Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ÔN tập tư PHÁP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.69 KB, 10 trang )

Design
by Tai Vo

ÔN TẬP TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Tài liệu cần phải có khi học mơn này: Bộ luật dân sự 2005, Luật hơn nhân gia
đình 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Nghị định 138/2006/NĐ-CP.
Quan hệ tư pháp quốc tế là quan hệ có tính chất dân sự, có yếu tố nước ngồi,
thơng thường thì liên quan từ 2 quốc gia trở lên.
1/CÁCH XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Nguyên tắc:
+ Ưu tiên sử dụng luật chuyên ngành trước  sử dụng luật chung.
+ Luật chuyên ngành  tìm qui định mang tính chất định nghĩa để xem như thế
nào là có yếu tố nước ngồi để xem xét có yếu tố nước ngồi hay khơng?
+ Luật chung  tìm quyết định mang tính chất định nghĩa như thế nào là có yếu
tố nước ngồi  xem xét có yếu tố nước ngoài.
( chỉ xem luật chung khi luật riêng khơng có qui định).
Chương trình học cơ đã giới hạn lại cho lớp là chỉ sử dụng 3 luật để xác định yếu tố nước
ngồi thơi đó là: Hơn Nhân và Gia Đình 2014; Tố Tụng Dân Sự 2004: Bộ Luật Dân Sự
2005.
Các điều luật cần kiểm tra là:

Bộ luật dân sự
(Điều 758)

Luật HN&GĐ
(Khoản 25 Điều 3)

Bộ Luật TTDS
( Khoản 2 Điều 405)

Quan hệ dân sự có yếu tố


nước ngồi là quan hệ dân sự
có ít nhất một bên tham gia
là cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài hoặc là
các quan hệ dân sự giữa các
bên tham gia là công dân, tổ
chức Việt Nam nhưng căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngồi, phát sinh
tại nước ngồi hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngồi.

Quan hệ hơn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngồi là quan
hệ hơn nhân và gia đình mà
ít nhất một bên tham gia là
người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước
ngồi; quan hệ hơn nhân giữa
các bên tham gia là công dân
Việt Nam nhưng căn cứ xác
lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước
ngồi, phát sinh tại nước
ngồi hoặc tài sản liên quan
đế quan hệ đó ở nước ngồi.


Vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi là vụ việc dân sự có ít
nhất một trong các đương sự
là người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước
ngoài hoặc các quan hệ dân sự
giữa các đương sự là công dân,
cơ quan, tổ chức Việt Nam
nhưng căn cứ để xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó
theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngồi

1


Design
by Tai Vo

Xem thêm điều 3 nghị định 138/2010/NĐ-CP, để làm rõ khái niệm người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi,…
“Điều 3 Nghị định 138/2010. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi” là:
a) Các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít
nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài;
b) Các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà các

bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó
ở nước ngồi.
2. “Người nước ngồi” là người khơng có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc
tịch nước ngồi và người khơng quốc tịch.
3. “Người Việt Nam định cư ở nước ngồi” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc
Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. “Cơ quan, tổ chức nước ngồi” là các cơ quan, tổ chức khơng phải là cơ quan, tổ chức
Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế
được thành lập theo pháp luật quốc tế.
5. “Pháp nhân nước ngoài” là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
6. “Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt” là việc giao kết hợp đồng dân sự thông qua
phương tiện điện tử hoặc các phương tiện khác mà các bên giao kết hợp đồng không có
mặt tại cùng một địa điểm để ký kết hợp đồng.”
Ví dụ: 1/Anh A là cơng dân nước X kết hôn với chị B là công dân Việt Nam trước cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam quan hệ kết hơn này có yếu
tố nước ngồi khơng?
Trả lời: Căn cứ vào Điều 3 khoản 25 luật hơn nhân gia đình 2014, quan hệ kết
hơn này có yếu tố nước ngồi.
2/ Anh A là người khơng quốc tịch ly hôn với chị B là công dân Việt Nam trước cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam. Theo luật Việt Nam vụ việc ly hơn này
có yếu tố nước ngồi khơng?
Trả lời: Căn cứ vào khoản 2 điều 405 Bộ Luật TTDS, vụ việc ly hơn này có yếu tố
nước ngồi.
Chú ý: Khi nào câu hỏi, hỏi về Vụ việc thì sử dụng luật Tố Tụng Dân sự.
3/ Anh A là người mang hai quốc tịch một quốc tịch nước X, quốc tịch nước Y, cư
trú làm ăn trên lãnh thổ Việt Nam, theo pháp luật Việt Nam quan hệ thừa kế này có yếu tố
nước ngồi khơng?

