Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tiểu luận môn logistics dịch vụ vận tải trong logistics của grab việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.95 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghệ thông tin (CNTT) là một thành phần quan trọng trong hạ tầng mềm của
logistics với nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng từ các dịch vụ sử dụng ứng dụng
CNTT trực tiếp đến gián tiếp. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong logistics của các
công ty Việt Nam vẫn còn hạn chế.
CNTT là một trong những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm
kiếm và xác định tình trạng hàng hóa cũng như toàn bộ các hoạt động logistics chẳng hạn
như làm thủ tục khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa, xử lý đơn hàng hoặc kiểm soát
hoạt động kho hàng, qua đó có tác động đến vấn đề thời gian trong toàn bộ chuỗi dịch vụ
logistics.
Lấy công nghệ thông tin làm nền tảng nghiên cứu, đồng thời nhận thấy sự áp dụng công
nghệ thông tin trong các dịch vụ vận tải trong thị trường hiện nay, nhóm chúng em đã
thực hiện đề tài “Dịch vụ vận tải trong Logistics của Grab Việt Nam” để có cái nhìn sâu
hơn về lĩnh vực này.
Chúng em rất mong nhận được những góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

2


I. THỰC TRẠNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH VẬN CHUYỂN TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình chung
Theo số liệu của Tổng cục Thống kế, tính chung cả năm 2017, vận tải hàng hóa
đạt 1.442,9 triệu tấn, tăng 9,8% so với năm 2016 và 268,9 tỷ tấn.km, tăng 6,8%, trong đó
vận tải trong nước đạt 1.410 triệu tấn, tăng 10% và 136,5 tỷ tấn.km, tăng 11%; vận tải
ngoài nước đạt 33 triệu tấn, tăng 0,7% và 132,4 tỷ tấn.km, tăng 2,7%.
Xét theo ngành vận tải:
Vận tải hàng hóa đường bộ đạt 1.117,8 triệu tấn, tăng 10,4% và 72,1 tỷ tấn.km, tăng
11,2% so với năm trước





Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa đạt 249,6 triệu tấn, tăng 7,5% và 53,1 tỷ
tấn.km, tăng 8,2%



Vận tải hàng hóa đường biển đạt 69,6 triệu tấn, tăng 9,4% và 139,2 tỷ tấn.km,
tăng 3,9%



Vận tải hàng hóa đường sắt đạt 5,6 triệu tấn, tăng 8,2% và 3,6 tỷ tấn.km, tăng 11,3%
Vận tải hàng hóa đường hàng không đạt 317,8 nghìn tấn, tăng 7,1% và 821,6 triệu
tấn.km, tăng 8%.


Khối lượng hàng vận chuyển và luân chuyển trong vòng 10 năm (từ 2008 đến 2017)
có xu hướng ngày càng tăng (Biểu đồ 1 và Biểu đồ 2).

3


Biểu đồ 1: Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển giai đoạn 2008 – 2017

Biểu đồ 2: Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển giai đoạn 2008 2017 2. Vận tải đường biển
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam là điểm chuyển tải cho hàng hóa nhập khẩu tư
các nước châu Á qua cảng Cát Lái và hàng hóa xuất khẩu đi Hoa Kỳ và EU qua khu vực
cảng Cái Mép - Thị Vải. Hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nước khác có thể phải quá cảnh và tạm thời

lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực cạnh tranh nên phạm vi hoạt động của tàu biển
Việt Nam chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á và hiện chỉ
đảm đương khoảng 10% thị phần vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Có
nhiều nguyên nhân cho hạn chế này, trong đó nổi bật là sự liên kết lỏng lẻo giữa các chủ
tàu với nhau và chủ tàu với chủ hàng cũng như tập quán của chủ hàng Việt Nam mua CIF
bán FOB còn phổ biến.
Một số doanh nghiệp nhà nước được xác định là nòng cốt trong đó Vinalines là
chủ đạo. Tuy nhiên hiệu quả khai thác đội tàu thấp và khó cạnh tranh được với các đội tàu
nước ngoài. Trong khi đó tiềm năng cho hoạt động vận tải biển vẫn còn rất lớn, thể hiện
qua lượng hàng hóa qua các cảng biển liên tục tăng trong giai đoạn năm 2012-2017.

4


3. Vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ là xương sống của vận tải Việt Nam. Sự phát triển của chuỗi cung
ứng hàng hóa mở ra cơ hội rất rộng lớn nhưng mạng lưới đường bộ hiện chưa đủ đáp ứng.
Chuỗi cung ứng ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mạng lưới đường bộ kém phát triển nên khi
phải đáp ứng nhu cầu logistics tăng vọt chắc chắn sẽ phát sinh các vấn đề về tắc nghẽn và
mất an toàn. Sự mất cân đối trong mạng lưới vận tải về mức độ và chất lượng là một trong
những yếu cản trở hiệu quả và năng lực cạnh tranh logistics của Việt Nam.

Công cụ sàn giao dịch là phương tiện tiên quyết để kết nối các đơn vị vận tải bộ
kết nối sức mạnh hình thành liên minh. Tuy nhiên việc kết nối không đơn giản như taxi
Grab hoặc Uber bởi nếu khách hàng của Grab và Uber là các cá nhân và dịch vụ đơn giản
thì kết nối vận tải, đặc biệt vận tải container phức tạp hơn nhiều, bởi các trách nhiệm như
hư hỏng rơ-moóc, vỏ container (là tài sản của hãng tàu và phải đền bù chi phí rất cao) hay
việc phân chia tiền đặt cọc vỏ container cho các hãng tàu.

