Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRỊNH PHẠM THÙY DUNG

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 31 01 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

ĐẮK LẮK - NĂM 2022


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG HIỂN

Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
Phản biện 2: TS. Lê Văn Nghĩa


Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Địa điểm: Phòng họp 3A, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận
văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành
phố Hà Nội
Thời gian: Vào hồi 9 giờ 00 ngày 13 tháng 5 năm 2022


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi thường xuyên NSNN có vai trị quan trọng trong việc duy
trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước thực
hiện chức năng và vai trị của mình. Do đó, việc quản lý một cách
hiệu quả chi thường xuyên từ Trung ương đến địa phương là vấn đề
có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định kinh tế, đảm bảo an ninh, an
toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Buôn Ma Thuột là một thành phố miền núi, điều kiện phát triển
kinh tế khó khăn, đông đồng bào dân tộc thiểu số với các phong tục,
tập qn sản xuất cịn lạc hậu, nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu kinh tế, thu NSNN trên địa bàn chưa đủ sức cân đối cho
nhu cầu chi NSNN. Trong khi đó, chi NSNN phải đáp ứng các nhu
cầu rất đặc thù của một thành phố trong vùng Tây Nguyên như: Tỷ
trọng chi NSNN cho các dịch vụ xã hội cơ bản và chi giảm nghèo rất
lớn. Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN vẫn chưa hồn thiện,
chưa đạt được hiệu quả cao, vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế cơ bản
cần phải được khắc phục.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tôi quyết định chọn đề tài

“Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn với mong muốn đóng góp
một phần vào việc hồn thiện hơn công tác quản lý chi thường xuyên
NSNN trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách của


2

thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 - 2020 để đề
xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách thành phố trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống lý luận chung quản lý chi thường xuyên NSNN.
- Đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách thành
phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2018 - 2020.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên
ngân sách thành phố trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi không gian: thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Phạm vi thời gian: số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm
2018 - 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên lý luận về tài chính nhà nước, lý luận điều
hành bộ máy tổ chức, Luật NSNN, chính sách phát triển KT-XH của
Chính phủ cũng như của thành phố Buôn Ma Thuột trong từng giai
đoạn, chiến lược phát triển chi thường xuyên ngân sách của Sở Tài chính.


3

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần hệ thống hóa, luận giải những vấn đề lý luận về chi
thường xuyên NSNN và quản lý chi thường xuyên NSNN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN
của thành phố Buôn Ma Thuột để thấy được những tồn tại, hạn chế
cần khắc phục. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý chi thường xuyên ngân sách của thành phố.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước.

Chương 2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước giai đoạn 2018 - 2020 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Những khái niệm cơ bản về quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách
nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử
dụng các nguồn vốn NSNN để đáp ứng cho các nhiệm vụ thường
xuyên của bộ máy nhà nước.
1.1.1.2. Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
- Các khoản chi thường xun có tính liên tục, ổn định.
- Phần lớn các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước
mang tính tiêu dùng xã hội.
- Chi thường xuyên gắn liền cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước
với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà
nước trong mỗi giai đoạn.
- Hiệu quả chi thường xuyên không đánh giá cụ thể như chi cho
đầu tư phát triển.
- Chi thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên
khơng làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.

1.1.2. Chức năng của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Gồm 4 nhóm chức năng cơ bản:
- Chi quản lý hành chính nhà nước.
- Chi sự nghiệp kinh tế của nhà nước.


