TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO & NGHIÊN CỨU DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM TẠI
ĐÀ NẴNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH CHUẨN PSU
GVHD
: TS. VÕ HỮU HÒA
SVTH
: LÊ THỊ DIỆU MƠ
LỚP
: K24PSU - DLL4
MSSV
: 24207211430
Đà Nẵng, Năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO & NGHIÊN CỨU DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM TẠI
ĐÀ NẴNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH CHUẨN PSU
GVHD
: TS. VÕ HỮU HÒA
SVTH
: LÊ THỊ DIỆU MƠ
LỚP
: K24PSU - DLL4
MSSV
: 24207211430
Đà Nẵng, Năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến Quý thầy cơ
cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên của Trường Đại học Duy Tân đã giảng dạy, đồng
hành và giúp đỡ em trong suốt 4 năm học cũng như trong q trình làm khóa luận tốt
nghiệp.
Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Võ Hữu Hịa trong thời gian qua đã
tận tình hướng dẫn, hỗ trợ em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch
vụ du lịch Biển Ngọc cùng tập thể công nhân viên đang công tác tại công ty đã tạo điều
kiện cho em có cơ hội thực tập, học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ em trong khi thực tập ở
công ty.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, các anh chị đã
nhiệt tình giúp đỡ em có được những thơng tin hữu ích để hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022
Sinh viên
Lê Thị Diệu Mơ
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài
khác. Mọi sự giúp đỡ để có được thơng tin cho bài khóa luận này đã được cảm ơn và các
thơng tin khác được trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn.
Sinh viên
Lê Thị Diệu Mơ
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................2
2.1.
Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
2.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................2
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
3.1.
Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
3.2.
Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
4.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
5.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................3
6.
Kết cấu của Khóa Luận Tốt Nghiệp....................................................................4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM.................................5
DU LỊCH ĐÊM....................................................................................................................5
2.1.
Khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm du lịch..........................................5
2.1.1.
Khái niệm sản phẩm du lịch.................................................................................5
2.1.2.
Đặc điểm của sản phẩm du lịch............................................................................6
2.1.3.
Phân loại sản phẩm du lịch...................................................................................7
2.2.
Về sản phẩm du lịch đêm......................................................................................8
2.2.1.
Đặc điểm của sản phẩm du lịch đêm...................................................................8
2.2.2.
Các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch đêm................................................8
2.2.3.
Phân loại sản phẩm du lịch đêm..........................................................................9
2.2.4.
Vai trò của sản phẩm du lịch đêm........................................................................9
2.2.5.
Các nhân tố tác động đến phát triển sản phẩm du lịch đêm...........................10
2.3.
Sản phẩm du lịch đêm tại Việt Nam và một số nơi trên thế giới.....................12
2.3.1.
Trên thế giới.........................................................................................................12
2.3.2.
Tại Việt Nam........................................................................................................16
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM TẠI ĐÀ
NẴNG HIỆN NAY.............................................................................................................20
3.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng...................................................................20
3.2. Tình hình hoạt động du lịch của Đà Nẵng hiện nay.................................................20
3.3.
Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng...............................25
3.3.1.
Điều kiện về tài nguyên du lịch..........................................................................25
3.3.2.
Điều kiện về kinh tế - xã hội...............................................................................26
3.3.3.
Điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch..........29
3.3.4.
Điều kiện về nguồn nhân lực..............................................................................33
3.3.5.
Tiềm năng về nguồn khách du lịch....................................................................34
3.3.6.
Chính sách phát triển du lịch của Đà Nẵng......................................................36
3.4.
Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng hiện nay..............37
3.4.1.
Các loại hình sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng............................................37
3.4.2.
Nhu cầu của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng.........46
3.4.3.
Đánh giá ưu điểm và hạn chế của sản phẩm du lịch đêm Đà Nẵng................49
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÊM TẠI
ĐÀ NẴNG...........................................................................................................................51
4.1.
Định hướng mục tiêu phát triển của du lịch Đà Nẵng trong thời gian đến. . .51
4.1.1.
Định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025......................51
4.1.2.
Mục tiêu................................................................................................................51
4.1.3.
Định hướng sản phẩm du lịch chủ đạo..............................................................52
4.1.4.
Định hướng về chất lượng dịch vụ - nguồn nhân lực du lịch..........................52
4.1.5.
Định hướng về môi trường du lịch.....................................................................52
4.2.
Thị trường mục tiêu của du lịch Đà Nẵng đến năm 2025................................53
4.3.
Giải pháp phát triển du lịch đêm tại Đà Nẵng..................................................54
4.3.1.
Cải thiện và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng.........................54
4.3.2.
Nâng cao công tác quản lý, quy hoạch đối với phát triển sản phẩm du lịch
đêm
...............................................................................................................................57
4.3.3.
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch đêm......................58
4.3.4.
Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.....................................58
4.3.5.
Giải pháp về vốn đầu tư......................................................................................59
4.3.6.
