BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỶ SẢN
NGÔ SỸ VÂN & NGÔ THỊ MAI HƯƠNG
GIÁO TRÌNH MÔN NGƯ LOẠI
TẬP I
HÌNH THÁI CẤU TẠO, SINH LÝ VÀ SINH THÁI CÁ
BẮC NINH, 2007
1
LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng công tác đổi mới về đào tào, phù hợp với nhu cầu thực tế kiến thức
cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường, qua nhiều năm giảng dạy nghiên cứu
khoa học và đúc kết kinh nghiệm từ thực tế qua tiếp xúc với các cán bộ trẻ mới
ra trường. Chúng tôi thấy cần có một cách giảng mới, bố cục lại chương trình
môn ngư loại học cho hợp lý, phù hợp vớ
i học sinh trung học và sinh viên cao
đẳng thuỷ sản. Vì vậy, trên ý kiến chỉ đạo của Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng
thuỷ sản Bắc Ninh, chúng tôi biên soạn giáo trình: Hình thái cấu tạo, sinh lý và
sinh thái cá. Với giáo trình này gồm 2 phần: Phần hình thái cấu tạo cá và phần
sinh lý sinh thái cá. Ý nghĩa của cuốn sách này là trang bị cho học sinh, sinh
viên cũng như bạn đọc những kiến thức cơ bản về cá, qua những kiến thức này
giúp cho các bạn trong công tác phân loại cá, bảo vệ
nguồn lợi và xa hơn nữa
hiểu được tính đa dạng sinh học cá từ đó có ý thức cũng như đề ra các biện pháp
bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Mặt khác qua kiến thức này giúp các bạn hiểu
được những nguyên lý, những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh
sản trong công tác nuôi trồng thuỷ sản nhằm đem lại năng suất và hiệu quả cao
phát triển ngành thuỷ s
ản bền vững
Do thời gian và công tác rất bận, tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế về kiến thức, Kính mong bạn đọc thông cảm và góp ý bổ sung để tài liệu
ngày càng hoàn chỉnh hơn
Lời cảm ơn: Tài liệu hoàn thành nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ kinh phí từ Ban lãnh
đạo Trường Cao đẳng thuỷ sản Bắc Ninh, đồng thời chúng tôi cũng nhận được
sự động viên góp ý từ bạn bè
đồng nghiệp, qua đây cho phép chúng tôi gửi tới
quý vị lời cảm ơn chân thành nhất
Các tác giả
2
BÀI MỞ ĐẦU
1. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN NGƯ LOẠI
Hiện nay trên trái đất có khoảng 13,5 triệu loài sinh vật, trong đó khoảng 45000
loài là động vật có xương sống (Cá, Chim, Thú, ) còn lại là động vật không
xương sống (Côn trùng, giáp xác, động vật thân mềm, động thực vật thuỷ sinh
và thực vật trên cạn ). Trong số 45000 loài động vật có xương sống, cá có
khoảng 29500 loài cá (FishesBase, 2006). Cá là nhóm đầu tiên trong ngành động
vật có xương sống. Chúng xuất hiện sớm nhất và có lịch sử phát triển lâu đời
nhất, có thể nói cá là nhóm r
ất phong phú về thành phần loài và đa dạng sinh
học cao trong ngành động vật có xương sống. Đồng thời cá là nguồn thực phẩm
hàng ngày của nhân dân, là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, đặc biệt có giá trị hàng hoá cao trong buôn bán và xuất khẩu thu ngoại
tệ ở những nước có nền kinh tế kém phát triển.
Từ buổi sơ khai, con người sống bằng nghề săn bắt hái lượm cũng đã bi
ết phân
biệt và đặt tên cho các loài cá bằng ngôn ngữ địa phương, năm - 384-322 (Trước
công nguyên) thời Aristode đánh dấu sự hình thành ngư loại học. Buổi đầu của
thời kỳ sơ khai chỉ là đặt tên, phân loại và nghiên cứu hình thái cá. Về sau khi xã
hội càng phát triển, hiểu rõ vị trí và tầm quan trọng của nhiều loài cá đối với đời
sống con người thì vấn đề nghiên cứu về cá càng ngày càng sâu rộng hơn,
nghiên cứu kỹ
hơn về nhiều lĩnh vực như: hình thái giải phẫu cá, phân loại cá,
sinh lý sinh thái cá, địa lý phân bố
Như vây, Ngư loại học (Ichthyology) là môn khoa học nghiên cứu về cá, nghiên
cứu các đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh thái, sinh lý, phôi sinh học, phân
loại và phân bố của cá,
Ngư loại học là môn khoa học cơ bản chiếm vị trí khá quan trọng không những
trong khoa học: lưu giữ, bảo tồn tính đa d
ạng sinh học mà còn trong thực tiễn:
nghiên cứu phát triển nguồn lợi, khai thác các loài cá, giới thiệu thuần hoá các
loài cá trở thành những đối tượng cá nuôi có giá trị góp phần phát triển bền
vững nghề cá.
Ngày nay, với sự tích luỹ và phát triển không ngừng của khoa học nghiên cứu về
cá, những nghiên cứu bổ sung sâu sắc hiểu biết về cá đã hình thành nhiều lĩnh
vực nghiên cứu riêng, các môn học riêng:
- Hình thái: Nghiên cứu hình thái ngoài và cấu tạo bên trong, c
ấu trúc gen
- Sinh lý sinh thái cá: Nghiên cứu chức năng của các cơ quan trong cơ thể cá,
mối quan hệ giữa cá với môi trường và các sinh vật khác.
- Phôi sinh học: Nghiên cứu sự phát triển phôi của cá.
3
- Phân loại cá: Trên cơ bản nghiên cứu hình thái cấu tạo, sinh lý sinh thái, phôi
sinh học tiến hành định loại và sắp xếp chúng vào hệ thống phân loại.
- Địa lý phân bố cá: Nghiên cứu sự phân bố địa lý, quy luật phân bố và vùng
phân bố của chúng.
- Nghiên cứu sinh sản, dinh dưỡng của cá: Quá trình thành thục và sinh sản của
các loài cá trong tự nhiên và trong nhân tạo. Dinh dưỡng và thức ăn của các loài
cá ở các giai đoạn.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật nuôi và khai thác cá: Nuôi cá ao, nuôi cá
hồ chứa Khai thác cá trên sông biển và hồ.
- Di truyền chọn giống cá: Nghiên cứu quy luật di truyền của cá, các đặc điểm
biến dị, đột biến , nguyên tắc và cơ sở chọn giống cá
Ngoài ra nói đến ngư loại học là nói đến nghiên cứu cơ sở khoa học của nghề
nuôi cá, khai thác, công nghệ chế biến và kinh tế nghề cá
Như vậy, Ngư loại học trong giai
đoạn hiện nay được hiểu và có nhiệm vụ
nghiên cứu chính là nghiên cứu hình thái, giải phẫu, sinh lý, sinh thái cá, định
loại các loài cá, sắp xếp vào hệ thống phân loại, nghiên cứu sự phân bố, vùng
phân bố của cá, nghiên cứu tính đa dạng sinh học và nguồn lợi cá trong các thuỷ
vực.
Tóm lại, Sự phát triển của ngư loại học gắn liền với sự phát triển nghề cá, là một
trong những mắt xích quan trọ
ng đối với sự phát triển nghề cá, là môn cơ bản rất
quan trọng trong nghề cá, hay nói cách khác ngư loại học là môn sinh học tổng
hợp về cá giúp cho học sinh, sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu, các ngư
dân nuôi và khai thác cá hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về cá như: hình
thái cấu tạo chung, sinh lý, sinh thái, mối quan hệ giữa cá và môi trường sống,
sự sinh trưởng và phát triển từ đó có các biện pháp bảo vệ nguồ
n lợi và
nghiên cứu quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nhằm tăng
hiệu quả kinh tế trong nghề cá
2. VỊ TRÍ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN HỌC VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC
Ngư loại học là môn cơ bản cung cấp những kiến thức cho học sinh, sinh viên và
các nhà mới nghiên cứu những kiến thức cơ bản về cá để dễ tiếp cận với các
môn chuyên môn của ngành kỹ thuật nuôi, sinh sản nhân tạo các loài cá, kỹ
thuật di giống thuần hoá cá, công nghệ chế biến cá, kinh tế nghề cá v.v. Mặt
khác, ngư loại là môn cung cấp những kiến thức cơ bản để phân loại các loài cá
trong các thuỷ vực trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi, bảo tồn tính đa
dạng sinh học cá trong công tác điều tra nguồn lợi thuỷ sản Vì vậy, ngư loại
học có vị trí khá quan trọng trong chương trình đào tạo thuỷ sản nói riêng và
ngành thuỷ sản nói chung.