5

- Chi sự nghiệp văn hóa xã hội.
- Chi khác.
1.1.3. Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là q trình thực
hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng ngân sách
nhằm duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ
máy chính quyền; Quản lý từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng,
quyết toán ngân sách nhằm đảm bảo quá trình chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.
1.1.4. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ.
Thứ hai, nguyên tắc quản lý theo dự toán.
Thứ ba, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ tư, nguyên tắc hợp pháp, công khai, minh bạch.
Thứ năm, nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước.
1.1.5. Đặc điểm của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
- Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả trong việc bố trí và quản
lý các khoản chi tiêu NSNN.
- Quản lý chi thường xuyên NSNN phải gắn chặt với việc bố trí
các khoản chi thường xuyên NSNN.
- Quản lý chi thường xuyên NSNN phải kết hợp quản lý các
khoản chi ngân sách thuộc nguồn vốn nhà nước với các khoản chi

thường xuyên NSNN thuộc nguồn vốn của các thành phần kinh tế.
- Phân cấp quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN cho các
cấp chính quyền địa phương và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt


6

rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp.
1.1.6. Vai trò của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Một là, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị, phát triển KT-XH
trên địa bàn.
Hai là, góp phần điều tiết thu nhập dân cư để thực hiện công
bằng xã hội.
Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên
một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Bốn là, góp phần điều tiết giá cả chống suy thoái, lạm phát.
1.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Dự toán chi thường xuyên ngân sách là một bộ phận quan trọng
trong dự toán ngân sách, là khâu mở đầu của chu trình quản lý ngân
sách. Mục tiêu cơ bản là tính tốn đúng đắn khả năng và nhu cầu
ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và thực tiễn các chỉ
tiêu ngân sách trong kỳ kế hoạch.
- Căn cứ để lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Một là, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc
phòng an ninh và an sinh xã hội của thành phố.
Hai là, căn cứ vào quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi,
chế độ chính sách, định mức phân bổ, định mức chi tiêu hiện hành.
Ba là, căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự
tốn chi thường xun NSNN các năm trước.

- Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Bước 1. UBND tỉnh hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân


7

sách cho UBND thành phố.
Bước 2. UBND thành phố tổ chức triển khai xây dựng dự toán
NS và giao số kiểm tra cho các đơn vị sử dụng NSNN.
Bước 3. Các đơn vị lập dự toán chi thường xuyên của mình.
Bước 4. UBND thành phố (giao cho phịng Tài chính - Kế
hoạch) làm việc với các đơn vị về dự tốn chi thường xun; kế tốn
tổng hợp và hồn chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách.
Bước 5. UBND thành phố trình thường trực HĐND cùng cấp
xem xét cho ý kiến về dự toán chi thường xuyên ngân sách.
Bước 6. Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND thành phố,
UBND cùng cấp hồn chỉnh lại dự tốn và gửi Sở Tài chính.
Bước 7. Sở Tài chính tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với
các đơn vị trực thuộc; tổng hợp và hồn chỉnh dự tốn chi thường
xun của ngân sách thành phố.
Bước 8. Sở Tài chính giao dự tốn ngân sách chính thức cho
UBND thành phố.
Bước 9. UBND thành phố chỉnh lại dự toán ngân sách gửi đại
biểu HĐND cùng cấp trước phiên họp của HĐND thành phố về dự
toán ngân sách; HĐND thành phố thảo luận và quyết định dự toán
ngân sách.
Bước 10. UBND thành phố giao dự toán cho các đơn vị sử dụng
ngân sách trực thuộc; thực hiện cơng khai dự tốn ngân sách thành phố.
1.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
- Khái niệm chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước:

Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá
trình tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính, hành chính nhằm biến


8

các chỉ tiêu chi NSNN theo dự toán được giao thành việc cấp và sử
dụng NSNN trong thực tiễn.
- Yêu cầu chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
- Thực hiện quản lý, cấp phát kinh phí theo đúng quy định hiện
hành về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi.
- Bảo đảm việc quản lý, sử dụng và cấp phát kinh phí theo dự
tốn được duyệt.
- Nội dung chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện đã có
trong dự tốn ngân sách được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cấp có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách quyết định chi.
1.2.3. Quyết tốn chi thường xun ngân sách nhà nước
Cơng tác quyết tốn các khoản chi thường xun là q trình
nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau
một kỳ chấp hành dự toán.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước
Mục tiêu của thanh tra chi thường xuyên NSNN nhằm ngăn
ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý
chi thường xuyên NSNN.
1.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước
Thứ nhất, các tiêu chí liên quan đến kinh phí hoạt động thường

xuyên của bộ máy chính quyền địa phương một cách đầy đủ và kịp thời.