Đẩy mạnh chiến lược xúc tiến quảng bá cho sản phẩm du lịch đêm..............60
KẾT LUẬN.........................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê lượt khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2021.............23
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2021............................................24
Bảng 2.3: Bảng tình hình khách quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2019....................35
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu GDP Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2021.....................................28
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ hệ thống cơ sở lưu trú Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2021.....................32
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ số lượng nhân lực du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2019...............34
Biểu đồ 2.4: Thị trường khách quốc tế trọng điểm Đà Nẵng 2017 - 2018...........................36
Biểu đồ 2.5: Nhu cầu du lịch với một số sản phẩm du lịch đêm Đà Nẵng..........................47
Biểu đồ 2.6: Mức chi tiêu dự kiến của khách du lịch với sản phẩm du lịch đêm Đà Nẵng. 48
1
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã
phát triển mạnh mẽ khi xu hướng xê dịch ngày càng bùng nổ. Đồng thời, du lịch cũng được
coi là “ngành cơng nghiệp khơng khói” đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế đất nước và mang lại giá trị tinh thần to lớn trong đời sống văn hóa – xã hội.
Khi nhắc đến ngành du lịch Việt Nam, không thể không nhắc đến Đà Nẵng, thành
phố được mệnh danh là “thủ phủ du lịch miền Trung” khi đã từng bước thay đổi để vươn
mình trên bản đồ du lịch thế giới. Từ lâu nổi tiếng là vùng đất “núi trong lòng thành phố,
phố trong lịng biển khơi”, Đà Nẵng có nguồn tài ngun du lịch vô cùng phong phú khi
hội tụ cả biển, sông và núi. Trong đó, có bãi biển Mỹ Khê được bình chọn là một trong
những bãi biển đẹp nhất hành tinh, một Bà Nà Hills từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp huyền bí
cực kì thu hút, hay dịng sơng Hàn thơ mộng nằm ẩn mình dưới những cây cầu độc đáo
cùng nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác. Cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Đà Nẵng ngày càng được đầu tư phát triển. Nhiều năm
qua, Đà Nẵng luôn đưa ra những chiến lược để phát triển du lịch, trong đó chú trọng vào
việc xây dựng thêm những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đêm
để mang lại nhiều trải nghiệm hơn cho khách du lịch, đến nay thành phố đã có đạt được
một số thành quả nhất định.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia lĩnh vực du lịch, thành phố Đà
Nẵng vẫn chưa khai thác được hết thế mạnh và tiềm năng du lịch của mình. So với một số
nước trong khu vực thì các sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng vẫn còn đơn sơ và thiếu sự
độc đáo, chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu du lịch cho du khách. Trong khi đó, sản phẩm du
lịch đêm lại có vai trị rất lớn đối với việc phát triển du lịch bền vững cũng như phát triển
nền kinh tế ban đêm. Việc đa dạng các sản phẩm du lịch giúp kéo dài thời gian lưu trú của
khách du lịch vì họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn để trải nghiệm, không chỉ vậy khoảng thời
2
gian ban đêm cũng là lúc du khách chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động du lịch của mình,
kéo theo nguồn thu từ du lịch cũng tăng lên. Đặc biệt là khi ngành du lịch đang bước vào
giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng từ đại dịch Covid-19, phát triển du lịch đêm được coi
như “đòn bẩy” để vực dậy du lịch. Chính vì thế, phát triển với sự năng động và trẻ trung
thôi là chưa đủ, thành phố Đà Nẵng cần tìm ra những hướng đi và giải pháp phù hợp để cải
thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như tạo ra nhiều hơn các sản phẩm du lịch
đêm với chất lượng tốt nhất, tương xứng với thế mạnh và tiềm lực của mình để có thể hồi
sinh du lịch sau đại dịch, cạnh tranh với các nước trong khu vực và vươn cao hơn trên bản
đồ du lịch thế giới.
Chính vì những lý do trên, cùng với vai trò là một sinh viên du lịch đã học tập và
sinh sống tại Đà Nẵng trong nhiều năm, tơi quyết định lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp
“Phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng” với mong muốn được đóng góp chút
cơng sức của mình cho sự phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.
2.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của khóa luận là để đưa ra phương hướng và giải pháp phù hợp giúp thành
phố Đà Nẵng khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có để cải thiện và phát triển sản phẩm du
lịch đêm tương xứng với tiềm năng của mình. Góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du
lịch để đáp ứng được nhu cầu và thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là hệ thống lại một số vấn đề lý luận và tìm hiểu
thực tiễn, phân tích các vấn đề liên quan đến sản phẩm du lịch đêm để làm rõ được vai trò
của sản phẩm du lịch đêm trong sự phục hồi và phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.
Thơng qua đó, rút ra được thực trạng phát triển du lịch đêm ở Đà Nẵng và đề ra các
phương hướng, giải pháp cải thiện và phát triển đa dạng sản phẩm đêm tại Đà Nẵng trong
tương lai.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố là thành phần của sản phẩm du lịch
đêm, tìm hiểu về đặc trưng cùng với những sản phẩm du lịch đêm đã có tại Đà Nẵng và
thực trạng phát triển của sản phẩm đêm Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong phạm vi địa bàn thành phố Đà Nẵng, kể từ
khi Đà Nẵng bắt đầu phát triển du lịch cùng với sự ra đời, phát triển của các sản phẩm du
lịch đêm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu sâu sắc về đề tài, những phương pháp nghiên cứu sau đây đã được áp
dụng trong bài:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu và xử lý thông tin, những tư liệu có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong đó, tơi thu thập, tổng hợp thông tin từ những tư liệu
trên google scholar, các tài liệu được lưu trữ ở thư viện Trường Đại học Duy Tân, từ giảng
viên hướng dẫn. Trong đó có các thơng tin, số liệu được thu thập trên các trang web chính
thống của chính quyền thành phố Đà Nẵng, Tổng Cục Du Lịch… Sau đó tiến hành phân
tích, thống kê để đưa ra được dữ liệu chính xác nhất.
