Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHẢY dân vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 30 trang )

TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn
Qua 79 năm Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Bác Hồ và sự dìu dắt của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Đội ta khơng ngừng lớn mạnh
và phát triển. Tổ chức Đội trở thành một tổ chức rất cần thiết và quan trọng cho thiếu
nhi. Sinh thời Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người”.
Ngày nay giáo dục và đào tạo đang được Đảng và Nhà nước quan tâm và xem
đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là lớp lớp thiếu niên, nhi đồng là
những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người kế thừa sự nghiệp và phát
huy truyền thống cha anh. Đáp ứng được những nhu cầu trên, mục tiêu giáo dục đào
tạo nói chung và giáo dục học sinh trung học nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những
con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa...Để làm tốt việc
giáo dục học sinh thì tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh chiếm một vị trí quan trọng
chính vì lẽ đó nên hoạt động Đội cần phải đảm bảo tính lành mạnh, thu hút, gây hứng
thú và tính chất vui chơi giải trí.
Do vậy để giúp học sinh hứng thú tham gia học tập và các hoạt động tập thể thì
Tổng phụ trách đội cần có năng lực và phương pháp tổ chức hoạt động. Qua 8 năm
làm công tác Đội tại Trường trung học cơ sở Tây Sơn, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh
Bình Định, ngồi việc tổ chức các hoạt động vui chơi, tìm hiểu lịch sử Đảng, Đồn,
Đội, Bác Hồ... thì sau những giờ học căng thẳng Liên đội đã thực hiện khởi động
bằng các bài múa hát, dân vũ tập thể xen kẽ trong những buổi tập thể dục giữa giờ
thay thế cho những động tác thể dục giữa giờ để tránh nhàm chán, tạo khơng khí vui
tươi và sơi nổi cho các em.
Bên cạnh đó cịn bồi dưỡng thêm các kỹ năng múa hát, dân vũ tập cho các chi


đội tham gia tốt các hội thi múa hát, dân vũ tập thể của Liên đội tổ chức thường niên
vào tháng 3.
1
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xn Biên

******************************************************************************

Chính vì thế, địi hỏi người phụ trách phải biết tìm tịi học hỏi và có sự quan tâm
nghiên cứu để chất lượng hoạt động múa hát, dân vũ tập thể tốt hơn. Và đấy cũng là lí
do mà tơi nghiên cứu chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát,
dân vũ tập thể trong công tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu:
- Tạo sân chơi vui tươi, lành mạnh, là môi trường để học sinh giao lưu, học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời giúp cho các em đội viên rèn luyện kỹ năng
tham gia các hoạt động tập thể. Góp phần định hướng giá trị thẩm mỹ cho học sinh về
nét đẹp học đường.
- Tạo sự phấn khởi cho học sinh trong các tiết học tiếp theo, giúp các em nhanh
nhẹn hơn, tiếp thu bài tốt hơn.
- Để cho các em có thể tiếp thu tốt hơn những bài học về đạo đức, kiến thức...
chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, vở kịch hay trò
chơi. Những hoạt động này không những giúp cho các em tiếp thu bài học một cách
thoải mái, tự nhiên, mà còn giúp cho các em được vui chơi thư giãn.
Giúp học sinh mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động của Liên đội góp phần
xây dựng Liên đội vững mạnh.

* Nhiệm vụ của đề tài: Để đạt được mục tiêu trên, người phụ trách cần thực hiện
các nhiệm vụ sau :
- Từ những khó khăn trong việc tổ chức múa hát, dân vũ tập thể Tổng phụ trách
xây dựng các biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các yêu cầu để nâng cao múa hát,
dân vũ tập thể trong Liên đội.
- Rèn đội viên kỹ năng tổ chức, điều khiển một hoạt động tập thể có hiệu quả.
- Vận dụng linh hoạt các biện pháp để triển khai tốt đến từng đội viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung trong việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng
múa hát, dân vũ tập thể trong công tác Đội cho học sinh trung học cơ sở của Liên đội
Trường trung học cơ sở Tây Sơn - Quy nhơn - Bình Định.
2
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Trong toàn liên đội ( khối 6, 7, 8, 9) Trường trung học cơ sở Tây Sơn, Thành phố
Quy nhơn, Tỉnh Bình Định.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Sau khi chọn đề tài này tôi đã tiến hành áp dụng các phương pháp:
Phương pháp làm mẫu: Trong những buổi đầu triển khai Tổng phụ trách Đội và
ban chỉ huy liên đội là người hướng dẫn thực hiện cùng với các em để tránh việc một
số em còn ngại ngùng.

