Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giáo trình Tâm lý quản lý (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 50 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: TÂM LÝ QUẢN LÝ
NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất, cốt yếu nhất của Tâm lí học
quản lí, nhất là về lí luận, nên nó hữu ích. Ở đây cuốn sách trình bày một số vấn
đề tâm lí cơ bản của những người lao động, của tổ chức. Về tâm lí người lao động,
cuốn sách đã trình bày những khía cạnh tâm lí mà người lãnh đạo cần quan tâm
nhất nhằm tập hợp và phát huy cao độ tiềm năng của người lao động trong quá
trình tổ chức hoạt động của tập thể.
Tâm lý quản lý là tài liệu cung cấp phương pháp nghiên cứu, lịch sử hình


thành và phát triển của Tâm lí học quản lí. Giáo trình này được biên soạn nhằm
mục đích phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên,
HSSV Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác tại Công ty Cổ phần may
Hữu Nghị - Xí nghiệp May 6 đã giúp đỡ chúng tơi hồn thành giáo trình này.
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 06 năm 2017
Biên soạn
KS Đàm Thị Thanh Dân

1


MỤC LỤC

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 01
Chương 1- NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC ....................................................... 05
1. Điều kiện cảm nhận thị giác, ánh sáng và màu sắc .................................... 05
2. Lực thị giác ................................................................................................. 09
3. Trường thị giác .......................................................................................... 12
4. Cân bằng thị giác ........................................................................................ 14
5. Hình dạng thị giác ...................................................................................... 18
6. Chuyển động thị giác.................................................................................. 20
Chương 2- YÊU CẦU CỦA BỐ CỤC........................................................ 23
1. Năm nguyên tắc bố cục .............................................................................. 23
2. Nguyên tắc bố cục cổ điển ......................................................................... 24
3. Các yếu tố cơ bản của bố cục ..................................................................... 27
4. Hình và nền ................................................................................................ 29
5. Chất liệu thể hiện........................................................................................ 30

6. Thực hành vẽ bố cục .................................................................................. 33
Chương 3- VẼ BỐ CỤC TRÊN MẶT PHẲNG ........................................ 35
1. Vẽ bố cục hình vơ hướng ........................................................................... 35
2. Vẽ bố cục định hướng, đa hướng ............................................................... 37
3. Vẽ bố cục hình chuyển động ...................................................................... 42
4. Vẽ bố cục hợp hình .................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 47

2


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Tâm lý quản lý
Mã mơn học: MH07
I. Vị trí, tính chất của mơn học
- Vị trí:
+ Mơn học Tâm lý quản lý là mơn học cơ sở bắt buộc, trong chương trình đào
tạo trình độ Cao đẳng nghề thiết kế thời trang;
+ Môn học được bố trí học ở giữa khố học và học song song với các môn
học/mô đun kỹ thuật cơ sở khác của chuyên ngành Thiết kế thời trang.
- Tính chất: tâm lý quản lý là mơn học mang tính lý thuyết đem lại cho người
học quá trình phát triển cách quản lý trong nghành thiết kế thời trang.
I. Mục tiêu mơn học
- Về kiến thức:
+HiĨu biÕt vỊ mèt vµ xu h-ớng phát triển của mốt.
+Trình bày kiến thức về tõm lý cỏ nhõn.
+Trình bày khái niệm và tính chất tõm lý học quản lý trong giai đoạn tập
trung bao cấp.
+Tr×nh bày khái niệm và tính chất tõm lý hc qun lý từ thời đổi mới đất
nước đến nay.

- Về kỹ nng:
+Trình bày c cỏch ỏnh giỏ nng lc con ngi.
+Nờu được khả năng quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề.
+Nêu được khả năng nhận thức, khả năng phân tích, ỏnh giỏ ca con
ngi.
+Trình bày c cỏch giao tip trong quản lý.
+Nêu được tâm lý cá nhân trong giao tiếp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:Nghiêm túc, tự giác trong học tập.
III. Nội dung môn học