9

Thứ hai, các tiêu chí liên quan đến kinh phí đảm bảo thời gian
giao dự tốn bổ sung kinh phí thực hiện các đề án, nhiệm vụ phát
sinh trong năm được cấp có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện.
Thứ ba, các tiêu chí liên quan đến kinh phí đảm bảo thẩm tra
phân bổ kịp thời dự toán cho các đơn vị sử dụng dự toán để thực hiện
nhiệm vụ chuyên mơn được cấp có thẩm quyền giao thực hiện.
Thứ tư, các tiêu chí liên quan đến kinh phí đảm bảo tỷ lệ giảm
số vụ sai sót, vi phạm pháp luật trong chu trình ngân sách chi thường
xuyên của các đơn vị dự toán năm dự toán so với năm trước.
Thứ năm, các tiêu chí liên quan đến kinh phí giảm tỷ lệ chuyển
nhiệm vụ chi sang năm sau thực hiện so với dự toán được giao trong năm.
Thứ sáu, các tiêu chí liên quan đến kinh phí giảm tỷ lệ dự tốn
bị huỷ do khơng thực hiện được nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ đã thực
hiện nhưng cịn thừa dự tốn so với dự toán được cấp đầu năm.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước
1.4.1. Nhân tố khách quan
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.1.3. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về
quản lý chi ngân sách nhà nước
1.4.1.4. Điều kiện về nguồn lực tài chính cơng
1.4.1.5. Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập
1.4.2. Nhân tố chủ quan
1.4.2.1. Cơ chế quản lý tài chính

1.4.2.2. Tổ chức bộ máy của thành phố về quản lý chi ngân sách
nhà nước


10

1.4.2.3. Năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ chuyên môn của
đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước
1.4.2.4. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý chi thường
xuyên NSNN
1.4.2.5. Sự phối hợp với kho bạc nhà nước và cơ quan chức năng
1.5. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước ở một số địa phương và bài học cho thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước ở một số địa phương
1.5.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
1.5.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
1.5.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước ở thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk


11

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan về thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Bn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 37.718 ha
chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk, là thủ phủ
vùng Tây Ngun, có vị trí phía Bắc giáp huyện Cư M’gar, phía
Nam giáp huyện Krơng Ana và Cư Kuin, phía Đơng giáp huyện
Krơng Păk, phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jut (tỉnh Đắk
Nông). Vị thế là thủ phủ vùng Tây Nguyên cùng với khí hậu ơn hịa,
tài ngun nước, khống sản phong phú tạo điều kiện cho nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển. Vị trí xa cảng biển, xa các
trung tâm kinh tế phát triển nên gây cản trở cho thu hút đầu tư.
2.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Thành phố Bn Ma Thuột đến năm 2020 có dân số 370.191
người. Gồm 40 dân tộc anh em cùng sinh sống 16% dân số toàn
thành phố, đồng bào dân tộc Ê đê chiếm số lượng lớn nhất. Thành
phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh
Đắk Lắk, có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, quốc phịng,
an ninh của vùng Tây Ngun, có vị trí chiến lược quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành phố có kết cấu hạ tầng
và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối khá.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của thành phố
Đến cuối năm 2019 cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tiến bộ; trong đó, cơng nghiệp - xây dựng chiếm 42,92%,