- Phương pháp khảo sát, thực địa: Để có được góc nhìn khách quan chính xác, tơi đã
tiến hành làm biểu mẫu khảo sát đối với một trăm người. Bên cạnh đó, tơi cịn quan sát
thực tế về các hoạt động có liên quan đến sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp thống kê, mô tả.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với vai trò to lớn của việc phát triển sản phẩm du lịch đêm đối với sự phát triển của
ngành du lịch, trong suốt thời gian vừa qua đề tài về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch
đêm đã thu hút được nhiều sự quan tâm, trong đó gần nhất là đã được đề cập đến trong
4
khóa luận tốt nghiệp tháng 05 năm 2013 của sinh viên Trần Thị Mai An với đề tài “Tiềm
năng, thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Đà Nẵng”,
hay là đề tài “ Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho khách nước ngoài trong
dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long” của chị sinh viên Nguyễn Thị Ngân tại Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, khóa 2006 – 2010.
Bên cạnh đó, đề tài phát triển sản phẩm du lịch đêm còn được quan tâm chú ý của Sở
Du Lịch thành phố Đà Nẵng khi đưa ra “Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại Đà Nẵng” và
được Ủy Ban Nhân Dân thành phố ra Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày 28-9-2020 về
việc ban hành đề án. Điều này chứng tỏ rằng chính quyền thành phố Đà Nẵng đang rất
quan tâm và tích cực triển khai các phương hướng để phát triển sản phẩm du lịch đêm trên
địa bàn thành phố. Thêm vào đó là sự quan tâm đến từ các trang báo chính thống như bài
viết “Đà Nẵng thắp sáng kinh tế đêm, khai thác lợi thế du lịch đang ngủ quên” của tác giả
Hữu Long được đăng vào ngày 15/03/2021 trên báo Lao Động, bài viết “Để có một chợ
đêm xứng tầm” được đăng trên báo Đà Nẵng vào ngày 04/05/2019 của tác giả Thu Hịa và
Khánh Hịa. Thêm vào đó là bài viết “Đi tìm sản phẩm "sáng đèn" cho kinh tế đêm” được
cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương đăng tải vào ngày 27/04/2021.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm vẫn
chưa đạt được kết quả như mong muốn, trong khi đó thành phố Đà Nẵng lại có thế mạnh
và tiềm năng rất lớn, chính vì thế tơi quyết định nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề này với đề tài
“Phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng”.
6. Kết cấu của Khóa Luận Tốt Nghiệp
Ngồi phần kết luận, các danh mục bảng biểu, phụ lục thì khóa luận có kết cấu gồm
4 chương chính như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đêm
Chương 3: Thực trạng phát triển của sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng hiện nay
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng
5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
DU LỊCH ĐÊM
2.1.
Khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm du lịch
2.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
Có thể nói sản phẩm du lịch là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự
phát triển của du lịch. Sản phẩm du lịch được coi như một loại hàng hóa đặc biệt mà nó
thỏa mãn nhu cầu du lịch, đem lại sự hài lòng cho khách du lịch. Khi sản phẩm du lịch có
sự khác biệt, nó sẽ tạo nên thương hiệu và điểm nhấn của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Và ngày nay, khi nhắc đến sản phẩm du lịch, có rất nhiều những định nghĩa khác nhau,
trong đó có thể đề cập đến một số định nghĩa như sau
Trước hết, theo nhà kinh tế du lịch Michael M.Coltman thì “Sản phẩm du lịch là một
tổng thể bao gồm các thành phần khơng đồng nhất hữu hình và vơ hình. Sản phẩm du lịch
có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất
lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”.
Cịn dưới góc nhìn của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho rằng “Sản phẩm du
lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành là Tài nguyên du lịch; Hệ thống cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; và Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành”.
Bên cạnh đó, trong Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam sửa đổi năm 2017 quy định như sau “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ
cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.”
Trên đây là nhiều ý kiến khác nhau khi đề cập đến sản phẩm du lịch, nhưng nhìn
chung thì sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữu hình và các yếu tố vơ hình để cung cấp
cho khách du lịch, để hình dung rõ hơn có thể gói gọn như sau:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch
6
Từ những định nghĩa về sản phẩm du lịch, và định nghĩa về kinh tế ban đêm được
hiểu như là “Tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 17 giờ tối hôm trước cho đến 6h
sáng hôm sau, bao gồm: mua sắm tại các chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24, ẩm thực, nghệ
thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, cho tới các điểm du lịch chỉ mở
cửa vào ban đêm”. Có thể đưa ra tóm gọn định nghĩa về sản phẩm du lịch đêm như sau:
“ Sản phẩm du lịch đêm là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch diễn ra trong thời gian từ 17 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau”.
