Tải bản đầy đủ (.docx) (236 trang)

Quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tư thục thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 236 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TUẤN KHANH

QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC TRUNG
TÂM NGOẠI NGỮ TƯ THỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TUẤN KHANH

QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC TRUNG
TÂM NGOẠI NGỮ TƯ THỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Thị Vân Anh
2. PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu khoa học này là kết quả của cá nhân
tôi . Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với bất cứ cơng trình nào đã được cơng bố trước đó .
Tơi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình .

Tác giả luận án

Nguyễn Tuấn Khanh


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cơ
giáo, các cơ sở giáo dục và bạn bè đồng nghiệp, tơi đã hồn thành luận án này.
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin trân trọng cảm ơn: các
Thầy, Cô tại Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giảng dạy, quan tâm và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ có hiệu quả của các cán bộ Phòng ban Sở
giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội; Cán bộ quản lý, giáo viên và học viên các
Trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Hà Nội; Trung tâm Anh ngữ EDUCAP
nơi tôi đang công tác ;cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp tơi hồn thành luận án.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đối với PGS.TS.
Trần Thị Tuyết Oanh và TS. Bùi Thị Vân Anh những người trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ, cung cấp kiến thức, phương pháp luận và hướng dẫn tơi hồn thành luận án này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong nhận được sự chỉ giáo, góp ý của các nhà khoa học, các bạn đồng
nghiệp, để tơi hồn thành tốt luận án này

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội , tháng 09 năm 2022
Tác giả luận án

Nguyễn Tuấn Khanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL

Cán bộ quản lý

CEFR

Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

CTĐT

Chương trình đào tạo

ĐBCL


Đảm bảo chất lượng

ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

EFL

Chương trình dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ.

ESL

Chương trình dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai.

EU

Liên minh Châu Âu

GV

Giáo viên

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh


HV

Học viên

ISO

International Organization for Standardization

PPTH

Phương pháp tình huống

QLCL

Quản lý chất lượng

QLDH

Quản lý dạy học

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THPT

Trung học phổ thông

TQM


Total Quality Management

TTNN

Trung tâm ngoại ngữ

VHVL

Vừa học vừa làm


DANH MỤC ẢNG IỂU
Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể là cán bộ quản lý và giáo viên tại các TTNN tư thục. .75
Bảng 3.2. Đặc điểm khách thể là học viên tại các TTNN tư thục............................76
Bảng 3.3. Tổng hợp số phiếu khảo sát trên 03 nhóm đối tượng (GV, CBQL và

học

HV tại các TTNN tư thục)............................................................................. 76
Bảng 3.4. Một số đặc điểm về các TTNN tư thục khảo sát...................................... 77
Bảng 3.5. Ý nghĩa của điểm trung bình thống kê..................................................... 80
Bảng 3.6. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Anh (CBQL&GV)............80
Bảng 3.7. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Anh (HV).......................... 81
Bảng 3.8. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học tiếng Anh
(CBQL và GV).............................................................................................. 82
Bảng 3.9. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học tiếng Anh (HV)...84
Bảng 3.10. Thực trạng thực hiện phương pháp dạy học tiếng Anh (CBQL và GV).....85
Bảng 3.11. Thực trạng thực hiện phương pháp dạy học tiếng Anh (HV).................87
Bảng 3.12. Thực trạng thực hiện tổ chức dạy học tiếng Anh (CBQL&GV)............88

Bảng 3.13. Thực trạng thực hiện tổ chức dạy học tiếng Anh (HV)..........................90
Bảng 3.14. Thực trạng thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Anh (CBQL
và GV).......................................................................................................... 92
Bảng 3.15. Thực trạng thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Anh (HV).......93
Bảng 3.16. Thực trạng các điều kiện phục vụ dạy học tiếng Anh (CBQL và GV)...94
Bảng 3.17. Thực trạng các điều kiện phục vụ dạy học tiếng Anh (HV)...................96
Bảng 3.18. Đánh giá chung về thực trạng dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục
thành phố Hà Nội.......................................................................................... 97
Bảng 3.19. Thực trạng quản lý tuyển sinh (CBQL&GV)...................................... 100
Bảng 3.20. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên (CBQL và GV).........................101
Bảng 3.21. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên (theo quy mô TTNN)...............102
Bảng 3.22: Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học tiếng Anh (CBQL và GV).........104
Bảng 3.23: Thực trạng quản lý nội dung, chương trình dạy học tiếng Anh
(CBQL và GV)............................................................................................ 105
Bảng 3.24: Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ dạy học tiếng Anh (CBQL
và GV)........................................................................................................ 106


