Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỳ diệu: trẻ em Nhật Bản học phép nhân như thế nào! docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.31 KB, 3 trang )


Phương pháp này giúp việc dạy và học toán trở nên sinh động hơn, dễ dàng truyền tải những khái
niệm toán học trừu tượng đến các em học sinh. Đa phần hình thức này được áp dụng tại các
trường tiểu học vì các em học sinh không được sử dụng máy tính trong các bài kiểm tra tính
toán.
Để thực hiện phương pháp này, chúng ta cần một tờ giấy và một cây bút bất kì (tốt nhất là 2 cây
bút 2 màu). Khi nhân 2 số A và B với nhau, số A được thể hiện bằng các đường thẳng kẻ chếch
lên từ trái sang phải, số B được biểu hiện bằng các đường thẳng kẻ chếch xuống cũng từ trái sang
phải.
Giá trị mỗi chữ số trong số A và B tương ứng với số lượng đường thẳng và với mỗi chữ số trong
cùng một số thì phải cách nhau bằng khoảng trắng. Sau đó chỉ việc đếm số giao điểm ở 3 góc là
sẽ có kết quả chính xác.
Giả sử hình minh họa ta có phép tính 12x31, như hình trên, các đường thẳng màu xanh tượng
trưng cho số 12, các đường thẳng màu đỏ tượng trưng cho 31.Bây giờ, chúng ta nhóm các giao
điểm theo hướng xiên thành 3 tập hợp như hình vẽ. Ta sẽ có 3 nhóm 3, 7, 2 từ trái qua phải. Thật
bất ngờ, đó cũng là kết quả của phép nhân 12x31=372.



Đối với phép tính có 3 chữ số, ta cũng làm như trên, nhưng chú ý là khi cộng kết quả ta cộng từ
phải sang trái, nếu số điểm giao nhau lớn hơn 10 thì viết 0 nhớ 1, hoặc viết 2 nhớ 1 như các
phép cộng thông thường.
Ví dụ: 122 x 222 = 27084


Đối với các phép tính có số 0, ta vẽ vào đó một nét đứt hoặc một nét mờ (chỉ là để nhớ vị trí ấy
để không bị nhầm lẫn sau này). Sau đó lúc cộng kết quả thì ta không tính đến các điểm giao nhau
của các đường mờ này.
Ví dụ: 103 x 202 = 20806

×