Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong đời sống xã hội, ý nghĩa và định hướng vận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.92 KB, 15 trang )

Câu 17: Những tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức trong đời sống xã hội? Ý nghĩa và định hướng vận dụng?
Trả lời:
1/. Khái niệm:
a/. Cơng nghiệp hóa
Tuy có những quan niệm khác nhau về CNH, nhưng về cơ bản các quan niệm trên
vẫn có những điểm chung và có thể được hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa hẹp, CNH là q trình chuyển dịch từ kinh tế nơng nghiệp (hay tiền
công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông
nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn hơn.
- Theo nghĩa rộng, CNH là q trình chuyển dịch từ kinh tế nơng nghiệp (hay tiền
công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ
văn minh nơng nghiệp lên văn minh cơng nghiệp. Nó khơng chỉ đơn thuần là những biến
đổi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp
lên xã hội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn.
b/. Hiện đại hóa:
Theo ý nghĩa về kinh tế - xã hội, HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền
thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất
và trình độ của thời đại ngày nay.
c/. Kinh tế tri thức:
Nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế tiếp nối nền kinh tế công nghiệp, phát triển
ở trình độ cao hơn nền kinh tế cơng nghiệp, là nền kinh tế mà nhân loại đang hướng tới.
Có thể hiểu kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao
chất lượng cuộc sống.

1


2/. Những tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh


tế tri thức trong đời sống xã hội
CNH là con đường thiết yếu mà mọi quốc gia đều phải trải qua để đi tới một xã hội
hiện đại.
CNH, HĐH của Việt Nam được tiến hành bối cảnh xu hướng trên thế giới đang
chuyển mạnh lên nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã và đang tác
động sâu sắc với tốc độ cao đến đời sống kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, trong khi đó
Việt Nam vẫn trong tình trạng của một nước có điểm xuất phát thấp, nhiều yếu tố lạc hậu,
phát triển thiếu bền vững. Trong bối cảnh nhiều cơ hội và thách thức đan xen, để đi tới
một nền kinh tế hiện đại, Việt Nam phải có những giải pháp bứt phá. Sự lựa chọn giải
pháp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là cấp thiết.
a/. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là cách thức để đất
nước sớm thốt khỏi tình trạng lạc hậu
Trong những năm qua, tuy đã có những bước phát triển tích cực, nhưng về cơ bản,
nước ta vẫn chưa thốt khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Chúng ta vẫn phải
đương đầu với những thách thức gay gắt và những nhiệm vụ nan giải: một mặt, tập trung
giải quyết các vấn đề cơ bản đặt ra cho nền kinh tế trong quá trình chuyển từ kinh tế nơng
nghiệp lên trình độ của nền kinh tế cơng nghiệp, như bảo đảm lương thực, thực phẩm,
nhu cầu nước sạch, trường học, đi lại cho người dân; mặt khác, phải nhanh chóng nắm
bắt các xu thế phát triển hiện đại không những chỉ để chống tụt hậu ngày càng xa hơn so
với trình độ chung của thế giới, mà cịn phải thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển
khi bản thân họ đã·có trình độ phát triển cao hơn. Khi các yếu tố cho phát triển không chỉ
đơn thuần là vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, mà còn có thêm yếu tố tri thức với ý
nghĩa là yếu tố quan trọng và trực tiếp đối với quá trình phát triển, thì việc khơng nhanh
chóng nắm bắt và vận dụng được tri thức mới sẽ không thể tránh khỏi sự tụt hậu tuyệt đối
so với các nước khác. Tri thức đã trở thành yếu tố của lực lượng sản xuất trực tiếp và có
tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện đó, nước ta khơng
2