Phương pháp quan sát: Trong quá trình chúng ta hướng dẫn các em thực hiện
yêu cầu mình nên quan sát tổng thể để kịp thời nhắc nhở điều chỉnh.
Phương pháp truyền khẩu: Kết hợp với các phương pháp trong khi thực hiện
chúng ta nên tác động hướng dẫn cụ thể nhắc nhở bằng truyền khẩu.
Phương pháp hoạt động tập thể: Tạo ra điều kiện, khả năng tốt trong việc giáo
dục và rèn luyện phẩm chất cho Đội viên thơng qua đó các em tự khẳng định mình,
gắn bó với tập thể, hình thành thái độ tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong mọi
công việc.
Phương pháp phân công, giao nhiệm vụ: Nhằm lôi cuốn tất cả các em vào công
tác Đội. Kích thích cho các em tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên,
qua đó giáo dục lịng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và tính tự quản của
các em.
Phương pháp thi đua: Đề cao và kích thích hoạt động của Đội viên. Thi đua
làm cho các em khơng thỏa mãn với những gì đã đạt được, không ngừng phấn đấu
vươn lên dành kết quả cao hơn. Tạo sức mạnh tổng hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ
giáo dục, rèn luyện của mình.
Phương pháp điều tra: Thu thập các ý kiến, các hình thức, sở thích hoạt động.
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tìm hiểu những người đi trước đã liên quan
đến đề tài như thế nào? Liên quan đến đâu? Đã giải quyết như thế nào?…
3
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************


Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường,
phân tích và rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện
mới và phát triển hoàn thiện.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ( bắt đầu, kết thúc).
Đề tài tập trung trong việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng
múa hát, dân vũ tập thể vì thế phạm vi nghiên cứu là những yêu cầu theo quy định cơ
bản của Hội đồng đội các cấp về hướng dẫn thực hiện múa hát dân vũ tập thể theo
từng năm học cụ thể và đưa ra một số phương pháp, hình thức phù hợp về hướng dẫn
Đội viên trong việc thực hiện rèn luyện để đạt thành tích cao trong các hoạt động, hội
thi, ngày hội của Đội.
Bản thân tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài này bắt đầu vào đầu năm
học 2015-2016 khi có phong trào đưa dân vũ tập thể vào trường học tại thành phố
Quy nhơn và tiếp tục tiến hành thực hiện thử nghiệm, chỉnh sửa bổ sung cho đến hiện
nay là năm học 2019-2020.
2. Nội dung
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
* Về mặt tâm lí học.
Đối với lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở sự phát triển cá thể các quá trình
tâm lí và các phẩm chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang
được phát triển.
Mỗi dạng hoạt động có vai trị, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển của các
em. Những quan sát hàng ngày cho thấy, mọi sự rung cảm và suy nghĩ đều bắt chước
giống người lớn các bạn làm được rất nhiều điều, và không muốn theo một sự điều
khiển hay áp đặt từ ai nó sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được những gì trong q
trình sống và hoạt động theo lứa tuổi…
* Về mặt giáo dục học.

4
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.



TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em được thể hiện thơng
qua tính giáo dục đạo đức trong các mơn học cũng như các hoạt động ngoại khố.
Chẳng hạn, một học sinh là Đội viên TNTP Hồ Chí Minh vừa là thành viên của đội
ngũ phụ trách Sao, vừa là thành viên của đội tuyên truyền măng non, vừa là cây văn
nghệ của nhà trường… Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội…
Các em quen dần với việc tôn trọng tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, việc
làm đó được tập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người phụ
trách phải có khả năng xây dựng được một tập thể, học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ
đối với học sinh cũng như cơng việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh
phải được bình đẳng trước tập thể.
* Về mặt xây dựng Đội.
Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là con đường giáo dục khơng thể thiếu trong
q trình giáo dục học sinh. Bởi vì mỗi em trong quá trình giáo dục để phát triển trí
tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường khác nhau. Đối với Đội
TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là thông qua hoạt động thực tiễn của Đội
và tự rèn luyện đội viên. Chính vì vậy, công tác Đội được Đảng ta và Bác Hồ coi đó
là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho xã hội.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
- Đối với nhà trường.
+ Tình hình hoạt động có nhiều thuận lợi, do có sự chỉ đạo đôn đốc của ban

giám hiệu nhà trường. Có sự quan tâm sâu sắc của các ban ngành đoàn thể, đặt biệt là
tổ chức Đoàn thanh niên.
+ Cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập, đồ dùng, thiết bị dạy học đảm bảo, đáp ứng
tối thiểu nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường.
- Đối với Tổng phụ trách đội.
5
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

+ Thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về hát múa, dân vũ ở các cấp
và là báo cáo viên về hát múa, dân vũ cho các anh chị TPT- Đội và học sinh
trong thành phố trong các năm học.
+ Thường xuyên tập huấn các bài hát, múa dân vũ tập thể cho các anh chị phụ
trách và đội hình mẫu.
+ Giáo viên cịn trẻ tuổi, nhiệt huyết, ln quan tâm và yêu nghề.
- Đối với Anh chị phụ trách.
+ Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ,
có phương pháp làm việc khoa học, phương pháp giảng dạy hay, có tâm với nghề,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiệt huyết với công tác Đội.
- Đối với học sinh.
+ Học sinh ngoan, hiền, lễ phép, có thái độ học tập và sinh hoạt đúng đắn, tích
cực, tạo động lực cho việc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Học sinh thích tham gia các hoạt động tập thể như múa, hát, dân vũ, sinh hoạt