Vận tải xuyên biên giới ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với việc giao hàng
đúng lúc (just in time-JIT). Dịch vụ này sẽ phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ của
thương mại điện tử.
Với lượng hàng giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng thì
nhu cầu vận tải đường bộ sẽ ngày càng phát triển, đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ để nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng, từ đó giảm thời gian chuyển hàng trong giao thương với quốc gia có số
lượng dân đông nhất trên thế giới hiện nay. Việc tận dụng công nghệ thông tin cũng cần được
lưu tâm khi sản phẩm ngày càng có chu kỳ sống tương đối ngắn, “leadtime” trở thành yếu tố
vô cùng quan trọng. Việt Nam được xem như điểm đến của sản phẩm công nghệ như tập
đoàn Samsung, LG, Electronics, Foxconn, Canon, Foster và các nhà cung cấp phụ kiện và là
nơi phân bổ của các tập đoàn dệt may, da giày toàn cầu như Lear, Adidas, Nike, Levis hay
các công ty cung cấp sản phẩm cho các công ty xe hơi như GM, Honda, Toyota, Yamaha,
TMT. Điều này đặt ra yêu cầu về việc phát triển vận tải xuyên biên giới để có thể đưa hàng
đến các thị trường tiêu thụ trong khu vực một cách nhanh chóng nhất Hiệp ước vận tải xuyên
biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mekong bao gồm: vận tải, cư trú, hải quan, kiểm
dịch. Các biện pháp tạo thuận lợi bao gồm: vận chuyển hàng hóa qua biên giới kiểm tra một
cửa hệ thống điều hòa/tích hợp hệ thống trao đổi quyền giao thông cung cấp thông tin cho
vận chuyển quá cảnh và di chuyển qua biên giới của người.

4. Vận tải hàng không
Nhờ ở vị trí thuận lợi và kinh tế phát triển ổn định nên theo Hiệp hội Vận tải hàng
không quốc tế (IATA), trong giai đoạn 2013-2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị
5


trường phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt
6,6%.
Hiện tại phân khúc thị trường nội địa được chia sẻ bởi 4 hãng hàng không trong đó
87% thị phần thuộc về Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Vietjet
Air. Cùng với đó là 52 hãng nước ngoài đang khai khác các tuyến bay quốc tế đến Việt

Nam với tổng thị phần 57,6%. Đến hết năm 2016, Vietnam Airlines có mạng đường bay
quốc tế gồm 55 đường bay đến 29 điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ; mạng đường
bay nội địa gồm 41 đường bay đến 21 điểm. VietJet Air dự kiến sẽ tăng số đường bay nội
địa lên 45 vào năm 2019 và tăng số đường bay quốc tế lên 36 vào năm 2018.
5. Vận tải đường sắt
Hoạt động chính của ngành đường sắt Việt Nam là kinh doanh vận tải đường sắt
vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế; quản lý khai thác bảo dưỡng và
sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Hoạt động trên tuyến đường sắt chuyên biệt
theo trục Bắc - Nam và một số tỉnh thành phố phía Bắc song hơn 10 năm trở lại đây kết
quả hoạt động kinh doanh của ngành đường sắt không khả quan.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Vận tải đường sắt có sản lượng hàng hóa
thông qua liên tục giảm trong các năm qua do cơ sở hạ tầng, công nghệ lạc hậu không
đáp ứng được nhu cầu vận chuyển. Hiện nay, dường sắt Việt Nam chỉ đảm nhận chưa
tới 1% lượng hàng vận chuyển và không phục vụ cho thương mại quốc tế.

6. Công nghệ thông tin trong vận tải
Ngành vận tải hàng hóa đã áp dụng nhiều ứng dụng thông minh trong quá trình
vận tải, trong đó, nổi bật:




Hệ thống định vị GPS hỗ trợ dò đường: cho phép định vị, dò đường, hướng dẫn
chạy xe đúng tuyến bảo đảm lưu thông nhanh và tiết kiệm chí phí, thời gian giúp
lái xe làm việc hiệu quả hơn... Bên cạnh đó, dịch vụ này cũng giúp nhà quản lý
của doanh nghiệp vận tải đường bộ có thể giám sát hành trình của xe, chủ động
thông báo đến khách hàng về hành trình di chuyển của xe và xử lý nhanh chóng
các vấn đề liên quan phát sinh trên dọc đường có những ứng biến nhanh nhậy xử
lý vấn đề và khắc phục hậu quả nhỏ nhất có thể.
Hệ thống camera giám sát quá trình bốc dỡ hàng: không cần đến tận nơi để giám sát

quá trình bốc dỡ hàng, cũng không cần có mặt tại kho để kiểm tra hàng hóa của khách
hàng được bốc, xếp ra sao, có đúng yêu cầu và đảm bảo an toàn cho hàng hóa

6




hay không quản lý doanh nghiệp hoặc khách hàng vẫn có thể quan sát tình hình
một cách toàn diện, nhanh chóng và liên tục được cập nhật.
Hệ thống tracking online: giúp bạn trả lời đầy đủ những câu hỏi liên quan về lịch
trình xe chay, chạy ở đâu, dừng ở điểm nào, dừng bao lâu, xe chạy bao nhiêu km/h
và thời gian dự kiến đến điểm dừng là khi nào...
Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của các tên tuổi lớn như giaohangnhanh,
giaohangtiepkiem, Grab, Foody, Uber…
II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VẬN TẢI VIỆT NAM
1. Xu hướng phát triển theo ngành vận tải

Đường
Năm

Tổng số

Đường
sắt

Đường bộ

Đường sông


Đường
biển

hàng
không
2012
961,1
6,9
717,9
174,4
61,7
0,19
2013
1.010,4
6,5
763,8
181,2
58,7
0,18
2014
1.078,5
7,1
821,7
190,6
58,9
0,2
2015
1.146,8
6,7
877,6

201,5
60,8
0,23
2016
1.255,4
5,2
969,7
215,8
64,5
0,29
2017
1.442,9
5,6
1.117,8
249,6
69,6
0,3
Bảng 1: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo ngành vận tải giai đoạn 2012-2017.
Đơn vị tính: triệu tấn. (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Dựa vào số liệu của Bảng 1, có thể thấy vận tải đường bộ chiếm phần lớn khối
lượng hàng hóa vận chuyển và đang ngày càng tăng, đường hàng không chiếm tỉ trọng
nhỏ nhất về khối lượng hàng hóa vận chuyển.
Vận tải đường bộ chiếm hơn 70 % tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển và vẫn
tiếp tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường bộ chiếm 74,69 %, năm 2017 tăng lên và chiếm 77,46 %. Điều này đang tạo ra sự
mất cân đối và hệ lụy là việc chở quá tải gây hư hỏng đường, giá cước vận tải đường bộ
không đúng với giá thành.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường biển tăng theo các năm, tuy nhiên
đang có xu hướng giảm tỉ trọng trong tổng tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển
(năm 2012 chiếm 6,41 %, năm 2017 giảm còn 4,82 % tổng khối lượng hàng hóa vận

chuyển).
7


Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt đang có xu hướng giảm về cả
khối lượng hàng hóa vận chuyển (năm 2012 69 nghìn tấn, đến năm 2017 giảm còn 56
nghìn tấn) và tỉ trọng trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng giảm (từ 0,72 %
năm 2012 xuống chỉ còn 0,39 % năm 2017).
Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tỉ trọng rất nhỏ
(0.02 % năm 2012 và 0.02% năm 2017). Có xu hướng gia tăng về khối lượng nhưng
không gia tăng trong tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển.
2. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong vận tải
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều trong hoạt động
vận tải, đặc biệt là trong vận tải đường bộ.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các ứng dụng công nghệ sẽ ngày
càng được áp dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đặc biệt ứng dụng
phần mềm hỗ trợ kết nối giữa hành khách và các đối tượng cung cấp dịch vụ vận tải.
Các tên tuổi lớn như Grab, Uber đang ngày càng mở rộng thị trường và đạt được
nhiều ảnh hưởng trong vận tải hành khách và vận tải đường bộ.

