Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-----˜˜˜-----

NGUYỄN VĂN ĐOÀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC
SINH
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƯƠNG
THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THƠNG 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-----˜˜˜-----

NGUYỄN VĂN ĐOÀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC
SINH
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƯƠNG
THEO U CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THƠNG 2018


Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN HÙNG


HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Nguyễn Văn Đồn, học viên cao học đang học tập tại Học viện
Quản lý Giáo dục, Khóa 23 (2020 -2022), là tác giả Đề tài luận văn thuộc vấn
đề Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo Chương trình
giáo dục 2018. Những nội dung nghiên cứu trong Luận văn của tác giả là đảm
bảo tính độc lập nghiên cứu và tham khảo theo qui định bởi những cơng trình
mà các tác giả trước đó đã cơng bố.

Tác giả

Nguyễn Văn Đồn


ii
LỜI CẢM ƠN

Tác giả tỏ lời tri ân sâu sắc đến quý lãnh đạo các Phòng, Khoa Quản lý,

Phòng Đào tạo Sau đại học Học viện Quản lý giáo dục; Lãnh đạo và chuyên
viên Phòng giáo dục và Đào tạo; Ban giám hiệu, tập thể Hội đồng các trường
tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang, Hải Dương đã giúp tôi trong 2 năm
học tập, thực hiện Đề tài luận văn.
Xin gửi tới gia đình, bạn bè, người thân yêu cùng thầy giáo - cán bộ
Khoa học TS. Phạm Xuân Hùng, người hướng dẫn tơi nghiên cứu, hồn thành
Luận văn. Trân trọng tỏ lịng biết ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Đồn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.....................................................................
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018.......................................................................................
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................
1.1.1. Nghiên cứu HĐTN học sinh tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018...........6
1.1.2. Nghiên cứu quản lý HĐTN ở trường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
.............................................................................................................................................................. 7
1.1.3. Định hướng nghiên cứu mới của Đề tài........................................................................................ 9

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...................................................................
1.2.1. Năng lực học sinh......................................................................................................................... 9
1.2.2. Học tập trải nghiệm.................................................................................................................... 11
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học........................................................................................ 13
1.2.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm................................................................................................... 14

1.3. Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo yêu cầu chương
trình giáo dục phổ thông 2018...........................................................................
1.3.1. Vận dụng tháp học tập Edgar Dale để thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm...........................15
1.3.2. Điểm mới và mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ
thơng 2018.......................................................................................................................................... 17
1.3.3. Chương trình, nội dung và u cầu hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học theo chương trình giáo
dục phổ thơng 2018............................................................................................................................. 18


iv
1.3.4. Qui trình, hình thức thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo yêu cầu chương
trình giáo dục phổ thông 2018............................................................................................................. 22
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học theo u cầu
chương trình giáo dục phổ thơng 2018................................................................................................ 24

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học theo

yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018...............................................
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học theo yêu cầu chương
trình giáo dục phổ thơng 2018............................................................................................................. 25
1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học theo u cầu chương
trình giáo dục phổ thơng 2018............................................................................................................. 27
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục
phổ thông 2018................................................................................................................................... 29
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo yêu cầu chương trình
giáo dục phổ thơng 2018..................................................................................................................... 31
1.4.5. Xây dựng điều kiện đảm bảo hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo u cầu chương trình
giáo dục phổ thơng 2018..................................................................................................................... 31

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học
sinh trường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018
.............................................................................................................................
1.5.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD............................................................................................. 32
1.5.2. Năng lực của đội ngũ giáo viên................................................................................................... 33
1.5.3. Nhận thức của cha mẹ học sinh.................................................................................................. 33
1.5.4. Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính......................................................................................... 34
1.5.5. Khả năng khai thác các điều kiện hiện có ở địa phương..............................................................34

Tiểu kết Chương 1.............................................................................................................
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO
HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI
DƯƠNG THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
2018.....................................................................................................................................
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương...........................................................................................................
2.1.1. Về qui mô phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học...................................................................36
2.1.2. Về chất lượng giáo dục tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương...........................................36