3


Chương 1: NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC
Mã Chương: MH07-01
Giới thiệu:
Trong thiết kế, ngun lý về thị giác đóng một vai trị hết sức quan trọng.
Đây được xem là những thói quen thị giác, hình thành trong quá trình sống của
con người và có sự phát triển lâu dài. Thơng qua thị giác, người dùng có thể cảm
nhận được sự tinh tế về bề mặt hình dáng cũng như những tâm lý chiều sâu của
sản phẩm thiết kế nói riêng, và các sản phẩm khác trong cuộc sống.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được thế nào là thị giác và các cấu trúc của thị giác khi quan sát vật
thể áp dụng vào chuyên ngành;
+ Trình bày các nguyên lý theo định luật thị giác, nguồn gốc về hình thức cảm thụ
thị giác, các định luật thị giác.
- Kỹ năng:
+ Vẽ được các loại hướng của hình;
+ Ứng dụng chuyển động thị giác trước khi vẽ.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp, tiết kiệm thời gian, phát huy tính sáng tạo;
+ Thực hiện đúng kỹ năng và nghiêm túc, tự giác trong học tập.
Nội dung chính:
1. Điều kiện cảm nhận thị giác, ánh sáng và màu sắc:
Ở con người, mắt hình thành rất sớm, vào khoảng tuần lễ thứ 3 của thai kỳ.
Khi đó, phơi chỉ dài 3 mm. Mắt bắt nguồn từ não dưới dạng 2 túi thị nguyên thủy,
lồi dần ra phía trước để cuối cùng tạo nên... võng mạc. Đây là phần nhạy cảm nhất
của mắt đối với ánh sáng...

4


Hình 1.1
Hình ảnh đi vào mắt người trước tiên phải qua giác mạc. Đây là một màng
mỏng giống như da nhưng khơng có chất sừng và trong suốt. Qua giác mạc, hình
ảnh lọt vào tiền phịng của mắt, nơi chứa dịch thủy rồi qua thể thủy tinh lọt vào
một buồng tối kín chứa dịch kính. Qua dịch kính, hình vật hiển hiện trên võng
mạc giống như hình in trên phim của máy ảnh.

Hình 1.2
Võng mạc là một màng cực mỏng có chiều dày tăng dần từ phía trước ra
sau, gồm những tế bào thị giác rất nhạy cảm với ánh sáng. Vì sao chúng lại nhạy
cảm với ánh sáng? Đó là vì các tế bào này chứa những sắc tố đặc biệt như
rhodopsin (hợp chất protein gắn với sắc tố retinen) và photopsin.
Dưới tác động của ánh sáng và sự hiện diện của sinh tố A, các hợp chất hóa
học cản quang này bị phân giải, tạo nên những sản phẩm tác động đến màng các

5



tế bào que và nón, gây nên một xung động thần kinh, truyền những thông tin thị
giác theo các sợi thần kinh, qua giao thoa thị giác.
Hai mắt chỉ là những bộ phận thu hình giống như chiếc máy ảnh, cịn não
mới phân tích, tổng hợp, kết hợp những thơng tin của hàng triệu tế bào cảm quang
gửi về để tạo nên cảm nhận hình ảnh. Chính ở não mới tái hiện rõ rệt các hình
thái, sắc màu mà hai mắt đã ghi nhận được. Phải chăng vì vậy, nhiều lúc con người
chỉ “trơng” mà khơng “nhìn” thấy.
Nói cách khác, mắt “trơng” và não “nhìn”. Vì vậy, với câu hỏi ở đầu bài,
bạn cần trả lời thật đúng là “con người nhìn bằng não”.
Sự nhìn màu sắc nổi của con người là một quá trình rất phức tạp đến nay vẫn chưa
được hiểu trọn vẹn. Sự nhìn yêu cầu sự tương tác gần như tức thời của hai mắt và
não thông qua mạng lưới thần kinh, các cơ quan thụ cảm và những tế bào chuyên
biệt khác. Bước thứ nhất trong q trình cảm giác này là sự kích thích của cơ quan
cảm thụ ánh sáng trong mắt, biến kích thích sáng hoặc hình ảnh thành tín hiệu, và
truyền tín hiệu điện chứa thơng tin nhìn từ mỗi mắt đến não thông qua dây thần
kinh thị giác. Thông tin này
được xử lý tiếp trong vài giai đoạn, sau cùng thì truyền đến phần vỏ não có
liên quan đến thị giác.

