “chọn

cho” sang “chọn bỏ”. Các chế định riêng về đăng ký thành lập doanh nghiệp trong
các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua vào năm 1990 như một
dấu ấn quan trọng, có những bước cải tiến lớn trong các thủ tục đăng ký về hồ sơ
đăng ký bao gồm những gì, trình tự, thủ tục và các điều kiện đăng ký hợp lệ. Những
quy định như một lần nữa khẳng định về quyền tự do kinh doanh của các chủ thể
kinh doanh. Các vấn đề pháp lý xoay quanh về việc đăng ký kinh doanh, giấy phép
kinh doanh, điều kiện kinh doanh luôn là chủ đề được quan tâm trong việc cải cách
pháp lý. Vì vậy, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, thuộc nhiều tác giả ở
nhiều cấp độ khác nhau về chủ đề này. Cụ thể như:
Luận văn Thạc sĩ Luật học “Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về
đăng ký thành lập doanh nghiệp từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Sơn La” của Th.S
Phan Như Cường, Đại học Luật Hà Nội, năm 2020.
Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa
bàn Hà Nội” của Nguyễn Thị Thủy, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015.
Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp thực
trạng và phương hướng hoàn thiện ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thảo, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2018.

2


Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật Việt Nam về thành lập doanh nghiệp thực
trạng và phương hướng hoàn thiện” của Phạm Thị Cẩm Lệ, Đại học Nam Cần Thơ,
năm 2020.
Luật án Tiến sĩ Luật học “Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện
nay” của Nguyễn Thị Thu Thủy, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2016.
Có thể thấy, các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh
nghiệp luôn là đề tài được giới kinh doanh quan tâm, thế nhưng những vấn đề cụ thể
của nó thì chưa được nghiên cứu nhiều. Vẫn còn tồn tại rất nhiều sự ràng buộc,
cứng nhắc trong ứng dụng thực tiễn về điều kiện thành lập doanh nghiệp, dẫn đến

nhiều khó khăn, bất cập cho doanh nghiệp khi có mong muốn hợp thức hóa tổ chức
của mình một cách hợp pháp. Các doanh nghiệp còn gặp trở ngại trong việc xác
định các ngành nghề cấm kinh doanh và không cấm kinh doanh, đây cũng là điểm
hạn chế lớn chưa được giải quyết. Khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong
việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Dựa trên cơ sở này, đề tài “Pháp
luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp – thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng” Để
làm rõ về cơ sở lý luận chung về đăng kí thành lập doanh nghiệp, từ đó đưa ra thực
trạng pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực tiễn thi hành tại thành
phố Đà Nẵng, qua đó kiến nghị giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề lý luận về đăng ký thành lập
doanh nghiệp tại sở Kế hoạch và Đầu tư và thực tiễn về đăng ký thành lập doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các quy phạm pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật ở thành phố Đà Nẵng từ luật Doanh nghiệp 1999 đến
nay là luật Doanh nghiệp 2020.

3


Về không gian, hệ thống pháp luật doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống pháp
luật doanh nghiệp của một số nước như Trung Quốc, Singapore,…quy định về chủ
đề của đề tài khóa luận để học hỏi từ đó kiến nghị một số giải pháp giúp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp
tại thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đi sâu vào việc nghiên cứu và khảo sát thực trạng đề tài nêu trên, cần vận

dụng những phương pháp phân tích, lập luận, tổng hợp một cách logic, khoa học.
Nhằm đưa ra những so sánh khách quan giữa những quy định lý luận với thực tiễn
nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được vận dụng khi nghiên
cứu đề tài này như là: phương pháp phân tích, phương pháp luận giải, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh,… Cụ thể ở từng chương như sau:
Chương 1. Khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp tổng hợp, phân tích
và phương pháp hệ thống, sâu chuỗi để làm rõ khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết
của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Chương 2. Khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp như phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích thống kê để đưa ra những
lập luận qua đó làm rõ, đưa ra các thực trạng thực thi pháp luật của hoạt động đăng
ký kinh doanh. Gồm những thành tựu đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của
những hạn chế nêu trên.
Chương 3. Khóa luận sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh và
tổng hợp để định hướng hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động đăng
kí thành lập doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi Lời cam đoan, lời cảm ơn, phần mở đầu và phần kết thúc thì nội dung
luận án này được chia thành các chương 3:
Chương 1. Lý luận chung về đăng kí thành lập doanh nghiệp

4


Chương 2. Thực trạng pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp và thực
tiễn thi hành tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp tại thành phố đà nẵng


5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACRA
TNHH
DNTN

Cơ quan quản lí kế tốn và doanh nghiệp của Singapore
Trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp tư nhân

QPPL

Quy phạm pháp luật

UBND

Ủy ban nhân dân

LDN

Luật doanh nghiệp

DN

Doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU

6



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP
1.1.

