Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Buổi thảo luận thứ sáu: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOẠI HỢP ĐỒNG (Phần chung)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.32 KB, 17 trang )

Buổi thảo luận thứ sáu:
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOẠI HỢP ĐỒNG (Phần chung)
Vấn đề 1: Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường
Câu 1: Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự
năm 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường?
Trả lời:
Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận một cách minh thị khả năng được
bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần khi sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa ghi nhận trường hợp tài sản bị xâm
phạm, mồ mả bị xâm phạm thì bồ thường tổn thất về tinh thần như thế nào. Thực tiễn
xét xử ở Tòa án địa phương về vấn đề này cũng khơng có sự thống nhất. Đối với
trường hợp mồ mả bị xâm phạm thì Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận khả năng bồi
thường bằng một khoản tiền “để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân
thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết, nếu khơng có những người này thì
người trực tiếp ni dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này”1.
Thứ hai, xét về mặt chủ thể, người bồi thường ở Bộ luật Dân sự năm 2005 là
“người xâm phạm” đã được thay bằng “người chịu trách nhiệm bồi thường”. Sự thay
đổi này đã mở rộng các đối tượng phải bồi thường, bao hàm cả các đối tượng không
phải là người xâm hại nhưng lại là đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường trên
thực tế. Ví dụ như việc cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường cho con cái chưa thành
niên, mất năng lực hành vi dân sự (Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 586 Bộ
luật Dân sự năm 2015) hoặc trong trường hợp pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do
người của mình gây ra trong khi đang thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao (Điều
618 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015). Đặc biệt, sự thay
đổi này còn bao hàm cả vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần
được gây ra khi chủ thể gây thiệt hại không phải “người xâm phạm” mà là do tài sản,
vật nuôi, cây cối, cơng trình xây dựng, nguồn nguy hiểm cao độ … thì chủ sở hữu là
người phải chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Thứ ba, so với Bộ luật Dân sự năm 2005 thì ở Bộ luật Dân sự năm 2015, mức
phạt bồi thường thiệt hại ở các trường hợp đều có chiều hướng tăng lên nhằm nâng


cao sự mạnh mẽ và tính răn đe của pháp luật. Cụ thể, ở các trường hợp có quy định
bồi thường tổn thất về tinh thần, mức phạt bồi thường khi các bên khơng có sự thỏa
thuận có sự thay đổi như sau:

1

Xem khoản 3 Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3


- Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm
được nâng lên từ “mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định” đến “mức tối đa không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước
quy định”;
- Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm
được nâng lên từ “mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định” đến “mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một
trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”;
- Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm hại được nâng lên từ “mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định” đến “mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm khơng q mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Việc thay đổi căn cứ tính mức bồi thường thiệt hại là “mức lương tối thiểu” ở Bộ
luật Dân sự năm 2005 bằng “mức lương cơ sở” ở Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ thay
đổi về câu từ nhưng xét về tính chất thì hai mức trên chỉ là căn cứ dựa vào để tính mức
bồi thường thiệt hại cụ thể, mức lương cơ sở hiện nay được quy định tại Nghị quyết số
99/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII ngày 11/11/2015 về dự toán ngân sách nhà
nước năm 2016 là 1.210.000đ và được áp dụng từ ngày 01/5/2016.
Thứ tư, về người được bồi thường thì Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ ghi nhận

“người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất”2 của người có sức khỏe, tính mạng,
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường tổn thất về tinh thần điều
này đã dẫn đến Tịa án Việt Nam khơng cho bà được bồi thường khi cháu có tính
mạng bị xâm phạm và khơng cho em được bồi thường khi anh có tính mạng bị xâm
phạm3. Còn Bộ luật Dân sự năm 2015 đã theo hướng “những người thân thích theo
thứ tự hàng thừa kế của người chết”4. Cụm từ “những người thân thích theo thứ tụ
hàng thừa kế của người chết” đã mở rộng hơn về người được bồi thường.
Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm có được bồi thường khơng? Vì sao?
Trả lời:
Khi quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, Bộ luật Dân sự năm 1995 và
2005 đều không được đề cập tới. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng không tiến bộ hơn
mấy khi chỉ quy định tại điều 589 rằng “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
2

Xem khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của bộ luật dân sự 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam 2017, tr.492.
4
Xem khoản 3 Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3

