Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa những khó khăn và giải pháp trong vấn đề quyền sở hữu công nghiệp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.66 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHĨA
Đề tài: Những khó khăn và giải pháp

trong vấn đề quyền sở hữu công nghiệp
đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Lớp niên chế :

Trung 1 KTĐN K50

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hải Ninh
Sinh viên thực hiện:

Lại Minh Quân 1111110055

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................... ii
CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ........................ 1
1.1 Các vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ...................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ................................................................................... 1
1.1.2 Các Điều ước quốc tế và Văn bản luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ ................................... 4
1.1.3 Quyền của chủ thể đối với tài sản trí tuệ......................................................................... 5
1.1.4 Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ .................................................................................. 6


1.2 Các vấn đề cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp ................................................................ 8
1.2.1 Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ...................................................................... 8
1.2.2 Đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp .................................................................... 10
1.2.3 Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp ................................................................... 12
1.2.4 Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp ................................. 13
1.2.5 Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên ......................................................................................... 13
1.2.6 Nguyên tắc ưu tiên ......................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


i

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.1 Các dạng tài đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam …………….3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
WIPO
ASEAN
WTO

Viết đầy đủ

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tổ chức Thương mại Thế giới

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1. Các vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ
1.1.1. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là một khái niệm pháp lý, được dùng phổ biến trong nhiều
lĩnh vực. Trên phương diện chủ quan, quyền sở hữu trí tuệ là quyền chủ thể đối với
tài sản trí tuệ. Trên phương diện khách quan, quyền sở hữu trí tuệ là hệ thống các quy
định của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử
dụng, bảo vệ các tài sản trí tuệ
Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) thì Quyền sở
hữu trí tuệ được định nghĩa bằng cách đứa ra một danh sách các đối tượng mà nó bảo
vệ. Cụ thể là:
“Cơng ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (1967)
khơng có định nghĩa về sở hữu trí tuệ, nhưng đưa ra một danh sách các
đối tượng được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ: các tác phẩm khoa
học, nghệ thuật và văn học; chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, các
bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong tất
cả các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa học; kiểu
dáng cơng nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ
dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và
tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực

công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật1”

1

The Convention Establishing the World Intellectual Property Organization (1967)
does not seek to define intellectual property, but gives the following list of the subject
matter protected by intellectual property rights: literary, artistic and scientific works;
performances of performing artists, phonograms, and broadcasts; inventions in all

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

“Quyền sở hữu trí tuệ cũng giống như bất kỳ quyền sở hữu khác.
Chúng cho phép người sáng tạo, hoặc chủ sở hữu, bằng sáng chế, nhãn
hiệu hàng hố, cơng trình có bản quyền được hưởng lợi từ cơng việc
của mình hoặc đầu tư vào một sáng tạo. Những quyền này được nêu
trong Điều 27 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, trong đó quy định
quyền được hưởng lợi từ việc bảo vệ quyền lợi tinh thần và vật chất
phát sinh từ quyền tác giả của các tác phẩm khoa học, văn học nghệ
thuật.”2
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 tại khoản
1, điều 4 Quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa là
“Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:
quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
và quyền đối với giống cây trồng”.
Trong đó:
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”;

“Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,

fields of human endeavor; scientific discoveries; industrial designs; trademarks,
service marks, and commercial names and designations; protection against unfair
competition; and “all other rights resulting from intellectual activity in the
industrial,scientific, literary or artistic fields.”
2
Intellectual property rights are like any other property right. They allow creators, or
owners, of patents, trademarks or copyrighted works to benefit from their own work
or investment in a creation. These rights are outlined in Article 27 of the Universal
Declaration of Human Rights, which provides for the right to benefit from the
protection of moral and material interests resulting from authorship of scientific,
literary or artistic productions.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã
hóa”;
“Quyền sở hữu cơng nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh”;
“Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát
triển hoặc được quyền sở hữu”


Quyền tác giả

Tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác
phẩm khoa học, phần mềm máy tính; cơ sở dữ
liệu

