Buổi thảo luận thứ bảy:
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Phần cụ thể)
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
Câu 1: Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên
gây ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra khi
Trường hợp 1
Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha,
mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường
mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường
phần còn thiếu, trừ trường hợp con dưới 15 tuổi mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt
hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện hoặc được pháp nhân khác trực tiếp quản
lý.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trường hợp 2
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trường hợp 3
Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con dưới 15 tuổi, mất năng lực
hành vi dân sự gây ra trong thời gian ở trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp
quản lý (nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình khơng có lỗi
trong quản lý).
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 599 Bộ luật Dân sự năm 2015
Đối với tình huống:
Câu 2: Tịa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Tịa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm.
Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
3
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Vì Hùng đã xâm phạm đến sức khỏe của anh Bình nên phải bồi thường cho anh
theo như quy định trên.
Và căn cứ vào đoạn 2 khoản 2 Điều 586: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cá nhân: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây
thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi
thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Trong tình huống trên, Hùng đã gây thiệt hại cho anh Bình về sức khỏe (tổng
thiệt hại là 10 triệu). Theo như các quy định trên thì do Hùng đã xâm phạm đến sức
khỏe của anh Bình nên phải bồi thường nhưng hiện tại Hùng khơng có bất kì tài sản
nào nên cha mẹ Hùng phải bồi thường thiệt hại thay cho Hùng. Bộ luật Dân sự đã quy
trách nhiệm về cho cha mẹ mà không cần quan tâm đến điều kiện lỗi của cha mẹ1
trong việc giám sát, giáo dục con cái là phù hợp.
Câu 3: Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị
chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết
hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hồn cảnh tương tự.
Trả lời:
Tịa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng
hồ và chiếc xe đạp.
Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào Điều 589 về Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
4. Thiệt hại khác do luật quy định”.
Trong tình huống trên:
+ Đối với chiếc xe đạp: Chiếc xe đạp đang được gửi ở nhà một người bạn của
Hùng nên vẫn lấy lại được nên chưa thể coi tài sản này đã mất, tức là chưa có thiệt hại
trên thực tế nên chưa có trách nhiệm bồi thường.
+ Đối với chiếc đồng hồ: Hùng đã bán cho người khác và khơng thể thu hồi được
nên đã có thiệt hại trên thực tế và có trách nhiệm bồi thường.
1
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2016, Bản án số 112-115, tr.103.
4
Vì vậy, cha mẹ Hùng chỉ bồi thường giá trị chiếc đồng hồ mà không cần bồi
thường giá trị chiếc xe đạp. Cha mẹ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi tài
sản vẫn chưa được tiến hành thu hồi để trả cho người bị thiệt hại (thông thường là chủ
sở hữu)2. Thực ra để cha mẹ bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được thực tế đây
là việc bồi thường thiệt hại.
Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự:
“Trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại Trại cải tạo Hịn Cát, tỉnh Quảng Trị,
ngày 21/8 /1994 Võ Tiến Hùng trốn trại. Từ khi trốn trại đến khi bị bắt lại, Hùng đã
gây ra 10 vụ trộm cắp, trong đó có 02 vụ trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa trên địa
bàn thị xã Đông Hà và các huyện của tỉnh Quảng Trị. Giá trị tài sản của công dân bị
chiếm đoạt là trên 28 triệu đồng, tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt là 2.700.000
đồng, số tài sản này đã thu hồi được một phần trả lại cho những người bị hại. Những
tài sản có giá trị bao gồm: 2 xe máy, 1 đầu video, 4 điện thoại bàn…, Hùng bán cho
Hoàng Văn Phương ở 72 Bà Triệu, thành phố Huế và một số nơi khác được 7.570.000
đồng. Theo Hội đồng Thẩm phán, cha mẹ Hùng không phải chiụ trách nhiệm bồi
thường khi tài sản vẫn chưa được tiến hành thu hồi để trả cho người bị thiệt hại. Do
đó, việc Tịa án các cấp địa phương đã buộc cha mẹ Hùng bồi thường thiệt hại là
không thuyết phục”3.
Câu 4: Tịa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền
7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với
hồn cảnh tương tự.
Trả lời:
Tịa án khơng thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu
đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ.