4


3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
4. Thiệt hại khác do luật quy định”.
Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm chưa có

quy định được bồi thường. Đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm, phía Chính phủ
cũng như Quốc hội khơng thực sự ủng hộ nên chưa biết thiết kế quy định rõ ràng về
chủ đề này.
Riêng Luật sở hữu trí tuệ có đề cập tới bồi thường tổn thất về tinh thần khi có
việc xâm phạm tới sở hữu trí tuệ (một loại tài sản)5. Cụ thể ở điểm b khoản 1 Điều 204
về thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nhìn từ góc độ văn bản, tuy thiệt hại về tài sản bị xâm phạm không được bồi
thường nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp tồn tại tổn thất về tinh thần trong trường
hợp trên.
Đối với thiệt hại về tài sản: Tổn thất về tinh thần khơng hồn tồn bị loại trừ khi
tài sản bị xâm phạm. Tổn thất về tinh thần tồn tại khá đương nhiên khi các yếu tố về
nhân thân, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm.
Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về
tổn thất tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các vụ việc trên?
Trả lời:
Bản án số 08/2017/DS-ST:
“Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật
Dân sự năm 2015 để xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần.
Tại Điều 3 Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy
định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
là 1.210.000 đồng/tháng vì vậy mức tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm của
bà Nhị là 24.200.000 đồng tương đương trong 20 tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định là 1.210.000 đồng”6.
Bản án số 26/2017/HSST:
“Tiền bồi thường tổn thất tinh thần cho gia đình người bị hại tương đương
100.000.000 đồng”7.

5


Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2016, Bản án số 58-59, tr.393.
6
Xem mục 6, phần nội dung xét về mức bù đắp tổn thất tinh thần, đoạn 3, 4 Bản án số 08/2017/DS-ST ngày
30/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai.
7
Xem phần Xét thấy, đoạn 9 Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

5


Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Tịa án khơng áp dụng Bộ luật
Dân sự năm 2005 mà áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các vụ việc trên
liên quan đến tổn thất tinh thần.
Trả lời:
Việc Tòa án áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 mà không áp dụng Bộ luật Dân
sự năm 2005 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất về tinh thần là hợp lý. Thực
tế cho thấy, hồn tồn có thể có tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm. Nếu như
áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 thì tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm
không được bồi thường, như thế thì khơng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị hại.
Hơn nữa, trên thực tế có những tài sản có giá trị rất lớn về tinh thần đối với một
chủ thể như kỷ vật của gia đình. Việc làm hư hỏng, mất mát tài sản có thể gây tổn thất
về tinh thần cho chủ sở hữu như mất ăn, mất ngủ, đau buồn sâu sắc….
Thiết nghĩ nếu tổn thất về tinh thần tồn tại thực tế thì nên được bồi thường. Ở
nước ngồi, chẳng hạn như Pháp, bên cạnh việc chấp nhận thiệt hại về vật chất, Tịa
án khơng ít lần buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường tổn thất về tinh thần khi
ai đó làm chết động vật gần gũi với người như chó, ngựa đua…
Ở Châu Âu, Tịa án Châu Âu về quyền con người đã cho rằng tổn thất về tinh
thần có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm. Do vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà

chúng ta chấp nhận sự tồn tại tổn thất về tinh thần và cho người bị thiệt hại được
quyền bồi thường. Pháp luật nước ta đã có sự thay đổi từ không thừa nhận bồi thường
tổn thất về tinh thần sang cho phép Tòa án tự quyết định bồi thường tổn thất tinh thần
sao cho phù hợp. Việc thay đổi như trên là một bước tiến bộ trong xây dựng pháp luật
của nước ta. Tuy nhiên không phải bất cứ tổn thất về tài sản nào cũng được bồi thường
về tinh thần. Do vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chúng ta chấp nhận sự tồn
tại tổn thất về tinh thần và cho người bị hại được quyền bồi thường. Khoản 1 Điều 585
Bộ luật Dân sự năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định “thiệt hại
thực tế được bồi thường hoàn toàn”. Quy định này được hiểu thiệt hại bao nhiêu trong
thực tế thì được bồi thường bấy nhiêu và không phụ thuộc vào đối tượng bị xâm phạm
nên hồn tồn có thế áp dụng cho tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm nếu tổn
thất này tồn tại trong thực tế8.

8

Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2016, Bản án số 58-59, tr.399.