2.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Vì sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt, trong dịch vụ chiếm phần lớn nên có
những điểm đặc trưng so với các loại sản phẩm thông thường. Sau đây là một số đặc điểm
của sản phẩm du lịch.
Tính vơ hình: Khơng giống như những loại hàng hóa thơng thường khác, sản
phẩm du lịch không tồn tại ở dạng vật chất, khách hàng khơng thể nhìn thấy hay cầm nắm,
sờ, thử sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng. Do vậy, khách hàng chỉ có thể đánh
giá sản phẩm du lịch dựa trên những chia sẻ từ trải nghiệm của các khách hàng khác đã
mua trước đó, và khách chỉ có thể cảm nhận chất lượng sản phẩm du lịch khi đã mua và sử
dụng nó.
Tính khơng đồng nhất: Sản phẩm du lịch là dịch vụ, chủ yếu dựa vào yếu tố con
người, cho nên có sự biến đổi, chất lượng sản phẩm không thể giống nhau ở tất cả các lần
sử dụng vì dễ bị tác động bởi các tác nhân khác. Chẳng hạn như khi chúng ta trải nghiệm
một tour du lịch, cùng là một người hướng dẫn viên nhưng có thể chất lượng dẫn tour ngày
1 và ngày 2 của người hướng dẫn viên đó là khác nhau.
Tính khơng tách rời: Nếu như hàng hóa thơng thường hầu hết là được sản xuất
hàng loạt, sau đó được bán rồi mới đến bước tiêu dùng thì sản phẩm du lịch sẽ ngược lại,
quá trình sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời cùng một thời gian
và địa điểm sản xuất ra chúng. Đòi hỏi khách hàng phải sử dụng ngay lúc mua.
7
Tính mau hỏng và khơng thể dự trữ: Sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm các dịch
vụ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển… chỉ tồn tại và có giá trị lúc được cung cấp,
khơng thể tồn kho, hoàn trả hay bán lại. Khi nhà cung cấp bán sản phẩm cho khách hàng,
dù khách không sử dụng sản phẩm ngay lúc đó thì sản phẩm cũng sẽ biến mất chứ khơng
cịn tồn tại. Cịn trong trường hợp nhà cung cấp không kịp bán sản phẩm trong thời gian sử
dụng đã định sẵn thì phải nhận tổn thất, không thể bù đắp được. Qua đặc điểm này có thể
thấy rằng việc sản xuất và bán sản phẩm du lịch phải lấy tiền đề từ việc mua thực tế của
khách du lịch.
Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp của nhiều ngành kinh doanh và nhiều bộ
phận khác nhau nên sẽ có sự tác động qua lại lẫn nhau, cũng nhờ đó mà đến trải nghiệm đa
dạng và giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ: vì nhu cầu du lịch thường
xuyên thay đổi, dẫn đến phân chia ra hai mùa là mùa cao điểm nhu cầu du lịch rất cao và
mùa thấp điểm nhu cầu du lịch rất thấp, dẫn đến sự chênh lệch giữa cung và cầu du lịch.
Cho nên muốn hoạt động hiệu quả thì các sản phẩm du lịch phải được xây dựng, tổ chức
linh hoạt.
2.1.3. Phân loại sản phẩm du lịch
Cho dù bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng đều nhằm mục đích chung là đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch. Tuy vậy, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau mà sản phẩm du
lịch được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Theo hình thức tổ chức sản phẩm:
Sản phẩm du lịch đơn lẻ: là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thỏa mãn
một nhu cầu cụ thể của khách hàng. Chẳng hạn như về dịch vụ cho thuê xe tự lái, nhà cung
ứng trong trường hợp này có thể là hãng vận chuyển, khách sạn có dịch vụ cho thuê xe hay
nhà hàng.
8
Sản phẩm du lịch tổng hợp: là sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời một nhóm mong
muốn, nhu cầu của khách du lịch. Thơng thường thì trong các tour du lịch trọn gói sẽ bao
gồm sản phẩm du lịch tổng hợp từ các sản phẩm đơn lẻ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu
trú, dịch vụ vận chuyển hay dịch vụ vui chơi giải trí…
Theo nguồn tài nguyên du lịch:
Sản phẩm du lịch tự nhiên: là các sản phẩm du lịch được khai thác chủ yếu dựa
trên nguồn tài ngun du lịch tự nhiên có sẵn. Ví dụ như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ
dưỡng biển đảo.
Sản phẩm du lịch văn hóa: là các sản phẩm du lịch được khai thác chủ yếu dựa
trên những giá trị văn hóa, di tích lịch sử, các cơng trình kiến trúc.. Ví dụ như các tour du
lịch di sản, du lịch làng nghề, du lịch tham quan di tích..
2.2.