Bồi thường thiệt hại là việc người có trách nhiệm bồi thường phải giao cho
người bị thiệt hại. Còn việc nộp ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực
của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách
nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Bộ luật Dân sự chỉ đề cập đến
việc cha mẹ bồi thường thiệt hại khi con chưa thành niên gây thiệt hại chứ không quy
định về việc buộc cha mẹ phải nộp khoản ngân sách nhà nước
Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hồn cảnh tương tự: Tịa án
không đồng ý về việc buộc cha mẹ của người chưa thành niên phải nộp vào ngân sách
2
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2016, Bản án số 112-115, tr.108.
3
Quyết định số 04/2004/HĐTP-HS ngày 23/02/2004 về vụ án Võ Tiến Hùng phạm các tội “trốn khỏi nơi giam”;
“trộm cắp tài sản của công dân” ; “trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa” của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân
tối cao.
5
nhà nước khoản tiền mà người chưa thành niên có được từ việc chiếm, lấy và trộm
cắp.
“Trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại Trại cải tạo Hịn Cát, tỉnh Quảng Trị,
ngày 21- 08 -1994 Võ Tiến Hùng trốn trại. Từ khi trốn trại đến khi bị bắt lại, Hùng đã
gây ra 10 vụ trộm cắp, trong đó có 02 vụ trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa trên địa
bàn thị xã Đông Hà và các huyện của tỉnh Quảng Trị. Giá trị tài sản của công dân bị
chiếm đoạt là trên 28 triệu đồng, tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt là 2.700.000
đồng, số tài sản này đã thu hồi được một phần trả lại cho những người bị hại. Những
tài sản có giá trị bao gồm: 2 xe máy, 1 đầu vi deo, 4 điện thoại bàn…, Hùng bán cho
Hoàng Văn Phương ở 72 Bà Triệu, thành phố Huế và một số nơi khác được 7.570.000
đồng. Võ Tiến Hùng khi phạm tội và khi xét xử chưa đủ 18 tuổi và khơng có tài sản
riêng nên Toà án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm buộc bố mẹ bị cáo bồi thường thiệt
hại cho những người bị hại là đúng. Tuy nhiên, Toà án các cấp buộc bố mẹ bị cáo phải
nộp số tiền. 7.570.000 đồng do bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được
là không đúng quy định của pháp luật dân sự”4.
Câu 5: Tịa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình
khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn
xét xử.
Trả lời:
Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình.
Cơ sở pháp lý: căn cứ vào đoạn 2 khoản 2 Điều 586: Năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của cá nhân:
“Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần
cịn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải
bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình.”
Vì vậy, cha mẹ Hùng phải bồi thường thiệt hại thay cho Hùng vì Hùng khơng có
tài sản để bồi thường cho anh Bình. Dù cho Hùng có tài sản nhưng khơng đủ để bồi
thường thì cha mẹ cũng phải bồi thường phần còn thiếu.
Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự:
4
Quyết định số 04/2004/HĐTP-HS ngày 23-02-2004 về vụ án Võ Tiến Hùng phạm các tội “trốn khỏi nơi
giam”; “trộm cắp tài sản của công dân”; “trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa” Hội đồng thẩm phán toà án nhân
dân tối cao.
6
“Ngày 26/12/2010, Bà Nguyễn Thị Nam điều khiển xe mô tơ biển kiểm sốt
47H1 – 1931 trên đường liên xã đi theo hướng từ xã Ea H’Ding đến xã Ea Kpam,
huyện Cư M’gar. Khi đi đến đoạn đường thôn 6, xã Ea Kpam thì bị Mai Cơng Hậu
(sinh năm 1995) điều khiển xe mơ tơ biển kiểm sốt 47FB – 0098 chạy ngược chiều
không đúng phần đường đâm vào. Hậu quả bà Nam bị gãy xương đùi phải, thiệt hại
30% sức khoẻ. Hành vi gây tai nạn cho bà Nam của Hậu chưa đủ yếu tố cấu thành tội
phạm, nên cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cư M’gar chỉ xử lý hành chính
đối với Hậu. Tại bản án dân sự sơ thẩm, Tịa án buộc ơng Mai Văn Thụ và bà Nguyễn
Thị Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho bà Nguyễn Thị
Nam là 42.877.000đ, chia theo phần ông Mai Văn Thụ phải bồi thường là
21.438.400đ; bà Nguyễn Thị Thêm phải bồi thường số tiền còn lại là 18.438.500. Bà
Thêm cho rằng bà và ơng Thụ đã ly hơn, Tịa án đã giao cháu hậu cho ông Thụ trực
tiếp nuôi dưỡng nên bà không chịu trách nhiệm về hành vi của cháu Hậu. Lập luận
của bà Thêm không được chấp nhận vì việc ly hơn giữa hai vợ chồng khơng làm chấm
dứt nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chung”5.