6


Vấn đề 2: Xác định thiệt hại vật chất được bồi thường khi
tính mạng bị xâm phạm
Câu 1: Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự
năm 2005 về thiệt hại vật chất khi tính mạng bị xâm phạm.
Trả lời:
Quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, Bộ luật Dân sự
năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 lần lượt quy định như sau:
+ Khoản 1 Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005:
“Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại
trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng”
+ Khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định”
Điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005 về nội
dung này:
Thứ nhất, điểm a khoản 1 Điều 610 của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã được thay
thế bởi điểm a khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 với nội dung bồi thường
được xác định rộng hơn. Bộ luật Dân sự năm 2005 ngoài việc xác định bồi thường chi
phí mai táng và tiền cấp dưỡng cho người được người bị thiệt hại cấp dưỡng thì chỉ
yêu cầu bồi thường chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại.
Bộ luật Dân sự năm 2015 yêu cầu bồi thường cả phần thu nhập đáng ra phải có nếu
khơng xảy ra sự cố, thu nhập lẽ ra phải có của người chăm sóc cho người bị thiệt hại,
thiệt hại khác do luật quy định.9

9

Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7



Điểm mới này cho thấy Bộ luật Dân sự năm 2015 đã loại bỏ đi một bất cập: thiệt
hại do tính mạng bị xâm phạm thay vì phải bồi thường cao hơn mà lại bồi thường thấp
hơn so với thiệt hại về sức khỏe. Theo như Bộ luật Dân sự 2005 thì đối với thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm thì có quy định u cầu bồi thường thu nhập của người bị
thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại, nhưng đối với thiệt hại do tính mạng bị
xâm phạm lại không được quy định khoản thiệt hại này. 10 Do đó, điểm a khoản 1 Điều
591 Bộ luật Dân sự năm 2015 là một điểm mới mang ý nghĩa tích cực.
Thứ hai, Bộ luật Dân sự năm 2015 bổ sung điểm d “Thiệt hại khác do luật quy
định” ở khoản 1 Điều 591. Việc bổ sung này cho thấy khoản bồi thường được mở
rộng, có thể dựa vào thiệt hại thực tế của người thiệt hại để xác định mức bồi thường,
như vậy thì xác định mức bồi thường sẽ trở nên xác đáng hơn.
Câu 2: Đoạn nào của bản án số 60 cho thấy Tòa án đã chấp nhận yêu cầu
bồi thường thường chi phí vé máy bay và thuê ô tô với tư cách là chi phí hợp lý
cho việc mai táng?
Trả lời:
Bản án số 60 cho thấy Tòa án đã chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí vé máy
bay và th ơ tơ với tư cách là chi phí hợp lý cho việc mai táng là đoạn: Trong phần
Xét thấy: “Hội đồng xét xử xét thấy, chi phí hợp lý cho việc mai táng…
37.275.000đ.”11
Câu 3: Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định chi phí đi lại dự lễ tang
được bồi thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Nghị quyết số 03 của HĐTP khơng có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được bồi
thường
Cơ sở pháp lý tại điểm 2.2 Nghị quyết số 03 của HĐTP năm 2006
“2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài,
các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang
và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông
lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây

mộ, bốc mộ...”
Câu 4: Trong vụ việc trên, Tịa án có cho biết ai bỏ ra chi phí máy bay và
th ơ tô trên không?
Trả lời:

10
11

Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem phần Xét thấy, đoạn 15 Bản án số 60/2009/HSST ngày 11/6/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

8


Trong vụ việc trên, Tịa án khơng cho biết ai bỏ ra chi phí máy bay và th ơ tơ
mà chỉ nêu chung chung những chi phí mà hội đồng xét xử cho là hợp lý trong việc
mai táng “Chi phí vé máy bay 5.175.000đ, tiền th ơ tơ từ sân bay tới bệnh viện
500.000, tiền thuê xe ô tô chở thi hài anh Quyên về quê 22.000.000, tiền bồi dưỡng lái
xe 600.000đ, tiền chi phí trên đường đưa thi hài anh Quyên về quê là 2.000.000đ, tiền
thuê lều bạt, bàn ghế 3.000.000đ; tiền đất, công đào huyệt 2.500.500đ, tiền xe chở
người bị hại đi mai táng là 1.500.000”12
Câu 5: Căn cứ vào thực tiễn xét xử, cách giải quyết trên có thuyết phục
khơng? Vì sao?
Trả lời:
Căn cứ vào thực tiễn xét xử, theo nhóm, cách giải quyết trên thuyết phục.
Bởi vì, theo Nghị Quyết số 03 HĐTP về các chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn
nhân là “các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm,
khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn
cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung”. Ở đây, ta thấy ta thấy danh sách
các chi phí được bồi thường là danh sách mở. Hơn nữa “Bộ luật Dân sự cũng chỉ quy

