Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

TIỂU LUẬN môn LOGISTICS và vận tải QUỐC tế đề tài nghiên cứu green logistics tại các doanh nghiệp việt nam và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.07 KB, 96 trang )

TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh
nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------♣♣♣♣♣--------

TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh
nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp
Nhóm

4

Lớp tín chỉ

: TMA305(GD1-HK2-2122).3

Giảng viên giảng dạy

: PGS,TS. Trịnh Thị Thu Hương

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ


Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh
nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ST
T

Họ
tên

Mã sinh viên

Mức độ đóng góp

1

Nguyễn Ngọc Chi

1911110069

10/10

2

Lường Anh Điệp

1911110082

10/10

3


Nguyễn Minh Tân

1911110348

10/10

4

Nguyễn Minh Hiếu

1911110153

10/10

5

Lê Hoàng Lâm

1911120061

10/10


TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh
nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp
MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Khái quát chung về Green Logistics trong Doanh nghiệp Logistics 4
1.1

Khái niệm Green Logistics

4

1.2

Ý nghĩa của việc phát triển Green Logistics

6

1.2.1

Đối với doanh nghiệp

6

1.2.2

Đối với kinh tế - môi trường - xã hội

7

1.3


Tình hình phát triển của Green Logistics trên thế giới

10

1.3.1

Fedex

13

1.3.2

DHL

15

1.3.3

DB SCHENKER

16

Chương 2: Thực trạng phát triển của Green Logistics Việt Nam

18

2.1 Tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển Logistics xanh tại các công ty Logistics
tại Việt Nam
18

2.1.1

Phát triển đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả

18

2.1.2

Phát triển đảm bảo quy mô và chất lượng

20

2.1.3

Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường

22

2.2 Thực trạng Logistics tại Việt Nam và Điều kiện môi trường kinh tế và cơ sở
hạ tầng để Doanh nghiệp Logistics phát triển Logistics xanh tại Việt Nam
24
2.2.1

Môi trường kinh tế

24

2.2.2

Thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics tại Việt Nam hiện nay


29

Tình hình phát triển Logistics xanh tại một số công ty Logistics

37

2.3

2.3.1

Melody Logistics

37

2.3.2

LX Pantos Vietnam

41

2.3.3

Bee Logistics

43

Chương 3: Đề xuất kiến nghị về Green Logistics
3.1


Đề xuất một số chính sách từ nhà nước

48
48

3.1.1

Giải pháp về khn khổ pháp lý cho hoạt động Logistics xanh

48

3.1.2

Giải pháp về cơ sở hạ tầng

49

3.2

Giải pháp từ phía các doanh nghiệp

52


TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh
nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp
LỜI KẾT


57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59


TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh
nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp


TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh
nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Dự kiến tỷ lệ lượng phát thải CO2 theo phân ngành

24

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Logistics xanh trong việc đảm bảo hài hịa 3 yếu tố
Hình 2: Mơ hình mạng lưới vận tải Hub & Spoke
Hình 3: Tỷ lệ % chi phí Logistics so với GDP
Hình 4: Mơ hình tái chế 3R (Reduce – Recylce – Reuse)


6
23
29
55


TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh
nghiệp Việt Nam và đề xuất giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đời sống chung phát triển đã làm gia tăng
mức tiêu thụ hàng hóa của con người, cùng với sự hỗ trợ của tồn cầu hóa đã giúp xuất
hiện các dịng chảy hàng hóa trên tồn thế giới. Tuy nhiên, việc sản xuất, vận chuyển, lưu
trữ và tiêu thụ tất cả những hàng hóa này đã tạo ra những vấn đề lớn về mơi trường. Hiện
tượng nóng lên tồn cầu, băng tan, thiên tai, biến đổi khí hậu là hệ quả của sự phát thải
khí nhà kính trên quy mơ lớn và là mối quan tâm hàng đầu về môi trường của thế giới.
Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Logistics ngày nay tạo điều kiện cho quá
trình sản xuất và phân phối hàng hóa được thực hiện một cách nhanh chóng, hợp lý và
hiệu quả. Những hoạt động Logistics này cũng gây ra khơng ít hệ lụy trực tiếp hoặc gián
tiếp đến mơi trường, chính vì vậy việc phát triển Logistic xanh (Green Logistics) là việc
hết sức cần thiết và quan trọng trong bối cảnh hiện nay để góp phần hướng tới nền kinh tế
xanh và phát triển một cách bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Green Logistics là một mắt xích quan trọng trong việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng
cũng như trong lộ trình phát triển bền vững. Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày
càng ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường và xu hướng chuyển đổi sang
nền kinh tế xanh hơn đang diễn ra trên toàn cầu, logistics xanh ngày càng được quan tâm
và đầu tư một cách chuyên nghiệp.

Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn
lối sống xanh đã thôi thúc cả đơn vị sản xuất và đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics cùng
thay đổi. Hàng loạt thương hiệu toàn cầu đã đưa ra các cam kết và triển khai các kế hoạch
hành động nhằm thiết lập chuỗi cung ứng xanh, giảm carbon footprint trong toàn bộ chuỗi
cung ứng nhằm hướng tới tăng trưởng bền vững, góp phần giảm bớt căng thẳng liên quan
đến mơi trường và khí hậu.
3. Nội dung nghiên cứu (Outline)

Trang


Tiểu luận “Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất
giải pháp” thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Chương 1: Khái quát chung về Green Logistics trong Doanh nghiệp Logistics
1.1 Khái niệm Green Logistics
1.2 Ý nghĩa của việc phát triển Green Logistics
1.3 Tình hình phát triển Green Logistics trên thế giới
Chương 2: Thực trạng phát triển Green Logistics tại Việt Nam
2.1 Tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển Logistics xanh tại các công ty Logistics ở
Việt Nam
2.2 Điều kiện môi trường kinh tế và cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp phát triển
Logistics xanh tại Việt Nam
2.2.1 Môi trường kinh tế
2.2.2 Cơ sở hạ tầng Logistics
2.3 Tình hình phát triển Logistics xanh tại một số công ty Logistics
2.3.1 Melody Logistics
2.3.2 LX Pantos Vietnam
2.3.3 Bee
Chương 3: Đề xuất kiến nghị về GL cho 1 số DN Log tại VN - 1 người + slide
3.1 Chính sách nhà nước

3.2 Phát triển nội lực công ty
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Green Logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam và các tài
liệu về Green Logistics.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở một số bài báo, bài nghiên cứu
và khảo sát của các nhóm tác giả về Logistics xanh.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, khảo sát tổng hợp, các phương pháp khoa học
thống kê,,....


Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới giảng viên hướng dẫn, PGS.TS
Trịnh Thị Thu Hương đã giúp đỡ chúng em nhiệt tình trong q trình hồn thành bài tiểu
luận. Bài tiểu luận này là thành quả của quá trình học tập và nỗ lực của tất cả chúng em.
Do những hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như trình độ và khả năng nên trong q trình
thực hiện chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận
được sự thơng cảm, góp ý chân thành của cơ và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Chương 1: Khái quát chung về Green Logistics trong Doanh nghiệp
Logistics
1.1. Khái niệm Green Logistics
Hiện nay chưa có định nghĩa chính xác về Green Logistics, dưới đây là những góc
nhìn về Logistics qua các quan điểm khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan nhất để
trả lời cho câu hỏi “Green Logistics là gì?”
Khái niệm Logistics xanh được đưa ra vào giữa những năm 1980 để mô tả đặc tính
của các hệ thống Logistics sử dụng các cơng nghệ và phương tiện tiên tiến để giảm thiểu
các thiệt hại tới mơi trƣờng trong q trình vận hành mà vẫn tăng việc sử dụng các nguồn
lực trong hệ thống (Rogers & Timber, 1998).
Green Logistics (Logistics xanh) mô tả các hoạt động để tính tốn và giảm thiểu các

tác động sinh thái của hoạt động logistics. Điều này bao gồm tất cả các hoạt động giao
dịch trước và sau của sản phẩm, thông tin và dịch vụ giữa các điểm bắt đầu sản xuất và
điểm tiêu thụ. Nhằm tạo ra giá trị bền vững của công ty dựa trên sự cân bằng giữa hiệu
quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Logistics xanh mô tả các hoạt động liên quan tới việc quản trị dịng lưu chuyển xi
và ngược của hàng hóa và thông tin từ điểm đầu tới điểm tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi
cung ứng một cách hiệu quả về mặt chi phí và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường
mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu của Logistics xanh là việc
vận chuyển và giao hàng hóa, nguyên vật liệu và các nguồn lực vật chất khác với chi phí
tối thiểu nhưng vẫn duy trì đƣợc chất lượng cao nhất và tối thiểu hóa các tác động tới mơi
trường trong q trình đó (Carter & Rogers, 2008).
Logistics xanh là thực hiện các hoạt động quản lý nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu
khách hàng và mục tiêu phát triển xã hội, kết nối cung và cầu xanh, vượt qua các trở ngại
về không gian, thời gian để đạt được hiệu quả trong cung cấp hàng hoá và dịch vụ.
Logistics xanh hạn chế thiệt hại môi trường và sử dụng các nguồn lực logistics tốt nhất.


Logistics xanh là một khái niệm bao gồm cả hoạt động kinh doanh logistics xanh và các
hoạt động để quản lý, tiêu chuẩn hóa và kiểm sốt logistics xanh. (Zhang & Zheng, 2010).
Logistics xanh dưới góc độ của một doanh nghiệp: Giúp tối đa hóa địa điểm và thời
gian, hiệu quả kinh tế gắn liền với môi trường và xã hội. Lợi ích kinh tế được hiểu là tiết
kiệm từ việc giảm chi phí năng lượng, hạn chế lãng phí, tăng giá trị thương hiệu.
Hiện tại, các tổ chức nghiên cứu Logistics và chuỗi cung ứng trên thế giới thống
nhất quan điểm về định nghĩa logistics xanh bao gồm “tất cả những giải pháp nhằm giảm
thiểu tác động môi trường do các hoạt động vận chuyển và cố định của Logistics gây ra,
cũng như thiết kế những sản phẩm logistics thân thiện với môi trường, nhằm mang lại cho
khách hàng những giá trị gia tăng về môi trường”. Nội dung Logistics xanh bao gồm các
quy trình và các bước cơng việc được tiến hành bởi các doanh nghiệp Logistics nhằm
giảm thiểu các tác động xấu và hậu quả gây ra cho mơi trường. Các quy trình này được
ứng dụng vào các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp từ điểm đầu tiên cho đến điểm

