Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

tiểu luận đánh giá doanh nghiệp Học viện tài chính tính toán và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 18 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------

BÀI THI MƠN: ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
Hình thức thi: Bài tập lớn
Mã đề thi: 002.2022

Thời gian thi: 3 ngày

Họ và tên: Phan Việt Hà

Mã sinh viên:1973402011786

Khóa/Lớp (Tín chỉ): CQ57/18.1_LT2

(Niên chế): CQ57/18.02

STT: 10

ID phịng thi: 581 058 0048

Ngày thi: 02/10/2022

Giờ thi:13 giờ 30 phút
ĐỀ BÀI:

Câu 1: Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động của doanh nghiệp?
Tình hình dịch bệnh Covid 19 có ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp?
Câu 2: Bạn hãy tính tốn và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các chỉ
tiêu lớn.


Bạn có đề xuất gì để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đó?

BÀI LÀM:
Cơng ty Cổ phần Chứng khốn SSI – Mã chứng khoán: SSI
Câu 1:
 Đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động của cơng ty:
Việt Nam đang đặt mục kiểm sốt lạm phát và có nhiều dư địa để kiểm sốt. Năm
nay, Việt Nam đang quản lý chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu lạm phát rất chặt chẽ. Đầu


năm, NHNN giao mục tiêu tăng trưởng tín dụng rất thận trọng, thậm chí cịn giao theo
q. Hiện tại dựa vào hoạt động của các ngân hàng, NHNN đã nới room tín dụng.
Áp lực lạm phát tăng mạnh khơng lớn. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ
kinh tế vẫn sẽ được tiếp diễn trong nửa cuối năm. Nhà đầu tư có thể quan tâm tới một số
nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp tới giải ngân đầu tư công như bất động sản, vật liệu xây
dựng, hạ tầng và các nhóm hưởng lợi gián tiếp như ngân hàng, nhờ tăng giải ngân tín
dụng.
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hầu hết thị trường chứng khoán đều tăng một phần do
các quốc gia áp dụng giảm lãi suất. "Kênh đầu tư an tồn là tiết kiệm đã khơng cịn sinh lời
như trước. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ chuyển tiền sang các kênh khác như bất động sản, vàng,
chứng khoán. Tuy nhiên, kênh bất động sản đang tăng nóng và bị kiểm soát. Chứng khoán
là kênh sinh lời tốt nên dòng tiền đang vào rất là tốt. Thời gian qua thanh khoản thị trường
có những phiên trên 30 nghìn tỷ đồng".
 Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 tới công ty:
Kinh tế thế giới hồi phục nhanh chóng trong 6 tháng đầu năm 2021. Sau đó, sự xuất
hiện của biến chủng Delta của virus Sars-CoV-2 đã gây xáo trộn và tác động đáng kể tới
đà phục hồi trong sáu tháng cuối năm 2021. Chiến lược “Sống chung với Covid” đã từng
bước được áp dụng trên hầu hết các nước, với sự phủ rộng của vắc-xin nhằm giảm tải áp
lực lên hệ thống y tế và mở cửa trở lại nền kinh tế thay thế cho chiến lược “Không Covid”
từng được áp dụng thành công trong năm 2020.

Đối với Việt Nam, nền kinh tế chịu tác động nặng nề nhất trong

.2021, khi giãn

cách xã hội k o dài gây ảnh hưởng lên tất cả các hoạt động của nền kinh tế và tạo sự đứt
gãy trong chuỗi sản xuất ở các tỉnh thành phía Nam. Sự sụt giảm nghiêm trọng của tiêu
d ng nội địa đã khiến cho

.2021 lần đầu tiên ghi nhận suy giảm so với cùng kỳ.