4
Những yêu cầu trong học tập, nghiên cứu ngư loại nói chung phần hình thái, giải
phẫu, sinh lý sinh thái nói riêng là nắm được các kiến thức, nguyên lý cơ bản,
cấu tạo chức năng các cơ quan, đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản và
phát triển của cá, các phương pháp nghiên cứu, mối quan hệ giữa cá và môi
trường để vận dụng vào công tác nghiên cứu và thực tế sản xuất phát triển thuỷ
sản bền vữ
ng
- Với kiến thức đồ sộ của ngư loại học nên nó có quan hệ mật thiết với các môn
chuyên ngành trong ngành thuỷ sản: Kỹ thuật ương nuôi, sinh sản Ngư loại
học cung cấp các nguyên lý, những kiến thức cơ bản, hình thái cấu tạo, các yếu
tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và giới thiệu các loài kinh tế, quý hiếm,
làm cảnh Đồng thời, những kiến thức, nhu c
ầu của các môn chuyên ngành bổ
sung, hoàn thiện và thúc đẩy phát triển môn ngư loại đặc biệt phần sinh sinh lý
sinh thái cá.
Ngư loại còn quan hệ rất gần với các môn cơ sở động vật có xương sống như:
hình thái, sinh lý, sinh thái, di truyền , kiến thức, phương pháp nghiên cứu của
ngư loại phần sinh lý, sinh thái cá là kiến thức, phương pháp nghiên cứu trong
khung chương trình của các môn học này.
Ngư loại còn quan hệ chặt chẽ với các môn: Quản lý ch
ất lượng nước trong nuôi
trồng thuỷ sản, bệnh động vật học, toán, lý, hoá Các môn này giúp cho ngư
loại có phương pháp nghiên cứu tốt hơn trong nghiên cứu hình thái, sinh lý, sinh
thái cá, đánh giá giá trị nguồn lợi thuỷ sản của vực nước
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGƯ LOẠI HỌC
1. Lịch sử phát triển Ngư loại học của thế giới:
Cùng với sự phát triển của xã hộ
i loài người, cũng như các môn phân loại học
của các ngành khoa học sinh học khác, môn ngư loại học trong đó phân loại học
được hình thành và ứng dụng sớm nhất lúc con người còn ở thời kỳ xã hội
nguyên thuỷ sống bằng săn bắt hái lượm. Trong thời kỳ ấy con người cũng đã
phân biệt và đặt tên cho các loài cá. Năm - 384-322 (Trước công nguyên) thời
Aristode, ngư loại học được hình thành thực sự và có nhà khoa học ghi chép l
ại
để cùng hiểu biết và sử dụng chung. Từ đó đến nay, nhiều công trình khoa học
vô cùng quí giá của rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: C. Linnaeus (1707,
1778); G. Cuvier ; A. Valenciennes (1828-1848); P. Bleeker (1819-1878); A.
Giinther (1830-1914); J. Richardson (1844-1845); Ds. Jordan (1854-1931); L. S.
Berg (1876-1950); Pravdin (1964), Bănărescu Song nhìn chung Ngư loại học
thế giới chia làm 3 thời kỳ:
*Thời kỳ thứ nhất (Thời kỳ từ thời Aristode -384-322(TrCN) đến thế kỷ XVI):
Aristode với tác phẩm “ Historia animalum” đã giới thiệu 115 loài cá với những
5
dẫn liệu phân bố, sinh sản, di cư Thế kỷ XVI sau thời kỳ phục hưng của Châu
Âu, Ngư loại học cùng với các môn khoa học tự nhiên khác mới phát triển một
cách mạnh mẽ. Thời kỳ này có các nhà Ngư loại nổi tiếng như: P. Belon (1518-
1564) người Pháp đã giới thiệu 110 loài cá; G. Rondelt (1507-1557) người Pháp
giới thiệu 197 loài ở Địa Trung Hải; C. Gasneri (1516-1565) người Pháp, đã gợi
ý cách đặt tên hai chữ cho cá mà sau này C. Linnaeus đã sử dụ
ng.
*Thời kỳ thứ hai (Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX): Ngư loại bắt đầu tích luỹ
nhiều dẫn liệu khác nhau, nhất là về phân loại, địa lý phân bố và khu hệ cá ở các
vùng nước khác nhau. Thời kỳ này có các nhà Ngư loại học nổi tiếng với công
trình nghiên cứu như: P. Artedi (Thuỵ Điển), 1705 - 1734 với 5 cuốn sách nổi
tiếng: Bibliotheca ichthylogica, Philosophia ichthyologica, Genera piscium,
Species piscium, Synonymia piscium; C. Linnaeus (Thụy Điển), 1707-1778 -
Systema nature (1735) đ
ã đề ra cách gọi tên cá 2 chữ và đã giới thiệu 2600 loài;
G. Cuvier và A. Valenciennes - Historie Naturelle des Poissons gồm 21 tập xuất
bản trong 20 năm (1828-1848); P. Bleeker (Hà Lan), 1819-1878 - Atlas
Ichthyologiques Indes Orientales of the Neserlandaises gồm 9 tập; A. Giinther
(Đức), 1830-1914 - catalogue of the Fishes of British Museum gồm 8 tập;
Richardson (1844-1845); Bovelli (1608-1679)
Tóm lại có rất nhiều tập sách về phân loại, sinh lý và sinh thái của các nhà khoa
học đến nay vẫn còn rất giá trị.
* Thời kỳ thứ ba (Từ đầu thế kỷ XX đến nay): Những nghiên cứu về Ngư loại
học tăng lên rất nhanh và toàn diệ
n, trong đó phân loại cá, sinh lý sinh thái cá
đóng vai trò là bước tiên phong để phát triển bền vững nghề cá. Thời kỳ này có
các nhà khoa học nổi tiếng như:
D. S. Jordan (1854-1931) đã giới thiệu các loài cá ở Nam Mỹ và Trung Mỹ; G.
A. Boulenger (1851) với 15 tập sách giới thiệu các loài cá ở bảo tàng Anh; L.S.
Berg (1876-1950) người Liên Xô, đã giới thiệu hệ thống Ngư loại; M. Weber và
L.F.de Beaufort (Hà Lan) đã công bố 10 tập sách về các loài cá ở vùng quần đảo
Châu Úc (1911-1953); K. Matsubara (Nhật) đã viết cuốn sách Hình thái và bảng
tra các loài cá; F. Day đã viết về các loài cá Ấn Độ và rất nhiều nhà Ngư loại
khác của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã góp phần thúc đẩy nền
Ngư loại học phát triển.
Phần nửa những năm sau của thập kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
nền khoa học công nghệ, Ngư loại học cũng được chú ý phát triển hơn. Theo
thống kê của Nelson, 1984 hiệ
n trên thế giới có khoảng 29.000 loài cá sống ở
các thủy vực; R. Frose và D. Pauly, 1995 - Fishbase a Biological Database on
Fish trên đĩa CD đã tổng hợp giới thiệu trên 12000 loài chiếm khoảng 50% loài
cá sinh sống trong các thủy vực.
6
Ngày nay, Ngư loại học đã đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn và phân chia các vùng
nghiên cứu, các khu hệ và phân bố địa lý. Các nước, các Châu lục đều có các
nhà Ngư loại nghiên cứu. Điển hình: Pravdin, P. Bănărescu, Chu Xinluo, Chen
Yinrui, R. Tyson, Kottelat, Walter Rainboth, Mai Đình Yên,
Về sinh lý, sinh thái cũng phát triển mạnh, nhiều công trình nghiên cứu, các sách
chuyên khảo có giá trị như Sinh lý cá của Brown (1957), Putrkov (1941), E.
Hoar (1968), Sinh thái chủng quần cá của G. V. Nicholxki, Hướng dẫn nghiên
cứu cá của Pravdin (1958)
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu ngư loạ
i có rất sớm và lâu đời, ở mỗi nước trên thế
giới đều có nghiên cứu về cá. Tập hợp đã xác định được 29.500 loài cá trên thế
giới thuộc 6 lớp cá và 62 bộ, 484 họ và được thống kê từ 21000 tài liệu tham
khảo với 71000 tên đồng vật và 28000 ảnh cá (Fishbase, 2006). Qua đó cho thấy
nhóm cá rất phong phú và đa dạng sinh học cao. Các công trình nghiên cứu đó là
cả một kho tàng tri thức có công sức của không ít nhà khoa học, góp phần giúp
cho ngành thuỷ s
ản phát triển, tô đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên của thế giới.
