Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bảo quản sách và tài liệu viết trên chất liệu giấy trong quá trình trưng bày ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.92 KB, 27 trang )


Bảo quản sách và tài liệu viết trên chất liệu giấy trong quá
trình trưng bày
Mary Todd Glaser - Giám đốc về bảo tồn tư liệu chất liệu
gi
ấy. Trung tâm Bảo tồn tư liệu Đông Bắc
Trưng bày là hoạt động bổ ích và mang tính giáo dục. Việc
trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, đồ tạo tác và đặc biệt là
những hiện vật quý hiếm, độc nhất vô nhị, hay những kiệt
tác là một phần quan trọng trong chức năng giáo dục của
nhiều tổ chức. Đây cũng là một cách hiệu quả nhằm thu hút
sự quan tâm và hỗ trợ từ phía công chúng. Trưng bày cũng l
à
hoạt động chủ yếu của hầu hết các bảo tàng cũng như các
thư viện và phòng lưu trữ tư liệu (mặc dù quy mô trưng bày
của chúng nhỏ hơn bảo tàng). Mặc dù việc trưng bày có thể
làm phức tạp thêm hoặc thậm chí gây khó khăn cho công tác
bảo quản, chúng ta có thể áp dụng nhiều cách thức để giảm
tối thiểu rủi ro/ hư hại.
Tất cả các hiện vật được trưng bày, ngay cả những hiện vật
có giá trị khiêm tốn nhất đều phải được xem xét trên các
quan điểm bảo tồn, bởi vì trên thực tế các vấn đề bảo tồn
thường hay bị bỏ qua để nhường chỗ cho các ưu tiên khác.
Khi xem xét từng hiện vật, nhất thiết phải có ý kiến của một
nhân viên hoặc một nhà tư vấn, người có kiến thức chuyên
môn sâu về các vấn đề bảo quản. Sự tham gia của người này
giúp tránh được những lỗi không đáng có và hạn chế tối đa
những thiệt hại có thể xảy ravới bộ sưu tập.
Đối với những hiện vật trưng bày là văn bản, cách tối ưu là
sao chụp bản gốc và trưng bày bản sao. Cách này được dùng
ngày càng phổ biến, nhất là đối với ảnh và tài liệu viết. Các


máy phô tô laze màu sẽ cho những bản sao hầu như giống
hệt, rất khó phân biệt so với nguyên bản. Các dịch vụ sao
chụp chất lượng cao xuất hiện ở khắp mọi nơi. Hơn nữa,
việc sao chụp cũng giúp cải thiện chất lượng hình ảnh tư li
ệu
do công nghệ scan kỹ thuật số có thể loại bỏ mọi vết ố và v
ết
bẩn.
Tất nhiên là cũng có những lúc ta có thể trưng bày tư liệu
gốc. Nhưng nó phải đư
ợc bảo quản để tránh ánh sáng, không
khí và không cho phép người xem chạm vào. Các khung,
h
ộp kín có nắp đậy, các thiết bị bảo vệ có ý nghĩa quan trọng
trong việc kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm trương đối
(RH) trong khu vực trưng bày. 5 quy tắc cơ bản cho việc
trưng bày các hiện vật ở dạng tài liệu viết trên giấy là:
1. Bất cứ khi nào có thể thì luôn sử dụng bản sao.
2. Không trưng bày những giấy tờ có giá trị một cách thư
ờng
xuyên.
3. Giữ ở mức ánh sáng càng thấp càng tốt.
4. Sử dụng các tấm màng lọc để giảm tối thiểu tối đa sự tiếp
xúc với tia cực tím.
5. Các hộp, khung bảo vệ phải kín và được làm bằng chất
liệu mà không gây hư hại gì cho các hiện vật bên trong
.
Ánh sáng:
Ánh sáng có thể gây những tác động nghiêm trọng đến các
hiện vật trưng bày. Giấy là một trong những loại vật liệu

nhạy cảm với ánh sáng nhất trong số các vật liệu dùng để
viết hoặc vẽ khác. Ánh sáng có thể làm ố đen giấy và làm
nhạt màu các thông tin bên trong. Những biến đổi do ánh
sáng gây ra không thể quan sát được bằng mắt thường do
chúng tấn công, làm suy yếu cấu trúc vật lý và làm biến đổi
màu giấy. nó cũng làm ảnh hưởng đến lớp nhũ tương (lớp
thuốc tráng) ảnh.
Các loại ánh sáng đều có thể gây hại đối với giấy, cường độ
ánh sáng càng cao thì mức nguy hiểm tiềm tàng càng cao.
Nh
ững nguồn ánh sáng có nhiều tia cực tím (UV) thì đặc
biệt nguy hại bởi vì ảnh hư
ởng của ánh sáng có tính chất tích
luỹ, ngay cả những ánh sáng có cường độ thấp cũng làm hư
hại giấy nếu như thời gian tiếp xúc kéo dài. Bởi vậy, những
người làm công tác bảo quản cần lưu ý rằng các hiện vật có
giá trị không được thường xuyên trưng bày.
Ánh sáng tự nhiên (ánh sáng ban ngày) đặc biệt nguy hại:
Cần tránh việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên do cường độ
và lượng UV trong ánh sáng tự nhiên rất cao. Nếu như
ở khu
vực trưng bày có cửa sổ thì chúng cần được che phủ bằng
các loại màn/ mành chắn vào ban ngày. Ngoài ra, các bộ
phận lọc tia cực tím cũng cần phải được lắp đặt để kiểm soát
sự tàn phá của nó.
Các tấm màng lọc UV hiện có ở dạng màng nhựa hoặc tấm
phủ. Các tấm màng thường có chất acetate (muối hoặc este
từ axit axêtic), dễ dàng dùng kéo để cắt và dán trực tiếp vào
các cửa sổ hay hộp chứa. Những tấm màng UV màu c
ũng có

