TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
NHĨM 1
PHÂN TÍCH VĂN HĨA DOANH NGHIỆP CỦA
THẾ GIỚI DI ĐỘNG
GVHD:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
HỌ VÀ TÊN
MSSV
Cần thơ - 2021
Ths. Ong Quốc Cường
MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP
100%
100%
100%
100%
100%
90%
95%
90%
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 3
1.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ....................................................................................................... 4
2.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN .................................................................................................. 4
CẤP ĐỘ 1: BIỂU TRƯNG TRỰC QUAN ............................................................................ 5
II.
PHONG CÁCH KIẾN TRÚC (kiến trúc ngoại thất, thiết kế nội thất) .............................. 5
1.
a.
Thiết kế ngoại thất : ............................................................................................................. 5
Đơn giản, hiện đại, với sự kết hợp của màu vàng và đen làm nổi bật và thu hút ánh nhìn mọi
người. ............................................................................................................................................ 5
b.
Thiết kế nội thất :.................................................................................................................. 5
Thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng với tông màu chủ đạo là màu vàng. Không gian
tạo cảm giác thoải mái, gây ấn tượng cho khách hàng. ................................................................. 6
2.
ĐỒNG PHỤC CỦA NHÂN VIÊN ......................................................................................... 6
3.
NGHI LỄ, NGHI THỨC ........................................................................................................ 7
4.
BIỂU TƯỢNG (LOGO) ......................................................................................................... 8
5.
NGÔN NGỮ, KHẨU HIỆU (SLOGAN) ............................................................................... 9
6.
MẪU CHUYỆN, GIAI THOẠI, TẤM GƯƠNG ĐIỂN HÌNH ........................................... 9
7.
ẤN PHẨM ĐIỂN HÌNH ....................................................................................................... 10
III.
CẤP ĐỘ 2: NHỮNG TUYÊN BỐ ĐƯỢC CHẤP NHẬN .................................................. 11
1.
TẦM NHÌN ............................................................................................................................ 11
2.
SỨ MỆNH .............................................................................................................................. 11
3.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI : Thế Giới Di Động bao gồm 5 giá trị cốt lõi như sau: ......................... 12
4.
TRIẾT LÝ KINH DOANH .................................................................................................. 13
IV.
CẤP ĐỘ 3: NHỮNG GIẢ ĐỊNH CĂN BẢN ....................................................................... 14
NÊU BẬT BẢN SẮC VĂN HÓA RIÊNG CỦA MWG.......................................................... 15
V.
1.
“Khách hàng là thượng đế”.................................................................................................. 16
2.
Quan tâm đến nhân viên....................................................................................................... 16
3.
Sự gần gũi............................................................................................................................... 17
4.
Lan tỏa.................................................................................................................................... 17
VI.
ĐÁNH GIÁ VỀ VHDN TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG ........................................................... 18
1.
ƯU ĐIỂM ............................................................................................................................... 18
2.
HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ........................................................................................ 18
3.
ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TGDĐ .................................. 19
VII. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VHDN TẠI THẾ GIỚI DI
ĐỘNG ................................................................................................................................................. 20
1.
Duy trì, phát triển VHDN và định hướng tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới. 20
2.
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, truyền thông nội bộ ...................................................... 20
3.
Nghiên cứu thay dổi Slogan để tạo điểm nhấn mới trong lòng khách hàng .................... 21
Slogan là một câu nói ngắn gọn, chứa những thơng điệp truyền thông của thương hiệu, slogan
thông thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển của doanh nghiệp, là một
phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing. ........................................................................ 21
I.
GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Thế Giới Di Động có tên đầy đủ là Cơng ty cổ phần Thế Giới Di Động được thành
lập vào tháng 3 năm 2004. Tên tiếng Anh của Công ty là Mobile World JSSC, mã
chứng khốn: MWG. Đây là một tập đồn bán lẻ tại Việt Nam, lĩnh vực hoạt động
chính của cơng ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di
động, thiết bị kỹ thuật số, và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử.
Bằng trải nghiệm về thị trường điện thoại di động từ đầu năm 1990, cùng với việc
nghiên cứu kỹ tập quán mua hàng của khách hàng Việt Nam, TGDĐ đã xây dựng được
một phong cách bán hàng tư vấn đặc biệt nhờ vào một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
và trang web www.thegioididong.com hỗ trợ như là một cẩm nang về điện thoại di
động hàng đầu Việt Nam.
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
-
Tháng 3/2004: Ơng Nguyễn Đức Tài (nay là Tổng Giám Đốc công ty Thế Giới
Di Động) và 3 người bạn đã lập nên công ty TNHH Thế Giới Di Động sau
chuyển thành công ty cổ phần, chuyên kinh doanh về điện thoại di động.
-
Tháng 6/2004: công ty ra mắt website www.thegioididong.com và 3 cửa hàng
nhỏ tại Hoàng Văn Thụ, Lê Lai, CMT8 (TP Hồ Chí Minh)
-
Tháng 10/2004: ban giám đốc công ty quyết định khai trương siêu thị đầu tiên
tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu.
-
Tháng 1/2005: siêu thị thứ 2 được ra mắt tại số 330 Cộng Hòa (TP Hồ Chí Minh)
-
Tháng 1/2006: siêu thị thứ 3 được khai trương tại 26 Phan Đăng Lưu và 2 tháng
sau lại thêm một cửa hàng nữa tại Minh Khai.
-
2007-2009: là giai đoạn Thế Giới Di Động mở rộng ở TP HCM, Đà Nẵng và Hà
Nội.
-
Cuối 2009 có tổng cộng 38 siêu thị.
-
2010-2011: đánh dấu bước phát triển vượt bậc với sự ra đời liên tiếp của các
siêu thị thegioididong mở rộng các siêu thị trên toàn quốc.
-
Cuối 2010 con số siêu thị tăng gấp đôi so với 2009
-
Cuối năm 2011, đạt số lượng 200 siêu thị, tăng 5 lần so với 2010.
-
3/2012, khai trương siêu thị điện thoại tại Bắc Giang, thegioididong.com trở
thành hệ thống bán lẻ thiết bị di động đầu tiên và duy nhất có mặt tại tất cả 63
tỉnh thành trên cả nước.
-
Ngày 14/07/2014, niêm yết thành công 62.723.171 cổ phiếu với mã cổ phiếu
MWG. Số lượng siêu thị tăng 60% lợi nhuận sau thuế tăng 160% so với năm
2013.
-
Năm 2016, chuỗi thegioididong.com tiếp tục thống lĩnh và nâng cao thị phần
với gần 900 siêu thị.
-
2017, Thegioididong.com duy trì vị thế dẫn đầu về thị phần và không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
-
2018, Thegioididong.com thống lĩnh thị trường Việt Nam với 45% thị phần điện
thoại
-
Năm 2019 Chuỗi Thế Giới Di Động có 996 cửa hàng. Kinh doanh thêm ngành
hàng đồng hồ thời trang và đẩy mạnh bán lẻ máy tính xách tay để tăng thị phần.