III. DỊCH VỤ VẬN TẢI TRONG GRAB
A. GIỚI THIỆU VỀ GRAB
1. Lịch sử phát triển và hình thành
1.1. Thông tin chung
-

Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận

chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như
Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

-

Một số thông tin cơ bản:
Xuất thân

My Teksi/ GrabTaxi (2012 – 2016)

Loại hình

Công ty Tư nhân

8


Ngành nghề

Vận chuyển (Commerce)

Thành lập

Tháng 6/2012 - bởi Anthony Tan, Tan Hooi Ling
Malaysia 2012 - 2014

Trụ sở chính
Singapore 2014 - Nay
Khu vực hoạt động

156 thành phố trên 8 quốc gia (tính đến tháng 12 2017)

Các sản phẩm hiện có


Mobile Apps; Website

Dịch vụ hiện có

GrabTaxi; GrabCar; GrabBike; GrabHitch; GrabExpress;
GrabPay

Số lượng nhân viên

-

1000 - 5000

Ứng dụng GrabTaxi ấn định các trạm hoặt chuyển gần đó bằng taxi thông qua hệ

thống chia sẻ vị trí. Mỗi khi công ty nhập vào một thị trường mới, họ sẽ mua điện thoại
thông minh cho các trình điều khiển ở các quốc gia mà họ hoạt động và người lái xe sẽ
trả lại qua các khoản thanh toán hàng ngày cho điện thoại. Công ty kiếm tiền bằng cách
cắt giảm phí đặt phòng. Mặc dù một số công ty taxi đã cố gắng ngăn các trình điều khiển
của họ sử dụng ứng dụng, Grab đã quyết định liên hệ trực tiếp với lái xe taxi bằng cách
ký chúng vào sân bay, trung tâm mua sắm, hàng đợi taxi và kho. Công ty cũng giáo dục
lái xe taxi sử dụng điện thoại thông minh và ứng dụng di động của họ. Ngoài các thành
phố lớn, Grab cũng cố gắng xâm nhập thị trường của các thành phố nhỏ hơn.

1.2. Cách thức sử dụng
Bước 1: Tải ứng dụng trên Google Play hoặc Apple Store sau đó đăng ký tài
khoản bằng số điện thoại.
-


Bước 2: Chọn hành trình bằng cách nhập điểm đi/đến rồi lựa chọn dịch vụ.
9


-

Bước 3: Nhập mã Khuyến mãi (nếu có) rồi bấm đặt xe.

-

Bước 4: Tài xế liên hệ lại sau khi đã nhận được yêu cầu.

-

Bước 5: Thanh toán số tiền hiển trị trên màn hình sau khi đã đến nơi và đánh giá,

phản hồi lại đối với tài xế.)
2. Các dịch vụ hiện có
-

GrabTaxi: Dịch vụ đi lại sử dụng xe taxi của các hãng uy tín. Chi phí trên ứng dụng

là ước lượng, khi đi xe, trả tiền theo cước phí hiển thị trên đồng hồ taxi.
-

GrabCar: Dịch vụ kết nối cho loại xe chở khách dưới 9 chỗ theo hình thức xe hợp

đồng điện tử tại Việt Nam, được bộ GTVT đồng ý triển khai thí điểm tại 5 Tỉnh/Thành:
Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hoà. Theo đó, chi phí trên ứng
dụng là số tiền cần phải trả, không bao gồm bất cứ phụ phí nào khác (Ngoại trừ chi phí

cầu đường, bến bãi,…)..
-

GrabBike: Dịch vụ kết nối các “đối tác” của Grab sử dụng xe máy. Chi phí được

tính dựa trên ứng dụng hiển thị: trong 2km đầu là 12.000 VND; sau 2km đầu là 3.800
VND/km, vào các khung giờ từ 0-5h sáng sẽ cộng thêm 10.000 VND.
GrabExpress: Dịch vụ gửi hàng của Grab. Sau khi chọn địa điểm giao hàng và tài
xế nhận chuyển thì sẽ thanh toán đúng số tiền hiển thị trên ứng dụng, 2km đầu là 15.000
-

GrabFood: Hiện đang được thử nghiệm tại một số điểm thuộc thành phố Hồ Chí

Minh. Dịch vụ giao hàng về thực phẩm. Chi phí bao gồm phí món ăn và phí vận chuyển
thức ăn.
B. DỊCH VỤ VẬN TẢI TRONG GRAB
1. GrabExpress
1.1. Tổng quan về GrabExpress
-

Dịch vụ giao hàng hiện nay quá phổ biến bởi vì thế mà rất nhiều dịch vụ giao hàng,

shipper ra đời như : Ahamove, LalaMove, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem...và Grab
10


cũng hỗ trợ dịch vụ này trên ứng dụng của mình.Tận dụng lợi thế hàng vài chục ngàn tài
xế GrabBike của mình trên khắp thành phố lơn nên Grab đã cho ra mắt dịch vụ giao hàng
trên ứng dụng Grab gọi là GrabExpress hay còn gọi là Grab giao hàng.
-


GrabExpress được tung ra thị trường vào ngày 01/03/2018.
1.2. Cước phí

-

Tương tự như các dịch vụ gọi xe của Grab thì GrabExpress cũng hoạt động như

vậy, giá tiền cuốc xe hiển thị ngay trên ứng dụng, chỉ việc trả đúng số tiền này và an tâm
món hàng sẽ đến tay người nhận trong thời gian sớm nhất. Trong 2km đầu tiên sẽ là
15.000 VND, kể từ km tiếp theo sẽ là 5.000 VND/km
1.3. Chứng từ liên quan
-

Mỗi đơn hàng đều được ghi giấy kí nhận và có thể theo dõi lộ trình đơn hàng khi tài

xế vận chuyển trên ứng dụng nên có thể an tâm về đơn hàng của mình.Tuy nhiên không
nên đặt Grab giao hàng để giao tiền mặt.
-

Phiếu giao hàng ghi đầy đủ và rõ ràng phòng trường hợp mất mát nếu xảy ra.
1.4. Cách thức sử dụng dịch vụ
Bước 01: Chọn điểm đến giao hàng
Bước 02: Điền thông tin giao hàng
Bước 03: Tìm tài xế giao hàng gần nhất
Bước 04: Theo dõi vị trí của tài xế

1.5. Lưu ý
-


Tuyệt đối không đặt dịch vụ để giao tiền mặt hoặc mặt hàng có giá trị lớn.