tác dụng làm giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng. Mặc dù
màng UV ít tốn kém hơn tấm chắn UV nhưng chúng lại
thiếu tính thẩm mỹ hơn và sau khi dùng khó tháo bỏ. Hiện
tại, ta vẫn chưa biết là các tấm màng UV có tác dụng trong
thời gian bao lâu mặc dù các thử nghiệm không chính thức
đã chỉ ra rằng chúng có tuổi thọ rất hạn chế. Cách duy nhất
để xác định xem tấm màng còn có tác dụng lọc tia UV hay
không là dùng thước đo UV (xem phần sau) để đo ánh sáng
truyền qua.
Các tấm lọc UV có thể được dùng ở cửa sổ, hộp hoặc khung
trưng bày. Chúng tồn tại dưới dạng kính hoặc các tấm chứa
axit acrylic. Từ vài thập kỷ nay, các cơ quan bảo tàng đã sử
dụng sản phẩm UF- 3 Plexiglas chứa acrylic do hãng Rohm
và Haas sản xuất. Gần đây, một số hãng khác đã b
ắt đầu giới
thiệu các tấm acrylic hoặc tấm kính lọc UV. Khi lựa chọn
các sản phẩm này cần kiểm tra xem công suất lọc UV của
chúng có lớn hơn 90% hay không, do một số tấm acrylic và
hầu hết các loại kính có ít hoặc hầu như không có khả năng
lọc tia UV. Thông thường, các loại kính không tráng không
có khả năng lọc UV mặc dầu những sản phẩm không tráng
khác vẫn có khả năng này.
Trước khi lắp đặt các tấm acrylic ở cửa sổ cần kiểm tra để
đảm bảo rằng các quy định cứu hoả không bị vi phạm. Các
tấm lọc này được sử dụng như một tấm chắn thứ hai ở cửa
sổ. Nó được lắp đặt ở bên trong tương tự như cửa chớp, và
có tác dụng chắn nhiệt cũng như lọc tia UV. Nếu như vấn đề
tài chính không cho phép lắp đặt theo kiểu này, thì ta có thể
dùng móc treo những tấm này ở phía bên trong cửa sổ. Kiểu
này chỉ hiệu quả khi tấm treo lớn hơn lớp cửa kính của cửa

sổ để đảm bảo rằng mọi ảnh hưởng từ bên ngoài vào đều
được sàng lọc.
N
ếu như dùng sơn trắng chứa titanium dioxide trên tường v
à
trần nơi trưng bày thì cũng giúp giảm bớt một lượng tia UV
nh
ất định. Tuy vậy, vẫn cần phải sử dụng các biện pháp khác
để kiểm soát tia UV.
Ánh sáng nhân tạo:
ánh sáng ở các khu vực mà các tài liệu viết trên giấy được
trưng bày phải được duy trì ở mức độ thấp. Ngoài ra, cần sử
dụng những loại đèn ít hoặc không sinh ra tia UV.
+ Đèn huỳnh quang: Mặc dù đèn huỳnh quang được dùng
phổ biến trong hầu hết các cơ quan, nhưng chúng lại có
nhiều nhược điểm trong các khu vực trưng bày. Các loại đ
èn
này không có chức năng điều chỉnh mờ đi và hầu hết đều
sinh ra bức xạ UV. Có rất nhiều loại đèn huỳnh quang nh
ưng
chúng rất khác biệt về lượng UV sinh ra, từ 0.5%-12%. Ta
nên sử dụng những loại có lượng UV sản sinh thấp, nhỏ hơn
2%. Để an toàn hơn, cần bọc các đầu ống tuýp, nơi mà phần
lớn tia UV được sản sinh ra.
+ Đèn nóng sáng (đèn vonfram): do chúng có thể được dùng
với bộ phận điều chỉnh độ sáng tối và bởi chúng hầu như
không tạo ra UV nên các loại đèn nóng sáng rất phù hợp với
mục đích trưng bày. Loại bóng đèn thường được sử dụng để
chiếu sáng trong gia đình là một ví dụ của loại đèn vonfram.
Do loại đèn này sinh nhiệt nên nó phải được đặt xa các hiện

