Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giáo trình Hình hoạ (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 82 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: HÌNH HỌA
NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



LỜI GIỚI THIỆU
Họa hình là mơ đun dùng hình vẽ để mơ tả khách quan có thực mà mắt ta
quan sát được bằng đường nét, hình mảng, khối, sáng tối, đậm nhạt để tạo ra
không gian ảo ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Q trình học mơn Hình họa,
người học cần phải tự xây dựng cho mình cách sử dụng, khai thác triệt để các
yếu tố của ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình mảng, khối, đậm nhạt, màu
sắc…, đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy trí tuệ và khả năng biểu cảm
trong sáng tác mỹ thuật. Bởi vậy, Hình họa là mơn học giúp phát triển khả năng


quan sát, nhận xét, phân tích và kỹ năng thể hiện, nghiên cứu mẫu thực; là sự
kết hợp hài hịa giữa lý trí và tình cảm của người vẽ với đối tượng, là cánh cửa
đầu tiên để người học nghiên cứu và khám phá thực tế, giúp người học rèn luyện
khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ trong hội họa nói chung hay
trong thiết kế thời trang nói riêng.
Q trình thực hiện một bài vẽ Hình họa căn bản thơng thường đều phải
tuân theo những trình tự cụ thể từ quan sát mẫu vẽ, xác định bố cục, tìm tỉ lệ
chung, tỉ lệ riêng, dựng hình, vẽ phác thảo khối…
Trong chương trình đào tạo họa hình này được sử dụng để giảng dạy cho
học sinh, sinh viên nghề Thiết kế thời trang trường Cao Đẳng Nghề Đồng Tháp
là mô đun chiếm quỹ thời gian tương đối, hệ thống bài học thường được sắp xếp
thao bài, từ đen trắng đến màu sắc, từ mẫu tĩnh sang mẫu động….. Rất mong
nhận được sự góp ý từ bạn đọc và đồng nghiệp để xây dựng cuốn giáo trình
được hồn thiện hơn.
Đồng Tháp, ngày 16 tháng 06năm 2017
Biên soạn
Võ Việt Hồng

1


MỤC LỤC

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 01
Bài 1- HỌA KHỐI CƠ BẢN ...................................................................... 05
1. Phương pháp đo và dựng hình .................................................................. 05
2. Vẽ khối cơ bản ........................................................................................... 16
3. Vẽ tổ hợp khối ............................................................................................ 21

4. Thực hành họa khối cơ bản ........................................................................ 27
Bài 2- HỌA TƯỢNG NGŨ QUAN ............................................................ 29
1. Đặc điểm, cấu tạo, phương pháp vẽ tượng ngũ quan ................................ 29
2. Vẽ mắt ........................................................................................................ 30
3. Vẽ mũi ........................................................................................................ 36
4. Vẽ miệng .................................................................................................... 38
5. Vẽ tai .......................................................................................................... 42
6. Vẽ tượng mặt người phạt mảng.................................................................. 44
7. Thực hành vẽ ngũ quan theo hình mẫu: ..................................................... 48
Bài 3- HOA TƯỢNG TOÀN THÂN ........................................................ 50
1. Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người ...................................................................... 50
2. Tượng người nam ....................................................................................... 56
3. Tượng người nữ .......................................................................................... 59
Bài 4- HỌA DÁNG NGƯỜI KHOÁC TRANG PHỤC ............................ 61
1. Kỹ thuật phác họa ....................................................................................... 61
2. Kỹ thuật tả chất .......................................................................................... 62
3. Phương pháp ký họa dáng người................................................................ 62
4. Vẽ dáng người trong lớp ............................................................................ 65
5. Vẽ ký họa dáng người ................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 79