cuối cùng của chuỗi cung ứng thơng qua các q trình lưu chuyển qua kho hàng và phân
phối tới tay khách hàng cuối cùng.
Hệ thống logistics cần được tạo ra trong sự kết hợp giữa nhu cầu và lợi ích của con
người đồng thời cho thấy những xu hướng thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Logistics xanh đảm bảo hệ thống phân phối hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Logistics xanh được nhắc đến trong sự hài hòa với phát triển bền vững, giữa 3 yếu tố:
kinh tế, xã hội và môi trường.


Hình 1: Logistics xanh trong việc đảm bảo hài hịa 3 yếu tố
Vasilis Vasiliauskas, A., Zinkevičiūtė, V. and Jakubauska, G., 2013. The use of IT
applications for implementation of green logistics concept.
[image].
1.2. Ý nghĩa của việc phát triển Green Logistics
Lợi ích của Green Logistics chung nhất có thể kể đến như: Giảm lượng khí thải
CO2, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh
doanh.
1.2.1. Đối với doanh nghiệp
Xanh hóa ngày càng trở thành một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của
mọi ngành công nghiệp, và Logistics cũng không phải ngoại lệ. Những sáng kiến xanh
được xem là quan trọng với khách hàng và cổ đơng; chúng thậm chí có thể giúp tăng kết
quả kinh doanh. Trong khi một số phản ứng ban đầu có thể là e dè với sáng kiến xanh,
những sáng kiến đó lại có thể giúp họ tiết kiệm tiền của công ty, và giúp họ đi đầu trong
nền văn hóa ngày càng nhận thức về mơi trường.
Ứng dụng Logistics xanh vào kinh doanh không những làm giảm những tác hại về
mơi trường mà cịn giúp doanh nghiệp:
Giảm chi phí: Q trình vận chuyển hàng hóa sử dụng nhiều phương thức vận tải
(vận tải đa phương thức). Ứng dụng Logistics xanh sử dụng phương tiện vận tải tiết kiệm
nhiên liệu, ưu tiên sử dụng nhiên liệu sạch. Lập kế hoạch mạng lưới vận chuyển hàng



hóa,


bố trí trung tâm phân phối và lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý sao cho xe đầy
hàng ở hai chiều vận chuyển, vận chuyển đối lưu sẽ giúp giảm chi phí.
Giảm thiểu rác thải cơng nghiệp: Bao bì là một trong những chất thải công nghiệp
và sinh hoạt được sử dụng và thải ra nhiều nhất hiện nay. Trong Logistics, bao bì được sử
dụng nhiều nhất là màng plastic bọc hàng hóa được sử dụng trong các kho khô/kho lạnh.
Với Logistics xanh, doanh nghiệp sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân
hủy trong môi trường tự nhiên; hoặc sử dụng các thùng pallet (gỗ, nhựa, …) để đặt sản
phẩm thay vì sử dụng bao bì chiếm diện tích kho và ảnh hưởng đến mức độ hóa xanh của
ngành Logistics.
Tránh sự lãng phí: Ứng dụng Logistics xanh vào thiết kế kho bãi cho doanh nghiệp
như: Tối ưu hóa chiến lược bố trí kho và hàng tồn kho để giảm chi phí Logistic (dự trữ
nhiều hoặc ít điều tạo ra sự lãng phí dẫn đến chi phí lưu trữ tăng); sử dụng năng lượng
hiệu quả, khai thác năng lượng sạch (ngoài nguồn năng lượng hóa thạch, dầu mỏ); thiết kế
một kho bền vững, sử dụng được trong lâu dài;... để tránh sự lãng phí nguyên vật liệu, đập
đi xây lại hoặc kho xuống cấp nhanh chóng.
Thêm vào đó, các cơng ty khơng ứng dụng hình thức vận chuyển xanh rất dễ sẽ phải
đối mặt với các rủi ro với cổ đông và khách hàng sau này. Pháp luật tiềm năng có thể giới
hạn lượng khí thải carbon của cơng ty và sở thích của người tiêu dùng đối với vận chuyển
bảo vệ môi trường có thể làm họ từ bỏ giao dịch với các nhà cung cấp không thân thiện
với môi trường và mua hàng ở nơi khác. CEO của FedEx - hãng logistics lớn nhất của
Hoa Kỳ cho biết điều đó là quan trọng khi các tổ chức cam kết giảm lượng khí thải carbon
hàng năm để giữ chân khách hàng.
1.2.2. Đối với kinh tế - mơi trường - xã hội
Mục đích của logistics xanh là phấn đấu tối ưu hóa mối quan hệ giữa xã hội, kinh
tế và môi trường tự nhiên. Do đó, điều quan trọng là đảm bảo phát triển kinh tế bền vững
với việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo theo cách thân thiện với môi trường, quản

lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nước và năng lượng.