vật trưng bày và không bao giờ được đặt trong các hộp tr
ưng
bày. Các loại đèn vonfram cần phải có thiết bị điều chỉnh
sáng tối.
+ Đèn Vonfram-Halogen (Thạch anh-Iodine): hiện nay
chúng đang rất được ưa chuộng trong các tổ chức, cơ quan
bảo tàng. Loại đèn này có thể điều chỉnh độ sáng tối nhưng
lại sinh ra lượng UV lớn. Đèn vonfram-Halogen phải được
sử dụng đồng bộ với thiết bị lọc UV của nó.
Cần ghi nhớ rằng phải luôn giữ mức chiếu sáng ở mức càng
thấp càng tốt. Các nhà thiết kế hệ thống chiếu sáng giỏi phải
biết cách chiếu sáng hiện vật trưng bày một cách hiệu quả
với mức độ sáng từ thấp đến vừa phải. Ví dụ như nếu cần
ánh sáng khuyếch tán rộng chứ không chiếu rọi thì độ sáng
sẽ thấp hơn, có thể tạo sự hấp dẫn cho người xem mà không
cần thiết phải gây hư hại cho bộ sưu tập bằng những đèn
chiếu rọi.
Khi không có người xem trong phòng thì cần tắt đèn đi. Một
số bảo tàng đã có hệ thống bật tắt điện tự động. Một số tổ
chức khác lại dùng vải phủ lên những hợp chứa những hiện
vật có giá trị cao hoặc nhạy sáng để bảo quản chúng.
Ánh sáng nào thì được phép sử dụng? Khái niệm Lux/giờ.
N
ếu mọi loại ánh sáng đều tiềm tàng nguy cơ gây hại và sự
huỷ hoại của nó mang tính tích luỹ thì bất cứ sự tiếp xúc nào
của ánh sáng đều nguy hiểm, đặc biệt là loại vật liệu có độ
nhạy cảm nhiều với ánh sáng như giấy. Những tác phẩm
nghệ thuật và đồ tạo tác có ý nghĩa văn hoá phải được trưng
bày, nhưng cần phải tuân thủ theo những hướng dẫn để hạn
chế đến mức tối đa việc tiếp xúc với ánh sáng. Giới hạn

50.000 lux giờ được áp dụng cho những loại vật liệu nhạy
cảm với ánh sáng. Nó được tính toán bằng cách lấy cường
độ ánh sáng (đơn vị đo là lux) nhân với số giờ hiện vật tiếp
xúc với ánh sáng. (Ngoài ra, ánh sáng cũng có thể được đo
bằng footcandle hoặc Lumen; 1 footcande (lumen) xấp xỉ
bằng 11 lux). Nếu một vật được chiếu sáng trong 10h với
cường độ 50 lux thì sau 100 ngày nó sẽ đạt đến giới hạn
50.000 lux giờ (50 lux x 10 giờ x100 ngày). Cường độ ánh
sáng càng cao thì thời gian tiếp xúc càng giảm. Một số tổ
chức đã bắt đầu ghi chép lại thời gian trưng bày của những
hiện vật có giá trị nhất hoặc làm bằng loại vật li
ệu nhạy sáng
của cơ quan họ.
Các căn phòng với cường độ ánh sáng 50 lux thì khá tối,
nhất là đối với người xem khi họ từ ngoài trời sáng bước v
ào
phòng. Tuy nhiên, mắt con người có thể điều tiết và việc
thiết kế một hệ thống chiếu sáng tốt cũng hỗ trợ rất nhiều.
Một tấm biển giải thích rõ lý do cũng sẽ có tác dụng xoa dịu
người xem. Ánh sáng được đo bằng một loại thước đo ánh
sáng. Nếu không có thì có thể sử dụng loại thư
ớc đo gắn liền
của máy ảnh một ống kính. Thước đo UV sẽ đo lường tỷ lệ
UV trong ánh sáng, biểu thị bằng microwatt/lumen. Các bộ
sưu tập tài liệu giấy không nên để tiếp xúc với lượng UV
vượt quá 75 microwatt/lumen. Nếu như cơ quan bạn không
có được thước đo UV đáng tin cậy (do chúng rất đắt), thì b
ạn
có thể yên tâm với giả thiết rằng ánh sáng tự nhiên và hầu
hết các nguồn sáng huỳnh quang và vonfram-halogen đều

chứa một lượng UV vượt quá giới hạn cho phép. Những
nguồn ánh sáng đó phải có bộ phận lọc UV.
Hộp/Lồng
Các hiện vật bằng chất liệu giấy phải được trưng bày trong
các khung hoặc hộp. Các khung/hộp này phải được làm b
ằng
vật liệu phù hợp và phải được gắn kín. Chúng sẽ giúp chống
lại nhiều tác động có hại do không khí gây ra cũng như ngăn
không cho người xem tiếp xúc trực tiếp với hiện vật được
trưng bày. Đồng thời, nó làm giảm tác động của những thay
đổi lên xuống của nhiệt độ trong ngày cũng như trong một
thời gian dài.
Mặc dù không thể ngăn hơi ẩm lọt vào trong hộp trưng bày
trong khoảng thời gian độ ẩm tương đối cao, nhưng loại keo
silica (silicdioxit SiO2) sẽ giúp ổn định độ ẩm tương đối
(RH) trong hộp nếu như hộp đó được gắn kín. Silica là một
vật liệu trong suốt có tác dụng như một chất làm khô. Trong
những hộp, khung, thùng gỗ trưng bày hay các vật chứa
khác, silica được dùng như một chất đệm nhằm duy trì độ
RH. Trước khi sử dụng, loại keo này phải được điều chỉnh
để đạt độ RH phù hợp (thực hiện theo hướng dẫn của nhà
cung cấp). Khi đã đư
ợc điều chỉnh, nó sẽ có khả năng hút ẩm
khi độ RH quá cao, đến khi bên trong hộp quá khô thì nó sẽ
giải thoát lượng ẩm này ra.
Có 2 loại keo silica. Loại thường màu trắng còn lo
ại chỉ định
có màu xanh. Loại keo chỉ định tỏ ra đặc biệt hữu dụng vì
khi nó đạt đến độ bão hoà (độ no) thì nó chuyển sang màu
hồng đậm. Loại này đắt hơn loại thường nhiều nhưng bạn có