2.1.3. Tiềm năng về giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. .37

2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát.........................................................................
2.2.1. Mục đích khảo sát...................................................................................................................... 38
2.2.2. Phạm vi đối tượng khảo sát........................................................................................................ 38
2.2.3. Công cụ và nội dung khảo sát..................................................................................................... 39


v
2.2.4. Xử lý số liệu khảo sát.................................................................................................................. 40

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT
2018.....................................................................................................................
2.3.1. Nhận thức những điểm mới về mục tiêu, yêu cầu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp
tiểu học trong chương trình GDPT 2018............................................................................................... 41
2.3.2. Thực hiện nội dung HĐTN cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
theo yêu cầu chương trình GDPT 2018................................................................................................. 46
2.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương theo yêu cầu CT GDPT 2018........................................................................................ 47
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
theo yêu cầu CT GDPT 2018................................................................................................................. 49

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu
học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình
GDPT 2018..........................................................................................................
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018...............................................................................51
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, Hải
dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018..................................................................................... 52

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, Hải
dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018..................................................................................... 54
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, Hải
dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018..................................................................................... 55
2.4.5. Khai thác và sử dụng nguồn lực đảm bảo HĐTN cho các trường tiểu học huyện Bình Giang, Hải
dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018..................................................................................... 57
2.4.6. Các yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang,
Hải dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018...............................................................................58

2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh
trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu
chương trình GDPT 2018..................................................................................
2.5.1. Điểm mạnh................................................................................................................................ 59
2.5.2. Hạn chế...................................................................................................................................... 60
2.5.3. Nguyên nhân.............................................................................................................................. 61

Tiểu kết Chương 2.............................................................................................................
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC
SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI
DƯƠNG THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
2018.....................................................................................................................................
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................


vi
3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học...........................................................................64
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa.................................................................................................. 64
3.1.3. Đảm bảo phù hợp, khả thi với thực tiễn địa phương..................................................................65

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường

tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình
GDPT 2018..........................................................................................................
3.2.3. Biện pháp 1................................................................................................................................ 65
3.2.1. Biện pháp 2................................................................................................................................ 70
3.2.3. Biện pháp 3................................................................................................................................ 78
3.2.4. Biện pháp 4................................................................................................................................ 82
3.2.5. Biện pháp 5................................................................................................................................ 85
3.2.6. Biện pháp 6................................................................................................................................ 87

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất...................................................
3.4. Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất..........
3.4.1. Mục đích thăm dị...................................................................................................................... 92
3.4.2. Nội dung thăm dò...................................................................................................................... 93
3.4.3. Phương pháp đánh giá............................................................................................................... 93
3.4.4. Kết quả thăm dò......................................................................................................................... 93

Tiểu kết Chương 3.............................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................
1. Kết luận...........................................................................................................
2. Khuyến nghị....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BDGV
CBQL

CNTT
CSVC
CT GDPT
ĐNGV
GD&ĐT
GDPT
GV
HĐTN
HĐGDNGLL
HS
KTĐG
NCBH
TN, HN

Đọc đầy đủ
Bồi dưỡng giáo viên
Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Chương trình giáo dục phổ thơng
Đội ngũ giáo viên
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục phổ thông
Giáo viên
Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Học sinh
Kiểm tra đánh giá
Nghiên cứu bài học
Trải nghiệm, hướng nghiệp



viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mạch nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học....................................
Bảng 1.2. Các năng lực đặc thù và yêu cầu cần đạt của HĐTN cấp Tiểu học..........
Bảng 2.1: Qui mô phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học.......................................
Bảng 2.2: Đánh giá các môn học và hoạt động giáo dục năm học 2020 - 2021
các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.............................................
Bảng 2.3: Phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của HS năm học 2020 - 2021
các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.............................................
Bảng 2.4. Thang đánh giá khảo sát.................................................................................
Bảng 2.5: Nhận thức điểm mới về mục tiêu của HĐTN cho HS Tiểu học.................
Bảng 2.6: Mức độ triển khai theo yêu cầu của HĐTN cho HS Tiểu học...................
Bảng 2.7: Thực hiện nội dung HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018.......................
Bảng 2.8: Phương pháp tổ chức HĐTN cho HS ở các trường tiểu học huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018.......................
Bảng 2.9: Hình thức tổ chức HĐTN cho HS ở các trường tiểu học huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018................................
Bảng 2.10: Tổ chức đánh giá HĐTN cho HS ở các trường tiểu học huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018................................
Bảng 2.11: Thực trạng xây dựng kế hoạch HĐTN cho HS tiểu học...........................
Bảng 2.12: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho HS tiểu học............
Bảng 2.13: Thực trạng chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho HS tiểu
học........................................................................................................................................
Bảng 2.14: Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch HĐTN cho HS
tiểu học................................................................................................................................
Bảng 2.15: Thực trạng khai thác và sử dụng nguồn lực đảm bảo thực hiện kế
hoạch HĐTN cho các trường tiểu học............................................................................

Bảng 2.16: Đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý HĐTN cho HS tiểu
học........................................................................................................................................
Bảng 3.1. Tóm tắt các loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.........
Bảng 3.2. Tên chủ đề và các hoạt động trải nghiệm năm học 2021 - 2022................
Bảng 3.3. Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất..................


ix
DANH MỤC HÌNH

(Hình vẽ, đồ thị và sơ đồ)
Hình 1.1. Phẩm chất, năng lực HS trong Chương trình GDPT 2018........................
Hình 1.2: Mơ hình các phong cách học tập của Kolb...................................................
Hình 1.3. Tháp học tập trải nghiệm của Edgar Dale....................................................
Hình 1.4. Mạch nội dung hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học.............................
..............................................................................................................................................
Biểu đồ 2.1: Nhận thức điểm mới về mục tiêu của HĐTN cho học sinh các
trường Tiểu học huyện Bình Giang, Hải Dương...........................................................
Biểu đồ 2.2: Mức độ triển khai theo yêu cầu của HĐTN cho học sinh các
trường Tiểu học huyện Bình Giang, Hải Dương...........................................................


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay chuyển từ giáo dục truyền
thụ nội dung sang phát triển năng lực người học, phù hợp với xu thế phát triển
chương trình của các nước tiên tiến. Theo các cơng trình nghiên cứu Tâm lý học dạy
học hiện đại, hoạt động học tập của học sinh (HS) có cấu trúc chung của một hoạt
động của con người, nghĩa là nó phải có đủ các thành tố cấu thành. Đối với chủ thể

hoạt động HS phải có đủ cấu trúc như: Hoạt động học, Hành động học và Thao tác
học. Về phía đối tượng hoạt động có đủ cấu trúc như: Nội dung học tập mà HS cần
chiếm lĩnh. Và phải có: Động cơ học tập, Mục đích , Nhiệm vụ học tập, Phương tiện
học tập. Quá trình dạy học tập, giáo dục của HS xẩy ra liên tục trong hoạt động và
bằng hoạt động dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục. Như vậy, việc dạy và học ngày
càng được nghiên cứu, thiết kế tổ chức hoàn chỉnh hơn để HS được phát triển khả
năng hoạt động theo lý thuyết đa thông minh.
Thông qua hoạt động các em học sinh (HS) vừa được lĩnh hội kiến thức, phát
triển tư duy; vừa khơi dậy các các thành tố tiềm năng tâm lý; vừa được trải nghiệm
từ hoạt động của đời sống thực.
Chương trình giáo dục phổ thơng nói chung, cấp Tiểu học nói riêng ban hành
theo Thông tư 32, năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những thay đổi căn
bản; Trong đó, giáo dục/hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trở thành thành môn học
bắt buộc cho học sinh phổ thông. Mục đích của HĐTN về cơ bản là: hình thành
kiến thức, phát triển kỹ năng, định hình giá trị/thái độ và năng lực cần có để hịa
nhập cuộc sống. Nội dung của HĐTN được tổ chức các mạch nội dung trong một
điều kiện: không gian, thời gian, cơ sở vật chất (tài liệu, phương tiện, mơ hình, thiết
bị đo đạc, tính tốn...) trong mối quan hệ giữa thầy cơ, bạn bè, người thân hướng tới
phát triển bản thân, đồng thời biết giao tiếp làm quen với một số nghề nghiệp.
Phương tiện của HĐTN là các thao tác học (ngôn ngữ, thao tác vật chất: đo đạc, ghi
chép, vẽ, nghe, nhìn, thao tác tinh thần như: phân tích, tổng hợp, tưởng tượng,
tương tự hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa. Đối với chương trình cấp tiểu học. Các
mạch nội dung chính là:


2
- Hoạt động hướng vào bản thân;
- Hoạt động hướng đến xã hội;
- Hoạt động hướng đến tự nhiên và;
- Hoạt động hướng nghiệp.

Nguyên tắc và phương pháp thiết kế HĐTN ở tiểu học theo quan điểm hoạt
động phù hợp với lứa tuổi theo bốn loại hình: sinh hoạt trong giờ chào cờ; hoạt
động sinh hoạt lớp; hoạt động theo cụm chủ đề/tuần/tháng; và Tổ chức câu lạc bộ.
Về qui mô, địa điểm tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học là theo nhóm, lớp học,
khối lớp hoặc quy mơ trường hay tổ chức trong và ngoài lớp học (trường học);
Trong những năm qua, HĐTN và quản lý HĐTN ở các trường tiểu học huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã đạt được những chuyển biến nhất định. Các trường
đã thực hiện nội dung, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động
HĐTN của HS, góp phần hình thành các năng lực: thích ứng với cuộc sống, thiết kế
và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, so với yêu cầu Chương
trình GDPT 2018, thì việc quản lý HĐTN ở các trường tiểu học huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương vẫn còn những hạn chế cần được nghiên cứu, đề xuất biện pháp
khắc phục.
Theo tác giả, tổ chức HĐTN cho HS không phải là vấn đề quá khó khăn, song
theo yêu cầu của CTGDPT 2018, HĐTN có một số điểm mới/khác biệt so với
chương trình 2006. Vì vậy, CBQL và đội ngũ GV cần được nhận thức đầy đủ hơn
để có thể phát huy năng lực của mỗi học sinh trong HĐTN.
Với vốn kiến thức đã được học trong Chương trình cao học tại Học viện Quản
lý giáo dục và mong muốn tìm được các biện pháp quản lý HĐTN ở các trường tiểu
học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018; tác
giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu
học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018”
làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐTN cấp tiểu học theo yêu
cầu chương trình GDPT 2018; Thực trạng quản lý HĐTN ở các trường tiểu học


3
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018; Luận

văn đề xuất biện pháp quản lý HĐTN cho các trường tiểu học huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo
dục phổ thơng năm 2018
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu trưởng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo yêu cầu
chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy việc quản lý hoạt động
trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
nhìn chung là chưa đáp ứng tốt yêu cầu chương trình GDPT 2018.
Nếu đề xuất và sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý HĐTN đáp ứng yêu
cầu chương trình GDPT 2018 như: Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN; Thiết kế tổ
chức HĐTN theo chủ đề; phối hợp các lực lượng tổ chức HĐTN; xây dựng các điều
kiện đảm bảo các HĐTN và kiểm tra đánh giá hiệu quả tổ chức HĐTN thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện tại các trường tiểu học thuộc huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn, thực hiện 3 nhiệm vụ (1) Tổng quan lý luận về quản lý HĐTN theo
CTGDPT 2018 ở tiểu học; (2) Khảo sát thực trạng quản lý HĐTN theo Khung lý
thuyết về quản lý HĐTN theo CTGDPT 2018 của tiểu học; (3) nghiên cứu, đề xuất
được các biện pháp đảm bảo nguyên tắc (hợp lý, hiệu quả, khả thi) theo yêu cầu
chương trình GDPT 2018 để vận dụng cho các trường tiểu học tại huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương.


4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung
Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTN của các trường tiểu học thuộc huyện
Bình Giang, từ đó đề xuất biện pháp quản lý HĐTN đáp ứng yêu cầu chương trình
GDPT 2018
6.2. Giới hạn về thời gian
Trong 2 năm học gần đây: Năm học 2020 - 2021; 2021 - 2022.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn:
* 45 CBQL gồm: Hiệu trưởng, Phó HT, Tổ trưởng ở 14 trường tiểu học Thúc
Kháng, Thái Dương, Tân Hồng, Bình Xuyên, Thái Học, Nhân Quyền, Long Xuyên,
Cổ Bì, Hùng Thắng, Hồng Khê, Tân Việt, Vĩnh Hồng, Vĩnh Hưng, Kẻ Sặt.
* 123 GV trực tiếp giảng dạy; 60 HS và 30 CMHS thuộc khối lớp 2.
* Lãnh đạo chun viên Phịng GD&ĐT huyện Bình Giang, Hải Dương.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
Xây dựng khung lý luận của Luận dựa trên cách tiếp cận các khoa học về
Tâm lý học, Giáo dục học và Khoa học quản lý giáo dục. Tổng hợp các cơng trình
cơng bố có liên quan tới đề tài; từ đó, phân tích, làm sáng tỏ những điểm mới cần
nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
+ Phương pháp quan sát:
+ Phương pháp phỏng vấn:
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
+ Phương pháp chuyên gia:
* Phương pháp xử lý số liệu khảo sát bằng công cụ SPSS


5

8. Cấu trúc luận văn
Có các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị; kết cấu 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý HĐTN cho học sinh trường tiểu học theo
yêu cầu chương trình GDPT 2018;
Chương 2. Thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh các trường tiểu học
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018;
Chương 3. Biện pháp quản lý HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu HĐTN học sinh tiểu học theo u cầu
chương trình giáo dục phổ thơng 2018
Quan điểm giáo dục con người của các nhà giáo dục học phương Tây và
phương Đơng thơng qua hoạt động thực tiễn có từ thời cổ đại. Ở Việt Nam, Triết lý
giáo dục “Học đi đôi với hành” được hun đúc từ bao đời nay, và đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh vận dụng trong đổi mới phương thức giáo dục và đào tạo từ ngày
thành lập Nước đến nay.
Nhà khoa học Edgar Dale (1946) đề xuất mơ hình “Nón trải nghiệm” chỉ ra
rằng mức độ tiếp thu của người học tùy thuộc ba cách tổ chức các hoạt động gắn với
thực tiễn như: (1) biểu tượng, âm thanh trực quan; (2) các học liệu mang tính tích
hợp trong các mơn học và (3) môi trường giả định/môi trường thực địa.
Năm 1959, Carl Rogers tin rằng con người có một động cơ cơ bản, đó là xu
hướng tự hiện thực hóa. Giống như một bông hoa phát triển và phát huy hết khả
năng nếu điều kiện thích hợp, nhưng bị hạn chế bởi môi trường, con người cũng nảy

nở và phát huy hết khả năng của mình nếu điều kiện xung quanh đủ tốt.
Năm 1970, tác giả Jean Piaget, người đặt nền móng cho lý luận tâm lý học và
giáo dục hiện đại cho rằng : Quá trình dạy học, giáo dục HS là q trình phát triển
trí tuệ như một đường xoắn ốc đi lên mở rộng ra trong đó trẻ em liên tục tái hiện
những ý tưởng đã học trước; và tri thức là sản phẩm của hoạt động tạo ra bởi chủ
thể thơng qua trải nghiệm cá nhân hay cịn gọi “kiến tạo cơ bản” [24, tr.142].
Solovyev một nhà Khoa học nổi tiếng người Nga đã nêu ra quan điểm: Trải
nghiệm là sự tương tác giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội, vì vậy, hoạt
động giáo dục trải nghiệm đóng vai trị then chốt trong giáo dục học sinh tương tác
với môi trường xã hội để hình thành, phát triển kỹ năng, tư duy và nhân cách của cá
nhân trước bối cảnh mới [33].


7
Các nghiên cứu của Edgar Dale, Kurt Lewin của John Dewey.., mơ hình học
tập và phát triển nhận thức của Jean Piaget….đặt nền tảng cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu HĐTN cho học sinh tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ
thơng 2018 của Luận văn.
Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu HĐTN cho học sinh tiểu
học, tiêu biểu như: Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2018) [24], [25], Đào Thị Ngọc
Minh và Nguyễn Thị Hằng (2018) [19]; Đinh Thị Kim Loan, Trần Kiều Dung
(2018) [16], Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018) [21], Bùi Thị Thanh Thủy và Vũ Quốc
Khánh (2017) [28],…Theo tác giả, có rất nhiều cơng trình đã được cơng bố về
nghiên cứu HĐTN cho học sinh trường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo
dục phổ thơng 2018.
1.1.2. Nghiên cứu quản lý HĐTN ở trường tiểu học theo yêu
cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
Vào thập niên 1980, luận điểm của David Kolb (1984) về quản lý q trình
Ơng cho rằng: “Học tập là quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc
chuyển đổi kinh nghiệm” đã soi sáng cho những nội dung về hoạt động trải nghiệm;

Theo hướng giúp họ có kỹ năng thiết kế các bài học, các đơn vị kiến thức cần học
thành các hoạt động trải nghiệm giúp người học có sự chuyển đổi các kinh nghiệm
đã được trải nghiệm thành hiểu biết của bản thân
Tiếp theo hướng nghiên cứu của Kolb và Mills Gagné, vào những năm đầu
của thế kỷ 21, Bernice McCarthy (2006) đưa ra phương pháp giúp giáo viên thích
ứng với 4 loại phong cách học tập chủ yếu của người học.
Trong hơn ba thập niên qua, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài nhấn mạnh
một luận điểm quan trọng là giáo dục cần thay đổi từ mơ hình học tập lấy người
thầy làm trung tâm sang mơ hình học tập lấy người học làm trung tâm, theo hướng
học tập trải nghiệm, vì xã hội hiện đại ngày nay cần đến
Những nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm của HS, đề xuất
các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lí HĐTN theo các chức năng quản lí cơ
bản: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá; đề ra các biện pháp
quản lí HĐTN, tiêu biểu: (Hoàng Thị Hiền, 2019 [13]; Nguyễn Thị Kim Dung,


8
Nguyễn Thị Hằng) [10]. Cho rằng: Những phương pháp học tập đơn giản và phổ
biến nhất đối với chúng ta như đọc, nghe hay nhìn lại là những phương pháp bị
động chưa thực sự có hiệu quả cao. Trong khi đó, người học có thể ghi nhớ tốt hơn
nếu tham gia hai chiều vào việc học và nghiên cứu, nói cách khác đó là phương
pháp học tập chủ động có sự tương tác, trải nghiệm thực tế qua đó góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho GV phổ thơng hiện nay; Trong đó,
vai trị của nhà quản lý trường học là rất quan trọng: Để thiết kế được một HĐTN
theo quan điểm hoạt động có hiệu quả, GV hoặc người thiết kế phải quán triệt các
vấn đề mấu chốt sau đây:
- Căn cứ vào vị trí, vai trị, nhiệm vụ, tính chất của HĐTN; Mục đích, nội
dung, hình thức, phương pháp và ngun tắc tổ chức HĐTN.
- Căn cứ vào bản chất hoạt động tâm lí của HS, người GV cần lưu ý là khi
thiết kế HĐTN, phải hình thành cho được: Động cơ, mục đích nhiệm vụ và phương

tiện hoạt động học tập cho mỗi em HS. Các hoạt động phải được thiết kế rõ ràng, có
thể lồng ghép nhưng phải tường minh.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, điều kiện cần để tổ chức hoạt động trải
nghiệm ở trường tiểu học hiệu quả:
- Người quản lý, giáo viên trường tiểu học cần nhận thức đúng về bản chất,
quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm. Điều này giúp người quản lý có
cơ sở lý luận vững chắc trong chỉ đạo nhiệm vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đối
với giáo viên, việc nhận thức đúng đắn về bản chất của hoạt động trải nghiệm sẽ
giúp họ có phương hướng học tập, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cần thiết để tổ chức
có hiệu quả các hoạt động này.
- Giáo viên cần bồi dưỡng những năng lực thiết kế và tổ chức hoạt trải
nghiệm. Kiến thức lý luận chỉ là điều kiện tiên quyết, là cơ sở khoa học soi đường
cho giáo viên trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm.
- Trên cơ sở nắm vững kiến thức lý luận, giáo viên cần có phương hướng rèn
luyện, bồi dưỡng để hình thành và phát triển những năng lực thiết kế và tổ chức
hoạt động trải nghiệm để làm sao “Hoạt động học tập của học sinh có cơ cấu tâm
lý giống như hoạt động sống của con người”, nghĩa là nó phải xuất phát từ động


9
cơ, mục đích rõ ràng, và phải được thực hiện thơng qua hành động, thao tác và
kiểm sốt được. Cuối cùng phải tạo ra sản phẩm của hoạt động đó là phẩm chất và
năng lực của học sinh. Nó khơng chỉ giúp cho việc thực hiện, tổ chức các hoạt động
trải nghiệm đạt hiệu quả cao mà còn thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo nhằm phát triển mạnh mẽ năng
lực cho học sinh.
1.1.3. Định hướng nghiên cứu mới của Đề tài
Như vậy, ở trong và ngoài nước đã có nhiều nghiên cứu về HĐTN và quản lý
HĐTN cho học sinh trường tiểu học ở các góc độ khác nhau; Tuy nhiên trên địa bàn
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương thì chưa có nghiên cứu về quản lý HĐTN cho

học sinh tiểu học theo yêu cầu chương trình GDPT 2018.
Mặt khác, chương trình GDPT 2018 đến nay (năm học 2021-2022) mới chỉ
triển khai đến Lớp 2, do vậy việc tổ chức xây dựng nội dung, chương trình HĐTN
cho học sinh trường tiểu học; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho
học sinh trường tiểu học và Quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch HĐTN
cho học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương còn gặp những
lúng túng, giữa vấn đề lý luận và thực tiễn, trách nhiệm của nhà trường, cán bộ
quản lý, GV và các lực lượng giáo dục khác.
Trong luận văn này, tác giả xác định hướng nghiên cứu: (1) từ phân tích đặc
điểm HĐTN đối với học sinh tiểu học lớp 1,2 theo yêu cầu chương trình 2018; (2)
xây dựng qui trình tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học theo yêu cầu chương trình
giáo dục và; (3) Yêu cầu Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức biện pháp quản lý
HĐTN cho học sinh các trường tiểu các huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương một
cách sáng tạo.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Năng lực học sinh
Chương trình GDPT 2018 đã phác thảo “chân dung” người học sinh phổ
thông được biểu hiện 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm) 10 năng lực (xem hình 1.1.), cụ thể:
Cụ thể 03 năng lực chung gồm có:


10
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
07 năng lực chuyên môn:
- Năng lực tự tìm hiểu tự nhiên xã hội
- Năng lực cơng nghệ
- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực thể chất
- Năng lực tin học
- Năng lực tính tốn
- Năng lực ngơn ngữ
Hình 1.1. Phẩm chất, năng lực HS trong Chương trình GDPT 2018

Nguồn: Dẫn theo Những vấn đề chung của Chương trình GDPT 2018 [8, tr 6]
Theo tác giả: Thành tố năng lực học sinh là tổ hợp các thuộc tính của cá
nhân mỗi học sinh gồm: các hợp phần (componets of competency), các chỉ số hành


11
vi của người HS (behavioral indicator) và mức độ thuần thục của các hành vi được
đo bởi các tiêu chí chất lượng (quality criteria) trong quá trình học tập và giáo dục.
1.2.2. Học tập trải nghiệm
Theo mơ hình học tập trải nghiệm của David Kolb (1984), quá trình học tập,
HS nghe giảng bài sẽ tiếp nhận tri thức một cách thụ động; HS học tập hiệu quả hơn
khi được tham gia mạnh mẽ và tích cực vào q trình học tập. Từ đó, ơng đưa ra mơ
hình học tập biến đổi thể hiện quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng của người học
mà bắt đầu là sự thôi thúc, cảm giác và mong muốn tìm hiểu kiến thức thơng qua
trải nghiệm cụ thể dẫn đến những thành hành động có mục đích;
Có thể khái qt học tập dựa trên trải nghiệm theo 4 công đoạn, theo 4 phong
cách cơ bản sau đây [35, tr 39-49] (xem hình 1.2):
Hình 1.2: Mơ hình các phong cách học tập của Kolb

(1) Kinh nghiệm cụ thể (Concrete Experience);
(2) Quan sát phân tích (Reflective Observation);
(3) Trừu tượng hóa khái niệm (Abstract Conceptualisation);