Đối với bản án số 19:
Câu 6: Theo Tòa án, cha mẹ ly hơn có ảnh hưởng tới việc xác định người
phải chịu trách nhiệm bồi thường khơng? Cuối cùng, Tịa án đã buộc ai phải bồi
thường thiệt hại.
Trả lời:
Theo Tòa án việc cha mẹ ly hôn không ảnh hưởng đến việc xác định người phải
chịu trách nhiệm bồi thường bởi lẽ theo Tịa “việc ly hơn giữa hai vợ chồng không
làm chấm dứt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung”6. Nên cuối cùng Tịa đã đã
buộc cả ơng Thụ và bà Thêm phải bồi thường thiệt hại.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa án (từ góc độ
văn bản cũng như so sánh pháp luật)
Hướng giải quyết trên của Tòa là thuyết phục
Theo bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện
Cưm’Gar tỉnh Đăk Lăk thì vào thời điểm gây ra tai nạn cháu Hậu chưa đủ 16 tuổi là
người chưa thành niên và là người khơng có tài sản riêng nên theo khoản 2 Điều 586
Bộ luật Dân sự năm 2015 “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây
thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi
thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình” thì cha,
mẹ của Hậu phải bồi thường cho Hậu. “Hướng giải quyết của Tòa là thuyết phục và
phù hợp với quy định hiện hành vì Bộ luật Dân sự khơng phân biệt cha mẹ đã ly hơn
5
6
Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Tịa án nhân dân huyện Cưm’Gar, tỉnh Đăk Lăk.
Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện Cưm’Gar, tỉnh Đăk Lăk.
7
nên trong mọi trường hợp cha mẹ đều có thể bị quy trách nhiệm bồi thường”7. Bởi
việc ly hôn không làm chấm dứt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung.
Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do người làm cơng gây ra
Câu 1: Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà Bộ luật Dân sự 2015 cịn có
thêm quy định của Điều 600?
Trả lời:
Điều 584 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và Điều
600 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra. Ta thấy rằng Điều 600
là một trường hợp cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường của một chủ thể nào đó.
Điều 584 là nguyên tắc chung, những điều kiện chung để xác định trách nhiệm bồi
thường. Sở dĩ có thêm Điều 600 là để cụ thể và chi tiết thêm những trường hợp có thể
xảy ra trên thực tế. Điều 584 quy định những chủ thể bồi thường là người trực tiếp gây
ra thiệt hại còn Điều 600 chủ thể bồi thường không là người trực tiếp gây thiệt hại.
Điều 600 một phần giúp bảo vệ người trực tiếp gây thiệt hại, bởi họ thực hiện công
việc theo mệnh lệnh, chỉ dẫn của người giao việc. Đồng thời, việc quy định tại Điều
600 này cũng giúp bảo vệ bên bị thiệt hại trong việc nhận được bồi thường được
nhanh chóng hơn.
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về
bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra?
Trả lời:
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại do người làm công gây ra là: “Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận
tải Hoàng Long, nên theo quy định tại Điều 622 và Điều 623 của Bộ luật Dân sự thì
Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao
Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện cơng việc được giao và có quyền u cầu Cao
Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền
theo quy định của pháp luật”8.
Câu 3: Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định
về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.
Trả lời:
Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người
làm công gây ra như sau: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm
công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu
7
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án, Nxb.Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam 2016, Bản án số 109, tr. 95
8
Xem phần Xét thấy, đoạn 3 Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.
8
cầu người làm cơng, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một
khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Trên cơ sở Điều 600, để áp dụng quy định điều này cần đáp ứng những điều kiện
9
sau :
+ Thứ nhất: đối tượng gây thiệt hại phải là người làm công (người học nghề).