Về sản phẩm du lịch đêm
2.2.1. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đêm
Bên cạnh những đặc điểm chung được kế thừa từ sản phẩm du lịch là tính vơ hình,
tính khơng đồng nhất, tính khơng tách rời, tính mau hỏng và khơng thể lưu trú thì sản
phẩm du lịch đêm có những đặc điểm riêng dưới đây
Sản phẩm du lịch đêm có thời gian diễn ra là vào ban đêm thông thường là từ 17
giờ cho đến 6 giờ sáng hôm sau, tùy theo những yếu tố về địa lý của mỗi khu vực. Vì đặc
điểm chỉ diễn ra vào ban đêm nên yêu cầu an ninh đối với khách du lịch cũng cao hơn.
Thị trường khách của sử dụng sản phẩm du lịch đêm không chỉ là những khách du
lịch đến từ nơi khác, mà một phần có sự tham gia của người dân bản địa.
2.2.2. Các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch đêm
Về cơ bản, sản phẩm du lịch đêm là được cấu thành từ các bộ phận của sản phẩm du
lịch nói chung. Có thể tổng hợp các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đêm qua các nhóm
sau
Điểm hấp dẫn
9
Đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định lựa chọn trải nghiệm của khách du lịch.
Điểm hấp dẫn có thể phụ thuộc vào yếu tố có sẵn là tài nguyên du lịch. Đó có thể là tài
nguyên du lịch tự nhiên hoặc là tài nguyên du lịch nhân văn để hình thành nên sản phẩm.
Nếu tài ngun có giá trị tốt thì việc phát triển sản phẩm du lịch đêm từ đó cũng trở nên
chất lượng hơn.
Dịch vụ lưu trú
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ hàng hóa
Dịch vụ tham quan, giải trí
Dịch vụ khác phục vụ du lịch
Đây đều là những yếu tố góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch đêm, các yếu tố này
có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một sản phẩm du lịch đêm hoàn chỉnh.
2.2.3. Phân loại sản phẩm du lịch đêm
Sản phẩm du lịch đêm được phân loại dựa trên các hoạt động chính mà sản phẩm đó
mang đến cho khách hàng, được chia thành các loại sau
Tham quan: là các sản phẩm mà khách du lịch với hoạt động chính là trải
nghiệm như tham các điểm đến du lịch.
Nghệ thuật: là sản phẩm trong đó bao gồm các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật, thư giãn hoặc tìm hiểu liên quan đến âm nhạc, triển lãm,
hội họa, điện ảnh..
Vui chơi – giải trí: là các sản phẩm bao gồm các hoạt động chính là để giải
trí, vui chơi như là tham gia các khu giải trí, các khu mua sắm, xem phim…
Thể thao: bao gồm các dịch vụ dành cho khách muốn tham gia vào các hoạt
động, trò chơi thể thao, hoặc là xem các trận thi đấu thể thao.
2.2.4. Vai trò của sản phẩm du lịch đêm
10
- Sản phẩm du lịch đêm giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch của các địa phương, làm
cho các điểm đến du lịch trở nên sôi động và hấp dẫn hơn, giúp tăng giá trị của điểm đến.
- Sản phẩm du lịch đêm mang lại nhiều trải nghiệm mới thú vị để giữ chân khách du
lịch ở lại lâu hơn với các địa phương du lịch, tăng thời gian lưu trú của khách. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc du khách sẽ chi tiêu nhiều hơn vào các hoạt động vui chơi, giải
trí, mua sắm, ăn uống… Từ đó thúc đẩy tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch.
- Làm tăng sự hài lòng của khách du lịch, nếu địa phương xây dựng được các sản
phẩm du lịch đêm có sự đa dạng, độc đáo và khác biệt, khách du lịch sẽ cảm thấy hài lịng
với điểm đến vì họ được trải nghiệm nhiều hơn, lượng khách du lịch đến với địa phương
đó cũng sẽ tăng nhanh. Ngược lại, nếu địa phương ít các sản phẩm du lịch đêm, khiến sự
trải nghiệm của du khách ít đi, khơng được những giá trị như khách mong đợi kéo theo sự
hài lòng của du khách giảm xuống.
- Với bối cảnh ngành du lịch đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid19 và chủ yếu dựa vào hoạt động du lịch nội địa, thì sản phẩm du lịch đêm còn được coi
như là “đòn bẩy” để vực dậy du lịch. Cụ thể qua khảo sát của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí
Mình về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030,
sản phẩm du lịch giải trí và hoạt động về đêm là một trong 3 sản phẩm du lịch thu hút du
khách quan tâm nhất, bên cạnh sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và ẩm thực.
- Sản phẩm du lịch đêm có sự tham gia của nhiều lĩnh vực, chính vì vậy nó tạo ra
được nhiều việc làm hơn cho cư dân địa phương.
- Sản phẩm du lịch đêm cũng góp phần vào phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ
khác phát triển từ đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước.
2.2.5. Các nhân tố tác động đến phát triển sản phẩm du lịch đêm
2.2.5.1. Chính sách quản lý của chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là một trong những nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến việc
phát triển sản phẩm du lịch đêm. Bên cạnh việc tổ chức, triển khai các chính sách, luật
11
pháp mà nhà nước ban hành trong lĩnh vực du lịch thì chính quyền địa phương cịn có thể
tác động đến hoạt động du lịch bằng những chính sách riêng của địa phương như là các
chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, chính sách thu hút vốn đầu tư cho việc tạo ra những
sản phẩm du lịch đêm mới, chính sách đầu đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, yêu
cầu rất lớn khi phát triển sản phẩm du lịch đêm là việc đảm bảo an ninh trật tự, an tồn cho
khách du lịch. Nên chính quyền sẽ ban hành những quy định, chính sách để nhằm đảm bảo
an ninh, cấp giấy phép cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, chính quyền địa phương
cũng là đối tượng giám sát, thanh tra các hoạt động cung cấp dịch vụ cho du khách.