-
Năm 2020, Thế Giới Di Động tiếp tục củng cố vị thế số 1 về bán lẻ thiết bị công
nghệ và điện tử tiêu dùng, liên tục nới rộng khoảng cách với các nhà bán lẻ khác.
CẤP ĐỘ 1: BIỂU TRƯNG TRỰC QUAN
1. PHONG CÁCH KIẾN TRÚC (kiến trúc ngoại thất, thiết kế nội thất)
Trụ sở và các chi nhánh đều được đặt tại các vị trí trung tâm với diện tích lớn,
khơng gian rộng rãi, bố trí đầy đủ khơng gian cho các phịng ban chun mơn cũng như
phục vụ hội họp của công ty.
Đặc thù công ty hoạt động về lĩnh vực bán lẻ, thiết bị viễn thơng di động nên ngồi
cơ sở hạ tầng dành cho khối văn phòng, TGDĐ còn thuê hệ thống mặt bằng phục vụ
hoạt động kinh doanh buôn bán rộng khắp trên cả nước với số lượng khoảng gần 1000
địa điểm. Mỗi địa điểm đều rất rộng rãi, nằm ở vị trí thuận tiện cho việc giao thương
(ngã ba, ngã tư, ..) không gian bên trong cửa hàng được thiết kế chuyên nghiệp, đồng
bộ trong cả hệ thống đảm bảo phục vụ tốt nhất cho việc tham quan mua sắm của khách
hàng.
a. Thiết kế ngoại thất :
II.
Đơn giản, hiện đại, với sự kết hợp của màu
vàng và đen làm nổi bật và thu hút ánh nhìn
mọi người.
b. Thiết kế nội thất :
Thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng
với tông màu chủ đạo là màu vàng. Không
gian tạo cảm giác thoải mái, gây ấn tượng cho
khách hàng.
Nhận xét : Phong cách kiến trúc của TGDĐ với lối thiết kế và tông màu thực sự
gây ấn tượng mạnh, dễ nhận diện, ghi nhớ. Gây được tiếng vang, có được vị trí đặc biệt
trong lịng khách hàng.
2. ĐỒNG PHỤC CỦA NHÂN VIÊN
Có thể thấy rằng đồng phục của TGDĐ có sự gắn kết chặt chẽ với nhận diện
thương hiệu, tông màu chủ đạo là vàng và đen – cũng chính là hai màu trong kiến trúc
nội ngoại thất . Việc này thể hiện được sự chuyên nghiệp của TGDĐ, đồng thời cũng
là một trong những cách để quảng bá hình ảnh cơng ty tới người tiêu dùng.
Thiết kế áo sơ mi vàng nhạt tạo nên điểm nhấn cho nhân viên với sự gọn gàng,
thanh lịch và lịch sự. Bên cạnh đó, đồng phục TGDĐ cịn là một giá trị văn hóa tạo ra
nét đặc trưng cho doanh nghiệp và tạo nên sự đồng cảm, tự hào, gắn bó giữa các thành
viên.
Nhận xét: Thiết kế đồng phục TGDĐ với sự thanh lịch , đồng bộ về màu sắc chủ
đạo của cơng ty, có thể thấy được sự chuyên nghiệp, thông minh của TGDĐ. Bộ đồng
phục có tính thẩm mỹ cao, rất phù hợp cho nhân viên sử dụng, còn làm cho khách hàng
dễ nhận diện được thương hiệu TGDĐ qua bộ đồng phục đó.
3. NGHI LỄ, NGHI THỨC
Buổi lễ khai trương tại tỉnh Hậu Giang
Chương trình “tết sẻ chia”
Nói đến nghi lễ thì điểm đặc biệt nhất cần nhắc tới ở TGDĐ đó là cách chào. Cách
đây khoảng 8 năm khi mà “Văn hóa phục vụ” cịn chưa được biết đến nhiều ở Việt
Nam, đối với người tiêu dùng việc được phục vụ vẫn cịn là một điều gì đó xa xỉ, việc
phục vụ thuộc về dịch vụ cao cấp, tuy nhiên đi trước xu thế, TGDĐ đã theo đuổi sự
nghiệp phục vụ từ thời điểm đó với một hành động rất rõ là bất kỳ khách hàng nào đến
hệ thống TGDĐ đều được mở cửa và chào.
Ở thời điểm đó động tác chào còn khá đơn giản nhưng cũng đã tạo nên được hiệu
ứng mạnh mẽ trên thị trường. Đến nay, thông qua việc học hỏi một số nước phát triển
với mô hình phục vụ ở đẳng cấp cao, cung cách chào của TGDĐ đã được nâng l lên
một cấp độ mới đó là thay vì trước đây chỉ chào bình thường, bây giờ khi khách hàng
bước vào TGDĐ sẽ được nhân viên mở cửa, tay phải đặt lên ngực trái, gần trái tim và
cúi chào nhẹ, môi nở nụ cười tươi thể hiện sự trân trọng và thân thiện đối với khách
hàng. Đây thực sự là một điểm nhấn đặc biệt giúp cho TGDĐ là sự khác biệt so với
phần còn lại trên thị trường nói chung và lĩnh vực bán lẻ thiết bị viễn thơng di động nói
riêng.
Ngồi ra, hàng tháng công ty đều tổ chức sinh nhật cho nhân viên thông qua việc
chia nhỏ tổ chức tại các cửa hàng, đồng thời cịn có các hoạt động kêu gọi quyên góp,
hỗ trợ nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống. Mới đây nhất, công ty đã triển khai
hoạt động thiện nguyện, sẻ chia, giúp đỡ 1000 tấn gạo trao đến tay những mảnh đời
khó khăn vào dịp tết Tân Sửu. Những hoạt động đó góp phần khích lệ chia sẻ tình cảm
và sự cảm thơng nhằm gắn bó các thành viên với nhau và với công ty.
Thêm vào đó với việc ý thức được khách hàng là người mang lại thu nhập, mang
lại lợi ích cho toàn bộ cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên trong công ty, hàng tháng
trong hệ thống cửa hàng để có những chương trình nhằm tri ân khách hàng.
Nhận xét: Nghi lễ, nghi thức của TGDĐ tạo được ấn tượng trong lòng khách hàng
qua cách chào nghiêm trang, lịch sự. Tuy nhiên, TGDĐ vẫn chưa chú trọng nhiều đến
các nghi lễ, nghi thức. Các buổi lễ phát thưởng, tặng quà, khen thưởng hay các buổi
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cịn xuất hiện rất ít, chưa thực sự gắn kết được nhân viên
với nhau do số lượng nhân viên quá lớn.
4. BIỂU TƯỢNG (LOGO)
Hình tượng con người trong logo chính thức của
Công ty cổ phần Thế giới di động được tạo thành
bởi các ơ vng nhỏ. Hình ảnh này tượng trưng
cho hệ thống rất nhiều các cửa hàng bán lẻ của
hãng.
Những hình khối trịn trong logo tượng trưng
cho mặt trời, quả địa cầu thể hiện cho khát vọng đưa thương hiệu vươn ra tồn cầu.
Ta có thể thấy phần hình trịn đại diện cho quả địa cầu - có thể hiểu là "Thế
giới" trong khi phần hình người đang mơ tả sự dịch chuyển - "Di động".
