Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.32 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG LỘC

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MƠ HÌNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ SẢN PHẨM CHỨNG KHỐN HĨA
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG LỘC

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MƠ HÌNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ SẢN PHẨM CHỨNG KHỐN HĨA
TẠI VIỆT NAM
CHUN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THÀNH LÂN

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2011



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Ngân hàng cùng Thầy
Cô các bộ môn khác của trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã giảng dạy và hướng
dẫn suốt thời gian học tập vừa qua.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả trân trọng cảm ơn T.S Lê Thành
Lân, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và
hồn thành khóa luận này.
Nguyễn Quang Lộc


i

LỜI MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Năm 2008, thế giới đối mặt với 04 cuộc khủng hoảng lớn: khủng hoảng tài
chính, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực và khủng hoảng môi
trường. Mỗi cuộc khủng hoảng đều để lại những hậu quả nặng nề. Suy đến cùng,
cuộc khủng hoảng tài chính khởi đầu từ Phố Wall (Mỹ) và lan rộng ra khắp thế
giới gây hậu quả nặng nề và tàn khốc nhất. Nguyên nhân chính xuất phát từ những
sản phẩm chứng khốn hóa của các “ngân hàng đầu tư” với lịch sử hình thành,
phát triển lâu đời và nhiều kinh nghiệm như Lehman Brothers, Merrill Lynch,
Citigroup,…Với dòng sản phẩm chứng khốn hóa từng một thời đóng góp lớn cho
sự tăng trưởng và phát triển của những ngân hàng này, nay lại là nguyên nhân
chính dẫn đến sự khủng hoảng của chính nó.
Suốt nội dung luận văn, “ngân hàng đầu tư” được nhận thức đúng theo bản
chất của chủ thể này đang hoạt động tích cực trên thị trường vốn, khác xa ngân
hàng thương mại Việt Nam có tên gọi tắt là BIDV.
Vào tháng 9/2009, Cơng ty chứng khốn ngân hàng Sài Gịn Thương Tín
quyết định chuyển đổi hoạt động theo mơ hình “ngân hàng đầu tư”, một sự trở lại

đầy hứa hẹn của mơ hình ngân hàng này tại Việt Nam.
Nhân cơ hội này, đề tài nghiên cứu sản phẩm chứng khốn hóa – một sản
phẩm chính của “ngân hàng đầu tư” để có thể áp dụng vào Việt Nam sau này. Đó
là lý do để chúng tơi chọn đề tài “Khả năng ứng dụng mơ hình ngân hàng đầu
tư và sản phẩm chứng khốn hóa tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học
kinh tế của mình.
2- Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nhắm đến một số mục tiêu được liệt kê sau đây
+ Xem xét tổng quan mơ hình ngân hàng đầu tư và các nghiệp vụ chính cốt lõi.
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động và quản lý rủi ro của ngân hàng đầu
tư.


ii

+ Nghiên cứu sản phẩm chứng khốn hóa và quy trình chứng khốn hóa được thực
hiện như thế nào, hiệu quả huy động vốn ra sao.
+ Tìm hiểu thực trạng thị trường tài chính Việt Nam khi bắt đầu chấp nhận sự hoạt
động trở lại của “ngân hàng đầu tư”. Thơng qua những số liệu phân tích, đánh giá
vai trị và tiềm năng của “ngân hàng đầu tư” trong quá trình phát triển hệ thống tài
chính của Việt Nam trong thời gian tới.
+ Đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựng khung pháp lý rõ ràng, chặt chẽ; thành
lập các cơng ty định mức tín nhiệm hay Hiệp hội thị trường nhằm từng bước tạo
điều kiện cho mơ hình “ngân hàng đầu tư” phát triển tại Việt Nam, tránh những rủi
ro tiềm ẩn, hạn chế tối đa tư tưởng vì lợi nhuận mà bất chấp, gây ảnh hưởng cho
toàn hệ thống tài chính của quốc gia.
3- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng, thống kê, mô tả, dự báo,
đúc kết kinh nghiệm để làm sáng tỏ các luận điểm. Nguồn dữ liệu được sử dụng là
nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ các tạp chí chun mơn và internet đáng tin cậy.