Thêm vào đó, khi phát triển các sản phẩm du lịch đêm mới, cần có sự tổ chức quy
hoạch một cách nhanh chóng và hợp lý, điều này phụ thuộc rất lớn vào chính sách quy
hoạch của địa phương.
2.2.5.2. Doanh nghiệp
Việc phát triển sản phẩm du lịch đêm cần có vai trị và trách nhiệm rất lớn từ các
doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm du lịch
đêm và khách du lịch. Điều kiện đầu tiên khi các doanh nghiệp tham gia vào khai thác sản
phẩm du lịch đêm là phải có sự đảm bảo về sức khỏe, sự an toàn, tài sản và các quyền lợi
khác của khách du lịch. Chính vì thế, các doanh nghiệp muốn tham gia phải có giấy phép
kinh doanh hợp lệ, cơng khai. Để khi có những sự cố, rủi ro xảy ra đối với du khách, doanh
nghiệp cần có trách nhiệm thơng báo với chính quyền địa phương và giữ được sự an toàn
cho khách, đảm bảo an ninh trật tự. Bên cạnh đó, trong q trình kinh doanh các sản phẩm
du lịch đêm, doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo vệ mơi trường, trong q trình hoạt
động kinh doanh phải xử lý các chất thải phát sinh một cách hợp lý và không được gây ảnh
hưởng tiêu cực đối với mơi trường. Thêm vào đó, cách thức hoạt động của doanh nghiệp
cịn tác động đến hình ảnh của điểm đến cũng như sản phẩm du lịch.
2.2.5.3. Khách du lịch
12
Khách du lịch là đối tượng tham gia vào quá trình sử dụng các sản phẩm du lịch đêm,
và du khách đến từ nhiều tỉnh, quốc gia khác nên du khách cần tuân thủ các quy tắc, quy
định của các sản phẩm du lịch đêm của địa phương diễn ra hoạt động sử dụng sản phẩm du
lịch đêm. Điều đó nhằm mục đích khơng để khách du lịch gây tác động tiêu cực đến môi
trường, cảnh quan, bản sắc văn hóa của địa phương.
2.2.5.4. Cộng đồng cư dân địa phương
Cư dân địa phương là đối tượng vừa là khách hàng vừa là nhân tố góp phần thu hút
khách du lịch. Việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm có nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn
tiêu cực đối với cư dân địa phương, một mặt sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi để cư
dân phát triển kinh tế, chẳng hạn như tham gia kinh doanh dịch vụ phục vụ cho khách du
lịch. Mặt còn lại, phát triển sản phẩm du lịch đêm có ảnh hưởng đến đời sống của cư dân
như tiếng ồn, sự phức tạp. Chính vì thế, để phát triển được tốt các sản phẩm du lịch đêm,
yếu tố quan trọng là cần có sự hợp tác, ủng hộ của cư dân với chính quyền, thái độ thân
thiện của cư dân đối với khách du lịch sẽ giúp thu hút được nhiều khách hơn. Ngoài ra, khi
nhận được sự hưởng ứng phát triển sản phẩm du lịch đêm từ cộng đồng cư dân địa phương
thì họ cịn góp phần giữ gìn an ninh trật tự, mơi trường, bản sắc văn hóa của địa phương.
2.3.
Sản phẩm du lịch đêm tại Việt Nam và một số nơi trên thế giới
2.3.1.
Trên thế giới
Về các hoạt động du lịch đêm trên thế giới, hiện nay đã có nhiều quốc gia đầu tư vào
việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm và đạt được thành tựu to lớn, trở thành những
quốc gia đi đầu trong phát triển du lịch đêm, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế chung.
Điển hình là các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Nhật Bản, Thái Lan…
Trong số đó phải kể đến một trong những nước thành công vượt bậc nhất như nước
Anh, sớm nhận thấy được tiềm năng của các sản phẩm du lịch đêm đối với sự phát triển
kinh tế ban đêm, từ lâu nước Anh đã đầu tư và đẩy mạnh khai thác các sản phẩm dịch vụ
ban đêm như các dịch vụ ăn uống nhà hàng, quán bar, khách sạn, các hoạt động mua sắm..
13
Thêm vào đó là các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giải trí, lễ hội, sân khấu kịch, thăm
quan bảo tàng. Việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm như trên một cách hiệu quả đã
mang lại nguồn thu lớn cho nước Anh, cụ thể theo như một nghiên cứu của Ernst & Young
(E&Y), ngành công nghiệp về đêm của nước Anh đóng góp khoảng 6% GDP với quy mô
xấp xỉ 66 tỷ bảng, tạo ra hơn 1,25 triệu việc làm. Để đạt được thành công như vậy, nước
Anh đã đưa ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc phát triển sản
phẩm du lịch đêm, như là các chính sách hỗ trợ tài chính như giảm giá thuê mặt bằng cho
các nhà hát; đầu tư và cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông như khai thác dịch vụ tàu
ngầm chạy xuyên đêm..
