Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

sinh học cơ thể động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.12 KB, 11 trang )

Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
I - TỔNG QUAN VỀ HỆ TIÊU HOÁ
Tiêu hóa là một quá trình biến đổi phức tạp thức ăn từ những chất khó
tiêu thành những chất đơn giản, hòa tan và hấp thụ được.
Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (động vật đơn bào): tiêu hóa thức ăn
là quá trình tiêu hóa nội bào.
Ví dụ: ở Trùng giầy, các enzim từ lizosom vào không bào tiêu hóa thủy phân các
chất hữu cơ ở trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử
dụng cho hoạt động sống.
Ở động vật có tuyến tiêu hóa (ruột khoang, giun dẹp) thức ăn được tiêu
hóa ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và
tiêu hóa nội bào.
Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt
động cơ học của ống tiêu hóa và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa. Trong nhóm
động vật có ống tiêu hóa thì ở người hệ tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh nhất, bao gồm:
- Khoang miệng: trong có răng, lưỡi, hầu, tuyến nước bọt.
- Thực quản
- Dạ dày
- Tá tràng, ruột non, ruột già, tuyến tụy, gan
- Trực tràng và hậu môn.
Tùy loại thức ăn mỗi loại động vật còn phát triển thêm những phần đặc biệt như;
diều và dạ dày 4 túi…
1
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo hệ tiêu hóa của người
Bộ máy tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hoá, cung
cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thực hiện các chức năng:
- Chức năng cơ học: vận chuyển thức ăn, phân cắt thức ăn thành mẩu
nhỏ, nhào trộn với dịch tiêu hoá
- Chức năng hóa học: hoạt động của các dịch tiêu hóa giúp phân giải


thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu
- Chức năng hấp thu: đưa thức ăn đã được tiêu hóa trong ống tiêu hóa
vào máu.
Dựa vào các biến đổi của thức ăn trong suốt quá trình tiêu hoá, ta phân
quá trình tiêu hóa ra thành các giai đoạn:
+ Tiêu hóa ở miệng
+ Tiêu hóa ở dạ dày
+ Tiêu hóa ở ruột non
+ Hấp thụ ở ruột non
+ Ruột già và sự thải phân
II - TIÊU HÓA Ở MIỆNG
1. Cấu tạo khoang miệng
Khoang miệng là đoạn mở đầu của ống tiêu hóa, nơi tiếp nhận các dạng
vật chất từ môi trường ngoài, cấu tạo gồm các bộ phận sau:
a) Răng
Hàm răng của động vật có vú và người bao gồm 3 loại răng:
+ Răng nanh dùng để xé thức ăn
+ Răng cửa dùng để cắt thức ăn
+ Răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo răng
b) Lưỡi
2
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Lưỡi là một khối cơ vân chắc được phủ bằng lớp chất nhày có khả năng
chuyển động linh hoạt trong khoang miệng. Lưỡi có nhiều mạch máu và dây
thần kinh. Mặt trên lưỡi có các gai vị giác. Lưỡi có chức năng:
+ Nhào trộn thức ăn với nước bọt
+ Chuyển động thức ăn qua lại giúp nhai kỹ hơn
+ Chức năng vị giác. Chức năng này rất quan trọng vì giúp lựa chọn thức

ăn và kích thích tiết nước bọt.
+ Tham gia vào việc phát âm
+ Tham gia phản xạ nuốt
c) Hầu
Là một ống ngắn nối tiếp khoang miệng với chức năng đóng kín khí quản
khi nuốt thức ăn.
d) Tuyến nước bọt
Tuyến nước bọt là nơi nước bọt được tiết ra. Trong khoang miệng có 3
đôi tuyến nước bọt lớn nằm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngoài ra còn các
tuyến nhỏ nằm rải rác trong khoang miệng. Đôi tuyến mang tai tiết nước bọt
loãng và nhiều enzim. Đôi tuyến dưới lưỡi tiết nước bọt đặc và nhiều chất nhày.
Đôi tuyến dưới hàm tiết chất nhày và enzim với lượng ngang nhau.
2. Sự tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá cơ học chủ yếu do răng đảm nhiệm. Răng cửa cắt thức ăn, răng
nanh xé thức ăn, răng hàm nghiền thức ăn. Các chức năng này được thực hiện
bằng sự nâng lên, hạ xuống của hàm dưới, làm cho 2 hàm răng ép sát vào nhau.
Thức ăn được trộn đều với nước bọt rồi tạo thành các viên nhỏ, trơn dễ nuốt.
Nuốt là một hoạt động phản xạ phức tạp
Hình 2.2. Phản xạ nuốt ở người
3. Sự tiêu hóa hoá học
Sự tiêu hóa hóa học ở khoang miệng thực hiện nhờ các enzim có trong
nước bọt. Các thành phần có trong nước bọt:
+ Nước: giúp hoà tan các chất có trong thức ăn. Do đó đẩy nhanh sự cảm
nhận vị giác của các gai vị giác trên lưỡi.
+ Chất nhày muxin: giúp bôi trơn khối thức ăn để dễ nuốt và còn giúp
lưỡi chuyển động dễ dàng hơn.
3
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
+ Enzim amilaza (còn gọi ptyalin): đóng vai trò quan trọng trong việc