Ghép lại, ta có một thế giới luôn luôn dịch chuyển, biến đổi, phát triển không
ngừng: Thế Giới Di Động. Tất nhiên ở đây, logo đang được giải mã theo nghĩa bóng,
cịn nghĩa đen thực tế là nơi mà bạn có thể tha hồ mua sắm các thiết bị di động vô cùng
nhiều, vô cùng rộng lớn như một thế giới thu nhỏ.
Còn nếu phân tích rộng ra một tí, ta có thể thấy phần hình người đang đứng ở trung
tâm của hình trịn. Về mặt thẩm mỹ, đây chính là yếu tố để đảm bảo sự cân bằng, hài
hòa khi thiết kế một logo.
Trong khi đó, xét ở mặt ý nghĩa ta sẽ thấy con người luôn là trọng tâm của thế
giới, giống với các cam kết của Thế Giới Di Động:
- Đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi suy nghĩ và hành động của mình.
- Mang đến cho nhân viên một môi trường làm việc tôn trọng và công bằng.
- Mang đến cho nhà đầu tư giá trị doanh nghiệp gia tăng không ngừng.
- Mang đến cho các đối tác sự tôn trọng.
- Mang đến cho quản lý: Một sân chơi công bằng để thi thố tài năng / Một cam kết cho
một cuộc sống cá nhân sung túc / Một vị trí xã hội được người khác kính nể.
- Đóng góp cho cộng đồng thơng qua việc tạo nhiều ngành việc làm và đóng góp đầy
đủ thuế cho ngân sách Nhà nước.
Về màu sắc, ta có thể thấy logo Thế Giới Di Động được điểm tô bởi 2 gam màu là vàng
và đen.
Nếu màu vàng đại diện cho sự thịnh vượng, rộng lớn, tràn đầy năng lượng như
ánh sáng mặt trời thì màu đen lại minh chứng cho sự trưởng thành, chuyên
nghiệp (có thể liên tưởng đến các doanh nhân thường khoác những bộ vest màu đen).
Nhận xét: Logo của TGDĐ đã thành công để lại dấu ấn khó phai trong lịng khách
hàng. Phong cách thiết kế logo đẹp, lạ, dễ ghi nhớ, có ý nghĩa to lớn, đây là một điểm
mạnh lớn của TGDĐ so với các đối thủ cạnh tranh khác.
5. NGÔN NGỮ, KHẨU HIỆU (SLOGAN)
Slogan: “Lắng nghe và chia sẻ”
Slogan này thể hiện rằng TGDĐ sẽ là nơi luôn luôn lắng nghe những suy tư, trăn
trở, những mối quan tâm, nhu cầu, thậm chí cả những bực dọc của khách hàng, của
nhân viên, của đối tác hay của bất kì ai đến với TGDĐ để có thể chia sẻ, giúp đỡ, hỗ
trợ những khó khăn, suy tư đó hay đáp ứng những nhu cầu đang phát sinh của những
cá nhân, tổ chức đang tìm đến và tin tưởng chia sẻ với TGDĐ.
Nhận xét : Slogan của TGDĐ tuy khá hay, ý nghĩa, cho thấy sự quan tâm đến
khách hàng nhưng lại chưa thực sự phổ biến rộng rãi trong nhân viên cũng như trong
lòng khách hàng. Công tác truyền thông slogan của TGDĐ chưa thực sự hiệu quả, chưa
quảng bá mạnh mẽ slogan của công ty.
6. MẪU CHUYỆN, GIAI THOẠI, TẤM GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
Với ý tưởng kinh doanh sáng tạo, một tầm nhìn vượt xa hơn hiện tại để đón đầu
tương lai, một khả năng quản trị tuyệt vời, hoặc đơn giản đó là sự dũng cảm chấp nhận
thất bại để bắt đầu lại từ một niềm tin thành công, Nguyễn Đức Tài, ông chủ của thế
giới di động sau gần 17 năm khởi nghiệp anh giờ đây đã trở thành một trong những
doanh nhân đáng ngưỡng mộ nhất Việt Nam.
Lớn lên trong cảnh nghèo khó, cùng mẹ bán hàng rong, khiến anh ln đặt mục
tiêu phải có cuộc sống tốt hơn cha mẹ mình. Nguyễn Đức Tài tốt nghiệp cử nhân ngành
tài chính kế tốn đại học Kinh Tế TPHCM. Sau đó anh học lên bậc Thạc sỹ ngành quản
trị kinh doanh tại trung tâm đào tạo Pháp Việt CFVJ. Năm 1995 Nguyễn Đức Tài trở
về Việt Nam sau khi du học tại Pháp, ngay lập tức anh được một tập đoàn liên doanh
Thụy Sỹ (S-fone) mời làm việc với vị trí và mức thu nhập hấp dẫn. Tuy làm việc trong
môi trường hết sức chuyên nghiệp và hiện đại, nhưng trong suy nghĩ của Nguyễn Đức
Tài đây không phải là điều anh chờ đợi. Một khát khao được khẳng định bản thân và
được làm chủ doanh nghiệp của mình ln thơi thúc anh không ngừng. Năm 2003, anh
viết đơn xin thôi việc.
Sau khi rời S-fone, anh
cùng 3 người bạn thành lập
CTCP Thế Giới Di Động,
chuyên kinh doanh điện thoại
di động . Điện thoại di động
thời kỳ đó là mặt hàng xa xỉ chỉ
dành cho những người giàu có,
thị trường điện thoại chính
hãng rất hạn hẹp. Nhưng thực
tế đã chứng minh, tầm nhìn của
anh hồn tồn chính xác, chỉ
trong vịng vài năm ngắn ngủi
Ông chủ Thế Giới Di Động – Cậu bé bán hàng rong và hành
thì chiếc điện thoại di động đã
trình trở thành triệu phú đơ la
trở nên quen thuộc và gần như
không thể thiếu với mọi người.
Thời gian này, anh nhận ra một điều rằng cái thiếu lớn nhất trên thị trường điện
thoại di động chính là thơng tin. Kênh cung cấp thông tin điện thoại
“thegioididong.com” ra đời là thành quả của nhóm sau những nỗ lực khơng ngừng. Tuy
nhiên, kế hoạch xây dựng chuỗi cửa hàng nhỏ nhằm đem đến cho khách hàng sự phục
vụ chu đáo và tiện ích đã nhanh chóng bị thất bại.
Khơng nản chí, năm 2004, Nguyễn Đức Tài quyết gom 3 cửa hàng thành một, có
quy mơ hơn, bài bản hơn, tạo tiền đề cho sự bùng nổ sau này. Năm 2009, 40 cửa hàng
đã có mặt trên tồn quốc. Năm 2010, số cửa hàng đã tăng gấp đôi lên 80 và gấp 5 vào
năm 2011. Công ty đầu tư Thế giới di động trở thành một trong những công ty niêm
yết lớn nhất nước với vốn hóa 1,7 tỷ USD. Sau khi thăng hoa với chuỗi bán lẻ di động,
Thế Giới Di Động đã mở rộng ra với các chuỗi bán lẻ khác gồm Điện Máy Xanh, Bách
Hóa Xanh, Nhà thuốc An Khang và chuỗi bán lẻ thiết bị di động Bigphone tại
Campuchia.