thể tiết kiệm tiền bằng cách mua một lượng nh
ỏ keo chỉ định
và trộn chúng với các loại keo thường. Khi đạt đến độ bão
hoà, keo silica sẽ bị khô, ta có thể tái sử dụng chúng bằng
cách đặt vào lò ở nhiệt độ 300 độ F trong 3giờ.
Lượng keo silica cần thiết cho thể tích hộp cần được tính
toán một cách cẩn thận. Hãy liên hệ với nhà cung cấp để có
hướng dẫn chi tiết. Các loại keo như Art-Sorb hay Arten là
những loại có khả năng hút ẩm lớn gấp 5 lần so với các loại
keo thông thường. Chúng tồn tại dư
ới dạng tấm, hạt hoặc sợi
băng cassette có hạt hoặc sóng, có thể bỏ vào trong các
khung, hộp hay lồng nhỏ.
Ngoài nh
ững biện pháp trên, việc kiểm soát tổng thể môi
trường trong căn phòng với các thiết bị điều hoà không khí
và độ ẩm là cách tốt nhất để bảo vệ hiện vật trưng bày trước
những thay đổi về thời tiết.
Vật liệu làm hộp trưng bày cần phải được lựa chọn cẩn thận
do gỗ, chất gắn kín, sơn, chất dính, các miếng đệm cao su v
à
vải sợi trưng bày có thể tạo ra những chất khí có hại và
những chất hoá học này (trong tự nhiên thường có chất axit)
được sinh ra trong những hộp kín. Những chất khí này gây
ảnh hưởng tiêu cực một cách hiển nhiên đ
ến các loại vật liệu
như bạc hay chì, nhưng lại tấn công giấy một cách hết sức
kín đáo. Mặc dù một số nhà quản lý công tác bảo tồn đã để
những lỗ thông khí ở các hộp nhưng việc này cũng khiến
cho một số vật trưng bày bị bụi và ô nhiễm từ bên ngoài.

Các loại hộp công nghệ cao đã được phát triển với các thiết
bị thông và lọc khí nhưng chúng nhiều khi vượt quá khả
năng tài chính của hầu hết các cơ quan và tổ chức. Việc sử
dụng các hộp trưng bày làm bằng vật liệu an toàn thì tốt hơn
nhiều.
N
ếu như trong cơ quan của bạn có các loại hộp không phù
hợp hoặc thiếu nguồn kinh phí để thay thế chúng, thì những
thùng đó cần phải được đóng góc bằng các loại vật liệu sẽ
được trình bày sau đây. Việc gắn kín vật liệu gỗ cũng làm
tăng khả năng bảo vệ của chúng.
Gỗ và các sản phẩm bằng gỗ
Gỗ thường được sử dụng để làm hộp trưng bày vì chúng rất
sẵn có và dễ kiếm, dễ thao tác và lại rất đẹp. Tuy nhiên, khi
đã biến chất đi thì chúng là hiểm hoạ lớn đối với giấy. Mặc
dù có rất nhiều loại khác nhau, nhưng tất cả các loại gỗ, kể
cả các loại gỗ khô và lâu năm cũng tạo ra các chất axit.
N
ếu điều kiện không cho phép thì nên tránh sử dụng gỗ bên
trong các hộp trưng bày. Ta có th
ể thay bằng nhôm mạ (bằng
phương pháp điện phân) và những khung bọc thép được sản
xuất phù hợp, chỉ có điều là chúng khá đắt. Hoặc các hộp
trưng bày có thể được thiết kế không dùng sàn gỗ và phần
khung bên ngoài làm từ Plexiglas hay kính.
N
ếu như buộc phải sử dụng gỗ thì cần chọn loại sản sinh ra
tương đối ít khí độc hơn. Các loại gỗ mềm, nhất là gỗ thông,
gỗ dương và gỗ đoạn được khuyên dùng. Một loại gỗ cứng
là gỗ gụ cũng tạo ra ít khí độc nhưng phải dùng đúng loại gỗ

gụ châu Phi. Gỗ sồi thường thấy ở các loại hộp cũ, là loại có
lượng axít cao và gây nguy hiểm nhất.
Do chúng đều chắc và kinh tế nên gỗ dán và gỗ ép được sử
dụng thường xuyên để làm hộp trưng bày. Chúng thậm chí
còn gây nhiều hư hại hơn so với gỗ đặc vì chúng có thể tác
dụng với các chất keo hoặc nhựa cây có chứa formaldehyde
(fócmanđêhít) rồi ôxi hoá tạo thành axit fomic.
Đối với các loại gỗ ghép, mặt ngoài của gỗ dán cần đư
ợc gắn
với mặt phủ keo bằng chất axitfomic fenola (phenol formal
dehyde). Fenola axit fomic có tính ổn định hơn (tạo ít khí
hơn) axit mê fomic (loại axit này tồn tại phổ biến trong các
sản phẩm gỗ ghép. Các tấm gỗ nhỏ không tạo ra axit fomic
như loại Medite II cũng như các loại gỗ dán có lớp phủ bằng
giấy Kraft loại MDO (Medium Density Overlay) (lớp phủ
trung bình) và HDO (High Density Overlay) (lớp phủ dày)
đều có thể sử dụng được. Hiệp hội gỗ dán Hoa Kỳ (APA)
(American Plywood Association), là cơ quan có chức năng
đưa ra các quy cách và tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp
chế biến gỗ, chỉ xác nhận chất lượng và đóng dấu hợp chuẩn
các sản phẩm gỗ có phủ nhựa axit fomic.
Điều cần lưu ý nhất là cần tránh đặt các hiện vật sưu tập tiếp
xúc trực tiếp với gỗ, các mặt của các loại hộp gỗ dù cũ hay
mới đều phải được phủ một lớp vật liệu đệm. Nó cho hiệu
quả rất lớn, nhất là với các loại hộp bằng gỗ ghép hay gỗ sồi.