4- Bố cục bài luận gồm 03 chương:
Chương 1: “Tổng quan về ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khốn
hóa”.
Chương 2: “Thực trạng mơ hình ngân hàng đầu tư và chứng khốn hóa
trên thế giới và tại Việt Nam”.
Chương 3: “Giải pháp ứng dụng mơ hình ngân hàng đầu tư cùng sản phẩm
chứng khốn hóa tại Việt Nam”.
Q trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến đề
tài, tuy nhiên sẽ khơng tránh được những thiếu sót và mong nhận được sự đóng
góp chân thành của quý Thầy Cô.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ kinh tế “Khả năng ứng dụng mơ hình
ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khốn hóa tại Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi.
Những nội dung, số liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh
mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
TP.HCM, ngày 20 tháng 9 năm 2011

Nguyễn Quang Lộc


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Gốc tiếng Anh (nếu có)

Diễn giải thuật ngữ


ABS

Asset Backed Securities

Chứng khốn nợ có tài sản làm đảm bảo

AIG

American International Group

Công ty bảo hiểm của Mỹ AIG

ATC

At the close

Giá đóng cửa

ATO

At the open

Giá mở cửa

CAR

Capital Adequacy Ratio

Hệ số an toàn vốn


CBO

Collateralised Bond Obligation

Trái phiếu có trái phiếu làm đảm bảo

CDO

Collateralised Debt Obligation

Trái phiếu có khoản nợ làm đảm bảo

CDS

Credit default Swap

Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng

CLO

Collateralised Loan Obligation

Trái phiếu có danh mục cho vay thương
mại làm đảm bảo

Collateralised Mortgage

Trái phiếu có danh mục cho vay thế chấp


Obligation

nhà ở làm đảm bảo

CNTT

N/A

Công nghệ thơng tin

CTCK

N/A

Cơng ty chứng khốn

DN

N/A

Doanh nghiệp

DNNN

N/A

Doanh nghiệp nhà nước

FAS


Financial Accounting Standard

Chuẩn mực kế toán Mỹ

FASB

Financial Accounting Standard

Ủy ban chuẩn mực kế toán Mỹ

CMO

Board
FDI

Foreign Direct Investment

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm trong nước

IAS

International Accounting

Chuẩn mực kế toán quốc tế


Standard
IMF

International Monetary Funds

Quỹ tiền tệ quốc tế

M&A

Merge & Acquisition

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

MBS

Mortgage Backed Securities

Chứng khoán nợ có tài sản thế chấp đảm
bảo


MPT

Mortgage Pass Through

Trái phiếu có thế chấp mua nhà đảm bảo

NĐT


N/A

Nhà đầu tư

NHTM

N/A

Ngân hàng thương mại

NHTM VN N/A

Ngân hàng thương mại Việt Nam

OTC

Over-The-Counter

Thị trường giao dịch phi tập trung

PAC

Planed Amortisation Class

Trái phiếu phát hành có lịch thanh tốn
tương đối cố định

SPV

Special Purpose Vehicle


Cơng ty có mục đích đặc biệt

TAC

Target Amortisation Class

Trái phiếu phát hành có lịch thanh tốn
tương đối cố định

TMCP

N/A

Thương mại cổ phần

TPCP

N/A

Trái phiếu chính phủ

TPDN

N/A

Trái phiếu doanh nghiệp

TTCK


N/A

Thị trường chứng khoán

UBS

Union Bank of Switzerland

Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ)

USD

US dollar

Đô la Mỹ

VND

VN dong

Đồng Việt Nam

XHCN

N/A

Xã hội chủ nghĩa

WTO


World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại các dòng sản phẩm đầu tư theo tính chất biến động giá...........9
Bảng 1.2: Phân loại các dòng sản phẩm đầu tư theo lịch sử phát triển...................10
Bảng 1.3: So sánh lợi ích đối với chủ thể tạo lập tài sản........................................19
Bảng 2.1: Quy mô hoạt động chứng khốn hóa (Mỹ)............................................25
Bảng 2.2: Quy mơ nghiệp vụ ngân hàng đầu tư tồn cầu.......................................28
Bảng 2.3: Quy mơ hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập, 2006......................29
Bảng 2.4: Quy mơ doanh thu rịng của 5 ngân hàng đầu tư độc lập, 2006.............30
Bảng 2.5: Chi phí của 5 ngân hàng đầu tư độc lập, 2006.......................................30
Bảng 2.6: Quy trình chứng khốn hóa cho vay thế chấp mua nhà..........................54
Bảng 2.7: Tỷ trọng trái phiếu và cổ phiếu so với GDP Việt Nam...........................61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Mơ hình hoạt động chứng khốn hóa.....................................................15
Hình 1.2: Ví dụ về lộ trình thời gian thực hiện chứng khốn hóa...........................16
Hình 2.1: Bức tranh mới về ngân hàng đầu tư tồn cầu.........................................39
Hình 2.2: Mơ hình chứng khốn hóa CMO...........................................................46
Hình 2.3: Mơ hình đóng gói trái phiếu CDO.........................................................48
Hình 2.4: Mơ hình chứng khốn hóa tổng hợp.......................................................52
Hình 2.5: Mối quan hệ rủi ro tín dụng trong chứng khốn hóa nợ dưới chuẩn ... 55
Hình 2.6: Tỷ trọng cổ phiếu và trái phiếu so với GDP...........................................62
Hình 2.7: Tỷ trọng trái phiếu so với GDP của các nước trong khu vực..................63
Hình 2.8: Thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2010.............................................64
Hình 3.1: Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm.........81



Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

MỤC LỤC
Dan
h
mục
các
thuật
ngữ
viết
tắt
Dan
h
mục
bảng
biểu
D
a
n
h
m

c
b
i


u
đ

,


h

1.1- Khái niệm ngân hàng đầu tư.............................................