11


-

Các mặt hàng được giao phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn mà Grab đưa ra như chiều

dài, chiều rộng, chiều cao dưới 60*60*60cm và không chấp nhận giao/nhận các mặt hàng
cấm.
Ngoài ra Grab đã hỗ trợ giao nhiều chuyến cùng một lúc vì vậy bạn có thể đặt
nhiều chuyến giao hàng trên ứng dụng Grab khi có nhiều đơn hàng.
1.6. Bảo hiểm
1.6.1. Bảo hiểm hàng hóa đối với người sử dụng

(Hình 7: Quy trình giải quyết vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hóa dành
cho người sử dụng)
1.6.2. Bảo hiểm hàng hóa đối với đối tác giao hàng
Ngoài ra, trên thực tế, đối tác giao hàng GrabExpress với dịch vụ giao hàng tạm
ứng rất hay bị tình trạng khách không lấy hàng, và nếu nhưng không làm đúng quy
trình của Grab đưa ra thì rất có thể không được đền bù từ Grab vậy nên khi sử dụng,
cần lưu ý các trường hợp sau:
12




Nơi gửi và nhận hàng PHẢI CÓ địa chỉ rõ ràng. Đặc biệt, nơi Đối tác ứng tiền
phải là cửa hàng uy tín, không nhận hàng tại nơi Công cộng (như trường học, bệnh

viện, bến xe,...).



Kiểm tra hàng, đảm bảo hàng thuộc danh mục hàng được giao và xác định giá trị
tương đương với số tiền cần ứng. Trường hợp không xác định được giá trị món
hàng, yêu cầu khách đưa biên lai, hóa đơn.



Phải gọi điện liên hệ với người gửi và nhận, Có lịch sử cuộc gọi rõ ràng. Nếu cần
có thể xác nhận đơn hàng qua tin nhắn.

2. GrabFood
2.1. Tổng quan về GrabFood
GrabFood hiện đang được thử nghiệm tại các quận sau tại TP.HCM: Quận 1, Quận
3, Quận 4, Quận 5, Quận 7, Quận 10, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh và Tân Bình.
-

Grab cho ra mắt dịch vụ GrabFood, nhằm kết nối các nhà hàng, quán ăn tại địa

phương với tất cả mọi người. Người sử dụng chỉ cần chọn nhà hàng, đặt món ăn yêu
thích trên Menu hiện có của GrabFood, đội ngũ giao hàng sẽ nhanh chóng mang đến món
ăn mà người sử dụng đã đặt hàng.
GrabFood hoạt động trong khung giờ từ 07h00 đến 22h00 hoặc có thể linh hoạt
tùy theo khu vực và giờ mở cửa của nhà hàng.

2.2. Cước phí
-


Cước phí cần trả sẽ được hiển thị trên màn hình, bao gồm: Chi phí món ăn và Chi

phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển được tính theo giá của GrabExpress.
-

GrabFood không giới hạn giá trị tối thiểu của đơn hàng.
2.3. Chứng từ liên quan

13


GrabFood tương tự như GrabBike, ngoài biên lai thức ăn có được từ Nhà hàng đã
đặt thì sẽ chỉ có thông báo trên màn hình hoặc có thể có thêm email về việc thông báo sử
dụng dịch vụ.
2.4. Cách thức sử dụng dịch vụ
Bước 01: Chọn dịch vụ giao hàng và địa điểm giao hàng
Bước 02: Chọn nhà hàng muốn đặt
Bước 03: Chọn món ăn
Bước 04: Nhập mã khuyến mãi và chú thích nếu có
Bước 05: Hoàn tất đơn đặt hàng
2.5. Lưu ý
-

Người sử dụng chỉ có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền trên màn hình hiển thị. Nếu

như số tiền đối tác phải trả nhiều hơn số tiền thực tế thì đối tác cần phải nộp lại hóa đơn
mua hàng về trụ sở của Grab để yêu cầu thanh toán số tiền còn lại.
-

Nếu trường hợp bị khách hàng từ chối lấy hàng thì có thể làm theo thủ tục yêu cầu


đòi bồi thường giống như GrabExpress.
3. Grab Ecom
-

Là dịch vụ Giao hàng cho các Công ty Thương Mại Điện Tử được gọi là

GrabExpress Ecom (giao hàng ECom hay giao hàng công ty) và đây là dịch vụ giao hàng
hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao cho đối tác bởi Thương mại điện tử đang phát triển rất
nhanh ở Đông nam á nói chung và Việt Nam nói riêng.
-

Thay vì trước đây các cá nhân đặt dịch vụ giao hàng của Grab GrabExpress thì bây

giờ các công ty Thương mại điện tử sẽ đặt đơn hàng và tài xế Grab nào đăng ký dịch vụ

GrabExpress Eco sẽ nhận được và tiến hành đi giao. Dịch vụ này bắt buộc các đối tác
phải giao hàng trong thời gian là 60 phút từ lúc nhận cuốc xe.
14


-

Dịch vụ này đã được triển khai vào mùng 1 tháng 8 năm 2018 trên địa bàn Hà Nội.

(Hình 9: Sự khác biệt giữa Grab thông thường và GrabEcom)

IV. KHẢO SÁT NGUỒN CUNG, CẦU ĐỐI VỚI DỊCH VỤ GIAO HÀNG CỦA
GRAB
A.


Khảo sát về nhu cầu sử dụng dịch vụ giao hàng của Grab đối với cá

nhân 1. Mục đích
-

Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về dịch vụ giao hàng của Grab, nhóm đã đưa ra

bảng hỏi được dẫn theo đường link: nhằm
khảo sát về nhu cầu sử dụng dịch vụ giao hàng của Grab nói riêng và các dịch vụ
cùng loại khác nói chung; cũng như đánh giá những mặt lợi, những điểm hạn chế
cũng như mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ giao hàng của Grab
15


2. Nội dung cuộc khảo sát
-

Phương pháp đánh giá: Sử dụng bảng hỏi để điều tra thông tin.