+ Thứ hai: phải có mối quan hệ “mệnh lệnh”, “chỉ dẫn” giữa người làm công với
người khác.
+ Thứ ba: thiệt hại xảy ra trong q trình người làm cơng thực hiện cơng việc
được giao
+ Thứ tư: để người làm cơng có trách nhiệm hồn trả một khoản tiền thì thiệt hại
xảy ra phải do lỗi của người làm công. (đây là điều kiện để cá nhân, pháp nhân có
quyền u cầu hồn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường thiệt hại)
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 Bộ luật Dân
sự năm 2005 (nay là Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015) để buộc Cơng ty Hồng
Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được
bình luận).
Trả lời:
Việc vận dụng của Tòa án là hợp lý.
Xét theo từng điều kiện để áp đụng Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều
600 Bộ luật Dân sự năm 2015) thì đều thỏa mãn.
Thứ nhất: người gây thiệt hại là người làm công. Trong vụ việc, người gây thiệt
hại là ơng Cao Chí Hùng là người làm cơng – là tài xế thuê cho Công ty TNHH vận
tải Hồng Long. Điều này đã được Tịa xác định.
Thứ hai: có mối quan hệ mệnh lệnh, chỉ dẫn giữa người làm cơng với người
th. Ở đây, Cao Chí Hùng điều khiển xe ô tô khách cho Công ty TNHH vận tải
Hồng Long.
Thứ ba: thiệt hại xảy ra trong q trình thực hiện công việc được giao. Với vụ
việc trong bản án, lộ trình di chuyển của xe từ Hải Phịng vào Tp. Hồ Chí Minh.
Trong q trình lái xe qua Quy Nhơn, Hùng đã điều khiển xe ô tô chiếm sang phần
đường bên trái khoảng 2m15 và tông vào xe mô tô ngược chiều đi đúng phần đường
quy định của người bị hại là anh Trần Ngọc Hải.
Vì yêu cầu chỉ xem xét đối với việc bồi thường của Công ty TNHH Hoàng Long
nên chỉ xét ba điều kiện đầu tiên. Với những lẽ trên, phán quyết của Tòa buộc Cơng ty
TNHH vận tải Hồng Long bồi thường thiệt hại và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho
9
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam (tái bản lần thứ tư) 2018, tr.124-125.
9
bên bị thiệt hại bằng việc vận dụng Điều luật 622 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 600
Bộ luật Dân sự năm 2015) là hợp lý.
Mặc dù vậy, phải nói thêm trong vụ việc này, Cơng ty TNHH vận tải Hoàng
Long tuy buộc thường nhưng trong mối quan hệ giữa Cơng ty TNHH vận tải Hồng
Long với Cao Chí Hùng thì pháp nhân này có quyền u cầu người gây thiệt hại hoàn
trả một khoản tiền. Bởi lẽ, thiệt hại xảy ra là do lỗi có ơng Hùng (do ông Hùng lái xe
chiếm sang phần đường bên trái).
Câu 5: Nếu ơng Hùng khơng làm việc cho Cơng ty Hồng Long và xe là của
ơng Hùng thì ơng Hùng có phải bồi thường khơng? Vì sao?
Trả lời:
Nếu ơng Hùng khơng làm việc cho cơng ty Hồng Long và xe là của ơng Hùng
thì khơng thể áp dụng Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ơng Hùng khơng phải là
người làm cơng cho cơng ty Hồng Long thì khơng áp dụng quy định về bồi thường
thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra theo Điều 600 Bộ luật Dân sự năm
2015, mà chỉ có thể áp dụng Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 . Vì vậy, trong trường
hợp này, ông Hùng phải bồi thường thiệt hại mà ông đã gây ra.
Câu 6: Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tịa án, ơng Hùng khơng phải
thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trả lời:
Đoạn thứ ba của phần Xét thấy cho thấy theo Tồ án, ơng Hùng khơng phải thực
hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại: “Bị cáo là người lái xe th cho Cơng
ty TNHH vận tải Hồng Long....hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp
luật.”10
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa án liên quan
đến trách nhiệm của ơng Hùng đối với người bị thiệt hại.