Bảng 3.25. Thực trạng quản lý soạn bài của giáo viên (CBQL và GV).................108
Bảng 3.26. Thực trạng quản lý công tác giảng dạy của giáo viên (CBQL và GV) 109
Bảng 3.27. Thực trạng quản lý phương pháp dạy học tiếng Anh (CBQL và GV) .111
Bảng 3.28. Thực trạng quản lý hoạt động học tập tiếng Anh của học viên
(CBQL và GV)............................................................................................ 113
Bảng 3.29. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của học viên
(CBQL và GV)............................................................................................ 115
Bảng 3.30. Thực trạng quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra, cấp chứng chỉ
và giấy chứng nhận hồn thành khóa học cho học viên (CBQL&GV).......117
Bảng 3.31. Thực trạng quản lý công tác thu thập thông tin phản hồi của cựu học
viên (CBQL và GV).................................................................................... 118
Bảng 3.32. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội................................................................................................... 119
Bảng 3.33. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đổi mới giáo dục, tiến
bộ khoa học và công nghệ........................................................................... 120
Bảng 3.34. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường sư phạm...121
Bảng 3.35. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý...........122
Bảng 3.36. Đánh giá chung thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào........................123
Bảng 3.37. Đánh giá chung thực trạng quản lý các yếu tố quá trình......................124
Bảng 3.38. Đánh giá chung thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra..........................124
Bảng 3.39. Đánh giá chung thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý dạy
học tiếng Anh tại các TTNN tư thục........................................................... 125
Bảng 4.1. Năng lực dạy học giáo viên tiếng Anh................................................... 138
Bảng 4.2: Mức độ thang đo................................................................................... 153
Bảng 4.3. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp.............................................. 154
Bảng 4.4. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp................................................. 154
Bảng 4.5. Ý nghĩa của điểm trung bình thống kê................................................... 157
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá quá trình triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực
dạy học cho giáo viên đáp ứng nhu cầu hội nhập tại các TTNN tư thục
(QL và GV)................................................................................................. 157
Bảng 4.7: Kết quả tự đánh giá của GV trước và sau bồi dưỡng nâng cao chất
lượng dạy học tại các TTNN tư thục........................................................... 158


Bảng 4.8: Kết quả đánh giá của học viên trước và sau bồi dưỡng nâng cao năng
lực dạy học của GV tại các TTNN tư thục.................................................. 162


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức trung tâm ngoại ngữ tư thục............................................ 35
Hình 2.2. Mơ hình quản lý đào tạo CIPO................................................................ 50
Hình 2.3: Mơ hình quản lý dạy học theo CIPO........................................................ 51

Hình 3.1. Tỷ lệ số lượng TTNN của Hà Nội so với cả nước qua các năm học........73
Hình 3.2. Đánh giá chung thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý dạy
học tiếng Anh tại các TTNN tư thục........................................................... 125
Hình 4.1: Qui trình tuyển sinh tại TTNN............................................................... 132
Hình 4.2. Quy trình quản lý tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Anh theo yêu
cầu nâng cao chất lượng.............................................................................. 141
Hình 4.3. Quy trình quản lý hoạt động tuyển dụng giáo viên................................143
Hình 4.4. Quy trình quản lý hoạt động chuẩn bị soạn bài của giáo viên................144
Hình 4.5. Quy trình quản lý hoạt động hoạt động dạy học trên lớp.......................145
Hình 4.6. Quy trình quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên .
146 Hình 4.7. Quy trình quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. .147
Hình 4.8: Kết quả tự đánh giá của GV trước và sau bồi dưỡng nâng cao chất
lượng dạy học tại các TTNN tư thục........................................................... 160
Hình 4.9: Kết quả đánh giá của học viên trước và sau bồi dưỡng nâng cao chất
lượng dạy học của GV tại các TTNN tư thục.............................................. 163


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án............................................................ 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án........................................ 3
5. Đóng góp về khoa học của luận án.............................................................................. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án...................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận án.................................................................................................... 8
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC VÀ QUẢN
LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH TRONG ỐI CẢNH HỘI NHẬP..................................9
1.1. Những nghiên cứu về dạy học tiếng Anh.................................................................. 9
1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập.........18

1.3. Đánh giá những cơng trình đã được nghiên cứu và các vấn đề luận án cần giải
quyết…........................................................................................................................................................ 29

Kết luận chương 1........................................................................................................ 32
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TƯ THỤC TRONG ỐI CẢNH HỘI NHẬP………33
2.1. Những vấn đề lý luận về dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tư thục trong
bối cảnh hội nhập........................................................................................................................................ 33

2.2. Quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tư thục.............................. 48
2.3. Bối cảnh hội nhập và những yêu cầu đặt ra cho dạy học và quản lý dạy học tiếng
Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tư thục.................................................................................................... 64

Kết luận chương 2........................................................................................................ 72
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC TRUNG
TÂM NGOẠI NGỮ TƯ THỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ỐI CẢNH HỘI
NHẬP………………………………………………………………………………73
3.1. Khái quát về các trung tâm ngoại ngữ tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội...........73
3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng..................................................................................... 74
3.3. Thực trạng dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tư thục thành phố Hà
Nội trong bối cảnh hội nhập........................................................................................... 80
3.4. Thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tư thục thành phố Hà
Nội trong bối cảnh hội nhập....................................................................................................................... 99

Kết luận chương 3...................................................................................................... 128
Chương 4: IỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI CÁC
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TƯ THỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP................................................................................................ 130
4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp................................................................................ 130
4.2. Biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tư thục thành phố

Hà Nội trong bối cảnh hội nhập................................................................................... 131
4.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................................ 151
4.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp................................ 153


