Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.61 KB, 44 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

MỤC LỤC
CHƯƠNG I.......................................................................................................2
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ..........................................................................2

1. Khái niệm về dân chủ cơ sở.......................................................................2
1.1. Dân chủ và Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở..................................2
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về dân chủ cơ sở.....................................10
1.3. Nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở ở xã........................19
CHƯƠNG II...................................................................................................24
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI HUYỆN HIỆP
HÒA TỈNH BẮC GIANG.......................................................................................24

1. Khái quát về Huyện ủy Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang..................................24
2. Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ trên các loại hình............................25
2.1. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, thị trấn (theo pháp lệnh 34)
..................................................................................................................25
2.2. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các Cơ quan, đơn vị sự nghiệp
(theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP)............................................................30
3. Đánh giá khái quát kết quả và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém
31
3.1. Những mặt được...............................................................................31
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................32
4. Những vấn đề đặt ra.................................................................................35
CHƯƠNG III..................................................................................................36
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ
SỞ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI HUYỆN ỦY HUYỆN HIỆP
HỊA TỈNH BẮC GIANG.......................................................................................36



1. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở...................36
2. Kiến nghị với Huyện ủy, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.....................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................44

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

CHƯƠNG I
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
1. Khái niệm về dân chủ cơ sở
1.1. Dân chủ và Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
1.1.1. Khái niệm về dân chủ và dân chủ ở cơ sở
Khái niệm "dân chủ" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "demos", nghĩa là
nhân dân và "kratos" - CƠ QUAN, quyền lực. "Demokratia" có nghĩa là
quyền lực của nhân dân, cơ quan của nhân dân. Dân chủ là một cơ quan "của
dân, do dân và vì dân". Như vậy, dân chủ là một thể chế do dân làm chủ và
dân chủ trước hết là chế độ chính trị trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân
dân, do nhân dân thực thi, tự bản thân thực thi hoặc thông qua các đại biểu mà
mình bầu ra. Dân chủ gồm có dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ
trực tiếp là hình thức dân chủ với những thiết chế, quy chế để người dân thảo
luận và biểu quyết những vấn đề chung của cộng đồng. Dân chủ đại diện là
hình thức dân chủ trong đó nhân dân cử ra (chủ yếu bằng bầu cử) người thay
mặt mình nắm giữ quyền lực NN. Cịn có dân chủ bán trực tiếp là hình thức

dân chủ thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề
nghiệp... của các tầng lớp nhân dân. Dân chủ có dân chủ tư sản và dân chủ
XHCN. Đặc trưng của dân chủ XHCN là quyền dân chủ của công dân không
ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của NN, của xã hội
mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế. Trên lĩnh vực chính trị- xã hội, quyền
tham gia quản lý NN của dân và các đoàn thể nhân dân ngày càng được mở
rộng về phạm vi, về độ sâu và phong phú đa dạng về các hình thức.
Dân chủ có thể hiểu là một cách thức và những điều kiện kèm theo để
mọi người dân tham gia bình đẳng vào các cơng việc chính trị, kinh tế, xã hội
với vai trò là người chủ xã hội. Khi một người nông dân cầm lá phiếu đi bầu
cử một cách tự nguyện để lựa chọn một cách tự do người đại biểu của mình
trong HĐND xã - có nghĩa là quyền dân chủ về chính trị được thực hiện. Khi
các hộ nông dân được tham gia ý kiến vào việc quy hoạch đất đai, xây dựng
cơ sở hạ tầng làng xã, v.v... và những ý kiến này được lắng nghe, trở thành
quyết định và hành động của cơ quan và nhân dân xã có nghĩa là các hộ nông
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

dân thực hiện một cách thực sự quyền dân chủ trong đời sống kinh tế của
làng, xã. Khi người dân đặt ra những yêu cầu đòi hỏi cơ quan có các biện
pháp nhằm cải thiện chất lượng y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, trật tự an
ninh xã hội - đây cũng là lúc người dân đang thực hiện QLC của mình.
Địi hỏi của người dân được biết về các hoạt động của cơ quan, đòi hỏi
về trách nhiệm của cơ quan đối với dân trong việc thực thi các thủ tục hành

chính liên quan đến đất đai, xây dựng, hộ tịch, khai sinh, kinh doanh, sản
xuất, v.v... đây là biểu hiện của quyền dân chủ của nhân dân.
Dân chủ cịn có thể được hiểu như một nhu cầu tất yếu, đòi hỏi đương
nhiên của dân cần có một vị thế thực sự bình đẳng trong quan hệ giữa NN và
dân. Đồng thời, dân chủ còn được hiểu là trách nhiệm của Cơ quan, của cán
bộ, công chức cấp TW cũng như cấp xã, thực hiện quyền hạn của mình một
cách chí cơng vơ tư, khơng quan lại, hách dịch, tham nhũng, vụ lợi.
Bản chất của NN ta được khẳng định trong Hiến pháp, là NN của dân,
do dân, vì dân. Tuy vậy trong thực tế, cán bộ, công chức NN chưa thực sự là
người công bộc của dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong muốn. Nếu
không thực hiện dân chủ, NN sẽ trở nên độc tài, chuyên chế, và do đó dân
phải học để làm chủ; NN phải bảo đảm cơ chế để lắng nghe dân. Do vậy, nói
tới dân chủ có nghĩa là nói đến mối quan hệ giữa dân và Cơ quan mà ở đó Cơ
quan phải lắng nghe dân, phải tạo điều kiện để người dân được quyết định
hoặc tham gia quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống và sự phát
triển của mỗi người dân, của cả cộng đồng. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất
quan trọng ở cấp xã, phường, thị trấn.
Trong thực tế chưa có một xã hội nào đạt được tình trạng dân chủ tuyệt
đối do nhiều lý do khách quan và chủ quan, như: trình độ phát triển kinh tế xã hội, năng lực nhận thức của dân và của Cơ quan, truyền thống lịch sử, văn
hóa pháp quyền, v.v... Vì thế, dân chủ còn được hiểu như một mục tiêu phấn
đấu của dân tộc Việt Nam như đã ghi rõ trong Hiến pháp là: thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Những mục
tiêu đó đều có mối liên hệ gắn bó với nhau. Dân có giàu thì nước với mạnh.
Có dân chủ thì mới có cơng bằng xã hội. Có dân chủ thực sự thì dân mới giàu
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