ì

1.2- Các nghiệp vụ chính...........................................................

n

1.2.1- Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư
(Investment Banking)............................................................

h

1.2.2- Nghiệp vụ đầu tư (Sales & Trading)............................


1.2.3- Nghiệp vụ nghiên cứu (Research)................................

n

1.2.4- Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn
(Merchant Banking)...............................................................


h
L

1.2.5- Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment
Management).........................................................................



1.2.6- Nghiệp vụ nhà mơi giới chính (Prime
Brokerage).............................................................................

i

1.3- Các dịng sản phẩm đầu tư................................................

1.3.1- Phân theo tính chất thanh tốn.....................................
m

1.3.2- Phân theo tính chất biến động giá................................



1.3.3- Phân theo lịch sử phát triển..........................................

1.4- Chứng khốn hóa...............................................................
đ

1.4.1- Khái niệm....................................................................




1.4.2- Thực chất chứng khốn hóa.........................................

u

1.5- Quy trình chứng khốn hóa..............................................

Chương 1:

1.5.1- Bước 1: Thành lập cơng ty có mục địch
đặc biệt..................................................................................

TỔNG
QUAN VỀ
NGÂN
HÀNG
ĐẦU TƯ
VÀ SẢN
PHẨM
CHỨNG
KHỐN
HĨA........................................................................................................................


1.5.2- Bước 2: Bán tài sản tài chính cho cơng ty có mục đích đặc biệt.............12
1.5.3- Bước 3: Th cơng ty quản lý................................................................ 13
1.5.4- Bước 4: Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng.............14
1.5.5- Bước 5: Cơng ty có mục đích đặc biệt phát hành trái phiếu có tài sản
đảm bảo............................................................................................................ 15

1.5.6- Bước 6: Quản lý dịng tiền tương lai của cơng ty có mục đích đặc
biệt và thanh toán gốc và lãi cho các trái chủ................................................... 15
1.5.7- Các điều kiện giúp quy trình chứng khốn hóa thành cơng....................17
1.6- Lợi ích và chi phí của việc chứng khốn hóa.............................................. 18
1.6.1- Đối với chủ thể tạo lập tài sản................................................................18
1.6.1.1- Lợi ích...........................................................................................18
1.6.1.2- Chi phí........................................................................................... 19
1.6.2- Đối với ngân hàng đầu tư....................................................................... 20
1.6.3- Đối với nhà đầu tư................................................................................. 20
1.7- Mối quan hệ giữa ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khốn hóa.......20
1.7.1- Lịch sử hình thành................................................................................. 20
1.7.2- Mối quan hệ giữa ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khốn hóa.......22
Kết luận chương 1................................................................................................ 23
Chương 2: THỰC TRẠNG MƠ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
CHỨNG KHỐN HĨA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM...................24
2.1- Quy mơ chứng khốn hóa............................................................................ 24
2.2- Các ngân hàng đầu tư.................................................................................. 25
2.2.1- Các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới................................................... 25
2.2.2- Bảng xếp hạng ngân hàng đầu tư........................................................... 26
2.3- Quy mơ tồn cầu của hoạt động ngân hàng đầu tư.................................... 27
2.3.1- Quy mô nghiệp vụ ngân hàng đầu tư...................................................... 27
2.3.2- Kết quả hoạt động thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính...........................28


2.3.3- Chi phí thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính............................................ 30
2.4- Xu hướng phát triển của ngân hàng đầu tư............................................... 31
2.4.1- Q trình tồn cầu hóa........................................................................... 31
2.4.2- Các sản phẩm mới.................................................................................. 32
2.4.3- Ứng dụng công nghệ thông tin............................................................... 33
2.4.4- Các quy định pháp lý mới...................................................................... 34

