Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ÁN PHÍ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.61 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

--- oOo ---

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC
CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
NHÓM 3 – AUF43


Phần 1. Nhận định
1. Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 161 BLTTDS 2015.
CSLL: BLTTDS 2015 quy định nếu các bên đương sự khơng có thoả thuận
khác hoặc Pháp luật khơng có quy định khác thì mới áp dụng đối tượng nộp chi phí
giám định theo Điều 161, suy ra, đương sự có quyền thoả thuận nộp chi phí giám định
và việc thoả thuận đó phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trong một số trường hợp Tịa án có quyền tự quyết định áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 111 BLTTDS 2015
CSLL: Một số trường hợp Tịa án có quyền tự quyết định áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời như:
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương
sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật
này có quyền u cầu Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện
pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết
yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng
cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại khơng thể khắc
phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.


Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn
chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền u
cầu Tịa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy
định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tịa án
đó.
Tịa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.
3. Mọi chi phí cho người làm chứng đều phải do đương sự chịu.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 167 BLTTDS 2015
CSLL: Không phải mọi chi phí cho người làm chứng đều phải do đương sự
chịu. Theo Điều 167 đương sự sẽ chịu những chi phí hợp lý và thực tế cho người làm
chứng.
4. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp
bảo đảm.
-

Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015

2


CSLL: Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm
thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp
cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức
tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim
khí q, đá q hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với
tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời khơng đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp

tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời từ phía người có quyền u cầu.
Cho nên người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện
biện pháp bảo đảm khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 6,7,8,11,15,16 Điều
114 BLTTDS 2015. Cịn những trường hợp khơng thuộc quy định đó thì người yêu
cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
5. Đương sự kháng cáo khơng phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
CSLL: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì
đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa trong trường hợp
Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo khơng phải chịu
án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí
dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26,
Điều 27 của Nghị quyết này.
Phần 2. Bài tập
Năm 2012 bà Nguyễn Thị Th có bán cho vợ chồng anh Trần Minh C, chị Phạm
Thị Ph gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, hai bên chốt nợ hết tổng số tiền là
75.000.000đ, vợ chồng anh C chưa trả tiền và thỏa thuận chịu lãi suất là
2%/tháng. Ngày 14/3/2012 và 25/3/2012 bà Th tiếp tục cho vợ chồng anh C, chị
Ph vay số tiền mặt tổng là 100.000.000đ có viết giấy nhận nợ với lãi suất
4.000.000đ/tháng. Tổng hai khoản nợ là 175.000.000đ, thời hạn trả hết nợ là cuối
năm 2012 (âm lịch). Đến hạn bà Th địi nhiều lần nhưng anh C, chị Ph khơng trả.
Cho đến nay anh C chưa trả nợ cho bà Thủy tiền, bà Th khởi kiện yêu cầu anh C
phải có trách nhiệm thanh toán số tiền gốc là 175.000.000đ, tiền lãi tính theo
lãi suất theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước quy định. Trường hợp anh
C trả hết tiền gốc 1 lần thì khơng tính lãi suất.
1. Anh/ Chị hãy tính tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm
trong trường hợp Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của bà Th là buộc anh C,

chị Ph trả 150.000.000 đồng.
Theo khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì Th khởi kiện và
buộc anh C, chị Ph trả 150.000.000 đồng là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự
là một số tiền nên đây là một vụ án dân sự có ngạch. Mặt khác, đây cũng khơng thuộc
các trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, khơng phải nộp tạm ứng án phí,
khơng phải chịu án phí tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị quyết này.
3