12

dịch vụ 52,95%, nông - lâm nghiệp 4,13%; thu nhập bình quân đầu

người đạt 77,92 triệu đồng/năm; 95% gia đình khu vực nội thành và
56,12% gia đình khu vực ngoại thành sử dụng nước sạch. Theo thống
kê hiện nay, diện tích đất cây xanh cơng cộng khu vực nội thị là
217,22 ha, đạt tỷ lệ 8,88 m2/người, diện tích đất cây xanh toàn thành
phố 663,64 ha, tỷ lệ đất cây xanh đô thị đạt 19,02 m2/người.
2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước giai
đoạn 2018 - 2020 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước giai
đoạn 2018 - 2020 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1.1. Thực trạng thu - chi ngân sách nhà nước của thành phố
Buôn Ma Thuột
Tổng thu ngân sách địa phương năm 2019 trên địa bàn đạt
5.410.030 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2018. Đến năm 2020
tổng thu đã đạt 5.720.850 triệu đồng, tăng 5,7% so với năm 2019.
Đối với chi ngân sách, NSNN giai đoạn 2018 - 2020 có sự biến
động tăng chi ngân sách của thành phố Buôn Ma Thuột. Cụ thể: Năm
2019, tổng chi ngân sách là 8.083.000 triệu đồng, tăng 50% so với
cùng kỳ năm 2018. Đến năm 2020, tổng chi ngân sách là 7.300.550
triệu đồng, giảm 9,6% so với năm 2019.
Bảng 2.1. Tổng thu - chi ngân sách nhà nước của thành phố
Buôn Ma Thuột giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng thu ngân sách

2019/2018 2020/2019
Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ
lệch (%) lệch (%)
4.564.620 5.410.030 5.720.850 0,19 19 0,06 5,7


Tổng chi ngân sách

5.400.230 8.083.000 7.300.550

Nội dung

2018

2019

2020

0,5

50

(0,09) (9,6)

Nguồn: [14]; [15]; [16].


13

2.2.1.2. Đánh giá thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà
nước của thành phố Buôn Ma Thuột
Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên NSNN nhằm kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và khắc phục
tình trạng mất cân đối ngân sách do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế;
các cơ quan, ban ngành thụ hưởng NSNN trên địa bàn thành phố đã
tăng cường quản lý chi tiêu công, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định,

thực hiện tốt việc tiết kiệm, chống lãng phí và cơng khai minh bạch
ngân sách nhà nước.
2.2.1.3. Quy mô, cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước
của thành phố Buôn Ma Thuột
Trong cơ cấu chi thường xuyên tại thành phố Buôn Ma Thuột, chi
cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất, tỷ
trọng khoảng 42% - 44% tổng chi ngân sách thường xuyên của thành
phố Buôn Ma Thuột. Khoản chiếm lớn thứ 2 trong tổng chi thường
xuyên của thành phố là khoản chi quản lý hành chính, Đảng, Đồn thể
với mức chi luôn ổn định trong khoảng 17% đến 19% tổng mức chi
thường xuyên ngân sách thành phố. Chi sự nghiệp kinh tế giai đoạn
2018 - 2020 đứng thứ 3 trong tổng chi thường xuyên ngân sách thành
phố. Tỷ trọng chi đảm bảo xã hội tăng dần và chiếm từ 10% - 12%.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.2.2.1. Thực trạng phân cấp và tổ chức bộ máy quản lý chi
ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột
- Thực trạng phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Thẩm quyền ngân sách thành phố: HĐND thành phố quyết định
dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán; điều chỉnh dự


14

toán và giám sát thực hiện ngân sách; UBND thành phố: lập dự toán
và xây dựng phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên, dự toán
điều chỉnh và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, Sở Tài chính.
- Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành
phố Bn Ma Thuột:
+ Phịng Tài chính - Kế hoạch thành phố.