● Đối với kinh tế


Logistics là hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, liên quan đến hầu hết các
ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tạo điều kiện tối ưu quá trình sản xuất và sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên, tự do lựa chọn ngành hàng, thúc đẩy trao đổi hàng hóa, làm
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế; là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển; là nhân tố hỗ trợ cho
dòng lưu chuyển của nhiều giao dịch trong nền kinh tế; là công cụ hữu hiệu nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập với thế giới.
Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã bắt đầu có rào cản
thương mại về Logistics xanh để lựa chọn nhà cung cấp có hệ thống Logistics xanh. Xu
hướng này đã được thấy từ các quy định về nhập khẩu sản phẩm điện tử như thiết bị điện,
máy tính phải có q trình tiêu hủy hoặc tái sử dụng mới được nhập khẩu, quá trình này
được gọi là "Logistics ngược". Tuy nhiên, cả khu vực tư nhân và chính phủ ở Thái Lan
vẫn khơng thấy tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý Logistics xanh. Cụ thể,
giao thông vận tải gần như 88% được vận tải đường bộ sử dụng dầu cao hơn so với vận
chuyển bằng đường xe điện là 3,5 lần và cao hơn 7 lần so với vận chuyển bằng đường
thuỷ. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất của Thái Lan cao hơn và làm giảm sức cạnh tranh
so với các quốc gia đối thủ (Srisorn, 2013)
Nghiên cứu sâu thêm về phát triển Logistics xanh giúp nâng cao hơn nữa nền kinh
tế tái chế, cần phải thực hiện nghiên cứu thêm để phát triển Logistics xanh, đặc biệt cần
phải nhấn mạnh rằng nghiên cứu về các vấn đề quan trọng nhƣ hiệu quả của Logistics và
Logistics đảo ngƣợc, đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của nền
kinh tế. Đồng thời sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế sẽ thúc đẩy lý thuyết Logistics
xanh một cách sâu sắc và phát triển hơn nữa các Logistics xanh.

● Đối với môi trường

Các hoạt động di chuyển và quản lý kho trong ngành Logistics liên quan đến các
mẫu bao bì đó là hộp giấy và khoảng 86-88% nguyên liệu giấy là nguyên liệu quan trọng
từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Logistics xanh đã tăng cường sử dụng các nguyên liệu
mà có thể được tái chế để dùng làm bao bì. Trước đây hầu hết những pallet dùng để kê
các sản phẩm trong kho và trong quá trình vận chuyển được sản xuất bằng gỗ. Tuy nhiên,


việc sử dụng gỗ nhiều sẽ tác động xấu tới mơi trường vì vậy hiện nay các pallet được làm
từ nhựa hoặc giấy trở nên phổ biến bởi vì nó có thể được tái sử dụng và tái chế.
Các phương thức vận chuyển hiện tại sử dụng các nguồn năng lượng như nhiên liệu
hóa thạch đã và đang tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính ra mơi trường. Sử dụng các
phương tiện vận tải Xanh có thể giúp góp phần loại bỏ các khi thải nhà kính do những
phương tiện này chủ yếu sử dụng nguyên liệu sạch và khơng gây hại đến mơi trường.
Lượng khí thải CO2 ngày càng tăng, dẫn tới việc môi trường trở nên ô nhiễm ngày
một nặng thêm. Hiện nay, việc thúc đẩy mối quan tâm về môi trường là một trong những
chiến lược cạnh tranh hàng đầu của nhiều công ty. Do đó, việc thực hiện các thực hành
xanh vào hệ thống Logistics đóng vai trị quan trọng trên tồn thế giới. Nó giúp ứng phó
với biến đổi khí hậu tồn cầu, duy trì hệ sinh thái, giảm ảnh hưởng lên mơi trƣờng: giảm
lượng phát thải CO2, giảm cấp độ tiếng ồn. Bên cạnh đó, Logistics xanh cịn phát triển
trong mối quan hệ hài hồ với văn hố và các nguồn tài nguyên có sẵn, tiếp cận nguồn
nước sạch, năng lƣợng sạch và xử lý tốt vấn đề rác thải.

● Đối với xã hội
Tác động xã hội của một cơng ty có thể được đo lường bằng sự hài lòng của các
nhân viên, khách hàng và cũng bởi thực tiễn lao động, tác động cộng đồng, nhân quyền và
trách nhiệm sản phẩm. Về bản chất, một doanh nghiệp bền vững sẽ đưa ra quyết định liên
quan đến cộng đồng và người lao động của họ với mục đích góp phần hướng tới sự phát
triển của xã hội. Các yếu tố xã hội đóng góp ngày càng tăng đến hiệu suất của một công
ty khi người tiêu dùng đang trở nên ý thức về ý nghĩa của nó. Một cơng ty nhận thức về
xã hội là công ty giám sát điều kiện lao động để đảm bảo rằng chúng đạt tiêu chuẩn (mức

lương thoả đáng, mơi trường làm việc an tồn, giờ làm việc tốt) và không khai thác lao
động trong bất kỳ hình thức nào, ví dụ lao động trẻ em. Trong ngành cơng nghiệp
Logistics, nhìn vào những khía cạnh xã hội sẽ bao gồm giờ lái xe có thể chịu đựng với
thời gian nghỉ ngơi đầy đủ hoặc đóng góp đối với cộng đồng thơng qua giáo dục và chăm
sóc sức khỏe. Vì vậy Logistics xanh có thể giảm thiểu các chi phí xã hội, nâng cao sức
khoẻ và chất lượng cuộc sống