Theo khoản 2 Điều 7 và Điều 25 Nghị quyết 326/2016. Đây là tranh chấp dân
sự có giá ngạch nên mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá
ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tịa án dự tính theo giá
trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu khơng thấp
hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự khơng có giá ngạch: 50% x (5% x
175.000.000) = 4.375.000 đ và số tiền này sẽ do bà Nguyễn Thị Th trả.
- Án phí dân sự sơ thẩm:
+ Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của bà Th là buộc anh C, chị Ph trả
150.000.000 đồng nên theo điểm b tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Phụ lục A Danh mục
án phí, lệ phí tòa án tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 đối với các vụ án về tranh
chấp dân sự có giá ngạch từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì án phí
được xác định bằng 5% giá trị tài sản có tranh chấp nên mức án phí là: 150.000.000 x
5% = 7.500.000đ và số tiền này sẽ do anh C và chị Ph trả.
+ Theo Điều 6 và khoản 4 Điều 26 Nghị quyết 326/2016 Bà Th phải nộp tiền
án phí về phần Tịa án không chấp nhận: 5% x (175.000.000 – 150.000.000) =
1.250.000đ, tuy nhiên do ban đầu bà Th đã nộp tạm ứng án phí là 4.375.000 nên bây
giờ Tịa sẽ trả lại cho bà Th: 4.375.000 – 1.250.000 = 3.125.000đ .
2. Giả sử bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm
tuyên bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.
Xác định nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm?
Căn cứ Khoản 1 Điều 148 Bộ Luật TTDS 2015 thì đương sự kháng cáo ở đây

là bị đơn và trong trường hợp HĐXX phúc thẩm tuyên bác nội dung kháng cáo của bị
đơn và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm thì bị đơn sẽ chịu án phí phúc thẩm 300.000
đồng, trừ trường hợp được miễn hoặc khơng phải chịu án phí phúc thẩm.
Phần 3. Phân tích án
- Tóm tắt tình huống:
Cụ H4 và cụ T1 là vợ chồng có 7 người con. Sau khi cụ H4 chết, ơng Đ đón cụ
T1 về ở cùng. Do mâu thuẫn ơng Đ u cầu tịa án chia thừa kế theo pháp luật phần di
sản bố để lại. Toà án chấp nhận u cầu của ơng Đ. Ơng C và ơng V có đơn kháng cáo
tồn bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tồ phúc phẩm, ơng C và ông V vẫn giữ nguyên
kháng cáo; các đương sự không hoà giải được với nhau. Toà án chấp nhận kháng cáo
của ông C và ông V và sửa bản án sơ thẩm.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan
+ Nội dung kháng cáo của ông P cho rằng tịa án cấp sơ thẩm xác định
diện tích 146,1m2 đất ông đang sử dụng là đất dôi dư chưa hợp pháp là
khơng chính xác. CSPL: Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.
+ Nội dung kháng cáo của ông P cho rằng diện tích đất 42,5m2 là quyền
sử dụng hợp pháp của ơng nên khơng nhất trí trả lại đất cho cụ N. Về nội
dung này thấy rằng phần diện tích đất 42,5m2 mà ơng P đang sử dụng ở
phía sau thửa đất nhà ông là không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của
ông. Kháng cáo của ông P về nội dung này khơng có căn cứ. CSPL:
Điều 164,165,212,213 Bộ luật dân sự 2015

4


+ Bản án xác định cụ N có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất 130,6m2,
cịn diện tích đất 37,7m2 là diện tích đất dơi dư chưa hợp pháp nhưng lại
tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ N là chưa chính xác mà phải
tuyên chấp nhận 1 phần yêu cầu khởi kiện mới đúng.
+ Kháng cáo của ông P không được chấp nhận, tuy nhiên bản án sơ thẩm