Giá cổ phiếu giảm sâu trong dịch Covid-19 khiến cơng ty chứng khốn SSI sụt giảm
doanh thu, lợi nhuận, cũng như gia tăng rủi ro trong hoạt động cho vay margin. Tuy nhiên,
sau khi dịch bệnh được kiểm soát, giá cổ phiếu được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ.
Triển vọng ngành chứng khoán được đánh giá ở mức trung lập trong trung và dài
hạn do cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khốn nội và các cơng ty chứng khốn


ngoại, vượt trội về quy mô và tiềm lực tài chính, trong bối cảnh thị trường chứng khốn
tiếp tục diễn biến khó lường.
Câu 2: Tính tốn và đánh giá tình hình tài chính của CTCP Chứng khốn SSI trên
các chỉ tiêu lớn.
2.1. Cơ cấu tài sản
Năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng kỷ lục về giá trị tổng tài sản, với tỉ lệ tăng 42%,
đạt mức là 50.793 tỷ VNĐ, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 92% tổng tài sản với giá trị
46.540 tỷ VNĐ. Khoản đầu tư vào các công ty liên kết giảm do trong năm SSI đã giảm tỷ
lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn AN ( AN – HOSE), tuy nhiên vẫn tiếp tục đồng
hành phát triển cùng PAN với tỷ lệ sở hữu trên 12%. Tài sản ngắn hạn tăng trưởng cơ bản
nằm ở trạng thái đầu tư cổ phiếu là tài sản phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền, dư nợ ký
quỹ và tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng; đây vừa là những tài sản sinh lời vừa là cơng cụ
thanh khoản cho địn bẩy tài chính.

Hình 2.1: Tóm tắt cơ cấu tài sản năm 2019 - 2021

Tổng tài sản

18%
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn

82%

Năm 2019


Tổng tài sản

19%
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn

81%

Năm 2020

Tổng tài sản
8%

Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn

92%


Năm 2021
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn SSI
ư nợ cho vay ký quỹ và ứng trước ghi nhận tại ngày 31/12/2021 là 23.698 tỷ
VNĐ, chiếm 47% tổng tài sản và tăng trưởng 157%, gấp 2,6 lần so với số dư cuối kỳ năm
2020. Điều này thể hiện năng lực tài chính của SSI đã đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư
trong một năm ghi nhận sự phát triển đột phá và biến động của TTCK Việt Nam nói chung
và SSI nói riêng. Theo đà tăng trưởng của VNIndex cùng với sự hứng khởi của nhà đầu tư,
nhu cầu vay vốn cũng gia tăng mạnh mẽ. Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của thị


trường, cùng với năng lực kinh doanh vốn mạnh mẽ, SSI luôn đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng trong khi vẫn bảo đảm nguyên tắc quản trị rủi ro bảo tồn vốn.
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính an tồn như tiền gửi, chứng chỉ có giá hay
trái phiếu cũng được Công ty tận dụng một cách hiệu quả với tổng giá trị 20.967 tỷ VNĐ,
chiếm 41% tổng tài sản. Những tài sản tài chính có lợi nhuận cố định này bản chất không
đầutư bằng nguồn vốn dư thừa mà đều là những tài sản sử dụng địn bẩy tài chính, tối ưu
hóa chênh lệch lãi suất trên cơ sở dự đốn chính xác về xu thế lãi suất cũng như tận dụng
tối đa và hết sức linh hoạt các hạn mức tín dụng với hàng chục ngân hàng thương mại.
Các tài sản tài chính là danh mục đầu tư cổ phiếu ghi nhận ở mức 2.209 tỷ VNĐ,
chiếm 4% tổng tài sản và giảm nhẹ 4% so với giá trị tại ngày đầu năm ph hợp với chiến
lượcđầu tư của Công ty. Đối với danh mục đầu tư cổ phiếu, có 753 tỷ VNĐ là phục vụ cho
mục đích phịng ngừa rủi ro cho sản phẩm chứng quyền mà Công ty phát hành. SSI được
biết đến là một trong ba cơng ty hoạt động tích cực nhất trong hoạt động phát hành và tạo
lập thị trường cho sản phẩm chứng quyền.
2.2. Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu SSI ghi nhận tại ngày 31/12/2021 là 14.220 tỷ VNĐ, chiếm
28% tổng nguồn vốn và tăng trưởng 44% so với đầu năm, đưa SSI trở thành Công ty
Chứng khốn có vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường. Mặc dù có lợi thế về nguồn vốn dồi
dào, nhưng để đáp ứng nhu cầu vay ký quỹ trong một năm có sự tăng trưởng đột phá, SSI