định “thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc mai táng”
nhưng lại không cho biết cụ thể những chi phí nào cho việc mang mai táng được bồi
thường. Ở đây, chúng ta không thấy Bộ luật Dân sự chi phí đi lại dự lễ tang có được
bồi thường hay không”13.
Trên thực tế xét xử việc xác định cụ thể chi phí dự lễ tang phải bồi thường khơng
có sự thống nhất giữa các Tịa. Nhưng đã có Tịa chấp nhận chi phí đi lại là chi phí
hợp lý cho việc mai táng,...14 Cả Nghị quyết số 03 của HĐTP và Bộ luật Dân sự đều
không nêu rõ những chi phí hợp lý cho việc mai táng mà chỉ để mở. Bởi vậy theo
nhóm, chi phí đi lại nên được xếp vào nhóm chi phí được bồi thường bởi việc đi lại là
việc cần thiết để sắp xếp, tham dự lễ tang.
Câu 6: Nếu đó là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì có được
bồi thường khơng? Vì sao?
Trả lời:
Xét trên phương diện cơ sở pháp lý, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ
thể, chi tiết về việc bồi thường chi phí đi lại dự lễ tang nên mỗi Tịa có thể có một
cách xét xử khác nhau. Trong bản án số 60/2009/HSST ngày 11/6/2009 của Tòa án
nhân dân tỉnh Đồng Nai Tòa chỉ quy định chung về chi phí vé máy bay là 5.175.000đ
và người nhận bồi thường là chị Đỗ Thị Bảy – vợ người bị hại. Tịa khơng giới hạn
12

Bản án số 60/2009/HSST ngày 11/6/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng-Bình án và bình luận án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia
Việt Nam 2016, tr. 500
14
Bản án số 20/2010/HS-ST ngày 21/4/2010 của Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh.
13

9



đối tượng cụ thể để có được bồi thường chi phí đi lại. Tuy nhiên trên thực tế đã có Tịa
chỉ chấp nhận chi phí đi lại dự tang lễ nhưng chỉ với những người thân thích với nạn
nhân15. Hơn nữa theo thực tiễn xét xử cháu của nạn nhân liệu có được coi là người có
quan hệ thân thích, gần gũi với nạn nhân hay khơng? Theo nhóm, người có quan hệ
thân thích, gần gũi với nạn nhân chỉ nên được xác định là hàng thừa kế thứ nhất. Bởi
nếu chỉ cần có quan hệ họ hàng kể cả họ hàng xa đã xác định là thân thích, gần gũi thì
sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn nhằm chi trả cho việc đi lại dự lễ tang của họ hàng.
Vì thế là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang sẽ không được bồi
thường.
Câu 7: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi
thường tiền cấp dưỡng cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền
cấp dưỡng cho ai? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trả lời:
Bản án số 60/2009/HSST:
- Tòa án buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho việc trợ cấp
nuôi con của người bị hại “Về trợ cấp nuôi con…buộc họ phải trợ cấp theo quy định
của pháp luật”16
- Tịa án khơng buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng: khơng có
thơng tin.
Bản án số 26/2017/HSST:
- Tòa án buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho cháu Chu Đức
P “Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Chu Đức
P,…”17
- Tịa án khơng buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho bố mẹ
người bị hại về già “Đối với khoản tiền gia đình người bị hại Chu Văn D yêu cầu là
tiền nuôi dưỡng bố mẹ người bị hại về già do pháp luật không quy định nên không
được Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết.”18
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan
đến người được bồi thường tiền cấp dưỡng.
Trả lời:

Đối với Bản án số 60/2009/HSST:

15

Bản án số 20/2010/HSST ngày 21/4/2010 của Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh và Quyết định số
20/HĐTP-HS ngày 24/12/2002 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
16
Xem phần Xét thấy, đoạn 19 Bản án số 60/20009/HSST ngày 11/6/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
17
Xem phần Quyết định, đoạn 6 Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
18
Xem phần Xét thấy, đoạn 10 Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

10


Bản án số 60 giải quyết vụ việc dựa trên cơ sở Bộ luật Dân sự năm 2005. Vụ
việc trong bản án liên quan đến thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.Trong Bộ luật
Dân sự năm 2005, vấn đề này được quy định tại Điều 610. Theo tinh thần của điều
luật này, người gây thiệt hại phải bồi thường các chi phí theo khoản 1 điều này và tiền
cấp dưỡng là một trong những chi phí mà người gây thiệt hại phải bồi thường. Tòa án
xác định người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho các con của người bị hại là
hợp lý, hợp tình.
Con chưa thành niên của bị hại là người có mối quan hệ gia đình với họ19.
Hành vi của người gây thiệt hại đem đến một tổn thất tinh thần to lớn cho người
thân của người bị hại; làm xáo trộn gia đình của họ. Một người vợ mất chồng, những
đứa con mất cha, đây là một tổn thất tinh thần to lớn khơng gì bù đắp được. Tịa án xét
bồi thường tiền cấp dưỡng – tuy đây là phần bồi thường thiệt hại về mặt vật chất
nhưng cũng giúp xoa dịu tổn thương cho gia đình. Việc bồi thường một khoản tiền
cũng góp phần làm giảm những khó khăn trước mắt của gia đình khi trụ cột gia đình

