Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Quyền sở hữu tài sản trong kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.18 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
🙡🙡🙡

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Anh Tuấn
LỚP: 46K01.5
Nhóm 02

Tên thành viên nhóm:

Nguyễn Thị Ngọc Bích
Nguyễn Thị Quỳnh Chi
Trần Thị Thảo Chi
Nguyễn Khánh Chuyên
Nguyễn Thị Cúc
Kiều Hiền Diệu
Lê Hồ Khánh Duy


Quyền sở hữu đề cập đến quyền lợi pháp lý trong việc sử dụng theo đó một nguồn
lực được đem ra để đổi lại bằng việc sử dụng mọi thu nhập liên quan đến nguồn lực đó. Xét
về tài sản gồm đất đai, cơ sở kinh doanh, nhà cửa,.... và về trí tuệ gồm bản quyền, nhãn
hiệu hàng hóa và ý tưởng. Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau về mức độ bảo vệ quyền sở
hữu tài sản nên việc tồn tại những vi phạm quyền sở hữu là không tránh khỏi. Các vi phạm
này bao gồm hai loại hành động: Hành động cá nhân và Hành động cửa quyền. Tất cả
những hành động như trộm cắp, sao chụp, tống tiền hay những hoạt động tương tự đều là
hành động vi phạm quyền sở hữu cá nhân. Đối với các nước có hệ thống pháp luật càng


yếu thì mức độ phạm tội càng cao. Bên cạnh đó, hành động cửa quyền hay hành động công
là sự xâm phạm thu nhập hoặc các nguồn lực của những người nắm giữ quyền sở hữu của
các chính trị gia và quan chức chính phủ. Cụ thể là những hành động đánh thuế cao, tự ý
phân phối tài sản mà chưa có sự đơng ý của chủ sở hữu,... nhằm kiếm thêm thu nhập,
nguồn lực. Một trong những cách thức để thực hiện hành động cơng đó là tham nhũng - một
vấn nạn mà đa số các quốc gia đang đối mặt. Tham nhũng diễn ra ở tất cả các nước trên
thế giới, xảy ra ở mọi lĩnh vực có liên quan hoạt động quản lý kinh tế, xã hội. Vấn đề này
không những là một chướng ngại vật cản trở sự phát triển nền kinh tế của các nước mà còn
ảnh hưởng tiêu cực hệ thống pháp luật của những quốc gia đó.
Bên cạnh các tài sản hữu hình thì trí tuệ cũng là một loại tài sản có giá trị rất lớn.
Đặc biệt trong thời đại mới ngày nay, thời đại của sự bùng nổ về công nghệ thông tin, truyền
thông, dịch vụ thì sự sáng tạo của con người lại càng trở nên đắt giá chẳng hạn như một
bản thiết kế thời trang hay một nhãn hiệu cũng có giá lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhưng khi
giá trị của trí tuệ ngày càng cao thì đồng thời kéo theo đó là nạn xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ ngày càng mạnh, hàng năm có vơ số trường hợp từ các ngành khác nhau như dịch vụ,
sản xuất hàng hóa xảy ra hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ đó việc bảo vệ trí
tuệ trở vơ cùng quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải khi nào bảo hộ
quyền sở hữu cũng cần thiết. Ví dụ như trong đại dịch Covid-19, Úc quyết định ủng hộ việc
từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine với mục đích giúp đỡ các nước có thu nhập thấp
và tăng cường sản xuất hàng loạt vaccine để phục vụ cho công cuộc chống dịch.
Yếu tố then chốt đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm lực phát triển và sự thịnh
vượng cho của một quốc gia là tri thức – nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới. Do vậy, bảo
vệ quyền sử hữu tài sản có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Bảo
vệ và tôn trọng quyền sở hữu tài sản tạo điều kiện thuận lợi để tích lũy vốn sản xuất. Khi
được sở hữu sản phẩm mình tạo ra, con người có xu hướng tích cực hơn và năng suất cao
hơn. Các doanh nghiệp sẽ chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào nhà máy các trang thiết bị tốt
nhất khi quyền quyết định sử dụng tài sản nằm ở họ và người khác khơng có quyền tước
đoạt đi. Đồng nghĩa với việc nếu quyền sở hữu tài sản được bảo vệ thì người ta sẽ tích lũy
vốn sản xuất và năng suất lao động tăng, tạo điều kiện cho một quốc gia phát triển. Sự bảo
hộ mạnh mẽ đối với các tài sản trí tuệ, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo khoa học và