1.3. Tình hình phát triển của Green Logistics trên thế giới
Tương tự với nhiều lĩnh vực mà con người nỗ lực cải tiến và phát triển, ‘xanh hóagreeness’ đã trở thành một từ khóa định hướng trong ngành giao thơng vận tải vào cuối
những năm 1980 và đầu những năm 1990. (Rodrigue.J, Slack.B, Comtois.C, 2001)
Thuật ngữ “Green Logistics” đã, đang và sẽ là xu hướng tương lai trong việc quản lý
chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi mục tiêu của logistics truyền thống là tìm cách để
phân phối, lưu kho, đóng gói và vận chuyển sản phẩm từ tay người cung ứng đến đích
cuối cùng sao cho tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả nhất (Rodrigue.J, Slack.B,
Comtois.C, 2001) thì Green Logistics tập trung vào việc giảm thiểu lượng khí thải nhà
kính và điều chỉnh các hoạt động logistics nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cũng như
giảm tác động dài hạn đến mơi trường.
Các chính sách logistics xanh thể hiện một lợi thế chiến lược so với các đối thủ cạnh
tranh. Họ không chỉ định giá lại thương hiệu và tạo sự khác biệt mà còn chuẩn bị cho
công ty trong tương lai phát triển bền vững. (Ahmed, 2022)Nhiều quốc gia trên thế giới
đang áp dụng các biện pháp khác nhau để phát triển Green Logistics.
Một số công ty logistics hàng đầu thế giới hiện đang đưa vấn đề này vào chiến lược
kinh doanh. Họ đang điều chỉnh mục tiêu của mình để tạo ra sự khác biệt trong hệ thống
giao thơng hiện có. Inbound Logistics – trang web cung cấp tin tức mới nhất về kho bãi,
hậu cần, quản lý chuỗi cung ứng, vận tải, CNTT hậu cần, 3PL, hàng hóa, vận chuyển
hàng hóa- hàng năm lựa chọn danh sách 75 cơng ty Logistics có việc thực hiện Green
Logistics tốt nhất, bảo chuỗi cung ứng toàn cầu của họ bền vững và hoạt động của họ thân
thiện với xã hội và môi trường. Các công ty này đã dành nhiều năm để phát triển và thực
hiện các phương pháp hay nhất để đảm bảo dấu ấn mà họ để lại trên thế giới là một dấu

ấn tích cực. Hoạt động chính của các cơng ty được nêu rõ qua bảng sau:
Hoạt động phát
triển Green
Logistics

Các công ty thực hiện


Sử dụng hệ thống chiếu

American Global Logistics, Averit Express, ArcBest,
Americold,

Cargo
Hunt

Transporters,

DHL,

J.B.


sáng tiết kiệm năng lượng

Transport, Old Dominion Freight Line, UPS, XPO
Logistics, FedEx,…

Sử dụng các nguồn năng


Alliance Shippers, American Global Logistics. Averit

lượng / nhiên liệu thay thế

Express, DHL, J.B. Hunt Transport, NFI, Saddle Creek
Logistics Services, XPO Logistics,…

Thực hiện các chương

American Global Logistics, APL Logistics, DHL, J.B.

trình tái sử dụng / tái chế

Hunt Transport, Old Dominion Freight Line, Saddle
Creek Logistics Services, Saddle Creek Logistics
Services, UPS, XPO Logistics, FedEx,…

Tái sử dụng nguồn nước

American

Global

Logistics,

Americold,

Cargo

thải


Transporters , DHL, J.B. Hunt Transport, NFI, Old
Dominion Freight Line, Saddle Creek Logistics
Services, UPS, XPO Logistics,…

Giảm mức độ sử
dụng năng lượng

American Global Logistics, APL Logistics, ArcBest ,
Averit Express, Cargo Transporters, DHL, NFI, Old
Dominion Freight Line, XPO Logistics, FedEx,…