Trả lời:
Hướng giải quyết về trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại là: chịu
phạt 9 tháng tù và xem xét giảm mức hình phạt đó trên cơ sở - ơng đã tự nguyện bồi
thường 5.000.000đ; hồn cảnh gia đình khó khăn; tình trạng bản thân đau ốm. Tơi tán
thành hướng giải quyết này của Tịa án vì hai lý do sau:
Thứ nhất, Tồ án khơng xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tiền cho
ông Hùng, mà xác định trách nhiệm đó thuộc về Cơng ty Hồng Long là hợp lý theo
Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hơn nữa, như vậy sẽ bảo đảm cho việc bên bị
thiệt hại sẽ được bồi thường toàn vẹn và nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi cho người bị
thiệt hại.
10
Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tịa án nhân dân tỉnhBình Định.
10
Thứ hai, việc xem xét giảm mức hình phạt cho ông Hùng là có cơ sở. Không
phải chỉ việc ông tự nguyện nộp tiền bồi thường mà xem xét giảm án, mà còn phải căn
cứ nhiều cơ sở khác như điều kiện kinh tế, hoàn cảnh bản thân.
Câu 8: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được
yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường
Trả lời:
Dựa trên những tình tiết của vụ án, ơng Hùng là người làm cơng cho Cơng ty
Hồng Long nên sẽ áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công,
người học nghề gây ra. Tuy nhiên, trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của Bộ luật Dân sự năm 2015, điều khoản đầu tiên mang tính chi phối là Điều 584,
tinh thần của điều luật này là người nào gây thiệt hại thì người đó có trách nhiệm bồi
thường. Vì vậy, nếu áp dụng Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, người bị thiệt hại có
quyền u cầu ơng Hùng trực tiếp bồi thường cho thiệt hại mà chính ơng gây ra.
Câu 9: Lỗi của người làm công trong Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2005
(nay là Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
Điều 622. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra11
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm
công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện cơng việc được giao và có quyền u
cầu người làm cơng, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một
khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền u cầu người làm
cơng, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hồn trả một khoản tiền theo
quy định của pháp luật.12
Dường như hai Điều luật vẫn khơng thay đổi, gồm các ý chính để xác định lỗi
của người làm công trong Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề
gây ra: Trong quá trình làm việc, học nghề người này thực hiện cơng việc được giao
phó gây thiệt hại cho người khác thì chủ cơ sở của người làm cơng, người học nghề
phải bồi thường.
Tuy nhiên, trong quy định không nêu rõ “lỗi” ở đây là lỗi do ý chí của người gây
thiệt hại (người làm công) gây ra cho bên thứ ba, hay “lỗi” do người đó gây ra vì thực
11
12
Điều 622 Bộ luật Dân sự 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
11
hiện mệnh lệnh của người chủ (cá nhân hoặc pháp nhân của người làm công), hay là
“lỗi” do người này cố tình làm trái với chỉ thị của người chủ.
Theo nhóm nghĩ rằng, để người chủ có thể yêu cầu hồn trả một khoản tiền thì
“lỗi” cần được xác định là lỗi do người gây thiệt hại tự ý gây ra với người thứ ba và
“lỗi” do thực hiện trái với chỉ thị được giao. Còn “lỗi” được gây ra do thực hiện theo
chỉ thị được giao thì cá nhân, pháp nhân phải chịu hồn tồn trách nhiệm, khơng thể
u cầu hồn trả. Ví dụ như, A giao phó B chở 1000 quả trứng cho C. Vì điều kiện
khơng thuận lợi, để đảm bảo số trứng được giao nguyên vẹn phải chia làm 2 đợt giao
hàng. Tuy nhiên, B thấy như vậy thì mất thời gian nên B thực hiện một lần. Vì hàng
hóa cồng kềnh nên trong lúc tham gia giao thông B đã gây tại nạn cho D (tổn thất sức
khỏe 20%). Trường hợp này, A phải chịu trách nhiệm bồi thường cho D. Nhưng thiệt
hại xảy ra là do “lỗi” của B – đã thực hiện trái với chỉ thị của B nên A có quyền yêu
cầu B hoàn trả một khoản tiền mà A đã bồi thường thiệt hại.
Câu 10: Theo Tịa án, ơng Hùng có lỗi theo Điều 622 Bộ luật Dân sự năm
2005 (nay là Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015) không? Vì sao?