và quốc gia mới mạnh. "Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân
liệu cũng xong" . Đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng và dân chủ là những
yếu tố không thể thiếu được của một nền văn minh. Với mục tiêu phấn đấu
như vậy, việc phát huy dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở, được coi là chủ
trương, biện pháp và là hành động tất yếu của nhân dân và cơ quan trong quá
trình phát triển của đất nước ta.
Dân chủ được đảm bảo và phát huy bằng nhiều biện pháp. Việc thực thi
dân chủ luôn gắn liền với mối quan hệ giữa NN và nhân dân. ở nước ta hiện
nay, HTCT dựa trên thiết chế "Đảng lãnh đạo, NN quản lý, nhân dân làm
chủ". Việc phát huy, thực hiện dân chủ được tiến hành không tách rời thiết chế
này.
Dân chủ mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Phát huy dân chủ là
phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần trong dân vì sự phát triển và giảm
nghèo. Khi nhân dân thực hiện quyền quyết định các công việc của làng, xã, ý
thức làm chủ của dân được khẳng định rõ rệt. Với ý thức làm chủ, mọi sáng
kiến, nguồn lực của mỗi người dân, mỗi gia đình trong cộng đồng làng, xã
được phát huy một cách tốt nhất để vượt qua những thách thức và khó khăn
nhằm đạt tới sự phồn thịnh, phát triển của cộng đồng. ý thức làm chủ sẽ là
động lực quan trọng giúp họ gìn giữ bảo quản tốt hơn thành quả đạt được.
Một ví dụ minh chứng là trường hợp xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ nội
đồng. Các hộ sử dụng nước được quyền tự quyết định đóng góp, tự quyết định
mức thu thủy lợi phí, tự tiến hành bảo quản và duy trì hệ thống cơng trình tưới
tiêu nội đồng. Với QLC trong việc khai thác và quản lý việc sử dụng nước
cho nông nghiệp như vậy, bà con nông dân thực sự thực hiện QLC của mình,
nhiệt tình đóng góp kinh phí, tổ chức quản lý hệ thống tưới tiêu một cách hiệu
quả nhất, giảm thiểu tối đa những chi phí khơng cần thiết. Với ý thức làm chủ
thực sự, bà con nơng dân cùng nhau gìn giữ, bảo dưỡng cơng trình được hồn

thành với sự đóng góp tiền của và cơng sức của mình, độ bền của cơng trình
được bảo đảm tốt hơn. Khi thực hiện QLC người dân biết chăm lo và có ý
thức hơn về cuộc sống cộng đồng, cùng nhau đoàn kết để giải quyết những
vấn đề phát triển kinh tế, xã hội cộng đồng. Với truyền thống "lá lành đùm lá
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Ngụt Nga

rách" bầu khơng khí dân chủ, cơng khai ở làng xã là điều kiện thuận lợi và
thúc đẩy những hoạt động của cộng đồng tự giúp đỡ lẫn nhau xóa đói, giảm
nghèo. Đây là một thực tế đang diễn ra và ngày càng được nhân rộng ở những
địa phương thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Dân chủ thúc đẩy sự minh bạch, hạn chế sự lạm quyền, tham nhũng. Sự
minh bạch, rõ ràng trong các hoạt động kinh tế xã hội được đảm bảo khi
người dân được thực hiện quyền được biết, được kiểm tra, giám sát hoạt động
của Cơ quan, nhất là trong lĩnh vực thu, chi tài chính. Điều này có ý nghĩa rất
quan trọng làm hạn chế những hành vi lạm dụng quyền hạn, tham nhũng của
cán bộ, công chức cơ quan.
Dân chủ thúc đẩy quan hệ gần gũi và hợp tác giữa cơ quan với dân. Khi
dân chủ được phát huy, tệ tham nhũng, lạm dụng quyền lực, quan liêu sẽ bị
hạn chế và dần bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội; cơ quantrở nên minh bạch,
thực sự trở thành cơ quan phục vụ dân và vì dân. Sự tin cậy của dân đối với
cơ quan sẽ ngày càng tăng. Dân sẽ quan hệ chặt chẽ và hợp tác với cơ quan.
Dân chủ tăng cường kỷ cương và ổn định xã hội. Với những thành quả
như đã nêu trên do phát huy và tăng cương dân chủ, cộng đồng dân cư ở cơ sở

sẽ đoàn kết và ổn định. Kỷ cương xã hội sẽ được tăng cường không chỉ bởi ý
thức tơn trọng pháp luật, mà cịn do sự tự nguyện, tự giác của nhân dân với tư
cách là những người chủ cộng đồng.
Cơ sở là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động
như sản xuất, công tác, v.v. của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các
bộ phận lãnh đạo cấp trên. Như vậy, cấp cơ sở là cấp xã trong quan hệ với cấp
ĐP (gồm cấp tỉnh và cấp huyện) và với cấp TW. cơ quan cơ sở là cơ quan cấp
xã. Bởi vì, căn cứ vào việc phân bổ dân cư và lãnh thổ thành đơn vị hành
chính thì cơ quan cấp xã và cấp tương đương là cấp cơ quan cơ sở. Vì đây là
cấpcơ quan cuối cùng, gần và sát dân nhất. Cịn thơn, làng, ấp, bản, tổ dân
phố và tương đương là theo đơn vị dân cư - với tư cách là những cộng đồng
người nhỏ nhất sinh sống cùng nhau. ở đây, đời sống dân cư diễn ra tự quản là
chính. Dân chủ ở cơ sở là dân chủ ở cấp xã, phường, thị trấn và thơn, làng, ấp,
bản, khóm, tổ dân phố (là các hình thức cộng đồng dân cư như đã nêu). Dân
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

chủ ở cơ sở chủ yếu là thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp (mặc dù có cả
dân chủ đại diện), và các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư. Dân chủ cơ
sở có ý nghĩa vơ cùng to lớn, vì cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của NN, là nơi cần thực hiện quyền
dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
Trải qua 60 năm xây dựng NN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo

của Đảng, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng: đất nước đã
được độc lập tự do, thống nhất và ngày nay toàn Đảng, toàn dân đang ra sức
phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng cũng bộc lộ
những yếu kém, khuyết điểm. Về tình hình đó, đồng chí Đỗ Mười đã nêu rõ:
"... trong nội bộ Đảng và NN ta, tình hình tiêu cực, suy thối phẩm chất vẫn
có chiều hướng phát triển, nhất là tệ quan liêu và nạn tham nhũng, tác hại
không nhỏ đến việc củng cố NN, làm nhân dân lo lắng, đang thực sự là một
nguy cơ đối với chế độ XHCN, đối với con đường mà nhân dân ta đã lựa
chọn" [3, tr. 4]. Tháng 3/1998, đồng chí Lê Khả Phiêu, cũng đã nêu bật tính
cấp thiết của việc xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở, đồng chí chỉ rõ:
... QLC của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực;
tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho
dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa ngăn chặn, đẩy lùi
được. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa được cụ
thể hóa và thể chế hóa thành pháp luật, cho nên chậm đi vào cuộc sống. Tình
trạng mất dân chủ, khơng để dân bàn bạc và quyết định những công việc cụ
thể liên quan trực tiếp đến đời sống của dân, bắt dân đóng góp nhiều khoản
vượt q khả năng, lại khơng minh bạch về tài chính, thậm chí xà xẻo vào
những khoản tiền do dân đóng góp như ở một số xã thuộc tỉnh Thái Bình và
vài nơi khác; tình trạng để tồn đọng hàng vạn đơn khiếu tố bị đùn đẩy không
giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời, không đúng; tình trạng quan liêu,
quản lý lỏng lẻo để thất thoát lớn trong một số ngân hàng hoặc gây lãng phí
lớn trong xây dựng, v.v. chẳng những làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

với Đảng và cơ quan mà còn làm triệt tiêu nguồn động lực của nhân dân và
xâm phạm vào bản chất tốt đẹp của chế độ
Trước tình hình đó, Nghị quyết TW 3 khóa VIII (6/1997) nêu rõ yêu
cầu: Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn QLC của dân qua các hình thức
dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; tiếp tục hoàn thiện NNCHXNCNVN
đảm bảo trong sạch, vững mạnh và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
NN, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy QLC của nhân dân trong xây dựng và
quản lý NN [5]. Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy QLC của nhân dân phải
được thể hiện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh,
từ việc xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách đến tổ chức bộ máy, phong
cách làm việc, bao quát mọi hoạt động của mọi cấp, mọi ngành, từ TW đến
ĐP và cơ sở. Vấn đề dân chủ, bảo đảm QLC của nhân dân để phát huy động
lực, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh phải được đặt ra cho cả HTCT, phải tác động
hai chiều dưới lên, trên xuống, cả trong Đảng và trong nhân dân.
Thực tiễn cho thấy, muốn phát huy được QLC trực tiếp của dân ở cơ sở,
Đảng phải lãnh đạo, phải có quan điểm chính sách lớn để định hướng, đồng
thời phải xây dựng được thiết chế dân chủ ở cơ sở một cách cụ thể, phù hợp
với từng đối tượng dân cư. Đó là những quy định có giá trị pháp lý do NN ban
hành mang tính bắt buộc mọi người, mọi tổ chức nghiêm chỉnh thực hiện. Do
vậy, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm "giữ vững và phát huy QLC của
dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý NN, tham gia kiểm kê, kiểm sốt NN,
khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng".
Chỉ thị nhấn mạnh: khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy QLC
của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách
của Đảng và NN, là nơi cần thực hiện QLC của dân một cách trực tiếp và

rộng rãi nhất. Vì cơ sở là nơi đông đảo nhân dân (bao gồm nông dân, công
nhân, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân và các thành phần lao động
khác) sinh sống hàng ngày. Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, lao động, học
tập, nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày về đời sống kinh tế, xã hội,
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

chính trị, nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng và NN.
Cơ sở là nơi nhân dân đang có nhiều địi hỏi về làm chủ và cũng là nơi có
điều kiện thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Bộ
Chính trị cũng chỉ rõ, thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ thúc đẩy cải cách hành
chính, sửa đổi những cơ chế chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp
với cuộc sống. Nhân dân ở cơ sở thực hiện QLC, tham gia kiểm kê, kiểm sốt
sẽ tích cực xây dựng Đảng, cơ quan, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tích cực
đấu tranh bài trừ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Muốn vậy, cần ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháp lý, yêu cầu mọi
người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện.
Thực hiện Chỉ thị 30/CT-TW, UBTV Quốc hội (khóa X) ra Nghị quyết
số 45-1998/NQ-UBTVQH 26/2/1998 về việc ban hành QC thực hiện dân chủ
ở xã. Nghị quyết giao Chính phủ ban hành QC thực hiện dân chủ với các định
hướng nội dung cụ thể. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nghị quyết của
UBTV Quốc hội, ngày 11/5/1998, Chính phủ đã ban hành NĐ số
29/1998/NĐ-CP (nay là NĐ số 79/2003/NĐ-CP) về việc ban hành Quy chế
dân chủ. NĐ nêu rõ: "Điều 1: Ban hành kèm theo NĐ này bản QC thực hiện

dân chủ ở xã. Điều 2: QC này áp dụng đối với cả phường và thị trấn" [7]. Quy
chế dân chủ ở cơ sở còn bao gồm cả dân chủ trong Cơ quan hành chính NN và
đơn vị doanh nghiệp NN với các văn bản qui định riêng.
Những văn bản trên đây từ chủ trương của Đảng đến việc thể chế hóa
bằng các văn bản pháp luật của NN thể hiện sự quan tâm của Đảng, NN ta đối
với việc xây dựng thể chế về dân chủ ở cơ sở. Thực hiện phương châm "dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thể hiện bản chất NN là NN của dân, do
dân, vì dân.
QC thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm các văn bản quy phạm pháp luật qui
định những biện pháp làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở xã, phường, Cơ
quan hành chính NN và đơn vị doanh nghiệp NN. Đó là những điều nhân dân
phải được biết, những việc nhân dân được bàn để NN quyết định hoặc nhân
dân được quyết định và những việc nhân dân được giám sát, kiểm tra, nhằm
phát huy QLC, sức sáng tạo của nhân dân.
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

QC thực hiện dân chủ ở xã là văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ
thể những việc HĐND và UBND xã phải thông tin kịp thời và công khai để
dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia
ý kiến trước khi Cơ quan NN quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra
và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xã nhằm phát huy QLC, sức
sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn
của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân

trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, cơ quan và các
đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy
thối, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã
hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, theo định hướng XHCN. QC thực hiện dân chủ ở xã, vì vậy,
thực chất là một định chế pháp lý bảo đảm QLC của dân.
QC thực hiện dân chủ ở xã có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, khác với các QC thông thường, QC thực hiện dân chủ là một
văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa và luật hóa phương châm "dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" bằng một NĐ của chính phủ căn cứ vào Nghị
quyết của UBTV Quốc hội (Nghị quyết số 45-1998/NQ-UBTVQH 26/2/1998
về việc ban hành QC thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn).
Thứ hai, QC thực hiện dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa dân chủ XHCN
ở cơ sở, phát huy QLC của nhân dân gắn liền với cơ chế "Đảng lãnh đạo, NN
quản lý, nhân dân làm chủ".
Thứ ba, QC thực hiện dân chủ ở cơ sở phát huy chế độ dân chủ đại
diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của cơ quan, cơ sở, quy định
những nghĩa vụ cụ thể của cơ quan trong việc bảo đảm quyền dân chủ của
người dân ở cơ sở.
Thứ tư, QC thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện chế độ dân chủ trực
tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc
quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