Sử dụng bao bì bền vững

American Global Logistics, DHL, NFI,…

Sử dụng nguồn nguyên

American Global Logistics, Crowley, Americold, DHL,

liệu bền vững



Giảm phát thải khí nhà

APL

kính


Transporters , J.B. Hunt Transport, NFI, Old Dominion

Logistics

ArcBest,

Averit

Express,

Cargo

Freight Line, UPS, XPO Logistics, FedEx,…
Dùng năng lượng mặt
trời

Americold, Crowley, CSX Transportation, J.B. Hunt

Giảm MPG (nhiên liệu
tiêu

J.B. Hunt Transport

Transport, NFI, Old Dominion Freight Line,…


thụ khi di chuyển)
Tái chế dầu, bộ lọc và

Old Dominion Freight Line


thép phế liệu
Tối ưu hóa mạng lưới

XPO Logistics

hoạt động để giảm quãng
đường di chuyển và sử
dụng nhiên liệu
(Tổng hợp từ Inboundlogistics.com)
Các công ty muốn giảm tỷ trọng tiêu thụ dầu khơng tương xứng và cắt giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng cách áp dụng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và đưa ra
các công nghệ kiểm sốt khí thải. Họ khuyến khích và hỗ trợ khách hàng của mình trong
việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy tính bền vững của mơi trường bên cạnh việc đưa ra
các chính sách về mơi trường với sự trợ giúp từ các chuyên gia, để thực hiện các bước
nhằm giảm thiểu khí carbon. Các tổ chức phân tích chuỗi cung ứng của khách hàng và đề
xuất các chiến lược bền vững như thay đổi phương thức, tối ưu hóa tốc độ chuỗi cung
ứng, tối ưu hóa khơng gian nhà kho, hợp nhất vận chuyển hàng hóa và ra quyết định dựa
trên dữ liệu. Những công ty Logistics dẫn đầu hy vọng sẽ cải thiện hiệu suất năng lượng
thực tế và hiệu suất môi trường của các hệ thống vận chuyển hàng hóa thơng qua các dự
án, tập trung vào cơng nghệ và tác động của nó đối với hoạt động của chuỗi cung ứng. Họ
luôn theo dõi chặt chẽ các chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, các sáng kiến dựa trên
thị trường và các biện pháp ngân sách.
Dù Green Logistics là xu hướng phát triển bền vững của thế giới nhưng ở thời điểm
hiện tại, việc phát triển nó là một việc khơng dễ dàng đối với các công ty Logistics, đặc
biệt là các công ty vừa và nhỏ. Trên thế giới, các công ty thực hiện tốt và đưa Green
Logistics làm mục tiêu bền vững là những cơng ty có tiềm lực rất lớn về quy mơ, nhân
lực và cơng nghệ, điển hình như DHL, FedEx,… Để áp dụng Green Logistics không hề
dễ, bởi bản thân logistics lại không thân thiện với môi trường (Rodrigue.J, Slack.B,
Comtois.C, 2001), lý do cụ thể có thể kể đến như:



• Chi phí: áp dụng Green Logistics có thể tốn kém hơn so với logistics truyền thống.
Mục đích của logistics là giảm thiểu chi phí, nổi bật là chi phí vận tải. Các chiến lược tiết
kiệm chi phí mà các nhà khai thác vận tải theo đuổi thường không phù hợp với các biện
pháp bảo vệ về mơi trường.
• Thời gian/Tính linh hoạt: Chuỗi cung ứng tích hợp hiện đại cung cấp các hệ
thống phân phối có thể điều chỉnh nhưng mặt khác, các mơ hình sản xuất, phân phối và
bán lẻ mở rộng đang tiêu tốn nhiều không gian, năng lượng và tạo ra nhiều khí thải hơn.
• Kho bãi: Giảm nhu cầu về kho bãi là một trong những lợi thế của logistics. Tuy
nhiên, điều này có nghĩa là hàng tồn kho đã được chuyển đến một mức độ nhất định vào
hệ thống vận tải, đặc biệt là đường bộ. Quá nhiều hàng tồn kho trong quá trình vận
chuyển lại góp phần tiếp tục gây ra tắc nghẽn và ơ nhiễm.
• Thương mại điện tử: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã dẫn đến những chiều
hướng mới trong lĩnh vực bán lẻ - thương mại điện tử. Tuy nhiên, những thay đổi trong hệ
thống phân phối của thương mại điện tử đã dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng cao hơn.
Bởi vậy, dù được ra đời sớm nhưng sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh trên toàn
cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển vẫn diễn ra chậm và cần nhiều nguồn lực.
1.3.1. Fedex
FedEx là một trong những hãng logistics lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong
số ít các hãng vận chuyển đi tiên phong trong lĩnh vực logistics xanh. FedEx đã đặt ra
mục tiêu sẽ có 50% số lượng phương tiện chạy bằng điện và trước năm 2030 con số đó sẽ
là 100% (FedEx: Aiming for carbon-neutral operations | GreenFleet, 2022). Ngồi ra,
cơng ty cũng đã vạch ra một số mục tiêu khác về hoạt động vận tải khơng phát thải trước
năm 2040 (Anon., 2022), ví dụ như:
• Chuyển đổi toàn bộ đội xe nhận và giao hàng của chúng tơi sang xe điện khơng
phát thải
• Tiếp tục đầu tư vào các nguồn nhiên liệu thay thế để giảm lượng khí thải từ các
phương tiện giao thơng