Quyền liên
quan

Cuộc biểu diễn, trình diễn; bản ghi âm ghi
hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hóa

Quyền sở hữu
cơng nghiệp

Sáng chế; kiểu dáng cơng nghiệp; thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn; bí mật kinh doanh;
nhãn hiệu; tên thương mại; chỉ dẫn địa lí;
quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh

Quyền sở
hữu trí tuệ

Quyền đối với
giống cây
trồng

Vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch


Hình 1.1.1.: Các dạng tài đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

Có thể nhận thấy theo quy định của Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ được chia
làm 4 loại: Quyền tác giả, Quyền liên quan, Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền đối
với giống cây trồng
Một số nước và tổ chức quốc tế (Nhật Bản, các quốc gia châu Âu, WTOcoi
quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận nằm trong quyền sở hữu cơng nghiệp.
Trong khi đó theo WIPO, Quyền sở hữu trí tuệ thường được chia thành hai phần.
Phần đầu tiên là sở hữu cơng nghiệp trong đó bao gồm các quyền liên quan tới kiểu
dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bằng sáng chế và bí mật thương mại. Phần thứ hai là
bản quyền mà có thể nói để bảo vệ tác phẩm nghệ thuật và văn học, cũng như các
quyền của người biểu diễn và tổ chức phát sóng (WIPO, 2004)
1.1.2. Các Điều ước quốc tế và Văn bản luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ
WTO có Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPS)
WIPO có “Cơng ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Công ước
Stockholm)”, “Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp ước hợp tác sáng
chế (PCT)”, “Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng
vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent”, “Hiệp ước Washington về sở hữu trí
tuệ đối với mạch tích hợp”, “Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng
hóa, “Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
hàng hóa”, “Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa”, “Cơng ước Berne về bảo hộ các tác
phẩm văn học nghệ thuật”, “Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm và tổ chức phát song”, “Thỏa ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng

công nghiệp”, “Hiệp định Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên
gọi xuất xứ”, “Thỏa ước Nicevề phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng
ký nhãn hiệu”, “Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu”,
“Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp”, “Thỏa ước

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế”, “Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây
trồng mới”
ASEAN có “Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ”, “ASEAN
Economic Community Blueprint”, “ASEAN-Japan Comprehensive Economic
Partnership Agreement, ASEAN - Australia - New Zealand Free Trade Agreement”
Các hiệp định song phương mà Việt Nam đã kí kết “Hiệp định song phương
Việt – Mỹ (BTA)”, “Hiệp định hợp tác khoa học và cơng nghệ giữa Việt Nam và Mỹ”
(phần sở hữu trí tuệ), “Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp
tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”, “Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”
(phần sở hữu trí tuệ)
Việt Nam có các văn bản luật “Luật sở hữu trí tuệ năm 2005”, “Luật chuyển
giao công nghệ năm 2006”, “Luật khoa học và công nghệ năm 2000”, “Luật xuất bản
năm 2004”, “Luật công nghệ thông tin năm 2006”, và các văn bản hướng dẫn, văn
bản dưới luật
1.1.3. Quyền của chủ thể đối với tài sản trí tuệ
Quyền của chủ thể đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền
tài sản
Điều 25, Luật dân sự 2005 định nghĩa về quyền nhân thân là
“Quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Trong sở hữu trí tuệ, quyền nhân thân thuộc về người tạo ra sản phẩm trí tuệ,
bao gồm quyền được cơng bố sản phẩm, quyền được đứng tên tác giả trong các văn
bằng bảo hộ của Nhà nước
Điều 181, Luật dân sự 2005 định nghĩa về quyền tài sản