trò chơi nên thuận lợi cho việc tổ chức các buổi múa hát, dân vũ tập thể.
* Khó khăn
- Đối với nhà trường.
+ Sân chơi, bãi tập chưa đảm bảo, chưa có cây xanh bóng mát rộng rãi, chưa
đảm bảo yêu cầu vui chơi, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao cho học sinh. Âm
thanh loa máy chưa ổn định.
+ Nguồn kinh phí hoạt động của Liên đội còn khiêm tốn, sự hỗ trợ từ phía địa
phương đơi lúc quan tâm chưa kịp thời và chưa đúng mức. Điều này đã ảnh hưởng
lớn đến tổ chức các hoạt động dành cho công tác Đội trong nhà trường.
- Đối với Anh (chị) phụ trách.
Một số Anh (chị) phụ trách đứng lớp lớn tuổi và một số ít giáo viên ít nhiệt
huyết nên ngại hoạt động làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc sinh hoạt tập thể làm hạn
chế hứng thú của các em.
- Đối với học sinh.
6
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

+ Các em khối 8, 9 lúng túng, e ngại trong việc tập múa hát, dân vũ.
+ Một số học sinh chưa ý thức được nhiều trong hoạt động tập thể.
Trong trường học, hoạt động tập thể là một hoạt động ngoại khóa hấp dẫn không
thể thiếu với các em, chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động chung của nhà
trường. Nhờ tính chất phong trào cộng đồng, dễ tham gia mà hoạt động múa hát, dân

vũ tập thể đã thu hút được các em, góp phần giáo dục tồn diện cho các em, làm hài
hòa các hoạt động của trẻ em.
Đặc biệt, trong quá trình đổi mới giáo dục theo mơ hình trường học mới, hoạt
động múa hát, dân vũ tập thể góp phần tích cực trong việc rèn luyện năng lực, phẩm
chất của học sinh. Những em còn nhút nhát, thiếu tự tin sẽ thêm lạc quan, mạnh dạn
hơn trọng mọi hoạt động hòa nhập cộng đồng. Hoạt động múa hát, dân vũ tập thể tạo
môi trường học tập sôi nổi, thân thiện để học sinh phát huy tinh thần đồn kết, gắn bó
thi đua giữa các lớp. Thơng qua nội dung bài hát, múa và hoạt động kết hợp với âm
nhạc, giáo dục học sinh tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển trí tuệ, làm phong
phú đời sống tinh thần, hướng tới giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em.
b. Khảo sát
Ngay từ đầu học kỳ I, năm học 2019 – 2020. Tôi đã tổ chức tập luyện múa hát,
dân vũ tập thể toàn liên đội, Tổng phụ trách cùng với ban chỉ huy liên đội làm mẫu và
các em thực hiện theo và kết quả có thể đạt được theo khảo sát là:
Tham gia
thực hiện

Khối 6
Số
Tỷ lệ

Khối 7
Số
Tỷ lệ

Khối 8
Số
Tỷ lệ

Khối 9

Số
Tỷ lệ

Tốt

lượng
35/150

%
23,33

lượng
45/150

%
30

lượng
53/146

%
36,3

lượng
35/160

%
21,88

Được


58/150

38,67

73/150

48,67

48/146

32,88

45/160

28,12

Chưa được

57/150

38

32/150

21,33

45/146

30,82


80/160

50

+ Khi tổ chức khảo sát tình hình trên cho thấy các em cịn rất lúng túng, ngại
ngùng. Có những em cịn không thực hiện được yêu cầu nào.
7
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

+ Đặc biệt có những em biểu hiện sự khơng thích.
c. Ngun nhân khách quan và chủ quan
Để giúp học sinh khắc phục tình trạng trên, trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân
tồn tại là do đâu? Do giáo viên tổng phụ trách hay do học sinh? Tại sao các em lại
không hứng thú tham gia và hiệu quả không cao? Qua quá trình tổ chức thực hiện và
tìm hiểu tơi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Trong quá trình tập luyện học sinh tương đối nhiều nên việc triển khai tập
luyện tồn liên đội gặp khó khăn nên đạt hiệu quả chưa cao.
+ Các em khối 8,9 thì ngại ngùng, khơng muốn tập luyện.
+ Cơ sở vật chất về sân bãi tập chưa có bóng mát nên thời tiết còn ảnh hưởng
đến việc tập luyện.