Khái quát về đăng kí thành lập doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp
Khái niệm
Thuật ngữ doanh nghiệp đã được sử dụng dựa theo Sắc lệnh số 104/SL ngày
01.01.1948 về doanh nghiệp quốc gia, thế nhưng càng về sau này nó bị lãng quên và
dần thay thế bằng các cụm từ khác như xí nghiệp, đơn vị kinh tế,… Mặc dù, thuật
ngữ “Doanh nghiệp” đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên khái niệm doanh nghiệp vẫn
chưa có sự thống nhất chung, doanh nghiệp được xem như là một yếu tố quan trọng
cấu thành nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Sự phát triển
của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của các phương thức sản xuất. Chính vì
vậy, khi tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp ta sẽ thấy được khá nhiều nguồn định
nghĩa khác nhau, điển hình như:
Theo từ điển Tiếng Việt Wikipedia định nghĩa:” Doanh nghiệp hay doanh
thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh”. Theo định nghĩa của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế
”doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải
và dịch vụ để bán”. Trích dẫn từ cuốn sách Luật doanh nghiệp Việt Nam: Tình
huống – Dẫn giải – Bình luận của tác giả Phạm Hoài Tuấn định nghĩa “ Khoảng 7
Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có tru sở chính, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” Căn cứ tại khoản 10 điều 4 luật
Doanh nghiệp 2020 quy định.

7


Sau khi tổng hợp từ nhiều góc nhìn, nhiều cách hiểu về doanh nghiệp từ nhiều
nguồn có thể đưa ra cách hiểu khái quát về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp
là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động dựa trên cơ sở tài chính, vật chất,
con người nhằm mục đích sinh lợi hoặc phi lợi nhuận”.
Đặc điểm
Khi bắt đầu thành lập rất nhiều chủ thể kinh doanh gặp nhiều vướng mắc trong
việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh, quy mơ
ngành nghề kinh doanh và khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức. Vì thế mà việc
lựa chọn đúng, chuẩn, phù hợp sẽ giúp định hướng được sự phát triển của doanh
nghiệp. Mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm nổi bật và phù hợp với từng nhóm chủ
thể kinh doanh, vì vậy thơng qua tìm hiểu ta có thể nắm được đặc điểm chung của
doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng
Tên doanh nghiệp thông thường bao gồm: Tên tiếng việt, tên viết tắt và tên
nước ngoài. Đối với tên nước ngồi và tên viết tắt doanh nghiệp có thể không đặt
tùy vào chủ ý của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc phát triển
mơ hình, hoạt động của doanh nghiệp thì việc có đầy đủ 03 tên nêu trên là một lợi
thế sau này.
Dựa trên góc độ pháp lý, việc đặt tên doanh nghiệp phải đảm bảo thỏa mãn
một số yêu cầu được quy định trong luật, cụ thể là:
Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng việt. Căn cứ tại Điều 37 luật
Doanh Nghiệp 2020. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo

thứ tự sau đây:Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Cơng ty cổ phần truyền
thơng và thương mại Conando.
Ở đặc điểm này có một điểm bất cập khi áp dụng thực tế mà quy phạm pháp
luật còn bỏ ngỏ về quy định đặt tên tiếng Việt, tại điều 31 luật doanh nghiệp 2005
quy định” tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số
và ký hiệu, phải phát âm được”. Tức là, tên doanh nghiệp bắt buộc phải phát âm
được, hiểu được nghĩa của nó.