Tuy nhiên cũng chỉ là gần với thực tế mà chưa phản ánh hết giá trị thực của thực
tế. Ngư loại học thế giới đang phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng,
đã nghiên cứu sâu về khu hệ, tính đa dạng sinh học, nghiên cứu sinh học cá thể
và quần thể Trong những n
ăm gần đây do sự suy giảm về môi trường, khai
thác không hợp lý làm cho một số động vật quí hiếm trong đó có cả một số
loài cá đã và đang có nguy cơ bị diệt vong . Vì vậy, Ngư loại lại càng có trách
nhiệm nặng nề hơn trong công tác bảo vệ tính đa dạng sinh học và nguồn lợi
hiện nay: đưa ra những dự báo và phương hướng để duy trì và phát triển nguồn
lợi giúp cho nghề cá phát tri
ển bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu Ngư loại ở Việt Nam.
Cũng như các ngành khoa học khác, Ngư loại ở nước ta bắt đầu phát triển từ nửa
cuối thế kỷ XVIII cùng với sự xâm nhập của các nhà khoa học Phương Tây như:
J. Henry (1865); H. E. Sauvage (1881-1884, 1887, 1878) Từ đó đến nay khoa
học Ngư loại nước nhà có những bước phát triển mạnh mẽ, có thể so sánh với
một s
ố nước đang phát triển trên thế giới. Điển hình có các nhà khoa học đầu
ngành: Về phân loại cá biển có: Nguyễn Nhật Thi, Bùi Đình Chung, Lê Trọng
Phấn, Nguyễn khắc Hường Về Phân loại cá nước ngọt có Mai Đình Yên,
Nguyễn Thái Tự, Nguyễn Hữu Dực, Võ Văn Phú, Nguyễn Văn Hảo Có thể
chia sự phát triển của Ngư loại Việt Nam làm 3 thời kỳ sau:
* Thời kỳ Phong kiến (trước n
ăm 1881): Thời kỳ này chủ yếu là những hiểu biết
lẻ tẻ về đời sống các loài cá, nghề nuôi, nghề khai thác cá cũng như ngành chế
biến được ghi trong cuốn sử học và kinh tế học thời Phong kiến.
7
* Thời kỳ là thuộc địa của Pháp (1881- 1954): Thời kỳ này chủ yếu là các nhà
Ngư loại người Pháp và lẻ tẻ có thêm một số nhà khoa học người Anh, Mỹ,
Trung Quốc Điển hình là: H. E. Sauvage (1884) đã nghiên cứu về khu hệ cá
Châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông Dương đồng thời đã thống kê được
139 loài và 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam; L. Vaillant (1891) thu thập 6 loài
mô tả 4 loài mới ở Lai Châu, 5 loài mớ
i ở sông Kỳ Cùng; J. Pellegrin (1905,
1906) Cá Vịnh Hạ Long; P. Chabanaud (1924); A. Gruvel, (1925) - Đông
Dương, nguồn lợi cá biển và cá nước ngọt; H. W. Fowler (1939)- Sưu tập cá
nước ngọt Sài Gòn; P. Chevey (1930, 1932a,b, 1935, 1936, 1937)- Góp phần
nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam. Ông và J. Lemasson đã
công bố 98 loài, 17 họ và rất nhiều công trình khoa học có tính chất hoàn
chỉnh. Nhìn chung những nghiên cứu thời kỳ này tuy chưa nhiều, chưa đầy đủ
song là nền tảng cho các nhà Ngư loại Việt Nam nghiên cứu ti
ếp
* Thời kỳ thứ ba (Từ 1954 đến nay): Từ khi hoà bình lập lại 1954 đến nay, các
cán bộ khoa học Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu của mình và đã
đưa Ngư loại học nước ta phát triển vượt bậc. Các cơ quan chủ trì nghiên cứu :
Về cá biển: Phân viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Biển
Nha Trang; Viện nghiên cứu Biển Hải Phòng. Trong những năm qua các cơ
quan này đã tiến hành nghiên cứu vùng biển Việt Nam, đã phân loại được hơn
2000 loài. Điển hình có các tác giả: Lê Trọng Phấn, Bùi Đình Chung, Nguyễn
Xuân Lộc, Phạm Thược, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Khắc Hường
Về cá Nước ngọt: Viện NCNTTSI Bắc Ninh, Viện NCTSII TP. Hồ Chí Minh,
Viện nghiên cứu thủy sản III Nha Trang và các trường: ĐH Nha Trang, Khoa
Thủy sản ĐH Cần Thơ, ĐH Sư phạm 1 Hà Nội, ĐH T
ổng hợp Hà Nội, ĐH
Vinh Các nhà Ngư loại học nước ta kết hợp nghiên cứu với các nhà Ngư loại
học nước ngoài đã tiến hành điều tra nghiên cứu phân loại cá ở 46 vực nước
quan trọng nằm rải rác khắp cả nước, đại bộ phận ở các sông chính, suối lớn, các
hồ chứa: lớn, vừa, nhỏ và hồ tự nhiên, các vùng cửa sông, ao, đầm và đập
nước [B
ộ Thuỷ sản, 1996]. Có thể chia thời kỳ này về nghiên cứu ngư loại cá
nước ngọt thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ năm 1955 đến 1975). Miền Bắc: Các nhà khoa học đã tiến hành
điều tra nghiên cứu ở hầu hết các vùng sinh thái: Đông Bắc, Tây Bắc và Khu
Bốn cũ ở tất cả các loại hình thủy vực sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, đầm, ao,
ruộng Đ
iển hình có các tác giả và các công trình đã nghiên cứu: Đào Văn Tiến
và Mai Đình Yên (1958, 1959) - Dẫn liệu sơ bộ sông Bôi, Ngòi Thia; Đặng
Ngọc Thanh và Mai Đình Yên (1961) - Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây; Mai
Đình Yên (1962)- Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng
quần cá sông Hồng; Nguyễn Văn Hảo (1964) Khu hệ cá sông Chảy và hồ Thác
Bà; Nguyễn Văn Hảo (1964) Kết quả điều tra nguồn l
ợi cá sông Thao; Mai Đình
8
Yên (1964) Đặc điểm sinh học các loài cá sông Hồng; Mai Đình Yên (1966)
Đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam; P.
Bănărescu (1967, 1970, 1971) Nghiên cứu phân họ cá Mương
Giai đoạn này ở miền Nam cũng có một số công trình do người Việt Nam và
người nước ngoài như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); M. Yamamura
(1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Tuý Hoa (1972);
- Giai đoạn 2: Giai đoạ
n từ năm 1975 đến nay: Ngư loại đã chuyên sâu nghiên
cứu, đã đánh giá tiềm năng về nguồn lợi Việt nam, đã mở đường cho nghề cá
phát triển. Điển hình có các tác giả với các công trình nghiên cứu sau: Mai Đình
Yên (1978) Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam; Mai Đình Yên,
Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan
(1992) Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ
: Đây là hai công trình tổng hợp
khá đầy đủ về khu hệ cá nước ngọt nước ta. Ngoài ra có rất nhiều công trình có
giá trị nghiên cứu ở các khu hệ cá khác nhau như: Nguyễn Hữu Dực (1982)
Thành phần cá sông Hương, đã thống kê 58 loài; Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu
Dực (1991) Thành phần loài cá sông: Thu Bồn (85 loài), Trà Khúc (47 loài),
sông Vệ (34 loài), sông Côn (43 loài), sông Ba (48 loài), sông Cái (25 loài);
Nguyễn Thái Tự (1983) Khu hệ cá sông Lam (157 loài); Nguyễn Thái Tự
(1986), Đặc điểm khu hệ cá Nghệ Tĩnh; Nguyễn Thái Tự (1992) Khu hệ cá Vũ
Quang; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến
và Hứa Bạch Loan (1992) Thành phần loài các sông: Tiền, Hậu, Vàm Cỏ, Sài
Gòn và sông Đồng Nai (255 loài); Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994)
Thành phần loài ở một số sông suối của Tây Nguyên (82loài); Võ Văn Phú
(1995) Thành phần loài cá ở các đầm phá Thừa Thiên Huế (163 loài); Nghiên
cứu về đặc trưng phân bố và đặc điểm địa động vật học của cá nước ngọ
t Việt
nam, có các tác giả: Võ Quý (1966); Mai Đình Yên (1973, 1985, 1988); Nguyễn
Thái Tự (1983, 2000, 2003); Kottelat (1989), Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu
Dực (1991) (Nguyễn Hữu Dực, 1995)
Tháng 9 năm 1998- Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản tổ chức