Một thủ phủ kinh tế đêm nổi bật khác chính là nước Mỹ, nổi tiếng với New York
được biết đến là “Thành phố không bao giờ ngủ”, được coi như biểu tượng kinh tế ban
đêm của nước Mỹ. Mỗi năm New York đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc phát triển
hoạt động du lịch đêm. Đóng góp phần lớn trong nguồn thu đó là các sản phẩm du lịch
đêm trong lĩnh vực nghệ thuật như trình diễn và triển lãm nghệ thuật, bảo tàng, phòng
tranh, cho đến sân khấu kịch. Đây là thành tựu vô cùng ấn tượng khi các sản phẩm nghệ
thuật đem lại nguồn thu cao nhất, theo ước tính mỗi đêm lĩnh vực này thu về hơn 8 triệu
USD cho New York. Đến với New York, khách du lịch có cơ hội hịa mình vào sự rực rỡ,
náo nhiệt của Quảng trường Thời Đại nổi tiếng, được xem là giao lộ thế giới. Chiêm
ngưỡng những màn trình diễn ánh sáng lung linh đặc sắc từ góc nhìn trên tịa nhà Empire
State 102 tầng cao nhất New York. Hay chìm đắm về miền ký ức bằng cách tham quan Bảo
Tàng Nghệ Thuật Metropolitan, nơi lưu giữ hơn hai triệu tác phẩm nghệ thuật. Hay đắm
chìm vào các buổi nhạc kịch, các chương trình nghệ thuật tại Broadway.. Những điểm đến
này mỗi năm thu hút rất nhiều du khách u thích văn hóa, nghệ thuật đến tham quan.
Ngồi ra, Mỹ còn phát triển các dịch vụ ăn uống, khách sạn, các quán bar, thể thao. Giống
như Anh, chính phủ Mỹ cũng đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các
sản phẩm du lịch đêm như thành lập các ban quản lý để dễ dàng kiểm soát các hoạt động
14
du lịch ban đêm, khuyến khích các khu thương mại, nhà hàng, quán bar hoạt động muộn
hơn vào ban đêm và ủng hộ kéo dài thời gian kinh doanh, cải thiện và nâng cao cơ sở hạ
tầng giao thông như tối ưu hóa các dịch vụ giao thơng cơng cộng.
Đối với khu vực châu Á, chúng ta có thể thấy các quốc gia phát triển kinh tế đêm nổi
bật như Nhật Bản, Thái Lan. Mặc dù việc đầu tư vào nền kinh tế ban đêm của Nhật chậm
hơn các thành phố quốc tế như London, New York nhưng đến thời điểm hiện tại, Nhật đã
trở thành một trong những biểu tượng phát triển du lịch đêm của châu Á. Năm 2016, theo
Tổ chức Du lịch Thế giới thì chi tiêu của mỗi khách du lịch tại Nhật Bản nằm ở mức 1.276
USD, thấp hơn cả Thái Lan và Singapore. Một phần lí do là bởi các lựa chọn sử dụng sản
phẩm, dịch vụ giải trí về đêm cho khách du lịch của Nhật Bản cịn thiếu hụt vì nhiều hoạt
động vui chơi giải trí, các show diễn, bảo tàng, nhà hàng đều đóng cửa quá sớm, chưa có
nhiều đặc sắc để du khách trải nghiệm và quyết định chi tiêu nhiều hơn, ngay cả ở các
thành phố lớn như Tokyo, Osaka.. Để đưa ra lời giải cho bài toán này, từ cuối năm 2017
chính phủ Nhật Bản đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm du lịch đêm,
chủ yếu là các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, các quy định về địa điểm và
điều kiện làm việc ban đêm cho nhân sự ngành du lịch. Thêm vào đó chính phủ cịn sửa đổi
Luật Giải trí dành cho người lớn, để các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập thị trường hoạt
động đêm muộn. Nhờ vào những chính sách đó, các doanh nghiệp lớn trong ngành khách
sạn và giải trí của Nhật Bản đã chớp lấy cơ hội phát triển các sự kiện giải trí lên đến 3 giờ
sáng hơm sau. Các nhà hàng, quán bar, các câu lạc bộ giải trí đêm trên tồn quốc đều mở
cửa vào buổi tối. Khơng chỉ vậy, Hiệp hội du lịch Shibuya còn cung cấp thêm những tour
du lịch buổi tối; các chương trình giới thiệu văn hóa Nhật Bản mở cửa vào tối muộn cũng
được đầu tư hơn. Ngoài ra, để thu hút nhiều khách du lịch trải nghiệm sản phẩm du lịch
đêm, chính quyền Tokyo và Quỹ Du lịch Tokyo cịn đưa ra chương trình “Tài trợ thúc đẩy
du lịch cuộc sống về đêm", theo đó chính phủ sẽ trao tặng những khoản tài trợ và trợ cấp
có giá trị lên đến hàng tỷ yên cho các nhà quảng bá về các địa điểm giải trí về đêm với
15
mong muốn đạt được kết quả là khách du lịch có thể tham gia, tận hưởng thành phố bất cứ
khi nào.