8


Lấy ví dụ, Ơng H mở qn ăn bán món Huế, nên ông đặt tên quán là Mi tau,
thế nhưng khi quán đi vào hoạt động thì người ở quận đến lập biên bản xử phạt
hành chính. Vấn đề ở đây là “mi tau” là ngôn ngữ địa phương nằm trên lãnh thổ
Việt Nam nên vẫn được xem là tiếng Việt, vậy sao lại bị xử phạt hành chính. Trích
dẫn nguồn: Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-09-2007.
Qua hai lần cải cách Luật Doanh nghiệp cụ thể là ở Khoản 1 Điều 38 Luật
Doanh nghiệp 2014 và Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 đã có bước tiến rõ nét hơn
quy định về tên doanh nghiệp cụ thể là “Tên tiếng Việt của doanh nghiệp được viết
bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,J,Z,W chữ số và ký hiệu.
Điểm mới ở đây là khơng cịn bắt buộc là tên doanh nghiệp phải có nghĩa, và phát
âm được. Chỉ cần tên doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái thuộc bảng chữ cái
tiếng Việt và các chữ cái F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu là hợp lệ.
Tên doanh nghiệp không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm.
Trường hợp tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên
các doanh nghiệp khác.
Để xác định được thế nào là tên trùng, căn cứ tại Điều 41 Luật doanh nghiệp
2020 hiểu:”Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng kí được viết
hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký”
Ngoài ra, các tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký sau sẽ khơng được chấp nhận

vì nó sẽ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Lấy ví dụ, 2006
chị T đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân Thiên Tín, đến năm 2020 ông C dự
định đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân Thiên Tín sẽ khơng được chấp nhận vì
lí do tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với thương hiệu công ty của chị T.
Trường hợp tên doanh nghiệp sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống
lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
Đây là một tiêu chí gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư khi thành lập
doanh nghiệp. Vì thực tế cho thấy rất khó để xác định được như thế nào là vi phạm
văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bởi vì đây là một phạm vi còn
khá mơ hồ và pháp luật nước ta vẫn chưa có những qui định cụ thể như thế nào là

9


giới hạn với việc vi phạm thuần phong mỹ tục. Có những từ ngữ khi được đặt riêng
thì rất bình thường tuy nhiên khi được đặt chung với những từ khác hoặc đặt lên tên
doanh nghiệp thì được xem là “nhạy cảm”, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Trường hợp tên doanh nghiệp vi phạm tuyền thống lịch sử cũng diễn ra khá phổ
biến khi nhiều cái tên giống một phần hoặc khi ghép lại thì giống với tên của các
danh nhân, các nhà lãnh đạo của dân tộc. Để khắc phục điều này, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTVDL hướng dẫn đặt
tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức
và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trường hợp sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên
riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị, hoặc
tổ chức đó
Đây cũng là một trường hợp mà các doanh nghiệp cần tránh khi đặt tên doanh
nghiệp. Có thể ví dụ đơn giản như một doanh nghiệp về giáo dục và đào tạo thì

cũng khơng nên kết hợp cum từ “Giáo dục và Đào tạo” với tên địa danh vì rất dễ sẽ
trung với tên cả các phịng, sở giáo dục.
Thứ hai, doanh nghiệp có tài sản
Vì mục tiêu thành lập là để kinh doanh nên việc doanh nghiệp phải có những
tài sản là đều hiển nhiên. Tài sản của doanh nghiệp có thể là: tài sản do nhà đầu tư
đầu tư vào doanh nghiệp, tài sản do doanh nghiệp huy động, tài sản do doanh
nghiệp tạo lập nên trong quá trình hoạt động. Căn cứ vào hình thái vật chất của tài
sản mà người ta chia tài sản của doanh nghiệp thành tài sản hữu hình và tài sản vơ
hình. Căn cứ vào vai trị của tài sản đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
mà người ta chia thành tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản lưu thơng. Trong
suốt q trình hoạt động của mình doanh nghiệp sẽ tạo ra rất nhiều tài sản và giá trị
khác nhau. Tuy nhiên ở thời điểm thành lập doanh nghiệp chỉ bao gồm một nguồn
duy nhất là từ các nhà đầu tư. Cho nên, tại thời điểm doanh nghiệp thành lập, tài sản