thủy phân tinh bột thành đường mantozơ.
+ Lyzozim: là 1 enzim phá huỷ thành tế bào của vi khuẩn. Lyzozim giúp
cho khoang miệng luôn sạch và tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Ở khoang miệng chủ yếu xảy ra tiêu hoá cơ học. Sự tiêu hoá hoá học là
phụ vì protein và lipit chưa được phân giải mà chỉ có quá trình phân giải tinh bột
thành mantozơ.
III - TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
1. Cấu tạo của dạ dày
- Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng.
Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa
và cơ chéo ở trong. Bên trong thành là lớp niêm mạc dạ dày có rất nhiều nếp
nhăn. Giữa lớp cơ trơn với lớp niêm mạc có đám rối thần kinh Meissner và
Auerbach.
- Dạ dày được chia làm 3 phần: phần tâm vị thông với thực quản, phần
môn vị nối với tá tràng qua lỗ môn vị và phần thân. Phần thân dạ dày có khả
năng đàn hồi lớn giúp tăng sức chứa thức ăn của dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày
là nơi tiết dịch vị.
- Ở dạ dày pH vào khoảng 2.
Hình 3.1. Sơ đồ cấu tạo dạ dày người
2. Tiêu hóa cơ học ở dạ dày
4
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
a) Sự đóng mở môn vị và tâm vị
Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự
dày lên hay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không
đóng chặt như môn vị. Khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản, tâm vị sẽ mở
theo phản xạ, thức ăn được dồn xuống dạ dày. Tại đó thức ăn sẽ làm trung hoà
bớt độ axit của dạ dày, pH tăng, tâm vị đóng lại. Khi pH trở về bình thường, tâm
vị lại mở ra. Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại.

Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ
dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng.
Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và
môn vị đóng lại cho đến khi pH ở tá tràng trở về ổn định. Sự đóng môn vị giúp
thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khối thức
ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ được đẩy xuống ruột non.
b) Sự co bóp ở phần thân
Lúc dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp yếu và thưa nhưng cảm giác đói
tăng dần gây tăng nhịp co bóp và cường độ co bóp dẫn đến co bóp đói.
Cử động nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp thức ăn được
chuyển động từ dưới lên trên sát theo thành dạ dày, do đó dễ thấm dịch vị. Độ
axit của dịch vị càng tăng, co bóp càng mạnh. Ở phần thân dưới của dạ dày co
bóp diễn ra mạnh, thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị để thành một
dịch lỏng gọi là vị trấp hay nhũ trấp, qua môn vị chuyển xuống tá tràng.
3. Sự tiêu hoá hoá học
a) Cấu tạo của tuyến vị
Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị. Các tuyến vị ở vùng tâm vị và
môn vị tiết nhiều chất nhày. Các tuyến ở thân và đáy dạ dày tiết pepsinogen và
HCl là chủ yếu. Một số tế bào biểu mô tiết ra hoocmon gastrin có tác dụng điều
hoà bài tiết dịch vị.
Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi 4 loại tế bào:
+ Tế bào chính tiết pepsinogen
+ Tế bào viền tiết HCl
+ Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày muxin.
+ Tế bào nội tiết tiết hoocmon gastrin
Tuyến vị còn có các túi chứa dịch vị.
5
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo một tuyến vị

