Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Luận văn: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.16 KB, 27 trang )


1



Luận văn
THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY
LẮP THƯƠNG MẠI MỘT
SỐ NĂM GẦN ĐÂY

2
LỜI MỞ ĐẦU

Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nghị quyết 15-NQ/TW
của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô
và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng bộ thành phố đã xác định mục
tiêu chiến lược đến năm 2010 là: Bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị,
trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế- khoa học công nghệ - văn hoá - xã
hội toàn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và
xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại,
đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu
vực, xứng đáng với danh hiệu " Thủ đô anh hùng".
Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển mọi
mặt về kinh tế, xã hội; phát triển mạnh về lực lượng sản xuất và khoa học
công nghệ, Hà Nội phải “hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị một
cách đồng bộ, có trọng điểm, đi trước một bước so với yêu cầu phát triển
của Thủ đô Đẩy mạnh việc quy hoạch và xây dựng nhà ở, xây dựng các
khu đô thị mới. Nghiên cứu việc chỉnh trị sông Hồng và quy hoạch khai thác


hai bên sông Hồng. Xây dựng mạng lưới đô thị vệ tinh xung quanh Thủ đô
theo quy hoạch thống nhất” *
Yêu cầu đặt ra đối với ngành xây dựng cơ bản của thủ đô Hà Nội là
rất lớn và rất toàn diện. Các công ty xây dựng vừa phải tăng cường đầu tư
về vốn, về phương tiện thiết bị kỹ thuật và tổ chức đội ngũ chuyên gia cũng
như lực lượng lao động lành nghề nhằm thích ứng những yêu cầu trong xây
dựng hiện đại, vừa phải hoạch định được chiến lược phát triển của đơn vị
phù hợp với chiến lược chung của ngành và sự phát triển của địa phương.
Trong bối cảnh chung đó, Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội
(ICT.Co) đã có những đổi mới căn bản, hoàn thành tốt những mục tiêu,

3
nhiệm vụ đề ra, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của thủ đô
Hà Nội.


* Nguyễn Phú Trọng -UV Bộ Chính trị-Bí thư Thành uỷ Hà Nội
(Tạp chí Cộng sản - Số 2 Xuân Nhâm ngọ)


4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ
XÂY LẮP THƯƠNG MẠI HÀ NỘI


I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

1- Quá trình hình thành:


Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội tiền thân trước đây là
Công ty Sửa chữa nhà cửa Thương nghiệp được thành lập theo Quyết định
số 569/QĐ-UB ngày 30/9/1970 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội,
trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị: Xí nghiệp sửa chữa nhà cửa của Sở Lương
thực, Đội xây dựng ăn uống và Đội công trình 12 của Sở Thương nghiệp.
Sau nhiều lần đổi tên: Công ty Sửa chữa nhà cửa và trang thiết bị Thương
nghiệp- Công ty Xây lắp Thương nghiệp- nay đổi tên là Công ty Đầu tư Xây
lắp Thương mại Hà nội theo Quyết định số 2863/QĐ-UB ngày 07/8/1995
của Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội.
Tên công ty: Công ty Đầu tư - Xây lắp - Thương mại Hà Nội.
Tên tiếng Anh: Hanoi 's investment - construction - trade company.
Viết tắt: ICT.Co
Vốn điều lệ: 6.866 triệu đồng
Trong đó: Vốn cố định: 3.373 triệu đồng
Vốn lưu động: 3.493 triệu đồng

2- Quá trình phát triển của Công ty Đầu tư Xây lắp Thương
mại Hà Nội:

5
2.1. Từ khi thành lập đến 1975:
Công ty hoạt động theo cơ chế thời chiến tranh, sản phẩm chủ yếu là
sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, quét vôi, sơn cửa cho
ngành Thương nghiệp.
2.2. Từ năm 1976 đến năm 1985:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch hàng năm
của Sở Thương nghiệp ở quy mô nhỏ, kết quả duy trì ở mức bình thường,
các mặt không phát triển, sản lượng xây dựng, sửa chữa chiếm khoảng 20%
yêu cầu của toàn ngành. Tổ chức nhân sự ít có biến động, thay đổi.