2


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Họa hình.
Mã mơ đun: MĐ11.
I. Vị trí, tính chất của mơ đun
- Vị trí:
+ Hình họa là mơ đun kỹ thuật cơ sở bắt buộc, trong chương trình đào tạo

trình độ cao đẳng nghề Thiết kế thời trang;
+ Mơ đun được bố trí học đầu chương trình đào tạo nghề Thiết kế thời
trang;
- Tính chất: Là mơ đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
II. Mục tiêu mô đun
- Về kiến thức: Trình bày được phương pháp dựng hình cơ bản trong hình
họa;
- Về kỹ năng:
+ Vẽ được cấu tạo thân trên và toàn thân của cơ thể người;
+ Sử dụng được các chất liệu như: chì, than;
+ Thể hiện các mẫu vẽ cơ bản về hình và bố cục;
+ Trình bày và xác định đúng các phương pháp vẽ dáng người
trong hình họa;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ đúng đắn, chuẩn mực của
người làm nghệ thuật.
III. Nội dung mô đun

BÀI 1: HỌA KHỐI CƠ BẢN
Mã Bài: MĐ11-01
3


Giới thiệu:
Họa khối cơ bản giúp người học nghiên cứu về cách đo, tỉ lệ, làm quen
với cách nhìn vật thể thật, so sánh và phân tích khoảng cách, kết cấu, chất liệu…
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được phương pháp đo và dựng hình khối cơ bản.
- Kỹ năng:
+ Lựa chọn bố cục bài vẽ đúng tỷ lệ, hình dáng, cấu trúc;

+ Vẽ cấu trúc, hình dáng khối cơ bản và tổ hợp khối theo phương pháp hội họa;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa; có
trách nhiệm thực hiện an tồn cho dụng cụ, thực hiện an tồn vệ sinh cơng nghiệp;
+ Xác định được nguyên nhân và phương pháp khắc phục của một số sai
hỏng thường gặp khi họa khối cơ bản;
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Phương pháp đo và dựng hình:
1.1. Cách đo và tư thế vẽ:
Bước 1:
- Đo các tỷ lệ lớn của hình
- Xác định khung hình chung, cân đối với khổ giấy (bố cục bài vẽ )
Bước 2:
- Xác định mặt trước
- Xác định trục dọc, trục ngang
- Phác hình tổng thể toàn bộ tượng bằng những đường thẳng lớn
Bước 3:
- Chỉnh hình
Bước 4:
- Tìm đường chu vi giữa hai vùng sáng tối lớn
4


*Vài cách vẽ thơng thường:

Hình 1.1: Cách vẽ chi điểm ngang

Hình 1.2: Cách vẽ chi điểm dọc


5


Hình 1.3: Cách vẽ treo lơ lửng ngang
* Cách quan sát chỉnh thể, so sánh:

Hình 1.4: Tư thế quan sát
Nhận thức đúng về đối tượng thể hiện là cơ sở tạo hình của hội họa, nâng
cao khả năng quan sát là yêu cầu cơ bản bước vào hội họa. Trước khi vẽ tiến
hành quan sát, so sánh chỉnh thể đối với đối tượng thể hiện khắc phục trong quá
trình vẽ, thực hiện tiền đề phân tích lý tính. Người mới bắt đầu học ln ln
khơng xem trọng q trình này, chỉ chăm chăm vào một cục bộ, vẽ một vật thể
cục bộ một cách cô lập, cho đến khi vẽ xong rồi chuyển vào vật thể bên cạnh.
Cách vẽ này, hậu quả luôn luôn được cái này mất cái kia, không thể nắm bắt
được tỷ lệ và mối liên quan về mặt thực ảo không gian, lớp màu sáng tối, đặc
trưng hình thể, tỷ lệ lớn nhỏ giữa các vật thể. So sánh và quan sát chỉnh thể là
xem xét toàn diện trước sau, trái phải, trên dưới của đối tượng, và tiến hành so
sánh đối chiếu, đưa ra kết quả phán đoán. Khi so sánh, quan sát chỉnh thể, nheo
mắt nhìn vật thể, có thể loại trừ sự quấy nhiễu của chi tiết cục bộ, dễ dàng xem
được chỉnh thể, mối liên quan lớn. So sánh, quan sát chỉnh thể khơng những là
nhiệm vụ chưa chắc hồn thành được trước khi vẽ, mà cịn phải xun suốt cả
q trình vẽ, chỉ có như vậy mới trước sau duy trì thống nhất nhịp nhàng và
chuẩn xác mối liên quan chỉnh thể bức tranh.
1.2. Phương pháp dựng hình:
- Đường tầm mắt:
Là đường đi từ mắt đến vật thể, khoảng cách giữa vị trí nhìn đến vật thể
tại góc nhìn.
Khi khối hộp nằm trên đường tầm mắt ta sẽ thấy được mặt dưới của khối
hộp; khi khối hộp nằm dưới đường tầm mắt thì ta sẽ thấy được mặt trên. Bạn
hãy thực hành và thử nghiệm thực tế; từ việc thử nghiệm và thực hành sẽ giúp