Thứ năm, có sự tham gia của MT và các đoàn thể nhân dân ở mọi khâu
trong thực hiện QC ở cơ sở để phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của nhân
dân trong việc thực thi nền dân chủ XHCN.
Thứ sáu, mục đích của việc ban hành QC thực hiện dân chủ ở xã là
nhằm phát huy QLC, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật
chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện
dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đồn kết, xây dựng
Đảng bộ, cơ quan và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và
khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ,
đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng XHCN.
Thứ bảy, QC thực hiện dân chủ ở cơ sở thể hiện yêu cầu dân chủ phải
trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự, kỷ cương;
quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ,
vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của NN, lợi ích tập thể,
quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về dân chủ cơ sở
Nếu như dân chủ được thực hiện trên cả một hệ thống từ Trung ương
đến địa phương, thì dân chủ ở cơ sở giống như là gốc của hệ thống đó. Có làm
tốt dân chủ cơ sở thì nền dân chủ của đất nước mới bền vững và phát triển lên
cao được. Trên cơ sở quan điểm “lấy dân làm gốc” và phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đại hội VI, Đại hội VIII của Đảng
tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nội dung cơ
bản đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để
thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các
chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước”. Tư tưởng quan trọng này
chính là cơ sở của Chỉ thị 30/CT-TW ngày 18/2/1998 về xây dựng và thực
hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Đảng ta khẳng định “khâu quan trọng và cấp

bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực
tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất”.
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

Quy chế dân chủ cơ sở là một bước cụ thể hóa quan điểm của Đảng ta về bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chế độ dân chủ đại diện kết
hợp với dân chủ trực tiếp ở cơ sở, gắn chặt quyền làm chủ của nhân dân ở cơ
sở với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; cơng khai hóa những
điều dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trên cơ sở đó, quy chế dân chủ
cơ sở phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Quy định rõ những nội dung cần được cơng khai tạo điều kiện cho các
cá nhân có được thông tin đầy đủ về các vấn đề mà họ quan tâm;
Quy định rõ những nội dung người dân tham gia ý kiến;
Quy định cụ thể hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quyền dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, luật và
các văn bản dưới luật. Cụ thể là, Hiến pháp năm 1946 ghi: “Tất cả quyền bính
thuộc về nhân dân”, Hiến pháp năm 1959 và năm 1980 ghi: “Tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân”, Hiến pháp năm 1992 ghi cụ thể hơn: “Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân”. Như vậy, bản chất của Nhà nước ta được khẳng
định trong Hiến pháp là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện
quyền dân chủ của cơng dân địi hỏi các Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,
các cán bộ công nhân viên chức nhà nước và mọi công dân phải tuân thủ theo

pháp luật. Việc thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở được tiến hành trên cơ sở các
quy định của pháp luật hiện hành. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân chủ, sáng
kiến, hăng hái ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán
bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì
những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong
khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt,
cũng tự sửa chữa được nhiều. Chúng ta cần phải nâng cao mở rộng dân chủ
ra” [19, tr.224]. Chính vì thế, Bác Hồ đã từng nhắc nhở và yêu cầu phải thật
sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ thực sự. "Thực hành dân
chủ là chìa khố vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”. Hồ Chí Minh xác
định chế độ dân chủ ở Việt Nam thì cách mạng phải là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân, kháng chiến và kiến quốc, công cuộc đổi mới và xây dựng là
trách nhiệm và cơng việc của tồn dân.
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

Quy chế dân chủ cơ sở cần được xây dựng phù hợp với từng cơ sở. Các
Cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức cơ sở phải có trách nhiệm thực hiện, tổ
chức cho nhân dân thực hiện các quyền làm chủ. Nội dung dân chủ cơ sở cịn
bao hàm cả hình thức, thủ tục, trình tự thực hiện việc dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra.
Vì vậy, Đảng ta chủ trương vừa phải đi sâu nghiên cứu và nhận thức
đúng đắn về cơ sở lý luận vừa phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để tìm ra
hình thức biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp. Nhà nước phải bảo đảm cơ

chế để lắng nghe, phải tạo điều kiện để người dân được quyết định hoặc tham
gia quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống và sự phát triển của mỗi
người, của cả cộng đồng. Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng ở các cấp
cơ sở mà cụ thể là xã, phường, thị trấn.
Những văn bản quan trọng do Đảng và Nhà Nước ban hành nhằm giữ
vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lí Nhà nước, tham gia kiểm
kê, kiểm sốt Nhà nước khắc phục tình trạng suy thối quan liêu, mất dân chủ
và nạn tham nhũng. Quy chế dân chủ ở cơ sở càng khẳng định cho sự đúng
đắn quan điểm của Đảng trong việc xây dựng chính quyền nhà nước của dân,
do dân, và vì dân. Phát huy vai trị làm chủ thực sự của nhân dân để dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đi vào thực tiễn cuộc sống. Phát huy vai trò
chủ động và khơi gợi tính tích cực trong đời sống - xã hội của người dân. Tạo
ra bước chuyển biến về chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ
đây, dân chủ khơng cịn là những mệnh đề trừu tượng, những khẩu hiệu trống
rỗng mà là những vấn đề cụ thể: Đảng làm gì? Nhà Nước làm gì? Dân cần
biết, bàn, làm, kiểm tra cái gì? và phải tiến hành như thế nào? Qua thực tế
chúng ta thấy rằng, thực hiện dân chủ là quyền và nghĩa vụ của công dân. Để
dân chủ đi vào cuộc sống với nhân dân, phát huy quyền làm chủ thực sự của
nhân dân, quy chế dân chủ ở cơ sở được quy định thành thể chế, quy phạm
pháp luật. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần sàng lọc, đào tạo cán bộ là
yếu tố trực tiếp tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh trong sạch.
Trong hệ thống chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Ngụt Nga