Hình 1.3
Mắt người có các thành phần quang đa dạng, gồm giác mạc, mống mắt, con
ngươi, thủy dịch và thủy tinh dịch, một thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi, và võng
mạc (Hình 1.3). Những thành phần này phối hợp với nhau, tạo nên ảnh của các
vật rơi vào tầm nhìn của mắt. Khi một vật được quan sát, trước tiên nó hội tụ qua
thành phần giác mạc lồi và thủy tinh thể, hình thành nên ảnh lộn ngược trên mặt
võng mạc, một màng nhiều lớp chứa hàng triệu tế bào thị giác. Để đến được võng
6



mạc, các tia sáng bị hội tụ bởi giác mạc phải lần lượt đi qua thủy dịch, thủy tinh
thể, thủy tinh dịch sền sệt, và lớp mạch máu và dây thần kinh của võng mạc trước
khi chúng đi đến phần nhạy sáng bên ngồi của các tế bào hình nón và hình que.
Những tế bào thị giác này nhận diện ảnh và biến nó thành tín hiệu điện truyền lên
não.

Hình 1.4
Như cánh cửa sổ điều khiển ánh sáng đi vào mắt, giác mạc (hình 1.4) là yếu
tố cần thiết cho sự nhìn tốt và cũng đóng vai trị là bộ lọc ánh sáng tử ngoại.
Minh họa trong hình 1.5 là phổ hấp thụ của bốn sắc tố thị giác của con
người, biểu hiện cực đại trong vùng đỏ, lục, và lam của phổ ánh sáng khả kiến
như mong đợi. Khi cả ba loại tế bào hình nón được kích thích như nhau, thì ánh
sáng nhận được sẽ khơng có màu, hoặc màu trắng. Ví dụ, ánh sáng Mặt Trời lúc
giữa trưa có vẻ là ánh sáng trắng đối với con người, do nó chứa các lượng ánh
sáng đỏ, lục, và lam hầu như bằng nhau. Một bằng chứng khác cho phổ màu sắc
từ ánh sáng Mặt Trời là sự chặn ánh sáng bằng một lăng kính thủy tinh, nó làm
khúc xạ (hoặc bẻ cong) các bước sóng khác nhau ở mức độ khác nhau, làm trải
ánh sáng thành các màu thành phần của nó. Sự cảm nhận màu sắc của con người
phụ thuộc vào tương tác của tất cả các tế bào thụ cảm với ánh sáng, và sự kết hợp
này mang lại sự kích thích gần như tam sắc. Có sự lệch độ nhạy màu sắc theo sự
thay đổi mức độ sáng, nên màu xanh trông tương đối sáng hơn trong ánh sáng lờ
mờ và màu đỏ trông sáng hơn trong ánh sáng chói chang. Hiệu ứng này có thể
quan sát bằng cách trỏ một ngọn đèn flash vào một bản in màu, sẽ thấy ngay là
màu đỏ trong sáng hơn nhiều và đậm hơn.
7


Hình 1.5
Khi chỉ có một hoặc hai loại tế bào hình nón được kích thích, thì ngưỡng
màu sắc nhận được có giới hạn. Ví dụ, nếu một dãi hẹp ánh sáng lục (540-550nm)