10


trong doanh nghiệp chính là vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Khoản 29 Điều 4
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành
viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi
thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”. Đây sẽ là cơ sở để xác định tỷ lệ
phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong cơng ty. Thơng qua
đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ
đông trong công ty. Hơn nữa, vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác
định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Thứ ba, Doanh nghiệp có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Trụ sở doanh nghiệp được quy định tại Điều 42, Luật doanh nghiệp 2020.
Theo quy định này thì trụ sở là nơi liên lạc của doanh nghiệp, và được xác định theo

đia giới đơn vị hành chính ( Thơn/bản/ấp/tổ dân phố, Phường/xã/thị trấn, Thị
xã/quận/huyện, Tỉnh/Thành phố, Quốc gia). Phải có thơng tin liên lạc rõ ràng: Số
điện thoại, địa chỉ email, số fax, phải được làm biển hiệu nhận diện trụ sở tại địa chỉ
được đăng ký. Theo quy định này thì trụ sở doanh nghiệp không nhất thiết là nơi
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi có hộ khẩu
thường trú của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có nhiều cơ sở kinh doanh ở
những nơi khác nhau nhưng trụ sở giao dịch chỉ có một. Để tránh nhầm lẫn, người
ta thường gọi là trụ sở chính của doanh nghiệp. Trụ sở giao dịch mang tính pháp lí
nhiều hơn là tính khơng gian.
Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là mục đích tìm kiếm lợi
nhuận của doanh nghiệp là để làm gì. Mục đích này là cơ sở để có thể phân biệt
doanh nghiệp với các tổ chức khác. Luật doanh nghiệp 2014 cũng cho ta những khái
niệm cơ bản để so sánh dựa trên mục đích kinh doanh. Ví dụ doanh nghiệp thì mục
đích lớn nhất là lợi nhuận nhưng với doanh nghiệp xã hội thì ngồi những mục đích
lợi nhuận cịn phải đáp ứng các mục tiêu khác mang tính xã hội. Bên cạnh đó, hoạt
động của doanh nghiệp chỉ có hiệu quả một khi kế hoạch của nó gắn bó chặt chẽ với

11


mục tiêu để cho phép đạt được những mục đích. Kế hoạch đó địi hỏi phải được
điều chỉnh kịp thời theo những biến động của môi trường; đồng thời gắn bó với
những khả năng cho phép của doanh nghiệp như: vốn, lao động, cơng nghệ. Từ
những kế hoạch đó địi hỏi doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định cụ
thể nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân; đồng thời phối hợp hoạt động nhằm đạt
được mục đích của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm đăng kí thành lập doanh nghiệp
Đăng ký có thể hiểu theo từ điển tiếng việt là đứng ra khai báo với cơ quan
quản lí để chính thức được cơng nhận cho hưởng quyền lợi hay làm nghĩa vụ nào
đó. Ở đây có thể lấy ví dụ như là đăng ký kết hơn, đăng ký hộ khẩu hoặc đăng ký

nghĩa vụ quân sự,…
Thành lập doanh nghiệp có thể hiểu rằng đó là việc tạo lập, thành lập lên một
tổ chức kinh doanh khi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ như cá nhân, tổ chức
phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất : trụ sở, nhân lực, vật lực, dây truyền sản
xuất, nhà xưởng, vốn.
Dựa trên Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp ta cịn
có thể hiểu về khái niệm đăng ký thành lập doanh nghiệp là “Đăng ký doanh nghiệp
là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến
thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông
tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ
sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng
ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các
nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này”.
Tổng hợp những góc nhìn trên, có thể khái qi đăng ký thành lập doanh
nghiệp như sau: “Đăng ký doanh nghiệp là một hoạt động pháp lý trong đó chủ thể
kinh doanh thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tức là cơ
quan đăng ký kinh doanh) nhằm công nhận sự ra đời của một doanh nghiệp bao
gồm vị trí trụ sở chính, người đại diện pháp luật, tên doanh nghiệp, mã số thuế, mã
số doanh nghiệp,….”

12


1.2.