cơng nghệ, tạo ra các công nghệ mới và áp dụng vào sản xuất, là một yếu tố thúc đẩy
chuyển giao công nghệ và thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài. Sở hữu tài sản được xem
là nhân tố đem lại sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục.Khi một phát minh mới ra đời và được
bảo hộ, chủ thể sở hữu sản phẩm trí tuệ đó khơng chỉ có được tỷ lệ tiền bản quyền cao hơn
và giá trị thị trường cũng cao hơn nhiều lần so với các tài sản vơ hình khác, mà người xin
cấp giấy phép sử dụng cũng vui lịng trả nhiều tiền hơn do có sự bảo hộ đó. Việc bảo vệ sở
hữu tài sản góp phần giảm rủi ro trong các giao dịch thương mại, song cũng tạo ra khoảng
thu cho nhà nước. Từ việc thương mại hố các tài sản trí tuệ đã đem lại những lợi ích kinh
tế to lớn cho quốc gia. Bên cạnh đó, đây cũng là cơng cụ cạnh tranh hữu hiệu cho doanh
nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia trong hội nhập. Quốc gia hay doanh nghiệp có càng
nhiều quyền sở hữu tài sản thì đồng nghĩa với việc năng lực có năng lực cạnh tranh càng
cao hơn. Một hệ thống bảo vệ quyền sở hữu tài sản hiệu quả là một yếu tố để chống lại
nguy cơ tụt hậu và phát triển kinh tế quốc gia. Một quốc gia hồn tồn có thể phát triển
mạnh mẽ mà khơng nhất thiết phải có nguồn lực vật chất dồi dào, mà vấn đề là nhận thức
được giá trị thực sự của tài sản trí tuệ và việc bảo hộ các tài sản trí tuệ đó. Cựu Thủ tướng
Nhật Bản Tanzan Ishibashi từng cho rằng: “Tơi tin chắc rằng, đây là bí quyết phát triển công
nghiệp của chúng tôi từ thời Meiji. Chỉ trong một nước đã nhận ra giá trị thực sự của hệ
2


thống bảo hộ sáng chế và quyết tâm dùng mọi sức lực của nó để xây dựng hệ thống đó,
người ta mới có thể hy vọng cơng nghiệp phát triển”. Bởi vậy, vấn đề của các nước đang
phát triển là phải là thiết lập hệ thống bảo vệ quyền sở hữu tài sản như thế nào để phát
triển kinh tế, kỹ thuật của quốc gia để phù hợp cho việc áp dụng một hệ thống tồn diện và
hiệu quả.
Khi KHƠNG bảo vệ tốt quyền sở hữu tài sản thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
của một quốc gia, bởi vì:
Thứ nhất, khi quyền sở hữu bị xâm phạm qua quyền cá nhân thì lúc này xuất hiện
các cá nhân, nhóm người ngang nhiên ăn cắp, tống tiền và các hành động tương tự. Ví dụ
như “Mafia Nga” hay “Mafia Nhật – Yakuza”, lúc này những nhà buôn bán vì muốn yên tâm