b) Thành phần và tác dụng của các chất trong dịch vị
Pepsinogen là dạng không hoạt động của pepsin, khi gặp HCl và đặc biệt
là pepsin được hoạt hoá từ trước, sẽ lập tức chuyển thành pepsin. Pepsin là
enzim chính trong sự phân giải protein ở dạ dày, hoạt động tối ưu trong pH = 2.
Pepsin cắt liên kết peptit của axit amin có nhân thơm (Phenylalanin, Tyroxin) do
đó protein được cắt thành các chuỗi peptit ngắn. Ngoài ra pepsin còn phân giải
các sợi collagen liên kết giữa các tế bào của thịt, tạo điều kiện cho các enzim
tiêu hóa thấm được vào thịt và tiêu hoá chúng.
Chất nhày quánh và kiềm tính tạo thành 1 lớp dày khoảng 1 mm bao phủ
niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày cũng như bôi trơn thức ăn.
HCl trong quá trình tiêu hoá có nhiều chức năng:
+ Hoạt hoá pepsinogen thành pepsin để thực hiện chức năng phân giải protein.
Pepsinogen khi tiếp xúc với HCl và đặc biệt khi tiếp xúc với pepsinogen hoạt
hoá từ trước sẽ lập tức chuyển thành pepsin là dạng hoạt động.
+ Tạo ra pH thấp ở dạ dày để tiêu diệt vi khuẩn. Một số vi khuẩn chịu đựng
được pH thấp như Helicobacter pylori vẫn có khả năng gây bệnh cho dạ dày.
+ Tham gia cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị
+ Kích thích tiết hoocmon secretin ở tá tràng
+ Thủy phân xenlulozơ của thực vật non
+ Chuyển ion Fe
3+
thành ion Fe
2+
dễ hấp thu
+ Phá hủy lớp màng của bó cơ, tạo điều kiện để pepsin hoạt động phân giải
các bó cơ (không phải bó cơ của dạ dày mà là bó cơ trong thịt, cá …).
+ Kích thích sự co bóp của dạ dày
+ Điều hoà tiết dịch tụy.
Gastrin là hoocmon có tác dụng kích thích tiết dịch vị.
Ngoài 4 thành phần kể trên, dịch vị còn chứa các thành phần như sau:

+ Yếu tố nội: yếu tố nội do tế bào viền tiết ra cùng HCl. Yếu tố nội rất quan
trọng đối với sự hấp thụ vitamin B12. Do đó khi các tế bào viền bị phá huỷ (như
trường hợp viêm dạ dày mãn tính) không chỉ HCl không tiết ra được mà bệnh
6
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
nhân còn bị thiếu máu ác tính do thiếu hụt vitamin B12. Thiếu máu ác tính là
triệu chứng thiếu vitamin B12.
+ Chymosin: phân giải sữa. Hoạt động tối ưu ở pH = 4. Nhờ sự có mặt của
Ca
2+
, casein trong sữa được tạo thành caseinat canxi kết tủa ở dạ dày. Phần còn
lại được chuyển xuống ruột non để tiêu hoá.
+ Lipaza: ở giai đoạn dạ dày lipaza có tác dụng rất yếu. Nó cắt liên kết este
giữa glyxerol và axit béo của những lipit đã nhũ tương hoá (lipit trong sữa,
trứng).
IV. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
1. Cấu tạo của ruột non
Ruột non là đoạn dài nhất ống tiêu hoá. Ruột non được chia làm 3 đoạn chính:
+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài 20 cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi
là hành tá tràng do chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và
ống tụy.
+ Hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng
bởi ranh giới là dây chằng Trietz.
+ Hồi tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài của ruột nhưng sự phân chia
thành 2 đoạn như trên chỉ là quy ước và không có 1 ranh giới giải phẫu nào phân
biệt 2 đoạn hồi tràng và hỗng tràng.
Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng
ở trong. Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt
bởi các lông nhung và vi lông nhung. Nhờ đó mà diện tích bề mặt tăng đến 250 -