tại Viện NCNTTSI đã có nhiều báo cáo có giá trị trong nghiên cứu ứng dụng
Về nguồn lợi các báo cáo đã đưa ra: Hiện trạng nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở
đồng bằ
ng sông Cửu Long và đề xuất chương trình hành động để bảo vệ và phát
triển bền vững nguồn lợi này (Trần Thanh Xuân, 1998). Ngoài ra có các báo cáo
khác: Hiện trạng thành phần loài cá ở hồ chứa Thác Bà tỉnh Yên Bái (68 loài)
(Ngô Sỹ Vân, 1998); Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần, phân bố và
nguồn lợi cá Lai Châu của Nguyễn Văn Hảo (1998); Nguyễn Thị Thu Hè (1998)
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá tự nhiên ở các sông suối
Đắc Lắc và
một vài ý kiến bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng, cho thấy cá ở vùng sông
suối Đắc Lắc khá phong phú có 101 loài; Nguyễn Thái Tự, Nguyễn Xuân Khoa
9
(1998) Nguồn lợi cá và khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang (65 loài); Nguyễn
Thái Tự, Lê Viết Thắng- Khu hệ cá Phong Nha (72 loài); Năm 1999 nghiên cứu
đa dạng sinh học cá nước ngọt Việt Nam do WWF và World bank tài trợ có sự
tham gia của chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên một số địa điểm chính cứu
miền Bắc và M. Kottelat (2001) đã viết cuốn sách Cá nước ngọt miền Bắc Việt
Nam; Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) “Cá nước ngọt Việt Nam tập 1
họ cá Chép”. Trong thời gian này còn có một số báo cáo về khu hệ cá sông Đà
của Nguyễn Thị Hoa, sông Mã của Dương Quang Ngọc, Pù Mát của Nguyễn
Hữu Dực và Nguyễn Xuân Khoa, sông Sài Gòn của Tống Xuân Tám
Tháng 11 năm 2003 Hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ II về nuôi trong thuỷ
sản. Trong hội thảo này qua nhiều công trình nghiên cứu bổ sung nghiên cứu
thêm nhiều vùng khác mà ít được nghiên cứu. Tháng 1 năm 2005 Hội thảo KH
toàn quốc về môi trường và nguồn lợi thu
ỷ sản. Qua hội thảo nhiều báo cáo
được trình bày và cho biết: Nguồn lợi cá nước ngọt ở miền Bắc: Số loài tuyệt
chủng trong hoang dã (EW) chiếm 3,5-5%; số loài rất nguy cấp (CR) chiếm 5,4-
8%; nguy cấp (EN) chiếm 7,7-10%; số loài có hiểm họa thấp (LR) chiếm 50-
57,7%; số loài thiếu dẫn liệu (DD) và số loài chưa hề đánh giá (NE) chiếm 20-
24,7% theo tiêu chuẩn của IUCN (1994) (Ngô Sỹ Vân & Phạm Anh Tuấn,
2005). Nhiều báo cáo đã đề xuất các định h
ướng bảo tồn và phát triển nguồn lợi
như: ĐDSH nước ngọt Việt Nam, định hướng bảo tồn và phát triển của Mai
Đình Yên (2005); Nhiều mô hình quản lý và phát triển nguồn lợi ở các thuỷ vực:
Ngập lũ của ĐBSCL (Lê Xuân Sinh, 2005), các giải pháp phát triển thuỷ sản:
Khuyến khích đầu tư, tăng cường phân cấp quản lý, ứng dụng công nghệ tiên
tiến vào bảo vệ MT & Nguồn lợ
i thuỷ sản (Đỗ Văn Khương và Chu Hồi,
2005), (Bộ Thuỷ sản, 2005). Hiện nay nhiều chương trình nghiên cứu, nhiều hội
nghị hội thảo trao đổi kinh nghiệm kiến thức, nhiều báo cáo về khu hệ cá và
nguồn lợi được tiến hành nhằm nâng cao công tác điều tra, nghiên cứu, phân loại
và bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi, song tập hợp khá đầy đủ về thành phần loài cá
nghiên cứu có Độ
ng vật chí Việt Nam và tài liệu về cá nước ngọt Việt Nam tập
1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), tập II và III của Nguyễn Văn
Hảo (2005). Tổng hợp cá nước ngọt nước ta có hơn 900 loài thuộc 2 lớp: cá Sụn
và cá Xương thuộc 23 bộ, 93 họ.
Về nghiên cứu sinh lý sinh thái cá: nhiều công trình nghiên cứu đặc điểm sinh
học của các loài cá có giá trị kinh tế như: Nghiên cứu đặc điểm sinh họ
c cá
Chép, Trắm cỏ, cá Trê Gần đây nghiên cứu đặc điểm sinh học các loài cá quý
hiếm: Lăng chấm, Chiên, Chầy đất, Anh vũ, cá Bỗng, cá Cầy , nhiều tài liệu
giảng dạy sinh lý cũng ra đời như: Sinh lý động vật và cá của Dương Tuấn
(1984); Cơ sở Sinh lý sinh thái cá của Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguễn
Mộng Hùng, Lê Quang Long và Mai Đình Yên (1985)
10
Tóm lại, Từ khi nước nhà độc lập, Ngư loại cũng mới thực sự phát triển mạnh.
Những thành tựu mà Ngư loại đạt được đã thúc đẩy nghề thủy sản nước nhà phát
triển ngang tầm với những nước phát triển, góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế
đất nước phát triển nhanh và mạnh. Tuy nhiên, Ngư loại học nước nhà còn nhiều
mặt cần được nghiên cứ
u sâu hơn nữa về hiện trạng nguồn lợi để có những biện
pháp khôi phục và bảo vệ tính ĐDSH và đồng thời cần nghiên cứu sâu hơn nữa
để bổ sung, tu chỉnh danh pháp và thống nhất hệ thống phân loại cho phù hợp
với hệ thống phân loại của thế giới. Nghiên cứu đặc điểm sinh học nhiều loài cá
có giá trị kinh tế, cá quý hiếm để nuôi trồng và bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản.
PHẦN I. HÌNH THÁI CẤU TẠO CỦA CÁ.
CHƯƠNG II: HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CÁ
A. HÌNH THÁI CẤU TẠO NGOÀI CỦA CÁ
Hiện nay trên thế giới có khoảng 29500 loài cá thuộc 6 lớp cá và 62 bộ, 484 họ
và được thống kê từ 21000 tài liệu tham khảo với 71000tên đồng vật và 28000
ảnh (Fishbase, 2006). Mỗi loài cá có hình dạng cấu tạo khác nhau, sống trong
các môi trường khác nhau: Nước Mặn, Lợ và nước ngọt điều đó cho th
ấy nhóm
cá rất phong phú và đa dạng sinh học cao trong thế giới động vật có xương sống.
Tuy nhiên nhóm cá có những đặc điểm chung: Cá là động vật có xương sống,
sống ở dưới nước, hô hấp bằng mang, tim có 2 ngăn và một vòng tuần hoàn
Cần phân biệt theo cách gọi một số loài không phải là cá, sống trong nước: Cá
mực, cá Sấu, cá Voi.
I. Tính đa dạng của cá liên quan với môi trường sống và tập tính sống
1. Hình dạng c
ủa cá
Như chúng ta biết trên thế giới có khoảng 29500 loài cá. Mỗi một loài có cấu tạo
hình thái khác nhau thích nghi với môi trường và tập tính sống của cá. Đó là kết
quả hình thành trong quá trình thích nghi, tiến hoá của loài. Nhưng nhìn chung
cá có các hình dạng chung như sau:
1.1. Dạng hình thoi
Là dạng hình phổ biến, cá có hình thoi phần trước và sau đều nhỏ hơn phần
giữa, thân hơi dẹp bên hoặc tròn. Thân hình thoi giảm nhẹ sức cản của nước khi
tiến về phía tr
ước, triệt tiêu xoáy rối nước ở phía sau giúp cá bơi lội nhanh. Ví
dụ: cá Trắm cỏ Ctennopharyngodon idellus, cá Măng Elopichthys bambusa. Cá
biển như cá Thu Scomber, Ngừ Thunnus…
11
1.2. Dạng hình ống
Là những loài thân tròn dài bơi lội uốn khúc trong nước, chui luồn trong hang
hốc, trong bùn. Kiểu bơi lội này châm chạp nhưng tốn ít năng lượng, di chuyển
bằng cách uốn lượn thân. Chúng ta bắt gặp dạng hình này ở cá Chình Anguilla,
Lươn Monopterus, Chạch bùn Misgunus.
1.3. Dạng hình mũi tên
Những loài cá có đầu nhỏ, thân hình ống dài, đuôi khoẻ, các vây ngực nhỏ
nhưng khoẻ. Các vây lưng, vây bụng, vây hậu môn không phát triể
n mọc thiên
về phần sau thân. Cá có khả năng lao nhanh về phía trước bắt mồi, như: Cá Kìm
Hyporhamphus sinensis, cá Rồng măng Luciobrama macrocephalus
1. 4. Dạng hình giải
Thân dẹp 2 bên, kéo dài thành dải lụa bơi lội nhờ uốn thân sống vùng nước tĩnh,
nước sâu. Ví dụ: cá Hố Trichius), cá Regalecus.