thể bỏ lỡ cơ hội, mà phải tìm giải pháp bứt phá, tức là phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức.
Là một nước đang phát triển vừa mới nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình
(nhưng mới chỉ là mức trung bình thấp) lại đặt trong xu thế mở cửa, hội nhập, việc gắn
CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức ngay trong q trình chuyển nền kinh tế nơng
nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp là một thách thức rất lớn đối với nước ta. Điều này
xuất phát từ thực tiễn của một nước đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn
về kinh tế so với các nước trong khu vực và trình độ phát triển chung của thế giới. Đây
cũng là yêu cầu cấp thiết, bắt buộc phải giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: phát triển để
vượt khỏi sự lạc hậu và chuyển sang phát triển kinh tế tri thức.
b/. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là yêu cầu bắt buộc
để tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Lịch sử đã chứng minh, mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng dựa trên một cơ sở
vật chất – kỹ thuật nhất định để tồn tại và phát triển. Nó bao gồm tồn bộ các yếu tố vật
chất của lực lượng sản xuất tương ứng với trình độ kỹ thuật, cơng nghệ nhất định; dựa
vào đó lực lượng lao động của xã hội tiến hành sản xuất của cải. Một trình độ nhất định
của cơ sở vật chất – kỹ thuật là nội dung kinh tế, là “cốt vật chất” có ý nghĩa xác định
một thời đại kinh tế, phân biệt với phương thức sản xuất chứa đựng nó thuộc loại hình
kinh tế - xã hội lịch sử nào.
Thực tế đã chứng minh, các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản đều đã
dựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật với công cụ lao động thủ công, lạc hậu, năng suất thấp.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sở dĩ chiến thắng phương thức sản xuất phong
kiến vì nó tạo ra nền đại cơng nghiệp để có năng suất lao động cao “chưa từng có dưới
chế độ nơng nơ”. Do vậy, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa tất yếu phải phát triển
dựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại với
cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ
3


tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó khơng chỉ

kế thừa những thành quả văn minh mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, mà
còn được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những thành tựu mới nhất của khoa học và
cơng nghệ, tham gia tích cực và có hiệu quả vào phân cơng lao động và hợp tác quốc tế.
Đối với các nước đã qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, bước vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội, việc xác lập cở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được tiến
hành thống qua kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật đã đạt được
trong chủ nghĩa tư bản theo yêu cầu của chế độ mới và phát triển nó lên trình độ cao hơn.
Đối với các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, ở giai đoạn đầu
hoặc không qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, yêu cầu xây dựng cơ sở vật
chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội càng trở nên cấp thiết hơn.
Theo V.I. Lênin, “Cơ sở vật chất duy nhất và thực sự để làm tăng của cải của chúng
ta, để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có thể là đại cơng nghiệp... Khơng có một nền
đại cơng nghiệp tổ chức cao thì khơng thể nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà lại càng
khơng thể nói đến chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp được”9.
Tạo lập cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực là địi hỏi
có tính bắt buộc đối với tất cả các nước muốn quá độ lên chủ nghĩa xã hội 10. Điều này
càng trở nên cấp thiết đối với một nước có điểm xuất phát thấp như Việt Nam. Con
đường cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong
bối cảnh hiện nay tất yếu phải là đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Cần nhấn mạnh rằng, xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã và đang là thách thức
và cơ hội lớn đối với nước ta trên con đường xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội. Nếu không kịp thời nắm bắt thời cơ, dựa vào kinh tế tri thức để đẩy nhanh
CNH, HĐH thì nước ta sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn. Phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức để nhanh chóng đuổi kịp các nước, thực hiện mục tiêu xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đó là yêu cầu cấp bách, là sự chuyển hướng chiến lược trọng đại. Đây
chính là cơ hội lịch sử hiếm hoi mà thời đại đã tạo ra.
4


c/. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức bắt nguồn từ yêu

cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn
Nước ta hiện đang tiến hành cơng cuộc đổi mới, trong đó xây dựng một nền kinh tế
mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung có tầm chiến lược. Vì
tham gia vào nền kinh tế thế giới trong xu hướng tồn cầu hóa là những quốc gia có chủ
quyền, nên muốn thực hiện nội dung này, đòi hỏi chúng ta phải chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, phải hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và
song phương11.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung chủ yếu của tồn cầu hóa kinh tế, đó là
quá trình các quốc gia gắn kết nền kinh tế của nước mình với nền kinh tế khu vực và thế
giới bằng các nỗ lực thực hiện tự do hóa, mở cửa kinh tế trên các cấp độ song phương, đa
phương và giảm thiểu sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thành chỉnh thể nền
kinh tế toàn cầu. Nó khơng chỉ đơn thuần là q trình hợp tác, mà cịn là q trình cạnh
tranh có tính quyết định sống còn giữa các doanh nghiệp và các nền kinh tế quốc gia.
Nếu trước đây, sự phân công và trao đổi bị giới hạn bởi tính vùng, địa phương và
quốc gia, thì ngày nay trong xu hướng tồn cầu hóa, sự phân cơng và trao đổi được thực
hiện thơng qua mạng liên kết toàn cầu. Xu hướng này tất yếu làm cho ngày càng nhiều
các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc
các quốc gia khác nhau, rồi tổ hợp chúng lại với nhau. Sự phân công lao động đã làm cho
biên giới quốc gia khơng cịn giới hạn chặt chẽ như trước đây, mà xích lại gần nhau. Tri
thức, đặc biệt là công nghệ thông tin, kinh tế mạng là những yếu tố quan trọng kết dính
các doanh nghiệp và các quốc gia với nhau. Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế làm cho hệ
thống thông tin không còn là của riêng từng quốc gia, mà là chung của nhiều quốc gia
trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các doanh nghiệp và các quốc gia sẵn
sàng hợp tác với nhau để cùng hưởng lợi do hợp tác mang lại.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức cạnh tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp và các nền kinh tế. Thành công trong cuộc cạnh tranh này, tất
5