Mặc dù giàu có là vậy, nhưng Nguyễn Đức Tài lại là một doanh nhân hết sức bình
dị, được biết trong một chuyến cơng tác nước ngồi anh vẫn ở chung phịng với 3 người
khác. Anh có thói quen thích mặc áo phông để tiết kiệm thời gian và tập trung cho cơng
việc.
Nhận xét: Câu chuyện hành trình của ơng chủ CTCP Thế Giới Di Động như một
động lực thúc đẩy các nhân viên tiến đến thành công với những nổ lực khơng ngừng
nghi. Câu chuyện trên cịn tạo nên niềm tự hào cho công ty và nhân viên TGDĐ.
7. ẤN PHẨM ĐIỂN HÌNH
Những báo cáo thường niên qua các năm của CTCP Thế Giới Di Động là tư liệu
chính thức giúp mọi người có thể nhận thấy được rõ hơn về cấu trúc văn hóa của cơng
ty. Qua đó làm rõ định hướng phát triển, mục tiêu, phương châm hành động, triết lý
quản lý, niềm tin và giá trị chủ đạo.
Hiện nay thegioididong.com đang là một trong những website thương mại điện tử
lớn nhất tại Việt Nam với hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Thegioididong.com lấy
tông màu chủ đạo là vàng và đen, trên trang web thể hiện đầy đủ các sản phẩm công ty
đang kinh doanh với những thông tin vơ cùng chi tiết, đồng thời cịn có các bài đánh
giá sản phẩm, tin tức giúp người tiêu dùng có thể so sánh và tìm hiểu thơng tin. Giao
diện trang web đơn giản, trực quan, dễ sử dụng.
Ngoài ra, theo chu kỳ mỗi tháng 2 lần công ty đều cho in các ấn phẩm là chương
trình khuyến mãi của hệ thống Thế Giới Di Động để cung cấp miễn phí cho khách hàng
nhằm giúp khách hàng có thêm nhiều thơng tin về các sản phẩm và đa dạng hóa lựa
chọn tiêu dùng, mua sắm của mình.
Nhận xét: TGDĐ đã tạo được thành công lớn qua website của công ty nhờ sự nắm
bắt được tâm lý của khách hàng. Các catalogue quảng cáo giới thiệu sản phẩm khá bắt
mắt và chỉnh chu. Tuy nhiên, các sổ vàng truyền thống hay các ẩn phẩm đặc biệt của
cơng ty rất ít hoặc chưa có.
III. CẤP ĐỘ 2: NHỮNG TUYÊN BỐ ĐƯỢC CHẤP NHẬN
1. TẦM NHÌN
- MWG 2030 là tập đồn số 1 Đơng Nam Á về bán lẻ, thương mại điện tử và dịch
vụ liên quan
-
Được khách hàng tin yêu bởi sự phục vụ tận tâm và sản phẩm – dịch vụ vượt
trội
-
Mang lại cho Nhân Viên sự tử tế, niềm vui, sung túc và niềm tự hào.
-
Đóng góp to lớn vào trách nhiệm xã hội
-
Là minh chứng cho vận hành có Integrity và nhân văn tại bất kì nơi nào mà
MWG hiện diện.
2. SỨ MỆNH
Mang đến sự thuận tiện và thái độ phục vụ đẳng cấp "5 sao" để mang đến sự hài lòng
cao nhất cho khách hàng.
-
Khách hàng làm trung tâm trong mọi suy nghĩ và hành động của mình.
-
Mang đến cho nhân viên một mơi trường làm việc TÔN TRỌNG và CÔNG
BẰNG.
Mang đến cho quản lý: một sân chơi công bằng để thi thố tài năng, một cam kết
-
cho một cuộc sống sung túc, một vị trí xã hội được người khác kính nể.
-
Mang đến cho các đối tác sự tôn trọng.
-
Mang đến cho nhà đầu tư giá trị doanh nghiệp gia tăng khơng ngừng.
-
Đóng góp cho cộng đồng thơng qua việc tạo nhiều cơ hội việc làm và đóng góp
đầy đủ thuế cho ngân sách nhà nước.
3. GIÁ TRỊ CỐT LÕI : Thế Giới Di Động bao gồm 5 giá trị cốt lõi như sau:
1. Tận tâm khách hàng
-
Tư vấn và phục vụ khách hàng như phục vụ người thân trong gia đình. TGDĐ
ln hướng tới việc coi khách hàng như người thân của mình, cho khách hàng
cảm giác đến với TGDĐ như trở về nhà. Muốn làm được điều đó trước hết
từng cá nhân trong tổ chức này cũng phải coi nhau như người thân và xây dựng
được một môi trường làm việc mà ở đó khơng khí và cảm giác là một ngơi nhà
thật sự. Bên cạnh đó, trong q trình phục vụ khách hàng, nhân viên - TGDĐ
luôn chủ động lắng nghe để hiểu nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng.
-
Đặc biệt, khách hàng luôn được đặt làm trung tâm trong mọi suy nghĩ và hành
động của những con người TGDĐ
-
Luôn chủ động – cười chào – cảm ơn và xem khách hàng như người thân
2. Làm đúng cam kết & nhận trách nhiệm
-
Ở TGDĐ, tất cả thành viên ln hỗ trợ hết mình để giữ những cam kết của
mình khi tuyên bố với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên. Và ln có những
quy ước như: khi bạn đã nổ lực hết sức để làm mà vẫn không thể giữ được cam
kết của mình thì bạn phải thực hiện đủ 3 việc:
• Thơng tin cho người liên quan biết sớm nhất, nói rõ chuyện gì đã xảy ra
trong thực tế, được dẫn chứng bằng số liệu.
• Tự đánh giá mình đã làm gì và đã khơng làm gì để thực hiện cam kết
này. Nhận trách nhiệm và không đẩy trách nhiệm cho người khác.
• Đưa ra hành động mới và cam kết được đồng thuận với người liên quan
để khôi phục niềm tin.
-
Điều này giúp cho khách hàng cũng như nhân viên trong cơng ty rất hài lịng
khi sử dụng dịch vụ hay làm việc tại TGDĐ.
3. Yêu thương và hỗ trợ đồng đội
-
Sự hợp tác và gắn kết mạnh mẽ để hoàn thành mục tiêu chung của đội nhóm.
Ln đứng trên lập trường đội nhóm cùng thắng hoặc cùng bại. Khơng có chỗ
cho một cá nhân thắng trong một đội thất bại. Khơng có chỗ cho một nhóm “anh
hùng” trong một tổ chức khơng hồn thành mục tiêu.
-
Theo khảo sát của tổ chức Dale Carnegie Việt Nam 2015, TGDĐ là một trong
những tổ chức có mức độ gắn kết cao nhất tại Việt Nam. Điều này cho thấy
TGDĐ đã làm được một việc đó là việc hành xử tại doanh nghiệp, thông qua
những quy ước,, những giá trị ngầm định, đạt đến một cấp độ rất cao.