2.3. Từ năm 1986 đến năm 1987:
Chủ trương của Sở Thương nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng quy
mô hoạt động đáp ứng với nhu cầu phát triển mạng lưới thương nghiệp. Đến
hết năm 1986 cán bộ công nhân viên Công ty tăng vọt từ 200 người lên 700
người. Sản lượng có tăng lên đáp ứng khoảng 30% yêu cầu kế hoạch của
ngành là xây dựng mạng lưới tiểu khu, ki ốt bán hàng, tham gia nâng cấp cải
tạo mạng lưới bán lẻ.
Nhưng do yếu kém về mặt tổ chức sản xuất, gần 300 cán bộ công
nhân viên mới tuyển dụng, thành phần phức tạp như trái nghề, không nghề
hoặc tay nghề quá kém nên nảy sinh tiêu cực.
Công ty lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mất tín nhiệm
với khách hàng. Vốn không còn, công nhân nhiều, không có việc làm dẫn
đến nguy cơ phá sản. Đến cuối năm 1987, lãnh đạo Sở Thương mại Hà Nội
và ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có quyết định tăng cường cán bộ
lãnh đạo, sắp xếp tổ chức Công ty. Từ tháng 10/1987 đến tháng 12/1987
Công ty đã thực hiện một số biện pháp đặc biệt nhằm tạo ra việc làm, đưa
sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động như: Ký hợp đồng với các Công ty
trong ngành để nhận được việc; Đề nghị một số đơn vị Công ty còn nợ giao
việc để trả nợ bằng phần lãi của mình v v Nhờ vậy sau 1 tháng Công ty

6
đã có đủ việc làm và sau 3 tháng sản xuất kinh doanh bắt đầu trở lại hoạt
động, đảm bảo cán bộ công nhân viên có lương và trả được nợ quá hạn cho
ngân hàng, được vay vốn bình thường. Đồng thời Công ty hoàn thành kế
hoạch Nhà nước năm 1987, sản lượng 3 tháng cuối năm bằng sản lượng 9
tháng đầu năm đã làm. Từ tình hình đó được Sở Thương nghiệp duyệt cấp
cho 12 triệu đồng vốn để Công ty tồn tại và phát triển mở rộng sản xuất kinh
doanh.
2.4. Giai đoạn 1988 đến năm 1990:
Ổn định tổ chức, khôi phục sản xuất kinh doanh để tồn tại, với mục

tiêu: Việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên. Thời kỳ này Công ty đã
được Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, tạo
điều kiện thuận lợi cho Công ty tiếp bước vào cơ chế thị trường, nhằm mục
tiêu của thời kỳ 1991- 1995.
2.5. Giai đoạn 1991-1995:
Đứng lên vững chắc, tạo tiền đề để phát triển vươn lên trong cơ chế
mới. Mục tiêu của thời kỳ phát triển là đảm bảo sự tăng trưởng của Công ty,
thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới
sự quản lý của Nhà nước.
2.6. Giai đoạn 1996- 2001:
Phát huy các kết quả đã đạt được, mở rộng ngành nghề tạo bước đột
biến đưa Công ty vào thế vững chắc lâu dài.
Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội được thành lập rất
sớm
( 1970) nhưng để thực sự đi vào sản xuất và phát triển phải đến năm 1991
mới thực sự ổn định. Trải qua bao thăng trầm đến nay ( năm 2001) Công
ty đã đạt được những kết quả khả quan đảm bảo sự phát triển và tồn tại
sau này.

7
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1- Chức năng:
Trong cơ chế trước đây, Công ty là đơn vị kinh doanh thực hiện các
chức năng theo đúng kế hoạch của Sở Thương nghiệp Hà Nội giao, kinh
doanh đúng pháp luật, đúng phương hướng đường lối của Đảng và Nhà
nước. Ngoài ra, Công ty phải phát huy ưu thế, tiếp tục mở rộng và phát triển
quan hệ trên thương trường để từ đó có thể nhận thêm nhiều công trình, sửa
chữa lắp đặt các dịch vụ, tạo công ăn việc làm nhằm tăng thu nhập cho
người lao động. Trong cơ chế mới, Công ty đã được trao quyền chủ động

kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có lãi, ngoài
những chức năng trên Công ty cần phải bảo đảm tiếp tục hoàn thành các chỉ
tiêu Sở Thương mại Hà Nội giao cho, bảo đảm tăng trưởng vốn và tiếp tục
nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2- Nhiệm vụ:
Thời kỳ mới thành lập nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sửa chữa,
duy tu, quét vôi sơn cửa mạng lưới kho tàng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ
sản
xuất kinh doanh theo kế hoạch của Sở Thương nghiệp Hà Nội giao.
Sau khi đổi tên, Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội đã xác
định lại nhiệm vụ cho mình như sau:
- Đầu tư và xây dựng các công trình: Thương mại, công nghiệp, dân dụng,
văn hoá phúc lợi và công trình xây dựng hạ tầng, nông thôn mới.
- Kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch, thương mại phục vụ mọi
yêu cầu khách trong và ngoài nước.
- Sản xuất, chế biến các hàng lâm sản, đồ mộc, vật liệu xây lắp
- Làm nhiệm vụ sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị, dịch vụ tư vấn, dự án, luận
chứng kinh tế kỹ thuật.