các bạn hiểu rõ hơn giá trị quan trọng của đường tầm mắt.
Đường tầm mắt (Còn gọi là đường chân trời).
6


Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn,
phân chia mặt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời (H6), nên còn gọi là
đường chân trời.
Đường tầm mắt có thể thay đổi cao hay thấp tùy thuộc vào vị trí của
người nhìn.

Hình 1.5: Đường tầm mắt
- Điểm tụ: Là điểm trọng tâm trên vật thể, được chiếu sáng và nhấn mạnh
bằng ánh sáng chiếu.

Hình 1.6: Vẽ khối hộp một điểm tụ
7


- Sự ảnh hưởng của luật xa gần trong hình họa:
Luật xa gần là một môn khoa học giới thiệu phương pháp vẽ khoảng cách
xa gần của các vật thể nằm trong không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều.
Khi vẽ theo mẫu, cần phải xác định đường tầm mắt để vẽ hình cho đúng.
Các đường song song với mặt đất (cạnh hình hộp, hình trụ, đường tàu.)
hướng về chiều sâu, càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại ở một điểm trên
đường tầm mắt, đó là điểm tụ.
Các đường song song ở dưới thì chạy hướng lên đường TM, các đường ở
trên thì chạy hướng xuống đường TM.
Gần mắt thì lớn, xa thì nhỏ.
Các cạnh xiên khi xa đường chân trời thì xiên hơn. hệ quả là các mặt càng

lệch xa đường chân trời diện tích càng lớn. Dể thấy nhất là hình hộp trên cùng:
mặt nắp khi biểu diễn phối cảnh trên mặt giấy phẳng sẽ có diện tích lớn hơn mặt
đáy phần gần mắt nét sẽ đậm, rõ và sáng hơn phần ở xa.
Việc xác định đường tầm mắt trên đối tượng. (hay còn gọi là đường chân trời,
như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình).

8


Hình 1.7: Xa gần trong hội họa
- Sử dụng bút chì:
Dùng bút chì kẻ những đường lên xuống thật đều nhau và có cùng hướng
vẽ. Làm sáng tơng màu khi đi nét bút qua phải, không phân cách sắc độ hoặc
làm đứt đoạn các sóng ngắn, cho đến khi tơng màu nhạt dần thành vùng trắng
của giấy vẽ.

9


Hình 1.8: Cách sử dụng bút chì
- Sử dụng than vẻ:
Cách sử dụng cũng giống như sử dụng bút chì, nhưng khơng được nhấn
thỏi than theo hướng vng góc mà chỉ vẽ tại góc nhọn có sẵn

Hình 1.9: Than vẽ

10


- Sử dụng phấn màu, sáp màu:

+ Sử dụng cùng cách với bút chì, khi thực hiện hồn tất, khó có biện phát
xử lý nếu bước sóng đứt đoạn tạo nên sắc độ nổi bật không đều.
+ Sáp màu được hình thành từ giấy quấn thành hình chóp bao bọc thỏi sáp
màu, khi sử dụng phải đặt thành góc nghiên, tránh đụng đến đầu sáp vì như thế
sẽ bị sụm xuống và mịn đi.
Phấn là cơng cụ tuyệt vời khi cho phép bạn vẽ khung và tô màu cùng một
lúc. Cầm viên phấn màu trong tay và đưa nó lên bề mặt giấy vẽ, bạn sẽ có kết
quả ngay lập tức mà không cần tốn thời gian pha màu hay chờ cho bức tranh
khô. Bài viết này sẽ giới thiệu cách sử dụng để bạn có thể vẽ tranh phong cảnh ở
mọi nơi.
Chọn đúng loại phấn: Một trong những yêu cầu quan trọng của tranh
phong cảnh là bạn phải thể hiện được chiều sâu của không gian. Để làm được
điều này, bạn cần những viên phấn màu tinh khiết và đồng nhất để có thể tạo ra
sự thay đổi màu sắc và sắc độ, ví dụ những màu đậm ở tiền cảnh đến màu nhạt
hơn ở xa hay sự thay đổi ánh sáng môi trường trong bức tranh.
Kiểm tra màu sắc mà bạn đã chọn: Khi đã có một phác họa, bạn nên lấy
hộp màu ra và kiểm tra sắc độ của chúng có phù hợp khơng bằng cách thử kết
hợp chúng lên một tờ giấy trắng. Bằng cách này chúng ta có thể tạo ra màu mới
sống động từ những hỗn hợp màu. Việc thử nghiệm với nhiều màu cũng sẽ
khiến bạn chọn màu vẽ tự tin hơn.

Hình 1.10: Kiểm tra màu của phấn

11


Tạo ra một phác họa đen trắng: Để tập trung mô tả các sắc độ khác nhau
của khung cảnh, bạn nên sử dụng màu đen và trắng để phác thảo hình ảnh lên
giấy vẽ màu xám trung tính. Bạn có thể thấy sự tương phản lớn nhất giữa ánh
sáng và bóng tối là ở tiền cảnh, với tơng màu xám nhạt ở xa xa. Đây cũng là một

bài tập giúp bạn có được sự tập trung và cảm nhận về màu sắc tốt hơn.

Hình 1.11: Vẽ cảnh bằng phấn trắng đen
Liên kết khu vực và làm nổi bật nội dung: Để gắn kết những khu vực với
nhau, tôi sử dụng những đường gạch chéo sáng màu để mô tả ranh giới những
cánh đồng và lùm cây. Tôi cũng thêm những đốm sáng màu vàng giữa các lùm
cây, thêm màu tối làm đổ bóng cho thân cây. Niềm vui khi sử dụng các loại
phấn màu chất lượng tốt là bạn có thể tạo ra được những điểm lấp lánh khi chiếu
đèn lên lùm cây.

12


Hình 1.12: Vẽ cảnh bằng phấn màu
1.3. Cách lựa chọn bố cục:
- Bố cục là cách sắp xếp các chi tiết họa tiết trang trì theo từng hàng hoặc tầng
tầng lớp lớp. Cách thể hiện có thể theo hàng ngang, cột dọc, đường chéo hay
đường sóng.
- Bố cục cân đối hay đối xứng: Là cách sáp xếp các chi tiết cắt may, các hình vẽ
trang trí theo các hệ trục thẳng đứng, nằm ngang hoặc xéo.

13


- Bố cục tự do: Là cách sắp xếp màu sắc họa tiết, trang trí theo một ý tưởng ngẫu
hứng củ người sáng tạo.
- Độ đậm nhạt trong hình họa: Ánh sáng tiếp xúc với vật thể, chia bề mặt của nó
thành 2 miền: miền được chiếu sáng và miền khơng được chiếu sang gọi là bóng
khối hay là bóng bản thân.
- Màu sắc vật thể khi có ánh sáng một chiều chiếu vào:

Xuất hiện 5 yếu tố:
+ Bóng đổ: đây là vùng tối nhất trong bức vẽ, bóng lệch hẳn về một phía đối
lập với nguồn ánh sáng.
+ Cạnh hắt bóng: là vị trí mà đối tượng hình thành đường cong từ ánh sang
và cũng la vòng tròn nhất
+ Nửa sắc độ: là vùng trung tính nằm lưng chừng giữa hai vùng sáng và tối
+ Ánh sáng phản chiếu: luôn nằm quanh đường viền đối tượng, được tạo bởi
vùng ánh sáng phía sau và lập loè quanh bề mặt đối tượng
+ Vùng ánh sáng trắng: đây là vùng sáng nhất, vị trí chiếu sáng xuất phát từ 1
hướng.
- Màu sắc vật thể khi có ánh sáng đa chiều chiếu vào:
Xuất hiện 5 yếu tố:
+ Bóng đỗ: nằm giữa các vùng bị chiếu sáng.
+ Cạnh hắt bóng: là vị trí mà đối tượng hình thành đường cong từ ánh sang
và cũng la vòng tròn nhất
+ Nửa sắc độ: nằm lưng chừng giữa các vùng sáng và tối
+ Ánh sáng phản chiếu: luôn nằm đường viền đối tượng
+ Vùng ánh sáng trắng: đây là vùng sáng nhất, vị trí chiếu sáng xuất phát từ
nhiều hướng.
* Sáng, tối: Khối cầu thông thường cho ta quy luật ánh sáng theo các bước sau:
sáng – trung gian – tối – phản quang, tính chất chuyển đổi sắc độ chậm của khối
cầu cho bạn cảm giác êm nhẹ, mềm mại và tuần hoàn… Ngược lại khối hộp cho
quan hệ sáng tối đối lập, dứt khoát, khỏe khoắn, mạnh mẽ và đột ngột. Tuy vậy
bạn phải liên tục suy tư về nó, vận dụng nó cho những bài học nâng cao về sau
thì mới mong qua nó diễn đạt được những cung bậc tình cảm đúng như cảm xúc
của mình.
14


* Động và tĩnh: Động tĩnh vốn chỉ là cấp độ trong quan hệ tương đối của tín

hiệu thị giác đơi khi bạn có thể dựa vào động tĩnh mà xây dựng cho mình một
hình họa vững vàng. Động tĩnh cịn có tác dụng rất lớn trong việc biểu cảm cảm
xúc thẩm mỹ.
* Đơn lẻ và tổ hợp: Khối cơ bản khi đứng đơn lẻ hầu như khó lịng dấy lên một
kích thích mỹ cảm, nhưng chỉ cần hai hoặc ba khối hộp hay khối cầu đặt cạnh
nhau, chúng đã có thể tương tác cho nhau tạo nên một kích thích mỹ cảm nhất
định.
2. Vẽ khối cơ bản:
- Hình: Hình thể của các vật tuy hết sức phong phú và đa dạng nhưng tất
cả chúng đều thuộc các hình như: hình chữ nhật, hình tam giác, hình vng và
hình trịn.

Hình 1.13: Khối cơ bản
- Khối: là khoảng không gian bị giới hạn bởi các diện tích. Những hình
khối có cấu trúc biên cong, biên thẳng cho ta những cảm giác khác nhau.
2.1. Khối lập phương:
a. Bước 1:
- Canh bố cục nằm giữa giấy vẽ. Sử dụng que đo để đo tỉ lệ chiều cao
tổng và chiều ngang tổng. So sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm
chuẩn). Rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng
15


của khối trên giấy. Kiểm tra lại thêm một lần nữa, nếu khơng có gì thay đổi ta
phác nét ra.
- Quan sát diện bên trái và bên phải, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ
nhỏ hơn làm chuẩn). So sánh chúng với nhau để phác ra tiếp cạnh giữa.
- Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa
của khối lập phương. Ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng
cách đo chiều sâu của diện đỉnh. So sánh với bất kỳ diện trái hay phải của khối

(ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn).
- Lúc đã có được những tỉ lệ cần thiết nhất. Ta vẽ cấu trúc khối lập phương ra rõ
ràng để xác định mặt đáy. Từ mặt đáy ta có thể phác ra bóng đổ của khối.
- Kẻ đường cạnh bàn nhằm phân chia rõ mặt phẳng nền đứng. Và nền nằm nhằm
tạo điều kiện cho việc vẽ nền sau này.
b. Bước 2:
- Sử dụng chì nhạt B để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ
từ diện đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ
> diện sáng).
- Để ý chì ln chuốt nhọn vừa phải thường xun. Đan nét theo chiều
của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.
- Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền
vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.
c. Bước 3:
- Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng
đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.
d. Bước 4:
- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên
quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền và bóng đổ phải rõ ràng
đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.
- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách. Nên tập thói
quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp. Như vậy ta sẽ dễ
nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.
- Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm
xuống. Nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.
16