-
Trong bất kì một phong trào hay cuộc thi đua nào từ đời sống tinh thần và kinh
doanh, TGDĐ luôn hướng tới mục tiêu là sự thành công của cả nhóm, cả tập
thể, cả tổ chức. Sự xuất hiện của những vinh quang cá nhân là có nhưng rất ít,
sự ghi nhận cho cá nhân cũng đều là sự thành cơng hay việc đạt mục tiêu của cả
một nhóm, một tập thể.
4. Trung thực trong tiền bạc và các mối quan hệ
-
Trung thực về tiền bạc: không lấy, không sử dụng và không nghĩ đến việc chiếm
hữu tiền bạc, hàng hố, tài sản khơng phải là của mình.
-
Trung thực trong các mối quan hệ với người khác: khơng nói ra, khơng thể hiện
những gì mâu thuẫn với suy nghĩ bên trong của chính mình.
5. Máu lửa trong cơng việc
-
Ln nói “YES”
-
Làm thật nhanh
-
Khơng ngại khó
4. TRIẾT LÝ KINH DOANH
1. Xây dựng đội ngũ kinh doanh giàu tri thức, kĩ luật cao, có tinh thần đồn kết - nhất
trí, năng động - sáng tạo trong phương pháp tư duy và hành động. Đồng thời, xây
dựng một nền văn hoá doanh nghiệp với những nét đặc thù, làm nền tảng để vận
hành công ty đi đến đỉnh cao vinh quang.
2. Xác định yếu tố chính tạo nên sự thành cơng của 1 doanh nghiệp:
-
Nguồn lực: TGDĐ xác định nguồn lực là yếu tố sản sinh ra mọi nguồn lực
của công ty. Công ty CP TGDĐ chú trọng thu hút nhân tài, đào tạo về nghiệp
vụ chuyên môn và công nghệ, đãi ngộ thỏa đáng để xây dựng một lực lượng
hùng hậu cho sự phát triển bền vững của công ty.
-
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: TGDĐ nhận thức rằng sự trung thành của
khách hàng sẽ đưa TGDĐ tới thành công và chỉ chất lượng của sản phẩm và
dịch vụ mới là phương tiện mang tính quyết định để giữ vững sự trung thành
của khách hàng.
-
Quan hệ khách hàng: TGDĐ mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong
và ngoài nước nhằm kịp thời đưa ra những sản phẩm công nghệ và dịch vụ
mới nhất theo yêu cầu đặc thù của khách hàng.
Nhận xét :
Những giá trị về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh
doanh của TGDĐ, luôn xem khách hàng là trung tâm và là kim chỉ nam cho mọi hành
động. Điều này tạo cho khách hàng niềm tin và sự hài lòng. Định hướng, mục tiêu, kế
hoạch hoạch định của công ty rất rõ ràng, tạo ra hệ thống chiến lược của công ty, phát
triển công ty ngày càng lớn mạnh. Mang đến cho nhân viên một môi trường làm việc
tốt. Tuy vậy, những giá trị ấy vẫn chưa thấm nhuần trong mọi nhân viên TGDĐ, còn
vài cá nhân làm trái với những giá trị cốt lõi mà công ty đã đề ra.
IV.
CẤP ĐỘ 3: NHỮNG GIẢ ĐỊNH CĂN BẢN
TGDĐ xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những điều nhỏ nhất bắt đầu từ việc đi
trễ của nhân viên, rồi mới tiếp đến 6 nguyên tắc giá trị cốt lõi của TGDĐ, sau quá trình
quán triệt vấn đề, quan tâm đến nhân viên, gắn chặt với quyền lợi cá nhân để nhân viên
tự ý thức, tự nguyện thực hiện tốt quy định giờ giấc, đồng thời sử dụng sự gần gũi giữa
ban quản trị cấp cao đối với cấp dưới để nhấn mạnh thêm việc TGDĐ xem nhân viên
của mình là bộ phận chủ yếu, làm trụ cột, làm chỗ dựa cho sự phát triển vượt bậc của
công ty sau này với phương châm “ Lấy nhân viên làm nền tảng cho mọi sự phát triển”.
Doanh nghiệp này tự hào rằng nhân viên của họ không chỉ khắc phục được tình trạng
đến trễ mà cịn có những thay đổi tích cực trong cuộc sống.
=> Qua đó cho thấy, việc đi trễ của nhân viên đến từ nhiều lí do khác nhau, có thể
là vì chủ ý, hay vơ ý, nhưng chung quy lại cho thấy rằng với một cá nhân đến trễ sẽ
làm ảnh hưởng đến một tập thể thì điều này làm giảm hiệu suất hoạt động của công ty,
cũng như là sự tín nhiệm của khách hàng dành cho doanh nghiệp. Bộ phận quản lý
nhân sự nên đẩy mạnh cơng cuộc truyền đạt lợi ích và rủi ro đến từng nhân viên trong
công ty, nhằm nâng cao ý thức cá nhân, nên sống và làm việc có trách nhiệm với bản
thân và cơng việc hiện tại. Từ đó, việc ý thức có mặt đúng giờ, thao tác nhanh chóng
và chính xác trong cơng việc để khách hàng khơng phải chờ đợi, dần dần được coi là
chân lý và nguyên tắc cơ bản cho mọi hoạt động của TGDĐ.
Đi từ điều cơ bản đến chuyên sâu, các giả định căn bản mà TGDĐ đưa ra thường có xu
hướng mang tính khơng thể đối đầu và khơng cần bàn cãi, do tính chính xác và mức độ
cơng bằng tương đối hợp lý nên chúng cực kỳ khó thay đổi. Có thể nói TGDĐ rất hay
và linh hoạt trong việc cân đối 4 yếu tố kinh tế mà doanh nghiệp nào cũng phải chú
trọng “ nguồn vốn, nhân viên, khách hàng và lợi nhuận”. TGDĐ đã và đang dành thời
gian, tâm sức và tiền bạc cho 5 giá trị cốt lõi văn hóa doanh nghiệp của mình ln được
“ sống”. Các giá trị này được xây dựng và xuyên suốt quá trình phát triển của TGDĐ
1. Tận tâm khách hàng
2. Làm đúng cam kết & nhận trách nhiệm
3. Yêu thương và hỗ trợ đồng đội
4. Trung thực trong tiền bạc và các mối quan hệ
5. Máu lửa trong công việc
=> Để học hỏi thêm được những thứ mới mẻ thì buộc TGDĐ phải khơi gợi lại, kiểm
tra, đánh giá lại những giả định căn bản mà doanh nghiệp đã đề ra. Ta có thể thấy rằng
6 yếu tố này thể hiện mối quan hệ tương hỗ với nhau, chúng đều ảnh hưởng đến hiệu
suất làm việc và kết quả của cơng ty, cơng thủ tương đối hài hịa, là một trong những
điều cho là cơ bản của một cá nhân chuẩn mực, thì đây lại là 6 yếu tố nồng cốt của
cơng ty, với nhiều khía cạnh và góc nhìn kinh tế khác nhau, nhiều người đã từng sử
dụng qua dịch vụ của TGDĐ đánh giá khá cao chất lượng phục vụ và mức độ hài lòng
của họ với nhân viên đối với nhân viên tại cửa hàng là một chỉ số đáng được nhiều
doanh nghiệp khác quan tâm đến, học hỏi kinh nghiệm và đưa ra chiến lược phù hợp
cho cơng ty của mình.