• Đầu tư vào các cơ sở vật chất hiệu quả, năng lượng tái tạo và các chương trình
quản lý nng lng khỏc
ã Xõy dng cỏc sỏng kin FedExđ Fuel Sense để tiếp tục tìm cách giảm mức tiêu
thụ nhiên liệu của máy bay
• Cam kết 100 triệu USD để giúp thành lập Trung tâm Yale về thu thập carbon tự
nhiên, nơi các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào các cách loại bỏ và lưu trữ carbon dư thừa
của Trái Đất
FedEx đã triển khai chương trình EarthSmart (Anon., 2022). Đây là chương trình
tiên phong bao gồm các giải pháp kinh doanh, văn hóa nơi làm việc,... Tất cả đều hướng
tới mục đích xây dựng một hình ảnh thân thiện với môi trường. Một số thành tựu cho đến
nay của chương trình này bao gồm sự ra đời của các phương tiện chạy hoàn toàn bằng
điện và động cơ hybrid ở một số thành phố lớn trên thế giới, ví dụ như việc giao hàng sử
dụng xe đạp điện ở London, Paris, Frankfurt; bên cạnh đó là việc tạo ra những cộng đồng
xanh bằng cách khuyến khích các hoạt động giao thông bền vững và xây dựng không gian
đô thị xanh.
Trong hoạt động vận chuyển bằng đường hàng không của mình, FedEx đã đầu tư
cho hiện đại hóa và đổi mới máy bay: sử dụng đội bay Boeing 777F (loại máy bay vốn
tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các loại máy bay khác). Điều này giúp cho FedEx tiết
kiệm được khoảng 255 triệu gallon nhiên liệu qua đó tránh phát thải hơn 2,38 triệu tấn
CO2e (tương đương với một năm phát thải khí nhà kính từ 516.976 phương tiện chở
khách).
Trong hoạt động vận chuyển đường bộ, FedEx cũng cho nâng cấp và tối ưu hóa
phương tiện vận tải. Tới nay, Fedex đã triển khai 4.091 xe chạy bằng điện, bao gồm cả xe
nâng, xe tải,... Bên cạnh đó, việc FedEx cho phát triển chương trình Eco-Driving giúp các
tài xế của mình được hướng dẫn những cách thức để làm giảm thiểu việc thải khí CO2
vào mơi trường bằng các cách như lên ga nhẹ nhàng, lái với tốc độ ổn định và giảm thời
gian chạy không tải. Những đổi mới này giúp cho FedEx tiết kiệm được khoảng 53,2 triệu
gallon nhiên liệu, tránh phát thải 548.076 tấn CO2e (tương đương với một năm phát thải



từ 119.196 phương tiện cho khách và một năm phát thải điện từ 99.554 ngôi nhà) (Anon.,
2022).
Đối với hoạt động đóng gói bao bì: trung bình trong 1 ngày, FedEx giao 15 triệu gói
hàng. Để tránh làm ơ nhiễm rác thải, FedEx đã thiết kế lại bao bì để tái sử dụng, giảm
thiểu vật liệu sử dụng trong bao bì, làm việc với khách hàng để tối ưu hóa kích thước và
trọng lượng bao bì, tối đa hóa việc tái chế để bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu rác thải...
1.3.2. DHL
DHL (viết tắt của Dalsey, Hillblom và Lynn) là một cơng ty của Đức chun vận
chuyển hàng hóa, cung cấp các giải pháp về logistics quốc tế và thực hiện hợp đồng tổ
chức vận trù. Công ty được thành lập năm 1969 bởi Adrian Dalsey, Larry Hillblom, và
Robert Lynn; và chữ cái đầu D, H và L của các sáng lập viên được dùng để đặt tên cho
công ty là DHL Express International.
Hiện nay DHL là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành logistics tại
Đức cũng như trên toàn thế giới, đồng thời là một trong những người tiên phong tham gia
xu hướng Green Logistics. Qua từng năm, DHL liên tục đổi mới lại hoạt động logistics
của mình, từ việc giới thiệu hàng loạt sản phẩm xanh đến việc trở thành công ty logistics
đầu tiên cam kết mục tiêu khơng phát thải rịng vào năm 2050 (Logistics, 2022).
Trong vận tải đường không, DHL Express đã triển khai 4 trong tổng số 14 máy bay
thân rộng Boeing 777 có khả năng giảm thiểu tới 18% lượng khí thải carbon ra môi
trường (DHL, 2021). Việc đổi mới và nâng cấp đội bay là một phần của chiến lược hiện
đại hóa tồn bộ đội tàu bay đường dài liên lục địa của DHL và thay thế dần các máy bay
cũ. Boeing 777F được trang bị công nghệ mới tiết kiệm nhiên liệu hàng đầu và có tầm
bay xa nhất, với trọng tải đầy đủ so với bất kỳ máy bay chở hàng thân rộng nào. Điều này
cho phép DHL hoạt động với hiệu quả cao hơn, trong khi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
trên toàn thế giới đối với dịch vụ logistics nhanh.
Trong vận tải đường bộ, DHL áp dụng chương trình Smart Trucks, là một chương
trình lựa chọn lộ trình ngắn nhất và nhanh nhất cho các tài xế dựa trên các kỹ thuật nhận
hàng và giao hàng thơng minh có thể giảm đến 15% tổng khí thải bằng cách giảm quãng