12
(4) Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation).
Như vậy, để tổ chức học tập trải nghiệm cho học sinh tiểu học, mỗi nhà
trường cần xây dựng: Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp/hình thức
thức, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh trong HĐTN, chuẩn bị các điều kiện và
các nguồn lực tham gia tổ chức HĐTN.
Điều kiện cần để tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học hiệu quả:
- Người quản lý, giáo viên trường tiểu học cần nhận thức đúng về bản chất,
quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm. Điều này giúp người quản lý có
cơ sở lý luận vững chắc trong chỉ đạo nhiệm vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm.
- Đối với giáo viên, việc nhận thức đúng đắn về bản chất của hoạt động trải
nghiệm sẽ giúp họ có phương hướng học tập, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cần thiết
để tổ chức có hiệu quả các hoạt động này.
- Giáo viên cần bồi dưỡng những năng lực thiết kế và tổ chức hoạt trải
nghiệm. Kiến thức lý luận chỉ là điều kiện tiên quyết, là cơ sở khoa học soi đường
cho giáo viên trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm.
- Trên cơ sở nắm vững kiến thức lý luận, giáo viên cần có phương hướng rèn
luyện, bồi dưỡng để hình thành và phát triển những năng lực thiết kế và tổ chức
hoạt động trải nghiệm.
Tóm lại: Học tập trải nghiệm là một quá trình tạo ra tri thức mới thơng qua
sự biến đổi, chuyển hóa kinh nghiệm bằng các hoạt động liên tục nối tiếp thông qua
chủ thể hướng dẫn, điều khiển, tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế tiếp
thu được qua hoạt động của người học
HĐTN mô tả cụ thể diễn biến hình thành hành động của HS có được từ khi
suy nghĩ tới hành động trải qua 5 bước như sau:
Bước 1: Khuấy động tạo mâu thuẫn giữa thói quen và tình huống;
Bước 2: Động não, suy ngẫm và định nghĩa vấn đề;
Bước 3: Nghiên cứu các điều kiện của hồn cảnh và thơng tin của các phán
đoán/giả thuyết;
Bước 4: Đưa ra lập luận và luận điểm;

Bước 5: Tổ chức các hành động kiểm nghiệm giả thuyết


13
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chung quan niệm: HĐTN là môn
học/phương thức của học tập trải nghiệm. Trong nhà trường HĐTN vô cùng phong
phú, đa dạng và luôn gắn liền với thực tiễn cuộc sống .
Ở Việt Nam, tác giả Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim
Dung đưa ra một số gợi ý về các hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông như:
thảo luận chuyên đề, tổ chức hội thi, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp
sắm vai, phương pháp trò chơi [10]
Trong chương trình GDPT 2018, HĐTN cấp tiểu học được tổ chức thực hiện
với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi [5, tr 3].
HĐTN bao gồm 4 nội dung:
1) Hoạt động khám phá bản thân;
(2) Hoạt động rèn luyện bản thân;
(3) Hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình;
(4) Hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh
Mục đích của HĐTN về cơ bản là: Kiến thức, kỹ năng cần chiếm lĩnh, thái độ
cần hình thành và năng lực cần có để phục vụ cuộc sống.
Phương tiện của HĐTN: Là các thao tác học (Thao tác vật chất: Đo, ghi
chép, vẽ, nghe, nhìn…, Thao tác tinh thần: Phân tích, tổng hợp, tưởng tượng, tương
tự hóa ,khái quát hóa, cụ thể hóa, … ).
Hoạt động TN chỉ có thể diễn ra trong một điều kiện: Không gian, thời gian,
cơ sở vật chất (Tài liệu, phương tiện, mơ hình, thiết bị đo đạc, tính tốn; Phương
tiện nghe nhìn..), mơi trường tự nhiên và mơi trường tâm lý nhất định
Từ những phân tích trên, theo tác giả:
Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học là một hoạt động giáo dục, dưới
sự tổ chức, hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ của giáo viên, học sinh được tham gia

trực tiếp vào các hoạt động của đời sống xã hội, nhà trường với tư cách là chủ thể
của hoạt động, qua đó nhằm phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và
phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân mỗi cá nhân.


×