kinh doanh thì họ đã đưa số tiền lớn cho các băng đảng này để có thể được “bảo kê”. Ngày
nay, các nhóm mafia cũng đang ngày càng tìm đến các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
cao, chẳng hạn như các quốc gia ở Đông Âu, các thiên đường thuế và các quốc gia thuộc
Liên minh châu Âu (EU) nhưng ít chú ý đến hoạt động rửa tiền cũng có thể trở thành mục
tiêu. Theo lãnh đạo lực lượng cảnh sát Ý, mafia có thể rót tiền vào các cơng ty lớn mà gặp
khủng hoảng về thanh khoản, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ - những đơn vị có thể
mất khả năng chi trả vì lệnh phong tỏa. Sau khi tình trạng phong tỏa ở Ý kết thúc, các tổ
chức tội phạm có thể đã gây ơ nhiễm nền kinh tế, kiểm sốt nhiều công ty mà trước đây
chúng không xâm nhập được. Chính những điều này đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
của các quốc gia, đặc biệt là trong thời kỳ Covid này.
Thứ hai, khi quyền sở hữu bị xâm phạm qua hành động chính quyền, bào gồm hành
động cửa quyền và tham nhũng. Tham nhũng đã tác động đến phân bố nguồn lực: Muốn
một nền kinh tế hoạt động tối hảo thì nguồn lực quốc gia (nhất là vốn) phải được phân bố
cho đúng giữa đầu tư (cho tương lai) và tiêu xài (cho hiện tại), và hơn nữa, vốn đầu tư phải
được phân bố cho đúng giữa những dự án khác nhau. Vì nhiều lý do, tham nhũng sẽ làm
sự phân bố nguồn lực chệch ngoài cấu trúc tối hảo cho tăng trưởng và phát triển. Tham
nhũng sẽ ảnh hưởng đến phân phối tài năng con người: Cụ thể, nó sẽ đưa đẩy nhiều tài
năng vào những hoạt động khơng ích lợi cho xã hội, như một số người sẽ bị thu hút vào các
lĩnh vực dính líu đến tham nhũng (dù chính họ khơng là tham nhũng) vì thu nhập ở các lĩnh
vực này tương đối khá hơn các lĩnh vực khác, hay nhiều doanh nhân phải tốn công, tốn sức
khắc phục các rào cản, thủ tục hành chính do giới chức tham nhũng dàn dựng, thay vì đưa
những cơng sức ấy vào các hoạt động sản xuất. Tham nhũng sẽ làm yếu đi tác động tích
cực của cạnh tranh trong thị trường: Cụ thể, thế cạnh tranh thị trường sẽ không phản ảnh
hiệu năng kinh tế vì những xí nghiệp đút lót, dù kém hiệu năng, cũng sẽ được ưu đãi hơn
những xí nghiệp khác. Tham nhũng sẽ làm cho điều kiện lao động thiếu vệ sinh, an tồn,
gây ơ nhiễm mơi trường (chủ xí nghiệp đút lót cho các viên chức thanh tra). Cơ chế đấu
thầu tham nhũng sẽ đưa đến các cơng trình xây cất thiếu tiêu chuẩn chất lượng, chóng hư,
dễ đổ. Mặt khác, tham nhũng sẽ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước, khi ngân sách bị
thiếu hụt thì nhà nước hoặc là phải cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội (gây thiệt thòi
cho những đối tượng xứng đáng hưởng thụ các chương trình ấy) hoặc là tăng thuế. Thuế

càng cao thì càng làm trì trệ các hoạt động kinh tế và, trong một xã hội tham nhũng, càng
làm thiệt thịi cho các doanh nhân lương thiện, khơng đút lót,…
Suốt những năm vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực tạo ra nhiều thay đổi quan trọng trong
lĩnh vực bảo vệ và thực thi quyền sở hữu tài sản bằng việc liên tục cải cách hướng tới sự
hoàn thiện trong hệ thống pháp luật về quyền sở hữu tài sản của Việt Nam. Trước đây, các
quy định chưa phù hợp để bảo hộ quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ,
chính là rào cản lớn nhất đối với Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế và gia nhập các tổ
chức như WTO. Có thể nói rằng, mục tiêu gia nhập WTO là sức ép nhưng cũng là động lực
giúp Việt Nam chỉnh sửa các lỗ hổng trong quy định về quyền sở hữu tài sản và tạo điều
kiện cho việc thực thi quyền tương ứng. Ngoài ra, nhằm hướng tới một hệ thống pháp luật
đầy đủ về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với TRIPs, chính phủ đã có những thay đổi phù hợp
và tồn diện. Nhận thức được rằng sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trị then chốt đối với
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay, Việt
Nam ln khuyến khích các hoạt động sáng tạo và phát minh phục vụ phát triển đất nước,
tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế trong đó bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
3


là một phần quan trọng trong các cam kết giữa các thành viên. Ngoài cố gắng xây dựng tốt
hệ thống pháp luật quốc gia về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, tên thương mại,... Việt Nam
đã tích cực tham gia các điều ước quốc tế đa phương, song phương và khu vực như ‘Công
ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp’ nhằm chống lại phân biệt đối xử theo bất kỳ hình
thức nào liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; hay gia nhập ‘Hiệp định về các
khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ’, TRIPs, theo đó, mỗi quốc gia
thành viên phải dành cho công dân đến từ các quốc gia thành viên khác một sự bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ cơng bằng so với cơng dân nước đó. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng đã
ký kết nhiều điều ước khác như ‘Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ’, ‘Hiệp
định phi thương mại Asean - New Zealand - Australia’... Vào năm 2006, Cục Sở hữu trí tuệ
Việt Nam đã lần đầu đăng cai tổ chức Cuộc họp thứ 22 nhóm chuyên gia APEC về quyền
sở hữu tài sản trí tuệ và Hội thảo APEC về quyền sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp vừa