Điều chỉnh của pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp
Ở mỗi quốc gia sẽ có quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh

nghiệp khác nhau dựa trên tình hình phát triển kinh tế - hình thái xã hội của mỗi
nước chẳng hạn như: Ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Singapo quy

định ln trình tự, thủ tục thành lập cho từng loại hình doanh nghiệp mà chủ thể
kinh doanh dự kiến muốn thành lập được quy định tại từng đạo luật cụ thể. Ngược
lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan thì quy định chung tại
một đạo luật
Tùy vào mỗi quốc gia thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh sẽ khác
nhau. Ví dụ như, tại Pháp quy định cơ quan đăng ký kinh doanh tại Tịa án, cịn Việt
Nam thì cơ quan có thẩm quyền là cơ quan hành chính chuyên trách. Hoặc ở Mỹ
một quốc gia theo hệ thống pháp luật liên bang, gồm có hiến pháp, luật liên bang,
luật bang nên Luật doanh nghiệp ở Mỹ chủ yếu do luật của các tiểu bang quy định,
và mỗi tiểu bang đều có quy định riêng về doanh nghiệp; tuy nhiên, nhìn chung các
quy định cơ bản về luật doanh nghiệp của các tiểu bang gần như giống nhau. Việc
đăng ký kinh doanh ở Mỹ thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ lập một danh sách, cung
cấp những điều kiện nhất định để được có tên trong danh sách này, sau đó các chủ
thể có nhu cầu đăng ký tên và địa chỉ, trình độ với các cơ quan quản lý. Chỉ cần có
khiếu nại của người tiêu dùng (khách hàng), hoặc việc thực hiện niêm yết công khai
thông tin chưa đúng thì chủ thể đó có thể bị loại ra khỏi danh sách này. Điều đó
đồng nghĩa với việc tiếp tục thực hiện kinh doanh sẽ là trái pháp luật.
Hoặc nói đến pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp ở một quốc gia gần
với Việt Nam như Singapore. Hệ thống pháp luật Singapore đối với doanh nghiệp
chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật Anh (trừ những nội dung mang tính địa
phương) và được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ đem lại hiệu quả cao đối với hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chủ thể khi muốn
thành lập doanh nghiệp thì nộp hồ sơ thơng báo đến cơ quan có thẩm quyền về đăng
ký kinh doanh, đó là Cơ quan quản lý kế tốn và doanh nghiệp của Singapore
(ACRA). Thủ tục này có thể được thực hiện hoàn toàn qua hệ thống đăng ký trực

13


tuyến của ACRA. Bên cạnh cơ chế đăng ký thành lập, Singapore đặt ra quy định về

điều kiện kinh doanh trong một số những ngành nghề nhất định.
Một quốc gia láng giềng có nền kinh tế phát triển và có những nét văn hóa
tường đồng với Việt Nam như là Trung Quốc thì khơng giống với pháp luật Việt
Nam, pháp luật Trung Quốc lại ban hành từng bộ luật riêng lẻ đối với mỗi loại hình
doanh nghiệp.Ví dụ như: Luật Công ty áp dụng cho công ty cổ phần và trách nhiệm
hữu hạn, Luật doanh nghiệp tư nhân lại áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân, Luật
đầu tư nước ngoài lại được áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Tùy vào văn hóa, bản sắc cũng như tình hình phát triển của mỗi quốc gia mà
có những quy định khác nhau về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bản thân
Việt Nam cũng đã có những lần điều chỉnh pháp luật về đăng ký thành lập doanh
nghiệp cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Với phương châm đơn
giản hóa các thủ tục hành chính, Luật Việt Nam đã thực sự đi vào cuộc sống của
người dân. Trong những năm gần đây, Quốc Hội cũng ban hành mới và sửa đổi
hàng loạt các bộ luật nhằm góp phần làm hồn thiện hơn, kiện toàn hơn hệ thống
luật pháp của Việt Nam.
Dựa trên Luật công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 quy định,
để thành lập công ty, phải thực hiện qua 02 bước trong thời hạn 60 ngày đối với
công ty cổ phần, cơng ty TNHH cịn 30 ngày đối với DNTN. Đến luật doanh nghiệp
1999 có một điểm mới là đã rút gọn được thủ tục xin phép thành lập và đăng ký
kinh doanh gộp thành một, tinh gọn bộ hồ sơ, những thủ tục thực sự cần thiết, còn
lại lược bỏ hết. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có những cải tiến về những quy
định về đặt tên cho doanh nghiệp. Đến Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014.
Điểm cải cách này nổi bật ở chỗ đưa ra các quy định về ngành nghề mà pháp luật
không cấm thể hiện qua các quy định về ngành nghề cấm đầu tư và có điều kiện. Ở
đây, áp dụng phương pháp loại trừ, đây là bước cải tiến lớn về tư duy làm luật, thay
cho cách làm truyền thống gây phức tạp, khó hiểu trước đó.