+ Âm thanh loa máy chưa đảm bảo cho quá trình tổ chức tập luyện.
- Nguyên nhân chủ quan :
+ Giáo viên đa số là lớn tuổi nên ngại trong việc tập múa hát nên đa số cịn
“khốn” cho Tổng phụ trách.
Theo quan điểm của cá nhân tơi thì ngun nhân chính vẫn là do giáo viên Tổng
phụ trách chúng ta chưa tạo được khơng khí gần gũi, tự nhiên, sự sáng tạo và tinh
thần hăng hái biểu diễn của các em.
Là một giáo viên Tổng phụ trách trong thời đại mới chúng ta cần phải biết áp
dụng phương pháp đổi mới, biết sáng tạo và sử dụng linh hoạt triệt để phương pháp
đổi mới đó, chịu khó suy nghĩ, tìm tịi, học hỏi, xóa đi khoảng cách với các em thì
chất lượng sẽ tốt hơn.
Khi nắm được các ưu điểm và hạn chế trên tôi đã nghiên cứu và sáng tạo thêm,
để giúp các em thể hiện một bài múa hát, dân vũ hồn thiện. Tạo cho các em niềm
u thích khi được trình diễn một mình cũng như cả tập thể phát triển khả năng tư
duy, trí nhớ và sự đồn kết của các em.
8
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Để thực hiện được tốt chất lượng múa hát, dân vũ tập thể người phụ trách phải
thực sự chuyên tâm và đầu tư thời gian. Không nên coi nhẹ việc múa vận động cho
bài hát, dân vũ không phải chỉ cho các em múa hát theo kiểu bắt chước, đại khái…mà
cần cho các em biết múa hát tập thể một cách thường xuyên, đều, đẹp.

2.3. Mơ tả phân tích các giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Từ những khó khăn trong múa hát, dân vũ tập thể tôi đưa ra các giải pháp hướng
đến mục tiêu sau:
Thúc đẩy các hoạt động phong trào trong nhà trường từng bước được cải thiện,
tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh trong và sau các tiết học.
Nhằm khơi dậy ý thức của giáo viên - học sinh trong việc rèn luyện thể dục thể
thao, văn hóa văn nghệ.
Đẩy mạnh phong trào dạy - học trong nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động học và chơi.
Đẩy mạnh thi đua giữa học sinh với học sinh, giữa các lớp với nhau.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
b.1 Nội dung
Với nhiều năm kinh nghiệm làm Tổng phụ trách Đội, cùng với việc tìm hiểu
nghiên cứu về chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công tác Đội tôi đưa ra một
số biện pháp để giải quyết những hạn chế khó khăn trong múa hát, dân vũ tập thể
không đạt hiệu quả như sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng nội dung và triển khai kế hoạch.
- Biện pháp 2: Tổ chức đa dạng các hình thức tập luyện.
- Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho học sinh qua các hội thi, hội diễn.
b.2 Cách thực hiện các giải pháp
b.2.1 Xây dựng nội dung và triển khai kế hoạch.
9
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN


GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

* Xây dựng kế hoạch: Bước đầu để chuẩn bị tốt cho các nội dụng để thực hiện là
xây dựng kế hoạch phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, được lựa
chọn một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lí. Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo được về
mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với vùng miền, cơ sở vật chất hiện có, phù hợp
với sức khỏe, trình độ học sinh.
- Ngay từ đầu năm học căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường và chương
trình cơng tác Đội của Hội đồng đội thành phố, tôi đã xây dựng cụ thể về việc tổ chức
múa hát, dân vũ tập thể vào trong mục riêng của phương hướng chương trình năm
học khi tổ chức Đại hội Liên đội để được sự thống nhất của anh (chị) phụ trách và
tồn thể Liên đội.
+ Ví dụ: Liên đội trường Trung học cơ sở Tây Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức
các hoạt động giữa giờ và múa hát, dân vũ tập thể như sau:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮA GIỜ
I. Mục đích – Yêu cầu
- Tạo tinh thần thoải mái, thư giãn sau các tiết học, giúp cho ọc sinh có tinh thần
học tập tốt hơn;
- Tăng thêm tính chủ động, mạnh dạn cho học sinh;
- Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;
- Các hoạt động phải phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục, phù hợp đặc
điểm nhà trường và của địa phương, hình thức tổ chức các hoạt động phải phong phú,
đa dạng thu hút học sinh.
II. Nội dung- Hình thức
1. Nội dung
+ Hoạt động tập thể dục giữa giờ và múa hát, dân vũ sân trường.
+ Hoạt động thể dục giữa giờ, thể dục thể thao.
2. Hình thức sinh hoạt

Cho học sinh tham gia các hoạt động múa hát, dân vũ tập thể và tập thể dục giữa giờ.
III. Kế hoạch cụ thể
10
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

1. Múa hát, dân vũ sân trường
Hàng ngày, từ thứ hai đến thứ bảy thời gian tổ chức cho học sinh tập thể dục và
múa hát, dân vũ tập thể giữa giờ, hoạt động từ 3-5 phút. Cụ thể như sau:
Buổi

Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy
Múa dân Thể
dục Thiếu nhi Vui chơi, Múa dân Thể dục

Sáng

vũ Rửa tay giữa giờ
Múa


dân Thể

làm

theo giải lao tự vũ trống giữa giờ

lời Bác
do
cơm
dục Thiếu nhi Vui chơi, Múa dân Thể dục

Chiều vũ Rửa tay giữa giờ

làm

theo giải lao tự vũ trống giữa giờ

lời Bác
do
cơm
Giáo viên trực hoặc đội cờ đỏ và giáo viên chủ nhiệm phải quản lí học sinh và
Ban chỉ huy 1 bạn điều khiển hướng dẫn sắp xếp đội hình học sinh tập thể dục, múa
cho đúng và đẹp.
2. Tổ chức thực hiện
a. Đối với Ban giám hiệu
+ Tạo điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất để Liên đội tổ chức tập huấn và
thực hiện.
b. Đối với Liên đội
+ Tham mưu với nhà trường và các đoàn thể về cở sở vật chất để thực hiện.
+ Tổ chức tập huấn cho anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Chi – Liên đội.