nhiên sẽ thuộc về các doanh nghiệp và quốc gia có lợi thế về tri thức khoa học và cơng

nghệ trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Quốc gia nào giàu về tài nguyên thiên
nhiên và nhân công dồi dào, giá tài nguyên và giá nhân công rẻ sẽ dần dần mất đi lợi thế
của mình do tri thức ngày càng trở nên quyết định nhiều hơn trong giá trị sản phẩm.
Trong bối cảnh đó, để chủ động hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các quan hệ
kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, một địi hỏi có tính bắt buộc là nước ta phải
đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi tri thức là đòn bẩy làm tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, thúc đẩy quá trình
hội nhập.
d/. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức cịn do tác động
nhiều mặt của q trình này đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội
Ngoài những nguyên nhân trên, việc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức ở nước ta cịn do chính tác động tích cực của q trình này đối với đời sống
kinh tế, chính trị và xã hội. Nó khơng chỉ tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật và kiểu tổ chức
một nền kinh tế mới, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tiến bộ, bảo đảm không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội mà
cịn sớm có được cơ sở vật chất – kỹ thuật tiên tiến hiện đại để khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Tạo nhiều việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động12. Cải thiện điều kiện lao động, giải phóng
người lao động, phát triển trí tuệ, đưa tri thức vào các lĩnh vực đời sống xã hội, thúc đẩy
xã hội học tập, làm chủ, tiếp thu và sáng tạo tri thức mới, nhờ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống xã hội. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức cịn
là q trình tạo ra điều kiện để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trên cơ sở đó mà chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; tạo điều kiện vật chất kỹ thuật để củng cố và
tăng cường quốc phòng, an ninh, tăng cường vai trò và chức năng của Nhà nước.
Với sự cần thiết và tác động nhiều mặt như trên, để tăng tốc, sớm rút ngắn khoảng
cách tụt hậu so với các nước phát triển, trước đòi hỏi bức thiết của sản xuất và đời sống,
6


chúng ta khơng có sự lựa chọn nào khác là phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức.
Thực tế mấy chục năm tiến hành CNH cho đến nay, nước ta đã có được những cơ
sở vật chất ban đầu của một nền công nghiệp mới, trong đó có những yếu tố đã cận với
hiện đại; cơng nghệ thông tin và lĩnh vực viễn thông phát triển với tốc độ nhanh, việc
phát triển nền kinh tế mở đã bước đầu thâm nhập vào các doanh nghiệp và dân cư; đầu tư
cho phát triển nguồn nhân lực đã được cả xã hội coi trọng. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm đến thúc đẩy quá trình phát triển có ý nghĩa trọng đại này. Đây chính là
những khả năng thực tế rất quan trọng để nước ta có thể thực hiện thành cơng sự nghiệp
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm
2001) của Đảng đã đề ra đường lối gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức. Đường
lối này đã được bổ sung và phát triển qua các kỳ Đại hội của Đảng 13. Đến nay, “Phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế
tri thức”14.
3/. Liên hệ thực tiễn Việt Nam thời gian qua:
Trong bối cảnh mới của tình hình thế giới và trong nước, chúng ta không tiến hành
CNH theo kiểu cũ, khơng lặp lại sai lầm nóng vội, chủ quan. Nội dung CNH không chỉ
đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà
là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho
sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mục tiêu của CNH, HĐH là làm cho nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp
phát triển. Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt
Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn
các ngành khác. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình qn 7-8%/năm
với tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ
cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm
công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông
7


nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có

giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ
lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội15. Nhiệm vụ đặt ra là “Từ nay
đến giữa thế kỷ XXI, toàn đảng, toàn dân ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”16.
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, nội dung chủ yếu của việc đẩy mạnh
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta phải là:
a/. Lựa chọn việc trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tế
quốc dân
Việc trang bị công nghệ cho các ngành kinh tế quốc dân là một nội dung cơ bản
của CNH. Vận dụng thực hiện nội dung này vào đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển
kinh tế tri thức ở Việt Nam, không chỉ đơn thuần là nhằm tăng nhanh năng suất lao động
và tăng sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mà quan trọng hơn là tạo lập cơ sở vật chất – kỹ
thuật và tri thức tiên tiến, hiện đại bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trong bối cảnh mới của CNH, HĐH của Việt Nam, việc trang bị công nghệ cho
các ngành kinh tế quốc dân cần được kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển
nhảy vọt, kết hợp phát triển công nghệ nội sinh với phát triển công nghệ ngoại sinh bằng
nhiều con đường. Một mặt, phải tạo ra điều kiện thuận lợi huy động mọi nguồn lực cho
sự tăng trưởng nhanh theo chiều rộng trên tất cả các ngành, lĩnh vực; mặt khác, phải tăng
tốc và phát triển rút ngắn bằng con đường lựa chọn mạnh dạn bỏ qua một số thế hệ công
nghệ cũ, công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới nhằm tăng
nhanh các ngành công nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá trị gia
tăng cao phù hợp với thực tế trong nước và xu hướng thị trường, tập trung phát triển các
ngành, sản phẩm chủ lực có tính đột phá.
Theo hướng này, phải kết hợp xây dựng cơ cấu kỹ thuật, cơng nghệ nhiều tầng,
nhiều quy mơ, nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ tiên tiến, cải tiến công nghệ truyền
8


thống, coi trọng loại cơng nghệ có vốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều việc làm

với mạnh dạn bỏ qua một số giai đoạn17.
Trong những năm trước mắt, phải cấu trúc lại hệ thống công nghệ sản xuất của
toàn bộ nền kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá
trị nội địa trong sản phẩm. Đồng thời, phải sử dụng tri thức mới để phát triển các ngành
kinh tế mũi nhọn như cơng nghệ thơng tin, khai khống, luyện kim, hóa chất, chế biến
nơng sản, năng lượng... và đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua việc
đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học và công nghệ đến với người nông
dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nơng-lâm-thủy sản.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, nước ta có được sự lựa chọn rộng rãi để tăng nhanh
hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản phẩm. Phải coi trọng việc tham gia ngày
càng càng sâu, rộng vào phân cơng lao động quốc tế, tham gia hiệu quả, tồn diện vào
chuỗi giá trị toàn cầu ở những nấc thang có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng ngày
càng cao hơn, hội nhập vững chắc hơn vào mạng lưới sản xuất quốc tế và khơng ngừng
học hỏi (có bỏ qua những giai đoạn thấp), nâng dần trình độ từ bắt chước, thích nghi, tiến
tới nghiên cứu sáng tạo cái mới trong các lĩnh vực, sản phẩm và công nghệ có lợi thế so
sánh cao nhất.
Phải đẩy mạnh việc sử dụng những tri thức mới của nhân loại bằng nhiều hình thức
khác nhau, như nhập khẩu trực tiếp cơng nghệ; nhập khẩu công nghệ gián tiếp qua thu
hút đầu tư; mua bằng sáng chế hay mời chuyên gia nước ngồi vào làm việc. Bên cạnh
nhập khẩu “cơng nghệ cứng”, cần chủ động học hỏi và nhập khẩu những “công nghệ
mềm” như công nghệ quản lý, kinh nghiệm sử dụng nhân tài, đổi mới thể chế kinh tế... và
đổi cách cải tiến để thích nghi với điểu kiện nước ta18.
Do sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, vịng đời sản
phẩm có xu hướng rút ngắn, nên sự thay thế công nghệ và tri thức cũ bằng công nghệ và
tri thức mới luôn diễn ra. Bởi vậy, việc tiếp cận với chúng là liên tục và khơng có điểm
dừng. Đây là một nội dung rất quan trọng để thực hiện phương thức phát triển rút ngắn
9