2



Design
by Tai Vo

Trả lời: Căn cứ vào điều 758 Bộ luật dân sự 2005 quan hệ thừa kế này có yếu tố
nước ngoài.
4/ Anh A là người nước mang 2 quốc tịch 1 nước X và 1 nước Việt Nam theo pháp
luật Việt Nam quan hệ thừa kế này có yếu tố nước ngồi khơng?
Trả lời: Căn cứ vào điều 758 Bộ luật Dân sự 2005, giao dịch dân sự này có yếu tố
nước ngồi.
2. XÁC ĐỊNH THUỘC THẨM QUYỀN XÉT XỬ CHUNG HAY THẨM QUYỀN
XÉT XỬ RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM
Khái niệm về thẩm quyền xét xử chung/riêng của Tòa án
Thẩm quyền xét xử chung
Theo quan điểm của Việt Nam, đối với 1 vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài nào nếu
thuộc thẩm quyền xét xử chung thì ngồi
việc Tịa án Việt Nam thụ lý, thì Tịa án
nước ngồi cũng có quyền thụ lý tùy đương
sự nộp đơn tại đâu.

Thẩm quyền xét xử riêng biệt
Theo quan điểm của Việt Nam, một vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài nào thuộc
thẩm quyền xét xử riêng biệt theo pháp luật
Việt Nam thì chỉ Tịa án Việt Nam mới có
thẩm quyền thụ lý, Tịa án nước ngồi
khơng được phép thụ lý.


Theo nguyên tắc trước khi xem xét có thuộc thẩm quyền xét xử chung,hay thẩm
quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam chúng ta sẽ qua các bước sau:
1. Xem xét có yếu tố nước ngồi hay không? ( khoản 2 điều 405, Bộ luật TTDS).
2. Xem xét vụ/việc dân sự đó có thuộc thẩm quyền Tịa án Việt Nam hay khơng?
(Điều 25- điều 32, Bộ luật TTDS).
3. Xem xét vụ/ việc dân sự thuộc thẩm quyền cấp nào? ( Điều 33 – Điều 36, bộ
luật TTDS)
4. Xét thẩm quyền chung hay thẩm quyền riêng ( Điều 410 & Điều 411, Bộ luật
TTDS)
Xem xét thẩm quyền chung /riêng: Căn cứ vào 2 điều 410 & 411 Bộ luật TTDS.
Thẩm Quyền Xét Xử Chung
(Điều 410, Bộ Luật TTDS)

Thẩm Quyền Xét Xử Riêng Biệt Của TAVN
(Điều 411, Bộ luật TTDS)

1.Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi được xác định theo chương III của
Bộ luật này, trừ trường hợp chương này có
qui định khác.
2.Tịa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi trong các
trường hợp sau đây:

1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau
đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của
Tòa án Việt Nam:
a) Vụ án dân sự có liên quan đến tài sản là bất
động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển
mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi
nhánh tại Việt Nam;
3


Design
by Tai Vo

a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngồi có
trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ
quan quản lý chi nhánh, văn phịng đại diện
tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơng dân nước ngồi, người
không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống
lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự
về yêu cầu đòi cấp dưỡng, xác định cha
mẹ;
c) Nguyên đơn là cơng dân nước ngồi,
người khơng quốc tịch cư trú, làm ăn sinh
sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc
dân sự yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác
định cha mẹ;
d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra
trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất
một trong các đương sự là cá nhân , cơ
quan tổ chức, nước ngoài;
đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà

căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy
ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều
là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và
nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt
Nam;
e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà
việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp
đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị
đơn là công dân Việt Nam.

c) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công
dân nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch, nếu
cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh
thổ Việt Nam.
2. Những Việc dân sự có yếu tố nước ngồi sau
đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của
Tòa án Việt Nam;
a) Xác định một sự kiện pháp lý, nếu có sự kiện
xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Tuyên bố cơng dân nước ngồi, người khơng
quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất
năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn sinh
sống ở Việt Nam và việc Tuyên bố đó có liên quan
đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh
thổ Việt Nam;
c) Tun bố cơng dân nước ngồi, người khơng
quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt
Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó

là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết
và việc tun bố đó là căn cứ để tuyên bố một
người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên
quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên
lãnh thổ Việt Nam;
d) u cầu Tịa án Việt Nam tun bố cơng dân
Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tun bố đó có
liên quan đén việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ
trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Cơng nhận tài sẩn có trên lãnh thổ Việt Nam là
vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người
đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh
thổ Việt Nam.

3. CHỌN LUẬT ÁP DỤNG
Chọn luật áp dụng ta cần tiến hành 2 nội dung sau:
+ Chọn luật hình thức: Khi tịa án Việt Nam thụ lý vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi thì sẽ tiến hành theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Điều luật cần kiểm tra: Khoản 2
điều 3 bộ luật tố tụng dân sự: “ Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải
quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế đó”.
+ Chọn luật nội dung: ta sẽ đi tìm những qui định cụ thể để giải quyết vấn đề
tình huống đưa ra. Nếu vụ việc liên quan đến lĩnh vực nào thì ta sử dụng luật đó để tìm
qui định giải quyết.
4


Design
by Tai Vo


Ví dụ: Vụ việc cần giải quyết liên quan đến hơn nhân gia đình thì ta sử dụng luật
hơn nhân gia đình để tìm qui định để giải quyết ta có thể tìm được các qui định này trong
chương VIII của luật hơn nhân gia đình 2014 (từ điều 121 đến điều 130). Lưu ý: nếu
tìm được điều luật giải quyết vấn đề 1 cách rõ ràng trong luật hơn nhân gia đình thì chỉ
nêu cơ sở pháp lý của luật hơn nhân gia đình, khơng nêu thêm cơ sở pháp lý của Bộ luật
dân sự.
+ Trường hợp vụ việc dân sự mang yếu tố nước ngoài là những vụ việc như: thừa
kế có yếu tố nước ngồi, hợp đồng có yếu tố nước ngồi, xác định năng lực hành vi dân
sự, năng lực pháp lực có yếu tố nước ngồi,… thì ta sử dụng bộ luật dân sự để tìm qui
định giải quyết vấn đề, xem Phần thứ bảy của bộ luật dân sự 2005 ( từ điều 758 – điều
777).
4. Giải quyết xung đột pháp luật
Trước khi đi vào phần giải quyết xung đột pháp luật luật ta cần làm rõ các vấn đề:
- Xung đột pháp luật là hiện tượng có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời được
đem ra áp dụng để giải quyết vấn đề tư pháp quốc tế.
- Thành phần quy phạm của tư pháp quốc tế: có 2 loại qui phạm điều chỉnh về quan
hệ tư pháp quốc tế
+ Qui phạm thực chất (điều chỉnh trực tiếp): là loại qui phạm qui định trực tiếp
giải quyết triệt để vấn đề. Qui phạm thực chất có 2 loại:
Qui phạm thực chất thống nhất nằm trong điều ước quốc tế;
Qui phạm thực chất do từng quốc gia xây dựng.
+ Qui phạm xung đột ( điều chỉnh gián tiếp): là loại qui phạm quyết định điều
chỉnh gián tiếp mang tính chất hướng dẫn – mang tính chất dẫn chiếu hay nói cách khác
là đưa ra nguyên tắc chọn luật. qui phạm xung đột có 2 loại:
Qui phạm xung đột thống nhất nằm trong điều ước quốc tế;
Qui phạm xung đột do từng quốc gia xây dựng nằm trong pháp luật quốc
gia.
Chúng ta sử dụng các hệ thuộc (nguyên tắc) để chọn luật cho các qui định xung đột.
Các hệ thuộc cơ bản ( các nguyên tắc cơ bản) chọn luật.
( Lưu ý: Việt Nam chỉ áp dụng 6 hệ thuộc trong 7 hệ thuộc sau, Việt Nam không áp dụng

hệ thuộc luật của nước người bán)
4.1 Hệ thuộc luật nhân thân
Hệ thuộc này có 2 dạng:
5