đường di chuyển (Team, 2018). Mới đây, DHL Express (công ty con của DHL tại Việt
Nam) cũng đã bổ sung 10 xe máy điện vào danh mục các phương tiện giao nhận thân
thiện với môi trường của đơn vị này. Đây là khoản đầu tư mới nhất của DHL Express cho
các giải pháp xanh tại Việt Nam. Mẫu xe mà DHL sử dụng là xe máy điện VinFast Klara
A1 cho thấy nhiều ưu điểm so với loại xe hai bánh sử dụng động cơ đốt trong thông
thường như: không hao tốn nhiên liệu, giảm thiểu đáng kể lượng khí CO2 thải ra môi
trường, và không sản sinh các chất gây ô nhiễm không khí (Hà, 2020).
Một trong những thành tựu của DHL có thể kể đến như:
-

Ứng dụng Go Green Carbon Dashboard: một ứng dụng cho phép khách hàng

từ máy tính của họ theo dõi lượng khí carbon thải ra với từng loại hình chuyên chở khác
nhau. Dịch vụ này sử dụng một phần mềm do DHL cung cấp tính tốn lượng khí thải
carbon cho từng lơ hàng của họ – những thơng tin họ có thể sử dụng để tối ưu hóa chuỗi
cung ứng của họ cũng như đạt được mục tiêu là giảm lượng khí thải carbon.
-

Chương trình Go Green: tập trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng carbon

và giảm ơ nhiễm khơng khí và tiếng ồn - bao gồm phát thải trực tiếp từ đội xe và phát thải
gián tiếp từ các nhà thầu phụ vận tải. Lượng khí CO thải ra từ q trình vận chuyển sẽ
được đền bù bằng các dự án bảo vệ khí hậu như dự án xây dựng nhà máy phong điện ở
Phật Sơn, Trung Quốc. Đồng thời, DHL thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
tối ưu hóa mạng lưới và tuyến đường cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
trong các tòa nhà của mình.
1.3.3. DB SCHENKER
DB Schenker là một trong những cơng ty Logistics hàng đầu thế giới với hơn 2.000
văn phòng, 66.000 nhân viên, và doanh thu nửa đầu năm 2021 lên tới gần 17 tỷ Euro.

Mục tiêu của DB Schenker là dẫn đầu phong trào bảo vệ môi trường bằng cách trở thành
nhà cung cấp Green Logistics tốt nhất.
Reducing - Mục tiêu giảm phát thải CO2
DB Schenker sẽ hỗ trợ Tập đồn DB giảm 30% lượng khí thải CO2 cho đến năm
2020 và 50% lượng khí thải CO2e cho đến năm 2030 so với năm 2006. Để đạt được mục


tiêu này, DB Schenker đã đưa ra nhiều sáng kiến và đang tiếp tục mở rộng phạm vi các
sản phẩm Logistics xanh.
DB Schenker luôn ủng hộ và đồng hành cùng với các công ty khác hướng tới “CO2
Targets” tại châu Âu giảm 20% lượng khí thải CO2 vào năm 2025 và 35% vào năm 2030
đối với đội xe thương mại của mình. (Schenker, n.d.)
Là một cơng ty dẫn đầu tồn cầu tập trung vào Green Logistics, DB Schenker có thể
tính toán và cung cấp lượng CO2 trong chuỗi cung ứng của khách hàng một cách minh
bạch và có thể đưa ra các đề xuất để tối ưu hóa.
Green Logistics trong hoạt động vận tải
Hiện tại, DB Schenker cung cấp các “Eco Solutions” cho mọi phương thức vận tải,
cho phép khách hàng giảm hoặc bù lượng khí thải CO2 trong tồn bộ chuỗi cung ứng.
Như vậy có thể cắt giảm tới 20% lượng khí thải CO2 trong vận chuyển hàng khơng và tới
50% đối với vận chuyển đường biển. Các giải pháp thân thiện với môi trường cũng được
áp dụng cho giao thông đường bộ liên quan đến động cơ và nhiên liệu cải tiến và bằng
cách sử dụng các biện pháp bền vững, tiết kiệm năng lượng.
DB Schenker cũng chuyển đổi dần đội xe phân phối của mình sang động cơ điện,
liên kết với chiến dịch EV100 trên toàn cầu. Đến năm 2030, tất cả các loại xe có trọng tải
đến 3,5 tấn và một nửa số xe từ 3,5-7,5 tấn sẽ được trang bị hệ thống truyền động điện
hoặc pin nhiên liệu vào năm 2030. (Schenker, n.d.) DB Schenker đã vận hành các phương
tiện vận tải điện và xe đạp chở hàng điện một cách rộng rãi ở ở Áo, Ý và Na Uy cũng như
các thành phố khác tại châu Âu.
Trong hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) và hợp tác (Collaboration)
Công ty tới từ Đức này đang hợp tác với các tổ chức đối tác để thử nghiệm nhiều

công nghệ mới hứa hẹn đem lại sáng kiến phát triển Green Logistics cho riêng mình,
chẳng hạn như thử nghiệm hiệu quả của các đoàn xe tải được điều khiển kỹ thuật số, cịn
được gọi là "platooning" ,thí điểm phân phối xe tải ở Đức cùng với Đại học MAN và
Fresenius, cùng với công ty khởi nghiệp Thụy Điển Endride, đưa vào vận hành thương
mại chiếc xe tải hoàn toàn tự động và chạy bằng điện đầu tiên trên thế giới.
(SCHENKER, n.d.)


×