+ Kho bạc nhà nước thành phố.
+ UBND các xã, phường và đơn vị sử dụng ngân sách thành phố.
2.2.2.2. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
thành phố Bn Ma Thuột
Trong dự tốn chi thường xuyên, dự toán chi cho sự nghiệp giáo
dục - đào tạo và dạy nghề chiếm tỷ trọng lớn, dao động từ 42 - 47%
trong tổng chi thường xuyên giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020.
Dự toán chi quản lý hành chính, Đảng, Đồn thể chiếm tỷ trọng lớn
thứ hai trong chi thường xuyên và tăng nhanh qua các năm, năm
2018 là 460.260 triệu đồng, đến năm 2020 là 690.033 triệu đồng
(tăng 1,49 lần), chiếm tỷ trọng từ 15 - 16% tổng số dự tốn chi
thường xun. Ngồi nguyên nhân tăng giá, dự toán khoản chi này
tăng nhanh cho thấy cải cách hành chính ở thành phố Bn Ma
Thuột chưa có tác động tích cực về phương diện giảm chi phí quản lý
hành chính.
2.2.2.3. Chấp hành dự tốn chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại thành phố Buôn Ma Thuột
Trong giai đoạn 2018 - 2020, thực hiện chi thường xuyên đã bám
sát với số dự toán. Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã triển khai
các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng


15

kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản như: Ban hành Quy chế quản lý và
sử dụng xe ô tô, định mức phân bổ và sử dụng văn phòng phẩm. Tuy
nhiên, thực tế chấp hành dự toán chi thường xuyên cũng cịn nhược
điểm là chênh lệch giữa dự tốn và thực hiện cịn cao. Các khoản chi
vượt dự tốn lớn là chi sự nghiệp y tế, chi đảm bảo xã hội.
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân

sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Thực
hiện

Thực
hiện

Thực
hiện

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)

Chi thường xuyên, trong đó: 3.264.210 100 4.488.044 100 4.686.182 100
Chi quốc phòng - an ninh


302.540

Chi SN kinh tế

410.234 12,6 480.980 10,7 490.022 10,5

Chi SN GD-ĐT & DN

9,3

355.080

7,9

370.205

7,9

1.420.250 43,5 1.990.803 44,4 2.003.424 42,7

Chi SN y tế

256.232

7,8

460.760 10,3 450.253

9,6


Chi SN VH-TT-DL

169.784

5,2

230.655

5,1

250.078

5,3

Chi SN khoa học - công nghệ

29.367

0,9

34.252

0,8

35.428

0,8

Chi bảo đảm xã hội


87.760

2,7

135.453

3,1

129.960

2,8

Chi QLHC, Đảng, Đoàn thể

557.938 17,1 764.823

17

922.467 19,7

Chi khác

30.105

0,8

34.345

0,9


35.238

0,7

Nguồn: [14]; [15]; [16].
2.2.2.4. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
thành phố Buôn Ma Thuột
Báo cáo quyết toán hàng năm đã phản ánh đầy đủ, rõ ràng các


16

hoạt động chi thường xuyên và được lập từ cơ sở đến cơ quan quản lý
tài chính thành phố, đảm bảo nguyên tắc cân đối thu - chi NSĐP và
theo niên độ NS. Tuy nhiên, việc kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí
của các đơn vị, địa phương chưa được thực hiện thường xuyên, thường
dồn vào thời điểm quyết toán nên gây quá tải thời điểm, chất lượng
kiểm tra vì thế chưa cao.
Bảng 2.5. Kết quả kiểm sốt chi qua Kho bạc nhà nước
thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2018 - 2020
Năm

Số chứng từ không đủ
điều kiện thanh toán

Số tiền từ chối thanh
toán (triệu đồng)

2018


122

325

2019

115

263

2020

90

210
Nguồn: [17]; [18]; [19].

Bảng 2.5 cho thấy, trong giai đoạn 2018 - 2020, KBNN đã từ
chối thanh tốn 327 món với tổng số tiền là 798 triệu đồng. Nguyên
nhân từ chối chủ yếu là do: Sai mục lục ngân sách, sai dự toán, sai
định mức chi và thiếu thủ tục hồ sơ theo quy định.
2.2.2.5. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột
Công tác thanh tra đã kịp thời phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế,
yếu kém trong quản lý chi thường xuyên ở từng lĩnh vực và đã kiến
nghị xử lý đối với nhiều tập thể và cá nhân có hành vi sai phạm, kiến
nghị các cấp, các ngành có liên quan khắc phục các hạn chế, yếu kém
và chấn chỉnh, sửa đổi bổ sung một số cơ chế, chính sách cho phù
hợp với thực tiễn địa phương.