8
- Được xuất khẩu các sản phẩm, hàng hoá của Công ty và sản phẩm hàng
hoá liên doanh liên kết, nhập khẩu các thiết bị, nguyên liệu vật tư, hàng
hoá phục vụ xây lắp và tiêu dùng.
- Liên doanh liên kết các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để mở
rộng các hoạt động đầu tư, xây lắp và thương mại của Công ty.
Tiếp đó, trong Quyết định số 5538/QĐ - UB (ngày 21 tháng 9 năm
2001) của Ủy ban nhân dân Thành phố đã bổ sung nhiệm vụ cho Công ty
Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội thuộc Sở Thương mại Hà nội được:
- Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, nội ngoại thất,
giám sát thi công và dịch vụ quảng cáo.

- Thi công xây dựng các công trình cầu giao thông nông thôn, cấp thoát
nước, tưới tiêu, trạm thuỷ nông.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng được Nhà nước cho
phép.
- Kinh doanh các dịch vụ nhà hàng ăn uống, khách sạn, vận chuyển hành
khách và vận tải phục vụ mọi nhu cầu của xã hội.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1- Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Cũng giống như các Công ty xây dựng khác, Công ty Đầu tư Xây lắp
Thương mại Hà Nội có cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý. Bộ máy cơ cấu
tổ chức của đơn vị chủ yếu được chia thành 2 khối lớn:
- Khối văn phòng
- Khối trực tiếp sản xuất
1.1. Khối văn phòng Công ty:
Gồm có 4 phòng chính:
- Phòng Tổ chức Hành chính
- Phòng Tài chính Kế toán

9
- Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp
- Trung tâm kinh doanh nhà
Đây là 4 phòng ban nằm trong khối văn phòng của Công ty, mỗi
phòng đều có chức năng nhiệm vụ riêng. Nhưng mục tiêu hàng đầu của cả
khối là " xây dựng" sao cho Công ty ngày càng phát triển. Để thực hiện
được mục tiêu đó các phòng phải chịu sự giám sát trực tiếp của lãnh đạo,
đóng vai trò là người giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức quản lý ở
Công ty.
1.2. Khối trực tiếp sản xuất:
Bao gồm:

- Xí nghiệp xây lắp Trung tâm do 2 đ/c P.giám đốc Công ty trực tiếp
- Xí nghiệp xây lắp số 9 làm giám đốc Xí nghiệp
- Xí nghiệp xây lắp số 4
- Xí nghiệp xây lắp Thương mại số 10
- Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và xây lắp hoàn thiện
- Đội xây lắp số 1
- Đội xây lắp số 5
- Đội xây lắp số 6
- Đội xây lắp số 7
- Đội xây lắp số 8
- Đội sơn, quét vôi
- Đội điện nước.
Với cơ cấu được tổ chức bố trí tương đối hợp lý, từ khi thành lập đến
nay số cán bộ công nhân viên của Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà
nội luôn có sự thay đổi, phát triển ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn đáp
ứng quy mô của Công ty. Đến nay ( theo số liệu báo cáo ngày 22/2/2001)
tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện còn 185 người với trình độ

10
học vấn tương đối cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đưa Công ty ngày càng
vững chắc đi lên chiếm một vị trí xứng đáng trong cơ chế thị trường.

11


































Ban giám đốc Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà
N
ội


Phòng
Nghiệp vụ
k


thu

t

xây
Phòng
Tài chính
kế toán
Phòng
Tổ chứ
c
hành chính
Trung tâm
kinh doanh
nhà
Đội
xây
lắp
số

5

Đội
xây
lắp

số
6

Đội
xây
lắp
số
7

Đội
xây
lắp
số
8

Đội
điện
nước
Đội
sơn,
quét
vôi
Đội
xây
lắp
số
1

XN
Xây

lắp
TM
s


10
XN
Xây
lắp
số
4

XN
Xây
lắp
số
9


nghiệp
SXVLXD
và XL
hoàn

12

2- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban trong
Công ty:
Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội có sự phân cấp quản lý
lãnh đạo trực tuyến, quản lý gắn liền với tổ chức sản xuất, thông qua các