-

Thời gian khảo sát: tháng 9/2018.

-

Số lượng tham gia khảo sát: 120.

-


Bảng trả lời hợp lệ: 120.

-

Đối tượng khảo sát: Nam, nữ trong độ tuổi từ 18 – 38, sinh sống tại Hà Nội

(Được chia làm hai nhóm: nhóm sử dụng thường xuyên và nhóm không sử dụng).
-

Nội dung câu hỏi khảo sát: Gồm 18 câu
+ Thông tin cá nhân: 4 câu.
+ Thói quen sử dụng dịch vụ giao hàng: 7 câu.
+ Mức độ nhận diện dịch vụ logistic của grab: 5 câu.

3. Kết quả và đánh giá sơ bộ
-

Sau khoảng thời gian từ ngày 01/09 đến ngày 21/09, nhóm đã thu về được 120 kết

quả. Kết quả cụ thể của bảng câu hỏi sẽ được liệt kê trong phần Phụ lục 1 của cuốn tiểu
luận này.
-



Dưới đây là những đánh giá sơ bộ của nhóm về kết quả thu được:
Nhìn chung, người sử dụng các dịch vụ giao hàng nhanh hầu hết là sinh viên các

trường Đại học hoặc người mới ra trường trong độ tuổi từ 18-24 (95%) nhưng trong
những người được hỏi thì chỉ có khoảng 60% là có sử dụng các dịch vụ giao hàng

với mặt hàng chủ yếu là Hàng hóa mua bán Online, sau đó là đến Đồ ăn và những
vật phẩm khác.


Tuy nhiên, trong số những người được hỏi thì lựa chọn đầu tiên khi nghĩ tới muốn sử
dụng dịch vụ giao hàng là Shoppee (với 37 sự lựa chọn), tiếp theo là Foody (với 27 sự lựa
chọn) và Giaohangtietkiem (với 21 sự lựa chọn). Những dịch vụ này được biết

đến đa phần là qua Quảng cáo trên các trang mạng và phương tiện thông tin (với 47
sự lựa chọn) hoặc do người được hỏi đã Tự tìm hiểu qua trang chủ của các dịch vụ
16


(với 41 sự lựa chọn). Tuy nhiên, tần suất sử dụng các dịch vụ này là không nhiều, chủ
yếu là 1-2 lần trong 1 tháng (47,9%), tần suất nhiều nhất cũng chỉ là 1-2 lần trong
1 tuần (24,7%) do 18 người lựa chọn.


Theo như bảng hỏi thì những người được hỏi sẵn sàng trả theo mức giá quy định

của dịch vụ, chỉ có 14 người (19,2%) là mong muốn trả mức giá 5,000 VNĐ/km. Số
lượng những người có mối quan tâm về giá cùng với mối quan tâm về sự đảm bảo
tình trạng hàng hóa mà người sử dụng giao cho đối tác nhận chở hàng của các dịch
vụ này là như nhau, cùng chiếm 76,7%.


Trong số những người đã từng sử dụng dịch vụ giao hàng thì có 74% người trả lời

biết đến dịch vụ giao hàng của Grab nhưng chỉ có 59,3% là đã từng sử dụng dịch
vụ của Grab. Có thể một phần lý do là kế hoạch Marketing của Grab chưa đủ mạnh

vì 85,2% người sử dụng biết đến Grab qua quảng cáo. Về mức độ hài lòng của
những người đã từng sử dụng Grab, 58,1% cho rằng Grab xứng đáng được 4 điểm
(trên thang 5 điểm) và 4,7% cho rằng Grab chỉ được 1 điểm (trên thang 5 điểm).


Sau bảng khảo sát, có 13% người sử dụng không muốn tiếp tiếp sử dụng dịch vụ

giao hàng của Grab vì không có nhu cầu (71,9%), tiếp theo đó là do không muốn
chi trả cho dịch vụ này nữa (21,1%). Ngoài ra đối với dịch vụ GrabFood thì chỉ
có 64,4% người sử dụng là muốn sử dụng.
B.

Khảo sát về nhu cầu sử dụng dịch vụ giao hàng của Grab đối với dịch vụ bán

hàng Online
1. Mục đích
-

Tương tự như khảo sát dành cho cá nhân thì khảo sát này dành cho những cửa

hàng, tập thể đang sử dụng dịch vụ bán hàng Online để biết được nhu cầu của họ về việc
sử dụng dịch vụ giao hàng nói chung và của Grab nói riêng.
2. Nội dung khảo sát
-

Phương pháp đánh giá: Phỏng vấn, liên hệ trực tiếp đến một số cửa hàng, tập thể

trong khu vực Ba Đình, Đống Đa.
17



-

Thời gian khảo sát: tháng 9/2018.

-

Số lượng tham gia khảo sát: 10.

-

Đối tượng khảo sát: Các cửa hàng, tập thể có đang sử dụng dịch vụ bán hàng

Online trong khu vực Ba Đình, Đống Đa (Được chia làm hai nhóm: nhóm sử dụng
thường xuyên và nhóm không sử dụng).
-

Nội dung phỏng vấn: Gồm 8 câu
+ Thông tin cá nhân: 3 câu.

Tên cửa hàng/tập thể.



Mặt hàng chủ yếu.
Thời gian hoạt động.

+ Thói quen sử dụng dịch vụ giao hàng: 5 câu.

Mức độ sử dụng dịch vụ giao hàng.






Nếu có thì sử dụng dịch vụ nào/Nếu không thì làm thế nào. Lý do?
Chi phí sẵn sàng chi trả.
Khó khăn gặp phải khi sử dụng dịch vụ giao hàng.
Kỳ vọng vào một dịch vụ giao hàng như thế nào.