17

2.3. Đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên được
thực hiện rõ ràng.
- Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi
vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt.
- Cơ cấu chi ngân sách từng bước đổi mới.
2.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết tốn chi NSNN
có sự đan xen, lồng ghép, làm mất tính chủ động của các cấp chính
sách bên dưới.
Thứ hai, phương thức lập và phân bổ dự toán chủ yếu dựa vào
kiểm soát chi phí các yếu tố đầu vào theo niên độ từng năm một mà
không theo kết quả đầu ra.
Thứ ba, chi ngân sách vẫn xảy ra tình trạng chi ngồi kế hoạch
theo cơ chế “xin cho”.
Thứ tư, hiệu suất công việc trong khu vực công thấp.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành thường
xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao.
2.3.3. Những nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc
ngân sách nhiều năm.
Hai là, các văn bản pháp luật về NSNN chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.



18

Ba là, các hướng dẫn và đánh giá chi NSNN còn lỏng lẻo.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Áp dụng cứng nhắc mơ hình lập ngân sách truyền thống.
- Cơng tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tại một số
đơn vị của thành phố cịn bị coi nhẹ, trình độ đội ngũ cán bộ và lập
dự toán chưa sâu.
- Tính chấp hành dự tốn chi thường xun ngân sách nhà nước
chưa nghiêm và định mức dự tốn chi cịn quá thấp.
- Về quyết toán chi thường xuyên ngân sách: Năng lực đội ngũ
cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính chưa đồng đều.
- Năng lực trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý
về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN cịn nhiều bất cập.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các văn bản pháp
luật mới về NSNN chưa sâu sắc.


19

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Buôn
Ma Thuột
Mục tiêu thành phố Buôn Ma Thuột cụ thể đến năm 2030, tốc

độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2030
trên 13,5%. Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ 66,62%; công nghiệp và xây
dựng 30,38%. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hằng năm trên
12%. Quy mô dân số khoảng 550.000 người.Tỷ lệ bao phủ dịch vụ
cấp nước sạch khu vực đô thị đạt 100%. Tỷ lệ qua đào tạo trên 75%
và qua đào tạo nghề trên 55%.
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Buôn Ma Thuột
Một là, quản lý chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo kinh phí
kịp thời cho thành phố thực hiện các nhiệm vụ KT-XH trên địa bàn.
Hai là, thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch
vụ cho xã hội.
Ba là, thực hiện lập được kế hoạch ngân sách trung hạn nhằm bao
quát được kế hoạch tài chính trong 3 năm.
Bốn là, từng bước hiện đại hóa ngân sách và kế tốn nhà nước
bằng quản lý thơng tin tích hợp, kế tốn dồn tích do KBNN thực hiện.
3.2. Giải pháp hồn thiện quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk


20

3.2.1. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi thường xuyên ngân
sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột
UBND thành phố Buôn Ma Thuột khi thực hiện giao dự toán
cho các đơn vị trực thuộc, cần thiết phải phân khai chi tiết đến từng
đơn vị để KBNN phối hợp kiểm tra tổng dự toán được UBND giao
phải khớp đúng với số chi tiết cho từng đơn vị.
3.2.2. Hoàn thiện cơng tác chấp hành dự tốn chi thường
xun ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột

Tổ chức triển khai thật tốt cơ chế khốn chi hành chính đối với
các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp khơng có thu; có cơ chế tự
chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu; triển khai, thực hiện
quy chế cơng khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế dân chủ.
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quyết toán chi thường xuyên ngân
sách nhà nước của thành phố Bn Ma Thuột
Phịng Tài chính - Kế hoạch, KBNN và đơn vị sử dụng ngân
sách cần phối hợp kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán, kế toán trong
năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN
nơi giao dịch, rà soát các khoản thu, nộp kịp thời vào NSNN.
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột
Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc lập dự tốn thu, chi NSNN:
Hồn thiện mối quan hệ phối hợp và phân định rõ trách nhiệm,
quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra ngân
sách từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.