phó giám đốc kiêm giám đốc các xí nghiệp và sự phân cấp ủy quyền cho
Trưởng các đơn vị: kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc,
chịu trách nhiệm điều hành và quản lý tài chính, đảm bảo vốn cho sản xuất
kinh doanh phát triển theo yêu cầu mục tiêu của giám đốc Công ty chỉ đạo.
Giám đốc cso trách nhiệm xây dựng mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội,
vạch chủ trương kế hoạch công tác trọng tâm theo thời kỳ kế hoạch năm,
quý, tháng. Các phó giám đốc tổ chức chỉ đạo các phòng ban, các đơn vị
thực hiện. Với sự phân công này đây là bước thử nghiệm ban đầu yêu cầu
mọi thành viên có sự phối hợp chặt chẽ gắn bó nhằm nâng cao hiệu quả điều
hành. Hoạt động quản lý hành chính trong Công ty được thực hiện thông
qua các mệnh lệnh và qua các văn bản quản lý hành chính.
Hoạt động quảnlý hành chính của Công ty chủ yếu được hoạt động
thông qua 4 phòng nghiệp vụ:
- Phòng Tổ chức Hành chính
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp
- Trung tâm kinh doanh nhà
2.1. Phòng Tổ chức Hành chính:
Phòng Tổ chức Hành chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức
năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức -
chính sách - hành chính quản trị. Nhiệm vụ chung của phòng là xây dựng, tổ
chức thực hiện tốt các công tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnhvực:
1- Tổ chức, lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
XN
Xây
lắp
trung
tâm



13
2- Thanh tra, bảo vệ nội bộ
3- Hành chính quản trị, bảo vệ, y tế, tiếp dân, tiếp khách trong Công
ty
A) NHIỆM VỤ
2.1.1. Công tác tổ chức, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ
luật:
 Công tác tổ chức:
- Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của lãnh đạo Công ty.
- Giải quyết các nghiệp vụ về quản lý nhân lực bao gồm: Bồi dưỡng, đề bạt,
phân công công tác, xếp lương, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ, tổ
chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công
ty đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất kinh doanh.
- Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên.
 Công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách:
- Hướng dẫn, thống nhất tổ chức thực hiện Bộ luật lao động và các văn bản
của Nhà nước về lao động tiền lương trong toàn Công ty.
- Xây dựng đơn giá và kế hoạch quỹ tiền lương trình các cơ quan chức năng
của Thành phố phê duyệt.
 Công tác thi đua khen thưởng:
- Nắm bắt kịp thời chủ trương chỉ đạo của Thành phố, Sở Thương mại Hà
Nội về phong trào thi đua để triển khai, phát động thi đua trong toàn Công
ty.
- Phối hợp với Công đoàn và các phòng ban, giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo
tốt công tác thi đua, khen thưởng kịp thời, thường xuyên và đột xuất cho
đơn vị cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty.
2.1.2. Công tác thanh tra bảo vệ nội bộ:


14
- Thanh tra và giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền đơn thư khiếu tố, khiếu
nại của cán bộ công nhân viên, đảm bảo đoàn kết nội bộ trong toàn Công ty.
- Quản lý chất lượng chính trị cán bộ công nhân viên.
2.1.3. Công tác Hành chính Quản trị:
 Công tác quản trị, hành chính:
- Trợ lý giúp giám đốc công ty hoàn thành biên bản các Cuộc họp được bố
trí sắp xếp.
- Kiểm tra, quản lý việc mua sắm, sử dụng tài sản, phương tiện, đồ dùng vật
chất phục vụ cho công tác của cơ quan Công ty với phương châm tiết kiệm
và có hiệu quả.
- Giúp giám đốc giải quyết tốt các mối quan hệ của đơn vị với các đơn vị
bạn và các cơ quan chức năng của Thành phố tạo thuận lợi cho việc hoàn
thành kế hoạch sản xuất.
- Tổ chức thực hiện công tác khánh tiết, trang trí những ngày lễ tết, hội họp,
tiếp khách đến làm việc tại cơ quan Công ty đảm bảo yêu cầu trang trọng
văn minh, lịch sự.
- Thay mặt Công ty tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình cán bộ công nhân
viên khi gặp việc buồn như ốm đau, tang lễ, chúc mừng ngày vui theo phân
cấp của Công ty.
 Công tác văn thư lưu trữ:
- Tiếp nhận công văn, giấy tờ cho toàn Công ty, trực điện thoại, chuyển giao
công văn giấy tờ đi, đến đúng địa chỉ, kịp thời, chính xác.
- Tất cả công văn, giấy tờ của Công ty đã được giải quyết phải được sắp xếp
phân loại để giữ gìn bảo quản lưu trữ một cách khoa học hoặc theo quy định
của Nhà nước để tiện cho việc tra cứu, sử dụng khi cần thiết.
 Đánh máy in ấn:
- Thực hiện công tác đánh máy, in ấn tài liệu đầy đủ, kịp thời đảm bảo đúng
thể thức và chính tả, ngữ pháp được chuyển giao cho người có trách nhiệm.
Bảo quản tốt các máy móc thiết bị được giao.