Các vật liệu đệm:
Các vật liệu đệm có thể ở trạng thái động hay tĩnh, vật liệu
tĩnh là loại vật liệu ổn định về cấu trúc hoá học và tương đối
không thấm nước như các tấm polyester (ví dụ loại Mylar),

vải đệm 4 lớp, và tấm bột polyethyxlene (Ethafoam, Volara).

Loại vật liệu đệm Marvelseal (là loại vật liệu dạng phiến
không dính có các thành phần lá nhôm, polyethylene, và
polyprolene) được đặc biệt khuyên dùng vì nó là những sản
phẩm duy nhất hoàn toàn không hút khí và ẩm. Hơn nữa, nó
khá dẻo, dễ uốn và dễ gập.
Các loại vật liệu đệm mang tính "động" mới được xuất hiện.
Chúng phản ứng về mặt hoá học với các khí độc, giữ và loại
bỏ những khí độc khỏi khu vực bên trong hộp trưng bày.
Một vật dụng điển hình là sản phẩm MicroChamber, có cả
dạng tấm và dạng miếng đang được sử dụng rộng rãi bên
trong các hộp chứa. Các thành phần “động” trong vật liệu
đệm Microchamber là carbon và zeolite hoạt hoá. Tuy vậy,
do những loại vật liệu này rất mới nên ít người biết đến hiệu
quả lâu dài của chúng. Đây là những sản phẩm đầy tiềm
năng và triển vọng cần dùng trong công tác bảo quản.
Vật liệu đệm được dùng để che phủ các thành và phía bên
trong của hộp. Chúng có thể được gắn lên bằng băng dính 2
mặt: Scotch loại #415 (do 3MSE). Một mặt của loại vật liệu
Marvelscal có tính nhạy nhiệt, có thể dán vào mặt gỗ bằng
nhiệt độ cao.
Chất bít kín và sơn
Trước khi sử dụng vật liệu đệm, bịt kín hộp cũng sẽ giúp
giảm bớt lượng khí độc thải ra. Cần phải lựa chọn loại chất
bít kín mà bản thân nó không tạo ra các chất hoá học có hại.
Nói chung là c
ần tránh dùng những sản phẩm có nguồn gốc
từ dầu. Có sản phẩm hiện đang được các nhà bảo tồn ưa
dùng là các sản phẩm polymethane giữ ẩm (chứ không phải

loại sản phẩm gốc dầu phổ biến) và loại epoxy 2 lớp. Không
phải tất cả các sản phẩm polymathane gốc nước đều an toàn
nhưng ta có thể thay đổi công thức của chúng. Tốt nhất là
nên tham khảo ý kiến một chuyên gia về công tác bảo quản
để biết tên sản phẩm polymethne cần dùng. Nếu như bạn
muốn tự mình kiểm chứng sản phẩm thì bạn hãy tham khảo
tài liệu của NEDCC có tên “Vật dụng dùng trong kho tàng
mang tính bảo quản: Giới thiệu sơ lược về các sự lựa chọn
hiện có” (Storage Furniture: A Brief Review of Current
Options) để biết cách kiểm tra đơn giản mà không c
ần bất cứ
thiết bị đặc biệt nào.
Sau khi dùng chất bít kín cần để khô tự nhiên ít nhất 3 tuần.
Cần chú ý thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng và
khi để khô.
N
ếu cần sơn hộp, thì nên sử dụng sơn hữu cơ acrylic hoặc
nhựa mủ chứ không dùng sơn dầu. Không nên dùng những
loại sơn này để bịt kín hộp vì chúng khá xốp, mà cần dùng
một loại sơn đặc biệt là loại epoxy 2 lớp. Sơn và chất bịt kín
epoxy 2 lớp cần được trộn cẩn thận theo đúng chỉ dẫn của
nhà sản xuất. Nếu tỉ lệ pha không đúng có thể tạo nên một
loại sơn không ổn định.
Vải, miếng đệm và chất dính dùng trong hộp
Các bộ phận khác của hộp trưng bày như vải lót, chất kết
dính và miếng đệm cũng cần phải được lựa chọn cẩn thận.
Không nên dùng vải tơ, lụa vì chúng có axit, hoặc vải len vì
chúng tạo ra các hợp chất sulphur. Các loại vải có cotton,
lanh, polyester không nhuộm hay vải cotton-polyester có thể
sử dụng được. Tất cả các loại vải đều phải được giặt trước