Trả lời:
Theo Tịa án, ơng Hùng có lỗi theo Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là
Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Vì theo Tịa nhận định: Ơng Cao Chí Hùng là người lái xe th cho Cơng ty
Hồng Long. Ơng Long cũng có hành vi vi phạm trong q trình thực hiện cơng việc
được giao.
“Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long nên theo
quy định tại Điều 622 và Điều 623 của Bộ luật Dân sự thì Cơng ty TNHH vận tải
Hồng Long có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi
thực hiện cơng việc được giao…”13
Câu 11: Theo Tịa án, Cơng ty Hồng Long có được u cầu ơng Hùng hồn
trả một khoản tiền bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho
câu trả lời.
Trả lời:
Theo Tòa án, Cơng ty Hồng Long có được u cầu ơng Hùng hoàn trả một
khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại.
Đoạn của bản án cho câu trả lời: “… và có quyền u cầu Cao Chí Hùng là
người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định
của pháp luật.”14
13
14
Phần Xét thấy, đoạn 3, Bản án 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.
Phần Xét thấy, đoạn 3, Bản án 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.
12
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa án liên quan
đến trách nhiệm hồn trả của ơng Hùng.
Trả lời:
Hướng giải quyết theo Tịa là hồn tồn hợp lý.
Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
ơng Cao Chí Hùng gây ra trong khi Cao Chí Hùng thực hiện cơng việc được giao và
được u cầu ơng Cao Chí Hùng bồi thường một khoản theo quy định của pháp luật
phù hợp với Điều 622 và Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 (cũng phù hợp với Điều
597 Bộ luật Dân sự năm 2015). Trong trường hợp này, không thể nói là thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vì khơng phải tự thân xe ơ tơ gây ra mà do hành vi trái
pháp luật của ông Hùng. Ơng Hùng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại trên.
Bên cạnh đó, ơng Hùng cũng chịu phạt vì tội “vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ” với mức phạt là 9 tháng tù.Và bồi thường một phần
mức bồi thường thiệt hại cho công ty.
Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Câu 1: Quy định nào của Bộ luật Dân sự sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
Trả lời:
Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “súc vật”
“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người
khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian
chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho
người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở
hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì
người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu
súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội”.
Câu 2: Bộ luật Dân sự có định nghĩa “súc vật” là gì khơng?
Trả lời:
13
Bộ luật Dân sự khơng có định nghĩa “súc vật” là gì.
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, khái niệm “súc vật” được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Một số nhà bình luận Bộ luật Dân sự thì súc vật gồm con vật đã được thuần hóa
và chưa được thuần hóa. Bộ luật dân sự khơng cho biết nhưng giáo trình của Học viện
tư pháp có nói: súc vật là động vật có vú ni trong nhà như trâu, bị, lợn, heo,...còn
trong thực tiễn xét xử khái niệm súc vật lại khá mở.15
Ví dụ: Bản án tại Tịa Kiên Giang trâu ông Thum chém trâu ông Năm bị thương
và Tòa đã xem trâu là súc vật khi vận dụng Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2005. Cũng
tại Kiên Giang chó anh Đáng cắn chết dê anh Nhơn Tòa cũng xem chó là súc vật. Do
đó ta có thể hiểu trâu, bị, chó, mèo, heo,... là súc vật.
Hay việc anh A có con 22 tháng tuổi chạy ơ tơ trên đường gặp con ngỗng do
thắng gấp mà anh bị thương, con anh bị xe sau cán chết Tòa xác định thiệt hại do súc
vật. Vậy ngỗng là súc vật thì chim, gà, vịt,...cũng có thể hiểu là súc vật.
Câu 4: Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?
Trả lời:
Đoạn cho thấy thiệt hại là chó gây ra: “Hội đồng xét xử thấy rằng...5 con heo
của bà Nga đi ăn trên đất của ơng Nhã thì bị chó cắn bị thương 1 con...hai ngày sau
heo chết..”16
Câu 5: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về
bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Trả lời:
Đoạn cho thấy Tòa đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra: “Theo Điều 625 Bộ luật dân sự 2005 quy định...nên mỗi bên phải chịu 50%
mức độ lỗi là đúng quy định của pháp luật” và “Áp dụng:Điều 604,605,625 Bộ luật
dân sự 2005...lệ phí Tịa án”17
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Trả lời:
Việc Tòa án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là
hợp lý.