+ Xây dựng đội hình kiểu mẫu để thực hành cho tất cả Liên đội.
c. Đối với Chi đội
+ Tham gia tập huấn và triển khai tốt kế hoạch đến từng đội viên.
+ Các lớp tự tổ chức tập luyện theo thời gian và địa điểm các lớp tự bố trí. Anh
chị phụ trách sẽ chịu trách nhiệm tập cho lớp mình thuộc động tác và khớp nhạc bài
hát múa hát, dân vũ. Để toàn trường thực hiện múa hát tập thể tập trung theo nhạc.
+ Trong q trình thực hiện có vướng mắc, khó khăn gì, các bộ phận thông báo
với Tổng phụ trách Đội để kịp thời giải quyết.
11
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Đây sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua cho các lớp, vì vậy yêu
cầu anh (chị) phụ trách hướng dẫn, đơn đốc học sinh lớp mình tập nghiêm túc,
hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ kế hoạch tổ chức các hoạt động vào giữa giờ ra chơi của
Liên đội trường trung học cơ sở Tây Sơn, kính mong BGH nhà trường tạo điều kiện
giúp đỡ; Các bộ phận được phân cơng thực hiện nghiêm túc để Liên đội hồn thành
kế hoạch năm học.
* Xây dựng nội dung :
Chọn bài hát, dân vũ: Chọn những bài thích hợp với lứa tuổi, theo chủ đề, chọn
những bài hát vui tươi, hồn nhiên, dễ hát, dễ thuộc.... mang tính yêu nước, ca ngợi
Đảng, Bác Hồ, anh hùng dân tộc, Đội...

Lựa chọn động tác: Đây là khâu rất quan trọng vì nó góp phần vào sự thành
công của giáo viên khi hướng dẫn các em, bởi khi đã chuẩn bị tốt thì giáo viên sẽ thấy
tự tin hơn, tiết kiệm được thời gian, học sinh được hoạt động nhiều hơn. Rất nhiều
giáo viên Tổng phụ trách coi nhẹ khâu này vì cho rằng khơng quan trọng, nên khi
hướng dẫn cho học sinh giáo viên cịn lúng túng, cứng nhắc, nhàm chán. Do đó giáo
viên cần biên soạn các động tác phụ họa sao cho phù hợp nhưng dễ nhớ, dễ thực hiện
mà nhìn vẫn đều, đẹp mắt rồi thực hiện thành thạo, để khi biểu diễn và hướng dẫn
cho các em được tốt hơn.
Lựa chọn đạo cụ: có thể thêm vào các đạo cụ để gây thêm phần sinh động và
hứng thú cho các em như bơng tua, khăn qng đỏ....
+ Ví dụ : Bài “Thiếu nhi làm theo lời Bác” thực hiện với các động tác.
+ Hướng dẫn cụ thể một số bài múa hát tập thể được áp dụng tại trường .
Bài: Thiếu nhi làm theo lời Bác – Nhạc và lời: Mai Trâm.
Thực hiện động tác dậm chân tại chỗ tay thực hiện động tác chào khi đọc hết 5
điều Bác Hồ dạy thì bỏ tay xuống.

12
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Câu hát 1: Em yêu tổ quốc em yêu đồng bào.
Hai tay tạo hình trái tim trên đầu, chân phải bước qua phải 1 bước chân trái kéo
theo và nhún (em yêu), và làm ngược lại (Tổ quốc) và làm 1 lần nữa tương tự câu (em

yêu đồng bào)

13
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Câu hát 2: Em học tập tốt lao động hăng say
Hai tay để lên nhau ngang trước ngực bước qua phải chân trái kéo theo và nhún
làm hai lần qua hai bên trái – phải xen kẽ nhau.

Câu hát 3: Em chăm rèn luyện đoàn kết và kỷ luật cùng các bạn thiếu nhi vệ
sinh thật tốt
Hai tay co trước ngực lòng bàn tay hướng trước chân phải bước qua phải 2
bước, 2 tay đưa qua phải, chân trái kéo theo- chân phải bước tiếp qua phải và trái
kéo theo tay đánh qua phải- vỗ tay (em chăm rèn luyện). Làm ngược lại bên trái
động tác như trên (đoàn kết và kỷ luật)- lần 2 tương tự

14
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN


GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Câu hát số 4: Khiêm tốn thật thà dũng cảm
Hai tay từ dưới đưa lên cao hình chữ V, chân bước tiến lên trên bốn bước chân
trái bước trước, đến chữ (dũng cảm) tay trái đưa qua phải chạm vai phải, chân dậm tại
chỗ, mắt nhìn theo tay qua bên phải.