21

3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình
độ chun mơn của cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước
Hoàn thiện quản lý nhà nước nói chung và hồn thiện quản lý
chi NSNN nói riêng phải lấy con người làm trung tâm, có tính quyết
định đến mọi yếu tố để đạt hiệu quả trong quản lý chi NSNN.
3.2.6. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính hoạt động chi thường xuyên
Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho hoạt động chi thường
xun có thể thực hiện bằng cách đa dạng hóa nhà cung ứng dịch vụ
hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện cho ngành giáo dục, y tế, văn hóa,

thể dục thể thao có thể tận dụng nhiều nguồn lực từ khu vực tư nhân
để phát triển.
3.2.7. Nâng cao hiệu quả các khoản chi sự nghiệp
3.2.7.1. Đối với khoản chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
3.2.7.2. Đối với khoản chi sự nghiệp y tế
3.2.7.3. Đối với khoản chi khoa học - công nghệ
3.2.7.4. Đối với khoản chi hành chính nhà nước
3.2.7.5. Đối với các khoản chi sự nghiệp khác
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành Trung ương
Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương cần sớm chỉnh sửa Luật
NSNN, có hướng cụ thể vào việc áp dụng khung chi tiêu trung hạn
và thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Xây dựng môi
trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khơng khoan nhượng. Hồn
thiện hệ thống Luật Tài chính để đặt nền móng pháp lý cho quá trình
huy động và phân phối các nguồn tài chính.


22

3.3.2. Đối với HĐND và UBND tỉnh Đắk Lắk
Cần hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách phù hợp
với định hướng đổi mới quản lý chi thường xuyên NSNN, chú trọng
tới quyền và trách nhiệm tự chủ tài chính của các đơn vị sử dụng
ngân sách và các nguồn tài chính.
Cần cụ thể hóa các văn bản chính sách, chế độ hướng dẫn định
mức chi tiêu dự toán chi thường xuyên làm cơ sở quản lý, áp dụng
đối với các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh.
Thiết lập hệ thống cơ chế lập kế hoạch ngân sách theo khn
khổ trung hạn và lập dự tốn chi thường xuyên NSNN trên cơ sở

khuôn khổ chi tiêu trung hạn.


23

KẾT LUẬN
Chi thường xuyên là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu chi
NSNN, là công cụ để quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN thành phố là một nội
dung trọng tâm trong quản lý chi NSNN phải đảm bảo tính cơng
khai, minh bạch, chặt chẽ và đúng với quy định của pháp luật. Mặt
khác, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN thành phố Buôn Ma
Thuột gặp phải những khó khăn khơng nhỏ. Để ổn định và phát triển
nguồn thu - chi ngân sách là thách thức đang đặt ra đối với thành
phố, địi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chi
NSNN thành phố nói chung và cơng tác quản lý chi thường xun
NSNN thành phố nói riêng. Cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách thành phố Buôn Ma Thuột địi hỏi phải có những giải pháp để
nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách thành phố,
từng bước ổn định và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tuy
nhiên, nguồn ngân sách có giới hạn, cần tăng cường việc thẩm định
dự toán, quyết toán chi thường xuyên để chính quyền ra các quyết
định chi tiêu đúng đắn góp phần thực hiện tiết kiệm và bảo đảm chi
có hiệu quả các hoạt động chi thường xun.Hồn thiện công tác
quản lý chi thường xuyên ngân sách thành phố là một q trình lâu
dài và gặp khơng ít khó khăn, địi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân,
từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Nhiệm vụ chi thường xuyên có tác
động to lớn đến hầu hết mọi hoạt động của địa phương.



×