Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

61 nguyễn thị quỳnh anh bài luận giữa kì môn tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.62 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Lớp
: POL 1001 6 (Thứ 2)
Khóa
:QH2019
Mã số sinh viên : 20040113

Hà Nội – 2021

1


CHỦ ĐỀ BÀI LUẬN
Nêu cảm nhận của anh/chị về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì
sao? Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư
tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài
học đó vào học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?
I. CẢM NHẬN VỀ MƠN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh (19/5/1890-2/9/1969) là một nhà cách mạng, một trong
những người đặt nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giành độc lập,
toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Người là nhà lãnh đạo nổi tiếng được
nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, và cũng là một vị nguyên thủ tài ba
mà gần gũi, được hàng triệu đồng bào Việt Nam yêu mến. Hồ Chí Minh
đồng thời cũng là một nhà văn hóa lớn với nhiều tác phẩm văn học nghệ
thuật giá trị để lại cho đời. Có thể nói, có rất nhiều yếu tố để tạo nên một


con người vĩ đại với những thành tựu xuất chúng và dành được trái tim,
tình cảm của nhiều đồng bào trong nước nói riêng và nhân dân thế giới
nói chung.
Chính vì vậy, mơn học này là rất cần thiết vì nó giúp chúng ta khám phá
được phẩm chất và những quan niệm sâu sắc của Người, qua đó ví Người
như một tấm gương sáng để các thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên chúng
ta noi theo và vận dụng những bài học bổ ích vào trong cuộc sống. Đối
với Hồ Chí Minh, giữa tư tưởng với đạo đức – phong cách – lối sống là
luôn luôn được thống nhất nên việc học tập mơn tư tưởng Hồ Chí Minh
khơng chỉ cho chúng ta cái nhìn giản đơn về những quan niệm của Người
trong các lĩnh vực, mà ở phương diện khác còn cho chúng ta cảm nhận
được phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Người. Hồ Chí Minh là con người
“bằng xương bằng thịt” nhưng Người làm được những việc phi thường,
to lớn không phải bất cứ một ai cũng làm được. Hồ Chí Minh cùng thành
2


quả của Người chính là tấm gương sáng “người thực việc thực” cho
những ai am hiểu sâu sắc về những tư tưởng của Người có thể học tập,
làm theo. Học tập bộ mơn tư tưởng Hồ Chí Minh cịn là một trong những
con đường để chúng ta có nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công lao to
lớn của Người đối với nhân dân, đất nước Việt Nam và nhân dân của các
nước thuộc địa trên thế giới. Thấm thía cơng lao của Người cũng sẽ khơi
gợi trong mỗi một người dân Việt Nam lòng biết ơn, lòng tự hào dân tộc,
thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc và đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn”.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHĨNG DÂN TỘC ( Tư
tưởng tâm đắc nhất )
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và vơ cùng
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của

vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin vào điều kiện cụ
thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to
lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp
cách mạng nhân dân ta giành thắng lợi. Nhưng trong vô vàn những tư
tưởng quý báu ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc có ý
nghĩa vơ cùng lớn và cũng là tư tưởng mà em tâm đắc nhất.
Để có được sự thắng lợi và độc lập, tự do như ngày nay đều là nhờ sự
khát vọng và quyết tâm đi tìm con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc
và đồng bào, không chịu khuất phục dưới sự thống trị tàn bạo của thực
dân Pháp của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tức lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh).Từ khảo nghiệm lịch sử, nghiên cứu lý
luận, đặc biệt là khi đọc được tác phẩm của V.I.Lênin: Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Người đã
tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Tại Đại hội thành lập Đảng Cộng
3


sản Pháp (12-1920) họp ở thành phố Tours (Tua), Nguyễn Ái Quốc trở
thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Người nêu rõ mục tiêu: “Tự
do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi
muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Như vậy, ngay từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành người
cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở
nước ta vào quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản. Nghĩa là sự nghiệp giải
phóng dân tộc của nhân dân ta gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp
vơ sản, những người lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Người cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa là một bộ
phận khơng thể tách rời mà gắn bó khăng khít với cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân, những người lao động khắp các châu lục.

Ðiểm đặc sắc, nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc
là, ngay khi tiếp thu lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
Người đã thấy được vai trị to lớn của cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng giải phóng dân
tộc với cách mạng vơ sản ở chính quốc như "hai cánh của một con chim".
Người cho rằng, cách mạng ở các nước thuộc địa có thể và phải chủ động
tiến lên giành thắng lợi, không thụ động chờ thắng lợi cách mạng vơ sản
ở chính quốc mà bằng cuộc đấu tranh của nhân dân do Ðảng lãnh đạo,
cách mạng thuộc địa thắng lợi có thể góp phần hỗ trợ tích cực cách mạng
vơ sản ở chính quốc. Từ nhận thức ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra sức
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tuyên truyền, giác ngộ cách mạng các
tầng lớp thanh niên, công nhân, nơng dân, trí thức... Nguyễn Ái Quốc
thành lập các tổ chức yêu nước và cách mạng, tập hợp lực lượng, bồi
dưỡng, đào tạo cốt cán, tiến tới thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam để
trong nước thì tổ chức, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, bên ngồi thì
liên hệ với giai cấp vô sản khắp các nơi.

