Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phân tích, đánh giá cơ cấu thu nhập của ngân hàng SHB và đưa ra các khuyến nghị phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.7 KB, 29 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
Học phần: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) VÀ ĐƯA RA CÁC
KHUYẾN NGHỊ PHÙ HỢP

Giảng viên hướng dẫn

: Phan Thị Hồng Yến

Nhóm tín chỉ

: FIN20A05

Nhóm sinh viên thực hiện

: Nhóm

Hà nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022


YÊU CẦU BÀI TẬP LỚN/ TIỂU LUẬN
Áp dụng cho đào tạo trình độ và
phạm vi đánh giá:

Tên học phần/ Mã học


phần/ Tín chỉ (phù hợp
với hệ đại học)

(hệ đại học)
Áp dụng cho 01 bài kiểm tra tích luỹ
học phần đối với đào tạo trình độ đại
học chính quy

Quản trị ngân hàng
Mã: FIN20A Số tín chỉ: 03 tín chỉ.

Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã sinh viên (có thể ghi danh
sách sinh viên nếu áp dụng bài tập nhóm) (*)

Nhóm 05

Ngày sinh viên nhận yêu cầu phần 1
của BÀI TẬP LỚN

Tuần đầu học kì (15/8-21/08/2022)

Số phần áp dụng
(chia theo yêu cầu đáp ứng
chuẩn đầu ra)
BÀI TẬP LỚN gồm 02 phần
tương ứng với chuẩn đầu ra
học phần
Tên người đánh giá/ giảng
viên


Phan Thị Hoàng Yến

Hạn nộp bài lần 1
(Nếu quá hạn, sinh viên chỉ đạt
điểm tối đa là Đạt)
04/09/2022

Thời điểm nộp bài của sinh
viên

04/09/2022

(để check draft)
Ngày sinh viên nhận yêu cầu phần 2
của BÀI TẬP LỚN

Hạn nộp bài lần 2
(Nếu quá hạn, sinh viên chỉ đạt
điểm tối đa là Đạt)

22/8-28/08/2022

30/9/2022

(1 tuần sau khi bắt đầu học kỳ)

(gộp 2 phần để chấm)

Tiêu đề bài tập lớn


Thời điểm nộp bài của sinh
viên

30/9/2022

Phân tích, đánh giá cơ cấu thu nhập của một ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và đưa ra các khuyến nghị phù hợp

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên viên:
Tơi xác nhận rằng tơi đã tự làm và hồn thành bài tập này. Bất cứ nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng
trong bài tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng.
Chữ ký xác nhận của sinh viên (*): Ngày 3 tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt hơn sáu thập kỷ qua, ngành ngân hàng Việt Nam ln có đóng góp
quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước với vai trò là
huyết mạch của nền kinh tế, cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ tài chính ngân
hàng khác cho xã hội. Giờ đây, ngành ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ và mở rộng
với sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài... Các nguồn thu
từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao đặc biệt trong nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc nhiều
vào tăng trưởng tín dụng. Chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng gia tăng tỷ trọng
thu nhập từ dịch vụ là xu thế tất yếu trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có những
chuyển biến hết sức mạnh mẽ và sâu sắc trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Đó
cũng là sự chuyển dịch cần thiếu để các NHTM có thể tiếp tục phát triển một các bền
vững.
Từ những kiến thức đã học cùng với sự tìm hiểu thực tế, nhóm 09 sẽ trình bày
chủ đề “Phân tích, đánh giá cơ cấu thu nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

và đưa ra các khuyến nghị phù hợp dưới góc độ phân tích, đánh giá thực trạng và đồng
thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm duy trì được cơ cấu thu nhập phù hợp,
đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và sinh lời hiệu quả.