khi sử dụng để tránh co giãn. Vải cần được mua từ một nhà
cung cấp mà ngư
ời đó bảo đảm chắc chắn rằng chúng không
bị pha các tạp chất. Nếu như phải sử dụng vải nhuộm và ch
ất
nhuộm phai ra nước giặt thì cần phải giặt vải đến khi chất
nhuộm không phai ra nữa. Để đề phòng thì không được để
hiện vật trưng bày tiếp xúc trực tiếp với vải.
Đối với miếng đệm, nên dùng đệm acrylic hoặc đệm Tefton
hơn là đệm cao su. Chất dính tốt nhất cho các hộp trưng bày
là keo acrylic hoặc keo nóng chảy, chứ không7 dùng keo
hữu cơ hoặc cellulose nitrate. Để cố định các loại vải, tốt
nhất nên dùng băng dính Scoch# 415.
N
ếu như thời gian trưng bày ngắn (trên thực tế nên như vậy)
thì liệu tất cả các bộ phận của hộp trưng bày có cần bảo đảm
hoàn toàn không tạo nên ch
ất khí có hại không? Liệu có chất
khí nào đó có thể chấp nhận được ở trong khoảng thời gian
ngắn không? Cho đến khi chúng ta biết đư
ợc lời giải đáp cho
những câu hỏi trên, tốt nhất là nên cẩn trọng và sử dụng
những vật liệu đã được kiểm chứng, ngay cả với những bộ
phận nhỏ của hộp trưng bày như miếng đệm và chất dính.
Sắp xếp bên trong hộp
Các vật liệu dạng tấm
N
ếu như hiện vật trưng bày không được lót hay bọc thì
chúng cần đư
ợc gắn với những tấm vải hoặc các tấm vật liệu

khác. Những tấm này được cắt rộng hơn kích cỡ hiện vật
một chút. Chúng không những có tác dụng như một tấm
chắn giữa hiện vật và hộp trưng bày mà còn gi
ữ cho hiện vật
không bị xô lệch.
Để trưng bày cho đẹp, các nhà thiết kế thường cho các mép
của hiện vật trưng bày khít với tấm lót. Tuy nhiên, tấm lót
treo càng rộng thì càng bảo vệ hiện vật tốt hơn. Khi thiết kế
trưng bày, những yêu cầu về vấn đề bảo quản như trên, cần
phải được xem xét cụ thể.
Các hiện vật bằng giấy dạng tấm cần phải được gắn chặt v
ào
tấm treo. Chúng có thể được gắn trên các tấm lót (xem phần
sau) hoặc trên các tấm vải, hoặc được ghép dạng bản lề hay
đư
ợc ghép với các góc đỡ. Có thể sử dụng các thanh nẹp nếu
như các mép của hiện vật được bọc vải. Các thanh nẹp và
góc đỡ ngày càng được dùng rộng rãi do không cần phải
dùng keo dán để gắn như trước đây nữa. Với các tài liệu nhỏ
và ảnh, không cần phải dán và có thể sử dụng các góc đỡ
bằng nhựa (polyester) hiện đang phổ biến trên thị trường.
Chúng có thể ở dạng tấm polyester hoặc tấm polyester dệt.
Các tấm dệt polyester vừa trong suốt vừa hơi xỉn, do vậy,
chúng đỡ lộ hơn so với các tấm polyester. Để biết thêm
thông tin về các hệ thống treo móc, xin tham khảo các tài
liệu của NEDCC: "Bọc lót và làm khung các tác phẩm bằng
chất liệu giấy" (Matting and Framing for Art and Artifacts
on Paper) và "Bạn tự bảo quản tác phẩm nghệ thuật của
mình như thế nào" (How To Do Your Own Matting and
Hinging).

Các hiện vật cũng cần được bọc trong các m
àng polyester có
tác dụng bảo vệ chúng trong và cả sau khi trưng bày. Tuy
nhiên, một công trình nghiên cứu tại Thư viện Quốc hội Mỹ
(Library of Congress) đã chỉ ra rằng các loại giấy có axit sẽ
thoái hoá nhanh hơn khi bị bọc trong các bao polyester và
các vật liệu kín khác. Nhưng trong một chừng mực nào đó,
hầu hết những tài liệu cũ, chưa được xử lý đều có axít, nên
chúng cần phải được các chuyên gia xử lý để khử axit hay ít
nhất phải được tảy sạch trước khi thực hiện việc bảo quản.
N
ếu không thực hiện được những điều đã nói ở trên, thì nên
đặt một tấm kiềm vào đằng sau hiện vật để làm giảm sự
thoái hoá do axit gây ra. Khi được bọc kín, hiện vật rất dễ bị
trượt/trôi khỏi vị trí. Nếu được đặt theo chiều thẳng đứng thì
những hiện vật nặng được gắn bằng băng dính 2 mặt, cũng
rất dễ bị trượt xuống. Nếu có thể, thì khi bọc nên dùng sóng
siêu âm để kết dính, thì chỗ nối này sẽ chắc và đẹp hơn.
N
ếu như các hiện vật không đóng khung được trưng bày ở
hướng thẳng đứng thì phải tìm được 1 biện pháp để bảo vệ
sao cho vừa an toàn, vừa đẹp mắt. Một số tổ chức đã sử
dụng các chất gắn nóng-chảy để gắn những tấm treo tr
ên các
bề mặt thẳng đứng. Nhưng cách này chỉ áp dụng được với
các hiện vật nhỏ. Tuy nhiên, với các hiện vật khác thì cần
phải lựa chọn cẩn thận và chỉ được gắn vào mặt sau của tấm
treo. Một số kết quả điều tra do Viện Bảo tồn Canada tiến
hành đã chỉ ra rằng các dạng keo nóng chảy vinyl acetate có
màu trắng trong (như loại Black & Decker's Thermo Grip