Khi mà TGDĐ đã hình thành nên 6 yếu tố cốt lõi này và được các thành viên
trong doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ và hành động theo những giá trị trong đó, chắc
chắn một điều là họ sẽ khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại những gì mà doanh
nghiệp mình đề ra, vì khơng ai muốn đi ngược lại tập thể, và 6 yếu tố này đã và đang
đem lại nhiều lợi ích cho công ty, cũng đồng thời là tiền đề vững chắc để tiếp tục phát
triển công ty sau này, nên những gì từng là lý thuyết, niềm tin của TGDĐ đưa ra khi
mới thành lập chỉ được củng cố bởi linh cảm hay giá trị của người đứng đầu và tập thể
công ty, theo thời gian những yếu tố đó dần dần được coi là chân lý và nguyên tắc cơ
bản cho toàn bộ hệ thống của TGDĐ
Nhận xét: ở cấp đọ này những giải định căn bản đã được hình thành như: tơn trọng
khách hàng, nhân viên TGDĐ chú trọng thời gian khơng để Từ đó việc ý thức có mặt
đúng giờ, thao tác nhanh chóng và chính xác trong công việc để khách hàng không phải
chờ đợi dần dần được coi là chân lý và nguyên tắc cơ bản cho mọi hoạt động của
TGDĐ. Toàn toàn nhân viên của TGDĐ rát khó có thể chấp nhận được những hành vi
mà đồng nghiệp, người lao động đi ngược lại những giả định căn bản trên.
V.
NÊU BẬT BẢN SẮC VĂN HÓA RIÊNG CỦA MWG
1. “Khách hàng là thượng đế”
Phải làm hài lòng khách hàng. Khách hàng hài lịng thì sẽ trở nên gắn bó và giới
thiệu thêm khách hàng mới.
Nhân viên để lợi ích khách hàng trong tâm trí là ưu tiên hàng đầu. Mỗi nhân viên
đi làm luôn luôn sẵn sàng cống hiến trọn tâm sức cho việc phục vụ khách hàng, điển
hình là nghi thức chào đối với khách hàng và nhân viên. Cho khách hàng trải nghiệm
tốt nhất trong toàn bộ q trình.
Ví dụ : Để xử lý một tivi model cũ đang tồn kho, Thế Giới Di Động sẽ tìm cách giảm
giá, tạo khuyến mãi để khách hàng cảm thấy dù model cũ nhưng đáng để mua. So với
Trần Anh trước lúc sáp nhập với Thế Giới Di Động sẽ tìm cách tăng thưởng cho nhân
viên bán được.( Thưởng cho nhân viên từ 50.000-1.000.000 VND, giảm giá cho chính
sản phẩm 3.000.000VND).
Qua ví dụ trên cho thấy sự khác biệt của chuỗi giá trị mà mỗi doanh nghiệp hướng
đến. Thế Giới Di Động lựa chọn cách làm thế nào để tạo được niềm tin với khách hàng,
để khách hàng của mình được trải nghiệm và hồn tồn hài lịng với cách phục vụ và
chất lượng của họ. Với văn hóa “ khách hàng là trung tâm” sự hài lòng của khách hàng
là lợi nhuận lớn nhất mà Thế Giới Di Động có được sau mỗi lần bán sản phẩm. TGDĐ
là một trong những công ty tiên phong mang “ văn hóa phục vụ” đến với người tiêu
dùng trên thị trường Việt Nam nói chung và ngành bán lẻ thiết bị viễn thơng di động
nói riêng.
2. Quan tâm đến nhân viên
Cơng ty đưa các quy định liên quan đến văn hóa doanh nghiệp gắn chặt với quyền
lợi cá nhân để nhân viên tự nguyện thực hiện. Theo đó, nếu nhân viên làm đúng, làm
tốt, họ sẽ có thu nhập tốt, có thưởng và có cơ hội thăng tiến.
Năm vừa qua, Thế Giới Di Động được bình chọn là doanh nghiệp có môi trường
làm tốt nhất, và được vinh danh là doanh nghiệp có các chính sách sử dụng nhân tài
hiệu quả, quản lý công việc hiệu quả, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.
Ban lãnh đạo Thế Giới Di Động khẳng định sẽ làm mọi thứ để nhân viên “làm thật
- ăn thật”
Văn hóa cơng bằng và tơn trọng cá nhân được bắt đầu từ tuyển dụng nhân viên có
văn hóa phù hợp ( văn hóa hướng đến khách hàng). Chế độ đãi ngộ nhân viên tốt nhất
Việt Nam. Nhân viên được đặt ở vị trí thứ 2 trên cả các cổ đông, chỉ sau khách hàng.
Môi trường làm việc thú vị, gắn bó.
Nhân viên TGDĐ anh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ:“ Điều tôi mong chờ nhất mỗi
năm là thưởng Tết. Tết năm 2019 tôi nhận được mức thưởng là 32 triệu, đủ để đón một
cái Tết sung túc bên gia đình.”
Ngồi ra nhân viên cịn được hưởng nhiều chính sách phúc lợi hấp dẫn như du lịch,
mua điện thoại, sản phẩm điện máy với giá ưu đãi.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy TGDĐ là doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa
doanh nghiệp rõ ràng và thành cơng. Xác định được những gì doanh nghiệp cần và nên
làm để góp phần củng cố văn hóa doanh nghiệp cũng như được nhân viên hưởng ứng
nhiệt tình.
3. Sự gần gũi
Với cốt lõi “Lấy nhân viên làm nền tảng cho mọi sự phát triển”. Khi vấn đề, mâu
thuẫn phát sinh cả cơng ty chung sức, đồng lịng chia sẻ trách nhiệm, tìm ra điểm chung
và cùng giải quyết vấn đề. Công ty luôn chú trọng đem đến cho nhân viên niềm vui và
sự tôn trọng để họ cảm thấy hứng thú trong cơng việc, đóng góp và đem lại giá trị cho
cơng ty. Cảm nhận mình phư một phần quan trọng của công ty. Bằng cách, Thế Giới
Di Động tổ chức các chuyến du lịch hằng năm để nhân viên có thời gian vui chơi, thư
giản bên nhau, giúp tình đơng nghiệp thêm gắn kết hơn.
Qua đó có thể thấy TGDĐ là doanh ngiệp có mơi trường làm việc thân thiện,
chuyên nghiệp và năng động.
4. Lan tỏa
Khi tiến hành phỏng vấn thăng cấp quản lý, vị giám đốc nhân sự/trưởng
phòng tuyển dụng của TGDĐ phải sẽ đi khắp 63 tỉnh thành để trực tiếp phỏng vấn ứng
viên được thăng chức.
Trong hai năm qua 2020 - 2021 Thế Giới Di Động đã tổ chức những hoạt động
mang tính cộng đồng cao như:
Chương trình “Cơm dẻo - Bếp ấm” trao tặng hơn 10.000 nồi cơm điện cho người
khó khăn, có thu nhập thấp, người già neo đơn, hộ dân có trẻ em có hồn cảnh sống
cịn nhiều thiếu thốn trên cả nước.