15
- Quản lý đóng dấu, gìn giữ con dấu đúng quy định của Nhà nước và phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ đóng dấu. Thực hiện tốt quy
chế bảo mật.
 Công tác y tế, phục vụ:
+ Y tế: Sơ cứu, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ khối cơ quan, tổ chức theo
dõi và mua Bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
+ Lái xe: Sẵn sàng phương tiện phục vụ kịp thời và an toàn tuyệt đối cho
người, phương tiện trong các chuyến công tác theo yêu cầu của nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh, sửa chữa điện nước thông thường.
+ Tạp vụ: Thực hiện vệ sinh thường xuyên nơi làm việc đảm bảo yêu cầu :
Nơi làm việc khang trang, sạch đẹp.
+ Nhà ăn : Tổ chức tốt bữa ăn trưa cho CBCNV khối văn phòng cơ quan
công ty.
 Công tác bảo vệ:
- Thường trực kiểm tra khách ra vào Công ty, báo cáo lãnh đạo Công ty bố
trí thời gian tiếp và làm việc. Nghiêm cấm tình trạng để khách tự tiện lên
gặp lãnh đạo Công ty.
B) QUYỀN HẠN
- Được tổ chức bộ máy cán bộ nhân viên đảm bảo số lượng và chất lượng,
được đáp ứng đầy đủ về vật chất để hoàn thành công tác được giao.
- Tham mưu giúp lãnh đạo trong tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lực
lượng lao động trong toàn Công ty.
- Thừa lệnh lãnh đạo Công ty tổ chức thực hiện thanh kiểm tra tất cả các
lĩnh vực hoạt động trong toàn Công ty.
- Có nhiệm vụ tổng hợp lập báo cáo sơ kết, tổng kết ( yêu cầu các phòng
ban, đơn vị phối hợp cung cấp); báo cáo số liệu về các công việc có liên
quan.
- Tham gia cùng các phòng ban chức năng giải quyết công tác chuyên môn

nghiệp vụ theo yêu cầu của Công ty

16
2.2. Phòng Tài chính Kế toán:
2.2.1. Chức năng:
Tham mưu giúp việc Giám đốc để điều hành, quản lý các hoạt động,
tính toán kinh tế, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, nhằm
đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của Công
ty.
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổng hợp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch biện pháp cho
từng kế hoạch tháng, quý, năm và dài hạn.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch nghiên cứu các chính sách tài chính và tổ
chức huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đầu
tư của Công ty. Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu có, tình hình luân
chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết hợp hoạt động
sản xuất kinh doanh và sử dụng chi phí hợp lý của đơn vị.
- Lập báo cáo cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ giám đốc để
chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời. Đồng thời phải lập báo cáo thống kê
tài chính theo kế hoạch kỳ sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm báo cáo kịp
thời giám đốc và cấp trên theo quy định của Nhà nước. Chịu trách nhiệm
kiểm tra các đơn vị toàn Công ty về thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh
toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh
phí. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh
tế, tài chính của Nhà nước.
- Thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn Công ty: hệ thống chứng từ ghi
chép ban đầu, hệ thống tài khoản và sổ sách
- Quản lý và bảo quản, sử dụng số liệu kế toán thống kê theo chế độ bảo mật
của Nhà nước về quản lý kinh tế.


17
- Cán bộ kế toán được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ
theo đúng quy định trong các chế độ kế toán Nhà nước hiện hành.
2.3. Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp:
2.3.1. Chức năng:
Làm tham mưu giúp việc Giám đốc quản lý, chỉ đạo công tác xây lắp,
công tác quản lý kỹ thuật chất lượng và an toàn lao động.
2.3.2. Nhiệm vụ:
- Theo dõi tiến độ xây lắp các công trình, làm báo cáo thống kê sản lượng
theo từng kỳ kế hoạch để chỉ đạo sản xuất.
- Quản lý thiết bị và lập kế hoạch tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Nghiên cứu, lập phương án xử lý kỹ thuật phát sinh trong thi công, giúp
giám đốc chỉ đạo các đơn vị lập hồ sơ duyệt các phương án tham gia đấu
thầu, biện pháp thi công vv
- Tham gia hội đồng nghiệm thu kỹ thuật cơ sở
- Thực hiện công tác an toàn lao động
- Tham mưu xét duyệt sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
- Phối hợp với phòng tổ chức hành chính giúp giám đốc trong các công tác:
Đào tạo kỹ thuật và tổ chức thi nâng bậc lương cho công nhân; Công tác
định mức kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư và hướng dẫn các đơn vị thực
hành
2.4. Trung tâm kinh doanh nhà:
Trung tâm kinh doanh nhà được thành lập dựa trên cơ sở chuyển toàn
bộ phòng Kế hoạch sang; làm dịch vụ tư vấn xin đất mua nhà cửa, làm hồ
sơ, thủ tục kinh doanh nhà trong và ngoài ngành theo quy định của Nhà
nước. Thực hiện chế độ hạch toán báo sổ của Nhà nước quy định.
2.4.1. Chức năng:

18

Là đơn vị kinh tế thực hiện nhiệm vụ Trung tâm kinh doanh nhà và
làm tư vấn dịch vụ xin cấp đất, mua bán nhà cửa, xây dựng nhà, làm hồ sơ,
thủ tục, trước bạ phục vụ trong và ngoài ngành, xã hội.
2.4.2. Nhiệm vụ:
- Mở rộng tiếp thị, làm hồ sơ, thủ tục, hồ sơ thiết kế xây dựng, dự toán xây
dựng, tổ chức thực hiện, chuyển giao cho Xí nghiệp xây lắp Trung tâm hoặc
các đơn vị trong Công ty tổ chức thi công theo Kế hoạch của Công ty, hoặc
tự chịu trách nhiệm tổ chức thi công theo đúng quy chế chung của Công ty,
làm thủ tục trước bạ cho khách hàng. Doanh thu tính theo đầu người.
- Dự thảo giá cả trình Hội đồng mua, bán nhà phê duyệt để thực hiện.
- Các công trình xây nhà bán cho khách hàng phải làm đúng thiết kế, đầy đủ
thủ tục, giấy phép theo quy định của Nhà nước.
2.4.3. Quyền hạn:
- Được ủy quyền của Công ty trong việc ký kết hợp đồng kinh tế và làm thủ
tục cho khách hàng.
- Được quản lý cán bộ công nhân viên của Trung tâm theo phân cấp quản lý
của Công ty, trả lương, thưởng theo quy chế của Công ty.
- Thực hiện đầy đủ các quy chế hạch toán và quản lý kinh tế, tài chính theo
chế độ Nhà nước và quy định của công ty, thực hiện công tác thi đua khen
thưởng theo đúng chế độ Nhà nước quy định.









19











CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI MỘT SỐ NĂM GẦN
ĐÂY
I- NĂM 1999:
Bước vào kế hoạch năm 1999 Công ty có thuận lợi là đã hoàn thành
kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 1998 một cách xuất sắc, tạo điều kiện
thực hiện xong các dự án kinh doanh nhà của các năm trước và thu hồi được
vốn. Tổ chức quản lý và tổ chức nhân sự đã có những bước chuyển đổi, tạo
được năng lực mới, vượt khỏi sự trì trệ, bảo thủ. Thị trường xây dựng có
bước khởi sắc mới, thi công các công trình xây dựng có chất lượng cao đạt
tiến độ thi công, đã có uy tín, đem lại lòng tin với khách hàng, tạo được thế
và lực mới. Phát huy các kết quả đạt được, mở rộng ngành nghề, tạo bước
đột biến đưa Công ty vào thế phát triển vững chắc và lâu dài để làm hành
trang bước vào thế kỷ 21.
Bên cạnh những thuận lợi trên trong năm 1999 Công ty cũng gặp rất
nhiều khó khăn do sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước và của
Thành phố. Đó là hai luật thuế mới ( thuế VAT và thuế thu nhập doanh
nghiệp) có hiệu lực thi hành. Ngoài ra, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh
tế khu vực vẫn tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Đặc


20
biệt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xây dựng. Nội tại
Công ty cũng có những khó khăn nhất định như năng lực trang thiết bị còn
yếu, vốn chưa ngang tầm để cạnh tranh thị trường.
Từ những đánh giá thực tế, Đảng ủy và Ban giám đốc với quyết tâm
cao, vững lòng tin đã vạch ra mục tiêu phương hướng cho năm 1999 đúng
đắn sát với tình hình thực tế. Nhờ đó kết thúc năm 1999 Công ty đã hoàn
thành vượt mức kế hoạch, đảm bảo nhịp tăng trưởng, giải quyết đủ việc làm
và giữ vững thu nhập của cán bộ công nhân viên.
1.Về mặt thị trường: đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ, ngoài xây dựng dân
dụng còn mở rộng thi công đường giao thông liên tỉnh, liên huyện và các
công trình thuỷ lợi nông thôn, mở ra được công việc mới nhiều triển vọng.
Trong năm 1999 nhiều hợp đồng thi công có giá trị sản lượng lớn đã được
ký kết như:
- Công trình đường Suối Loa (Quảng Ngãi)
- Công trình đường Quảng Hà (Quảng Ninh)……
2. Công tác thi công: Không ngừng nâng cao công tác quản lý kỹ thuật,
đảm bảo chất lượng tiến độ thi công và an toàn tuyệt đối. Năm 1999 hàng
loạt công trình lớn đạt chất lượng cao đảm bảo tiến độ thi công được bàn
giao như:
- Nhà ở 5 tầng Đầm Trấu
- Viện chống lao ở Sơn La
- Trường tiểu học 130 Thuỵ Khuê…
Trong số các công trình trên một số đã được huy chương vàng chất
lượng xây dựng Việt Nam trong năm 1999 tạo cho Công ty có uy tín hầu hết
ở các địa phương.
3. Công tác an toàn lao động: Mặc dù địa bàn thi công rộng khắp các tỉnh
phía Bắc và miền Trung nhưng do được sự quan tâm đúng mức và chỉ đạo
chặt chẽ của Công ty nên đã bảo đảm được an toàn xã hội và an toàn lao

động tuyệt đối.