Hot) là loại tốt nhất.
Sách
Các loại sách có những yêu cầu trưng bày riêng. Các tập
sách phải được dựng đứng hoặc trưng bày theo một góc
nghiêng nhất định. Nhất thiết không được để sách dựa
nghiêng vào nhau vì dễ gây cong hoặc gãy bìa sách. Khi đặt
hàng hay thiết kế các giá trưng bày sách, cần làm loại giá
sách phục vụ trưng bày theo chiều thẳng đứng.
N
ếu một tập sách được mở ra thì cần phải có giá đỡ để bìa
sách không bị chèn ép. Không nên để cuốn sách mở ở góc
180, mà chỉ mở rộng cho phù hợp với độ mở của bìa sách
mà thôi. Vì mỗi cuốn sách có độ mở khác nhau nên phải có
các giá đỡ phù hợp với từng loại. Các giá đỡ thông dụng có
thể tự chế hoặc đặt hàng và cần tuân thủ những hướng dẫn ở
phần bảo quản tác phẩm. Giá đỡ phải đủ rộng để đỡ toàn bộ
quyển sách. Nếu như quyển sách không mở ra một cách tự
nhiên thì ta dùng một thanh nẹp bằng polyester đặt ở hai bên
sách. Nó có thể được gắn chặt bằng băng dính hai mặt. Hiện
trên thị trường có bán rộng rãi các loại giá đỡ hoặc vật chặn
bằng acrylic, rất đa dạng về kích cỡ và hướng đỡ, chúng có
thể thay thế cho các loại giá đỡ truyền thống. Nếu không sử
dụng những thiết bị này, ít nhất cũng nên sử dụng các tấm
bảng gấp và thanh nêm bằng xốp polyethylene để đỡ hiện
vật trưng bày.
Cứ vài ngày m
ột lần, cần phải lật các trang sách để tránh cho
chúng không bị tiếp xúc quá lâu với ánh sáng. Nếu một trang

bìa cần được trưng bày lâu dài thì cần sử dụng bản sao thay

thế. Ngay cả khi bạn cứ vài ngày một lần lật giở các trang
sách, thì cũng không nên trưng bày sách trong thời gian dài.
Mở một cuốn sách trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng
đến cấu trúc của nó.
Mặc dù trưng bày nguyên cả cuốn sách và không mở sách ra
thì đỡ hại sách hơn, nhưng cũng cần ghi nhớ rằng mọi loại
vật liệu làm bìa sách đều bị hư hỏng nếu tiếp xúc dài ngày
với ánh sáng. Vì vậy, các tập sách này cũng chỉ nên trưng
bày trong thời gian ngắn với ánh sáng hạn chế.
Đóng khung
Làm khung treo đóng một vai trò quan trọng trong trưng
bày. Do vậy, sử dụng các loại vật liệu khung và móc treo tốt
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, do vậy hiện vật có thể vẫn
được giữ trong khung ngay cả khi triển lãm đã kết thúc.
Đối với các tài liệu giấy thì cần phải được lắp kính bảo vệ.
Phần khung kính không nên tiếp xúc với hiện vật. Nên sử
dụng khung kính có tác dụng lọc tia cực tím, đặc biệt là khi
căn phòng có những nguồn sản sinh ra bức xạ cực tím. Tuy
nhiên, cần ghi nhớ rằng không nên sử dụng khung bằng
acrylic do loại nhựa này mang một lượng tĩnh điện có thể
gây nhạt màu cho các vật phẩm bên trong. Trong những
trường hợp này nên sử dụng loại kính lọc tia cực tím.
Vật liệu treo bên trong khung cần tuân thủ các tiêu chuẩn về
bảo tồn. Những nhà làm công tác bảo quản khuyên dùng lo
ại
đệm lót có độ pH trung tính hoặc loại lót có độ kiềm nhẹ.
Nên s
ử dụng các loại bản lề hoặc các hệ thống giá đỡ không
sử dụng chất kết dính được đề cập đến trong các tài liệu của
NEDC