3. Kết quả và đánh giá sơ bộ
-

Nhóm có tiến hành liên hệ với 10 cửa hàng/tập thể thông qua các cách thức khác

nhau để tiến hành phỏng vấn một số câu hỏi như trên. Tên cửa hàng/tập thể sẽ được liệt
kệ trong phần Phụ lục 2.
-

Với 10 cửa hàng/tập thể trên thì có 4 cửa hàng/tập thể kinh doanh mặt hàng chủ

yếu là đồ ăn nhanh/thực phẩm, 2 cửa hàng/tập thể kinh doanh trà sữa, 1 cửa
hàng/tập thể về kính mắt, 1 cửa hàng/tập thể về quần áo, 1 cửa hàng/tập thể về mỹ
phẩm và 1 cửa hàng/tập thể về văn phòng phẩm.
-

Trong 10 cửa hàng/tập thể trên thì 8 cửa hàng/tập thể là hoạt động trong khoảng

từ 1-3 năm, 2 cửa hàng/tập thể hoạt động trên 3 năm và không có cửa hàng/tập thể
nào hoạt động dưới 1 năm kể từ lúc được thành lập.


18


-

Trong 8 cửa hàng/tập thể hoạt động từ 1-3 năm thì có 4 cửa hàng/tập thể về đồ ăn

nhanh/thực phẩm và mỹ phẩm là thường xuyên sử dụng dịch vụ giao hàng, 4 cửa
hàng/tập thể chỉ sử dụng dịch vụ giao hàng với những đơn hàng lớn. Còn 2 cửa
hàng/tập thể còn lại hoạt động trong lĩnh vực về trà sữa thì không sử dụng dịch vụ giao
hàng mà tự nhân viên của cửa hàng sẽ tiến hàng giao hàng. Lý do phổ biến nhất của việc
sử dụng dịch vụ giao hàng đó là không có thời gian vận chuyển; không có người vận
chuyển và áp dụng với những đơn hàng lớn. Còn đối với 4 cửa hàng/tập thể có tần suất sử
dụng không nhiều và 2 cửa hàng/tập thể không sử dụng thì họ chia sẻ chủ yếu là do cửa
hàng/tập thể đã có thuê riêng những người làm công việc này, chỉ khi nào họ

bận quá hoặc bất khả kháng mới sử dụng đến dịch vụ giao hàng.
-

Đối với 8 cửa hàng/tập thể có sử dụng dịch vụ giao hàng, họ lựa chọn ưu tiên số 1

là Shopee, kế đó là Giaohangtietkiem và thứ 3 là GrabExpress. Khi được hỏi về
GrabExpress, lý do họ không sử dụng gồm 2 lý do chính: 1 là họ không biết đến Grab
có dịch vụ giao hàng và 2 là họ đã quen sử dụng những dịch vụ trên từ lâu, thấy giá
cả có phần rẻ hơn so với GrabExpress và thường có nhiều khuyến mãi hơn.
-

Mối bận tâm lo lắng nhất của 8 cửa hàng/tập thể này là sự đảm bảo về hàng hóa


không bị thất lạc, đổ, vỡ, v.v. và thời gian giao hàng vì những yếu tố này sẽ làm ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của cửa hàng/tập thể với khách hàng. Đồng thời, họ cũng bày

tỏ nguyện vọng về một dịch vụ giao hàng có thể giải quyết được những vấn đề trên
và nếu được thì chi phí vận chuyển sẽ ở mức ổn định, nếu có tăng thì tăng theo định kỳ
chứ không được tăng bất chật.
C. Khảo sát về nguồn cung – dịch vụ logistics của Grab tại Việt Nam
1. Thị trường xe ôm công nghệ
Việc Uber sát nhập vào Grab vào tháng 4 năm nay là một cơ hội để Grab chiếm vị trí độc
quyền trên thị trường Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhiều ứng dụng gọi xe mới của Việt Nam như VATO, Mai Linh Bike, Aber, Xelu, T.NET,
… hay những tên tuổi lớn sắp vào Việt Nam như Go-jek hay MVL sẽ một lần nữa làm
thay đổi cuộc chơi ‘đốt tiền’ tại thị trường xe công nghệ này.

19


Theo báo cáo của Grab, hiện số tài xế Grabbike đang lưu hành tại 2 khu vực trung tâm là
thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh lên đến hơn 100 nghìn người. Tại Hà Nội ước tính có
khoảng 54 nghìn tài xế đang là đối tác trong hệ thống Grabbike.
Đặc biệt là sự xuất hiện của Go-Viet, dù mới bước chân vào thị trường
2. Thị trường xe giao hàng nhanh
Theo báo cáo của bộ Công thương, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp
chuyển phát ước tính từ 62 - 200%. Xu hướng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam cũng cho
thấy nhu cầu của ngành Thương mại điện tử sẽ tăng đáng kể, đồng thơi cũng là cơ hội để
các đơn vị giao hàng nhanh mở rộng kinh doanh.
Hiện nay, ước tính trên cả nước có hơn 50 đơn vị giao hàng nhanh quy mô lớn nhỏ. Con
số này đã tăng khoảng 10 lần trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, chỉ có số ít doanh nghiệp
chiếm thị phần lớn và được nhắc đến nhiều trên thị trường giao nhận hàng hóa nội địa
như Viettel Post, Giao hàng nhanh và Giao hàng tiết kiệm.

Dựa vào kết quả khảo sát, cũng có thể thấy rằng như kênh thương mại điện tử lớn như
Shopee, Sendo,.. đều sử dụng dịch vụ vận chuyển của ViettelPost, VNPost, Giao hàng
nhanh, Giaohangtietkiem.
Ước tính chỉ riêng 4 đơn vị nêu trên đã chiếm khoảng 60 - 65% thị phần giao hàng các
gói kiện nhỏ tại VN. Trong đó có đến 3 doanh nghiệp nội địa.
Việc các doanh nghiệp trong nước đang chiếm phần lớn thị phần là do đã ra đời từ trước.
Còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, có lẽ thị trường Việt Nam quy mô còn nhỏ,
thương mại điện tử chỉ mới phổ biến trong vài năm gần đây nên họ chưa đầu tư.
Tuy nhiên trong vòng 2 năm qua, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng tăng tốc đáng kể
như Lalamove đến từ Hồng Kông, hay sàn thương mại điện tử Lazada cũng tách bộ phận
giao nhận hàng hóa để thành lập nên công ty riêng là Lazada E-Logistics.
3. Nguồn cung – dịch vụ logistics của Grab tại Hà Nội
3.1. Dịch vụ GrabExpress
Theo nguồn tin của Grab, trên địa bàn Hà Nội, trong số hơn 50 nghìn tài xế đang là đối
tác Grabbike, dù mới ra mắt được hơn 1 năm, chỉ khoảng 15% tài xế Grabbike đang hoạt
động với vị trí đối tác GrabExpress.
Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến Grab chưa thể tận dụng được hết nguồn lực đối tác
lớn, nhóm chúng tôi đã thực hiện khảo sát đối với các cá nhân đang là tài xế Grabbike.