và nhỏ.
Bên cạnh những thành tựu mà chính phủ Việt Nam đã đạt được để bảo vệ quyền sở
hữu tài sản thì cịn tồn tại một số những bất cập. Những chủ trương chính sách của Đảng
và nhà nước khi được đưa ra áp dụng vào thực tiễn còn chồng chéo, chưa bám sát tình
hình thực tế dẫn đến kém hiệu quả nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Các thủ tục hành chính liên
quan đến quyền sở hữu tài sản cịn rườm rà, phức tạp làm giảm tính năng động và hiệu quả
của các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm.
Đối với quyền sử dụng đất, cịn xảy ra tình trạng đất đai chưa được sử dụng chưa
đúng mục đích, lãng phí, kém hiệu quả. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn tự do,
các doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn đất để kinh doanh thì cịn gặp nhiều rào cản. Đó là
do sự bng lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của các lãnh đạo địa phương, cũng như sự
thiếu giám sát, kiểm tra để xử lý ngăn chặn kịp thời của các cơ quan chính phủ. Hiện nay,
các vấn đề về nhà ở, đặc biệt là ở các chung cư như tranh chấp về tài sản, các không gian
chung, các khoản phí thu,.. diễn ra ngày càng nhiều. làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân ở những khu chung cư này. Những khu chung cư, tòa nhà bỏ hoang do thiếu
giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế chưa đáp ứng đủ điều kiện của nhà nước vẫn chưa
có biện pháp xử lý thỏa đáng. Điều kiện cấp phép xây dựng các cơng trình cịn chưa phù
hợp với tình hình thực tiễn, thủ tục rườm rà làm chậm quá trình triển khai và thâm hụt tài
sản của doanh nghiệp đầu tư. Những quy định đề ra chưa rõ ràng, đầy đủ và thống nhất,
địi hỏi phải có sự sửa đổi kịp thời. Bên cạnh đó, các tài sản về quyền sở hữu trí tuệ, thơng
tin cá nhân cũng cịn lỏng lẻo, chưa có những quy định phù hợp với thực tiễn. Việc xử lý các
tội phạm xâm phạm các loại tài sản này còn ở mức nhẹ, chưa đủ sức răn đe làm cho tình
trạng vi phạm vẫn diễn ra rất phổ biến.
Tiêu biểu về việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam phải kể đến trang web
phim lậu lớn nhất hiện nay có tên là phimmoi.net. Trang web này đã hoạt động từ năm
2014, xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả, tác phẩm liên quan nhằm trục lợi cá nhân.
Mặc dù hình thức vi phạm này đã diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền lại chưa có biện pháp
xử lý mạnh mẽ, cịn nhiều lỗ pháp luật nên trang web vẫn tiếp tục hoạt động bằng cách đổi
tên trang web thành nhiều phiên bản khác nhau như phimmoiznet, zphimmoi,..
Tóm lại, hệ thống pháp luật và quản lý của Việt Nam còn nhiều hạn chế, các quy

định còn lỏng lẻo, thiếu thực tiễn gây ra mâu thuẫn và kém hiệu quả trong công tác quản lý.
Địi hỏi phải có nhiều biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn để đảm bảo được quyền sở hữu
tài sản của người dân.
Năm 2020, Cục SHTT đã tiếp nhận 76.720 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công
nghiệp (SHCN), xử lý 71.829 đơn và cấp 48.072 Văn bằng bảo hộ (tăng lần lượt là 1,3%;
10,5% và 18,1% so với năm 2019). Kết quả này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Cục SHTT
trong hoạt động xác lập quyền SHTT, cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo hộ tài sản trí tuệ của cá
nhân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần bảo đảm mơi trường đầu tư, kinh doanh lành
mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh phải chống chọi với dịch bệnh Covid-19.
Ngày nay, Quyền sở hữu đã trở thành một “nguồn của cải mới”, động lực mới tạo ra
thúc đẩy trong mọi nền kinh tế. Lợi thế cạnh tranh chủ yếu của mỗi nền kinh tế ngày càng
phụ thuộc vào khả năng sở hữu phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất.
4


Xu thế này đã khẳng định tài sản và quyền sở hữu tài sản ngày càng trở nên quan trọng,
bảo hộ sở hữu tài sản được xem là một nguyên tắc cơ bản và tối quan trọng trong sự vận
động của nền kinh tế tồn cầu nói chung cũng như việt nam nói riêng. Bên cạnh việc đem
lại những thách thức trong cơng tác quản lí, nó cịn mang lại cho Việt Nam vô số thuận lợi
trong tăng trưởng và phát triển kinh tế
Đối với nền kinh tế Việt Nam quyền sở hữu tài sản ngày càng chiếm vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng trong nền kinh tế. Chủ sở hữu nào mà sở hữu càng nhiều càng lớn thì càng
có cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh, nhất là đối với sở hữu những tri thức, trí tuệ con
người, trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ kỹ thuật số... Khi vận dụng
vào trong q trình sản xuất khơng những tạo ra những hàng hóa chiếm ưu thế vượt trội
trên thị trường với năng suất lao động cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá trị cá biệt
thấp hơn, sức cạnh tranh cao hơn và thường chiến thắng trong cạnh tranh, thu được lợi ích
kinh tế tối đa. Chẳng hạn như tập đồn BKAV không chỉ thu được lợi nhuận khổng lồ từ
những sản phẩm trí tuệ mới này được cung cấp bởi chính hãng mà cịn thu được nhiều tỷ
việc bán bản quyền.