Cộng sản đóng vai trị lãnh đạo. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với
tính ưu việt của mình, tạo điều kiện cho sự thể hiện một cách trực tiếp quyền
lực của nhân dân bằng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, bằng việc tạo môi trường cho quyền làm chủ của nhân dân và hệ thống
phản biện xã hội của nhân dân được phát huy. Về phần mình, các phương
thức và cơ chế thực hiện dân chủ cơ sở lại đóng vai trị củng cố nhà nước
pháp quyền, đồng thời thẩm định tính hiệu quả của Nhà nước trong quản lý.
Không thể phát huy tốt quyền dân chủ của nhân dân nếu bộ máy nhà nước, hệ
thống chính trị hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, vì nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nên chính nhân dân là
người quyết định sự tồn tại và phát triển của nó. Một nhà nước biết lắng nghe
và học hỏi dân, biết bồi dưỡng và nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, thì
chắc chắn sẽ được lòng dân.
Dân chủ được thực thi và đảm bảo bằng nhiều biện pháp. Việc thực
hành dân chủ luôn gắn liền với mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Ở
nước ta hiện nay, hệ thống chính trị có cơ chế hoạt động là “Đảng lãnh đạo,
nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân, là sự thống nhất biện chứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích và trách
nhiệm . Dân chủ vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp cơng nghiệp
hố hiện đại hố đất nước, của công cuộc đổi mới của nước ta đã được ghi
trong Hiến pháp 1992:“Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” (Điều 3, chương I). Những mục tiêu trên có mối
quan hệ gắn bó với nhau: dân có giàu thì nước mới mạnh, có dân chủ thì mới
tạo ra được xã hội cơng bằng, khi đất nước giàu mạnh thì người dân mới có
cuộc sống đầy đủ, văn minh.
Dân chủ là mục tiêu phấn đấu của dân tộc Việt Nam và thực hiện được
điều đó phải bắt đầu từ cơ sở. Nhân dân ở cơ sở thực hiện quyền làm chủ,
tham gia kiểm tra, giám sát sẽ tích cực trong xây dựng Đảng, chính quyền,

đồn thể trong sạch, vững mạnh, tích cực đấu tranh bài trừ tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Do vậy, việc ban hành quy chế dân chủ

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Ngụt Nga

ở cơ sở có tính pháp lý để mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực
hiện.
Xây dựng một chế độ thật sự do nhân dân lao động làm chủ, Đảng ta đã
rất coi trọng việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó không chỉ là
những nội dung thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn
là quy luật phát triển của hệ thống chính trị Đảng và Nhà nước ta xác định
quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của dân và phương
thức kiểm tra, giám sát Cơ quan quản lý nhà nước của nhân dân là hình thức
phản biện xã hội đối với bộ máy nhà nước do chính nhân dân lập ra. Cơ sở lý
luận của phương thức này được thể hiện không chỉ trong các bản Hiến pháp,
trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc mà sau này cịn được cụ thể hóa
trong Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo năm 1991 và Luật khiếu nại, tố cáo năm
1997.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách
đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước khơng ngừng
hoàn thiện phương thức kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua quyền

khiếu nại, tố cáo cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước. Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiên phong trong việc xây dựng cơ chế
nhằm đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân được thực hiện
dễ dàng. Văn kiện nhấn mạnh: “Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân
chủ trực tiếp ở cơ sở, đảm bảo cho dân tiếp xúc dễ dàng các Cơ quan cơng
quyền, có điều kiện kiểm tra cán bộ, công chức, nhất là những người trực tiếp
làm việc với dân”. Và “Thực hiện quy chế dân chủ và công khai tài chính ở cơ
sở, và các cấp chính quyền; thực hiện chế độ kê khai tài sản đối với cán bộ
lãnh đạo các cấp, các ngành. Phát huy vai trị của các đồn thể nhân dân và
phương tiện thơng tin đại chúng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 6-1997) đã nhấn mạnh, lúc này để
giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phải phát huy
quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

kiểm kê, kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, mất
dân chủ và nạn tham nhũng.
Ngoài ra, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn bước đầu được thực hiện
và có những bước chuyển đáng ghi nhận từ nửa sau nhiệm kỳ Quốc hội khóa
IX, cho thấy Đảng ta đề cao trách nhiệm của các đại biểu trước sự giám sát
trực tiếp của nhân dân. Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy
quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ

của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Muốn vậy, Nhà n ước cần
ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháp lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ
chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Quy chế dân chủ cần được xây
dựng cho từng loại cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học,
viện nghiên cứu, Cơ quan hành chính, v.v. phù hợp với đặc điểm của từng loại
cơ sở. Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội, Đảng và
Nhà nước ta chủ trương phải thực hiện chế độ lấy ý kiến của nhân dân trong
xây dựngđường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; các cơng trình trọng
điểm quốc gia;trong việc săp xếp, tổ chức và bố trí cán bộ. Xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩalà một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở
nước ta. Phải có cơ chế vàcách làm cụ thể để thực hiện phương châm dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm trađối với các chủ trương, chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân: làm chủ thông
qua các tổ chức, Cơ quan đại diện, làm chủtrực tiếp trong các hình thức tự
quản tại cơ sở
Thực hiện chủ trương đó, cán bộ, đảng viên thường xuyên tiếp xúc với
nhândân, lắng nghe ý kiến nhân dân, kịp thời giải quyết hoặc phản ánh lên cấp
trên và cơquan chức năng những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân
dân; đồng thời, phát huy vai trò của hệ thống thanh tra nhân dân để cùng với
hệ thống thanh tra Nhànước giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật và chủ
trương, chính sách của Nhànước, phát hiện và tham gia xử lý những vụ việc
tiêu cực trong Đảng, bộ máy nhànước và trong xã hội. Các cấp chính quyền
thường xuyên thực hiện tốt chế độ định kỳ báo cáo cơng việc của mình trước
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

15


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

các cơ quan dân cử, trước nhân dân và tiếp thuý kiến phê bình xây dựng của
nhân dân. Chính quyền và đồn thể các cấp phải hướng dẫn nhân dân xây
dựng và thực hiện các quy chế, quy ước; đặc biệt là Quychế dân chủ ở cơ sở
và những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ và lợi ích của nhân dân.
Montesquieu, nhà tư tưởng khai sáng thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, cho
rằng:“Trong chính thể dân chủ, theo một cách nhìn nào đó, có thể coi dân
chúng như vua, mà cũng có thể coi là thần dân. Dân là “vua” bởi họ được thể
hiện ý chí củamình bằng các cuộc bầu phiếu”. Một nhà nước hoạt động có
hiệu quảtrước hết phải đảm bảo dân chủ và cơng khai. Thiếu những điều đó
nhà nước rơi vào tình trạng “tha hóa chính trị”. Nghệ thuật quyền lực, trong
sự phân tích của Montesquieu, chỉ thực sự phát huy tác dụng tích cực nếu gắn
với đạo đức quyền lực, thứ đạo đức không chỉ dành cho nhà cầm quyền, mà
cho cả dân chúng. Thật thấm thía trước lời cảnh báo của Montesquieu về sự
sa đọa của dân chủ, khi mà cái trước đây được coi là luật thì nay họ (công
dân) coi là phiền nhiễu...Cách sốngthanh đạm bị coi là thói hà tiện”, chính thể
tốt đẹp biến thành “cái túi cho người ta bòn rút, và sức mạnh quốc gia chỉ cịn
là quyền lực của một vài cơng dân”. Đạo đức chính trị biến chất dẫn đến sự
băng hoại đạo đức xã hội lẫn gia đình.
Nguyên nhân cơ bản nằm ở sự tha hóa của bộ phận cầm quyền: “Nhân
dân rơi vào tình trạng tai họa khi mà những kẻ được dân giao phó muốn che
giấu sự sa đọa của bản thân họ, đang tìm mọi cách làm bại hoại dân chúng.
Để dân chúng khơng nhìn thấy sự tham lam của họ, họ chỉ ca ngợi sự vĩ đại
của dân chúng. Để dân chúng khơng nhìn thấy sự thiển cận của họ, họ cứ ca
ngợi tính tằn tiện của dân”. Montesquieu cho rằng nạn tham nhũng, hối lộ lẽ
ra không nên hiện diện trong chế độ dân chủ: “Trong một nước dân chủ,
chuyện đút lót, quà cáp là điều ơ nhục,vì đạo đức chính trị khơng cần đến
động tác đó”. Ơng cho rằng: “ưu thế lớn của các đại biểu là họ có thể bàn cãi
về mọi cơng việc. Dân chúng thì khơng thể làm như thế được. Đây là một

trong những điều bất tiện lớn nhất của dân chủ”.
Thực tiễn đã cho thấy rằng, tuy dân chủ cơ sở đã được triển khi và có
vai trị rất quan trọng trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và ngày càng mở
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

16


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

rộng, nhưng trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc, bước đi và biên độ mở rộng dân chủ cơ sở cần được xác định phù hợp với
trình độ kinh tế - xã hội và trình độ dân trí. Dân chủ cơ sở có ưu điểm là thể
hiện trực tiếp hoặc đại diên cho những việc làm thiết thực ở từng đơn vị có
khả năng thực thi, bảo đảm được sự sáng suốt của các quyết định quản lý. Cá
nhân và tập thể Cơ quan đại diện do dân tín nhiệm lựa chọn bầu ra, nên trong
chừng mực nhất định đã tiêu biểu về trí tuệ và phẩm chất, do đó sẽ đảm bảo
chất lượng hoạt động khi thực hiện chức trách xã hội.
Thực tế cho thấy hiện nay dân chủ cơ sở cịn nhiều hạn chế của nó. Cụ
thể như: nguyện vọng của người dân muốn đến được đúng địa chỉ phải thông
qua “bộ lọc”của người khác. Trong nhiều trường hợp, do rất nhiều nguyên
nhân khác nhau như trình độ nhận thức, quan điểm, lợi ích mà người đại diện
khơng làm trịn sứ mệnh là “sứ giả”, thơng tin bị bưng bít và bóp méo nên
người dân bị thiệt thịi. Đặc biệt, trong điều kiện cơ chế kiểm soát quyền lực
thiếu hiệu quả, chủ nghĩa cá nhân chi phối, dễ đẩy quyền lực do các Cơ quan
và cá nhân đại diện nắm giữ đi chệnh khỏi cái gốc xuất phát ban đầu mà chủ
thể quyền lực đã "ủy quyền”. Một khía cạnh khác, nếu cá nhân và Cơ quan
đại diện thiếu thơng tin, phong cách khơng dân chủ, thiếu quy trình, cơ chế và

phương pháp làm việc khoa học..., thì các quyết định quản lý dễ mang dấu ấn
chủ quan duy ý chí, phản ánh khơng đầy đủ và thiếu thực tiễn cuộcsống.
Tình hình thực tế dân chủ cơ sở nước ta được Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu nêu ra trong một báo cáo vào tháng 3/1998 như sau: “Quyền làm chủ
của người dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu,
mệnh lệnh, cửa quyền,tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn
đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa ngăn chặn, đẩy lùi được.
Phương châm “dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hóa
và thể chế hóa thành pháp luật, cho nênchậm đi vào cuộc sống. Trình trạng
mất dân chủ, không để dân bàn bạc quyết địnhnhững công việc cụ thể liên
quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, băt dân đóngnhiều khoản vượt quá khả
năng, lại khơng minh bạch về tài chính, thậm chí xà xẻo vào những khoản tiền
dân đóng góp như một số xã thuộc tỉnh Thái Bình và vài nơi khác; tình trạng
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

để tồn đọng hàng vạn đơn khiếu tố bị đùn đẩy không giải quyết hoặc giải
quyết không kịp thời, khơng đúng; tình trạng quan liêu, quản lý lỏng lẻo để
thất thoát một số ngân hàng hoặc gây lãng phí lớn trong xây dựng...chẳng
nhữnglàm suy giảm lịng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền mà
cịn làm triệttiêu động lực của nhân dân và xâm phạm vào bản chất tốt đẹp
của chế độ” Nhằm mở rộng và phát huy dân chủ dựa trên xu hướng khách
quan của tiến bộ xã hội, nhất là hiện nay nước ta đang trong quá trình hội
nhập khu vực và quốc tế, mở rộng nâng cao dân chủ, cụ thể là dân chủ cơ sở