1.5. Dạng hình dẹt: dẹt theo hướng lưng bụng. Ví dụ như cá Đuối. Dẹt hai bên
như cá Bơn hai mắt kéo lệch về một bên lệch đầu lệch miệng. Những loài này
thường bơi chậm chạp, sống sát đáy nằm rình mồi.
Ngoài ra cá sống ở đáy biển sâu có hình dạng rất kì dị, hay như cá Ngựa
Hyppocampus thân hình giống như con ngựa, cá Mặt trăng Mola mola thân hình
tròn như trái bóng sống trôi nổi.
2. Kích thước của cá
Các loài cá khác nhau có kích thước khác nhau: Loại cá có kích thước lớn như
cá Mập dài 16-17 m, nặng 5-6 tấn. Cá Đuối Mobula manta rộng đĩa thân 6m,
nặng 4 tấn. Cá Tầm Huso huso dài tới 5- 6 m. Cá Bông lau Pangasius sp dài tới
3,3 m. Bên cạnh đó có những loài cá có kích thước nhỏ nhấ
t: cá Đòng đong
Puntius, cá Sóc dài 20mm
Trong cùng một loài, cùng một lứa tuổi nhưng nuôi trong môi trường rộng hẹp
cá cũng có kích thước khác nhau như các loài được nuôi làm cảnh Kích thước
của cá phụ thuộc vào môi trường sống,
II. Các bộ phận trên thân cá
Cơ thể cá bên ngoài chia làm ba phần: Đầu, thân và đuôi. Ranh giới giữa đầu và
thân là khe mang cuối cùng, ranh giới giữa thân và đuôi là sau gốc vây hậu môn
12
Hình 7. Hình thái cấu tạo ngoài của cá Vược
1. Đầu cá
Đầu cá có nhiều dạng khác nhau, đa số có dạng đầu nhọn. Có thể thường gặp
một số dạng đầu sau:
- Dạng đầu dẹt theo mặt phẳng nằm ngang: cá quả, cá trê, chiên, nheo.
- Dạng đầu dẹt hai bên: cá chép, mè, thu chim. Trên đầu cá có miệng, râu, mũi
mắt, mang.
- Dạng dài và nhọn: cá Kìm, cá Nhái. Trên đầu cá có miệng, râu, mũi mắt,
mang.
1.1. Miệng cá:
Đặc điểm cấ
u tạo và vị trí của miệng phụ thuộc chủ yếu vào tập tính bắt mồi và
đặc điểm dinh dưỡng của cá. Lớp cá Miệng tròn Cyclostomata không có hàm mà
dạng phễu có nhiều răng sắc bám, ký sinh vào loài cá khác. Ở lớp cá Sụn
Chondrichthyes miệng nằm mặt bụng, miệng rộng. Đối với lớp cá Xương căn cứ
vào vị trí của miệng và xương hàm có chia thành các dạng miệng sau: Miệng
hướng về
phía trước hai hàm trên và hàm dưới của chúng gần bằng nhau ví dụ
như cá chép Cyprinus carpio. Miệng ở phía dưới có hình khe ngang, môi dưới
có viền sừng sắc nhọn để gặm rêu cá Trôi Cirrhina molitorella, cá Anh vũ
Semilabeo obscurus. Miệng hướng phía trên hàm trên ngắn hơn hàm dưới cá
Thiểu Erythroculter. Những loài cá ăn sinh vật nhỏ hay thức ăn ít di động có
miệng vừa và nhỏ.
13
Hình 8. Các dạng miệng của các loài cá
1. Miệng trên (Miệng trên hướng xiên) 2. Miệng bằng 3. Miệng nửa dưới
4. Miệng dưới 5. Miệng co giãn 6. Miệng tròn (Hút)
1. 2. Râu:
Râu là cơ quan cảm giác và xúc giác của cá giúp cá tìm kiếm mồi. Tuỳ vị trí của
râu mà ta gọi: Có râu mũi, râu cằm, râu hàm trên hàm dưới, râu góc hàm Có
loài có râu, có loài không có râu, số lượng cũng khác nhau. Những loài cá sống
tầng đáy sâu thường râu rất phát triển, do ở tầng đáy ít ánh sáng mắt không phát
huy được tác dụng. Trong phân loại cá có hay không có râu, vị trí số lượng độ
dài của râu là một chỉ tiêu phân loại giữa các loài, bộ, họ với nhau.
1. 3. Mắt
Mắt cá nằm đối xứng hai bên
đầu, tuy nhiên hình dạng vị trí kích thước của mắt
phụ thuộc vào vị trí môi trường sống tập tính sống. cá sống ở nước sâu đục mắt
tiêu giảm, cá sống ở đáy mắt ở lưng. Cá Nác Priophthalmus sống ở ven bờ mắt
nổi hẳn lên. Đặc biệt có loài cá có 4 mắt Nabaps mắt lồi lên đỉnh đầu, mỗi mắt
chia làm hai phần, phần trên có thể nhìn trong không khí, phần dưới nhìn được
trong n
ước.
1. 4. Mũi
14
Mũi cá có nhiệm vụ cảm nhận được mùi vị của thức ăn, mùi vị môi trường nước,
Mũi cá thường nằm phần trên đầu, sau môi, ở trước mắt. Mũi cá thường không
thông với xoang miệng như các động vật bậc cao khác. Trừ Lớp cá miệng tròn,
cá phổi lỗ mũi thông với xoang miệng. Số lượng lỗ mũi tuỳ thuộc vào từng loài,
có 1 đôi, 2 đôi hoặc không có lỗ m
ũi. Mỗi đôi lỗ mũi thông với nhau, một lỗ có
van cho nước vào và một lỗ cho van nước ra. Khoảng cách hai lỗ múi tuỳ thuộc
từng loài.
1. 5. Mang và khe mang
Mang và khe mang là cơ quan hô hấp của cá. Số lượng cung mang và khe mang
tuỳ thuộc từng lớp cá khác nhau. Cá Miệng Tròn có 7 đôi khe mang; cá Myxin
có 1- 14 đôi khe mang; cá Sụn có 5- 7 đôi (cá Nhám khe mang nằm hai bên đầu;
cá Đuối khe mang nằm ở mặt bụng) không có nắp mang. Cá xương có một đôi
khe mang nằm hai bên đầu đều có nắp mang che ph
ủ. Riêng Lươn khe mang hai
bên ở mặt bụng của đầu.
1.6. Lỗ phun nước: cá Sụn và một vài loài cá xương có một đôi lỗ phun nước
nằm hai bên sau mắt do khe mang đầu tiên thoái hoá. Cá Sụn lỗ phun nước được
coi là cơ quan hô hấp.
2. Thân và đuôi cá
Thân cá là phần chính chứa nội tạng.
Bên ngoài có vây ngực, vây bụng và vây lưng. Đuôi gồm bắp đuôi tính từ hậu
môn đến gốc đuôi và vây đuôi.
3. Da và các sản phẩm của da
3.1. Da cá
Da cá có tác dụng bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi trùng, tránh sự cọ sát
của bên ngoài, Bài tiết chất bẩn ra ngoài, Điều hoà áp suất thẩm thấu. Ngoài ra
có khả năng hấp thụ một số chất và có chức năng là cơ quan cảm giác. Cũng
giống như động vật có xương sống bậc cao cấu tạo da cá gồm hai lớp
Lớp biểu bì (Epidermes) có nguồn gốc ngoạ
i bì. Trong các tế bào biểu bì có xen
lẫn tuyến đơn bào tiết chất nhầy:Tuyến tiết dịch quánh (Mucous) hình cốc đổ ra
ngoài. Tuyến tiết dịch nhầy (Scrous) hình chuỳ, hình cầu đổ vào khe các tế bào
biểu bì. Các chất này có tác dụng làm trơn da và chống vi khuẩn xâm nhập, hoặc
đến mùa sinh sản ở con đực tăng tiết tạo nốt sần ở da, xương nắp mang, vây
ngực (gặp ở họ cá chép cyprinidae). Một số loài cá có tuy
ến độc nằm ở gốc tia
vây lưng, gai vây ngực, gai nắp mang.
Lớp bì (Dermis): có nguồn gốc trung bì. Nằm dưới lớp biểu bì phân biệt thành
hai tầng: Tầng liên kết xốp có các tế bào sắc tố, các tế bào dạng sợi ngang dọc
15
sắp xếp có trật tự nhiều mạch máu làm nhiệm vụ nuôi da, tham gia vào quá trình
hô hấp như cá Chình Anguilla cá Nác Periopthalmus. Tầng liên kết đặc chỉ có tế
bào dạng sợi chạy ngang dọc và xếp chặt hơn tầng trên.