21
4. Công tác đầu tư nâng cao công nghệ thiết bị: Trong năm 1999 các đơn
vị thuộc Công ty đã mua sắm thêm trang thiết bị như: ô tô vận tải, xe lu,
máy xúc, máy trộn bê tông… đạt gần 2 tỷ để phục vụ tiến độ thi công
nhanh, chất lượng công trình tốt nhất, nhằm thoả mãn yêu cầu cao nhất của
khách hàng.
5. Công tác tổ chức nhân sự: Tổ chức lại chức năng và nhiệm vụ các
phòng, ban nghiệp vụ ở Công ty cho phù hợp với bước phát triển mới.
6. Công tác tài chính kế toán: Đã tăng trưởng được nguồn vốn, huy động
đầy đủ vốn để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh kịp thời. Nền tài chính
công ty lành mạnh, ổn định và cân bằng. (Nguồn vốn năm 1998 là 6.860
triệu đồng, đến năm 1999 là 10.600 triệu đồng)
Triển khai hướng dẫn giúp đỡ kịp thời cho các đơn vị thành viên khắc
phục lúng túng bước đầu khi thực hiện luật thuế mới và thực hiện quy chế
phân phối thu nhập đúng hướng dẫn của Nhà nước.
7. Phong trào thi đua xây dựng đơn vị lớn mạnh: tập thể lãnh đạo Công
ty đã động viên toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia đầy đủ các phong
trào thi đua của Thành phố và ngành chào mừng các ngày lễ lớn như 45 năm
ngày thành lập ngành, 70 năm ngày thành lập Công đoàn lao động Việt
Nam….
8. Đảng bộ được xét là đảng bộ vững mạnh 2 năm 1998 và 1999.
9. Công đoàn Công ty đã được công nhận là công đoàn cơ sở vững mạnh
năm 1999 và đã được bằng khen cuả Liên đoàn Lao động Thành phố.

Cụ thể các chỉ tiêu kinh tế đã đạt được trong năm 1999 như sau:
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ ( % )
Doanh thu 42 tỷ 46,5 tỷ 111%
Nộp ngân sách 1,85 tỷ 2,063 tỷ 108%

Lãi th
ực hiện

0,6 t


1,2 t


200%


22
Thu nhập BQ người/tháng 680.000đ 750.000đ 110%
Tăng trưởng vốn 6.860 10.600 154%

II- NĂM 2000:
Bước sang năm 2000- năm bản lề của 2 thế kỷ với Công ty Đầu tư
Xây lắp Thương mại Hà Nội là năm kết thúc kế hoạch ( 1997- 2000 ) ổn
định vững chắc, tự tin bước vào thế kỷ mới. Bảng kết quả hoạt động sau sẽ
chứng minh kết quả đạt được trong năm 2000:
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ ( % )
Doanh thu 47 tỷ 60,2 tỷ 128%
Nộp ngân sách 2,3 tỷ 3 tỷ 131%
Lãi thực hiện 600 triệu
Thu nh
ập BQ ng
ư
ời/ tháng


780.000đ

800.000đ



Dựa vào bảng phân tích trên cho ta thấy:
- Công ty đã hoàn thành xuất sắc các kế hoạch đề ra.
- Đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế ( tăng 15% so với năm trước ).
Kế thừa sự phát triển của năm 1999 bước sang năm 2000 cán bộ công
nhân viên Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội luôn luôn đổi mới
rèn luyện, học tập tạo lề lối làm việc khoa học, đoàn kết phấn đấu cao nhất
để tạo bước chuyển mới sâu sắc toàn diện, đồng thời tạo năng lực mới về cơ
sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ tiên tiến cho kế hoạch tiếp theo
(2001- 2005) của Thiên niên kỷ mới. Để đạt được kết quả như ngày nay
Công ty đã phải liên tục đổi mới, thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý. Cụ
thể như tiếp tục mở rộng thị trường song song với việc đẩy mạnh tiến độ thi
công và chất lượng công trình. Tham gia lập các dự án nhà ở theo chương
trình thành phố, từ đó nâng cao năng lực đầu tư để mở rộng phát triển sản
xuất, đa dạng hoá các ngành nghề. Về công tác tổ chức tiếp tục được hoàn
thiện ở các đơn vị thành viên, tăng cường sắp xếp chấn chỉnh tổ chức đơn vị

