Bệnh ung thư máu: Chẩn
đoán và điều trị
Bệnh ung thư máu xuất hiện 300.000 ca bệnh mới mỗi
năm trên thế giới (chiếm 2,8% trong số tất cả các bệnh
ung thư) và 220,000 người chết vì bệnh ung thư máu hàng
năm.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, với việc sử dụng điện thoại di
động quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư
máu ngày càng gia tăng. Sóng điện thoại di động tác động lên
tủy xương trong vùng não người làm tăng tỷ lệ bạch cầu
nhiều hơn tỷ lệ hồng cầu. Đây cũng là cảnh báo chung cho
các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á với thói
quen sử dụng điện thoại di động.
Ung thư bạch cầu còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư
máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh
này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng
đột biến. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo
vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt khi loại tế
bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng
thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị
phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu
máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất
không tạo ra u.
Độ tuổi thường gặp đối với bệnh ung thư máu dưới 15 tuổi là
21.7% và trên 15 tuổi là 78.2%. Số lượng bệnh nhân ung thư
máu chủ yếu từ 35-69 tuổi.
Nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư máu:
- Môi trường ô nhiễm, nhiều chất phóng xạ, bức xạ ở mức độ
cao: bom nguyên tử, điều trị xạ trị kéo dài, X-quang, CT cắt
lớp
- Hút thuốc lá.
- Tiếp xúc với benzene ở môi trường làm việc, môi trường
sống… có cả trong khói thuốc lá và xăng dầu.
- Điều trị hóa trị đối với bệnh nhân ung thư.
- Hội chứng bệnh Down.
- Hội chứng rối loạn máu.
- Siêu vi ung thư bạch cầu tế bào T ở người loại 1.
- Yếu tố di truyền: rất hiếm gặp chỉ vài người trên thế giới.
Gần đây có một số nghiên cứu kết luận rằng, bệnh ung thư
bạch cầu hay bạch cầu cấp đều không qua yếu tố di truyền.
Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư máu
Việc chẩn đoán u bạch huyết bắt đầu với những bệnh nhân có
tiền sử và việc kiểm tra sẽ bao gồm nhưng bước như sinh
thiết, chụp CT, chụp xương và chụp PET/CT.
Ngoài ra bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm về Mô bệnh học, Mô
bệnh học + đo dòng tế bào, Mô bệnh học + đo dòng tế bào +
nhiễm sắc thể với mục đích nắm rõ loại bệnh ung thư máu để
có thể đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất.
Ung thư máu là chứng bệnh phức tạp có thể xảy ra ở nhiều
dạng. Do các triệu chứng đa dạng tùy thuộc vào loại biến
chứng, nên việc chẩn đoán chính xác và chi tiết bởi các
chuyên gia là rất cần thiết để có phương pháp chữa trị đúng
lúc và thích hợp.
Một số phương pháp điều trị ung thư máu
Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng
hiệu quả chưa phải là cao lắm so với các căn bệnh ung thư
khác.
Tất cả các kết quả sẽ được phân tích để đưa ra chẩn đoán rõ
ràng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết và đưa ra phác
đồ điều trị thích hợp nhất. Các phác đồ điều trị được đưa ra
sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của căn bệnh và tình trạng sức
khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị
truyền thống cho bệnh ung thư máu bao gồm hóa trị, xạ trị,
chữa trị kháng thể, và ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế
bào mầm (tế bào gốc) tạo chất sinh huyết.
Sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh
nhân phụ thuộc vào những điều sau đây:
- Loại bệnh ung thư máu (cấp tính/mãn tính).
- Tuổi tác của người bệnh.
- Các tế bào ung thư máu được tìm thấy trong dịch não tủy.
- Tính năng của các tế bào ung thư máu.
- Triệu chứng và sức khỏe của người bệnh.
Hiện phương pháp điều trị ung thư máu đang được áp dụng
tại các bước: hóa trị, liệu pháp sinh học trị liệu, ghép tủy/cấy
tế bào gốc, hóa trị và xạ trị, uống thuốc. Các bác sĩ có thể kết
hợp cho bạn từ 2 phương pháp điều trị trở lên.
- Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu
bằng các phương pháp như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc
truyền, hoặc tiêm vào dịch não tủy… theo từng chu kỳ. Mỗi
chu kỳ có một khoảng thời gian điều trị và nghỉ ngơi để bệnh
nhân có thể phục hồi sức khỏe.
- Điều trị nhắm vào mục tiêu: Sử dụng thuốc để chặn sự tăng
trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.
- Liệu pháp điều trị sinh học: Truyền chất kháng thể đơn
dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải
thiện khả năng kháng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh hoặc
có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.
- Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt
các tế bào ung thư máu.
- Thay tủy/Cấy tế bào gốc: Sau khi áp dụng hóa trị, xạ trị
người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông
qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ
tế bào gốc (của chính cơ thể người bệnh hoặc của bất kỳ
thành viên nào trong gia đình) được cấy vào và nó sẽ thay thế
những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó.
Tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư máu:
- Khi điều trị ung thư máu bằng các phương pháp khác nhau
dẫn đến giảm mức độ của các tế bào máu khỏe mạnh, bạn có
nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn, bị thâm tím hoặc chảy máu
một cách dễ dàng, cảm thấy rất yếu và mệt mỏi, rụng tóc,
chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, co rút bắp thịt, phát ban, đau
đầu, suy nhược cơ thể.
- Một số loại hóa trị có thể gây ra vô sinh (có thể xảy ra nếu
điều trị cho bệnh nhân dưới 15 tuổi)
- Có thể làm hỏng hoặc biến đổi các tế bào tinh trùng ở nam
giới. Nếu nam giới đang ở độ tuổi sinh sản họ nên lưu trữ
tinh trùng tại ngân hàng trước khi điều trị.
- Đối với nữ giới có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, hỏng
buồng trứng, kém rụng trứng, tính tình nóng nảy…
- Việc cấy/ ghép tế bào gốc có thể dẫn đến một số phản ứng
chống lại các mô bình thường của người bệnh. Một số mô
còn có thể bị đào thải hoặc ảnh hưởng như gan, da, tiêu
hóa…