2.5- Ngân hàng đầu tư trong khủng hoảng tài chính tại Mỹ (2007-2009)........35
2.5.1- Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ............................................................35
2.5.2- Hậu quả đối với ngân hàng đầu tư.......................................................... 37
2.5.3- Mơ hình hoạt động cho ngân hàng đầu tư.............................................. 37
2.5.4- Bức tranh mới về ngân hàng đầu tư....................................................... 38
2.6- Các loại sản phẩm chứng khốn hóa........................................................... 40
2.6.1- Trái phiếu có danh mục cho vay thế chấp mua nhà làm tài sản đảm
bảo (MBS)....................................................................................................... 41
2.6.2- Chứng khốn hóa tín dụng mua nhà trên chuẩn..................................... 41
2.6.2.1- Rủi ro thanh toán sớm................................................................... 42
2.6.2.2- Ảnh hưởng của thanh toán sớm..................................................... 42
2.6.2.3- Trái phiếu MPT............................................................................. 43
2.6.2.4- Trái phiếu CMO............................................................................. 44
2.6.2.5- Trái phiếu CMO thế hệ mới........................................................... 46
2.6.2.6- Trái phiếu có các danh mục rủi ro tín dụng làm tài sản đảm bảo
(CDO)......................................................................................................... 47
a- Động lực hình thành trái phiếu CDO................................................. 47
b- Cách thức đóng gói trái phiếu CDO..................................................48
2.6.2.7- Trái phiếu ABS.............................................................................. 49
a. Chứng khốn hóa danh mục phải thu thẻ tín dụng............................. 49
b. Chứng khốn hóa danh mục cho vay trả góp mua ô tô......................50
2.6.2.8- Trái phiếu CLO và CBO................................................................ 51
2.6.2.9- Chứng khốn hóa tổng hợp (Synthetic Securitisation)...................51


2.6.3- Chứng khốn hóa tín dụng dưới chuẩn...................................................53
2.6.3.1- Tín dụng dưới chuẩn (sub-prime mortgage)...................................53
2.6.3.2- Rủi ro tín dụng trong chứng khốn hóa nợ dưới chuẩn..................53
2.6.3.3- Chứng khốn hóa và cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ...............55
a. Nguồn gốc của khủng hoảng............................................................. 56

b. Bùng nổ tín dụng dưới chuẩn............................................................. 56
c. Khủng hoảng dây chuyền.................................................................. 58
2.7- Thực trạng và tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam..........................59
2.7.1- Thực trạng về thị trường vốn Việt Nam.................................................59
2.7.2- Phân tích cơ cấu vốn trong nền kinh tế.................................................. 60
2.7.3- Tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam............................................. 62
2.7.4- Định hướng hoạt động theo mơ hình ngân hàng đầu tư của CTCK
ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank–SBS)......................................... 64
2.7.4.1- Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức............................ 64
2.7.4.2- Định hướng hoạt động theo mô hình Ngân hàng đầu tư.................66
Kết luận chương 2................................................................................................ 69
Chương 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MƠ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
CÙNG SẢN PHẨM CHỨNG KHỐN HĨA TẠI VIỆT NAM......................70
3.1- Khả năng ứng dụng sản phẩm chứng khốn hóa tại Việt Nam................70
3.1.1- Về mức độ phát triển của các nền kinh tế lớn......................................... 70
3.1.2- Môi trường kinh tế, xã hội Việt Nam..................................................... 71
3.1.3- Khả năng du nhập sản phẩm chứng khốn hóa vào thị trường tài
chính Việt Nam................................................................................................ 72
3.2- Các giải pháp ứng dụng mơ hình ngân hàng đầu tư cùng sản phẩm
chứng khốn hóa tại Việt Nam........................................................................... 75
3.2.1- Xây dựng khung pháp lý........................................................................ 75


3.2.2- Quy định chặt chẽ việc tham gia vốn qua lại giữa các doanh nghiệp
(holding).......................................................................................................... 76
3.2.3- Chuyển một số công ty chứng khoán thành ngân hàng đầu tư đúng
nghĩa................................................................................................................ 77
3.2.4- Thành lập các cơng ty định mức tín nhiệm và xếp hạng tín dụng...........79
3.2.5- Phát triển thị trường trái phiếu............................................................... 83
3.2.6- Thành lập Hiệp hội thị trường trái phiếu................................................ 84

3.2.7- Giải pháp cho công cụ phái sinh............................................................. 85
3.2.7.1- Quy định về giới hạn và giá mua...................................................85
3.2.7.2- Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch tài chính phái sinh.....86
3.2.7.3- Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa (sang tay) rủi ro trên các thị
trường quốc tế.............................................................................................86
3.2.7.4- Mở cửa thị trường cho tất cả các định chế triển khai giao dịch
phái sinh.....................................................................................................86
3.2.7.5- Cơng khai, minh bạch thơng tin.....................................................87
3.2.7.6- Hồn thiện những quy định tài chính kế tốn liên quan, nâng
cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh.............................................87
Kết luận chương 3................................................................................................ 89
Kết luận................................................................................................................ 90


Danh mục tài liệu tham khảo


- 18 -

Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ SẢN PHẨM CHỨNG
KHỐN HĨA
1.1- Khái niệm ngân hàng đầu tư
Theo quan điểm truyền thống, ngân hàng đầu tư được hiểu là một chủ thể
“trung gian” với chức năng chính là tư vấn và huy động nguồn vốn trên thị trường
vốn cho các khách hàng (bao gồm doanh nghiệp và chính phủ). Các nguồn vốn
trên thị trường vốn mang tính chất trung và dài hạn trong khi các nguồn vốn ngắn
hạn thường được huy động trên thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng
thương mại.
Để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp luôn cần các nguồn vốn, đặc biệt

các nguồn vốn trung và dài hạn. Các chính phủ cũng cần huy động các nguồn vốn
nhàn rỗi để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, phát triển cơ sở hạ tầng, y tế,
giáo dục, văn hóa, thậm chí để đảo các khoản nợ cũ nay đến hạn thanh toán.
Ngân hàng đầu tư giúp doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành các loại
chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn cần thiết. Chứng khốn phát hành có
thể bao gồm cổ phiếu (chứng khoán vốn) hoặc trái phiếu (chứng khoán nợ). Do
vậy, ngân hàng đầu tư đóng vai trị trung gian quan trọng trên thị trường vốn.
Ngày nay, ngân hàng đầu tư mở rộng nghiệp vụ sang các lĩnh vực khác và
kinh doanh đa dạng lấy nghiệp vụ đầu tư truyền thống làm cốt lõi. Các mảng kinh
doanh chính của một ngân hàng đầu tư hiện đại, ngoài nghiệp vụ phát hành chứng
khoán và tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, cịn có hoạt động đầu tư (sales
& trading), nghiên cứu (research), quản lý đầu tư (investment management), ngân
hàng bán bn (merchant banking) và nghiệp vụ nhà mơi giới chính (prime
brokerage).


Về cơ bản, ngân hàng đầu tư giống một công ty chứng khoán nhưng phát
triển cao với nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn, được gọi tắt trong tiếng Anh là
“I-bank” (Investment bank).
1.2- Các nghiệp vụ chính của ngân hàng đầu tư
Có nhiều cách phân loại các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư. Mỗi ngân
hàng đầu tư có cách phân loại và gọi tên các sản phẩm của mình khác nhau. Một
ngân hàng có thể thay đổi cách phân loại và gọi tên các sản phẩm của mình theo
thời gian cho phù hợp cơ cấu tổ chức hoặc vì mục đích thương mại. Về cơ bản,
ngân hàng đầu tư thường phân biệt các mảng nghiệp vụ sau.
1.2.1- Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking)
Nghiệp vụ này có cùng tên gọi “ngân hàng đầu tư”, theo truyền thống lâu
đời cũng là lý do hình thành nên ngân hàng đầu tư. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư
truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách
hàng, là các nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp, với chứng khoán nợ (trái phiếu) và

chứng khoán vốn (cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi).
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dần được mở rộng sang tư vấn mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. Nghiệp vụ này sử
dụng kiến thức chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, thành sự nối dài của
nghiệp vụ phát hành chứng khoán huy động vốn. Dịch vụ tư vấn M&A bao gồm tư
vấn mua bán, sáp nhập, thành lập liên doanh, liên minh chiến lược, thoái vốn đầu
tư và tư vấn chiến lược chống lại các cuộc thơn tính thù nghịch.
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư mang về các khoản phí tư vấn và bảo lãnh phát
hành (phí phát hành) khổng lồ cho ngân hàng và tạo cơ sở bán chéo sản phẩm
khác. Khách hàng của mảng dịch vụ này chủ yếu là doanh nghiệp, quỹ đầu tư, nhà
đầu tư có tổ chức, chính phủ và chính quyền địa phương.
Đối với chứng khốn vốn, phí phát hành thường là 3%-5% tổng số vốn huy
động. Do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, phí phát hành có xu hướng thu hẹp.
Với tư vấn M&A, phí thường 1%-1,5% giá trị giao dịch. Với giá trị giao dịch lớn


thì tỷ lệ phần trăm phí giảm thấp. Dịch vụ này có ít rủi ro và dù giao dịch thành
hay bại, ngân hàng đầu tư đều thu một khoản phí nhất định. Chính vì vậy, hoạt
động tư vấn tài chính doanh nghiệp là sân chơi chung của các ngân hàng đầu tư,
các cơng ty tư vấn tài chính lớn trên thế giới như các cơng ty kiểm tốn. Dịch vụ
ngân hàng đầu tư được coi là hoạt động cốt lõi của ngân hàng đầu tư.
1.2.2- Nghiệp vụ đầu tư (Sales & Trading)
Nếu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư diễn ra trên thị trường sơ cấp thì nghiệp vụ
đầu tư diễn ra trên thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ đầu tư bao gồm môi giới và đầu
tư. Nghiệp vụ môi giới được áp dụng cho các chứng khoán niêm yết (bao gồm cả
sản phẩm phái sinh niêm yết như hợp đồng tương lai hay quyền chọn), trong đó
ngân hàng đầu tư làm trung gian nhận lệnh và khớp lệnh cho khách hàng. Nghiệp
vụ đầu tư bao gồm đầu tư cho khách hàng với chức năng tạo thanh khoản thị
trường mà ở đó ngân hàng đầu tư giữ vai trị là nhà tạo lập thị trường và nghiệp vụ
tự doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá chứng khoán. Hoạt động đầu tư chịu