vừa mất đi.
Đối với Bản án số 26/2017/HSST:
Bản án số 26 giải quyết vụ việc dựa trên cơ sở Bộ luật Dân sự năm 2015. Vụ
việc trong bản án này cũng liên quan đến thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Tịa xem xét người gây thiệt hại buộc phải bồi thường tiền cấp dưỡng cho con
chưa thành niên của người bị hại là hợp lý. Tương tự bản án số 60, con chưa thành
niên là người có mối quan hệ gia đình với người bị hại. Nếu khơng có hành vi phạm
tội của người gây thiệt hại thì đứa trẻ đó đã được sống hạnh phúc bên cha mình –
người bị hại. Đồng thời, nếu khơng có hành vi phạm tội đó, bé P – con của người bị
hại đã được cha mình ni dưỡng chăm sóc. Mặc dù người bị hại là phạm nhân,
nhưng sau khi chấp hành xong hình phạt, ơng ấy sẽ được trở về với xã hội và gia đình,
chăm sóc ni dưỡng con cái. Hành vi phạm tội của bị cáo đã tước đi quyền được
sống hạnh phúc bên cha và quyền được cha chăm sóc ni dưỡng. Khoản tiền cấp
dưỡng là khoản bồi thường vật chất là nghĩa vụ mà bên gây thiệt hại nhất định phải
thực hiện. Thế nên, việc Tòa xử như vậy là hợp tình, hợp lý.
Bên cạnh việc buộc bên gây thiệt hại bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho con
chưa thành niên nhưng việc Tịa khơng xem xét đến việc bồi thường tiền nuôi dưỡng
cha mẹ gia của người bị hại là không thỏa đáng. Bởi lẽ, hành vi phạm tội của A đã
khiến D không thể phụng dưỡng cha mẹ của mình. Cha mẹ là người có mối quan hệ
thân thích với bị hại và bị hại có nghĩa vụ phải chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ. Hơn
nữa, cha mẹ của người bị hại đã về già nên việc bồi thường thiệt hại đối với cha mẹ
người bị hại cần được xem xét.

19

Xem điểm b mục 2.3 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán.

11



Nhóm thấy rằng, khoản tiền cấp dưỡng cho cha mẹ già của bị hại là cần thiết nếu
họ khơng có khả năng lao động, khơng có tài sản để tự ni mình (chẳng hạn như
lương hưu). Xét kết hợp với điều kiện đã nêu, làm giảm bớt khoản bồi thường mà bên
gây thiệt hại phải gánh chịu.
Câu 9: Trong bản án số 26, Tòa án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực
hiện một lần hay nhiều lần?
Trả lời:
Trong bản án số 26, Tòa theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện nhiều lần.
“Gia đình người bị hại yêu cầu cấp dưỡng một lần, bị cáo khơng đồng ý và có đề nghị
giải quyết theo quy định của pháp luật. Do vậy, Hội đồng xét xử cần buộc bị cáo phải
cấp dưỡng hàng tháng là phù hợp với quy định của pháp luật.”20
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án liên
quan đến cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trả lời:
Hướng giải quyết của Tòa liên quan đến cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
là hợp lý.
Về cách thức bồi thường là do các bên thỏa thuận: một lần hoặc nhiều lần, theo
định kỳ hoặc không theo định kỳ21.
Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định trường hợp các bên đồng ý thỏa thuận với
nhau trong việc lựa chọn phương thức bồi thường.22 Theo Công văn số 81/2002 ngày
10/6/2002 nêu trên, “trường hợp các bên khơng thảo thuận được thì Tịa án quyết định
phương thức bồi thường thiệt hại hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, nếu người
được bồi thường thiệt hại hoặc người được cấp dưỡng yêu cầu được bồi thường hoặc
cấp dưỡng theo phương thức một lần và xét thấy yêu cầu của họ là chính đáng và
người phải bồi thường, người có nghĩa vụ cấp dưỡng có điều kiện thi hành án thì Tịa
án có thể quyết định phương thức một lần”23.
Trường hợp trong bản án số 26, các bên khơng thỏa thuận được phương thức
thanh tốn nên Tịa quyết định bồi thường hàng tháng.
Việc xác định phương thức thực hiện cấp dưỡng cũng nên xét đến khả năng thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người gây thiệt hại. Trường hợp này, anh A (chưa có vợ,

con), cha của A cũng đã 49 tuổi, khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần là
20

Xem phần Xét thấy, đoạn 10 Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Chương V, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2017, tr.399.
22
Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Chương V, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2017, tr.399.
23
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ tư), tr.651.
21

12


khó đối với người gây thiệt hại cũng như gia đình. Nên Tịa xét thực hiện hàng tháng
là hợp lý.