4.5. Thử nghiệm biện pháp........................................................................................... 155
Kết luận chương 4...................................................................................................... 165
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 166
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG Ố CỦA TÁC
GIẢ……………………………………………………………………………………169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 170
PHỤ LỤC 1................................................................................................................. 177
PHỤ LỤC 2................................................................................................................. 190
PHỤ LỤC 3................................................................................................................. 195
PHỤ LỤC 4................................................................................................................. 198
PHỤ LỤC 5................................................................................................................. 199
PHỤ LỤC 6................................................................................................................. 201
PHỤ LỤC 7................................................................................................................. 203
PHỤ LỤC 8................................................................................................................. 206
PHỤ LỤC 9................................................................................................................. 208
PHỤ LỤC 10............................................................................................................... 213
PHỤ LỤC 11............................................................................................................... 215
PHỤ LỤC 12………………………………………………………………………………………….218


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình tồn cầu hóa đang thúc đẩy mạnh mẽ q trình hội nhập của các quốc
gia vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Tiếng Anh là ngơn ngữ tồn cầu: là ngôn
ngữ thông dụng của gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngơn ngữ chính thức của EU

[89] và được sử dụng chủ yếu trong quan hệ hợp tác quốc tế. Nâng cao năng lực sử
dụng tiếng Anh cho công dân vừa là mục tiêu, yêu cầu, vừa là nhiệm vụ quan trọng
của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Tại Việt Nam, tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc trong hệ thống
giáo dục phổ thông. Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển
năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Qua đó giúp học sinh
hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và
nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới
cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hố, xã hội của dân tộc mình và trang bị cho học
sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc
trong tương lai. Tiếng Anh cũng là căn cứ xét tuyển đầu vào, đầu ra của các trường đại
học trong nước và quốc tế. Và là điều kiện bắt buộc đầu ra đối với học viên cao học tại
các trường đại học theo thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT [12]. Trong bối cảnh hội
nhập kinh tế hiện nay, tiếng Anh là tiền đề giúp người lao động có cơ hội được làm
việc, ưu đãi và thăng tiến trong các công ty đa quốc gia. Giúp người lao động có thể
làm việc tại Việt Nam hay bất cứ đâu trên thế giới.
Thành phố Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, là thủ đơ của cả
nước. Hà Nội cũng là trung tâm giáo dục với rất nhiều các trường trung học phổ
thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhu cầu học tiếng Anh tại Hà Nội là vô cùng
lớn. Khi các trường phổ thông, cao đẳng, đại học khơng đáp ứng đủ nhu cầu, học
viên sẽ tìm đến các TTNN. Các TTNN nói chung và TTNN tư thục nói riêng góp
phần khơng nhỏ trong việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng sử
dụng ngoại ngữ cho mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Anh trọn
đời và nâng chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước. Sự bùng nổ các TTNN dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng lớn. Đã có rất
nhiều tập đoàn giáo dục, quỹ đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đầu tư vào

1



lĩnh vực là các TTNN. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nâng cao chất lượng dạy
học là điều kiện tiên quyết giúp các TTNN tồn tại và phát triển.
Nhận thức được vai trò của các TTNN tư thục trong việc đáp ứng nhu cầu học
tập tiếng Anh của người dân, những năm qua thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến
chất lượng dạy học tiếng Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy học tiếng Anh ở một
số TTNN tư thục vẫn còn những hạn chế như đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu; cơ
sở vật chất ở một số nơi vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong
xu thế hội nhập và đổi mới; nội dung, chương trình biên soạn ít đổi mới ; chưa chú
trọng công tác thu thập ý kiến của học viên sau các khóa học,... Những hạn chế đó
do nhiều nguyên nhân, trong đó liên quan nhiều đến quản lý dạy học tiếng Anh tại
TTNN tư thục. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý ở các TTNN tư thục cần có các
biện pháp đổi mới giúp nâng cao hiệu quả quản lý dạy học tiếng Anh đáp ứng nhu
cầu hội nhập hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung
tâm ngoại ngữ tư thục thành phố Hà Nội trong ối ảnh hội nh p” được nghiên cứu
sinh lựa chọn, nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy học tiếng
Anh tại các TTNN tư thục thành phố Hà Nội đáp ứng bối cảnh hội nhập hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh tại các
TTNN tư thục thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng
cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục thành phố Hà Nội đáp ứng
yêu cầu hội nhập hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến quản
lý dạy học tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập.
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục
trong bối cảnh hội nhập.
- Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục
thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt

động này.


- Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục
thành phố Hà Nội đáp ứng bối cảnh hội nhập và thử nghiệm 01 biện pháp trong
thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục thành phố Hà Nội trong bối
cảnh hội nhập.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN.
3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung
Trong luận án này chúng tôi xác định các nội dung quản lý dạy học tiếng Anh tại
các TTNN tư thục thành phố Hà Nội theo mơ hình CIPO với các thành tố chính: Quản
lý đầu vào; Quản lý q trình; Quản lý đầu ra và Quản lý điều tiết bối cảnh.
- Giới hạn về hủ thể
Luận án tập trung nghiên cứu chủ thể quản lý là Giám đốc TTNN tư thục. Các
chủ thể quản lý khác như: Cán bộ quản lý ở các phòng ban, giáo viên tại TTNN tư
thục.
- Giới hạn về địa àn
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu tại các TTNN tư thục do tổ chức cá nhân
trong nước đầu tư tại thành phố Hà Nội bao gồm 20 TTNN tại 06 quận nội thành và
02 huyện, 01 thị xã ngoại thành.
- Giới hạn về thời gian
Luận án nghiên cứu về hoạt động dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục trên
địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên dữ liệu từ 2016-2021 (bao gồm các giai đoạn
thống kê dữ liệu, khảo sát thực trạng, thử nghiệm và phỏng vấn).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu sau :
- Tiếp n hệ thống
Vì hoạt động dạy học tiếng Anh của TTNN tư thục là một hệ thống bao gồm


các thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học viên, các điều kiện phục vụ dạy học tiếng Anh.
Quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội
phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố của nó, đồng thời đặt trong mối
quan hệ với các hệ thống khác trong trung tâm, đảm bảo tính chỉnh thể, toàn vẹn
của hoạt động tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống.
- Tiếp c n hoạt động:
Hoạt động dạy học tiếng Anh tại TTNN là hoạt động tự giác của học viên dưới
sự chỉ dẫn của giáo viên về phương pháp, hình thức học tập nhằm đạt được mục tiêu
của hoạt động dạy học. Quản lý dạy học tiếng Anh tại TTNN đòi hỏi các chủ thể
quản lý phải chủ động nắm bắt các đặc trưng cơ bản của dạy học tiếng Anh tại
TTNN trong mối quan hệ biện chứng của các thành tố hoạt động và mối quan hệ
với các hoạt động giáo dục khác; từ đó, có những biện pháp quản lý nhằm thay đổi
nhận thức và cách làm cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh tại các TTNN.
- Tiếp n CIPO:
Mơ hình CIPO với các thành tố chính: Quản lý đầu vào; quản lý q trình và
quản lý đầu ra dưới tác động của bối cảnh. Tiếp cận CIPO cho ph p quản lý dạy học
tiếng Anh tại các TTNN theo một hệ thống giúp cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả
cao nhất.
- Tiếp n hứ năng quản lý
Mục tiêu quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục được hiện thực hóa
thơng qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và
đánh giá hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục. Trong luận án,

chúng tôi vận dụng cách tiếp cận này để xác định khung lý thuyết và đề xuất các
biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục.
- Tiếp n theo huẩn
TTNN muốn thành lập và hoạt động cần đáp ứng những tiêu chuẩn được thể
hiện trong thông tư 21/2018/TT-BGDĐT - Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNN
[8].


4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp nghiên ứu lý lu n
- Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng quan các nghiên cứu
trên thế giới và ở Việt Nam về dạy học tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập. Xác định
phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận để xây dựng khung lý thuyết của luận án.
- Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, của cơ quan quản
lý giáo dục (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT).
- Tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu, các
cơng trình khoa học trong và ngồi nước liên quan tới luận án.
- Nghiên cứu các số liệu thứ cấp qua báo cáo của cơ quan quản lý giáo dục,
các TTNN tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội,…).
Từ phân tích các tài liệu xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận án, xác định
cơ sở lý luận của quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục trong bối cảnh
hội nhập.
4.2.2. Cá phương pháp nghiên ứu thự tiễn
- Phương pháp quan sát
Sử dụng để quan sát thu thập thơng tin về phương pháp, hình thức dạy học của
giáo viên, học tập của học viên, thu thập thông tin về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy
học và môi trường trong dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục.
- Phương pháp thử nghiệm
Tiến hành lựa chọn một biện pháp để thử nghiệm, tác động để đánh giá hiệu
quả của biện pháp đề xuất nhằm chứng minh hiệu quả giả thuyết nêu ra.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết các kinh nghiệm trong nước và quốc tế về dạy học và quản lý dạy học
tiếng Anh để nâng cao chất lượng dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh tại các
TTNN tư thục.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
Dựa trên bộ khung lý thuyết được xây dựng, thiết kế bảng hỏi để các đối tượng
được khảo sát (cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên, phụ huynh, học viên) tự
đánh giá về thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục.


- Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành trao đổi với các cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên, phụ huynh,
học viên tại các TTNN tư thục để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của họ khi
thực hiện dạy học tiếng Anh, đồng thời những đánh giá của họ về thực trạng quản lý
dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục hiện nay nhằm thu thập những thông tin
cần thiết bổ sung cho phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để xin ý kiến về cơ sở lý luận quản lý dạy học
tiếng Anh. Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng để xin ý kiến về các
biện pháp quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục phù hợp với
bối cảnh hội nhập hiện nay.
- Phương pháp nghiên ứu sản phẩm
Lấy các đối tượng như giáo viên, học viên, cán bộ quản lý để nghiên cứu nhằm
tạo ra những sản phẩm cho việc dạy, sản phẩm của việc học và sản phẩm của việc
quản lý và thông qua các sản phẩm đó sẽ thu thập thơng tin một cách khoa học,
bằng cách tìm hiểu, phân tích các sản phẩm trên để xây dựng nên một hệ thống
quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác dạy học, quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục phù hợp với
bối cảnh hội nhập hiện nay.
4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ằng thống kê toán họ