hiện đại, để thực hiện đẩy nhanh CNH, HĐH gắn với việc vận dụng tri thức mới vào tất

cả các ngành kinh tế.
Đảng ta chủ trương: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm
năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng
của nền kinh tế và CNH, HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng
cao dựa nhiều vào tri thức. Kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt
Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”19.
Phải nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội. Phải
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp
lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng,
hiệu quả, tính bền vững20.
b/. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành cơng nghiệp,
dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao
* Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành kinh tế của một cơ sở, một ngành,
một vùng hay nền kinh tế, các bộ phận này quan hệ chặt chẽ với nhau có tính hệ thống,
tác động lẫn nhau để có thể phát triển và được thể hiện bằng tỷ trọng của mỗi bộ phận
trong tổng thể.
Cơ cấu kinh tế của một nước được xác định theo nhiều tiêu thức, trong đó có 3 tiêu thức
chủ yếu để xem xét đó là cơ cấu ngành, cơ cấu vùng hay cơ cấu thành phần kinh tế. Tỷ
trọng của các ngành trong cơ cấu ngành kinh tế là thước đo tập trung nhất trình độ phát
triển kinh tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, dùng để đánh giá
thành tựu của các nỗ lực kinh tế của quốc gia đó và so sánh mức độ hiện đại hóa với các
quốc gia khác trong cùng một thời gian.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cấu trúc của các yếu tố cấu thành
cơ cấu đó theo một chủ đích và phương hướng nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
10


yêu cầu khách quan, trước hết nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học và cơng

nghệ mà nền kinh tế đó đã đạt được trong mỗi thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, nước đi sau có
thể sử dụng lợi thế của nước phát triển muộn để chủ động trong việc lựa chọn hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với khả năng, dựa vào đó mà lựa chọn việc phát triển
khoa học và công nghệ trong tiến trình CNH, HĐH để thực hiện được các bước phát triển
rút ngắn.
Do nguồn lực sản xuất có giới hạn mà nhu cầu sản phẩm ngày càng nhiều và tăng
nhanh, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một doanh nghiệp cũng như của một nền
kinh tế không phải là bất kỳ hay theo ý muốn chủ quan duy ý chí, mà phải là một sự lựa
chọn chiến lược dựa trên cơ sở khoa học. Một nền kinh tế có hiệu quả là nền kinh tế sử
dụng tối ưu các nguồn lực hiện có. Trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế, tính hiệu quả
của một nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn việc phát huy các nguồn lực trong
nước và vào năng lực thu hút, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (từ nước ngoài và từ
các tổ chức kinh tế quốc tế). Hội nhập cơ cấu kinh tế của một nước vào cơ cấu kinh tế của
các nước trong khu vực và toàn cầu dựa trên cơ sở lợi thế so sánh là một xu hướng song
hành với tồn cầu hóa kinh tế. Xu hướng này làm cho các nguồn lực chung được sử dụng
có hiệu quả hơn. Nó khơng chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia có quan hệ mà cịn
mang lại lợi ích cho sự phát triển chung của khu vực và của toàn câu.
* Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Đây là nội dung cốt lõi của chuyển dịch cơ cấu
của nền kinh tế quốc dân. Phải xác định định hướng của việc chuyển dịch, trong đó xác
định rõ đặc trưng phát triển và vị trí của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế, trên cơ sở đó
xác định các chính sách phát triển. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên sự
đánh giá chính xác những lợi thế của đất nước, phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường
trên cơ sở khai thác có hiệu quả khả năng (chứ không phải xuất phát từ khả năng), phải
có dự báo triển vọng cạnh tranh của sản phẩm, của ngành kinh tế trên thị trường trong
nước và quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải bảo đảm khả năng thích nghi
11


nhanh với sự biến đổi của môi trường trong nước và quốc tế, trước hết và chủ yếu là tiến