Vấn đề 3: Thay đổi mức bồi thường đã được ấn định
Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường khơng cịn
phù hợp với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế.
Trả lời:
Thứ nhất: thay đổi mức bồi thường khi khơng cịn phù hợp với thực tế là bất kì
bên nào cũng có quyền u cầu thay đổi. Tức bên bồi thường có quyền yêu cầu giảm
hoặc bên bị thiệt hại có thể yêu cầu tăng mức bồi thường sao cho phù hợp với tình
hình thực tế. Cịn đối với giảm mức bồi thường thì chỉ có trường hợp giảm mà khơng
có trường hợp tăng mức bồi thường.

Thứ hai: về điều kiện áp dụng. Đối với thay đổi mức bồi thường khi khơng cịn
phù hợp với thực tế thì Tịa án sẽ xem xét điều kiện thực tế của các bên, thời giá thị
trường,... Còn đối với giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh
tế thì Tịa án sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi và khả năng kinh tế của bên bồi thường. Người
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu khơng có
lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại q lớn so với khả năng kinh tế của mình.24
Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự để thay
đổi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế.
Trả lời:
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định điều kiện để thay đổi mức bồi thường khi
không còn phù hợp với thực tế như sau:
Khoản 3 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hành vi yêu cầu Tịa án hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Ngồi ra khơng có điều kiện cụ thể nào khác. Tuy nhiên có thể hình dung rằng
Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét: thứ nhất là thời giá trị
trường, thứ hai là khả năng lao động hiện có của bên bồi thường, và các yếu tố liên
quan khác.
Câu 3: Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ
của phía bị thiệt hại có được chấp nhận khơng? Vì sao?
Trả lời:

24

Khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

13


Trong tình huống trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía bị thiệt
hại khơng được chấp nhận, vì trường hợp trên không được xác định là thay đổi mức

bồi thường khi khơng cịn phù hợp với thực tế.
Vì quy định này được hiểu theo hướng: mức bồi thường đã được xác định và qua
một thời gian khi chưa được bồi thường thì giá trị của mức bồi thường đó đã thay đổi,
như vậy thì mới áp dụng quy định thay đổi mức bồi thường khi khơng cịn phù hợp
với thực tế. Cịn đối với khoản chi phí thay khớp của bà Muối, không thể không coi
đây là thiệt hại do Nghĩa gây ra, về nguyên tắc Nghĩa phải bồi thường khoản thiệt hại
này, có thể xét theo hướng bồi thường thiệt hại thực tế cho bà Muối.

Vấn đề 4: Xác định người có trách nhiệm bồi thường (cùng
gây thiệt hại)
Câu 1: Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của
Bộ luật Dân sự, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong
những trường hợp nào?
Trả lời:
Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của Bộ luật Dân
sự, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp
sau:
+ Trách nhiệm liên đới bồi thường do cùng gây thiệt hại. Cụ thể, theo Điều 587
Bộ luật Dân sự năm 2015, “trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những
người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.”
+ Trách nhiệm liên đới trong trường hợp khác:
Pháp luật quy định minh thị các chủ thể cụ thể trong một số trường hợp đặc biệt
phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại mà khơng cần yếu tố cùng gây hại.
Ví dụ: khoản 4 Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Khi chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm
cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Tương tự, theo khoản 2 Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với thiệt hại do súc
vật gây ra, “nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường
thiệt hại.”25
Câu 2: Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có

xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không?

Trả lời:
25

Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng ĐứcHội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5, tr 388.

14


Trong Nhận thấy của Bản án:
“Đến khoảng 18 giờ cùng ngày,anh Nguyễn Nam Hải (lad em vợ anh Lễ) từ 16
Lê Lợi đến chơi nhà chị Hà và có đến mua thuốc lá tại nhà chị Hiền, tại đây anh Hải
hỏi: “nhà có đàn ơng khơng?” thì chị Tám và chị Hiền có phản ứng, hai bên đơi chối
qua lại dẫn đến xơ xát, giằng co với nhau và có bể một số trứng và gãy hai chiếc ghế
gỗ của bà Khánh.”
Hồn cảnh: vụ xơ xát xảy ra hồi 18 giờ ngày 23/02/2001 giữa anh Hải, chị Tám
và chị Hiền
Xác định chính xác người gây thiệt hại: anh Hải, chị Tám và chị Hiền.
Câu 3: Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám,
chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường?
Trả lời:
Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên
đới bồi thường là đoạn:
“Về thiệt hại tài sản, bà Khánh trước đây yêu cầu… Xét thiệt hại về tài sản của
bà Khánh do xô xát giữa chị Tám và chị Hiền với anh Hải dẫn đến là 02 chiếc ghế gỗ
bị gãy chân và các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ, bễ,…trong đó q trình
xơ xát là có thật. Do vậy, buộc những người này phải liên đới bồi thường cho bà
Khánh.”26
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về