300 m
2
. Xen kẽ trong lớp lông nhung là các tuyến tiết chất nhày và dịch ruột.
Từ thành cơ phân bố vào lông ruột có hệ thống các dây thần kinh, mạch
máu và mạch bạch huyết.
2. Tiêu hóa cơ học của ruột non
Thức ăn trong ruột non vận chuyển được là nhờ sự co dãn phối hợp của
các tầng cơ vòng và cơ dọc thuộc lớp cơ trơn ở thành ruột non với các cử động:
Cử động hình quả lắc: do lớp cơ dọc thay nhau co dãn làm các đoạn ruột
trườn đi trườn lại. Mục đích là xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng, tăng cường tốc độ
chuyển hoá.
Cử động co thắt từng phần: từng đoạn ruột co thắt lại làm giảm tiết diện
đoạn ruột. Mục đích là xáo trộn thức ăn và làm ngấm đều dịch tiêu hóa.
Cử động nhu động: là cử động nhịp nhàng lan truyền từ phía trên xuống
ruột già. Tác dụng là đẩy liên tục thức ăn từ trên (dạ dày) xuống dưới (ruột già),
làm quá trình hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. Khi bị ngộ độc, cử động này tăng
mạnh có thể gây ỉa chảy.
Cử động phản nhu động: ngược chiều với cử động nhu động. Cử động
phản nhu động giúp thức ăn được đẩy ngược lại giúp tiêu hoá và hấp thụ triệt để
hơn. Khi bị nôn, cử động này tăng mạnh ở tất cả các đoạn của ống tiêu hoá, làm
thức ăn tống ra ngoài miệng.
3. Tiêu hoá hoá học ở ruột non
7
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tiêu hoá ở ruột non chủ yếu là tiêu hoá hoá học, với sự tham gia của dịch tụy,
dịch mật và dịch ruột.
a) Dịch tụy
Tuyến tụy là một tuyến pha. Dịch tụy là dịch do phần ngoại tiết của tuyến
tụy tiết ra. Dịch tụy từ ống tụy được đổ vào đoạn đầu tá tràng, cùng nơi với dịch

mật. Dịch tụy có pH = 7.8 ~ 8.4, chứa hầu hết các enzim tiêu hoá. Đặc biệt dịch
tụy có vai trò trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống.
Thành phần của dịch tụy và tác dụng của chúng:
+ Trypsin: được tiết ra dưới dạng không hoạt động là trypsinogen. Sau khi
được enzim enterokinaza trong dịch ruột hoạt hoá, và đặc biệt là trypsin được
hoạt hoá từ trước, trở thành trypsin hoạt động. Trypsin hoạt động tối ưu tại pH =
8, nó cắt các kiên kết peptit của axit amin có tính kiềm.
+ Chymotrypsin: cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là
chymotrypsinogen, sau đó được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối ưu trong pH
= 8. Chymotrypsin cắt liên kết peptit của các axit amin có nhân thơm.
+ Cacboxylpolypeptidaza: tiết dưới dạng không hoạt động
procacboxypolypeptidaza. Được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối ưu trong pH =
8, nó cắt dần các axit amin ở đầu chuỗi polypeptit giải phóng các axit amin tự do.
+ Lipaza: hoạt động tối ưu trong pH = 6.8, cắt đứt các liên kết este giữa
glyxerol với axit béo của lipit đã nhũ tương hoá.
+ Photpholipaza: cắt đứt liên kết este giữa glyxerol với gốc phôtphat trong
phân tử phôtpholipit.
+ Cholesterol esteraza: cắt liên kết este của các chất béo thuộc nhóm steroid,
giải phóng sterol và các axit béo.
+ Amylaza: hoạt động tối ưu trong pH = 7.1, thủy phân tinh bột sống và chín
giải phóng đường mantozơ.
+ Mantaza: phân giải mantozơ thành glucozơ.
+ Một số ion khoáng như Na
+
, K
+
, Ca
2+
, HCO
3-

, … nhưng quan trọng nhất là
NaHCO3, nó trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống và tạo pH
thích hợp cho enzim hoạt động.
Với các thành phần như trên, dịch tụy phân giải hầu hết các chất dinh
dưỡng trong thức ăn. Nếu dịch tụy tiết ra bị giảm, sẽ gây rối loạn tiêu hoá và hấp
thu của cơ thể. Khi tụy bị tổn thương hoặc khi một ống tụy bị tắc nghẽn, các
enzim tiêu hoá sẽ nhanh chóng tiêu hoá tuyến tụy trong vòng vài giờ. Đó là
bệnh viêm tụy cấp dẫn đến shock, có thể dẫn đến suy tụy hoặc tử vong.
b) Dịch mật
Dịch mật do gan tiết ra nhưng được dự trữ ở túi mật. Dịch mật ở gan sẽ
được túi mật làm đặc hơn 4 - 10 lần. Thành phần của dịch mật gồm chủ yếu là
muối mật, ngoài ra còn có bilirubin, lecitin, cholesterol… và khoảng 94% được
tái hấp thu ở hồi tràng. Bilirubin một phần được liên kết với hệ vi sinh vật ở
ruột, chuyển thành stecobilin là nguyên nhân dẫn đến màu vàng của phân. Dịch
mật có pH vào khoảng 7 ~ 7.6 nên có vai trò trung hoà axit dịch vị.
8
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Dịch mật có vai trò quan trọng đối với sự tiêu hoá lipit. Nó nhũ tương hoá
tất cả lipit có trong thức ăn để tạo điều kiện cho lipaza hoạt động. Muối mật làm
giảm sức căng bề mặt của hạt mỡ, các cử động lắc lư của ruột sẽ làm vỡ hạt mỡ
thành các hạt rất nhỏ để enzim có thể tác động lên bề mặt. Quá trình này gọi là
nhũ tương hoá mỡ.
Ngoài vai trò trong tiêu hoá lipit, dịch mật còn giúp cho sự hấp thụ các
vitamin A, D, E, K. Vì thế nếu tổn thương ở gan sẽ làm giảm tiết dịch mật, kéo
theo lượng lipit và vitamin trong phân tăng, đặc biệt là vitamin K, sẽ theo phân
ra ngoài. Tình trạng kéo dài gây máu khó đông là triệu chứng thiếu vitamin K.
Dịch mật còn làm tăng tiết dịch tụy, tăng nhu động ruột, ức chế hoạt động
của vi khuẩn, ngăn chặn lên men, thối rữa các chất ở ruột.
Kích thích dây thần kinh X sẽ gây tăng tiết dịch mật. Secretin và CCK là