đã tận dụng địn bẩy tài chính một cách triệt để với số dư vay ngắn hạn tại ngày
31/12/2021 là 31.121 tỷ VNĐ, tăng 1

% so với năm 2020, tiếp tục lập kỷ lục mới trong

nhiều năm hoạt động của SSI. Các khoản vay này chủ yếu đến từ các khoản vay thấu chi
và vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại. Năm 2021, SSI huy động được nguồn vốn
đáng kể từ các khoản vay chi phí hợp lý từ các ngân hàng nước ngồi trên cơ sở tín chấp,
với dư nợ 6.172 tỷ VNĐ tại ngày 1/12/2021, tăng 48 % so với năm 2020. Điều này thể
hiện tín nhiệm của SSI ngày càng nâng cao đối với các tổ chức tín dụng trong và ngồi
nước. Các hạn mức tín dụng mà SSI xâydựng được với các ngân hàng thương mại hoàn
toàn đủ để đáp ứng việc tăng dư nợ margin lên mức cho phép tối đa (hai lần vốn chủ sở
hữu), tuy nhiên với chính sách quản lý rủi ro thậntrọng, SSI luôn cân bằng giữa tăng
trưởng và khống chế rủi ro để dư nợ không tăng đột biến. Các khoản vay từ ngân hàng


nước ngồi thơng thường chịu những rủi ro về tỷ giá hối đoái, tuy nhiên trên nguyên tắc
cẩn trọng, SSI luôn luôn thực hiện các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để phòng ngừa biến động
lỗ tỷ giá nên kết quả kinh doanh không bị ảnh hưởng bởi rủi ro này.
Hình 2.2: Tóm tắt cơ cấu nguồn vốn năm 2019 - 2021

Cơ cấu vốn

35%

Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả

65%


Năm 2019

Cơ cấu vốn
28%

Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả

72%

Năm 2020

Cơ cấu vốn
28%
72%

Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả

Năm 2021
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán SSI


Sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ margin có được nhờ những chương trình cho
vay kích thích giao dịch của SSI. Trong điều kiện tăng trưởng nợ margin, SSI vẫn duy trì
đượcchính sách quản lý rủi ro chặt chẽ, dự báo sớm và xử lý kịp thời những thời điểm thị
trường dao động có thể ảnh hưởng đến khách hàng vay nợ ký quỹ. Các khoản phải trả
khác tăng gấp4 lần so với đầu năm, với giá trị 4.312 tỷ VNĐ, chủ yếu đến từ các khoản
phải trả gốc hợp đồng quản lý tiền gửi là các khoản tiền của nhà đầu tư mà công ty nhận
quản lý, kết quả tất yếu của sự gia tăng đột biến số lượng mở mới tài khoản chứng khoán

năm 2021.

ưới đây là một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, theo đó ngồi những tăng trưởng

nêu trên thì SSI cịn ghi nhận những tăng trưởng đáng kể đối với các chỉ số tài chính đo
lường độ sinh lời như ROA, ROE, E S năm 2021 đều tăng so với các năm trước đó là
2019 và 2020.
Bảng 2.3: Các chỉ số tài chính quan trọng của SSI trong giai đoạn 2019 - 2021
2019