được dùng để kích thích tất cả các tế bào hình nón, thì chỉ có một loại chứa sắc tố
lục sẽ phản ứng lại, tạo ra cảm giác nhìn thấy màu lục. Sự cảm nhận của thị giác
con nó với các màu trừ chủ yếu, ví dụ như màu vàng, có thể tăng theo một hoặc
hai cách. Nếu tế bào hình nón đỏ và lục được kích thích đồng thời với ánh sáng
đơn sắc vàng có bước sóng 580nm, thì mỗi cơ quan thụ cảm tế bào hình nón phản
ứng lại hầu như bằng nhau do sự chồng lần phổ hấp thụ của chúng xấp xỉ như
nhau trong vùng này của phổ ánh sáng khả kiến. Cảm giác màu tương tự có thể
thu được bằng cách kích thích các tế bào hình nón đỏ và lục riêng rẽ với hỗn hợp
bước sóng đỏ và lục riêng biệt chọn lọc từ các vùng phổ hấp thụ của cơ quan thụ
cảm khơng có sự chồng lấn đáng kể. Kết quả, trong cả hai trường hợp, là sự kích
thích đồng thời của các tế bào hình nón đỏ và lục tạo ra cảm giác màu vàng, mặc
dù kết quả cuối cùng thu được bằng hai cơ chế khác nhau. Khả năng nhận được
các màu sắc khác địi hỏi phải kích thích một, hai, hoặc cả ba loại tế bào hình nón,
đến mức độ khác nhau, với bảng màu bước sóng thích hợp.
2. Lực thị giác:
2.1. Định nghĩa:
Lực thị giác là một khái niệm dung để chỉ sự chú ý của mắt đến một đối
8


tượng nào đó trong một khơng gian bất kỳ.
2.2. Cường độ lực thị giác:
Mức độ lớn nhỏ của trường lực được gọi là cường độ lực thị giác.
* Ví dụ :
Đặt trước mặt người quan sát hai tờ giấy C và D

C

D
Hình 1.6


C: Đặt ba chấm đen có khoảng cách nhỏ hơn kích thước của chúng.
D: đặt ba chấm đen có khoảng cách lớn hơn kích thước của chúng.
Các hình ở tờ giấy C tạo cảm giác chúng là một tập hợp, có quan hệ gắn
bó với nhau. Tờ giấy D không phải là một tập hợp, rời rạc. Các chấm đen ở
tờ giấy C có một lực vơ hình nào đó gắn chúng lại với nhau. Đó chính là sự
liên kết của các trường thị lực của các hình trịn đen tồn tại độc lập.
Các chấm đen ở hình C không đủ sinh ra một lực thị giác, mà cịn tỏa ra
xung quanh nó một trường lực hấp dẫn có bán kính gấp đơi bán kính của nó.
(Hình 1.7 a, b)

Hình 1.7 a

Hình 1.7 b

Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác lớn hơn kích thước của chúng thì
9


cường độ lực thị giác mất tác dụng.
Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác nhỏ hơn kích thước của chúng
thì cường độ lực thị giác có tác dụng.
Cường độ lực thị giác phụ thuộc vào kích thước và mật độ xuất hiện của
các tín hiệu thị giác.
2.3. Cấu trúc ẩn của thị giác trên mặt phẳng:
- Sơ đồ cấu trúc ẩn của một số hình vng:

Hình 1.8 a

Hình 1.8 b


Ta tăng kích thước của chấm đen (trên hình 1-8a,b) lên và cho xuất hiện
ở các vị trí khác nhau chúng sẽ cho chúng ta các cảm giác khác nhau về quan
hệ giữa chúng và mặt phẳng chứa đựng:
+ Khi chấm đen xuất hiện ở trung tâm hình học (hình 1-8a) ta thấy nó
được giữ chặt, gắn vào mặt phẳng.
+ Khi chấm đen lệch ra khỏi tâm, ta thấy nó có xu hướng rời khỏi mặt
phẳng.
Rõ ràng có một cấu trúc ẩn nào đó của mặt phẳng đang chi phối sự nhìn
của chúng ta và ta gọi nó là “sơ đồ cấu trúc ẩn của một hình vng”
- Sơ đồ cấu trúc ẩn của hình vng:

Hình 1.9
10


+ Sơ đồ “cấu trúc ẩn của hình vng” (hình 1.9) được xác định bằng:
 Hai trục: thẳng đứng và nằm ngang đi qua tâm hình vng (trục cấu

trúc của hình vng)
 Hai đường chéo hình vng.
 Bốn góc hình vng.
 Tâm hình vng.