Nhận một chiếc nồi cơm điện, chị Hà Thị Nghi (31 tuổi) mừng rỡ chia sẻ: "Nhà em
khơng có nồi cơm điện đâu, tiền đâu mà mua. Hằng ngày đi nương rẫy kiếm được ít
rau bắp, ni được vài con gà đẻ trứng dành cho 2 cháu ăn thôi. Chồng em đi trồng
cây keo mà chưa có bán được nên khơng có tiền".
Chương trình “Tết sẻ chia” trao tặng 1.000 tấn gạo cho 50.000 hộ dân khắp 54 tỉnh
thành Việt Nam.
Anh Lang A Tèo (41 tuổi) trải lòng: “Vậy là an tâm có gạo cho các con ấm bụng
trong những ngày Tết, bớt một mối lo”.
Bà Sáu (82 tuổi) cho biết: “Được tặng q có dư thì tơi chia sẻ lại cho làng xóm vì
mình nghèo cịn có người nghèo hơn nữa”.
Từ những hành động trên cho thấy, văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di Động
khơng chỉ chú trọng đến nội bộ doanh nghiệp mà còn giúp lan tỏa những u thương
ngồi xã hội. Khơng những mang lại lợi ích cho xã hội mà cịn giúp tên tuổi Thế Giới
Di Động được lan tỏa cũng như mang lại niềm vui cho nhân viên, giúp họ gắn kết với
nhau hơn vì những vui buồn, khó khăn gặp phải trong suốt chuyến hành trình.
Tóm lại, Thế Giới Di Động đã thành cơng trong việc xây dựng bản sắc văn hóa
doanh nghiệp riêng của mình, trong suốt một chặn đường dài và khơng hề dễ dàng,
luôn hướng tới sự khác biệt và không ngừng nghỉ tìm tịi cái mới. Có thể nói TGDĐ là
một doanh nghiệp có nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
VI.
ĐÁNH GIÁ VỀ VHDN TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG
1. ƯU ĐIỂM
Văn hóa doanh nghiệp ln đóng vai trị như một lực lượng hướng dẫn, một sức
mạnh cố hữu trong doanh nghiệp, là ý chí thống nhất tồn thể lãnh đạo và nhân viên
của doanh nghiệp. Hiểu được điều này, TGDĐ đã chú ý và vận dụng hiệu quả, đạt được
khơng ít thành cơng. Cơng ty có một số điểm mạnh đã và đang tạo ra sức mạnh vô cùng
lớn cho doanh nghiệp cần duy trì và phát huy.
Thứ nhất, các giá trị ngầm định nền tảng như tinh thần đội nhóm, nhận trách nhiệm,
văn hóa phục vụ đang lan tỏa nhiệt huyết, máu lửa trong tồn bộ cơng ty, mỗi nhân
viên đi làm luôn luôn sẵn sàng cống hiến trọn tâm sức cho việc phục vụ khách hàng,
đội nhóm, tập thể, tổ chức lớn mạnh, đoàn kết, vững chắc. Đây là một điều mà rất ít
doanh nghiệp Việt Nam làm được.
Thứ hai, TGDĐ luôn hướng tới sự khác biệt và không ngừng nghỉ tìm tịi cái mới.
Một trong những minh chứng rất rõ cho điều này là nghi thức chào. TGDĐ là một trong
những cơng ty tiên phong mang Văn hóa phục vụ đến với người tiêu dùng trên thị
trường Việt Nam nói chung và ngành bán lẻ thiết bị viễn thơng di động nói riêng. Chính
cách chào đó của TGDĐ đã mang đến sự khác biệt cho họ và tạo ra một làn sóng thay
đổi có sức lan tỏa mạnh mẽ trên thị trường.
Thứ ba, TGDĐ có các yếu tố nhận diện đầy đủ, thống nhất và đồng bộ. Nhắc đến
TGDĐ là nhắc tới hai màu vàng – đen, là nhắc tới bộ đồng phục vàng rực rỡ của hoa
Hướng Dương, nghĩ ngay đến logo với biểu tượng con người trọng tâm hay nghĩ đến
những cửa hàng bán lẻ khắp dải đất hình chữ S với lối thiết kế sang trọng.
TGDĐ là một trong những công ty quan tâm tới thương mại điện tử đầu tiên tại
Việt Nam, minh chứng đó là sau 12 năm chăm chút, phát triển, trang web của TGDĐ
có hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Ngồi ra, công ty cũng rất chú trọng tới các kênh
truyền thông khác như mạng xã hội, banner, poster, tờ rơi,…
Chính với sự quan tâm sâu sắc cho hình ảnh và nhận diện của mình như
vậy đã giúp TGDĐ tạo được sự định vị và nhận diện rất mạnh trên thị trường, đây
cũng là một trong những yếu tố giúp cơng ty có thêm tính cạnh tranh với các đối
thủ.
Thứ tư, TGDĐ đã tạo dựng được môi trường làm việc thoải mái và chuyên nghiệp
cho nhân viên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát huy khả năng của mình
giúp nâng cao hiệu quả cơng việc lên nhiều lần.
Thứ năm, TGDĐ nhận được được sự tin tưởng và đã dần trở thành một phần nào
đó trong thói quen mua sắm của số lượng lớn khách hàng khi cơng ty có một hệ thống
bán hàng và phân phối sản phẩm chuyên nghiệp.
2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
VHDN của CTCP Thế Giới Di Động là nền văn hóa lớn, tuy nhiên, đánh giá một
cách khách quan và chính xác thì hiện tại VHDN của TGDĐ chưa thực sự mạnh tương
xứng với những nguồn lực và nhân tố mà công ty này đang sở hữu. Một số điểm hạn
chế mà chúng ta có thể thấy được:
Thứ nhất, VHDN chưa thấm nhuần trong những con người TGDĐ. Những giá trị
được tuyên bố như tầm nhìn chiến lược, triết lý kinh doanh của cơng ty,… cịn chưa
nảy sinh xuất hiện trong rất nhiều nhân viên. Những thành viên trong tổ chức khơng
biết cơng ty mình sẽ như thế nào? Sẽ trở thành điều gì trong tương lai? Vậy vấn đề dặt
ra là với một bộ máy bao gồm những thành viên khơng biết tổ chức này đang đi về đâu
thì họ cố gắng ra sao? Cồng hiến vì điều gì?
Nguyên nhân chính của thực trạng này đến từ việc truyền thơng nội bộ chưa hiệu
quả, chưa có kế hoạch riêng, chưa có chính sách riêng cho những hoạt động này.
Thứ hai, Ban lãnh đạo công ty chưa dành sự quan tâm cần thiết cho việc quản trị
VHDN một cách bài bản.
Trong suốt những năm vừa qua, kể từ khi công ty thành lập với vài cửa hàng nhỏ
lẻ cho đến nay hệ thống được phát triển với hàng nghìn cửa hàng phủ sóng khắp các
tỉnh thành trên cả nước, một trong những mục tiêu hàng đầu của tổ chức đó là tăng
trưởng, lớn mạnh không ngừng qua các năm. Tất cả hành động, kế hoạch luôn hướng
tới việc phát triển kinh doanh.