các hoocmon gây tăng tiết dịch mật.
Trong một số điều kiện bất thường, cholesterol trong dịch mật bị kết tủa
tạo ra sỏi mật. Nguyên nhân dẫn đến sỏi mật:
+ Sự hấp thu quá nhiều nước, muối mật, lecitin của túi mật làm giảm lượng
các chất giữ cholesterol ở dạng hoà tan. Hậu quả là cholesterol bị kết tủa, sau đó
đến các hạt bilirubin.
+ Sự bài tiết quá nhiều cholesterol của gan. Lượng cholesterol này phụ thuộc
vào lượng mỡ ăn mỗi ngày, vì thế những người ăn quá nhiều mỡ kéo dài sẽ bị
sỏi mật.
+ Các tế bào biểu mô của túi mật bị viêm.
c) Dịch ruột
Dịch ruột do niêm mạc ruột tiết ra. pH dịch ruột vào khoảng 8.3, rất nhớt
và đục do có nhiều mảnh vụn của tế bào niêm mạc.
Các thành phần của dịch ruột và tác dụng của chúng:
+ Aminopeptidaza có tác dụng cắt axit amin đứng ở đầu chuỗi polypeptit.
+ Iminopeptidaza cắt axit imin ra khỏi chuối. Axit imin thường gặp là prolin
nên enzim này còn được gọi là prolilaza.
+ Dipeptidaza và Tripeptidaza phân giải các dipeptit và tripeptit.
+ Nuclêaza phân giải các axit nuclêic thành các đơn phân nuclêotit
+ Nuclêotidaza phân giải các đơn phân nuclêotit thành gốc phôtphat, đường
ribôzơ và bazơ nitơ.
+ Lipaza, Photpholipaza, Cholesterol esteraza phân giải nốt các lipit còn sót
lại chưa được phân giải hết.
+ Mantaza và Amylaza có tác dụng giống với của dịch tụy. Ngoài ra còn có
Saccaraza phân giải saccarozơ thành glucozơ và fructozơ.
+ Photphataza tách các nhóm phôtphat của chất vô cơ và hữu cơ.
+ Enterokinaza có tác dụng hoạt hoá trypsinogen thành dạng trypsin hoạt động.
V - HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG
Các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ theo 2 cơ chế: thụ động hoặc
chủ động. Để hấp thụ được trước hết thức ăn phải được phân giải thành các chất