sẽ góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Người dân được
thực hiện các quyền dân chủ sau:
Quyền “dân biết” là một trong những quyền quan trọng của công dân
được pháp luật quy định, được cụ thể hóa và ghi nhận trong Hiến Pháp. Dân
biết là quyền được thông tin đầy đủ.“Dân biết”: Trước hết, khẳng định rõ hơn
quyền lợi và nghĩa vụ thực tế của người dân. Đảm bảo tốt các chế tài, xử lý
nghiêm minh theo luật tất cả những ai vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi
ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Khi dân được biết, được
hiểu được bàn bạc, xây dựng đóng góp ý kiến cho địa phương, đơn vị, Cơ
quan, tổ chức thì họ sẽ dùng chính sức lao động của mình vào những việc cụ
thể một cách tự giác. Cũng như theo lời Bác Hồ đã dạy thi hành xongmột
công việc thì kiểm tra rút kinh nghiệm là vơ cùng quan trọng và cần thiết
giúpchúng ta thực hiện tốt những cơng việc khác. Dân có biết cơng việc thì
mới có thể làm và kiểm tra được. Dân kiểm tra cán bộ, cán bộ quản lý việc
làm của dân, dân và cán bộ cùng kiểm tra mọi hoạt động. Dân kiểm tra là một
nội dung quyền dân chủ của nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước
và các đoàn thể nhân dân thật sự vững mạnh, trong sạch; bảo vệ lợi ích chính
đáng, hợp pháp của nhân dân. Việc đấu tranh chống tham ơ, lãng phí, quan
liêu, cậy thế, cậy quyền làm trái phép... chỉ có thể thực hiện có hiệu quả nếu
thật sự dựa vào sự kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân. Quyền “dân
bàn” được hiểu là người dân có quyền bàn bạc, thảo luận hoặc tham gia góp ý
kiến với chính quyền đối với một số cơng việc mà chính quyền hoặccơ sở
đang lên kế hoạch chuẩn bị triển khai"Dân bàn" chính là hoạt động quan trọng
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

thể hiện một cách chủ động, tích cực sự hiểu biết của dân, thể hiện nhận thức
và chính kiến của mình đối với chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến
đời sống của dân. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp là những việc
nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với pháp luật của Nhà nước, các chủ trương
đóng góp xây dựng các cơng trình phúc lợi trong xã hội, đặc biệt là xây dựng
các hương ước, quy ước, thôn (làng), khu phố, thực hiện nếp sống văn minh.
Mục đích của việc thực hiện dân bàn nhằm tập hợp trí tuệ của quần chúng
nhân dân đónggóp vào việc xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật làm
cho chủ trương, chính sách luật pháp thể hiện được ý nguyện chính đáng của
dân. Mặt khác "dân bàn" cịn nhằm mục đích qn triệt và thực hiện chủ
trương, chính sách, luật pháp được tốt.
1.3. Nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở ở xã
QC thực hiện dân chủ ở xã do Chính phủ ban hành ngày 15/5/1998
(nay là NĐ số 79/2003/NĐ-CP) gồm Lời nói đầu, 7 chương và 25 điều. Về
nội dung, QC quy định những quyền của nhân dân ở cơ sở được biết và hình
thức biết những thơng tin liên quan đến pháp luật, chủ trương chính sách của
NN, đặc biệt là những thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh. QC
cũng quy định những việc để nhân dân bàn và quyết định cũng như những
hình thức thực hiện; quy định những việc nhân dân ở cấp xã có quyền giám
sát, kiểm tra và những phương thức để thực hiện giám sát, kiểm tra; việc xây
dựng cộng đồng dân cư thơn, làng, bản, ấp và những hình thức tổ chức. Đặc
biệt, để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra",
QC quy định cơ chế thực hiện dưới hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ
đại diện, trong đó ở cấp cơ sở, dân chủ trực tiếp là quan trọng.
Quy chế dân chủ cơ sở quy định cụ thể các loại công việc để: dân biết,
dân bàn, dân giám sát, kiểm tra. Điều 1 QC quy định: "QC này quy định cụ
thể những việc HĐND và UBND xã phải thông tin kịp thời và công khai để
dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia

ý kiến trước khi Cơ quan NN quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra
và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xã".

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

Về dân biết, QC quy định quyền của mọi người dân được thơng tin về
những chủ trương, chính sách pháp luật của NN, các vấn đề liên quan trực
tiếp đến đời sống hàng ngày của nhân dân tại cơ sở... và nghĩa vụ của cơ quan
phải thông tin kịp thời và công khai cho người dân, bao gồm 14 điểm sau:
1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của NN liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích của nhân dân trong xã, bao gồm: a) Các nghị quyết của
HĐND, quyết định của UBND xã và của cấp trên liên quan đến ĐP; b) Các
quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các cơng việc liên
quan đến dân; c) Những quy định của NN và cơ quan ĐP về đối tượng, mức
thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy
định của pháp luật hiện hành;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;
4. Dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm;
5. Dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chương trình, dự án, các khoản
huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi
cơng cộng của xã, thơn và kết quả thực hiện;
6. Các chương trình, dự án do NN, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài

trợ trực tiếp cho xã;
7. Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm
nghèo;
8. Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan
đến xã;
9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham
nhũng của cán bộ xã, thôn;
10. Cơng tác văn hóa, xã hội, phịng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an
ninh, trật tự, an tồn xã hội của xã;
11. Sơ kết, tổng kết hoạt động của HĐND, UBND xã;
12. Phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã;

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

20


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

13. Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây
dựng nhà tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có cơng với cách
mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết
kiệm, thể bảo hiểm y tế;
14. Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các cơng trình
thuộc các chương trình, dự án của NN, của các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài
trợ trực tiếp cho xã.
Về dân bàn có 2 loại gồm:

- Một loại cơng việc do dân bàn và quyết định trực tiếp
- Một loại công việc do dân bàn và tham gia ý kiến, HĐND và UBND
xã quyết định
Các việc dân bàn và quyết định trực tiếp là các loại việc có huy động sự
đóng góp của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng hương ước, quy ước
nội bộ. Đây là quy định rất mới không những thực hiện QLC của nhân dân mà
còn chống được tệ nạn tham nhũng, lãng phí.
Loại cơng việc do dân bàn và quyết định trực tiếp bao gồm 5 điểm:
1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơng
trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các
cơng trình văn hóa, thể thao);
2. Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ
gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội;
3. Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành;
4. Thành lập Ban Giám sát các cơng trình xây dựng do dân đóng góp;
5. Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh giữ gìn an ninh trật tự, an tồn
giao thông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn xã, thôn
Loại công việc do dân bàn và tham gia ý kiến, HĐND và UBND xã
quyết định bao gồm 9 điểm:
1. Dự thảo nghị quyết của HĐND xã;