15
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức – Hội luật gia Việt Nam 2017, tr. 298-300.
16
Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 8/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
17
Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 8/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
14
Thiệt hại ở đây là heo của bà Nga bị chó của ơng Nhã cắn làm heo chết thì đây là
lỗi do súc vật gây ra. Thiệt hại do súc vật gây ra có thể là thiệt hại cho con người hoặc
thiệt hại về tài sản như Bản án số 306/2007/DS-PT ngày 18/10/2007 Tòa án nhân dân
tỉnh Kiên Giang việc chó ơng Đáng cắn chết dê anh Nhơn18.
Luật 2005 hay 2015 đều quy định19 “khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây
thiệt hại thì khơng được bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra”; “súc vật thả
rơng theo tập qn mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo
tập quán”. Ở đây, bà Nga là bên bị thiệt hại nhưng có lỗi thả rơng heo dẫn đến heo bị
cắn thì như luật định là không được bồi thường nhưng ông Nhã cũng có lỗi do khơng
quản lý chó nhà mình nên cả 2 cùng chịu về thiệt hại này 50% là hợp tình, hợp lý.
Câu 7: Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự
năm 2005 về lỗi của người bị thiệt hại
Trả lời:
Về lỗi của người bị thiệt hại, Bộ luật Dân sự năm 2015 có những điểm mới so
với Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:
Về hình thức:
Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi người bị thiệt hại
cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần
thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của
người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại khơng phải bồi thường.”
Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định này được quy định tại khoản 4, 5
Điều 585:
“4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra
do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho
chính mình.”
Về nội dung:
Thứ nhất, về cách trình bày câu chữ: ở Bộ luật Dân sự năm 2005, luật trình bày
để hiểu rằng người gây thiệt hại phải bồi thường như thế nào khi thiệt hại xảy ra. Còn
Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trình bày theo hướng người bị thiệt hại được bồi thường
bao nhiêu khi thiệt hại xảy đến với mình.
18
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức – Hội luật gia Việt Nam 2017, tr. 297.
19
Điều 587,603 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 604, 625 Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
15
Thứ hai, về việc người bị thiệt hại không được bồi thường: ở Bộ luật Dân sự
năm 2005 thì quy định do lỗi hoàn toàn của bên bị thiệt hại. Cịn ở Bộ luật Dân sự
năm 2015 khơng quy định là do lỗi hoàn toàn mà người bị thiệt hại không thực hiện
những biện pháp để ngăn chặn cũng như hạn chế thiệt hại xảy ra với mình.
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định bà Nga có lỗi trong việc
lợn nhà bà Nga bị xâm hại?
Trả lời:
Việc Tịa án xác định bà Nga có lỗi là hồn tồn hợp lý vì bà Nga là người sở
hữu vật nuôi trong nhà là heo con nhưng cũng không quản lý đúng quy định, để heo
con chạy qua đất nhà ông Nhã nên xác định bà Nga cũng có lỗi căn cứ theo quy định
tại đoạn 2 khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.”20
Câu 9: Việc Tịa án khơng buộc ơng Nhà bồi thường tồn bộ thiệt hại cho bà
Nga có thuyết phục khơng? Vì sao?
Trả lời:
Việc tịa án xác định khơng buộc ơng Nhã bồi thường tồn bộ thiệt hại cho bà
Nga là thuyết phục.
Bởi vì tuy rằng con heo bị thương là tình tiết có thật, được các bên đương sự
thừa nhận nên thuộc những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh theo khoản 2
điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự. Áp dụng khoản 1, 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm
2005 và khoản 1, 4 Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2005 xác định ông Nhã có lỗi là hợp
lý. Nhưng nếu bà Nga trơng coi tốt con heo nhà bà thì đâu có để bị con chó nhà ơng
Nhà cắn bị thương nên cần phải xác định trách nhiệm trông coi bảo quản của bà Nga.
Áp dụng đoạn 2 khoản 1 Điều 623 thì bà Nga cũng chịu một phần trách nhiệm đối với
con heo của mình. Nên ơng Nhà chỉ phải chịu một phần trách nhiệm của mình đối với
bà Nga.
20
Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
16