Bên cạnh Nhật Bản, Thái Lan cũng là một nước châu Á được biết đến là nước có các
sản phẩm du lịch đêm đa dạng, sở hữu nền kinh tế đêm sôi động, náo nhiệt bậc nhất thế
giới. Các thành phố như Bangkok, Pattaya của Thái Lan đều nằm trong top những điểm
đến thu hút khách du lịch nhất với nguồn thu từ các hoạt động du lịch ban đêm chiếm đến
60 – 70%. Trong nhiều năm liên tiếp, thủ đô Bangkok đã vượt lên các thủ phủ du lịch nổi
tiếng như London, Paris, Singapore... để trở thành điểm du lịch đón lượng du khách nhiều
nhất trên thế giới. Theo Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan, năm 2019 lượng khách du lịch
đến với Thái Lan đạt hơn 39 triệu khách, riêng Bangkok đã chiếm hơn 22 triệu khách. Thủ
đơ Bangkok đã biến mình thành một thành phố sáng đèn xuyên đêm, với hàng loạt các sản
phẩm du lịch đêm được khai thác như ẩm thực, vui chơi giải trí, các khu mua sắm. Những
tuyến đường thương mại, khu ẩm thực, các quán bar, pub luôn sáng đèn từ tối đến sáng.
Khi đặt chân đến Bangkok, khách du lịch sẽ được trải nghiệm nhiều chợ đêm nổi tiếng như
Chợ đêm PatPong, Chợ Xe Lửa Talad Rod Fai, chợ đêm Asiatique The Riverfront…;
Ngắm nhìn hàng loạt các cơng trình kiến trúc đền chùa và di tích nổi tiếng trên khu vực
dọc hai bên bờ sông Chao Phraya lung linh đã gắn bó lâu đời cùng với lịch sử Thái Lan,
nổi bật trong đó là Cung điện Hồng Gia và Chùa Phật Ngọc. Thưởng thức những điệu
múa truyền thống hay các chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đầy nét độc đáo và thể
hiện được văn hóa đặc sắc của xứ Thái như là Siam Niramit Show, Calypso Cabaret
Bangkok; hoặc những trận Muay Thai Live Show dành cho du khách nào thích trải nghiệm
cảm giác mạnh mẽ. Ngồi ra, Bangkok cịn nổi tiếng với các câu lạc bộ đêm luôn náo nhiệt
từ tối đến sáng. Với nhiều sản phẩm du lịch đêm đặc sắc như vậy, thủ đô đất nước chùa
vàng đã trở thành là một trong những nơi mà chi tiêu bình quân của khách du lịch đạt mức
cao nhất, xếp thứ 3 trên thế giới. Theo ước tính của Bloomberg, thời gian lưu trú trung bình
16
của khách du lịch tại Bangkok là 4,8 ngày, mức chi tiêu trung bình lên đến 184 USD/ngày,
cao hơn cả London và New York.
Mỗi quốc gia nói trên đều có những thế mạnh riêng, nhưng đều có chung một điểm là
họ nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế ban đêm. Và những nước này tận dụng
một cách hiệu quả thế mạnh của mình để phát triển đa dạng các loại sản phẩm du lịch đêm
nhằm thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn, qua đó mang lại những nguồn
thu khổng lồ cho nền kinh tế chung của đất nước.
2.3.2.
Tại Việt Nam
Việt Nam là nước hội tụ được những yếu tố tạo nên tiềm năng to lớn để phát triển các
sản phẩm du lịch đêm nói riêng cũng như nền kinh tế ban đêm nói chung. Trong đó, đặc
biệt phải kể đến là nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng; nền văn hóa lâu đời đặc
sắc; nghệ thuật và ẩm thực độc đáo; có nguồn nhân lực du lịch trẻ năng động; cùng với đó
là thời tiết về đêm của Việt Nam tương đối dễ chịu và thuận lợi cho các hoạt động trải
nghiệm của khách du lịch. Mặc dù có tiềm năng nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn chưa
thực sự tận dụng được hết tiềm năng đó, khi mà các sản phẩm du lịch đêm còn đơn điệu,
thiếu sự đa dạng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thành phố đã và đang nỗ lực triển khai xây dựng
thêm nhiều sản phẩm du lịch đêm mới, một trong những gương mặt tiêu biểu là thành phố
Hồ Chí Minh.
Với sự phát triển năng động và cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay đã khai thác khá nhiều các loại sản phẩm du lịch đêm khác nhau,
cịn là nơi có sự quy hoạch để triển khai tổ chức các dự án, chương trình ban đêm thu hút
khách du lịch. Nổi tiếng với sự nhộn nhịp, các tuyến phố như phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố
đi bộ Bùi Viện là nhóm sản phẩm du lịch đêm gắn với khám phá nét văn hóa cộng đồng đơ
thị. Đặc biệt phố Bùi Viện là nơi thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế, hoạt động chủ
yếu từ 19 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau. Ở đây tập trung nhiều các quán bar, pub, các hàng
quán ẩm thực, những buổi biểu diễn nghệ thuật của nghệ sĩ đường phố. Bên cạnh nét hiện