23
trực thuộc, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động vững vàng tránh tình
trạng phải tổ chức lại đơn vị. Xây dựng và rà soát lại chức năng nhiệm vụ
của các phòng ban, văn phòng phù hợp với giai đoạn mới.
Kết thúc năm 2000 hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra chính là nhờ
sự chỉ đạo cặn kẽ của Ban giám đốc cùng với sự đồng tâm nỗ lực của toàn
thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ngay trong năm 2000 để tạo thế
và lực mới trong năm tới thì từ bây giờ Công ty đã phải xây dựng kế hoạch

và phương hướng nhiệm vụ cho năm 2001, điều này sẽ giúp Công ty không
bị mất phương hướng, mọi hoạt động của Công ty được diễn ra thường
xuyên liên tục.
III- NĂM 2001:
Dựa trên những thành tựu đã đạt được trong các năm qua, bước vào
năm 2001 Công ty tiếp tục tăng doanh thu, số công trình nhận được ngày
càng nhiều càng chứng tỏ uy thế của Công ty trên thị trường ngày một lớn
mạnh. Cụ thể, nhiều hợp đồng thi công có giá trị lớn đã được ký kết như:
Khu nhà 6 tầng ở Triển lãm Vân Hồ, Bệnh viện y học dân tộc… Từng bước
giành lại uy tín trên thị trường Hà Nội (kể cả trong và ngoài ngành), hơn
nữa còn mở rộng thị trường ra các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Bắc, Quảng
Ninh… Bên cạnh những công trình nhỏ, Công ty cũng đã nhận cả các công
trình có quy mô lớn với sản lượng lên tới hàng chục tỷ đồng.
Mặc dù mục tiêu kế hoạch đặt ra là phải đảm bảo mức tăng trưởng
bình quân từ 15%  20%/ năm nhưng năm 2001 vừa qua Công ty đã đạt kết
quả vượt mức, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong năm 2001 lên tới xấp xỉ
30%. Điều đó cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của ban giám đốc cũng như các
cán bộ trong toàn Công ty. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001:
Các ch
ỉ ti
êu

K
ế hoạch

Th
ực hiện

T
ỷ lệ ( % )


Doanh thu 53 tỷ 68 tỷ 129%
Nộp ngân sách 2,9 tỷ 3,7 tỷ 128%

24
Lãi thực hiện 1,5 tỷ 2,25 tỷ 150%
Thu nhập BQ người/ tháng 900.000đ 1.050.000đ

Qua bảng trên ta thấy đã có một bước chuyển đổi đột biến về chất để
hoàn thiện cơ cấu sản xuất, kinh doanh đa dạng, có chất lượng tại Công ty
Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội.
Tuy nhiên để có được thành tích đó Công ty đã phải đề ra những biện
pháp lớn, đó là:
- Tăng thêm chức năng nhiệm vụ làm hạ tầng cơ sở, thi công đường bộ, thi
công các công trình thuỷ lợi, mở rộng kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Sắp xếp lại tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất vật liệu và trang
thiết bị nội thất, mở rộng thị trường ngoại tỉnh.
- Tích tụ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Tạo dựng một bộ máy lãnh đạo sản xuất kinh doanh đủ năng lực, bản lĩnh
theo yêu cầu phát triển của Công ty trong giai đoạn mới, tạo ra được phong
cách riêng cho đơn vị.














25
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA
I- NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI
Do nguồn vốn có hạn ( chủ yếu là vốn vay ) nên đã gây ra những khó
khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến hiệu quả còn thấp. Vốn thì “ đóng
băng “ trong Ngân hàng, trong khi đó các doanh nghiệp muốn vay để tiến
hành hoạt động kinh doanh lại bị hạn chế.
Trang thiết bị chưa đáp ứng được kế hoạch, mục tiêu của Công ty, đặc
biệt là trang thiết bị công nghệ mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá hiện nay.
Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo lại một cách chính quy, chưa vươn
kịp tính năng động, linh hoạt của nền kinh tế thị trường trong cơ chế mới.
II- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Quá trình khôi phục và phát triển, Công ty đã liên tục vươn lên giành
được những kết quả đáng khích lệ. Từ đó đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm quý báu:
1. Có chiến lược và sách lược đúng đắn về tổ chức và phát triển theo
từng giai đoạn.
2. Thường xuyên củng cố, xây dựng và phát triển Đảng, cùng với các
tổ chức quần chúng, đi đôi với chiến lược về tổ chức và con người.
3. Công tác bồi dưỡng cán bộ được chú trọng thường xuyên, do đó đã
đáp ứng kịp thời cho công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, phù hợp với quá trình
phát triển sản xuất.
4. Động viên toàn thể cán bộ công nhân viên hăng hái tham gia các

phong trào và gắn bó với các mục tiêu của Công ty trong từng giai đoạn.

×