3.2. Nội dung khảo sát
-

Phương pháp đánh giá: Phỏng vấn chuyên sâu
20


Đối tượng tham gia: Chia làm 2 nhóm: Nhóm người đang là đối tác Grabbike và
GrabExpress, nhóm người đã từng là đối tác GrabExpress
-


Thời gian khảo sát: tháng 9/2018.

-

Số lượng tham gia khảo sát: 6

-

Nội dung phỏng vấn: Gồm 8 câu

+ Thông tin cá nhân: 2 câu.
- Họ và tên
- Thời gian tham gia làm đối tác của Grab
+ Đối với nhóm ngươi đã từng là đối tác GrabExpress
- Thời gian là đối tác GrabExpress
- Thuận lợi và khó khăn trong quá trình là đối tác
- Lý do, động lực khiến họ không tham gia vào hệ thống đối tác GrabExpress
+ Đối với nhóm người cả cả đối tác Grabbike và
GrabExpress - Thời gian là đối tác
- Thuận lợi và khó khăn
- Lý do, động lực khiến họ tham gia vào hệ thống GrabExpress
3.3. Kết quả và đánh giá sơ bộ
- Trong số 10 người là tài xế Grabbike, chỉ 2 tài xế cung cấp cả dịch vụ giao hàng
GrabExpress thường xuyên.
- Khi được hỏi về nguyên nhân, động lực chính khiến họ từ bỏ hệ thống đối tác
GrabExpress, câu trả lời nhận được xoay quanh vấn đề tài xế gặp nhiều rủi ro đối với dịch
vụ giao hàng tạm ứng. Đa số các tài xế Grabbike khi đưa đón khách hàng thường không
có thói quen mang trong mình nhiều tiền mặt, và không thể cung cấp dịch vụ giao hàng
tạm ứng – lựa chọn ưa thích của người dùng. Bên cạnh đó là những thủ tục, khoảng thời
gian chờ người nhận hàng gây ảnh hưởng đến tài xế, hay tính hợp pháp của nguồn hàng

hóa chuyên chở khi Grab chưa kiểm soát được.
- Khi chúng tôi có hỏi về dịch vụ GrabFood mới được
- Mặc dù Grab có hệ thống bảo hiểm lên tới 4 triệu đồng cho tài xế và người dùng trong
những trường hợp hi hữu, song, đa số các đối tác tài xế không
4. Nhận định tình hình phát triển dịch vụ logistics của Grab
21


Từ các dữ liệu nghiên cứu và kết quả của các cuộc khảo sát, nhóm chúng tôi thu được
những nhận định về dịch vụ logistics của Grab dưới mô hình SWOT:
4.1. Thế mạnh
Một trong những thế mạnh tiêu biểu nhất của Grab là sự dẫn đầu trong thị trường về số
lượng tài xế đang là đối tác trong rất nhiều dịch vụ, từ GrabTaxi đến Grabbike. Grab hoàn
toàn có thể tận dụng nguồn nhân lực có sẵn để mở rộng quy mô kinh doanh và là tiềm
năng phát triển trong ngành logistics Việt Nam. Hầu hết tại Việt Nam các công ty
Logistics cung ứng dịch vụ vừa và nhỏ, chưa có liên kết và tích hợp cao. Việc phát triển
một hệ thống mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết, có thể
tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí vận chuyển.
Một thế mạnh khác của Grab nằm ở mức nhận diện thương hiệu và chỉ số thảo luận tích
cực tại Việt Nam. Grab dù chỉ mới ra mắt chưa lâu trên thị trường nước ta, song người
tiêu dùng đã có mức độ tin tưởng nhất định đối với thương hiệu Grab, đặc biệt với yếu tố
quan tâm là độ đảm bảo về hàng hóa, Grab với hệ thống hiện thị hành trình di chuyển của
tài xế chắc chắn sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.

4.2. Cơ hội
Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng
thương mại điện tử của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2018 đạt trên 25% và tốc độ này có
thể được duy trì trong giai đoạn 2018 - 2020.
Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử
cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 3 tháng đầu năm 2018 tăng 30%. Đối với lĩnh vực

thanh toán, 3 tháng đầu năm, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa
khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2017 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 50%.
Với những tính năng là một ứng dụng smartphone, hiển thị bản đồ trong khu vực, ước tính
thời gian và chi phí vận chuyển kết hợp thanh toán trực tuyến, Grab sẽ giúp các doanh nhiệp
tiết kiệm được thời gian vận chuyển trong việc giao những đơn hàng nhỏ lẻ bằng cách lên kế
hoạch đường đi ngắn và hợp lý, lựa chọn cái đầu xe cần chưng dụng để giao hàng, kết nối
với người nhận để xác định thời gian giao hàng. Nếu phát triển GrabEcom thành một hệ
thống đủ lớn với sự tham gia của tất cả công ty Logistics tại Việt Nam thì việc đặt giao hàng
vận chuyển qua mạng, qua ứng dụng sẽ tạo nên hiệu quả rất lớn.

4.3. Những yếu điểm
- Về dịch vụ GrabExpress: Chưa tận dụng được nguồn đối tác với số lượng đông đảo. Hệ
thống giao hàng còn nhiều thiếu sót và rủi ro khiến nhiều tài xế không muốn hoạt động
dưới dịch vụ GrabExpress.
22


- Về dịch vụ GrabFood: Chưa có nhiều đối tác nhà hàng khiến khách hàng không có
nhiều lựa chọn. Giao diện trình bày trên ứng dụng còn hạn chế, quá trình từ đặt món đến
giao hàng chưa hợp lý, gây nhiều trở ngại cho tài xế khiến họ không có động lực hoạt
động dưới GrabFood.
4.4. Những thách thức
Grab mặc dù có lợi thế về vị trí dẫn đầu trong thị trường xe công nghệ, đặc biệt từ sau giai
đoạn thâu tóm được đối thủ là Uber, song, để phát triển dịch vụ logistics, Grab cũng gặp
không ít khó khăn trong vấn đề nguồn cung, yếu tố về nguồn nhân lực trong thị trường.