Design
by Tai Vo

- Hệ thuộc luật quốc tịch: chọn luật của các nước mà đương sự mang quốc tịch để
áp dụng ( Ví dụ: khoản 1 điều 761 BLDS 2005, khoản 1 điều 763 BLDS 2005,…)
- Hệ thuộc luật nơi cư trú: chọn luật của nước mà đương sự đang cư trú.(điều 772
BLDS 2005, khoản 2 Điều 763 BLDS 2005,…)
Áp dụng 2 hệ thuộc này để giải quyết các vấn đề sau:
Các vấn đề về nhân thân
Các vấn đề về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự
Các vấn đề thừa kế tài sản là động sản
Các vấn đề về hơn nhân gia đình
Ngoại lệ: có 2 trường hợp ( luật quốc tịch)
+ Đối với người không quốc tịch
+ Đối với người 2 quốc tịch hay nhiều quốc tịch.
Giải quyết ngoại lệ: mỗi nước có cách giải quyết ngoại lệ khác nhau, còn pháp luật
Việt Nam giải quyết điều này tại điều 760 Bộ Luật dân sự 2005)
4.2 Hệ thuộc luật quốc tịch cho pháp nhân
Chọn luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch để giải quyết vấn đề sau:
- Vấn đề tư cách chủ thể của pháp nhân: ( ví dụ: Khoản 1 điều 761 BLDS, khoản 1
điều 765 BLDS 2005…)
- Vấn đề tài sản của pháp nhân: ( ví dụ: khoản 3 điều 766 BLDS 2005,…)
4.3 Hệ thuộc luật Tòa án
Áp dụng pháp luật của nước có Tịa án có thẩm quyền để giải quyết vấn đề tố tụng

là chủ yếu ( Ví dụ: khoản 3 điều 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004)
Lưu ý: trường trường hợp Điều ước quốc tế có qui định khác
4.4 Hệ thuộc luật nơi có vật
Vật ở đâu sẽ áp dụng luật của nước nơi có vật để giải quyết các vấn đề sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng tài sản ( ví dụ: Khoản 2 điều 767 BLDS 2005,…)
- Định danh tài sản ( ví dụ: khoản 3 điều 766 BLDS 2005,..)
Ngoại lệ: Tài sản đang trên đường vận chuyển thì áp dụng pháp luật của nước nơi
tài sản chuyển đến ( ví dụ: khoản 2 điều 766 BLDS 2005).
Tài sản quốc gia thì áp dụng pháp luật của chính quốc gia đó ( đối với tài sản của
quốc gia nằm ngoài lãnh thổ).
4.5 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi
Hành vi được thực hiện ở đâu thì áp dụng pháp luật ở đó. Hệ thuộc này có 3 dạng:
6


Design
by Tai Vo

- Hệ thuộc luật nơi kí kết hợp đồng: áp dụng pháp luật của nơi kí kết hợp đồng để
giải quyết vấn đề về hình thức của hợp đồng.( ví dụ: Khoản 1 điều 770 BLDS 2005,..)
- Hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng: Hợp đồng được thực hiện ở đâu thì áp
dụng pháp luật của nước đó. ( Ví dụ: khoản 1 điều 769 BLDS 2005,..)
- Hệ thuộc luật nơi có hành vi vi phạm pháp luật: chọn luật của nước nơi có hành
vi vi phạm pháp luật để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.( ví dụ: khoản 1
điều 773 BLDS 2005,…)
4.6 Hệ thuộc luật của nước người bán ( Việt Nam không áp dụng hệ thuộc này)
Áp dụng pháp luật của nước bên bán
4.7 Hệ thuộc luật các bên kí kết hợp đồng tự chọn: Chọn luật của nước mà các
bên kí kết hợp đồng thỏa thuận, lựa chọn. ( Ví dụ: khoản 1 điều 769 BLDS 2005).
5.Xác định năng lực pháp luật của cá nhân là người nước ngoài