Câu hát 5: Như búp măng non em lớn lên từng ngày
Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên đầu chụm lại hình búp măng đưa
qua phải qua trái 2 lần mỗi bên

15
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Câu hát 6: Năm điều Bác dạy ngàn năm sau soi sáng ước mơ, học theo lời Bác
chúng em luôn sẵn sàng
Hai tay co trước ngực lòng bàn tay hướng trước chân phải bước qua phải 2
bước, 2 tay đưa qua phải, chân trái kéo theo- chân phải bước tiếp qua phải và trái
kéo theo tay đánh qua phải (Năm điều Bác dạy). Làm ngược lại bên trái động tác

như trên (ngàn năm sau soi sáng ước mơ)- lần 2 tương tự

Câu hát 7: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Học tốt rèn luyện chăm, tự hào là đội viên
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Hai tay đưa từ dưới lên trên hình chữ V (Tuổi nhỏ làm việc nhỏ)
Hai tay bắt chéo trước ngực lòng bàn tay úp vào vai (Học tốt rèn luyện chăm)
Bung tay ra và đưa lên cao hình chữ V, quay 1 vòng tròn qua phải thực hiện
động tác chào (tự hào là đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh)

16
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Trên đây là hướng dẫn một số động tác đơn giản của bài múa “Thiếu nhi làm
theo lời Bác”.
17
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên


******************************************************************************

* Triển khai kế hoạch: Sau khi đã thống nhất và xây dựng được kế hoạch hoạt
động cụ thể về nội dung hoạt động, thời gian thực hiện, địa điểm, người thực hiện...
việc tiếp theo là phải triển khai trước hội đồng hoặc có thể ở trang Web của nhà
trường và trang Zalo của trường để cho tất cả mọi người từ cấp uỷ tới từng cán bộ
giáo viên trong trường nắm được nội dung hoạt động của Liên đội.
- Kế hoạch này cũng phải được thơng báo và triển khai tới tồn thể Liên đội để
tất cả học sinh nắm được và thực hiện sẽ đạt kết quả cao.
b.2.2 Tổ chức đa dạng các hình thức tập luyện.
* Tập huấn cho anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Liên đội: Sau khi xây dựng
kế hoạch cụ thể, Liên đội triệu tập các anh (chị) phụ trách và Ban chỉ huy Chi – Liên
đội để triển khai tập huấn các nội dung cần thiết như :
- Chuẩn bị tập hát.
+ Nên in sẵn bài hát (theo chủ điểm từng tháng đã nêu ở trên) để phát cho anh
(chị) phụ trách và Ban chỉ huy Chi – Liên đội.
+ Cho một trò chơi hay một động tác thư giãn trước khi tập.
+ Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.
- Tập hát.
+ Giáo viên tổng phụ trách hát mẫu bài hát một vài lần thật đúng nhịp điệu và rõ
ràng.
+ Ngắt ra từng đoạn ngắn và tập từng câu. Mỗi câu tập 2-3 lần cho thuộc rồi mới
sang câu khác.
+ Từ câu thứ hai trở đi, mỗi khi tập xong một câu thì hát lại từ câu đầu cho bài
hát được liên tục.
+ Để ý nghe chỗ nào sai thì sửa ngay, vì khi quen rồi thì rất khó sửa, khi nào hát
đúng mới sang câu khác.
+ Khi đã tập hết bài thì phân nhịp bằng cách cho vỗ tay.
+ Tập xong nên kiểm tra lại theo nhóm.

+ Nhắc người học hát nên học thuộc lịng, đừng nhìn vào giấy.
18
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

+ Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu khơng khí.
- Sự khéo léo của người hướng dẫn :
+ Kiên nhẫn, khơng nóng vội.
+ Đừng tập q nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.
+ Ln ln khuyến khích mà khơng chế diễu người hát kém hay có chất giọng
“đặc biệt”.
Khi tập múa, dân vũ mình phải là người thị phạm nhiều hơn và yêu cầu tất cả
các thành viên thực hiện từng động tác một cho đến khi đúng động tác, thực hiện 2-3
động tác cho ráp nhạc, kiểm tra và hướng dẫn bằng phương pháp “soi gương” nhắc
nhở chỉnh sửa và chuyển qua động tác khác, cứ như thế cho đến khi kết thúc động
tác.
* Xây dựng đội hình kiểu mẫu của học sinh: Lựa chọn các em học sinh có năng
khiếu tốt trong việc thực hiện các động tác và mạnh dạn trước tập thể.
- Tập luyện kỹ càng cho các em từ lời bài hát cho đến động tác, kết hợp giữa
chân - tay - đầu - ánh mắt - nét mặt phải kết hợp nhịp nhàng như thế nào để các em
thể hiện không bị sai và nhỡ nhịp.
- Hướng dẫn thành thạo cho đội hình kiểu mẫu, để khi tập các em đứng ở trước
hàng làm mẫu cho các bạn múa theo.