+ Cấu trúc này chi phối hầu hết các liên kết giữa mặt phẳng và các tín hiệu
thị giác có trên mặt phẳng. Ta gọi là cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt phẳng.
+ Mỗi loại hình khác nhau có cấu trúc khác nhau.
- Cảm quan về hướng trong một cấu trúc hình phẳng:

Hình 1.10

+ Cấu trúc của hình gây ra cảm giác về hướng của các tín hiệu thị giác trong
khơng gian.
+ Tín hiệu thị giác khi xuất hiện dọc theo các trục cấu trúc của hình
vng và các đường chéo có xu hướng cân bằng về hai phía của trục cấu trúc
và đường chéo.
+ Tín hiệu xuất hiện ở điểm giữa của khoảng cách từ tâm đến bốn góc,
từ tâm đến bốn đường biên thì có xu hướng bị hút về tâm.
+ Vậy lực thị giác (ẩn) ở tâm mạnh hơn và giảm dần khi di động xa tâm.
3. Trường thị giác:
3.1. Định nghĩa:
11


Trường thị giác là các giới hạn trên, giới hạn dưới và giới hạn bên, mà con
mắt có thể nhìn thấy.
3.2. Giới hạn trường thị giác:
- Giới hạn phải – trái (hai bên): Hình 1.11a
+ Các góc giới hạn bên được xác định 600 ≤ α ≤ 700
+ α trái = 650
+ α phải = 650
+ ∑ α = 1300
- Giới hạn trên - dưới: (Hình 1.11b)
+ α trên = 300
+ α dưới = 450
+ ∑ α = 750

Hình 1.11a

Hình 1.11b
3.3. Trường thị giác quy ước:

Theo các tài liệu cũ của phương Tây lấy trường nhìn rõ là một chóp
nón đều có đáy là hình trịn và góc ở đỉnh là 300.
Nếu ta quy ước trường thị giác là một chóp có đáy là một elíp, có góc
12


ở đỉnh biến thiên từ 300÷650 (300≤α≤650) ta sẽ có một trường nhìn gần với
trường thị giác thật hơn.(Hình 1.12)

Hình 1.12
3.4. Ứng dụng trường thị giác:
Trường thị giác giúp cho kiến trúc sư ý thức được rõ ràng về hình thể
trong khơng gian 3 chiều trong thiết kế tạo hình kiến trúc.
Trong việc xây dựng môi trường thẩm mỹ ở quy mơ lớn, ứng dụng của
trường thị giác rất có ý nghĩa:
- Xác định độ cao của các điểm nhấn thị giác trong cảnh quan đô thị.
- Xác định khoảng cách nhìn thấy cần thiết cho một tượng đài, cho một
cơng trình kiến trúc.
- Xác định độ cao đúng để đặt một biểu tượng nào đó
4. Cân bằng thị giác:
4.1. Định nghĩa:
Cân bằng thị giác là sự sắp xếp, tạo độ nhấn hoặc tạo sức căng thị giác một
cách hợp lý cho các yếu tố hình thể tồn tại trong trường nhìn.
4.2. Các yếu tố tác động đến sự cân bằng thị giác:
- Độ rõ: Độ rõ về lực thị giác trong quan hệ tạo hình một yếu tố quan trọng
để thiết lập sự cân bằng thị giác.
Ví dụ:
13



+ Hình 13a: chia ngang 3 phần to dần từ trên xuống, chia dọc hai phần to
nhỏ rõ ràng.
+ Hình 13b: chia ngang thành 3 phần bằng nhau, chia dọc thành 2 phần to
nhỏ không rõ ràng, đường chia dọc có vị trí mập mờ so với đường cấu trúc.
+ Nhận xét: Hình 1.13b các thơng tin khơng rõ ràng về vị trí, tỷ lệ hình về
lực thị giác làm cho ta khó xác lập được sự cân bằng thị giác. Cịn hình 1.13a, sự
rõ ràng về vị trí, tỷ lệ, (phải, trái, trên, dưới) và quan hệ kích thước (to, nhỏ) làm
cho hình đứng vững ở vị trí của mình và dựa vào nhau một cách chặt chẽ thiết lập
ngay cho ta cảm nhận cân bằng thị giác.