nhiều rủi ro do ngân hàng mang vốn của mình ra kinh doanh.
Hoạt động đầu tư tự doanh chịu rủi ro cao hơn so với đầu tư tạo thanh
khoản. Nghiệp vụ này áp dụng cho cả chứng khoán niêm yết và khơng niêm yết.
Nhân viên đầu tư tìm kiếm lợi nhuận theo biến động giá bằng cách chủ động giữ
trạng thái sản phẩm (“trường” hoặc “đoản”) và đánh cược với biến động của thị
trường. Thời hạn nắm giữ sản phẩm có thể từ ngắn đến dài hạn, tùy theo chiến
thuật đầu tư. Hoạt động đầu tư thường gắn liền với bộ phận bán hàng. Nhân viên
bán hàng là những người tiếp thị, duy trì quan hệ với các khách hàng lớn để đưa
họ tới nhân viên đầu tư. Chính vì thế bộ phận này có tên đầy đủ trong tiếng Anh là
“Sales & Trading” (Bán hàng và kinh doanh).
1.2.3- Nghiệp vụ nghiên cứu (Research)
Nhân viên nghiên cứu theo dõi tình hình dao động của chứng khốn trên thị
trường để giúp nhà đầu tư quyết định mua bán kịp thời. Các nghiên cứu rất đa
dạng, từ kinh tế vĩ mô, ngành, chiến thuật đầu tư đến từng sản phẩm, là cơ sở giúp


nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn. Nghiệp vụ nghiên cứu cũng bao gồm việc
xây dựng, phát triển các cơng cụ phân tích và quản lý danh mục đầu tư cho khách
hàng.
Nghiệp vụ nghiên cứu không trực tiếp tạo doanh thu nhưng tăng cường chất
lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh, hỗ trợ các hoạt động khác của ngân hàng
đầu tư. Việc nghiên cứu còn tăng cường tính thanh khoản của các chứng khốn, do
đó thúc đẩy việc mua bán, tạo doanh thu cho khối đầu tư. Hoạt động nghiên cứu
cũng giúp việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp trở nên dễ dàng hơn,
đặc biệt đối với các chứng khốn có tính thanh khoản tốt, được thị trường ưa
chuộng săn đón.
1.2.4- Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (Merchant Banking)
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một loại nghiệp vụ đầu tư chủ yếu nhắm
vào các sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế là sản phẩm đầu tư không truyền
thống (cổ phiếu và trái phiếu), bao gồm đầu tư bất động sản, cho vay sử dụng địn

bẩy tài chính (leveraged finance), các thỏa thuận tín dụng lớn như cho vay hợp
vốn, tài trợ và đồng tài trợ dự án.
Ngoài ra, đầu tư vốn tư nhân (private equity) thuộc dịng sản phẩm chứng
khốn vốn, là việc ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm
năng để phát triển làm tăng giá trị thơng qua tái cơ cấu tài chính và hoạt động.
Việc đầu tư này có thể được thực hiện từ giai đoạn khởi nghiệp đến các giai đoạn
trưởng thành và phát triển của doanh nghiệp.
Hai hình thức thơng dụng của nghiệp vụ đầu tư vốn tư nhân là đầu tư mạo
hiểm (venture capital) và đầu tư mua doanh nghiệp thông qua địn bẩy tài chính.
Q trình đầu tư sẽ kết thúc khi thối vốn thơng qua niêm yết doanh nghiệp được
đầu tư lên thị trường chứng khoán hoặc bán cho bên thứ ba.
Theo cách ít thơng dụng hơn, ngân hàng đầu tư đầu tư vào cơng ty niêm
yết, sau đó tiến hành thoái sàn (de-list) để trở lại doanh nghiệp chưa niêm yết,
nhằm hạn chế sự quan tâm của công chúng và của các cơ quan giám sát thị trường.