14



1.3. Sự cần thiết của việc đăng kí thành lập doanh nghiệp
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính quan trọng,
thơng qua việc này thể hiện được quyền và nghĩa vụ giữa chủ thể kinh doanh đối
với cơ quan quản lí nhà nước như sau:
Thứ nhất, đối với Nhà nước việc đăng ký kinh doanh là một cơng cụ quản lí,
giám sát nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh. Việc đăng ký thành lập doanh
nghiệp được cơ quan nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động thể hiện qua việc
cấp giấy tờ pháp lý là cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thơng báo sử
dụng mẫu con dấu trịn của doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản hơn nữa là doanh
nghiệp của bạn đã được bảo hộ bởi pháp luật hợp pháp. Lúc này, doanh nghiệp hoàn
toàn tự tin tham gia vào các quan hệ kinh tế vì doanh nghiệp đã có tư cách pháp
nhân và có con dấu. Chính sự bảo hộ về mặt pháp lý này đã giúp cho các hoạt động
của doanh nghiệp trở nên minh bạch và đáng tin cậy và tự tin hơn. Bài viết “Luật
Doanh nghiệp và hiện tượng “doanh nghiệp ma” của tác giả Luật sư Nguyễn Trọng
Hạnh (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã chỉ ra những điểm pháp luật quy định còn lỏng
lẻo, nhiều sơ hở của Luật Doanh nghiệp 2005, những quy định về vốn điều lệ, sự bỏ
ngỏ trong quản lý gây tổn thất rất lớn đối với cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai, có một điểm đáng chú ý là, khi việc đăng ký thành lập doanh nghiệp
được xác lập doanh nghiệp được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng mà các tổ chức và
cá nhân thì khơng thể làm được việc này. Điều này đã giúp cho doanh nghiệp có
thêm lợi thế đối với các đối tượng khách hàng khi cần xuất hóa đơn để làm cơ sở
minh bạch hóa chi phí. Bài viết “Ý nghĩa của vốn và lý do tháo bỏ quy định về vốn
pháp định”của ThS. Trương Trọng Hiểu (Khoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử ngày
26/2/2011 đưa ra một góc nhìn rõ hơn về sự cần thiết của việc đăng kí thành lập
doanh nghiệp.
Thứ ba, Việc đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế.
Vì nó đóng góp vào cho nhà nước các khoản thuế giúp phát triển kinh. Đồng thời,
khi nhiều doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy


15


đời sống kinh tế xã hội của đất nước cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Khơng những vậy cịn đảm bảo quyền lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà còn
mang ý nghĩa đảm bảo trật tự quản lý nhà nước cũng như bảo vệ được quyền lợi
cho những chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động kinh doanh.

16


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các quy phạm pháp luật quy định về việc đăng ký kinh doanh luôn dựa trên
hướng thể hiện quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh miễn là nằm trong
khuôn khổ pháp luật không cấm. Đây là bước tiến lớn trong việc cải cách các quy
định về việc đăng ký kinh doanh Luật Doanh Nghiệp 2020 để từ đó khuyến khích,
tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các chủ thể dự kiến đăng kí kinh doanh.
Ở chương 1 này, tập trung làm nghiên cứu sâu và làm rõ những lý luận chung
về đăng kí thành lập doanh nghiệp cụ thể như về khái niệm doanh nghiệp, đặc điểm
của doanh nghiệp, khái niệm đăng kí thành lập doanh nghiệp dựa trên nhiều phương
diện như về kinh tế, quản lí nhà nước, chính trị, pháp lý, phân tích những điều chỉnh
của pháp luật về đăng kí thành lập doanh nghiệp, từ đó thấy được sự cần thiết của
việc đăng kí thành lập doanh nghiệp. Trong chương này, tìm hiểu hệ thống văn bản
pháp luật doanh nghiệp ở một số nước đang phát triển so với hệ thống pháp luật
Việt Nam được làm rõ.
Thông qua những tìm hiểu về lý luận đó, giúp ta hiểu rõ hơn về sự quan trọng
của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và sự cần thiết của việc đăng kí kinh
doanh đối với chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lí nhà nước.

17



×