Hình 1.13a

Hình 1.13b

- Vị trí trọng lượng thị giác: là cường độ lực thị giác do chúng gây ra trong
tương quan với khơng gian chứa đựng chúng.
Ví dụ:

Hình 1.13c

Hình 1.13d

+ Hình 1.13c: chấm đen nằm chính giữa tâm mặt phẳng và lập tức tạo cho
chúng ta một sự cân bằng đẳng hướng.
14


+ Hình 1.13d: Chấm đen bị nằm ở gốc của mặt phẳng và nó có xu hướng rời
khỏi mặt phẳng và gây cho chúng ta cảm giác mất cân bằng.
+ Vậy vị trí (trọng lượng thị giác) là một quan hệ quan trọng để gây ra lực thị giác.

- Hướng:
+Hình 1.13e: có xu hướng đi lên, hình 1.13f cũng chính là nó nhưng lại có xu
hướng đi xuống.
+ Các vật vô hướng bị hướng của các vật thể xung quanh chi phối một cách rõ rệt.

Hình 1.13e

Hình 1.13f

- Màu sắc:
+ Cho hai hình có hình thể và kích thước như nhau:

Hình 1.13g

Hình 1.13h

+ Hình 1.13g tơ màu đậm, hình 1.13h tơ màu sáng, ta có cảm nhận hình tơ
màu đậm nhỏ và nặng hơn hình tơ màu sáng.
Trong các tác phẩm nghệ thuật thị giác cụ thể, các yếu tố cân bằng thị giác
về màu sắc kể trên có thể cân bằng lẫn nhau, ví dụ 1 cơng trình kiến trúc ta
thường thấy phần tường ở tầng trệt người ta thường sơn màu đậm mục đích tạo
cho cơng trình kiến trúc đó đứng vững một cách cân bằng và chắc chắn.
4.3. Các cặp cân bằng thị giác:
15


- Cân bằng trên - dưới: Thí nghiệm: Lấy 10 tờ giấy khổ 9x12 cm, dùng bút
kẻ đường chia đều trên dưới theo chủ quan của con mắt mình. Sau đó kiểm tra lại
bằng cách so sánh các đường chia theo chủ quan của thị giác với các đường chia
đều hình học. Ta thấy số đường chia đều hình học trùng với số đường chia đều

thị giác là rất ít. Các trung tuyến chia thị giác phần lớn nằm trên các trung tuyến
hình học, một số ít có thể nằm dưới. Tăng khổ giấy 9x12 cm lên thì sai lệch này
là rất đáng kể (hình 1.13i).
Kết luận: phần trên với một diện tích nhỏ hơn đủ cân bằng với phần dưới
lớn hơn nó, hay phần trên có khả năng tạo lực thị giác mạnh hơn phần dưới.

Hình 1.13i
Bình thường ta hay nhìn thấy chúng trên các tranh ảnh, áp phích quảng cáo
(các chữ này có phần trên nhỏ hơn phần dưới) nhưng ta vẫn có cảm giác cân
bằng. nhưng nếu ta lật ngược các chữ cái này lại thì ta thấy rõ cảm giác mất cân
bằng (hình 13k,l).

Hình 1.13k

Hình 1.13l

Kết luận: Tín hiệu thị giác xuất hiện ở phía trên có trọng lượng thị giác lớn
hơn khi nó xuất hiện ở phía dưới.
- Cân bằng phải - trái:
Ví dụ: Hai đường chéo của hai hình chữ nhật (Hình 1.13m,n)
16


Hình 1.13m cho chúng ta cảm giác là đường đi lên, hình 1.13n lại cho chúng
ta cảm giác đi xuống.
Một tín hiệu thị giác khi chúng xuất hiện ở phía phải người nhìn tạo ra một
hiệu quả khác khi xuất hiện bên phía trái.
Kết luận: Tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía trái có trọng lượng thị giác
nhỏ hơn khi xuất hiện bên phía phải.


Hình 1.13m

Hình 1.13n

5. Hình dạng thị giác:
5.1. Khái niệm chung: Hình dạng thị giác là hình dạng vật lý được nhìn thấy, có
thơng tin, có nghĩa.
5.2. Các cách nhìn hình khái qt của thị giác:
- Làm bằng nhau, nhấn mạnh sự khác nhau:
Hình 14 có tỷ lệ khơng rõ ràng về độ xiên của các góc phối cảnh. Nếu đem hình
này cho nhiều người quan sát (trong thời gian 15 giây). Sau đó yêu cầu họ vẽ lại
thì sẽ được hai nhóm hình:

Hình 1.14
Nhóm đầu có xu hướng làm bằng nhau.
Nhóm sau có xu hướng nhấn mạnh sự khác biệt của độ xiên.
17


- Sử dụng phép lặp lại:
Hình cuối cùng trong hình 15 được coi là hình đơn giản, dễ nhớ nhất của
các biểu thể khi tập hợp các hình vng trắng đen vì nó đã sử dụng phép lặp lại.