bị sửa nên ông P không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. CSPL:
khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
1. Án phí dân sự là gì? Án phí dân sự phúc thẩm là gì?
Án phí dân sự là khoản tiền thu cho ngân sách nhà nước mà đương sự phải
nộp tại cơ quan thi hành án cùng cấp bao gồm án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự
phúc thẩm.
Án phí dân sự phúc thẩm là khoản tiền thu cho ngân sách nhà nước mà đương
sự có kháng cáo phải nộp nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ
thẩm bị kháng cáo
Cơ sở pháp lý: Điều 143, 148 BLTTDS 2015
2. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm được xác định như thế nào?
Do Bản án sơ thẩm bị sửa nên ông C và ông V khơng phải chịu án phí dân sự
phúc thẩm: (Căn cứ vào Khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015)
Ông Nguyễn Văn V được trả lại 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc
thẩm ông V đã nộp theo Biên lại số 0008916 ngày 18/12/2018 của Chi cục Thi hành
án dân sự huyện tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Ơng Nguyễn Văn C được trả lại 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc
thẩm ông C đã nộp theo Biên lại số 0008917 ngày 18/12/2018 của Chi cục Thi hành
án dân sự huyện tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
3. Xác định nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm trong trường hợp TA cấp
phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.
Căn cứ theo khoản 2 điều 29 NQ 326/2016 thì trường hợp Tịa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan
đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tịa
án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định
tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26, Điều 27 của Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14.
4. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm có phụ thuộc vào lý do sửa án hay không.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 29 NQ 326/2016 thì trường hợp Tồ án cấp phúc

thẩm sửa bản án sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản
án khơng phải chịu án phí phúc thẩm, có thể hiểu là nếu trường hợp sửa bản án mà
không liên quan đến đương sự kháng cáo thì vẫn phải chịu án phí phúc thẩm
→ Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp này có phụ thuộc vào lý
do sửa bản án.
5. Trong trường hợp các đương sự kháng cáo cùng nội dung thì xác định nghĩa
vụ chịu án phúc thẩm dân sự khi TA cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm như thế
nào.

5


Trong trường hợp các đương sự kháng cáo cùng nội dung thì xác định nghĩa vụ
chịu án phúc thẩm dân sự khi TA cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm sẽ xảy ra 2 trường
hợp:
Nếu nội dung phần các đương sự cùng kháng cáo mà bị Toà án cấp phúc thẩm
giữ nguyên thì đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm. Ở đây các đương sự
đều kháng cáo nội dung giống nhau thì cả hai cùng chịu mức án phí.
CSPL: khoản 1 điều 148 BLTTDS 2015; khoản 1 điều 29 NQ
326/2016/UBTVQH14.
Nếu nội dung phần các đương sự cùng kháng cáo mà được Toà án sửa bản án
phần nội dung đó thì đương sự kháng cáo khơng phải chịu án phí phúc thẩm. Ở đây
các đương sự đều kháng cáo nội dung giống nhau thì cả hai đều khơng phải chịu mức
án phí.
CSPL: khoản 2 điều 148 BLTTDS 2015; khoản 2 điều 29 NQ
326/2016/UBTVQH14.
6. Trong trường hợp các đương sự kháng cáo khác nội dung thì xác định nghĩa
vụ chịu án phúc thẩm dân sự trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản
án


thẩm
như
thế
nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 BLTTDS năm 2015 nếu Tòa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo khơng phải
chịu án phí phúc thẩm – bất luận việc sửa bản án, quyết định sơ thẩm có liên quan đến
nội dung đương sự kháng cáo hay không. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn của Nghị
quyết số 326/2016/UBTVQH14 đã thu hẹp lại theo hướng chỉ có đương sự kháng cáo
liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa mới không phải chịu án phí
phúc thẩm (trừ trường hợp được miễn hoặc khơng phải chịu án phí phúc thẩm). Nói
cách khác, đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu phần bản án, quyết
định sơ thẩm bị sửa không liên quan đến đương sự kháng cáo.
Như vậy, trong trường hợp các đương sự kháng cáo khác nội dung mà phần bản
án, quyết định kháng cáo bị sửa có liên quan đến đương sự kháng cáo thì đương sự
khơng phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Tịa án cấp phúc thẩm sửa bản án
sơ thẩm.

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×