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”.
Quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu trong việc sử dụng
và cho phép người khác sử dụng các đối tượng tài sản trí tuệ do mình sở hữu hoặc
chuyển quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác
Chủ thể sở hữu Quyền nhân thân và quyền tài sản là hai khái niệm độc lập
nhau. Quyền nhân thân luôn thuộc về người đã sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và khơng
thể chuyển nhượng. Trong khi đó quyền tài sản có thể thuộc hoặc khơng thuộc về
người tạo ra sản phẩm trí tuệ và có thể chuyển nhượng. Đối với trường hợp một tổ
chức, cá nhân thuê một tổ chức, cá nhân khác tạo ra sản phẩm trí tuệ thì tổ chức, cá
nhân đó có quyền tài sản đối với sản phẩm; tổ chức, cá nhân tạo ra sản phẩm chỉ có
quyền nhân thân đối với sản phẩm do mình tạo ra mà khơng có quyền tài sản
1.1.4. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ có năm đặc điểm chính, bao gồm:
Thứ nhất, các quy định của luật pháp về quyền sở hữu tài sản trí tuệ ra đời rất
muộn so với quyền sở hữu tài sản hữu hình mặc dù các hoạt động sản suất của cải vật
chất hữu hình và các sản phẩm trí tuệ vơ hình diễn ra đồng thời với nhau. Trong lao
động, ln có các phát minh, giải pháp để cải thiện năng suất lao động và nâng cao
chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, mãi tới năm 1474 mới có đạo luật đầu tiên về các
văn bằng phát minh. Đó là đạo luật của thành phố tự trị Venedig cấp cho những nhà

phát minh ra những sản phẩm mới, có tính sáng tạo, họ được khai thác thương mại
các sản phẩm đó trong 10 năm. Do đó có thể nhận thấy hệ thống các văn bản pháp
luật về sở hữu trí tuệ vẫn cịn nhiều thiếu sót so với sở hữu các tài sản hữu hình.
Các quy định chung của quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng chưa hồn thiện do sự
phát triển khơng đồng đều về kinh tế giữa các khu vực, dẫn tới xung đột về quyền lợi.
Các quốc gia phát triển có điều kiện tốt hơn các quốc gia đang và kém phát triển để

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

thi hành luật sở hữu trí tuệ. Các quốc gia phát triển sẽ được nhiều lợi ích từ kinh tế
lẫn chính trị từ các sáng chế nên họ ủng hộ sở hữu trí tuệ. Trong khi đó nếu áp dụng
luật sở hữu trí tuệ ở tất các quốc gia sẽ khiến các nước đang và kém phát triển khó
tiếp cận với các công nghệ kĩ thuật mới, dẫn tới sự chênh lệch phát triển giữa các
nước ngày càng lớn.
Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ là một quyền đặc biệt vì khách thể của quyền
này khơng mang tính hữu hình mà là một sản phẩm vơ hình, phi vật chất được tạo ra
bởi quá trình sáng tạo. Các sản phẩm phi vật chất này sẽ được vật chất hóa khi áp
dụng vào quá trình sản xuất vật chất.
Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ khơng mang tính tuyệt đối, khơng mang tính vơ
thời hạn. Sau một khoảng thời gian (tùy thuộc theo quy định của luật pháp từng nước,
từng đối tượng) quyền sở hữu trí tuệ sẽ hết hiệu lực. Lúc đó các sản phẩm này sẽ là
tài sản chung của xã hội, mang lại lợi ích phục vụ chung cho cả cộng đồng. Sản phẩm
trí tuệ là là một sản phẩm vơ hình. Do đó khi một tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng
nó sẽ khơng ảnh hưởng tới việc khai thác, sự dụng của các tổ chức cá nhân khác. Các
sản phẩm trí tuệ được sử dụng càng rộng rãi thì phúc lợi mang lại cho xã hội càng
cao. Poslter cho rằng “Vấn đề quan trọng [của hệ thống của luật sở hữu trí tuệ] là một
sự cân bằng: đủ bảo vệ để duy trì động lực cho sáng tạo, nhưng không bảo vệ quá

nhiều để cho phép tối đa hóa lợi ích xã hội”3 (Polster 2001, 85)
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng. Các cải tiến kĩ thuật, cơng
nghệ mới đã đóng góp những thay đổi đáng kể trong sự phát triển của nền kinh tế, tạo
ra những bước phát triển. Việc sở hữu các tài sản trí tuệ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho các cơng ty trong q trình hình thành, phát triển và cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường. Ngoài ra mức sống của xã hội được nâng cao hơn theo từng năm cũng là hệ
quả của việc phát triển các sản phẩm trí tuệ. Theo mơ Robert Solow, “tiến bộ công
“The essential problem [of IP systems] is to strike a balance: enough protection to
sustain incentive to the innovator, but not too much protection to allow for the
maximization of the social good”
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

nghệ là nguồn duy nhất tạo ra sự tăng trưởng bền vững của mức sống theo thời gian”.
Qua đó có thể thấy việc phát triển các sản phẩm trí tuệ sẽ quyết định sự phát triển của
kinh tế, xã hội.
Thứ năm, quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xâm phạm dễ dàng. Những sản phẩm
sáng tạo sau khi được công khai sẽ rất dễ bị bắt chước theo. Điều này dẫn tới sự tổn
thất cho những cá nhân, tổ chức đã đầu tư vốn tài chính và thời gian để nghiên cứu
tìm ra các sản phẩm trí tuệ, tạo ra sự bất cơng khiến họ khơng cịn động lực để tiếp
tục khi sản phẩm của mình bị xâm phạm một cách bất hợp pháp. Ngoài ra hệ thống
luật pháp quốc tế vẫn chưa có một sự thống nhất hồn hảo về các quy định sở hữu trí
tuệ. Bằng sáng chế chỉ có giá trị ở một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia có kí
kết các hiệp ước về sở hữu trí tuệ dẫn tới việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trở nên
rất phức tạp, mang tính xuyên quốc gia, khiến cho việc xử lí gặp nhiều khó khăn.


1.2 Các vấn đề cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1 .Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp được định nghĩa trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 như
sau
“Quyền sở hữu cơng nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh”
Cũng trong Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp lần lượt được định nghĩa:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy
trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy
luật tự nhiên.
Kiểu dáng cơng nghiệp là hình dáng bên ngồi của sản phẩm
được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp
những yếu tố này.
Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm
hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích
cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc
bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch
tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế
bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các

phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với
chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ
thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc
từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

Bí mật kinh doanh là thơng tin thu được từ hoạt động đầu tư tài
chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh
doanh.”
1.2.2. Đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một phần của quyền sở hữu trí tuệ nó cũng
mang các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ đã nêu ở phần trước. Ngoài ra quyền sở
hữu cịn có các đặc trưng sau
Thứ nhất, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ về nội dung, khác với
quyền tác giả là bảo hộ về mặt hình thức.
Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp phải do cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước cấp. Điều này khác với quyền tác giả (được phát sinh ngay khi tác phẩm ra đời)
Thứ ba, hầu hết các đối tượng được bảo hộ với giới hạn về không gian và
thời gian. Tuy nhiên quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vơ
hạn. Thời hạn của văn bằng bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp được duy trì trong một

thời hạn nhất định (Điều 94 - Luật Sở hữu trí tuệ) hết thời hạn đó thì tư cách chủ sở
hữu của quyền sở hữu công nghiệp sẽ chấm dứt. Muốn tiếp tục quyền sở hữu công
nghiệp sẽ phải làm thủ tục gia hạn và chịu mức lệ phí do Chính phủ quy định
Ngồi ra quyền sở hữu cơng nghiệp cịn có các đặc trưng mang tính thương
mại dưới đây
Thứ nhất, các đối tượng sở hữu công nghiệp là một trong những yếu tố cấu
thành hàng hoá, dịch vụ. Quyền sở công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Do đó ta nhận thấy các đối tượng trên đều mang tính chất hàng hóa, phục vụ q trình
kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

Thứ hai, các đối tượng sở hữu trí tuệ là tài sản trí tuệ được ứng dụng trong
hoạt động kinh tế - thương mại. Tài sản này là kết quả của sự hoạt động trí tuệ hoặc
do những điều kiện thiên nhiên và quá trình lao động tạo thành (chỉ dẫn địa lý) và
được ứng dụng trong thương mại.
Các đối tượng sở hữu công nghiệp là một loại “tài sản đặc biệt”. Tuy khơng
phải là tài sản hữu hình, khơng thể nhìn thấy nhưng nó lại có giá trị rất lớn, thậm chí
gấp nhiều lần so với tài sản hữu hình. Với giá trị kinh tế to lớn đó, các đối tượng sở
hữu công nghiệp được sử dụng làm vốn góp trong cơng ty, làm tài sản thế chấp vay
vốn, có thể cho thuê, chuyển nhượng quyền sở hữu, hoặc dùng để định giá cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán và các giao dich thương mại khác.
Nhận định trên do WIPO đưa ra trong IP Panorama, cụ thể:
“Một điểm cực kỳ quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nó biến
những tài sản vơ hình thành các quyền sở hữu độc quyền, dù chỉ trong một thời hạn

nhất định. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho phép doanh nghiệp có được quyền sở hữu
đối với các tài sản vơ hình và khai thác tối đa tiềm năng của những tài sản này. Tóm
lại, bảo hộ sở hữu trí tuệ làm cho các tài sản vơ hình “trở nên hữu hình hơn” bằng
cách biến các tài sản đó thành tài sản độc quyền có giá trị mà có thể trao đổi trên thị
trường”
Thứ ba, các đối tượng sở hữu công nghiệp là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh
tranh trong thương mại. Những cải tạo ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm chính là
các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các đối tượng sở hữu công nghiệp là công cụ cho
phép chủ sở hữu đầu tư nỗ lực để tạo nên và duy trì một lợi thế cạnh tranh, mà một
phần dựa trên khả năng sử dụng, cũng như khả năng ngăn cản người khác sử dụng
các đối tượng SHCN của mình. Lợi thế cạnh tranh ngày nay khơng cịn nằm chủ yếu
ở tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ, mà nghiêng về tiềm lực tri thức và công
nghệ, được chứa đựng chủ yếu trong các đối tượng sở hữu công nghiệp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

Thứ tư, quyền sở hữu cơng nghiệp có thể bị lạm dụng để cản trở thương
mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Quyền sở hữu công nghiệp là độc quyền của chủ
sở hữu, do đó đây là một ngoại lệ của nguyên tắc tự do kinh doanh. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến nguyên tắc tự do cạnh tranh và tự do hoá thương mại.
Trên thực tế, các chủ thể quyền và các quốc gia có nhiều cách lạm dụng việc
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để cản trở thương mại. Một số đó là vấn đề quyền
chống nhập khẩu đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, hay còn gọi là quyền
chống nhập khẩu song song. Theo pháp luật của nhiều nước, chủ thể quyền có quyền
ngăn cản người thứ ba nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ, bất kể hàng nhập khẩu đến
từ nguồn nào, hoặc bất kể hàng nhập khẩu có phải do chủ sở hữu đưa ra thị trường
hay không. Nghĩa là, pháp luật của nước này quy định cấm nhập khẩu song song, để

bảo vệ thế độc quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, theo
quan điểm của một số nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, thì đây là sự
lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp để cản trở thương mại.
Bên cạnh việc sử dụng quyền chống nhập khẩu song song,các nước còn có
nhiều cách khác để lạm dụng quyền SHCN. Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển
đã đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ sáng chế và nhãn hiệu hàng hố ở trong nước cũng
như ở nước ngồi. Việc làm đó có thể dẫn đến hậu quả làm hạn chế khả năng sáng
tạo của các đối thủ cạnh tranh, do đó vi phạm nguyên tắc tự do cạnh tranh.
Như vậy, trong khi tự hố thương mại và tồn cầu hoá kinh tế ngày càng phát
triển, các rào cản về thuế quan sẽ dần khơng cịn quan trọng, thay vào đó sẽ là các rào
cản phi thuế quan ngày càng tinh vi, trong đó có rào cản về quyền sở hữu công nghiệp.
1.2.3. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các đối tượng
đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở
sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ
sở có được thơng tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và sự bảo mật
thơng tin đó.
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động
cạnh tranh trong kinh doanh.
Các căn cứ trên được ghi trong Luật sở hữu trí tuệ 2005

1.2.4. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng
ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại
Việt Nam.
Cá nhân nước ngồi khơng thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước
ngồi khơng có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập
quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Những điều trên được ghi trong Luật sở hữu trí tuệ 2005
1.2.5. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file) được áp dụng đối với các trường
hợp có nhiều đơn cùng đăng kí quyền sở hữu cơng nghiệp cho cùng một sản phẩm
sáng tạo. Khi đó sẽ căn cứ vào thời điểm nộp đơn đăng kí để xác định người sẽ được
cấp quyền sở hữu công nghiệp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14

Một ví dụ về trường hợp này đó là A.G.Bell và E.Gray. Hai nhà nghiên cứu
này cùng nghiên cứu về điện thoại, tuy nhiên họ nghiên cứu độc lập và khơng có bất
cứ liên quan gì tới nhau. Họ cùng thành công trong việc chế tạo ra máy điện thoại
năm 1876 và nộp đơn đăng kí sở hữu sáng chế tại Cục sáng chế NewYork. Khi xét
duyệt để cấp bằng sáng chế, Cục sáng chế NewYork đã nhận thấy A.G.Bell và E.Gray
cùng nộp đơn đăng kí vào một ngày, và họ đã phải dựa vào thời điểm đăng kí cụ thể
(tính bằng giờ) để quyết định. A.G.Bell đã nhận được bằng sáng chế do nộp sớm hơn
2 giờ so với E.Gray
Đa số các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam sử dụng nguyên tắc
nộp đơn đầu tiên do có ưu điểm là dễ dàng xác định nhờ vào thời gian nộp đơn được

ghi trên đơn đăng kí. Tuy nhiên Mỹ và một số ít các quốc gia khác lại chọn ra nguyên
tắc phát minh đầu tiên (first to invent). Nguyên tắc này công bằng hơn so với nguyên
tắc nộp đơn đầu tiên nhưng lại rất khó có cơ sở để chứng minh ai là người đầu tiên
đưa ra sản phẩm trí tuệ đó, dẫn tới nhiều khó khăn và thiếu khách quan trong quá
trình cấp quyền sở hữu.
Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam 2005 quy định cụ thể về nguyên tắc này
như sau
Đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, “Trong trường hợp có nhiều đơn
đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp
trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho
sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp
đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo
hộ.”
Đối với nhãn hiệu, “Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác
nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau
dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có
nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15

dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ
có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều
kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.”
1.2.6. Nguyên tắc ưu tiên
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng
cơng nghiệp, nhãn hiệu có quyền u cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu
tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của
điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
- Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác cư trú hoặc
có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a
khoản này;
- Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao
đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
- Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp hoặc nhãn hiệu,
người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau
được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp
sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adhikari, K. and Sales, A. (2001). New directions in the study of knowledge,
economy and society. 1st ed. London, UK: Sage Publications.
2. Luật Sở hữu trí tuệ. (2005). pp. />3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ. (2009).
pp. />4. WIPO, Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ. 1st ed. [ebook]
Available at:
/>_of_ip_vi.pdf [Accessed 8 Aug. 2014].
5. WIPO, Understanding Industrial Property. (n.d.). 1st ed. [ebook]
p.www.wipo.int. Available at:
/>b_895.pdf [Accessed 8 Aug. 2014].

/>b_450.pdf [Accessed 8 Aug. 2014].

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×