Hình 1.15
5.3. Các loại hướng của hình:
- Hình vơ hướng:
+ Định nghĩa: Hình vơ hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của nó
khơng tạo được xu thế chuyển động.
+ Hình trịn đen hình 16 là một hình vơ hướng, bản thân nó hồn tồn khơng
có xu hướng tự chuyển động mà phải nhờ phân bố lực thị giác trong trường thị

giác mới cho khả năng chuyển động.

Hình 1.16
- Hình đa hướng:
+ Định nghĩa: Hình đa hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của nó
tạo được xu thế chuyển động nhưng bị hướng của các vật thể xung quanh nó chi
phối một cách rõ rệt.
+ Quan sát hình 16 ta thấy vật thể bị hướng của các vật thể quanh nó chi
phối một cách rõ rệt. Cũng là hình như vậy nhưng nếu vật thể bên cạnh nó chỉ là
18


mũi tên chỉ lên thì nó có xu hướng đi lên, nếu mũi tên chỉ xuống thì nó đi xuống.

Hình 1.17
- Hình định hướng:
+ Hình định hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của nó đã xuất hiện
một ưu thế chuyển động theo một phương hướng rõ ràng.

Hình 1.18
6. Chuyển động thị giác:
6.1. Định nghĩa:
Chuyển động thị giác là một chuỗi các hình ảnh hay các tín hiệu thị giác
phát triển kế tiếp nhau.
6.2. Nguyên lý về sự chuyển động thị giác:
Khi quan sát tác phẩm nghệ thuật trên hình phẳng thì đây chỉ là nghệ thuật
tổ chức khơng gian, sắp xếp các tín hiệu thị giác trên một khơng gian.
Chuyển động thì phải có khơng gian và thời gian.
Chuyển động thị giác sơ hiểu là làm cách nào đó người design cố gắng thời
gian vào hệ không gian vốn rất tĩnh, hay là sử dụng hướng chuyển động của các

19


hình để liên kết các hình riêng lẻ với nhau tạo nên một hình thể tổng hợp mà khi
quan sát lên hình thể đó ta có cảm giác nó như đang chuyển động.

Hình 1.19
Bài tập chương 1: Bố cục bằng họa đồ đen trắng hoặc màu theo cân bằng động,
chuyển động thị giác.

Hình 1.20
20


*Thảo luận :
Bố cục bằng họa đồ đen trắng hoặc màu theo cân bằng động, chuyển động
thị giác.
Vẽ những mảng màu cơ bản hay những đường cong, thẳng uốn khúc tạo
cảm giác cho người đối điện là hình chuyển động.
*Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác thảo
- Ý tưởng :
+ Chọn đường, hình theo ý tưởng.
+ Kết hợp sơ bộ các đường với nhau trong bố cục.
- Họa tiết:
+ Kết hợp đường, hình thành mảng họa tiết nhỏ để xem hiệu ứng của nó
+ Thị giác cảm nhận sự chuyển động của bố cục.
*Nghiệm thu kết quả mẫu phác thảo:
- Ý tưởng :
+ Chọn đường, hình thành cơng.
+ Kết hợp lập lại của nhiều mảng nhỏ thành mảng lớn.

- Họa tiết:
+ Kết hợp đường, hình thành mảng họa tiết
+ Thị giác cảm nhận sự chuyển động của bố cục.
-Báo cáo ý tưởng.(Cơ sở lý luận thực tiễn)
Bài tập cuối chương:
1. Vẽ bố cục bằng họa đồ đen trắng hoặc màu theo cân bằng tĩnh thị giác.
2. Vẽ bố cục bằng họa đồ đồng màu theo cân bằng tĩnh thị giác.

21


×