3.2. Các sản phẩm của da
3.2.1. Vảy (Scale) - Là sản phẩm chủ yếu của bì. cá không có vảy chỉ là dạng
thứ sinh. Kích thước và hình dạng tuỳ thuộc vào vị trí, tuổi cá, giống loài như
nhỏ và c
ứng ở vảy cá Sụn, to và mềm như cá Trắm cỏ, Chép, vảy cá xuất hiện
trong giai đoạn cá hương. Có bốn loại vảy:
Vảy tấm gồm chất xương (dentin) có nguồn gốc tầng bì, lớp men (email) phủ
ngoài có gốc tầng biểu bì, gặp ở cá Sụn Chondrichthyes. Vẩy này có phần lộ ra
ngoài da gọi là gai vảy; phần vùi trong da gọi là tấm nền trong đó chứa mạch
máu va đầu mút dây thần kinh.
Vảy cosmin: gồm nhiều chất xương có nhiều khe rỗng chứa chất cosmin, tiếp
đến lớp isopedin có cấu tạo xương ngoài cùng là lớp men. Gặp ở cá phổi Dipnoi
cá vây tay Crossopterygii
Vảy láng thường có dạng hình thoi. Bên trong chủ yếu là lớp isopedin, ngoài
phủ lớp đặc biệt bằng chất ganoin có gốc biểu bì. Gặp ở cá Tầm Asipenser cá
nhiều vây.
Vẩy xương: Là tấm xương mỏng gồm nhiều lớ
p isopedin, ngoài cùng là lớp
ganoin mỏng. Vảy xương được chia ra 4 phần :
Phần trước (Phần gốc) là phần vảy hướng về phía đầu nằm trong túi vảy. Phần
này không có tế bào sắc tố
Phần sau (ngọn vảy) là phần vảy lồi ra ngoài túi vảy hướng về phía đuôi cá.
Phần vảy hai bên trái phải của vảy gọi là mặt bên.
Từ tâm vẩy có các đường thẳng chạy ra xung quanh gọi là tia phóng xạ giúp cho
vẩ
y thêm mềm mại. Trên vảy có những vòng tuổi làm thành những vân sáng, tối
trông rất rõ tạo các vòng sinh trưởng (Sklerid), trong Ngư loại học có thể làm
cơ sở tính tuổi của cá. Vảy xương sắp xếp theo kiểu lợp mái ngói, làm cho vảy
hoạt động dễ dàng, có hai loại vảy tròn và vảy lược. Vảy trơn là vảy có phần sau
lộ ra ngoài trơn tru như bộ cá Chép Cypriniformes bộ cá Trích Clupeiformes.
Vảy lược là phần vảy lộ
ra ngoài có dạng răng lược như bộ cá Vược Perciformes
Thành phần hoá học của vảy cá qua nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ (dạng keo
đản mạch) Chiếm 41- 55%; 38- 46 % là Ca
3
(PO
4
)
2
. Ngoài ra còn có CaCO
3,
Mg
3
(PO
4
)
2
, Na
2
CO
3
…Men phôtphattase có tác dụng kết tủa chất can xi.
Đối với vảy đường bên, mỗi loài cá có số lượng nhất định, trong Ngư loại căn cứ
vào số lượng vảy đó làm tiêu chuẩn hình thái phân loại.
16
Vảy cá được dùng làm keo dán gỗ, vỏ bút máy, làm phim ảnh, làm hoa, phân
bón rất tốt.
3.2.2. Màu sắc của cá
Màu sắc của cá bao giờ cũng phù hợp với môi trường xung quanh, là kết quả của
một quá trình thích nghi được hình thành trong quá trình lịch sử. Nhưng có một
số loài cá có màu sắc là kết quả của chọn lọc và lai tạo (cá cảnh). Màu sắc giúp
cá trốn tránh kẻ thù, ẩn nấp nguỵ trang để bắt mồi, tác dụng kích thích sinh dục.
Cá có những màu s
ắc cơ bản cơ bản sau:
Màu sắc nổi: lưng có màu tím nhạt, xám đen, hoặc xanh lá cây. Bụng và lườn
trắng óng ánh bạc, màu sắc này đặc trưng cho cá sống ở tầng nước trên (cá
Trích, cá Trỏng, cá Thu…)
Màu sắc cá sống san hô, rong rêu có mầu sắc rất đẹp sặc sỡ, màu nâu nhạt, vàng
nhạt ở lưng thường có vết sẫm ngang dọc hông.
Màu sắc cá sống ở đáy: Lưng hông màu đen sẫm, hoặc có chấ
m hoa ở lưng sọc
đen ở hông, bụng màu trắng (cá Trê hoa)
Màu sắc đàn: giúp cá xác định vị trí lẫn nhau nhất là khi di cư đẻ trứng hay tìm
mồi. Cá Thè be gai Acanthorhodeus asmussi Dyb giai đoạn cá hương có màu
sặc sỡ ở lưng, đến giai đoạn trưởng thành thì hết. Cá hồi cái đến mùa sinh sản có
sọc đen dọc thân để cá đực điều chỉnh thụ tinh dễ dàng.
Màu sắc cá không cố định trong quá trình phát triển cá thể
. Màu sắc có thể thay
đổi theo tuổi, theo giới tính , theo bệnh lý.
Màu sắc của cá do các tế bào sắc tố phân bố ở tầng liên kết xốp của bì, một số
tế bào sắc tố phân bố ở màng bụng và xoang bao tim. Tế bào sắc tố có ba loại
chính: Tế bào sắc tố đen (melanophore) là sản phẩm phân giải của Protein, có cả
ở trong nội tạng. Sắc tố đỏ (erythrophore) là những hạt màu đỏ da cam do thức
ă
n mang vào. Sắc tố vàng (Xanthrophore) có thể tan trong axit béo. Ngoài ra còn
có chất Guanin không màu sắc, có khả năng phản xạ ánh sáng từ trên bề mặt của
nó và cho ta màu trắng bạc. Guanin sinh ra do sự phân giải nucleoprotein.
Màu sắc cá thay đổi do tế bào sắc tố tập trung hay phân tán dưới sự điều tiết của
hệ thần kinh hoặc kích thích tố. Sự điều tiết thần kinh : do trung khu hoá sáng
của tuỷ sống nằm khoảng 1/3 cơ thể và trung khu hoá tối nằm
ở não trung gian.
Do kích thích tố của não thuỳ thể tiết vào máu
Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến màu sắc: trời lạnh, thiếu sinh tố A, thiếu
oxy cá bạc màu…Màu sắc cá thay đổi theo môi trường ngoài là do mắt cảm thụ
17
được truyền về não bộ, não bộ điều tiết sắc tố bằng đường thần kinh hoặc kích
thích tố.
4. Cấu tạo và chức năng của vây cá
Các loài cá khác nhau, có cấu tạo và chức năng của vây cá khác nhau, có loài có
vây có loài không có vây hoặc là vây biến đổi, tuy nhiên về cơ bản chức năng
của vây là cơ quan vận động và giữ thăng bằng của cá. Vây cá thường có 2
dạng: Vây lẻ và vây chẵn. Về mặt tiế
n hoá và phát triển phôi, vây lẻ có trước
vây chẵn. Vây chẵn ở cá tương đương với chi trước và chi sau của động vật máu
nóng. Vây cá có cấu tạo gồm: phần xương nâng đỡ với cơ điều khiển ở phía
trong phần vây lộ ra ngoài. Phần vây lộ ra ngoài cấu tạo gồm: các tia vây và
màng vây. Màng vây có tác dụng liên kết các tia vây thành khối linh động khi
vận động trong nước. Thường gặp ở lớp cá xương (lớp cá vây tia). Hoặc phần lộ
ra ngoài cấu tạo dạng vây thịt (Vây tay) như lớp cá phổi (lớp cá vây tay).
Ngoài ra còn gặp vây có cấu tạo phần thịt, mỡ gọi là vây mỡ thường nằm ở lưng
như các loài cá Lăng, Chiên trong bộ cá Nheo (bộ da trơn)
Tia vây có 2 loại: Tia đơn và phân nhánh. Tia phân nhánh thường rất mềm
mảnh, dễ uốn lượn. Cấu tạo từ một gốc vây và chia nhiều nhánh ở ngọn.
Tia vây đơn (tia không phân nhánh) thường ở phía trước của vây. Tia
đơn có 2
loại: Tia vây đơn mềm (tia đơn mềm) và tia vây đơn hoá gai cứng Tia đơn
cứng). Tia vây cứng có hai loại: là tia vây cứng giả có sự phân đốt thường gặp ở
một số loài trong họ cá Chép, tia vây cứng thật không phân đốt hình thành một
khối như các loài trong ở bộ cá Vược.