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga


2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và
hàng năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và
phương án phát triển ngành nghề;
3. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc
quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất cơng ích của xã;
4. Phương án quy hoạch khu dân cư; đề án định canh, định cư, vùng
kinh tế mới; kế hoạch, dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của
nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý;
5. Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án
chia tách, thành lập thơn;
6. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên
địa bàn xã;
7. Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ
tầng cơ sở, tái định cư;
8. Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã;
9. Những công việc khác mà cơ quan xã thấy cần thiết.
Về dân giám sát, kiểm tra QC quy định dân giám sát, kiểm tra các loại
công việc từ hoạt động của HĐND, UBND đến các việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân, kết quả quyết tốn cơng trình do dân đóng góp, việc
quản lý sử dụng đất đai, thu chi các quỹ, việc thực hiện chính sách đối với
người có cơng với nước...Dân giám sát, kiểm tra tức là thực hiện quyền lực
của mình trong quá trình quản lý đất nước. Lênin đã từng nói: nếu nhà nước
khơng tiến hành kiểm kê, kiểm sốt tồn dân đối với việc sản xuất và phân
phối các sản phẩm thì cơ quan của những người lao động, nền tự do của họ sẽ
không thể duy trì được. Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra được
quy định trong QC gồm có 11 điểm sau:
1. Hoạt động của cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
và tổ chức nghề nghiệp ở xã;
2. Kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND và quyết định, chỉ thị của

UBND xã;

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

22


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

3. Hoạt động và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch HĐND và Chủ tịch
UBND, hoạt động của đại biểu HĐND xã, của cán bộ UBND xã và cán bộ,
công chức hoạt động tại ĐP;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân tại ĐP;
5. Dự tốn và quyết tốn ngân sách xã;
6. Q trình tổ chức thực hiện cơng trình, kết quả nghiệm thu và quyết
tốn cơng trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do
NN, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã;
7. Các cơng trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường và
đời sống của nhân dân ĐP;
8. Quản lý và sử dụng đất đai tại xã;
9. Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của NN, các khoản
đóng góp của nhân dân;
10. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham
nhũng liên quan đến cán bộ xã;
11. Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương
binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có cơng với nước,
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội.

Một nội dung quan trọng của QC là quy định hết sức cụ thể: a) Đối với
những việc cần thông báo cho dân biết, cơ quan xã có trách nhiệm phối hợp
với UBMTTQ, các thành viên của MTTQ cùng cấp và Trưởng thôn cung cấp
các thông tin để nhân dân biết bằng các hình thức cụ thể tại Điều 6 QC; b)
Đối với những việc dân bàn và quyết định trực tiếp QC quy định các phương
thức cụ thể thực hiện những việc nhân dân quyết định trực tiếp tại Điều 9; c)
Đối với những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, cơ quan xã quyết định QC
quy định phương thức thực hiện tại Điều 11; d) Đối với những việc nhân dân
giám sát, kiểm tra QC quy định phương thức thực hiện tại Điều 13 và quy
định trách nhiệm của các Cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với việc giám sát
và kiểm tra của nhân dân tại Điều 14.

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

23


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Nguyệt Nga

QC dành hẳn một chương (chương VI) về việc xây dựng cộng đồng dân
cư thôn, làng, ấp, bản, khóm, tổ dân phố (gọi chung là thơn) quy định các
hình thức hoạt động tự quản của cộng động dân cư, việc tổ chức hội nghị
nhân dân thôn (Điều 16), nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng thôn (Điều 17),
việc xây dựng hương ước, quy ước về công việc thuộc nội bộ cộng đồng dân
cư (Điều 18), việc thành lập các tổ chức của thơn như: các tổ hịa giải, an
ninh, bảo vệ sản xuất, kiến thiết (Điều 19).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Trong bầu trời khơng gì q bằng
nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân

dân" Lấy dân làm gốc là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
được quán triệt trong QC. Việc thực hiện QC sẽ thúc đẩy việc phát huy QLC
của nhân dân, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân; nâng cao nhận
thức về quyền và nghĩa vụ của công dân; khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo, sức
mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, cải
thiện đời sống cộng đồng; giữ vững kỷ cương phép nước, ngăn chặn tiêu cực,
nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy cơ quan; xây dựng niềm tin và mối
quan hệ chặt chẽ giữa dân với Đảng và cơ quan.

CHƯƠNG II
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI
HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG
1. Khái quát về Huyện ủy Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Hiệp Hoà là một huyện trung du nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang;
phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội và huyện Phổ
Yên, huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên; phía Đơng và Đơng Bắc giáp
huyện Việt n, huyện Tân Yên; phía Nam giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc
Ninh. Diện tích tự nhiên 201,12 km2; dân số hơn 23 vạn người. Tồn huyện
hiện có 56.389 hộ, 25 xã, 01 thị trấn, 358 thôn, khu phố; tỷ lệ hộ nghèo thấp
hơn nhiều so với mức bình qn chung tồn tỉnh, theo kết quả rà soát, thống
kê hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015
Sinh viên: Đinh Đức Tuấn

24


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Ngụt Nga


của Thủ tướng Chính phủ, tồn huyện có 3.447 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,11%
(tỷ lệ hộ nghèo của tồn tỉnh là 9,53%), có 3.829 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ
6,79% (xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là xã Hương Lâm với 243 hộ nghèo,
chiếm 8,3%).
Về lao động, việc làm: Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm
thường xuyên được quan tâm chỉ đạo. Giải quyết việc làm mới cho 5.000 lao
động, xuất khẩu lao động 150 người đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua
đào tạo so với tổng số lao động đạt 58,7%, tăng 5% so với cùng kỳ. Tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2018 ước đạt 16,6%. Trong đó: nơng, lâm
nghiệp, thủy sản tăng 5,0%; cơng nghiệp - xây dựng tăng 22,3%; thương mạidịch vụ tăng 20%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm 43,7%; công
nghiệp - xây dựng chiếm 31,2%; thương mại - dịch vụ chiếm 25,1%. Giá trị
sản xuất bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng,... đời sống nhân dân tiếp tục
được nâng cao.
2. Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ trên các loại hình
2.1. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, thị trấn (theo pháp lệnh
34)
Trong thời gian qua, việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở các xã, thị trấn
đã đạt được những kết quả rất tích cực, góp phần tạo động lực thúc đẩy và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà
nước, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước, khắc phục
một phần tệ nạn quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân
dân của một bộ phận cán bộ, cơng chức nhà nước; đóng góp tích cực vào việc
cải cách hành chính; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân
dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước... Có thể đánh giá
khái quát những kết quả đã đạt được qua 10 năm thực hiện Quy chế Dân chủ
ở các xã, thị trấn như sau:

Sinh viên: Đinh Đức Tuấn


25


×