C đã nói ở trên để gắn hiện vật với phần móc treo.
N
ếu sử dụng các giá đỡ có bản lề thì nên dùng một loại giấy
có chất lượng cao như giấy kozo của Nhật Bản cùng với loại
keo dính không gây ố như loại keo dán làm từ tinh bột. Xin
xem thêm các tài liệu để biết thêm chi tiết.
Các chất sinh ra từ các loại khung gỗ có thể làm hư hại các
góc của hiện vật bằng chất liệu giấy. Những bản in hay hiện
vật được đóng khung trong một thời gian dài thường có hiện
tượng "cháy" góc. Các hư hại có thể nhìn thấy bằng mắt
thường dường như không xảy ra nếu như hiện vật được đặt
cách khung từ 2,5 cm trở lên. Nếu như vì nh
ững lý do lịch sử
mà cần giữ hiện vật trưng bày trong bộ khung gốc, và hiện
vật chạm vào khung gỗ thì hãy dùng các loại nẹp
Marvelseal, màng polyester hay tấm lót. Đôi khi, nẹp
Marvelseal có thể được tra vào các đường rãnh của khung.
N
ếu như khung cho phép thay đổi thì có thể dùng bào đ
ục để
làm rộng các rãnh của khung ra một chút; đồng thời, vẫn
phải bảo đảm bên trong khung được nẹp kín.
Mặt sau khung nên có các tấm giấy đủ dày để có thể bảo vệ
được hiện vật trưng bày. Các khung phải được gắn chặt và
treo cẩn thận. Tránh treo ở những nơi ẩm ướt như trên các
bức tường không cách điện vì chúng dễ trục trặc khi trời
lạnh hoặc khi độ ẩm không khí cao. Nếu như buộc phải treo
ở các bức tường phía ngoài thì cần phải đặt một tấm đệm lót
bằng polyester chống ẩm hoặc Marvelseal giữa các lớp lót
phía sau hoặc mặt sau của khung treo. Khung cần phải đủ

sâu để có một khoảng không cho không khí luân chuyển
giữa khung tranh và bức tường. Khung cũng cần phải được
treo cách tường một chút bằng các ghim nút hay nút cao su.

Trưng bày không cần sử dụng hộp hoặc khung:
Bất cứ hiện vật nào được làm bằng giấy đều cần đư
ợc bảo vệ
tránh những chất có hại trong không khí, tránh bị giây bẩn
và ngăn không cho khách tham quan chạm tay vào. Tuy v
ậy,
một số tổ chức không có đủ điều kiện để mua hộp/khung
trưng bày, nhất là đối với những hiện vật quá to, có hình
dạng phức tạp thì việc đóng khung sẽ rất tốn kém v
à khó tìm
được loại hộp có kích cỡ phù hợp. Nếu như không có cách
nào khác và nếu như những hiện vật đó có giá trị không cao
thì chúng cần được bọc lại và tạm thời treo trên tường. Cần
lưu ý rằng cách trưng bày như vậy có nguy cơ hư hại và rủi
ro trộm cắp cao; hiện vật trưng bày dễ bị ảnh hưởng tiêu cực
từ phía môi trường hơn. Khi đã được bọc lại thì các hiện vật
có thể được gắn vào một tấm bảng trưng bày b
ằng băng dính
2 mặt (loại Scotch #415) và tấm bảng này đư
ợc treo cẩn thận
lên tường. Nếu như hiện vật được bọc và g
ắn bằng băng dính
hai mặt thì cần theo dõi và hạ xuống kịp thời nếu như vật đó
có xu hướng trượt xuống phía dưới. Nếu hiện vật không
được khử axit hoặc không được bọc bằng giấy kiềm ở ngo
ài,

thì sau khi trưng bày phải gỡ bỏ lớp bọc này ngay.
Việc mượn hiện vật trưng bày
Cho mượn các hiện vật của các bộ sưu tập là hoạt động
thông thường đối với nhiều tổ chức. Mặc dù việc này giúp
quảng bá về bộ sưu tập cũng như về tổ chức đó, nhưng cũng
cần phải hiểu rằng việc trưng bày ở những nơi xa xôi cũng
mang đến nhiều nguy cơ rủi ro. Tuy nhiên, những nguy cơ
tiềm tàng đó có thể được hạn chế nếu có những chính sách
và thủ tục cho mượn phù hợp.
Các tổ chức cho mượn nên thiết lập một chính sách để quản
lý việc cho mượn hiện vật trưng bày. Cơ quan bạn cần có
văn bản về chính sách cho mượn, điều đó sẽ rất hữu ích khi
đàm phán với những nơi cần mượn.
Nh
ất thiết phải thoả thuận trước rằng những điều kiện của tổ
chức mượn phải đảm bảo an toàn. Cần thiết phải đến xem vị
trí trưng bày trước. Người mượn phải có trách nhiệm đưa ra
thoả thuận vay mượn và một báo cáo về các điều kiện vật
chất liên quan. Người cho mượn cần xem xét và thương
thuyết để sửa đổi nếu cần thiết. Hiện có mẫu báo cáo các
điều kiện vật chất của Uỷ ban quản lí thuộc Hiệp hội bảo
tàng Hoa K
ỳ American association of Museums (AAM) năm
1988. Bảng câu hỏi dài 12 trang này của AAM bao trùm m
ọi
lĩnh vực hoạt động của một tổ chức mà có thể ảnh hưởng
đến việc an toàn khi trưng bày như an ninh (hoả hoạn và
trộm cắp), mức độ ánh sáng, vật liệu làm hộp trưng bày,
kiểm soát môi trường trong toàn bộ toà nhà, vận chuyển và
tiếp nhận phương tiện vật chất, nhân sự và bảo hiểm.

Khi cần phải vận chuyển, hiện vật phải được đóng gói cẩn
thận và người vận chuyển phải đáng tin cậy. Những hiện vật
đóng khung nên được che bằng acrylic chứ không nên dùng
kính. Tốt nhất là trước khi cho mượn bộ sưu t
ập, các hiện vật
đã được đóng khung.
Các tiêu chuẩn trưng bày
Một uỷ ban thuộc tổ chức tiêu chuẩn thông tin quốc gia

×