NỘI DUNG
I.
Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1. Quá trình hình thành:
Ngân hàng SHB tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà
Nội (Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank), viết tắt là SHB, thành lập theo
Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày
20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Trải qua 23 năm xây
dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ
phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành cơng rực rỡ nhờ chiến lược phát
triển tồn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng.
Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh
doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng
cho các cổ đông – nhà đầu tư, SHB ln làm hài lịng khách hàng và đối tác với những
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong
cách phục vụ chuyên nghiệp. SHB hiện nằm trong Top 5 các Ngân hàng TMCP tư
nhân lớn nhất Việt Nam khơng do Nhà nước chi phối vốn
Tính đến 31/12/2016, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mơ lớn của
Việt Nam với Tổng tài sản đạt gần 235.000 tỷ đồng, Vốn tự có đạt gần 16.370 tỷ đồng.
Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao dịch ở Việt Nam,
Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp.
1.2. Mục tiêu và tầm nhìn:
• Mục tiêu: Đến năm 2025, cùng với quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, SHB sẽ trở

thành ngân hàng số 1 về hiệu quả và công nghệ trong các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam.
• Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn tới năm 2030, SHB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại trong Top đầu của
khu vực, là ngân hàng đầu tư cung ứng nguồn vốn hiệu quả nhất cho những lĩnh vực
trọng điểm của kinh tế Việt Nam. SHB đã và đang cùng các nhà tư vấn hàng đầu thế
4


giới xây dựng và đẩy mạnh triển khai các chiến lược cạnh tranh khác biệt và phù hợp
trong từng giai đoạn, giúp tăng tốc hiệu quả để thực hiện thành cơng các định hướng
này
Trong q trình phát triển, SHB ln mang trong mình tâm thế và sứ mệnh của
một trong những ngân hàng thương mại Top đầu, thế hiện ‘Khát vọng dẫn đầu’ với tôn
chỉ ‘Phụng sự từ Tâm’ Phụng sự từ Tâm: SHB lấy Tâm làm cốt lõi và tôn chỉ của mọi
hoạt động, tạo nên giá trị khác biệt trên thị trường. Luôn tâm niệm phụng sự Quốc gia,
Cộng đồng và Khách hàng; SHB vững tin vào con đường ‘Trao đi trước – Nhận lại
sau’.
• Chiến lược phát triển:
Luôn xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có tính định
hướng dài hạn với chiến lược cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị trường
và khách hàng. Hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng đồng bộ có chiều sâu trên toàn
hệ thống, chất lượng, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động được an toàn
bền vững. Xây dựng văn hóa SHB thành yếu tố tinh thần gắn kết xuyên suốt toàn hệ
thống. Xây dựng chiến lược quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đảm
bảo quá trình vận hành thơng suốt, hiệu quả và liên tục trên toàn hệ thống SHB. Phát
triển các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ/ tổng lợi nhuận qua từng
năm với nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến. Ln đáp ứng lợi ích cao nhất của các
cổ đơng, các nhà đầu tư vì một SHB thịnh vượng
2. Loại hình NHTM và các sản phẩm kinh doanh nổi bật của SHB

2.1. Loại hình NHTM:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội là một ngân hàng tư nhân được Ngân hàng
Nhà nước cấp giấy phép hoạt động giải trí số 14/QĐ – NH5 ngày 13/11/1993. Năm
2022, tổng tài sản của SHB vượt 515.553 tỷ đồng. Vốn điều lệ là 26.674 tỷ đồng. Sau
gần 30 năm thiết kế xây dựng và tăng trưởng mạng lưới hệ thống, ngân hàng SHB lúc
bấy giờ đã có tổng 530 Trụ sở, phịng thanh tốn giao dịch trong và ngồi nước, liên
kết hơn 400 ngân hàng đại lý trên cả quốc tế. Đội ngũ cán bộ nhân viên cấp dưới của
ngân hàng SHB lên tới gần 8500 người.
2.2.

Các sản phẩm dịch vụ:
5


Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng
cho các khách hàng bao gồm:
● Sản phẩm thẻ:
Thẻ tín dụng:
-