Người ta dùng chữ số la mã để ký hiệu cho tia vây cứng, còn số lượng tia vây
mềm ký hiệu bằng chữ số la tinh, số lượng tia vây là chỉ tiêu dùng trong phân
lo
ại. Ví dụ ở cá Chẽm Lates calcarifer có công thức các vây như sau: D VII, I –
11; A III, 8; P 15; V I,5
4.1. Vây lẻ
Vây lưng (D- dorsal fin) cá Sụn vây lưng bình thường, cá đuối vây lưng tiêu
giảm. cá xương thấp vây lưng gồm các tia phân đốt. Ngoài ra một số cá có vây
mỡ (cá Ngạnh). Số lượng vây lưng có một (cá Chép), hai cái (cá Bống, cá Đối)
hoặc ba cái (cá Tuyết Gadus). Một số vây lưng phát triển như cánh buồm gặp ở
cá Kiếm Histiophorus cao 1,5 m dài 6m. Nhiệm vụ c
ủa vây lưng là giữ thăng
bằng.
Vây hậu môn (A- anal fin) Nhiệm vụ giữ thăng bằng. một số loài cá thuộc bộ cá
sóc Cyprinodontiformes tia vây hậu môn biến thành gai giao cấu.
Vây đuôi (C- caudal fin) có nhiệm vụ đẩy và định hướng khi bơi có tác dụng
như bánh lái, ở cá ngựa không có vây đuôi. Căn cứ vào phần cuối của xương
18
sống và dạng tia vây đuôi để phân biệt: Vây đuôi đồng hình: bên ngoài hai thuỳ
bằng nhau, bên trong cột sống lệch vào một thuỳ như cá chép, cá mè, trôi, cháy,
thu Vây đuôi dị hình: hai thuỳ đuôi lớn nhỏ khác nhau, cột sống chạy lệch hẳn
vào thuỳ lớn gặp ở cá sụn cá xương thấp. Vây đuôi lưỡng hình: hai thuỳ đối
xứng qua cột sống như vây nguyên vỹ.
4.2.Vây chẵn:
Vây ngực (P- pectoral fin): cá Miệng tròn không có vây ngực. Cá sụn có vây
ngực khá lớn nằm ở vị trí nằm ngang. Cá đuối có vây ngực mở rộng. Cá xương
có vây nhỏ. Đặc biệt cá Chuồn Exocoetus vây ngực phát triển lớn đạt 80% có
khả năng bay lượn trên mặt nước100-150 m. Cá Nác Periopthalmus 2 vây ngực
rất phát triển và có cơ quan hô hấp phụ giúp leo treo trên cây. Nhiệm vụ của vây
ngực là giữ thăng bằng và giúp cá tiến về phía trước hoặc lùi về phía sau.
Vây bụng (V- Ventral fin): Cá mập, cá tầ
m, cá trích, hồi, cá chép vây bụng
thường nằm ở giữa bụng dưới vây lưng. Cá Vược vây bụng ở ngực dưới vây
ngực. Cá Tuyết vây ngực ở hầu trước vây ngực. Bọn cá Bống Gobio biến thành
giác bám. Vây ngực của cá Nhám, cá Đuối đực biến thành cơ quan giao cấu. Cá
Chình Anguilla, bộ cá Sóc Cyprinodontiformes vây bụng thoái hoá.
Cá di động nhẹ nhàng, nhanh chóng ở trong nước nhờ sự phối hợp hoạt động
gi
ữa các bộ phận: vây, bắp đuôi, bong bóng và sự phối hợp cử động của toàn
thân. Ngoài ra còn có do sự phun nước qua khe mang ra phía sau.
Tốc độ di chuyển các loài cá rất khác nhau: cá Chình 12km/h, cá Hồi 40km/h, cá
Vền 15 km/h, cá Mập 70km/h
.
B. HÌNH THÁI CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ.
I . HỆ XƯƠNG
Bộ xương là khung nâng đỡ cơ thể bảo vệ các cơ quan bên trong. Nó liên kết với
hệ cơ giúp cá vận động. Căn cứ vào vị trí phân bố người ta chia bộ xương cá
thành: xương trục chính (Skeleti axiale) bao gồm có xương đầu, xương cột sống
và xương sườn. Xương nhánh phụ (Skeleti appendicalare) bao gồm xương đai
vai, đai lưng và xương tia vây.
1. Sự phát triển củ
a bộ xương
1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của bộ xương
Xương có nguồn gốc trung bì. Bộ xương của động vật nói chung được hình
thành qua ba giai đoạn: giai đoạn mô liên kết, giai đoạn sụn và giai đoạn xương.
Căn cứ vào sự phát triển của xương chia ra hai loại xương: Xương gốc sụn là
xương được hình thành trải qua giai đoạn sụn. Xương gố
c mô liên kết là xương
hình thành từ mô liên kết không qua giai đoạn sụn.
19
1. 2. Sự hình thành bộ xương ở cá con:
Cá mới nở cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, do đó bộ xương của nó cũng chưa
đầy đủ. Cá con mới nở toàn thân chỉ mới có một dây sống, sọ chưa rõ ràng. Dần
dần xương sống cứng lại, xương sườn, xương sọ đầy đủ dần, các vây hình thành,
tia vây, vảy xuất hiện từ đó cá mới bơi lội mạ
nh mẽ.
2. Bộ xương cá
2.1. Xương trục chính (Skeleti axiale)
2.1.1. Xương đầu
Cá sụn xương đầu toàn bằng sụn. Lớp cá Xương cấu tạo xương đầu đã hoá
xương, tuy nhiên vẫn còn một số xương bằng sụn. Xương đầu cá xương rất phức
tạp gồm sọ não và sọ tạng phát triển hoàn chỉnh.
Hình10: Bộ xương đầu cá Chép
Sọ não gồm các xương gốc sụn đã hoá xương và co thêm các xương gốc bì bao
phủ nóc sọ và dưới đáy sọ, số xương sọ ở cá xương rất nhiều. Xương ở vùng
mũi có 1 xương sàng giữa, 2 xương sàng bên. Hệ thống xương mắt gồm 5
xương quanh mắt: xương lệ phía trước, xương dưới mắt hai chiếc, xương trên
mắt, xương vòng sau m
ắt. Xương vùng tai có xương cánh tai, xương bướm tai,
xương trên tai và xương sau tai. Vùng chẩm có xương gốc chẩm, 2 xương bên
chẩm và 1 xương chẩm. Nóc sọ có có các xương gốc bì là xương mũi, xương
trán và xương đỉnh. Đáy sọ có xương lá mía nhỏ phía trước và một xương bên
bướm lớn phía sau, hai xương này làm thành trục nền sọ.
Sọ tạng phân hoá thành các phần sau
20
Cung hàm: Ở hàm trên, sụn khẩu cái vuông phân thành hàm sơ cấp gồm 2
xương khẩu cái, 2 xương vuông nối với nhau bởi 3 xương cánh; hàm thứ cấp
gồm 2 xương trước hàm và 2 xương hàm trên. Các xương này có nguồn gốc
xương bì.
Cung móng: gồm 2 sụn móng hàm và 2 sụn móng hoá xương.
Cung mang: đối với cá xương thường có 5 đôi, đôi thứ 5 tiêu giảm. Bên ngoài
mang có xương nắp mang, nắp mang khớp trực tiếp với xương móng hàm. Các
cung mang nối với nhau bằng mộ
t mảnh sụn lẻ chạy dọc chính giữa phía dưới
gọi là sụn tiếp hợp. Bên ngoài có xương nắp mang, xương sau nắp mang, xương
nắp mang giữa, xương trước nắp. Riêng họ cá Chép xương cung mang có sự
biến đổi đặc biệt đôi cung mang thứ 5 biến thành 2 cung xương hầu dưới mang
trên đó 3 dãy răng hầu rất phát triển nằm đối diện với cối chẩm, phần do xương
gốc chẩm phát triển mạnh lồi ra. Đây là đặc điểm phân loại trong họ cá Chép.
2.1.2. Cột sống
Là phần trụ của thân, thường có một số đốt sống nhất định từng loài cá ví dụ cá
Chép thường 36 đốt. Các đốt sống nối tiếp nhau có đai chun liên hệ với nhau.
Mỗi đốt sống gồm các phần chính sau đây:
Thân đốt: Phần chính giữa lớn nhất, thường lõm c
ả hai mặt ở giữa có một lỗ
nhỏ.
Hình 11. Bộ xương cá Chép
1. Xương răng 2. xương cánh 3. Xương cánh giữa 4. Xương khớp
5. Xương vuông 6. Xương cánh sau 7. Xương tia mang 8. Xương nắp mang
9. Xương đai vai 10. Xương khoá 11. Tia vây 12. Xương sườn
13. Xương đai hông 14. Tia vây 15. gai bụng 16. Xương cán đuôi
17. Gai lưng 18. Đốt sống 19. Xương chẩm 20. Xương trên vai
21
21. Xương đỉnh 22. Xương trán 23. Xương vòng mắt 24. Xương trên hàm
Gai lưng: Phần nhọn hướng về phía lưng, là chõm trên cùng của đốt sống. Cung
tuỷ chứa tuỷ nằm dưới gai lưng.