- Sử dụng một số cơng thức tốn học áp dụng trong nghiên cứu giáo dục.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích
kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra,
phương pháp thử nghiệm.
- Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
- Sử dụng mơ hình, sơ đồ, đồ thị...
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý dạy học tiếng Anh là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể nhiệm
vụ quản lý của TTNN tư thục. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay quản lý
hoạt động dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục vẫn còn một số bất cập và hạn
chế dẫn tới hoạt động dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục chưa thực sự đáp


ứng tốt nhu cầu của xã hội. Nếu xác định được đúng nguyên nhân và hạn chế, quản
lý dựa vào mơ hình CIPO và đề xuất áp dụng các biện pháp trong đó xác định nhu
cầu người học, kết hợp tối ưu của các nguồn lực ,tạo đầu ra đáp ứng nhu cầu của xã
hội thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục thành phố
Hà Nội trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Luận án xác định đặc trưng của việc dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục
và quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục trong bối cảnh hội nhập. Làm
phong phú hơn lý luận về quản lý dạy học theo mơ hình CIPO tại các TTNN tư
thục; chỉ ra được nội dung quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục và các
yếu tố bối cảnh tác động tới quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư
thục trong bối cảnh hội nhập.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận án phân tích đánh giá được thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh tại các
TTNN tư thục thành phố Hà Nội, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
làm căn cứ cho biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục.

Nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN
tư thục trên địa bàn Hà Nội theo mô hình CIPO, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học ngoại ngữ ở các TTNN tư thục.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án sẽ có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cán bộ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dạy học tiếng Anh tại các
TTNN tư thục hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và hồn thiện một số vấn đề
lý luận về quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục trong bối cảnh hội nhập.
6.2. Về mặt thực tiễn
Các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục trên địa bàn Hà
Nội mà luận án đề xuất tác động vào các mặt của quá trình quản lý dạy học tiếng
Anh sẽ có tác động tích cực đến kết quả dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục


trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Do vậy, kết quả nghiên cứu
của luận án có ý nghĩa thực tiễn đối với các phịng GD&ĐT, Giám đốc các TTNN
tư thục Hà Nội trong quản lý dạy học tiếng Anh tại các TTNN tư thục trên địa bàn
Hà Nội trong bối cảnh hội nhập. Các TTNN tư thục trên địa bàn Hà Nội có thể áp
dụng các biện pháp của luận án giúp nâng cao chất lượng quản lý dạy học tiếng Anh
tại trung tâm. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho cán bộ quản lý, giáo viên các TTNN tư thục trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh
hội nhập.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội
dung luận án được trình bày 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học và quản lý dạy học
tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại

ngữ tư thục trong bối cảnh hội nhập.
Chương 3: Thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ
tư thục thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.
Chương 4: Biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ tư
thục thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH
TRONG ỐI CẢNH HỘI NHẬP
1.1. Những nghiên cứu về dạy học tiếng Anh
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngồi
Tiếng Anh được coi là ngơn ngữ tồn cầu và được giảng dạy ở khắp nơi trên
thế giới. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh
trong và ngoài nước. Những nghiên cứu được đúc rút từ những kinh nghiệm giảng
dạy, từ những tình huống thực tế của các nhà giáo, chuyên gia ngôn ngữ và dựa trên
sự phát triển khơng ngừng của kinh tế, cơng nghệ, xã hội. Đó là những cẩm nang
giúp cho các nhà quản lý và giáo viên dạy học tiếng Anh đi đúng hướng và đạt được
những mục tiêu đề ra.
Tesol được biết đến là chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh
dành cho giáo viên giảng dạy Anh ngữ tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh như
một ngoại ngữ. Bộ tiêu chuẩn về giảng dạy tiếng Anh đã được Hiệp hội TESOL
Quốc tế ban hành và được coi tài liệu phục vụ đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng
Anh trên tồn thế giới bao gồm:
“Tiêu chuẩn các chương trình giảng dạy tiếng Anh dành cho người lớn ESL”
(2002) bao gồm 9 tiêu chuẩn: (1) Tiêu chuẩn cho cấu trúc chương trình, quản trị và
lập kế hoạch; (2) Tiêu chuẩn cho chương trình giảng dạy và tài liệu giảng dạy; (3)
Tiêu chuẩn giảng dạy; (4) Tiêu chuẩn tuyển dụng, tuyển sinh và định hướng của
người học; (5) Tiêu chuẩn cho việc duy trì và chuyển tiếp của người học; (6) Tiêu

chuẩn đánh giá và lợi ích người học; (7) Tiêu chuẩn cho điều kiện tuyển dụng và
nhân sự; (8) Tiêu chuẩn cho sự phát triển chuyên nghiệp và đánh giá nhân viên; (9)
Tiêu chuẩn cho dịch vụ hỗ trợ. 9 tiêu chuẩn dành cho 9 nội dung của quản lý dạy
học tiếng Anh tại TTNN. Bộ tiêu chuẩn là những gì cần thiết nhất giúp nhà quản lý
xem x t, thiết lập và đánh giá một chương trình giảng dạy tiếng Anh đạt chuẩn [80].
“Tiêu chuẩn thành thạo ngôn ngữ PreK-12” được Tesol (2006) đưa ra 5 tiêu chuẩn
trình độ ngoại ngữ: (1) Tiêu chuẩn 1: Học tiếng Anh giao tiếp cho xã hội, văn