Hình 1.14: Khối lập phương
2.2. Khối cầu:

a. Bước 1:
- Đầu tiên ta canh bố cục trong tờ giấy vẽ cho cân đối, sau đó dựng khung
hình vng ra. Trong đó khối cầu nằm vừa vặn trong khung hình ấy. Từ đấy ta
dựng trục dọc & trục ngang chia khung hình thành bốn phần bằng nhau.
- Từ khung hình vng & trục dọc, trục ngang được xác định đầy đủ. Ta
vẽ đường cong dựa vào cạnh ngồi của từng ơ vng nhỏ.
- Sau khi dựng hình xong hình trịn, ta xác định mặt elip với tâm là giao
điểm của trục dọc & trục ngang. Để tạo độ sâu, hình thành nên khối cầu.
- Lúc dựng hình được khối cầu hồn chỉnh, tiếp tục ta xác định đường
cạnh bàn chia không gian ra làm hai phần. Bao gồm không gian đứng & khơng
gian nằm.
b. Bước 2:
- Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ
đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện
sáng).
17


- Để ý chì ln chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của
vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.
- Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền
vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.
c. Bước 3:
- Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng
đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.
d. Bước 4:
- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên
quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng
đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ
& từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải

thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ
cong của vật thể.
- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách, nên tập thói
quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ
nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.
- Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm
xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

18


Hình 1.15: Khối cầu

Hình 1.16: Sắc độ của khối cầu
2.3. Khối tam giác:
- Khi dựng hình tam giác, cần xác định độ dài, ngắn và các góc chếch của
hai của đáy để xác định chiều cao của hình.
- Nối các điểm vừa xác định bằng nét thẳng, nhẹ tay sẽ tạo được khối tam
giác hoàn chỉnh.
19


*** Trên thực tế, có khi mẫu vẽ cơ bản có dạng khối hình chóp nón cạnh.
Khi dựng hình cũng tương tự như đối với khối hình tam giác.
- Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt nào đó của khối tam giác, bao giờ cũng
phân chia thành hai mảng sáng tối có ranh giới rõ ràng, dứt khốt (do độ vát
nhọn của mảng từ trên xuống nên rang giới này thường khơng rõ nét như khối
hình hộp).
- Các bóng ngả, bóng phản quang phụ thuộc vào vị trí, độ tiếp nhận ánh
sáng và không gian thật của mẫu. Nheo mắt lại để đánh bóng và phân tích độ

đậm nhạt để bóng với hình tạo thành một thể thống nhất.

Hình 1.17: Khối tam giác
3. Vẽ tổ hộp khối:
* Dựng hình.
Xác định bố cục của tổ hợp khối trong trang giấy. Xác định khung bao của tổ
hợp khối để tránh bị lệch bố cục.
Chọn một khối làm chuẩn. Dựng hình 1 khối trước. Lấy khối đó làm chuẩn để
dựng hình các khối khác. Ở đây, chúng ta sẽ làm quen với phương pháp đo so
sánh các khối.
Chú ý tỷ lệ các khối, không bị đổ.
20


Hình 1.18: Dựng hình tổ hộp khối
* Lên sáng tối:
Lưu ý vị trí nguồn sáng: trong bài này nguồn sáng hướng chếch từ trên
xuống; nghiêng một góc 45 độ từ trái sang phải.
Luôn ghi nhớ các nguyên tắc lên sáng tối để tạo không gian: gần rõ xa
mờ; gần tối xa sáng; gần đậm xa nhạt. Ứng dụng các nguyên tắc để lên sáng tối
tạo không gian xa gần tương quan giữa các khối với nhau. Khối gần nguồn sáng
thì ranh giới sáng tối rõ ràng hơn; các khối ở phía xa có tương quan sáng tối ít
hơn.

Hình 1.19: Đánh bóng tổ hợp khối cơ bản

21



×