5.1 Xác định người nước ngoài
Căn cứ khoản 2 điều 3 nghị định 138/2006: “Người nước ngồi” là người khơng
có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngồi và người không quốc
tịch.
5.2 Cách xác định năng lực pháp luật của cá nhân là người nước ngoài
Để xác định năng lực pháp luật của người nước ngoài căn cứ vào điều 761 bộ luật
dân sự, và điều 6 nghị định 138/2006.
Khi xác định năng luật pháp luật của người nước ngồi cần lưu ý người đó đang cư trú
tại đâu.
Phân tích điều 761:
Khoản 1: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo
pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
Nghĩa là, năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài sẽ được xác định theo
pháp luật của nước mà người đó đang có quốc tịch và người đó đang cư trú tại nước
người đó mang quốc tịch, khơng đang cư trú trên lãnh thổ việt nam.
Khoản 2: Người nước ngồi có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân
Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định
khác.
Nghĩa là, người nước ngoài sẽ được xác định năng lực pháp luật dân sự bằng pháp
luật Việt Nam như công dân Việt Nam, và điều này xảy ra khi người nước ngoài đang cư
trú trên lãnh thổ Việt Nam.

7


Design
by Tai Vo

Do điều 761 mang tính chất khái quát cho làm rõ sự việc nên khi muốn xác định vấn đề
năng lực pháp luật của người nước ngoài ta cần xem điều 6 nghị định 136/2006 để được

hướng dẫn chi tiết.

Phân tích điều 6 nghị định 138/2006
Khoản 1: Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
người nước ngoài được xác định theo Điều 761 của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16
của Bộ luật dân sự
Trong khoản 1 có 2 nội dung:
Thứ nhất, là sẽ áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân là người nước ngoài theo điều 761 : áp dụng pháp luật của nước người đó mang
quốc tịch khi người đó khơng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, là áp dụng pháp luật Việt Nam để xác định năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là người nước ngoài khi cá nhân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Khoản 2: Trong trường hợp người nước ngồi khơng có quốc tịch hoặc có hai hay
nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của
người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 6
Nghị định này.
Trong khoản 2 dẫn chiếu đến các điều luật: 760 BLDS, Điều 5, K1 điều 6 Nghị
định 138/2006.
Điều 760 BLDS: Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước
ngồi có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài
1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngồi là
cơng dân thì pháp luật áp dụng đối với người khơng quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó
cư trú; nếu người đó khơng có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngồi là cơng
dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngồi có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là

pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự;
8


Design
by Tai Vo

nếu người đó khơng cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp
luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công
dân.

Thực chất qui định tại điều 760 chỉ được áp dụng khi người nước ngồi là
người khơng quốc tịch hoặc người 2 quốc tịch đang cư trú ở nước ngồi, khơng đang
cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra khoản 2 điều 6 nghị định 138/2006. Dẫn chiếu đến khoản 1 điều 6 nghị
định 138/2006 là để áp dụng cho trường hợp người nước ngoài là người không quốc
tịch hoặc nhiều quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy tóm lại vấn đề khi xác định năng luật pháp luật dân sự của người nước
ngoài ta cần lưu ý :
Nếu người nước ngồi khơng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng pháp
luật của nước mà người đó mang quốc tịch khoản 1 điều 761 BLDS.
Nếu người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng pháp
luật Việt Nam theo Khoản 1 điều 6 Nghị định 138/2006.
Nếu người nước ngồi là người khơng quốc tịch hoặc có 2 quốc tịch trở lên mà
đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam theo khoản 2 điều
6 và khoản 1 điều 6 nghị định 138/2006 ( K2 đ 6 đẫn chiếu tới khoản 1 điều 6)
Nếu người nươc ngồi là người khơng quốc tịch hoặc 2 quốc tịch mà không cư
trú trên lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng điều 760 BLDS, hoặc điều 5 áp dụng pháp luật
nước ngoài để xác định năng luật pháp luật dân sự .
Ví dụ :

A khơng quốc tịch cư trú tại Viêt Nam thì áp dụng khoản 2 điều 6 và khoản 1
điều 6 nghị định 138/2006 thì sẽ áp dụng pháp luật việt nam để xác định năng luật pháp
luật dân sự của A vì A là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
B hai quốc tịch X và Y cư trú tại Việt Nam thì áp dụng khoản 2 điều 6 và khoản
1 điều 6 nghị định 138/2006 thì sẽ áp dụng pháp luật việt nam để xác định năng luật
pháp luật dân sự của A vì A là người nước ngồi đang cư trú tại Việt Nam.

9


Design
by Tai Vo

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×