Mặc dù TGDĐ có rất đầy đủ các yếu tố cần thiết để tạo một mơ hình VHDN bài
bản, mạnh mẽ và thực sự là một hình mẫu VHDN trên thị trường nhưng những điều đó
ở thời điểm hiện tại vẫn chưa được tận dụng triệt để.
Nguyên nhân chính của vấn đề này đến từ áp lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh
hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm tạo ra mức lợi nhuận khủng theo kỳ vọng của
ban lãnh đạo, của HĐQT. Mối quan tâm của công ty đã được chuyển hướng chính sang
các mục tiêu kinh doanh, toàn bộ nhân viên cũng đang hàng ngày sống với những con
số, sống với các mục tiêu, sống với việc tạo ra thu nhập.
Thứ ba, chưa có sự giao lưu đa dạng văn hóa trong cơng ty
Thứ tư, VHDN khơng chỉ là một yếu tố trong mỗi doanh nghiệp, việc phát triển
VHDN không chỉ đơn giản là truyền thông, nhận diện, là các nghi thức, nghi lễ, … mà
đó phải là quản trị thực sự. TGDĐ cũng là một trong rất nhiều doanh nghiệp đang chưa
có được góc nhìn này. VHDN là một nguồn lực quan trọng như bất kỳ nguồn lực nào
khác.
Thứ năm, TGDĐ chưa áp dụng những phương pháp khác nhau để thể hiện sự quan
tâm đối với nhân viên, chưa tổ chức nhiều các hoạt động giao lưu gắn kết các nhân viên
với nhau như: holiday, tour du lịch, đêm diễn, party,… do số lượng nhân viên quá lớn.
3. ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TGDĐ
Nhìn chung có thể đánh giá văn hóa doanh nghiệp của TGDĐ đang ở cấp độ 3.
Vì:
• Các biểu hiện hữu hình của các giá trị VHDN của TGDĐ dễ dàng được nhận biết,
tiêu biểu là nghi thức chào đón khách hàng, ý nghĩa của logo,..
• Về những giá trị tuyên bố được chấp nhận gồm có tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu
và giá trị cốt lõi được TGDĐ phát huy rất tốt, điển hình ở việc “coi khách hàng là
trung tâm”
• Những giả định căn bản hay những quan điểm chung là những điều hiển nhiên
được công nhận, khi mà tất cả các nhân viên điều mặc nhiên chấp nhận và làm
theo những quy luật ngầm định. Đó là một yếu tố quyết định sự phát triển VHDN
của TGDĐ, khi mà nhắc đến TGDĐ thì khách hàng sẽ nghĩ ngay đến việc chăm
sóc khách hàng được ưu tiên hàng đầu và “ nhân viên là nền tảng của sự phát
triển”.
VII. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VHDN TẠI THẾ
GIỚI DI ĐỘNG
CTCP Thế Giới Di Động đã áp dụng rất tiến bộ các văn hóa trong doanh nghiệp để
tạo ra mơi trường làm việc gần như hoàn hảo cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, doanh
nghiệp vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nên cải thiện và khơng ngừng thay
đổi.
Có rất nhiều cách thức khác nhau để tạo lập và duy trì mơi trường văn hóa doanh
nghiệp, và khó có thể nói cách nào tốt hơn cách nào. Ở phần này em nêu ra một số giải
pháp để góp phần phát triển VHDN của TGDĐ:
1. Duy trì, phát triển VHDN và định hướng tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn
hóa mới.
VHDN là khơng vĩnh cửu, nó có thể được tạo lập nhưng để duy trì phát huy vai trị
và tác dụng của nó. Ngồi các giá trị văn hóa có trước cần được duy trì và phát huy thì
điều quan trọng là cần học hỏi các giá trị văn hóa mới. Việc tiếp thu cần có chọn lọc
để khơng bị “đồng hóa”, giữ được những nét văn hóa có tính truyền thống của TGDĐ.
Lãnh đạo cần định hướng điều này cho nhân viên. Lãnh đạo cần là tấm gương về văn
hóa cho các thành viên, đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu đề ra, là động lực gắn kết
các thành viên. Đó chính là cơ sở cho một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Tổ chức các chuyến đi khảo sát văn hóa DN ở các nước phát triển để nghiên cứu
học hỏi kinh nghiệm phát triển DN của các nước này; Đồng thời, tổ chức các cuộc
thi, giao lưu văn hóa và tìm hiểu pháp luật giữa các thành viên của các DN.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông nội bộ
Công tác tuyên truyền, thông tin nội bộ rất quan trọng, nó là mấu chốt vấn đề để
các chiến lược, triết lý kinh doanh, các quyết định, hay mục tiêu của ban giám đốc đề
ra được nhân viên biết và hiểu.
Để đẩy mạnh công tác này, TGDĐ có thể dùng các bảng biểu, các khẩu hiệu, được
đặt ở những vị trí dễ quan sát, dễ nhìn thấy nhất và có tần suất nhân viên qua lại nhiều
nhất. Điều này giúp các thông điệp của Ban Giám Đốc dần dần được truyền tải và lưu
lại trong đầu mỗi nhân viên.
Trong mỗi cuộc họp công ty, thường xuyên nhắc đến những triết lý kinh doanh,
hay mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra trước khi bắt đầu và kết thúc cuộc họp.
Đưa các thông điệp, mục tiêu kinh doanh và triết lý kinh doanh của công ty vào sổ
tay công ty, hoặc các ấn phẩm mà công ty phát hành. Cũng có thể dùng cách đưa các
thơng điệp này vào trang website, hay fanpage facebook của công ty.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan DN.
Ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa
tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh khơng lành
mạnh để trục lợi bất chính.
3. Nghiên cứu thay dổi Slogan để tạo điểm nhấn mới trong lịng khách hàng
Slogan là một câu nói ngắn gọn, chứa những thông điệp truyền thông của
thương hiệu, slogan thông thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát
triển của doanh nghiệp, là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing.
Slogan: “Lắng nghe và chia sẻ”
Thể hiện rằng TGDĐ sẽ là nơi luôn luôn lắng nghe những suy tư, trăn trở, những
mối quan tâm, nhu cầu, thậm chí cả những bực dọc của khách hàng, của nhân viên, của
đối tác hay của bất kì ai đến với TGDĐ để có thể chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ những khó
khăn, suy tư đó hay đáp ứng những nhu cầu đang phát sinh của những cá nhân, tổ chức
đang tìm đến và tin tưởng chia sẻ với TGDĐ.
Với Slogan này của TGDĐ cho thấy sự quan tâm đến khách hàng nhưng lại
chưa thực sự phổ biến rộng rãi trong nhân viên cũng như trong lòng khách hàng. Công
tác truyền thông slogan của TGDĐ chưa thực sự hiệu quả, chưa quảng bá mạnh mẽ
slogan của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Anh Điệp. (2016),”Văn hoá doanh nghiệp công ty cổ phần Thế Giới Di Động
(MWG)”. Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội.