Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án cô yến lớp 5, năm học 2021 2022 tuần (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.79 KB, 27 trang )

TUẦN 13
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021
Tập đọc:
NGU CƠNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. U CẦN CẦN ĐẠT:
- Đọc trơi chảy, diễn cảm bài văn với giọng hào hứng. Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi
ơng Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi
cuộc sống của cả thôn.(TL được CH ở SGK ).
- Tự giác, chủ động trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học
tập. Mạnh dạn trong giao tiếp: nói to, rõ ràng.
- Giáo dục HS ln có ý thức làm giàu chính đáng, suy nghĩ để làm giàu phù hợp với thực
tế của địa phương mình.
* GDMT:GV liên hệ cho H biết: ơng Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước
khen ngợi khơng chỉ về thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà cũng
nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn
mơi trường sống tốt đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- Trò chơi: Rung cây hái quả
- 1 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi, nêu nội dung chính của bài
- 1 HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi, nêu nội dung chính của bài
- Nhận xét,tuyên dương.
- Giới thiệu bài, ghi đề
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV giới thiệu bài: Dùng tranh.
- HS có năng lực đọc tồn bài 1 lần.
- Bài văn chia làm mấy đoạn?
+ Đoạn 1: Từ đầu … vỡ thêm đất hoang trồng lúa


+ Đoạn 2: Tiếp theo …. như trước nữa
+ Đoạn 3: Phần còn lại
-HS luyện đọc
Lần 1: Sửa phát âm , ngắt nghỉ và giọng đọc.
+ Trịnh Tường, Bát Xát, ngoằn nghoèo, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan,
Lần 2: Giải thích từ khó:
+ tập quán, canh tác, cao sản, Ngu Công
Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS.
- HS đọc theo nhóm đơi.
- GV đọc mẫu tồn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi:
+ Ơng Lìn đã làm cách nào để đưa con nước về thơn?
+Nhờ có mương nước, tập qn canh tác và cuộc sống ở thơn Phìn Ngan đã thay đổi ntn?


+ Ơng Lìn đã nghĩ ra cách nào để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
+ Câu chyện giúp em hểu điều gì ?
- Nhận xét , chốt ý chính: Ca ngợi ơng Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập
quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm tay đổi cuộc sống của cả thôn
- HS nhắc lại
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm:
-Tìm giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng?
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương Hs
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?
- Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Luyện từ và câu:
ƠN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Tìm và phân loại từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ trái
nghĩa theo yêu cầu của các bài tập ở SGK . Giải thích được lí do lựa chọn từ trong văn
bản.
- HS tự giác, tích cực, chủ động hồn thành nhiệm vụ học tập; đề xuất được giải pháp giải
quyết vấn đề.
- GD HS có ý thức dùng từ ngữ hợp với văn cảnh. GDHS u thích mơn Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập. Từ điển TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- Trị chơi “Ngơi nhà bí mật”.
+ Đặt một câu miêu tả dịng sơng, dịng suối, dịng kênh đang chảy?
+ Đặt một câu miêu tả đôi mắt của em bé?
+ Đặt một câu miêu tả dáng đi của một người?
- Nhận xét,tuyên dương.
- Giới thiệu bài, ghi đề
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng
các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo….(Thẻ từ 14: Suy nghĩ- trao đổi
nhóm đơi-chia sẻ)
- HS đọc nội dung bài tập 1, thảo luận nhóm đơi
- HS làm bài

- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ như thế nào?
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?


+ Từ phức gồm những loại từ nào?
- Nhận xét chốt lại: Từ đơn và từ phức có trong khổ thơ; cách xác định từ đơn và từ phức.
? Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
? Đặc điểm của mỗi loại từ là gì?
Bài 2: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? ( Thẻ từ 25: Suy
luận)
- HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài.
+ Bài tập có những u cầu gì?
+ Thế nào là từ đồng âm?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- HS làm bài
- HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là từ nhiều nghĩa
b) trong veo, trong vắt, trong xanh: đồng nghĩa
c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu: đồng âm
Bài 3: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao
nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó?
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
- HS tự làm cá nhân.
- Hãy thay những từ đồng nghĩa em vừa tìm vào bài văn.
+ Cách dùng từ của tác giả so với những từ em vừa thay vào, bài văn nào hay hơn?
+ Vì sao nhà văn lại chon những từ in đậm mà khơng chọn những từ đồng nghĩa với nó?
- Nhận xét, kết luận

Bài 4: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Có mới nới…..
b) Xấu gỗ, …nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, …. Dùng mưu.
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng một số từ láy vừa tìm được.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Tốn:
LUYỆN TẬP
I. U CẦU CẦN ĐẠT:
- Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và
vận dụng trong giải tốn có lời văn. Rèn KN chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà
thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải tốn có lời văn.
HS làm được các BT 1, 3, 4.


- HS tự giác tích cực học tập; tư duy để giải quyết vấn đề tốn học.
-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.u thích mơn tốn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tivi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động Mở đầu:
- Trò chơi: Hộp quà bí mật
- Nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân
- Thực hành tính: 13 : 4 = ?
- Nhận xét

- Giới thiệu bài, ghi đề
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Tính:
Đọc và làm bài
- Chia sẻ trước lớp, y/c các bạn nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt
a) 5,9 : 2 + 13,06
b) 35,04 : 4 – 6,87
= 2,95 + 13,06
= 8,76 – 6,87
= 16,01
= 1,89
c) 167 : 25 : 4
d) 8,76 x 4 : 8
= 167 : ( 25 x 4)
= 35,04 : 8
= 1,67
= 4,38
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài
- HS phân tích bài toán
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Hỏi cơng thức tính chu vi?

+ Cơng thức tính diện tích hình chữ nhật?
- Nhận xét sửa bài.

Bài giải
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
24 

2
= 9,6 (m)
5

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(24 + 9,6)  2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
24  9,6 = 230,4 (m2)
Đáp số: 67,2m ; 230,4m2
Bài 4:
- HS đọc đề bài
- HS tự làm bài vào vở.
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét sửa bài.

Trong 1 giờ xe máy đi được: 93 : 3 = 31(km)
Trong 1 giờ ô tô đi được là: 103 : 2 = 51,5 (km)
Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy:


51,5 - 31 = 20,5 (km)
Đáp số: 20,5 km
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:


- Tính giá trị của biểu thức:
112,5 : 5 + 4
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Khoa học:
SẮT, GANG, THÉP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được một số tính chất của sắt, gang, thép. Nêu được một số ứng dụng trong sản
xuất và đời sống của gang, thép, sắt. Nhận biết được một số tính chất của sắt, gang, thép.
Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép.
- Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến; vận dụng kiến thức vào
thực tiễn và ứng xử phù hợp với con người.
.- GDHS có ý thức bảo quản đồ dùng bằng gang thép có trong gia đình.
*THGDBVMT: Cách tiết kiệm nguyên liệu sắt,gang ,thép để góp phần bảo vệ mơi
trường và tài ngun thiên nhiên.
ĐC : lựa chọn vật liệu phù hợp, thuận lợi với điều kiện địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Sưu tầm một số đồ dùng được làm bằng gang và thép, sắt, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động Mở đầu
- Trị chơi: Bắt bóng và nói”( Thẻ từ 13)
-Hãy nêu đặc điểm, ứng dụng của tre, mây, song?
-Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây , song mà em biết và nêu cách bảo quản
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đề
2.Hoạt động Hình thành kiến thức mới .

HĐ1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép(Thẻ từ 14: Suy nghĩ- trao đổi nhóm
đơi-chia sẻ)
-HS đọc những thơng tin SGK/tr 48, trả lời câu hỏi:
? Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
? Gang và thép đều có những thành phần chung nào?
? Gang và thép khác nhau ở điểm nào ?
- Thảo luận nhóm các câu hỏi trên
- Chia sẻ, trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
*Nhận xét, kết luận chung:
- Trong tự nhiên sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt.
- Sự giống nhau giữa gang và thép : Chúng đều là hợp kim của sắt và các bon.
- Sự khác nhau giữa gang và thép :
+ Trong thành phần của gang có nhiều các bon hơn thép. Gang rất cứng, gìịn, không thể
uốn hoặc kéo thành sợi.


+ Trong thành phần của thép có ít các bon hơn gang, ngồi ra cịn có thêm một số chất
khác. Thép có tính chất cứng, bền, dẻo, có loại thép bị gỉ trong khơng khí ẩm nhưng cũng
có loại thép không bị gỉ.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
HĐ2: Ứng dụng của gang, thép trong đời sống( Thẻ từ 25: Suy luận)
- HS quan sát hình minh hoạ SGK tr48, 49
? Gang và thép thường được sử dụng vào mục đích gì?
? Kể tên 1 số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép mà em biết?
? Cách bảo quản các đồ dùng bằng sắt, gang, thép?
- Chia sẻ, trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận :Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như nồi, chảo(được
làm bằng gang), dao, kéo, cày, cuốc và nhiều loại máy móc, cầu...được làm bằng thép.
- Cần phải cẩn thận khi sử dụng đồ dùng bằng gang trong gia đình, vì chúng giịn, dễ vỡ.
- Một số đồ dùng như cày, cuốc, dao, kéo ..., dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa

sạch và cất ở nơi khô ráo.
* GDBVMT : + Sắt, gang, thép là nguồn tài nguyên có giá trị lớn và có hạn bởi vậy khi sử
dụng chúng ta cần lưu ý điều gì?( Phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm các nguyên liệu
từ sắt, gang, thép…để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.)
HĐ 3:Cách bảo quản của sắt, gang, thép
- GV hỏi: Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ gang, sắt hay thép?
- Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình em?
- HS nối tiếp nhau trả lời
- GV kết luận cách bảo quản 1 số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Trưng bày tranh ảnh, về các vật dụng làm bằng sắt, gang, thép và nêu hiểu biết của bạn
về các vật liệu làm ra các vật dụng đó.
- Tìm hiểu thêm công dụng của một số vật dụng làm từ các vật liệu trên ở gia đình em.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Chính tả: ( Nghe– viết)
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1); làm được
BT2. Rèn kĩ năng phân tích mơ hình cấu tạo của iếng
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc; Thực hiện và giải quyết vấn đề trong học tập.
- Giáo dục hs có ý thức ghe viết trình bày đúng - có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ: xây dở, che chở, trụ bê tông, nồng hăng, vôi gạch

- Nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đề


2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- 1 HS đọc phần chính tả sẽ viết.
+ Đoạn văn trên nói về ai?
- Hướng dẫn viết từ khó:
- HS thảo luận nhóm đơi trao đổi và nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
VD: Lý Sơn, Quảng Ngãi, bươn chải, cưu mang
- Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp.
- Viết chính tả.
- GV đọc chậm rãi cho HS viết vào vở.
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết).
- Thu bài nhận xét bài viết của HS.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài tập 2a: Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát vào mô hình cấu tạo vần.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm phiếu
- Chia sẻ trước lớp. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt:
Mơ hình cấu tạo vần
Tiếng

Vần
Âm đệm

con

ra
tiền
tuyến
xa
xơi
u
bầm
u
nước
cả
đơi
mẹ
hiền

Âm chính
o
a


a
ơ

â

ươ
a
ơ
e



Âm cuối
n

Bài tập 2b:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau?
+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên?
- Chia sẻ trước lớp. Hs khác nhận xét, bổ sung.

n
n
i
u
m
u
c
i
n


- Nhận xét, chốt: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng thứ 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của
dòng 8 tiếng
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với bạn cách phân biệt r-d-gi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Kể chuyện:

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Chọn được một câu chuyện đó được nghe, đó đọc nói về những người biết sống đẹp, biết
mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng , đủ ý, biết trao đổi về
nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét được lời
kể của bạn. HSNK tìm được truyện ngồi SGK kể chuyện một cách tự nhiên sinh động .
- Nói rõ ràng, mạch lạc, tự tin và đúng ngữ điệu; Phân tích được tình huống trong học tập.
- Bồi dưỡng cho HS lối sống tốt đẹp, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người. Góp phần nhỏ bé
giúp đỡ, đồng bào bị thiên tai, những người có hồn cảnh khó khăn, chống lạc hậu.
*GDMT: GV gợi ý HS chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo
vệ môi trường (trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố,...), chống lại những
hành vi phá hoại môi trường (phá rừng, đốt rừng) để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem
lại niềm vui cho người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh, ảnh về câu chuyện mình định kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu: (Thẻ hoạt động 13: Bắt bóng và nói).
- HS kể chuyện nói về buổi sum họp gia đình.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đề
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV gạch chân những từ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, biết sống đẹp, niềm vui, hạnh phúc
+ Đề bài yêu cầu gì?
- 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1-2-3 SGK.
+ Em định kể câu chuyện về ai? Hãy giới thiệu cho cả lớp cùng nghe.
- Nhận xét
3.Hoạt động thực hành, luyện tập
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .

* Kể trong nhóm
- HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân lần lượt kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
* Kể trước lớp:
- Các nhóm thi kể chuyện.


- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
+ Nội dung câu chuyện có phù hợp với u cầu đề bài khơng, có hay, mới và hấp dẫn
không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
HĐ3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (Thẻ hoạt động 14: Suy nghĩ trao đổi nhóm đơi,
chia sẻ)
- Cặp đơi trao đổi, thảo luận với nhau về ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể.
? Câu chuyện bạn vừa kể nói về điều gì?
? Ở trường, ở lớp chúng ta em thấy có bạn nào cũng là người biết sống đẹp không?
- Chia sẻ trước lớp. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét và tuyên dương những bạn là người biết sống đẹp.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Em đã làm gì để mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh ?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................

*********************************************
Đạo đức:
TƠN TRỌNG PHỤ NỮ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội; những việc cần làm phù
hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử
với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; phát hiện và nêu được tình
huống có vấn đề trong học tập.
- Trung thực trong học tập và cuộc sống. Học sinh có thái độ tơn trọng các bạn nữ
ĐC: Bài tập 4,5 Hướng dẫn hs tự học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- Trò chơi: Vượt chướng ngại vật để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
- HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đề
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HĐ 1. Tìm hiểu thơng tin:
- Em đọc kĩ thơng tin SGK trang 22.
- Trao đổi, thảo luận câu hỏi:
? Em hãy kể những công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
? Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trong.


- Chia sẻ trước lớp. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, rút ra ghi nhớ.
3.Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài tập 1: Những việc làm nào thể hiện sự tôn trọng phụ nữ:
- Trao đổi cùng bạn và thống nhất ý kiến.
- Chia sẻ trước lớp. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt
Bài tập 2: Bày tỏ thái độ:
- Ban học tập tổ chức cho các bạn bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
- HS giơ thẻ theo quy ước, một số HS giải thích lí do.
- Nhận xét, chốt:
+ Tán thành với các ý kiến a,d.
+ Không tán thành với các ý kiến b,c,đ, vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tơn trọng phụ
nữ.
Bài tập 3: Xử lý tình huống :Làm BT 3 ở SGK.tr 24
- HS cá nhân làm việc với SGK
- Chia sẻ trước lớp. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
a, Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng
hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Khơng
nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là con trai.
b, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ
phát biểu.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Em làm gì để thể hiện sự tôn trọng đối với những người phụ nữ trong gia đình mình ?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2021
Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ LÀM ĐƠN

I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1). Viết một lá đơn xin học môn tự chọn,
Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức đủ nội dung cần thiết. Rèn kĩ năng viết một lá đơn,
trình bày gọn, rõ, đầy đủ.
- Tự học và giải quyết vấn đề, diễn đạt mạch lạc, có vốn từ vựng tương đối phong phú cho
học tập và giao tiếp hàng ngày.
- GD HS tính trung thực, lịng u thích học ngoại ngữ, tin học.
* Điều chỉnh: Chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động Mở đầu:


- HS đọc lại đoạn văn đã viết tiết trước.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
2.Họat động thực hành, luyện tâp:
Bài 1: Điền nội dung vào một lá đơn in sẵn.
- Đọc và làm bài.
- Lưu ý: Cần ghi chính xác và đầy đủ tên trường, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ
nơi ở của mình. Phần ý kiến cha mẹ em có thể ghi thay.
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung
+ Đơn viết có đúng thể thức khơng?
+ Trình bày có sáng tạo khơng?
+ Lí do, nguyện vọng viết có rõ khơng?
? Hãy nêu trình tự viết một tờ đơn?
- Nhận xét và chốt: Cách viết đơn theo mẫu in sẵn:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Nơi và ngày viết đơn.

+ Tên đơn.
+ Nới nhận đơn.
+ Nội dung đơn: Giới thiệu bản thân; lí do viết đơn, lời hứa, lời cảm ơn.
+ Chữ kí và họ tên của người viết đơn.
Bài 2: Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được học môn tự chọn về ngoại ngữ hoặc
tin học.
Gợi ý: Dựa vào mẫu đơn ở bài tập 1 em cần thay đổi phần nào, giữ nguyên phần nào để
nội dung đơn phù hợp với yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS tự chọn nội dung viết đơn xin học
môn Ngoại ngữ hoặc tin học.
- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung
- Chốt: Cách viết đơn xin học môn tự chọn theo các bước chính: Tên đơn, Nơi gửi, Người
viết.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Viết đơn xin học câu lạc bộ mà mình u thích.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Tốn:
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Vận dụng để giải các bài tốn có
lời văn. Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép chia 1STP cho 1STN; Vận dụng để giải các
bài tốn có lời văn.
HS hồn thành được BT 1,3
- Tích cực, chủ động trong học tập để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:



- Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động Mở đầu:
- Muốn chia một số tự nhiên cho số tự nhiên có thương tìm được là một số thập phân ta
làm như thế nào?
- Thực hành tính 11:4 = ?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài: Chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
a) Tính rồi so sánh kết quả.
25 : 4 và (25 x 5 ) : ( 4 x 5)
4,2 : 7 và (4,2x 10) : (7 x 10)
37,8 : 9 và ( 37,8 x 100) : ( 9 x 100)
- Cá nhân thực hiện.
- Chia sẻ cách so sánh, nhận xét.
- Trình bày, lớp rút ra nhận xét: Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì
thương khơng thay đổi.
b)Ví dụ 2: 57 : 9,5 = ?
- HS làm bài
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt
c) Ví dụ 3: 99 : 8,25 = ?
- HS làm bài
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt
- Rút ra nhận xét (sgk)
3. Hoạt động Thực hành luyện tập
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:

- Đọc và làm BT
- HS làm bài
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt
* Chốt: Quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Bài 3: Giải toán:
- Cá nhân đọc và làm BT.
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt
Thanh sắt dài 1m cân nặng: 16 : 0,8 = 20 (kg)
Thanh sắt 0,18 m cân nặng: 20 x 0,18 = 3,6 (kg)
Đáp số: 3,6 kg
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Đặt tính rồi tính: 55: 9,2
98 : 8,5
214 : 12,4
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................


*********************************************
Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2021
Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Vận dụng để tìm x và giải tốn có lời
văn.Rèn kĩ năng thực hiện ĐT rồi tính, tìm x và giải tốn có lời văn có áp dụng phép chia
một số tự nhiên cho một số thập phân.

HS làm được BT1, 2, 3.
- Tích cực, chủ động trong học tập để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- Nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân .
- Tính : 36 : 7,2 = ...?
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Bài 1: Tính:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.
- Chia sẻ kết quả trước lớp, y/c các bạn nêu cách thực hiện.
* Chốt : Một số chia cho 0,5 ta có thể lấy số đó nhân với 2; Một số chia cho 0,25 ta có thể
lấy số đó nhân với 4 và phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
a) 5 : 0,5 = 5 x 2
52 : 0,5 = 52 x 2
10
10
104
104
b) 3 : 0,2 = 3 x 5
18 : 0,25 =
18 x 4
15
15
72

72
Bài 2: Tìm x:
- Làm BT
- Chia sẻ kết quả trước lớp, Nêu cách tìm thành phần chưa biết
* Chốt cách tìm thừa số chưa biết và quy tắc chia một STN cho một số thập phân.
Bài 3:
- HS đọc đề bài tốn.
+ Bài tốn cho biết gì ?
+ Bài tốn hỏi gì?
+ Muốn giải được bài tốn ta phải làm như thế nào?
- HS tự làm bài.
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
21 + 15 = 36 (l)
Số chai dầu là:
36 : 0,75 = 48 (chai)


Đáp số: 48 chai dầu
3.Hoạt đông vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm x:
X x 1,36 = 4,76 x 4,08
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Tập đọc:

CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm các bài ca dao (thể lục bát)
Hiểu nội dung bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nơng dân đó mang
lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.(TL được các câu hỏi trong SGK).Thuộc
lòng 2-3 bài ca dao.
- Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; Mạnh dạn trong giao tiếp:
nói to, rõ ràng.
- GD HS lịng biết ơn những người nông dân lao động vất vả để làm nên những hạt cơm,
hạt gạo. Ca ngợi tinh thần lao động cần cù của người nông dân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- HS đọc bài: Ngu Công xã Trịnh Tường và trả lời câu hỏi SGK:
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi đề
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1:Luyện đọc
- HS có năng lực đọc bài 1 lần.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn khổ thơ.
Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc: cơng lênh,
Lần 2: Giải thích từ khó: mn phần, phải thì, cơng lênh,
Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS.
- HS đọc theo nhóm đơi đoạn.
- GV đọc theo mẫu tồn bài.
Hoạt động 2Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi:
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nơng dân?

+ Tìm mỗi câu ứng với mỗi nội dung dưới đây:
a) Khuyên người nông dân chăm chỉ cấy cày.
b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
- Nhận xét, chốt ý chính : Lao động vất vả trên ruộng đồngcủa những người nông dân đã
mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.


- HS nhắc lại
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1:Luyện đọc diễn cảm
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Hướng dẫn giọng đọc cả 3 bài ca dao.
- Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 bài.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Luyện học thuộc lòng
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Sau này lớn lên, em sẽ làm gì để giúp đỡ người nơng dân đỡ vất vả ?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2021
Toán:
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được chia một số thập phân cho một số thập phân và giải tốn có lời văn. Vận dụng
chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải tốn có lời văn. Vận
dụng để tìm x và giải tốn có lời văn.
BT cần làm: 1(a,b,c), 2 (tr.71); 1(a,b),2a,3 ( tr. 72).
- HS tự giác, tích cực, chủ động hồn thành nhiệm vụ học tập.
- Giáo dục hs tính cẩn thận, trình bày bài khoa học.
ĐC CV 3799: Điều chỉnh phép chia một số thập phân cho số thập phân có khơng
q hai chữ số ở dạng: a,b và 0,ab.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- Trò chơi:
- Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như thế nào?
- Nêu tính chất thương của phép chia như thế nào khi ta nhân cả số bị chia và số chia với
cùng một số tự nhiên khác 0.
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi đề
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân .
a) Ví dụ1
Hình thành phép tính
- Ví dụ : Một thanh sắt dài 6,2m cân nặng 23,5kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao
nhiêu ki-lơ-gam?
- Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?


- HS đọc phép tính cân nặng của 1dm thanh sắt đó.
- Như vậy để tính xem 1dm thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lơ-gam chúng ta phải thực hiện
phép chia 23,56 : 6,2 . Phép chia này có cả số bị chia và số chia là số thập phân nên được

gọi là phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
Đi tìm kết quả
- Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương có thay đổi
khơng?
- Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2.
- HS nêu cách làm và kết quả của mình trước lớp.
- Như vậy 23,56 chia cho 6,2 bằng bao nhiêu ?
Giới thiệu cách tính
- GV nêu : Để thực hiện 23,56 : 6,2 thông thường chúng ta làm như sau:
23,56

6,2

496
3,8(kg)
0
- HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 23,56 : 6,2.
- HS so sánh thương của 23,56 : 6,2 trong các cách làm.
- Em có biết vì sao trong khi thực hiện phép tinh 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và
chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng
khơng ?
b) Ví dụ 2
- Hãy đặt tính và thực hiện tính :
82,55 : 1,27
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và tính vào giấy nháp.
- GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình, nếu HS làm đúng như SGK, GV cho
HS trình bày rõ ràng trước lớp và khẳng định cách làm đúng
82,55 1,27
6 35
0


65

- Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân
cho một số thập phân ?
- Nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực
hiện phép chia trong SGK.
3. Hoạt động Thực hành luyện tập.
Bài tập 1a,b,c: Đặt tính rồi tính:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ với bạn bên cạnh
- Chia sẻ trước lớp, một số H thực hiện phép tính, nêu cách làm.
- Nhận xét, chốt:
Bài 2 (tr.71):
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS phân tích, lập các bước giải
- HS làm bài


- Chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét, chốt:
Bài giải
1l dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
8l dầu hoả cân nặng là:
0,76  8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08kg
Bài 1(tr.72): Đặt tính rồi tính:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ trước lớp, y/c các bạn nêu cách thực hiện.

- Nhận xét, chốt:
16,24: 2,9 = 5,6
0,592 : 0,08 = 7,4
Bài 2a: Tìm X
- Làm BT
- Chia sẻ với bạn cách tìm thành phần chưa biết.
- Chia sẻ trước lớp, y/c các bạn nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt:
a) x  1,7 = 85
x = 85 : 1,7
x= 50
Bài 3: Giải toán:
-Đọc và trao đổi các bước giải.
- Cá nhân làm BT
- Chia sẻ phỏng vấn nhau trước lớp
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Giải bài toán bằng cách nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia để tìm số dư.
- Thực hiện chia bình thường tới 2 chữ số ở phần thập phân của thương thì dừng lại. Dóng từ dấu
phẩy gốc, xem số dư đứng ở hàng nào sau dấu phẩy, ta xác định chính xác.

- Nhận xét, chốt:
Bài giải
Một lít dầu hỏa cân nặng là:
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
5,32kg dầu hỏa có số lít là:
5,32 : 0,76 = 7 (lít)
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Vận dụng làm bài sau:Biết 3,6l mật ong cân nặng 5,04kg. Hỏi 7,5l mật ong cân năng bao
nhiêu ki - lô- gam ?

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................


*********************************************
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ CÂU
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Tìm được 1 câu kể, 1 câu hỏi, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu
câu đó(BT1).Phân loại được các kiểu câu kể(Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?), xác định
đúng chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu BT2. Rèn kĩ năng xác định các thành
phần của câu.HS có ý thức nói, viết thành câu.
- Tự giác, chủ động trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học
tập.
- GD HS có ý thức nói viết thành câu. GDHS thái độ tự giác nghiêm túc trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- Đặt câu lần lượt với các yêu cầu:
+ Câu có từ đồng nghĩa
+ Câu có từ đồng âm
+ Câu có từ nhiều nghĩa
- Nhận xét đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động Thực hành luyện tập.
Bài 1: Đọc mẫu chuyện vui:
a) Tìm trong mẫu chuyện trên:

- Một câu hỏi
- Một câu kể
- Một câu cảm
- Một câu khiến
b) Nêu những dấu hiệu của mỗi kiểu câu trên.
- Đọc và làm bài.
- Trao đổi trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét và chốt lại: + Các loại câu có trong mẫu chuyện
+ Cách xác định các loại câu (câu hỏi, câu cảm, câu khiến) dựa vào dấu câu.
Câu hỏi: Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu cảm: Cuối câu có dấu chấm cảm.
Câu kể: Cuối câu có dấu chấm.
Câu khiến: Cuối câu có dấu chấm cảm.
Bài 2: Phân loại các kiểu câu kể trong mẫu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu
(chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
- Cá nhân đọc bài Quyết định độc đáo.
- HS làm bài
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét và chốt lại:
- Các câu kể kiểu Ai làm gì?
+ Cách đây khơng lâu (TN),/ lãnh đạo thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh (CN)// đã
quyết định phạt tiền các cơng chức nói hoặc viết tiếng Anh khơng đúng chuẩn (VN).
+ Ơng chủ tịch Hội đồng thành phố (CN) //tun bố sẽ khơng kí bất cứ văn bản nào có lỗi
ngữ pháp và chính tả (VN).


- Các câu kể kiểu Ai thế nào?
+ Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi (TN), /công chức (CN)// sẽ bị phạt 1 bảng (VN).
- Các câu kể kiểu Ai là gì?

+ Đây (CN)// là biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh (VN).
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình trong đó có sử dụng các mẫu câu trên.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Khoa học:
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được một số tính chất của đồng. Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và trong
đời sống của đồng. Quan sát nhận biết 1 số đồ dùng làm bằng đồng và nêu cách bảo quản
chúng.
- Tự học và tự giải quyết vấn đề; Tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cuộc sống.
- Có ý thức bảo quản những đồ dùng bằng đồng trong gia đình mình.
*THGDBVMT:Nêu cách tiết kiệm nguyên liệu đồng để bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tivi
- Một số đoạn dây đồng, tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của
đồng.
SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động Mở đầu
- Trị chơi:
- Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
- Gang, thép có thành phần nào chung?

- Hãy nêu nguồn gốc và tính chất của sắt?
- Hợp kim của sắt là gì? Ứng dụng của gang thép trong đời sống?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động Thực hành luyện tập.
HĐ1: Tính chất của đồng: Làm việc với vật thật:
-Cá nhân đưa ra một đoạn dây điện đã chuẩn bị sẵn
- HS làm bài
? Quan sát các đoạn dây đồng và mơ tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của nó?
- Chia sẻ phỏng vấn nhau trước lớp.
- KL: Đồng có nhiều đặc điểm khác biệt sắt.
HĐ2: Nguồn gốc ,so sánh tínhchất của đồng và hợp kim của đồng
-Cá nhân đưa ra một đoạn dây đồng đã chuẩn bị sẵn
- Chia sẻ cặp đôi


? Tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
- Chia sẻ phỏng vấn nhau trước lớp.
- KL: Đồng là kim loại. Đồng- thiếc, đồng- kẽm đều là hợp kim của đồng.
HĐ3:Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các
đồ dùng đó
-Làm việc cá nhân với SGK/ trong hình tr 50, 51
-Chỉ và nói tên các loại đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong hình tr 50, 51
SGK theo nhóm đơi.
? Kể tên 1 số đồ dùng khác được làm bằng đồng?
? Nêu cách bảo quản chúng ?
-Chia sẻ, trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
-Chốt : + H1: Dây điện; H2: Các vật dụng trên bàn thờ; H3: Kèn; H4: Chuông đồng; H5:
Lư hương; H6: Mâm đồng.
+ Thau đồng, một số bộ phận của ô tô, xe đạp, tàu biển, đạn….
+ Đồng và các hợp kim của đồng để ngồi khơng khí thường bị gỉ nên thỉnh thoảng người

ta phải dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm chúng sáng bóng trở lại.
- Phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm các nguyên liệu từ đồng và hợp kim của đồng
*THGDBVMT : +Giống như sắt, gang, thép, đồng và hợp kim của đồng là nguồn tài
nguyên có giá trị lớn và có hạn bởi vậy khi sử dụng chúng ta cần lưu ý điều gì? (Phải sử
dụng có kế hoạch và tiết kiệm các nguyên liệu từ đồng và hợp kim của đồng để bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên)
GV liên hệ: Ở gia đình em có những đồ dùng nào làm bằng đồng?
- Em thường thấy gia đình em bảo quản các đồ dùng bằng đồng như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS đọc nội dung bài học
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Gia đình em có những đồ dùng nào bằng đồng hoặc hợp kim của đồng? Gia đình em đã
bảo quản như thế nào để dùng được bền lâu?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************

Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2021
Toán:
TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm và nhận biết về tỉ số phần trăm. Viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm
Làm được BT1, 2.
- HS tự giác, tích cực, chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- HS có ý thức tính tốn cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:



1. Hoạt động Mở đầu:
- Trị chơi:
- Tìm tỉ số của hai số a và b biết:
a) a=3 ; b=5
b) a=36 ; b=54
- Tỉ số của hai số 36 và 54 cho biết gì?
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Hơm nay chúng ta sẽ làm quen và học dạng toán tỉ số mới qua bài
“ Tỉ số phần trăm ”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm
* Ví dụ 1
- Nêu bài tốn: Diện tích của một vườn trồng hoa là 100m 2, trong đó có 25m2 trồng hoa
hồng. Tìm tỉ số của diện tích hoa hồng và diện tích vườn hoa.
- HS tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa.
- Quan sát hình vẽ, sau đó vừa chỉ vào hình vẽ vừa giới thiệu :
+ Diện tích vườn hoa là 100m2.
+ Diện tích trồng hoa hồng là 25m2.
+ Tỉ số của diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa là :
+ Ta viết

25
.
100

25
= 25% đọc là hai mươi lăm phần trăm.
100


- GV cho HS đọc và viết 25%
* Ví dụ 2
- Nêu bài tốn ví dụ :
- GV yêu cầu HS tính tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường.
- HS làm bài cá nhân
- Hãy viết tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường dưới dạng phân số thập
phân.
- Hãy viết tỉ số

20
dưới dạng tỉ số phần trăm.
100

- Vậy số học sinh giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường ?
-KL: Tỉ số phần trăm 20% cho biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 em học sinh
giỏi.
- Dựa vào cách hiểu hãy giải thích em hiểu các tỉ số phần trăm sau như thế nào ?
+ Tỉ số giữa số cây còn sống và số cây được trồng là 92%.
+ Số học sinh nữ chiếm 52% số học sinh toàn trường.
+ Số học sinh lớp 5 chiếm 28% số học sinh toàn trường.
-Nhận xét, chốt:
3. Hoạt động Thực hành luyện tập.
Bài 1: Viết (theo mẫu):
- HS nêu yêu cầu bài và giải thích bài mẫu.
- HS tự làm vào vở
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt:
60
15

60 12
96
32
=
= 15% ;
=
= 12% ;
=
= 32%
400 100
500 100
300
100

Bài 2:


- HS đọc đề bài toán
- HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Mỗi lần người ta kiểm tra bao nhiêu sản phẩm ?
+ Mỗi lần có bao nhiêu sản phẩm đạt chuẩn ?
+ Tính tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và số sản phẩm được kiểm tra.
+ Hãy viết tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm được kiểm tra dưới dạng tỉ số
phần trăm.
- HS làm bài
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt:
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số cây lấy gỗ và số cây trong vườn là:
540 : 1000 =


540
= 54%
1000

Số cây ăn quả trong vườn là:
1000 - 540 = 460 (cây)
Tỉ số phần trăm của số cây ăn quả và số cây trong vườn là:
460 : 1000 =

460
= 46%
1000

Đáp số: a) 54%
b) 46%
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm :
- Vận dụng kiến thức làm bài sau: Một trang trại có 700 con gà , trong đó có 329 cn gà
trống. Vậy tỉ số phần trăm của số gà trống và tổng số gà là bao nhiêu ?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Tập làm văn:

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm

của mình. Rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc
chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). Bết lỗi trong bài văn và viết lại được một đoạn cho đúng.
Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi cơ giáo u cầu chữa trong bài viết của mình.
- Tự học và giải quyết vấn đề; Lắng nghe tích cực.
- GD HS có ý thức tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi. Có tinh thần học hỏi những câu
văn, đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động Mở đầu:
- HS đọc đơn Đơn xin học môn tự chọn
- Nhận xét ý thức học bài của HS
- Giới thiệu bài - Ghi bảng


2.Hoạt động thực hành, luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét chung bài làm của HS.
- HS đọc đề bài Tập làm văn.
- GV nhận xét chung :
+ Ưu điểm: Bài làm có bố cục ba phần rõ ràng, đúng trọng tâm, nhiều em biết chọn tả
những đặc điểm nổi bật của người mình tả, câu văn có hình ảnh. Một số em biếtosử dụng
phương pháp so sánh nhân hóa và nêu được tình cảm của mình với người định tả. (GV đọc
một số câu văn hay của các em làm tốt,...cho cả lớp nghe để các em nhận ra cách tả, cách
diễn đạt.)
+ Hạn chế: Một số em bài viết còn lan man, chưa đi vào trọng tâm, cách tả chưa tuân thủ
theo cấu tạo của bài văn tả người, nội dung tả từng phần chưa nhất quyết cứ nhớ ý gì là tả
ý đó, dùng từ chưa chính xác và viết câu chưa gãy gọn, chưa có sự sáng tạo trong cách
dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả.
* Hướng dẫn học sinh rút kinh nghiệm về bài kiểm tra làm văn.
- Đọc cá nhân.

- Đọc theo nhóm đơi
- Gọi các bạn phát hiện lỗi sai của bạn trong bài viết.
- GV theo dõi giúp đỡ, uốn nắn cho HS theo nhóm
Hoạt động 2: Sửa bài
- Nhận bài. Tự chữa lỗi sai của mình.
- Viết lại một đoạn cho hay hơn.
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét
- Nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS.
Hoạt động 3: Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt
- HS có bài văn hay đọc cho cả lớp cùng nghe.
+ Trong bài văn của bạn, cách dùng từ nào hay?
+ Những ý nào trong đoạn văn này hay?
- Nhận xét về những điều đáng học tập.
- Nêu những điều em học được qua đoạn văn, bài văn đó.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Qua tiết học này, em học được điều gì ?
- Viết lại những đoạn văn mình viết chưa được hay.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Luyện Tiếng Việt:
TUẦN 13
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Đọc và hiểu bài Tác dụng của mật ong. Hiểu được tác dụng của mật ong và một số lưu ý
khi dùng mật ong. Viết đúng từ chức tiếng bắt đầu bằng s/x ( hoặc tiếng có âm cuối t/ c).
Viết được đoan văn về vấn đề bảo vệ mơi trường, trong đoạn văn có sử dụng quan hệ từ
hoặc cặp quan hệ từ. Viết được đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em yêu mến.

- Tự giác, chủ động trong học tập.


- u thích mơn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động Mở đầu:
- GV tổ chức cho lớp chơi: Vượt chướng ngại vật để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
- HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét đánh giá.
- GV giới thiệu bài.
2.Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 2: Đọc truyện “ Tác dụng của mật ong” và TLCH
- Cá nhân đọc thầm truyện và tự làm bài vào vở ôn luyện TV
-Chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
a) Mật ong có tác dụng: Giúp dễ ngủ; Bồi bổ cơ thể; Chữa cảm lạnh; Chữa ho; Chữa
bệnh đau dạ dày .
b) Chữa ho thì hấp với chanh , quất.
Chữa bệnh đau dạ dày thì trộn với tinh bột nghệ.
c) Xuất hiện nhiều bọt khí.
d) Khơng nên pha mật ong với nước sơi vì nó sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong mật ong.
Bài 4:Em và bạn điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống:
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi thảo luận, làm vở ôn luyện TV
- Chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét và chốt.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Suy nghĩ làm bài 6
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
Luyện Tốn:
ƠN LUYỆN TUẦN 13
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Thực hiện đúng các phép cộng, trừ, nhân, các số thập phân ; phép chia một số thập phân
cho một số tự nhiên, chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000,....Vận dụng tính chất
nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
- Tự giác, chủ động trong học tập.
- Giúp H yêu thích say mê môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế để tính tốn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động Mở đầu:
- GV tổ chức cho lớp chơi: Rung cây hái quả để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
- HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét đánh giá.


- GV giới thiệu bài.
2.Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Tính thuận tiện nhất ( Bài 1 trang 66)
- Em và bạn đọc bài toán, cùng thảo luận và làm bài
- Chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
6,8 x 5,4 + 6,8 x 4,6
7,1 x 0,27 + 0,27 x 2,9
=6,8 x ( 5,4 + 4,6 )

= 0,27 x ( 7,1 + 2,9 )
= 6,8 x 10
= 0,27 x 10
= 68
= 2,7
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (ƠLT – trang 66)
- Em và bạn đọc bài toán, cùng thảo luận và làm bài
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
Bài giải
Mua 1 lít dầu trả số tiền là:
175000 : 10 = 17500 (đồng)
Mua 7,5 lít dầu cùng loại phải trả số tiền là:
17500 x 7,5 = 131250 ( đồng )
Mua 7,5 lít dầu cùng loại phải trả ít hơn số tiền là:
175000 – 131250 = 43750 (đồng)
Đáp số: 43750 đồng.
Bài 5: Tính bằng cách thuận tiện nhất (ƠLT – trang 67)
- Cá nhân đọc
- Làm bài vào vở
- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, chốt
600 x 0,14
6,7 x 3,1 - 4,7 x 3,1
= 6 x 100 x 0,14
= 3,1 x ( 6,7 – 4,7)
= 6 x 14
= 3,1 x 2
= 84
= 6,2

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Suy nghĩ để làm thêm phần vận dụng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. (nếu có)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
*********************************************
SHTT:

SINH HOẠT ĐỘI
HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Đánh giá hoạt động của Chi đội tuần 13. Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 14


×