trách nhiệm liên đới.
Trả lời:
Theo nhóm hướng giải quyết trên của Tịa án là hợp lý.
Căn cứ để làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường27: cùng gây thiệt hại, có
thống nhất ý chí hoặc khơng thống nhất, khơng xác định được người gây thiệt hại cụ
thể. Bộ luật dân sự có quy định: “nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi
thường thiệt hại theo phần bằng nhau”28
Trong tình huống cả 3 người Tám, Hiền, Hải xơ xát dẫn đến bể một số trứng và
gãy 02 cái ghế gỗ của bà Khánh thì cả 3 đều cùng có lỗi trong vụ việc này. Nhưng
không xác định được ai là người gây thiệt hại cụ thể cũng như có lỗi nhiều hơn dẫn
đến thiệt hại nên việc Tòa án buộc cả 03 cùng chịu trách nhiệm bồi thường là đúng
luật và anh Hải chỉ phải bồi thường 1/3 số tiền mà bà Khánh yêu cầu bồi thường.
26

Xem phần Nhận thấy, Bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku –
Tỉnh Gia Lai.
27
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2017, trang 30-35.
28
Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

15


Câu 5: Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà
Hộ?
Trả lời:
Trong Quyết định số 226, bà Lan là người trực tiếp gây hại cho bà Hộ khi đánh
vào mặt gây thương tích ở mắt trái làm cho bà Hộ bị loét giác mạt và phải khoét bỏ

nhãn cầu mắt trái.
Câu 6: Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt
hại cho bà Hộ?
Trả lời:
Trong Quyết định số 226, ông Bảo là người phải liên đới bồi thường cho bà Hộ
khi rủ rê, kêu các con đánh bà Hộ là hành vi trái pháp luật và đã gây hậu quả là bà Hộ
bị chấn thương mắt trái.
Câu 7: Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu
có, nêu tóm tắt tiền lệ đó.
Trả lời:
Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ.
Tiền lệ là Quyết định 114/2006/DS-GĐT ngày 26/5/2006 của Tòa dân sự nhân
dân tối cao29. Nội dung: Bằng dùng cây đánh vào đầu làm Hiền ngã xuống ruộng. Ông
An là cha Bằng đã khởi xướng, rủ rê con cháu cùng gây vết thương cho Hiền. Tòa
Giám đốc thẩm xác định ông An cùng gây thiệt hại do rủ rê con cháu gây thương tích
cho Hiền nên phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan
đến trách nhiệm liên đới.
Trả lời:
Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là thuyết phục để
bảo vệ người bị thiệt hại và chỉ cần có sự thống nhất ý chí về việc gây ra thiệt hại đã
làm phát sinh trách nhiệm liên đới.
Ơng Bảo tuy khơng đánh bà Hộ nhưng đã rủ rê các con đánh bà Hộ gây ra thiệt
hại, thương tích cho bà ấy thì phải có trách nhiệm liên đới bồi thường nên Tịa phúc
thẩm, sơ thẩm đã khơng buộc ơng Bảo có trách nhiệm là không đúng. Người chủ mưu,
rủ rê, khởi xướng người khác gây thiệt hại được coi là người cùng gây thiệt hại cho dù
họ không trực tiết gây ra30. Điều 9:101 Khoản 1a Bộ nguyên tắc Châu Âu về bồi
29

Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng

Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2017, trang 24.
30
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức-Hội luật gia Việt Nam 2017, trang 33.

16


thường thiệt hại cũng có quy định “trách nhiệm bồi thường là liên đới khi một người
cố ý tham gia hoặc tạo ra hoặc khích lệ hành vi xấu của người gây ra thiệt hại cho
nạn nhân”. Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã có quy định tại Điều 298 (nay là Điều
587 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 9: Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu
ai bồi thường?
Trả lời:
Về phần thiệt hại ban đầu bà Khánh yêu cầu bồi thường 324.000 đ nhưng sau đó
lại tăng lên 800.000đ và yêu cầu anh Hải phải bồi thường toàn bộ số tiền này.
Câu 10: Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?
Trả lời:
Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường 1/3 số tiền trên là 267.000đ.
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến
anh Hải.
Trả lời:
Theo nhóm, hướng giải quyết trên của Tịa án liên quan đến anh Hải rất thuyết
phục, hợp tình hợp lý.
Thứ nhất, Tịa bác bỏ tồn bộ việc chị Hiền kiện anh Lễ chị Hà và anh Hải về đòi
bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Đối với anh Hải, mặc dù giữa chị Hiền
và anh chị Tám có giằng co,vật lộn với nhau nhưng sự việc này không xác định được
việc anh Hải đã xâm phạm đến sức khỏe của chị. Tại công an phường chị Hiền và chị
Tám cũng không đề cập đến vết thương của chị Hiền. Sau 10 ngày chị Hiền mới nhập