hóa và mục đích giảng dạy trong trường học; (2) Tiêu chuẩn 2: Học tiếng Anh giao
tiếp thông tin, ý tưởng và khái niệm cần thiết cho sự thành công học tập trong lĩnh
vực nghệ thuật ngôn ngữ; (3) Tiêu chuẩn 3: Học tiếng Anh giao tiếp thông tin, ý
tưởng và khái niệm cần thiết cho sự thành công học tập trong lĩnh vực toán học; (4)
Tiêu chuẩn 4: Học tiếng Anh giao tiếp thông tin, ý tưởng và khái niệm cần thiết cho
sự thành công học tập trong lĩnh vực khoa học; (5) Tiêu chuẩn 5: Học tiếng Anh
giao tiếp thông tin, ý tưởng và khái niệm cần thiết cho sự thành công học tập trong
lĩnh vực khoa học xã hội. Các tiêu chuẩn giúp học viên nhìn nhận được phương
hướng để đạt được mục tiêu và cũng qua đó để các nhà quản lý đánh giá được trình
độ học viên của mình trong từng lĩnh vực cụ thể [81].
“Tiêu chuẩn giáo viên dạy tiếng Anh dành cho người lớn chương trình
ESL/EFL” của Tesol (2008) đã cung cấp các tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá, công cụ
đánh giá cho giáo viên và các nhà quản lý giúp họ xác định các phẩm chất, năng lực
cần có để đảm bảo hiệu quả trong quá trình giảng dạy. 8 tiêu chuẩn được đưa ra bao
gồm: (1) Tiêu chuẩn 1: Lập kế hoạch; (2) Tiêu chuẩn 2: Giảng dạy; (3) Tiêu chuẩn
3: Đánh giá; (4) Tiêu chuẩn 4: Bản sắc và bối cảnh.; (5) Tiêu chuẩn 5: Thành thạo
ngôn ngữ; (6) Tiêu chuẩn 6: Học tập; (7) Tiêu chuẩn 7: Nội dung; (8) Tiêu chuẩn 8:
Cam kết và tính chuyên nghiệp. Các tiêu chuẩn có thể được áp dụng cho hầu hết các
quốc gia mà ở đó tiếng Anh được coi là ngơn ngữ thứ hai hoặc được coi là ngoại
ngữ. Nó có thể mang lại lợi ích cho các nhà giáo dục và quản trị viên trong các
chương trình đào tạo giáo viên, trong các chương trình giáo dục và để đạt được sự

phát triển chuyên nghiệp cả về cá nhân và tổ chức [82].
“Tiêu chuẩn sử dụng công nghệ trong dạy và học tiếng Anh Tesol” (2011) bao
gồm các tiêu chuẩn dành cho người học và giáo viên giảng dạy tiếng Anh để hướng
tới mục tiêu đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ trong việc giảng dạy và học tập
tiếng Anh. Tiêu chuẩn công nghệ dành cho người học tiếng Anh bao gồm 11 tiêu
chuẩn nhằm đánh giá 3 mục tiêu: (1) Khả năng hiểu biết và kỹ năng cơ bản của học
viên trong việc sử dụng công nghệ trong việc học tiếng Anh (khả năng sử dụng công
cụ, trình duyệt internet; khả năng sử dụng các thiết bị smartphone, máy tính,…; khả
năng sử dụng các nguồn trực tuyến, giao tiếp mạng xã hội,..); (2) Khả


năng sử dụng công nghệ theo các cách phù hợp về mặt xã hội và văn hóa, pháp lý
và đạo đức; (3) Khả năng sử dụng hiệu quả và đánh giá các công cụ, công nghệ sử
dụng trong dạy và học tiếng Anh và coi nó như là một cơng cụ hỗ trợ giúp phát triển
năng lực học ngôn ngữ. Tiêu chuẩn công nghệ dành cho giáo viên bao gồm 14 tiêu
chuẩn nhằm đánh giá 4 mục tiêu: (1) Khả năng hiểu biết của giáo viên về các công
nghệ trong việc hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh; (2) Khả năng tích hợp kiến thức và kỹ
năng sư phạm với cơng nghệ để nâng cao dạy và học ngôn ngữ; (3) Khả năng sử
dụng công nghệ của giáo viên trong lưu trữ hồ sơ, phản hồi và đánh giá học viên;
(4) Khả năng sử dụng các công nghệ để cải thiện giao tiếp, hợp tác và nâng cao hiệu
quả trong việc chuẩn bị cho lớp học, chấm điểm và duy trì hồ sơ [83].
Nghiên cứu “Quản lý lớp học ESL” dựa trên những kinh nghiệm và tình huống
giảng dạy thực tế của tác giả Ms. Shannon Tani (2011) trong quá trình giảng dạy
tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo tại Nhật Bản. Tác giả đã đưa ra những thách thức mà
giáo viên cần đối mặt trong việc truyền đạt và duy trì quyền kiểm soát lớp học. Tác
giả cũng cung cấp cho giáo viên những gợi ý thực tế cho những người dạy tiếng
Anh cho những học viên trẻ. Trọng tâm là sự chuẩn bị thích hợp và duy trì một mơi
trường học tập tích cực để tăng hiệu quả của khóa học [76].
Các tác phẩm được Tesol Press phát hành là tài liệu của rất nhiều giáo viên
Tiếng Anh trên toàn thế giới. “Phát triển giáo viên Tiếng Anh” bao gồm hơn 20