Quyền,luật sở hữu tài sản cụ thể ở đây là trí tuệ đã tạo ra những nền tảng, bệ
phóng giúp cho các cá nhân doanh nghiệp tự tin hơn trong việc phải chuyển từ áp dụng,
“bắt chước” công nghệ sẵn có sang đổi mới sáng tạo cơng nghệ, phát triển công nghệ mới,
tiên tiến hiện đại là một đột phá chiến lược. Phải có cơng nghệ made by Vietnam để tạo ra
hàng hóa made by Việt Nam, làm cho Việt Nam phát triển hùng cường. Những u cầu đó
địi hỏi phải hồn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích đổi mới sáng tạo,
phát triển khoa học – cơng nghệ, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu
trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả.
Hiện nay, với mỗi quốc gia kể cả Việt Nam, tổ chức cá nhân,doanh nghiệp, năng lực
sở hữu tài sản một trong những năng lực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền
vững. Thực tế hiện nay Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế (song phương và đa
phương) về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, chúng ta đã là thành viên của các Điều
ước quan trọng như Công ước Paris, Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid về đăng ký
quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước hợp tác Patent, Công ước Berne về bản quyền… và
đặc biệt là Hiệp định TRIPS. Ngoài ra, các Điều ước quốc tế đa phương và song phương
liên quan đến việc khiếu nại, xét xử, trọng tài, thi hành bản án, quyết định, tương trợ tư
pháp… giữa Việt Nam và các nước là những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi
quyền SHTT ở Việt Nam. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tự tin hơn, DN nào có được càng
nhiều quyền sở hữu tài sản trí tuệ thì năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp đó
càng cao.
Việc bảo vệ quyền sở hữu là cách thức để các nước đang phát triển như Việt Nam
tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ và hội nhập hiệu
quả. Cần thấy rằng, các nhà đầu tư nước ngồi có xu hướng lo sợ rằng bảo hộ SHTT lỏng
lẻo sẽ dẫn đến việc thiếu kiểm soát đối với công nghệ được chuyển giao và như vậy công
nghệ chuyển giao này sẽ dễ trở thành mục tiêu bị vi phạm bản quyền. Vì lẽ đó, Nó sẽ giúp
hệ thống quản lí của Việt Nam xác lập được một hệ thống bảo hộ SHTT hiệu quả làm điều
kiện tiên quyết tác động đến quyết thu hút đầu tư FDI từ nước ngoài cũng như bảo hộ hơn
quyền trong nước.
Bên cạnh đó trên thực tế việc thực thi quyền sở hữu tài sản còn nhiều hạn chế, hiệu
lực của hệ thống các quy định về bảo hộ quyền sở hữu tài sản cịn thấp, tính minh bạch và

sự nghiêm minh trong thực thi luật còn nhiều vấn đề cần xem xét… dẫn đến trình trạng vi
phạm, xâm phạm quyền sở hữu tài sản đang diễn ra khá phổ biến. Hầu như mọi chủng loại
sản phẩm hàng hóa đều có hàng nhái, hàng có chứa yếu tố vi phạm quyền sở hữu.. . Đặt ra
yêu cầu cho bộ máy quản lý cần có những biện pháp quyết liệt và chặt chẽ hơn trong việc
ban hành và thực thi quyền sở hữu tài sản.
Nhìn chung, khơng thể ngăn chặn được tất cả hành vi vi phạm quyền sở hữu, các
nước cần nâng cao hơn nữa vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội để phần nào giảm
bớt tỷ lệ vi phạm. Hơn nữa, quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu trí tuệ đóng một vai trị
vơ cùng quan trọng trong giúp nền kinh tế-xã hội của các quốc gia phát triển hơn nữa. Nhìn
5


nhận tại Việt Nam, bên cạnh những bất cập còn tồn tại thì có thể thấy những nổ lực to lớn
mà chính phủ đã thực hiện để hồn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu tài
sản cũng như sở hữu trí tuệ.

6



×