Mấu huyết: Nằm phía dưới thân đốt sống, động mạch lưng đi qua chỗ này.
Cung mang xương sườn ở phần đốt sống bụng và làm thành ống huyết ở đốt
sống phần đuôi.
Các đốt sống chia thành ba loại tuỳ theo vị trí mà cấu tạo có phầ
n đổi khác: Đốt
sống phần đầu, đốt sống phần thân, đốt sống phần đuôi. Ví dụ cá Chép có 36
đốt chia ra: Đốt sống phần đầu từ đốt 1- đốt thứ 4, có cấu tạo khác các đốt sau
rất nhiều, đốt thứ nhất phần trên gắn liền với xương chẩm. Đốt sống phần thân
nằm ngang với xoang bụng, từ đốt thứ 5 đến đốt thứ 21- 22, các xươ
ng sườn đốt
thứ 5-> 15 rất phát triển, từ đốt 15- 20 xương sườn nhỏ và mảnh dần cho đến
mất hẳn vì hai xương sườn nhỏ chập lại tạo thành gai bụng. Đốt sống phần đuôi
gồm 15 -16 đốt hình dạng giống con thoi, phần dưới không có xương sườn mà
chỉ có gai bụng (ống huyết).
2.1.3. Xương sườn và xương giữa cơ
Xương sườn có nguồn gốc t
ừ sụn. Sườn lưng được hình thành riêng biệt, sau
mới gắn vào cột sống. Sườn bụng tiếp xúc với mấu ngang cột sống nên gọi là
sườn dưới. Cá viên khẩu chưa có sườn. Cá sụn có sườn bằng sụn. Cá phổi sườn
bụng đã hoá xương. Cá xương bậc thấp như họ cá chép chỉ có sườn bụng. Cá
xương bậc cao như bộ cá Vượ
c Perciformes, có đủ cả xương sườn lưng và
sườn bụng.
Xương giữa cơ (xương dăm) có nguồn gốc từ mô liên kết. Xương giữa cơ chỉ
gặp ở cá xương bậc thấp.
2.2. Xương chi vây
2.2.1. Xương vây ngực
22
Hình 12. Xương cây ngực của cá
Xương vây ngực gồm hai phần cơ bản là phần xương bả vai, xương quạ đã hoá
xương khớp với đai vai thứ sinh gồm 3 xương bì (xương đòn, xương trên đòn,
xương sau đòn) hình thành nên đai vai. Xương đai vai không khớp với cột sống
nhưng khớp trực tiếp với hộp sọ qua xương trên đòn, vì vậy vây ngực cá xương
vậ
n động linh hoạt.
2. 2.2. Xương vây bụng
Xương vây bụng tương ứng với xương hông gồm hai xương gốc vây đính liền
nhau (nhưng vây bụng không dính liền nhau). Góc dưới, phía trong của 2 xương
gốc vây có 2 xương nhỏ là di tích của tấm tia thoái hóa.
Hình 13: Cấu tạo xương vây bụng Hình 14: Cấu tạo xương vây hậu môn
2.2.3 Xương vây lưng và vây hậu môn
Gồm một hàng tấm tia phân đốt hoá xương, nằm trong cơ và nhiều tia vây có
nguồn gốc từ bì nằm bên ngoài được phủ bởi màng da mỏng. Cá xương bậc thấp
tấm tia có 3 đốt, cá xương bậc cao còn 2 hoặc 1 đốt.
2.2.4. Xương vây đuôi:
Vây đuôi có vai trò chính trong sự vận chuyển của cá, có tác dụng như chiếc
bánh lái. Căn cứ vào tính chất đối xứng bên ngoài và bên trong chia thành ba
kiểu chính: đồng hình, lưỡng hình, d
ị hình. Đều được bắt nguồn từ vây nguyên
vỹ.
23
Đuôi nguyên vỹ (Protoxec) là vây có hai thuỳ trên dưới bằng nhau đối xứng qua
cột sống nằm trên trục dọc giữa.
Vây đuôi đồng hình (Homoxec): bên ngoài có hai thuỳ bằng nhau nhưng bên
trong cột sống chạy lệch hẳn vào một thuỳ (mất đối xứng trong) gặp ở đa số cá
xương.
Vây đuôi dị hình (heteroxec): hai thuỳ đuôi lớn nhỏ khác nhau, cột sống chạy
lệch hẳn vào thuỳ lớn (mất đố
i xứng cả ngoài và trong), gặp ở cá sụn và một số
loài cá xương bậc thấp.
Vây đuôi lưỡng hình (diphixec): gồm 2 thuỳ đối xứng qua cột sống như vây
nguyên vỹ, khác là đối xứng thứ sinh, thường hình thành từ vây dị hình như vây
đuôi cá vây tay, cá phổi.
Hình 15: Các kiểu cấu tạo vây đuôi
2.3. Thành phần hoá học và công dụng của xương cá.
Các loài cá sụn bộ xương hoàn toàn bằng sụn. Thành phần xương sụn bao gồm
đa số là chất đản mạch nhờn, chất đản mạch keo và đản mạch rắn. Thành phần
chính cấu tạo nên các chất đản mạch này là các axitamin arginin, histidin, lizin
và một ít triptophan và thyroxin. Chất vô cơ chứa nhiều hợp chất canxi và các
chất Na, K, Mg, Fe, Cl, P, S.
Các loài cá xương bộ xươ
ng đã hoá xương cứng, thành phần chất vô cơ và chất
hữu cơ bằng nhau. Chất hữu cơ chủ yếu là lipit chiếm 5 – 20 %, ngoài ra còn có
protein. Chất hữu cơ gồm chủ yếu là CaC0
3
và Ca
3
(P0
4
)
2
.
24
Xương cá xương có thể dùng làm phân bón rất tốt, làm thức ăn cho gia súc và
gia cầm, làm keo dán, than hoạt tính.
II. HỆ CƠ
Trong mọi hoạt động sống của cá như bắt mồi, sinh sản, trốn tránh kẻ thù đều do
sự co rút của cơ. Do vậy mà cơ của cá khá phát triển, cơ của cá chứa nhiều
protein và nhiều vitamin mà các động vật khác không có được. Do đó thịt cá có
giá trị kinh tế rất lớn trong đời sống hàng ngày.
1. Cấ
u tạo và chức năng của các loại tế bào cơ
Dựa vào cấu tạo, nguồn gốc, chức năng và sự phân bố của các cơ trong cơ thể cá
chia ra làm ba loại cơ.
Cơ trơn: có dạng hình thoi, giữa tế bào có nhân hình bầu dục, kích thước khoảng
20 – 50μ. Cơ trơn có nguồn gốc từ lá phôi giữa, do thần kinh giao cảm và phó
giao cảm chi phối hoạt động, hoạt động của cơ
trơn chậm chạp. Cơ trơn phân bố
chủ yếu ở các thành ống dẫn như ống tiêu hoá, thành mạch mấu.
Cơ vân: còn được gọi là cơ xương vì có mối quan hệ mật thiết với xương giúp
cơ thể hoạt động. Cơ vân do lá phôi giữa hình thành, tế bào cơ vân hình thoi là
loại tế bào đa nhân. Cơ vân do thần kinh trung ương chi phối nên hoạt động của
cơ vân nhanh. Cơ vân phân bố ở
các chi, thực quản, hầu, mắt, thân. Nhiều sợi cơ
vân tập hợp thành bó cơ, nhiều bó cơ hợp lại thành khối cơ.
Cơ tim: là hỗn hợp giữa cơ vân và cơ trơn, tế bào cơ tim rộng nhưng ngắn, nó
phân nhánh với nhau thành khối, cơ tim thể hiện vân ngang. Cơ tim do thần kinh
thực vật chi phối.
Trong ba loại cơ trên thì cơ vân chiếm tỉ lệ nhiều nhất, do đó chúng ta chỉ
đi sâu
vào vai trò của cơ vân trong hệ cơ của cá.
2. Đặc điểm của hệ cơ của cá
2.1. Cơ phần đầu
Có hai nhóm cơ lớn, đó là cơ mắt và cơ nắp mang. Cơ mắt có sáu cái cơ giúp
mắt chuyển động được: cơ xiên dưới, cơ xiên trên, cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới,
cơ thẳng ngoài, cơ thẳng trong. Cơ mang gồm có ba đôi: cơ co, c
ơ nâng, cơ mở.
Ba đôi cơ này làm nhiệm vụ vận động cung hàm, lưỡi, mang.
2.2. Cơ phần thân
Cơ phần thân của cá tạo thành dạng W khoảng mỗi đốt cơ ứng với một đốt
xương sống. Các đốt cơ ngăn cách với nhau bằng một màng mô liên kết có mầu
trắng.
2.3. Cơ đuôi