nghiên cứu của nhiều tác giả được Tesol Press phát hành là cẩm nang dành cho
giảng viên hay những nhà quản lý có các nhìn cái nhìn sâu sắc nhất về những vấn đề
quản lý dạy học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung. Một số nghiên cứu
được trình bày dưới đây:
Trong nghiên cứu của Tim Stewart (2013), “Nghiên cứu lớp học cho giáo viên
ngôn ngữ” đưa ra câu hỏi: Tại sao giáo viên dạy tiếng Anh nên tiến hành nghiên
cứu lớp học của họ? Khi giáo viên có được kinh nghiệm, họ theo bản năng muốn
tìm hiểu thêm về thực hành của họ, nghề nghiệp và các cách để đóng góp cho lĩnh
vực này. Cách để đào sâu hơn vào niềm đam mê của họ cho việc giảng dạy là thông
qua nghiên cứu các bối cảnh lớp học của riêng họ. Nghiên cứu này giúp hướng dẫn
và làm sáng tỏ quá trình nghiên cứu trong lớp học, từ đó giúp giáo viên tự tin để bắt


đầu thực hiện các bước: lập kế hoạch, thu thập dữ liệu, đưa ra các kết luận, và sau
đó tiếp tục đam mê giảng dạy và nghiên cứu [85].
Nghiên cứu của George M. Jacobs and Harumi Kimura (2013), “Học tập và
giảng dạy” đã chỉ ra học tập theo nhóm giúp phát triển đa dạng các ý tưởng, giúp
học viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả và vui vẻ. Nghiên cứu giúp giáo
viên hiểu lợi thế tiềm năng của các hoạt động nhóm cũng như các vấn đề có thể phát
sinh khi học viên làm việc theo nhóm. Nghiên cứu trình bày bốn nguyên tắc cung
cấp năng lượng và cốt lõi cho học tập nhóm: Tương tác giữa các học viên ngang
hàng tối đa; Cơ hội bình đẳng để học viên tham gia; Trách nhiệm chia sẻ của mỗi cá
nhân và Các thành viên tích cực tham gia hoạt động nhóm. Cùng với đó là bốn
nguyên tắc giúp gắn kết các nhóm với nhau và khuyến khích các thành viên tiếp cận
những người khác nhóm của họ: Quyền tự chủ trong nhóm; Nhóm khơng đồng
nhất; Hợp tác; Sử dụng kỹ năng hợp tác [53].
Nghiên cứu của Liying Cheng (2013), “Đánh giá lớp học ngôn ngữ” đã cho
thấy đánh giá hằng ngày về học tập của học viên là một trong những nhiệm vụ khó
khăn, phức tạp và quan trọng nhất mà giáo viên phải đối mặt. Việc đánh giá lớp học
bao gồm: Khung tiêu chí đánh giá, cơng cụ đánh giá, tổ chức đánh giá và kết quả

đánh giá. Khung tiêu chí đánh giá giúp giáo viên có cái nhìn tổng quan về các vấn
đề học viên gặp phải và cần sự giúp đỡ. Công cụ đánh giá bao gồm các bài kiểm tra,
bảng hỏi, phỏng vấn,… học viên cần nắm rõ các công cụ đánh giá và tác dụng của
công cụ đánh giá mang lại. Tổ chức đánh giá mà ở đó giáo viên là người đồng hành
của học viên, cùng học viên hướng tới sự phát triển trong học tập. Kết quả đánh giá
phản ánh thực tế học tập của học viên và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao
thành tích của học viên [63].
Nghiên cứu của Willy A. Renandya (2014), “Động lực trong lớp học ngôn
ngữ”, đã khám phá cách tiếp cận động lực trong học tập và những thách thức khác
nhau mà giáo viên ngơn ngữ có thể gặp phải trong lớp học. Tác giả cung cấp một
cái nhìn tồn diện về cách làm thế nào để giáo viên ngơn ngữ có thể tạo động lực
trong lớp học và cách tạo ra sự cuốn hút trong cách giảng dạy của họ. Trong ngữ
cảnh học tập ngôn ngữ thứ hai, từ kinh nghiệm giáo viên biết rằng động lực đóng