* Triển khai và thực hiện tại Chi đội và toàn Liên đội :
- Giáo viên cho học sinh chép lời và nghe nhạc từ một đến năm lần các bài hát
múa, dân vũ tập thể tại Chi đội. Để nâng cao được sự hứng thú tham gia tập luyện của
học sinh, điều đầu tiên là bản thân mỗi giáo viên phải thực hiện được các bài múa hát,
dân vũ tập thể. Có như vậy thì mới uy tín trước học sinh, trước khi dạy giáo viên thực
hiện trước một lượt cho học sinh quan sát rồi dạy từng động tác một, dạy chậm khi
học sinh đã nắm được cơ bản thì cho ghép với nền nhạc và lời của bài hát. Ở phần
này cần phải chú ý là: Khơng nên nóng vội, mỗi buổi chỉ cần cho các em tập từ 2-3
động tác. Trong q trình tập giáo viên nên thỉnh thoảng nói chuyện vui với các em
19
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

để tăng thêm phần hứng thú cho học sinh trong các buổi tập, tránh quát mắng, tránh
làm ức chế tâm lý của học sinh.
+ Giáo viên lúc này sẽ là người chỉ huy, hướng dẫn và uốn nắn cho các em.
+ Nhắc các em những chỗ khó.
+ Tập kỹ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu thấy sai.
+ Như cách tập hát, sau mỗi đoạn chúng ta nên quay lại từ đầu để cho bài múa
được khắc sâu.
+ Thoải mái và tự nhiên trong các động tác.
+ Khi các em đã thuộc, giáo viên cùng với các em trong ban chỉ huy Chi đội cần
theo dõi thật sát sao tất cả các buổi tập của các em.

- Sau khi tập luyện hoàn thành bài và thực hiện tốt tại Chi đội thì Liên đội sẽ tổ
chức tập luyện ráp cho tồn Liên đội.
+ Cho đội hình mẫu đã được lựa chọn và tập luyện từ trước đứng hàng đầu tiên
để làm mẫu cho các em đứng phía sau. Đội múa mẫu phải thuộc kỹ điệu múa, không
ngập ngừng.
+ Tổng phụ trách, Đoàn viên và anh (chị) phụ trách quan sát theo dõi quản lý và
hướng dẫn học sinh.
+ Ban chỉ huy Chi đội theo dõi quan sát đối chiếu từ ý thức, tác phong xếp hàng,
các động tác tập giữa các Chi đội với nhau để ghi điểm như trong buổi họp xây dựng
kế hoạch đã thống nhất.
+ Trong q trình theo dõi nếu thấy có những em học sinh không tập, chỉ đùa
nghịch trong hàng, hoặc làm các công việc khác. Ban chỉ huy Chi đội cần báo cáo
ngay cho giáo viên. Sau buổi tập kết thúc, cuối buổi Tổng phụ trách cần phải có nhận
xét đánh giá kết quả của buổi tập. Cần phải khen các em trước, sau đó mới rút kinh
nghiệm những lớp, những học sinh thực hiện chưa tốt và cùng các bạn để tìm hướng
giải quyết.

20
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

+ Kiểm tra uốn nắn, động viên, đây là bước cũng rất quan trọng. Như chúng ta
thấy dù làm bất cứ việc gì cũng chờ đến sự đánh giá kết quả. Các em cũng vậy, khi

hát và trình diễn xong đều muốn lắng nghe sự đánh giá, nhận xét của cô giáo.
+ Chúng ta có thể nhận xét như thế này: Em thể hiện như thế là gần được rồi,
em chỉ cần sửa một chút nữa là rất tốt, hoặc một số động tác của em chưa được đều,
đẹp cùng các bạn, em cần phải chú ý hơn nữa nhé. Nếu nói như vậy các em sẽ có
hứng khởi muốn được thể hiện lại một lần nữa cho tốt hơn để được cô và các bạn
khen.
+ Tổng phụ trách phải thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tranh thủ
các tiết sinh hoạt lớp, giờ ôn bài cho các em ôn luyện, củng cố thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
+ Hoặc tổng phụ trách có thể tranh thủ kết hợp với các thầy cô dạy bộ môn thể
dục để kiểm tra uốn nắn cho các em…
+ Đặc biệt giáo viên luôn động viên khuyến khích các em mạnh dạn hơn, tạo
cho các em khơng khí thoải mái, cần chú ý đến những em nhút nhát khơng có khiếu
múa hát. Phải tăng cường kiểm tra để cho tất cả các em, em nào cũng được tham gia.
Việc cho các em có năng khiếu, trình bày tốt làm mẫu trước lớp là rất cần thiết vì các
em sẽ gây được hứng thú và sự thi đua cho các bạn.
+ Một điều hết sức cần phải tránh ở đây là: Tổng phụ trách Đội không được quát
mắng học sinh trước tập thể, nếu quát mắng các em trước tâp thể thì rất nguy hiểm.
Vì ở lứa tuổi này các em rất rễ bị kích động, suy nghĩ chưa chín chắn hoặc tâm lý
chưa ổn định, sẽ dẫn đến những rủi ro khơng đáng có.