4


Ðối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong điều kiện một nước thuộc địa nửa
phong kiến, lực lượng giải phóng dân tộc là lực lượng tồn dân, trong đó
liên minh cơng nơng làm nịng cốt. Do đó, Ðảng phải giáo dục và tổ chức
toàn dân đứng lên làm cách mạng. Bác Hồ đề ra chiến lược đại đoàn kết
toàn dân dưới ngọn cờ cứu nước, giải phóng dân tộc để tập hợp tất cả mọi
người dân Việt Nam yêu nước, "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đồn kết tồn dân tộc là sức mạnh vô
địch. Ở giai đoạn đầu của cách mạng, Ðảng phải tập trung lãnh đạo toàn
dân làm cách mạng giành độc lập dân tộc. Theo quan điểm của Bác Hồ,
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

khơng có bức tường ngăn cách mà là cách mạng khơng ngừng. Giải
phóng dân tộc là tiền đề, điều kiện để giải phóng giai cấp, giải phóng con
người. Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mới bảo đảm mọi
quyền và đem lại hạnh phúc cho con người. Người khẳng định: Chỉ có
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nơ lệ. Chỉ có chủ
nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc, nguồn gốc, sự tự do bình đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no
trên quả đất, việc làm cho mọi người. Ngay từ năm 1930, trong Chánh
cương vắn tắt của Ðảng, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường của
cách mạng Việt Nam là "làm cách mạng tư sản dân quyền" và "thổ địa
cách mạng" để đi tới xã hội cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra
rằng: Khi đã giành được độc lập thì gắng sức làm cho ai nấy đều có phần
hạnh phúc. Bởi lẽ, độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì . Giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức,
bóc lột, bất cơng, xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, làm cho
mọi người, "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", được
hưởng tự do, hạnh phúc là ham muốn tột bậc của Người.

5


Có thể nói, mục đích cao nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người theo lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, quan điểm
nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta thấy, trong tư tưởng giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của Bác bao trùm lên
tất cả là chủ nghĩa nhân văn cao cả, thấm đậm tình thương u đồng bào,
đồng chí và nhân loại bị áp bức, bóc lột. Cuộc đời của Bác là tấm gương
tiêu biểu về lòng thương yêu nhân dân, thương yêu con người, nhất là với

những người nghèo khổ, bị áp bức, bất công. Nhớ lại, ngay sau ngày
Tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nêu sáu vấn đề cấp bách mà tất cả đều vì con người, cho con
người: Ðó là cứu đói, bảo đảm quyền được ăn để sống cho dân; chống
nạn mù chữ; xây dựng Hiến pháp, thực hiện quyền tự do dân chủ; giáo
dục tinh thần cần kiệm, liêm, chính; chống lối bóc lột vơ nhân đạo, cấm
hút thuốc phiện; tín ngưỡng tự do, lương giáo đồn kết.
Qua đó, cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và nói riêng về giải
phóng dân tộc đã soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam, dẫn dắt
Đảng và nhân dân ta giành được độc lập dân tộc, kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược thắng lợi, thu non sông về một mối,
Tổ quốc thống nhất, cả nước quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và
thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Chính bởi những ý
nghĩa và thành tựu vô cùng sâu sắc trên , em luôn tự nhủ phải nhắc nhở
bản thân cũng như mọi người được hưởng sự độc lập, tự do, hạnh phúc
của hiện tại nên biết ơn những nỗ lực, cống hiến và hi sinh của những
người đi trước. Và đó cũng là lí do khiến giải phóng dân tộc là tư tưởng
em tâm đắc nhất khi học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
III. Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư
tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng
6


bài học đó vào học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm
gì?
Bài học mà bản thân em rút ra được khi học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
là bài học về trung thực và trách nhiệm. Vì trong bất kì lĩnh vực, ngành
nghề nào trung thực và trách nhiệm luôn được đặt hàng đầu. Sự trung
thực thể hiện thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc
làm, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi mỗi người. Trách nhiệm được

nhận biết qua ý thức với những cơng việc mình làm, ln tự tin, dám nghĩ
dám làm, phân biệt được thật giả đúng sai,xác định được mục tiêu cụ thể.
Em cho rằng, trung thực và trách nhiệm đều cần thể hiện được sự thống
nhất trong lời nói nói và hành động của bản thân, lời nói phải đi đơi với
hành động. Nói được mà khơng hành động thì là lời nói dối, nói được
nhưng không làm được đến nơi đến chốn là vô trách nhiệm.
Vận dụng bài học này vào cuộc sống vào học tập và cuộc sống của bản
thân em thì :
- Có trách nhiệm với những việc mình làm và những hậu quả mình đã gây
ra.
- Sống trung thực với mọi người, khơng lừa lọc dối trá nhằm mục đích
xấu.
- Khi mắc sai lầm nên dũng cảm nhận lỗi sai của mình và nghiêm khắc
với bản thân để sửa chữa lỗi sai và hoàn thiện bản thân.
- Tuyên truyền đến mọi người, đặc biệt là vùng sâu vùng xa có khả năng
tiếp nhận thông tin kém về trách nhiệm xã hội và lối sống, tinh thần lành
mạnh, đồn kết cộng đồng..
- Ln thực hiện nghiêm túc mục tiêu, đường lối, chủ trương do Đảng và
nhà nước đề ra, thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ , chấp hành nghiêm
kỉ luật và giữ vững vai trò của Đảng viên.
7


- Là một công dân Việt Nam, em sẽ không ngừng trau dồi bản thân, trở
thành một công dân mẫu mực, thực hiện đúng chủ trương và chính sách
của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không xuyên tạc, làm
điều sai trái, nói sai sự thật.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Tồn tập (2000), tập 1, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr.36, 128, 254, 273.

2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội,
1993, tập 1, trang 94,96.
3. Giáo trình Tư tưởng Hồ chí Minh.

8



×