một vai trị quan trọng trong việc học viên có động lực cao hơn có khả năng thành
cơng hơn và bản thân giáo viên đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo ra và
thúc đẩy động lực trong lớp học. Mục đích của nghiên cứu này là giúp giáo viên
khám phá các yếu tố động lực cụ thể trong lớp học mà họ có theo ý của họ để giúp
học viên của họ mong muốn tham gia nhiều hơn vào lớp học ngôn ngữ [88].
Nghiên cứu “Mẹo và thủ thuật quản lý lớp học tiếng Anh ESL: Dành cho giáo
viên của học sinh từ 6-12 tuổi” là tổng hợp của 25 năm kinh nghiệm giảng dạy của
nhóm tác giả Jennifer Booker Smith, Jackie Bolen (2015). Nghiên cứu giúp giáo
viên biết được cách để toàn bộ lớp tham gia vào bài giảng; khám phá làm thế nào để
lên kế hoạch một bài học và tổ chức lớp học; tìm hiểu động lực và kỷ luật trong lớp
học và những chuẩn bị của giáo viên để đối mặt với những tình huống xảy ra trong
lớp học [60].
Nghiên cứu của Jim Cummins (2018) trong tác phẩm “6 nguyên tắc mẫu mực
trong giảng dạy tiếng Anh”, đã đưa ra 6 nguyên tắc cho giáo viên Tiếng Anh sau:
(1) Biết người học của bạn: Giáo viên tìm hiểu thơng tin cơ bản về gia đình, ngơn

ngữ của học viên, các nền văn hóa và nền tảng giáo dục để tham gia vào các lớp học
và chuẩn bị và phân phối bài học hiệu quả hơn. (2) Tạo điều kiện cho việc học ngôn
ngữ: Giáo viên tạo ra một nền văn hóa lớp học sẽ đảm bảo rằng học sinh cảm thấy
thoải mái trong lớp. (3) Thiết kế các bài học ngôn ngữ chất lượng cao: Giáo viên lên
kế hoạch cho những bài học ý nghĩa thúc đẩy ngôn ngữ học tập và giúp học sinh
phát triển các chiến lược học tập và kỹ năng tư duy phê phán. (4) Thích nghi bài học
khi cần thiết: Giáo viên liên tục đánh giá khi họ dạy - quan sát và phân tích về câu
trả lời của người học để xác định xem học sinh có đạt được mục tiêu học tập hay
không. (5) Giám sát và đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của học sinh: Người học
ngôn ngữ học ở các mức giá khác nhau, vì vậy giáo viên thường xuyên theo dõi và
đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của họ để thúc đẩy việc học của họ hiệu quả. Giáo
viên cũng thu thập dữ liệu để đo lường sự phát triển ngôn ngữ của học sinh. (6)
Tham gia và cộng tác trong cộng đồng thực hành: Giáo viên cộng tác với những
người khác trong nghề để cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho người học của họ đối với
lập trình, hướng dẫn và vận động [61].


1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Trong nghiên cứu “Đổi mới phương pháp giảng dạy các kĩ năng giao tiếp tiếng
Anh ở Trung học phổ thông: Từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang
đường hướng lấy người học là trung tâm” (2004), tác giả Hoàng Văn Vân đã đưa ra
nhận định cần đổi mới các phương pháp dạy học. Có nhiều chứng cứ khoa học để
tin rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu môi trường lấy người học là trung tâm
được tạo ra. Nghiên cứu đã trình bày việc sử dụng đường hướng giao tiếp giúp phát
triển các kỹ năng giao tiếp trong giờ học nghe-nói, đọc và viết tiếng Anh cho học
sinh. Môi trường lấy người học làm trung tâm giúp người học có thể chủ động lựa
chọn các tư liệu, phần mềm làm việc dưới hình thức hợp tác và xác định các chiến
lược và phong cách học tập của mình. Mơi trường lớp học lấy người học làm trung
tâm cũng yêu cầu phải có những hồi âm thường xuyên từ học sinh. Ngoài ra, môi
trường lớp học lấy người học làm trung tâm cũng yêu cầu giáo viên và học sinh

phải biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đạo như cassette, video,
power point, intenet,... Tác giả cũng kết luận để thay đổi phương pháp giảng dạy
một cách triệt để giáo viên nên từ bỏ một phần kiểm soát lớp học, tạo cho học sinh
nhiều cơ hội chủ động và tự chủ để các em có thể làm chủ được mình trong các hoạt
động giao tiếp [37].
Trong nghiên cứu “Đổi mới kiểm tra đánh giá: Từ thực tế của các lớp bồi
dưỡng tiếng Anh cho giáo viên tiểu học”, hai tác giả Lê Thị Huyền Trang và Trần
Thị Tuyết (2015) đã khảo sát và đưa ra kết luận đa phần ý kiến của các học viên cho
rằng áp dụng chuẩn B2 theo khung tham chiếu châu Âu sau các lớp bồi dưỡng là
khơng phù hợp. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm cải tiến công tác tổ chức kiểm
tra đánh giá, đồng thời nâng cao hiệu quả các lớp bồi dưỡng: (1) Cần có sự thống
nhất cơ bản giữa nội dung, mục đích bồi dưỡng, trình độ học viên, yêu cầu công tác
của học viên với các hoạt động thi cử, đánh giá năng lực người tham gia bồi dưỡng;
(2) Tăng cường các hoạt động kiểm tra thường xuyên để nắm bắt tình hình tiếp thu
của giáo viên, từ đó điều chỉnh nội dung và cách học, cách dạy hợp lý, kịp thời, hiệu
quả - thay vì chỉ có một lần thi sát hạch bắt buộc đối với các giáo viên tham dự các
lớp bồi dưỡng; (3) Làm công tác tư tưởng thật tốt cho người tham gia bồi dưỡng,


×