21
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************


Học sinh thực hiện múa hát tập thể theo nhóm, lớp
22
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

b.2.3 Tạo hứng thú cho học sinh qua các hội thi, hội diễn.
- Hội thi múa hát, dân vũ sân trường là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa sâu
sắc nhằm động viên và phát huy phong trào văn hóa, văn nghệ trong tập thể giáo viên
và học sinh. Đồng thời cũng là cơ hội để các em học sinh tăng cường sức mạnh, đồn
kết và giúp các em có thêm những phút thư giãn, giải trí bổ ích sau những ngày học
tập căng thẳng. Tạo điều kiện cho các em có năng khiếu văn nghệ được rèn luyện, thể
hiện tài năng bản thân, giúp nhà trường phát hiện những tài năng mới để bồi dưỡng
và tham gia các hội thi cấp thành phố.
- Liên đội đã tổ chức hội thi múa hát tập thể và dân vũ được các lớp đầu tư kĩ
lưỡng cả về trang phục, đạo cụ cũng như cách thức dàn dựng nội dung.
- Hội thi kết thúc trong khơng khí vui tươi, đầm ấm, để lại nhiều cảm xúc trong
lòng người xem và được ban giám khảo đánh giá rất cao.

23
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.



TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************

Ngoài những hội thi múa hát tập thể thì Liên đội cịn lựa chọn các bạn có năng
khiếu thành lập câu lạc bộ sở thích để tập luyện hoặc chọn các bài đặc sắc của các lớp
tham gia biểu diễn đồng diễn tại các ngày hội, ngày lễ…
2.4. Kết quả thực hiện:
* Kết quả khảo nghiệm.
- Học kì II - năm học 2019 - 2020:
Tham

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

gia thực

Số

Tỷ lệ

Số


Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

hiện
Tốt

lượng

%

lượng

%

lượng

%

lượng

60/150

40


59/150

39,33

58/146

39,73

45/160

28,13

Được

70/150

46,67

82/150

54,67

58/146

39,73

78/160

48,75


20/150

13,33

9/150

6

30/146

20,54 37/160

23,12

Chưa
được

Tỷ lệ %

24
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.


TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

GV-TPT Đội: Võ Xuân Biên

******************************************************************************


Có thể thấy việc áp dụng các biện pháp trên đã mang lại kết quả nhất định
trong việc tổ chức múa hát, dân vũ tập thể trong Liên đội, bên cạnh đó các em cịn
hứng thú và tích cực tham gia các phong trào của Đội và hăng say trong học tập hơn.
Sau khi triển khai đề tài, áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào thực hiện
như trên, tôi nhận thấy việc thực hiện múa hát, dân vũ tập thể của Liên đội đã có
chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực hơn.
Nhìn chung việc thực hiện múa hát tập thể của học sinh là tốt hơn, chuẩn xác
hơn nhiều trước khi áp dụng.
Hoạt động múa hát, dân vũ sân trường của Trường trung học cơ sở Tây Sơn đã
thu được những thành quả đáng khích lệ. Học sinh tồn trường nhớ và biểu diễn rất
tốt các động tác, múa đều và đẹp, tạo ra phong trào múa hát, học tập sôi nổi, thú vị tại
trường học. Các em phát huy được năng khiếu của bản thân, mạnh dạn, tự tin, đoàn
kết hơn khi tham gia các hoạt động giáo dục. Các em biết yêu thương, chia sẻ, có
trách nhiệm hơn với bản thân, bạn bè, trường lớp, từ đó nâng cao chất lượng học tập.
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện các giải pháp cho thấy hoạt động múa hát
dân vũ tập thể sân trường cịn tạo mơi trường học tập sôi nổi, thuận lợi để học sinh
phát huy tinh thần đồn kết, gắn bó thi đua giữa các lớp. Từ đó giúp giáo viên sẽ dễ
dàng hơn trong việc đánh giá năng lực của từng em. Với những điệu múa cùng với
nội dung bài hát và hoạt động kết hợp với âm nhạc đã giáo dục học sinh tình cảm
trong sáng, lành mạnh, phát triển trí tuệ, làm phong phú đời sống tinh thần, hướng tới
giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em.
Sau mỗi giờ học trên lớp, cả học sinh và giáo viên có phần căng thẳng. Được
múa hát, vui chơi là điều kiện tốt để các em thư giãn, lấy lại sự cân bằng về tâm lý để
tiếp thu tốt hơn trong các giờ học tiếp theo. Bên cạnh đó, hoạt động múa hát tập thể
cịn góp phần tích cực giúp học sinh ơn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng âm nhạc.

25
Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng múa hát, dân vũ tập thể trong công
tác Đội cho học sinh trung học cơ sở ”.



×