đơn giản:
9
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
+ Protein phân giải thành các axit amin. Một số protein chưa phân giải vẫn có
thể hấp thụ được, nhưng có thể gây dị ứng.
+ Gluxit được hấp thụ dưới dạng các đường đơn và 1 phần là các đường đôi.
+ Lipit được hấp thụ dưới dạng glyxerol và các axit béo, sau khi hấp thụ lipit
được tái tổng hợp thành lipit. Khoảng 30% lipit được vận chuyển trong máu, còn
lại 70% vào mạch bạch huyết.
+ Vitamin hầu như hấp thụ được mà không cần một biến đổi hoá học nào. Tuy
nhiên, một số trường hợp như vitamin B12 phải hấp thụ kèm các yếu tố nội…
+ Các muối khoáng được hấp thụ dưới dạng các ion. Các ion hoá trị I hấp thụ
nhanh hơn các ion hoá trị II. Ion Mg
2+
liều cao sẽ ứ lại ở ruột làm tăng sự hút
nước vào ruột làm căng ruột, do đó làm tăng nhu động, gây ỉa chảy. Vì thế
MgCO3 được dùng làm thuốc tẩy ruột chống táo bón.
+ Nước được hấp thụ tích cực ở ruột già.
VI - RUỘT GIÀ VÀ SỰ THẢI PHÂN
1. Ruột già
Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hoá, tiết diện lớn hơn ruột non. Ruột
già thông với ruột non tại ranh giới là van hồi manh có tác dụng chống cho các
chất ở ruột già không rơi ngược trở lại ruột non. Ruột già được chia làm 3 đoạn:
manh trành, kết tràng, trực tràng. Manh tràng nối trực tiếp với ruột non. Kết
tràng gồm 3 đoạn: kết tràng lên, kết tràng ngang và kết tràng xuống. Trực tràng
nối liền với hậu môn.
Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm
mạc. Ở đây có hệ vi sinh vật rất phát triển. Tại đây có 1 số vi sinh vật tổng hợp
vitamin B12, K. Vi sinh vật lên men các chất không được ruột non hấp thụ, giải

phóng các khí CO2, CH4, H2S, … và các chất độc như indol, scatol, mercaptan
làm cho phân có mùi thối.
Ở ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động. Cử động nhu động
không mạnh, mỗi ngày chỉ có 1 hoặc 2 cử động nhu động mạnh để dồn chất bã
xuống trực tràng. Cử động phản nhu động mạnh hơn, giúp các chất bã lưu lại
trong ruột già.
2. Sự thải phân
Sau khi được hấp thụ nước, cấc chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân
và thải ra ngoài qua hậu môn. Do các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ 80 ~
100% nên trong phân còn rất ít chất dinh dưỡng không được hấp thụ. Phân chứa
khoảng 60% nước, còn lại là các mảnh vụn tế bào niêm mạc ống tiêu hoá và xác
vi sinh vật.
Thải phân qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn
trực tràng và mở cơ thắt hậu môn.
Ở hậu môn có 2 vòng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân. Do đó cơ thể có thể kìm
hãm phản xạ đại tiện bằng cách co vòng cơ vân lại, đóng chặt hậu môn.
VII - TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY KÉP
Dạ dày của động vật nhai lại (trâu, bò …) có bốn ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ
lá sách và dạ múi khế.
10
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn
Quá trình tiêu hóa trong dạ dày bốn ngăn của trâu có thể tóm tắt như sau:
- Thức ăn (cỏ, rơm …) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào dạ cỏ.
Ở đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành
tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ.
- Khoảng 30 - 60 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men bởi vi sinh
vật từ dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai kỹ lại.
- Thức ăn (sau khi được nhai kỹ) cùng với lượng lớn vi sinh vật quay trở lại
thực quản và vào dạ lá sách hấp thụ bớt nước và chuyển vào dạ múi khế.

- Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ
múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ.
Ruột non rất dài (ruột trâu bò dài khoảng 50cm). Thức ăn đi qua ruột non trải
qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ như trong ruột của người.
Manh tràng được coi là dạ dày thứ hai. Thức ăn đi vào manh tràng được vi
sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng đơn
giản tạo thành được hấp thu qua thành manh tràng vào máu.
VIII - KẾT LUẬN
Hệ tiêu hóa hay ống tiêu hóa cùng với một số tổ chức khác trong cơ thể như
gan, tụy là cơ quan tiếp nhận và chế biến mọi dạng vật chất cần thiết cho nhu cầu
sinh trưởng và phát triển của cơ thể từ môi trường bên ngoài. Sau quá trình chế
biến cơ học và hóa học, các chất dinh dưỡng như gluxit, lipit, protein vv… ở dạng
thô chuyển thành dạng đơn giản như các đường đơn, các amino acid, acid béo,
glyxeryl… Cuối cùng, các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ống tiêu hóa
vào máu và biến thành nguyên liệu để xây dựng cơ thể, dự trữ và cung cấp năng
lượng cho mọi quá trình sống. Đồng thời những chất cặn bã được thải ra ngoài.
Tùy thuộc vào từng nhóm động vật và nguồn thức ăn mà cấu tạo của hệ tiêu
hóa có sự khác nhau. Trong đó, hệ tiêu hóa ở người có cấu tạo hoàn chỉnh nhất.
11
Tài liệu chia sẻ tại: wWw.SinhHoc.edu.vn

×