Sau quá trình phát triển và tái cơ cấu lại, ngân hàng đầu tư sẽ thoái vốn đầu tư theo
cách thơng thường là tái niêm yết lên sàn chứng khốn. Ngân hàng đầu tư vừa
thực hiện đầu tư vốn tư nhân cho bản thân ngân hàng và cho khách hàng thông qua
nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư vốn tư nhân (private equity fund).
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là hoạt động tự doanh chịu rủi ro cao. Với
các sản phẩm thay thế, thời hạn nắm giữ thường dài hơn so với nghiệp vụ đầu tư
vào chứng khoán truyền thống.
1.2.5- Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment Management)
Quản lý đầu tư ngày càng trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của
ngân hàng đầu tư nhờ mức độ rủi ro thấp và thu nhập ổn định. Quản lý đầu tư có
thể phân thành nghiệp vụ quản lý tài sản và nghiệp vụ quản lý gia sản. Quản lý tài
sản bao gồm quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư cho các khách hàng tổ
chức.
Ngày nay, quỹ đầu tư đã phát triển đa dạng, hình thành các loại quỹ đầu tư

khác nhau với mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng. Các loại quỹ đầu tư thơng dụng bao gồm quỹ tương hỗ, quỹ
hưu trí, quỹ đầu cơ, quỹ đầu tư vốn tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và một số loại
quỹ khác.
Quản lý gia sản hay dịch vụ ngân hàng cá nhân (private banking) là một
khái niệm mới hình thành trong vài thập niên gần đây với dịch vụ tư vấn và quản
lý tài sản cho khách hàng là cá nhân và gia đình giàu có. Sự gia tăng về thu nhập
của dân cư tại nhiều quốc gia nhờ tồn cầu hóa đã hình thành nên một tầng lớp
người giàu, làm cơ sở để phát triển dịch vụ quản lý gia sản.
Để tăng tính cạnh tranh với mục tiêu trở thành đại siêu thị tài chính, cung
cấp cho khách hàng danh mục dịch vụ đa dạng, ngân hàng đầu tư xây dựng mảng
kinh doanh quản lý đầu tư cho riêng mình, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho
ngân hàng qua mọi biến động của thị trường.
1.2.6- Nghiệp vụ nhà mơi giới chính (Prime Brokerage)


Nghiệp vụ nhà mơi giới chính được dịch từ các thuật ngữ tiếng Anh như
“Prime Brokerage”, “Capital Market Prime Services”, “Global Clearing Services”
hay “Prime Securities Services”. Nghiệp vụ này xuất hiện từ thập niên 1980 song
chỉ phát triển mạnh từ những năm cuối thập niên 1990 và gần đây được tách riêng
theo sự lớn mạnh của các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư có tổ chức.
Quỹ đầu cơ (hedge fund) là một dạng quỹ thành viên do một số nhà đầu tư
có điều kiện (đáp ứng các tiêu chí về tài sản và kiến thức đầu tư) tham gia. Khác
với các loại quỹ thông thường, quỹ đầu cơ được sử dụng địn bẩy tài chính và có
thể tham gia vào các sản phẩm phái sinh nhiều rủi ro. Ngày nay, tại các quốc gia
phát triển, các quỹ đầu cơ đã hình thành nên một hoạt động mới: quản lý tài sản
cho những nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia với tổng số tiền đầu tư lên đến hàng
ngàn tỷ USD.
Ý tưởng hình thành nghiệp vụ nhà mơi giới chính xuất phát từ sự bất tiện
khi sử dụng cùng một lúc nhiều nhà môi giới của các quỹ đầu cơ làm phân tán các

nguồn lực trong hoạt động hỗ trợ. Các ngân hàng đầu tư lớn nhanh chóng tận dụng
thế mạnh của hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có để cung cấp dịch vụ trọn gói cho các
quỹ đầu cơ, thậm chí miễn phí một số dịch vụ hỗ trợ. Việc tập hợp các nguồn lực
này tạo tiện lợi trong hoạt động, hạn chế phân tán nguồn lực, giúp các quỹ đầu tư
có thể tập trung vào kinh doanh chính là đầu tư. Việc sử dụng nhà mơi giới chính
khơng ngăn các quỹ đầu cơ quan hệ với các nhà môi giới khác. Điều này chỉ hàm
ý các quỹ đầu tư thuê ngoài (outsource) các hoạt động không cơ bản và tập trung
xử lý giao dịch cho nhà mơi giới chính để họ thay mặt ký kết giao dịch với các nhà
môi giới khác.
Ngày nay, dịch vụ nhà mơi giới chính trở nên rất đa dạng, bao gồm dịch vụ
môi giới đầu tư cùng nhiều dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho tồn bộ vịng đời hoạt động
của một quỹ đầu cơ. Các dịch vụ này bao gồm từ việc xin giấy phép, thiết lập cơ
sở hạ tầng, cho thuê văn phòng, kêu gọi nhà đầu tư, thu xếp vốn (thông qua nghiệp
vụ repo, cho vay chứng khoán, bán và mua lại, cho vay ký quỹ), quản trị rủi ro,