bộ khoa học và cơng nghệ, chi phí cho điều chỉnh cơ cấu kinh tế thấp.
Do yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, nên việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh mới khơng thể chờ hồn thành CNH, xây dựng
các ngành kinh tế công nghiệp rồi mới chuyển sang các ngành kinh tế tri thức. Hai nội
dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri
thức có quan hệ ràng buộc, hỗ trợ và thúc đẩy nhau.
Theo hướng này, hiện nay và trong nhiều năm tới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở nước ta phải dựa vào tiềm năng tài nguyên trí tuệ Việt Nam, đầu tư mạnh vào việc nuôi
dưỡng và phát triển nguồn tài nguyên trí tuệ nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch từ cơ
cấu ngành kinh tế truyền thống lên kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Phải nắm bắt
kịp thời cơ hội, phát huy năng lực trí tuệ nội sinh, đổi mới cách nghĩ, cách làm, mở rộng
một cách có hiệu quả việc áp dụng cơng nghệ mới hiện đại vào phát triển các ngành
truyền thống, đẩy mạnh phát triển các ngành kỹ thuật cao, đẩy mạnh việc sáng tạo các
thành tựu khoa học và công nghệ mới.
Từ nay đến năm 2020, phải xây dựng cho được cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ hiện đại, hiệu quả21. Cụ thể là:
- Ngành công nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản
phẩm; phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia
mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có chất lượng,
giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công
nghiệp theo hướng tăng nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, cơng nghiệp có hàm lượng
cơng nghệ cao, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Các ngành công nghiệp nền
tảng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.
Tập trung phát triển cơng nghiệp hỗ trợ, hình thành cơ chế liên kết, hợp tác, phân
công sản xuất trong việc tham gia chế tạo từng công đoạn sản phẩm. Phân bố không gian
12


công nghiệp phù hợp nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng, miền và tạo điều kiện

để liên kết ngành mang lại hiệu quả cao.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí, cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin,
công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường.
Tập trung lấp đầy các khu công nghiệp gắn với việc đầu tư bổ sung các cơng trình,
dịch vụ hạ tầng xã hội (nhà ở, trường học, y tế, chợ,...) và thực hiện tốt bảo vệ môi
trường.
- Ngành nông nghiệp, cần hướng vào phát triển nền nơng nghiệp nhiệt đới có năng
lực cạnh tranh cao và thương hiệu tốt. Phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao chất
lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự
nhiên và sinh thái của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tập trung đầu tư khâu nghiên cứu và
phát triển giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ sinh học. Thúc đẩy
tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các “cánh đồng mẫu
lớn”; các trang trại nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn; phát triển sản
xuất gắn với bố trí, chuyển đổi hiệu quả cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
Trong những năm trước mắt, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bằng
cách đổi mới đào tạo nhân lực, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công
nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt
hàng nơng-lâm-thủy sản. Gắn bó chặt chẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý, hiệu quả,
bảo đảm cơ sở cho thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới.
- Ngành dịch vụ cần được đẩy mạnh phát triển, nhất là các dịch vụ có giá trị, hàm
lượng tri thức cao, tiềm năng lớn, có lợi thế và có sức cạnh tranh, như du lịch, hàng hải,
hàng không, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, y tế; hình thành một số trung tâm dịch vụ,
du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.
HĐH và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
logistics, dịch vụ phát triển phần mềm công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh
13


doanh khác. Đẩy mạnh tham gia mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống

phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngồi nước; xây dựng thương
hiệu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.
Phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ
Vùng kinh tế được xác định là một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt
động kinh tế xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên phạm vi cả
nước. Đây là loại vùng có qui mơ diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch
định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá
trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. Hiện nay, cơ cấu kinh tế vùng
ở nước ta được xác định bao gồm 6 vùng kinh tế lớn và 3 vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài
ra, việc xác định cơ cấu kinh tế vùng ở nước ta cịn dựa trên vị trí lãnh thổ theo chiều dọc
đất nước và theo đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn. Tuy mỗi vùng kinh tế có đặc điểm
riêng, nhưng chúng đều là những bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân thống nhất.
Việc phát triển kinh tế vùng lãnh thổ phải trên cơ sở bảo đảm phát huy có hiệu quả
lợi thế và các nguồn lực hiện có của mỗi vùng, thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và tạo ra
sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Tạo cơ chế chính sách phù hợp để các vùng đều phát triển; thực hiện liên kết giữa
các vùng và nội vùng. Đồng thời, thúc đẩy phát triển các vùng trọng điểm, tạo động lực,
tác động lan tỏa đến các vùng khác. Tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các vùng kinh tế
đang cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam
và Tây Bắc.
Coi trọng phát triển kinh tế biển để sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
kinh tế biển trong khu vực gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, cần kết hợp chặt chẽ và đồng
bộ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với chuyển dịch cơ cấu vùng, cơ cấu công

14


nghệ, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy cao

độ, có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

15



×