Đặc biệt, vơi sự xuất hiện của Go-viet, dù mới ra mắt trên thị trường chưa lâu, song cũng
có thể là đối thủ của Grab khi họ đang chiếm lĩnh thị phần rất nhanh chóng. Nhiều tài xế
Grab và người dùng đã chuyển sang sử dụng Go-Viet khi nhận được nhiều ưu đãi và lợi
ích, đây sẽ là mối nguy cho Grab về nguồn cung khi giờ họ đã phải san sẻ thị phần cho

thương hiệu này.

5. Phân tích đối thủ trong thị trường
Dựa trên 3 dịch vụ Logistics mà Grab hiện cung cấp, chúng tôi đã chọn ra một vài đối thủ
được có chỗ đứng trên thị trường để phân tích và đưa ra so sánh.
5.1. Giaohangnhanh
Thành lập từ 2012, sau hơn 5 năm phát triển, hiện doanh nghiệp này mở rộng quy mô vận
hành lên 7.000 nhân viên. Công ty có khả năng vận hành 150.000 đơn hàng mỗi ngày. Với
300 bưu cục và điểm dịch vụ trên toàn quốc, doanh nghiệp tích cực đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa của các nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng.

Gần đây, GHN Express vừa bổ sung những chính sách đảm bảo quyền lợi khách hàng.
Đáng chú ý là chính sách bảo hiểm hàng hóa với mức đền bù đến 30 triệu đồng, đồng
thời cam kết cụ thể thời gian xử lý cho khách hàng, giảm thiểu những rủi ro thất lạc.
Qua 5 năm hình thành và phát triển, GHN ngày càng hoàn thiện chuỗi cung ứng logistic
trọn vẹn cho mô hình bán hàng đa kênh (online và offline). Công ty cũng đáp ứng tốt nhu
cầu lưu trữ, xử lý và đóng gói kết hợp vận chuyển đơn hàng trên khắp cả nước.
Hiện tại, Giaohangnhanh nằm trong hệ thống đối tác của rất nhiều hang Thương mại điện
tử lớn như Sendo, Shopee,v,v… Đối với những hệ thống bán lẻ kinh doanh trực tuyến,
Giaohangnhanh là một trong những lựa chọn hàng đầu đối với chủ doanh nghiệp khi vận
chuyển hàng hóa cho khách hàng.

23


Giaohangnhanh cho phép người dùng theo dõi đơn hàng, lịch trịch vận chuyển trên trang
quản trị kinh doanh, từ đó, người dùng nắm được quá trình thực hiện giao/lấy/trả hàng
của đơn hàng, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hàng hóa cho cả người bán và người mua.

Giá thành rẻ, quy trình vận chuyển được công khai chi tiết, dịch vụ đóng gói được cung

cấp đã khiến Giaohangnhanh có được chỗ đứng vững chắc trong những doanh nghiệp
Logistics có tiềm năng phát triển khi kết hợp cùng thương mại điện tử.

5.2. Foody
Được thành lập vào năm 2012, Foody từ phiên bản trang web chuyên cung cấp các đánh
giá về quán ăn đã chuyển hẳn sang ứng dụng di động với hơn 8 triệu người sử dụng tính
đến thời điểm hiện tại.
Foody cung cấp dịch vụ logistics gồm đặt món và giao hàng DeliveryNow và phần mềm
quản lý nhà hàng NowPOS
24


Hiện DeliveryNow đang liên kết với hơn gần 50 000 nhà hàng, hơn 10 000 tại địa bàn Hà
Nội có khoảng 500 nhân viên, đáp ứng gần 500 đơn đặt hàng mỗi ngày, Foody thu về từ
10-20% giá trị trên mỗi đơn hàng.
Cũng có thể thấy được từ kết quả khảo sát, DeliveryNow là một trong những lựa chọn
hàng đầu.

V. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA GRAB VIỆT
Dựa trên báo cáo thu được từ nguồn thông tin, kết quả nghiên cứu và khảo sát,
nhóm chúng tôi nhận thấy dịch vụ logistics của Grab còn khá mới mẻ, vẫn còn nhiều hạn
chế và gặp nhiều thách thức. Nhóm chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp để Grab
có thể khắc phục và phát triển.
- Đối với dịch vụ giao hàng GrabExpress và GrabEcom
Tạm không bàn đến đối thủ và thị trường, có thể thấy rõ Grab đang gặp rắc rối trong việc
quản lý và tận dụng triệt để nguồn cung khi chưa chuyển đổi được thành công lượng
người đang là Grabbike đăng ký và hoạt động cả những dịch vụ GrabExpress và
GrabEcom. Hơn nữa là sự cạnh tranh trên thị trường với nhiều hang giao hàng nhanh
khác. Để dịch vụ của mình nổi bật và thu hút được nhiều đối tác, Grab nên xem xét đến
dịch vụ logistics trọn gói để thúc đẩy hoạt động logistics cũng như đem lại cho các đối

tác, đặc biệt là đối tác thương mại điện tử những giải pháp giảm chi phí, tăng doanh thu
và tối hưu hóa, tích hợp công nghệ đến với người dùng.
- Đối với dịch vụ giao đồ ăn GrabFood
Để thu hút them nhiều đối tác nhà hàng và cạnh tranh với đối thủ, Grab cần nâng cao chất
lượng dịch vụ Logistics qua nâng cao nguồn nhân lực, thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu
thị trường và hiểu rõ hành vi tiêu dùng.
Theo xu hướng công nghệ trong lĩnh vực F&B (nhà hàng và quầy uống), Phần mềm quản
lý quan hệ khách hàng (CRM) đang là xu thế mới trong lĩnh vực Logistics và có tiềm
năng phát triển nhất. Hiện tại, đã có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, các dự
án khởi nghiệp cung cấp phần mềm CRM, song, trên thị trường chưa thực sự có một sản
phẩm CRM nổi bật và đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Theo báo cáo của Chỉ số Thương mại điện tử 2018, xu hướng sử dụng CRM hiện đang có
tốc độ tăng trưởng cao:
Nếu GrabFood có thể phát triển phần mềm CRM kết hợp cùng nền tảng POS (Point of
Sales), đặt món trực tuyến tại nhà hàng thay vì tài xế phải trực tiếp đến mua, thì không chỉ
tận dụng được nguồn cung là lực lượng tài xế đông đảo, mà còn có thể mở rộng quy mô

25


đối tác là các doanh nghiệp F&B. Như vậy, Grab dần có thể khẳng định được vị thế và
dành được thị phần.

26


×