quản lý dòng tiền và thanh khoản, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin, môi
giới đầu tư, thanh tốn và lưu ký chứng khốn cũng như các cơng việc kế tốn, lập
báo cáo tài chính cho các quỹ đầu cơ.
1.3- Các dịng sản phẩm đầu tư
Có nhiều cách phân loại các sản phẩm đầu tư. Sau đây là 3 cách thơng dụng
1.3.1- Phân theo tính chất thanh tốn
Theo tính chất thanh tốn, sản phẩm đầu tư cơ bản được phân thành sản
phẩm tiền mặt (cash products) và sản phẩm phái sinh (derivative products). Ngồi
ra, cịn sản phẩm vừa mang tính chất tiền mặt vừa mang tính chất phái sinh. Đó là
trái phiếu cơ cấu (structured products) với tính chất lồng ghép.
Sản phẩm tiền mặt theo nghĩa rộng không phải là sản phẩm phái sinh, như
cổ phiếu, trái phiếu. Gọi là “tiền mặt” là do việc mua bán các sản phẩm này được
thanh tốn bằng tiền mặt cho tồn bộ phần gốc của sản phẩm.
Sản phẩm phái sinh, không được thanh toán tiền mặt tại thời điểm thực

hiện hợp đồng (ngoại trừ thanh tốn phí của các hợp đồng quyền chọn). Các giá trị
gốc tham chiếu (notional) đối với hợp đồng phái sinh hồn tồn mang tính chất
tượng trưng, chỉ làm cơ sở tính tốn giá trị thanh tốn khi tất tốn hợp đồng.
1.3.2- Phân theo tính chất biến động giá
Theo tính chất biến động giá, sản phẩm đầu tư được phân chia thành dịng
sản phẩm có thu nhập cố định và dịng chứng khốn vốn.
Thuật ngữ “cố định” bắt nguồn từ các trái phiếu truyền thống với cuống lãi
suất cố định. Tuy nhiên, ngày nay dòng sản phẩm này bao gồm nhiều loại sản
phẩm có thu nhập hồn tồn khơng “cố định” theo nghĩa hẹp, mà cần được hiểu
một cách linh hoạt.
Dịng sản phẩm có thu nhập cố định: bao gồm tất cả sản phẩm khơng
mang tính chất của chứng khoán vốn, tức là giá trị sản phẩm không phụ thuộc vào
sự lên xuống của thị giá cổ phiếu. Nó bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu
chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu lợi suất cao


(highyield), các chứng khốn nợ có tài sản làm đảm bảo phát hành theo nghiệp vụ
chứng khốn hóa (MBS, ABS, CLO và CDO), các sản phẩm thị trường tiền tệ
(thương phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu), các sản phẩm tài trợ vốn
(hợp đồng repo, bán và mua lại chứng khoán, cho vay chứng khoán, cho vay ký
quỹ), các hoạt động tín dụng (tài trợ dự án, cho vay đồng tài trợ), đầu tư bất động
sản, đầu tư nợ xấu.
Các sản phẩm có thu nhập cố định cũng bao gồm việc đầu tư vào sản phẩm
phái sinh và sản phẩm cơ cấu có gốc phái sinh (underlying reference) liên quan tới
lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, rủi ro tín dụng và giá hàng hóa cơ bản. Các sản
phẩm phái sinh này có thể được đầu tư riêng lẻ hoặc được cấy ghép, lai tạo ngầm
vào các sản phẩm tiền mặt hình thành nên các sản phẩm cơ cấu. Ví dụ về sản
phẩm cơ cấu như trái phiếu liên kết rủi ro lãi suất (interest rate linked note), trái
phiếu liên kết rủi ro tỷ giá (FX linked note), trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng
(credit linked note) và trái phiếu liên kết đầu tư hàng hóa cơ bản (commodity

linked note).
Dịng sản phẩm chứng khốn vốn: có giá trị biến động theo thị giá cổ
phiếu. Các sản phẩm này bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu
chuyển đổi, chứng quyền cổ phiếu (stock warrant), các sản phẩm phái sinh có gốc
phái sinh liên quan đến cổ phiếu. Các gốc phái sinh này có thể là một cổ phiếu,
một rổ các cổ phiếu hoặc một chỉ số cổ phiếu.
Tương tự các sản phẩm có thu nhập cố định, các sản phẩm phái sinh chứng
khoán vốn có thể được đầu tư riêng rẽ hoặc được cấy ghép, lai tạo ngầm hình
thành nên các sản phẩm cơ cấu như trái phiếu liên kết đầu tư cổ phiếu (equity
linked note).


×