viện và nhưng khi nộp lại hóa đơn tiền thuốc,… thì vẫn khơng xuất trình được giấy tờ
chứng minh anh Hải là người xâm phạm sức khỏe của chị.
Thứ hai, về phần tài sản, Bà Khánh yêu cầu anh Hải phải bồi thường cho bà
Toàn bộ số tiền hư hại tài sản là 800.000 đồng. Tòa chấp nhận một phần đơn khởi kiện
của bà Khánh. Buộc anh Hải phải bồi thường thiệt hải về tài sản cho bà Khánh bằng
1/3 số tiền bà yêu cầu là 267.000đ. Trong sự việc này, cả chị Hiền và chị Tám cũng là
người trong vụ xô xát nên việc bà Khánh chỉ yêu cầu anh Hải bồi thường tồn bộ là
khơng đúng. Và khơng xác định được mức độ lỗi của mỗi người nên cả 3 liên đới chịu
trách nhiệm theo Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là Điều 287 Bộ luật Dân sự
năm 2015). Căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ
lỗi của mỗi người thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

17


MỤC LỤC
Buổi thảo luận thứ sáu: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOẠI HỢP ĐỒNG
(Phần chung) ................................................................................................................. 3
Vấn đề 1: Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường ...................................... 3
Câu 1: Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm
2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường? .............................................................. 3
Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có
được bồi thường khơng? Vì sao? ................................................................................ 4
Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn thất
tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các vụ việc trên?................................. 5
Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Tịa án khơng áp dụng Bộ luật Dân sự
năm 2005 mà áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 trong các vụ việc trên liên quan
đến tổn thất tinh thần. .................................................................................................. 6
Vấn đề 2: Xác định thiệt hại vật chất được bồi thường khi tính mạng bị xâm
phạm .............................................................................................................................. 7

Câu 1: Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm
2005 về thiệt hại vật chất khi tính mạng bị xâm phạm. .............................................. 7
Câu 2: Đoạn nào của bản án số 60 cho thấy Tòa án đã chấp nhận yêu cầu bồi thường
thường chi phí vé máy bay và thuê ô tô với tư cách là chi phí hợp lý cho việc mai
táng? ............................................................................................................................ 8
Câu 3: Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được bồi
thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ............................................................. 8
Câu 4: Trong vụ việc trên, Tịa án có cho biết ai bỏ ra chi phí máy bay và th ơ tơ
trên khơng? .................................................................................................................. 8
Câu 5: Căn cứ vào thực tiễn xét xử, cách giải quyết trên có thuyết phục khơng? Vì
sao? .............................................................................................................................. 9
Câu 6: Nếu đó là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì có được bồi
thường khơng? Vì sao? ............................................................................................... 9
Câu 7: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền
cấp dưỡng cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho
ai? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? .................................................................. 10
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
người được bồi thường tiền cấp dưỡng. .................................................................... 10
Câu 9: Trong bản án số 26, Tòa án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện một
lần hay nhiều lần?...................................................................................................... 12
18


Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án liên quan đến
cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. .................................................................. 12
Vấn đề 3: Thay đổi mức bồi thường đã được ấn định ............................................ 13
Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường khơng cịn phù hợp
với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế. .. 13
Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự để thay đổi mức
bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế. .............................................................. 13

Câu 3: Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía bị
thiệt hại có được chấp nhận khơng? Vì sao? ............................................................. 13
Vấn đề 4: Xác định người có trách nhiệm bồi thường (cùng gây thiệt hại) .......... 14
Câu 1: Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của Bộ luật
Dân sự, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những
trường hợp nào? ........................................................................................................ 14
Câu 2: Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hồn cảnh nào? Có xác định
chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không? ....................................... 14
Câu 3: Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị
Hiền và anh Hải liên đới bồi thường? ....................................................................... 15
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm
liên đới. ...................................................................................................................... 15
Câu 5: Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ? ..... 16
Câu 6: Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho
bà Hộ? ....................................................................................................................... 16
Câu 7: Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu
tóm tắt tiền lệ đó. ....................................................................................................... 16
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm liên đới............................................................................................................ 16
Câu 9: Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi
thường? ...................................................................................................................... 17
Câu 10: Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu? .......... 17
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh
Hải. ............................................................................................................................ 17

19




×