2020

2021

82,4%

81,2%

91,6%

17,6%

18,8%

8,4%

65,2%

72,4%


72%

34,8%

27,6%

28%

3,4%

3,5%

5,3%

9,7%

12,8%

19%

Cơ cấu tài sản
TS ngắn hạn / Tổng
TS
TS dài hạn / Tổng
TS
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả / Tổng
TS
Vốn CSH / Tổng TS
Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế/
ROA
Lợi nhuận sau thuế /
ROE


Lợi nhuận sau thuế /

17,8%

20,8%

27,4%

27,5%

27,4%

34,6%

1,36

1,12

1,28

1,35

1,11


1,23

Vốn điều lệ
Lợi nhuận sau thuế /
Doanh thu thuần
Khả năng thanh toán
Chỉ số thanh toán
hiện hành
Chỉ số thanh toán
nhanh

Đề xuất:
+ Đánh giá chung những hạn chế còn tồn đọng :
Thứ nhất, về hiệu quả các hoạt động của SSI: SSI vẫn chỉ tập trung vào 2 mảng hoạt
động là tự doanh và môi giới, mảng tư vấn và bảo lãnh phát hành vẫn chưa được quan tâm
và khai thác để tận dụng hết năng lực của mình.
Thứ hai, về khả năng sinh lời: ROA và ROE vẫn còn chưa tương xứng với tiềm lực
thực sự của SSI, mặc d đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm qua. SSI có tiềm lực
về vốn chủ sở hữu cũng như tổng tài sản lớn nhất thị trường, lợi nhuận sau thuế các năm
cũng cao nhất nhưng ROE lại thấp hơn các cơng ty chứng khốn c ng ngành khác. Điều
đó chứng tỏ tăng trưởng lợi nhuận của SSI chưa tương xứng với nguồn lực tài chính của
cơng ty.
Thứ ba, về an tồn tài chính: Mặc dù an tồn tài chính của SSI giai đoạn 2019 2021 đã được cải thiện. Tuy nhiên SSI vẫn chưa đảm bảo được an tồn tài chính, tỷ lệ vốn
khả dụng và tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản vẫn vượt quá mức quy định.
+ Đề xuất
Một là, gia tăng các nhà đầu tư chiến lược là các định chế tài chính lớn thơng qua
hoạt động liên doanh, bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược để tạo sức bật về nâng
cao tiềm lực tài chính cho công ty. Hiện nay, không chỉ SSI, mà ở Việt Nam có đến gần



một nửa số CTCK có cổ đơng lớn là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nếu tiếp tục mở rộng và
tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược là người nước ngồi thì rất khó kiểm sốt và có nguy cơ bị
thao túng. o đó, khi chọn lựa nhà đầu tư chiến lược, các CTCK cần cân nhắc tỷ lệ sở hữu
cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài để tránh bị thâu tóm .
Hai là, sử dụng hợp lý cơng cụ trái phiếu để nâng cao tiềm lực tài chính của công ty.
Bên cạnh công cụ cổ phiếu phổ thông, trong điều kiện nền kinh tế, TTCK Việt Nam còn
nhiều khó khăn như hiện nay nhưng triển vọng phát triển vẫn được các nhà đầu tư trong và
ngoài nước tin tưởng, SSI đảm bảo năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả kinh doanh
được duy trì ổn định trong những năm qua, có thể sử dụng cơng cụ trái phiếu cơng ty nhất
là cơngcụ trái phiếu có thể chuyển đổi với thời hạn thích hợp, để gia tăng tiềm lực tài
chính, trước hết là nguồn vốn vay nợ nhưng sau đó có thể chuyển đổi thành nguồn vốn chủ
sở hữu. Thời hạn của trái phiếu có thể chuyển đổi nên từ 1-2 năm, lãi suất trái phiếu nên
tiếp cận ở mức lãi suất huy động tiết kiệm của ngân hàng thương mại. Với những đặc tính
đó sẽ có sức thu hút đáng kể với các nhà đầu tư dài hạn trên thị trường, có niềm tin vào
triển vọng phát triển tốt trong tương lai của nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói
riêng.












×