Thẻ tín dụng quốc tế SHB Mastercard

-

Thẻ tín dụng quốc tế SHB Mastercard Casgback

-

Thẻ tín dụng quốc tế SHB Visa Platinum


-

Thẻ SHB – GCB Mastercard Credit

-

Thẻ SHB – VinaPhone Mastercard

Thẻ ghi nợ
-

Thẻ ghi nợ nội địa SHB Solid Card

-

Thẻ ghi nợ quốc tế SHB Visa Debit

-

Thẻ ghi nợ quốc tế SHB Mastercard Debit

-

Thẻ ghi nợ quốc tế SHB – FCB in Mastercard

● Dịch vụ ngân hàng điện tử
-

SHB online: Hỗ trợ giúp khách hàng quản lý tài khoản một cách thơng mình


qua máy tính.
- SHB Mobile: Giống với Internetbanking nhưng được kết nối qua thiết bị di
động.
- SHB SMS: Cho phép khách hàng thực hiện giao dịch chỉ với một tin nhắn.
● Dịch vụ cho vay
● Dịch vụ chuyển tiền quốc tế và trong nước
● Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng thông qua Internetbanking
● Dịch vụ thu đổi ngoại tệ
● Dịch vụ thanh toán tiền điện, nước
● Dịch vụ chi trả lương
6


● Dịch vụ Ngân hàng tại chỗ
● Dịch vụ bảo lãnh
● Dịch vụ gửi tiết kiệm, tiền gửi
● Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
3. Tổng quan về các loại thu nhập và nguồn gốc của SHB
3.1. Các loại thu nhập của SHB
3.1.1. Các khoản thu nhập từ lãi của SHB
Thu nhập từ lãi là khoản tiền lãi và phí thu được từ hoạt động cho vay và đầu
tư chứng khoán. Thu nhập từ lãi dựa trên việc các ngân hàng huy động vốn từ nền
kinh tế sau đó cho vay để được hưởng phần chênh lệch lãi suất. Trong các khoản thu
nhập từ lãi thì ở hầu hết các NHTM, hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu lớn nhất.
Hoạt động tín dụng được xem là hoạt động chính và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
tổng nguồn thu của các ngân hàng, do đặc thù nền kinh tế Việt Nam đang trong giai
đoạn phát triển, nên tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng tín
dụng.
Cụ thể, tại ngân hàng SHB, các khoản thu nhập từ lãi bao gồm:



Cho vay khách hàng



Các khoản lãi, phí phải thu



Tiền gửi của khách hàng



Lợi nhuận chưa phân phối/ lỗ lũy kế



Dự phịng rủi ro cho các tài sản Có



Các khoản đầu tư chứng khốn nợ



Thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh



Các tài sản có khác

7


Mặc dù là thu nhập từ lãi chiếm phần lớn tổng thu nhập tại các NHTM nói
chung, tại SHB nói riêng, nhưng thu nhập từ lãi lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là
rủi ro tín dụng, ngồi ra thu nhập từ lãi còn biến động nhiều vào lãi suất thị trường,
đóng vai trị chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

3.1.2. Các khoản thu nhập ngoài lãi của SHB
Theo De Young và Rice (2004), thu nhập ngồi lãi là những khoản thu khơng
trực tiếp liên quan đến các hoạt động tín dụng, nó bao gồm phí thu nhập ủy thác (thu
nhập từ hoạt động sử dụng uy tín ngân hàng), phí dịch vụ khi thực hiện các giao dịch
tại ngân hàng, lệ phí và các khoản thu nhập khác.
Tại SHB, các khoản thu ngoài lãi bao gồm:











Phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi
Thu nhập từ hoạt động sử dụng uy tín ngân hàng và phí dịch vụ
Thanh tốn, bao thanh tốn, chuyển tiền
Cung cấp dịch vụ bán lẻ
Đầu tư vào thị trường chứng khốn

Góp vốn liên doanh liên kết
Đầu tư vào các dự án
Thành lập các công ty con
Kinh doanh ngoại tệ
Chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá

Hiện nay, hầu hết các NHTM đều dần chuyển dịch cơ cấu thu nhập, chuyển
hướng tăng thu nhập từ thu nhập ngoài lãi nhằm ổn định nguồn thu và hạn chế rủi ro
cho ngân hàng. Thu nhập ngoài lãi của SHB đang ngày càng đa dạng do chiếm tỷ
trong nhỏ mà rủi ro thấp và ít phụ thuộc vào biến động của thị trường.
3.2. Nguồn gốc và đặc điểm của các khoản thu nhập
• Thu nhập từ lãi dựa trên chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho
vay làm nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu.
Nguồn thu từ lãi tiềm ẩn rủi ro cao địi hỏi chi phí vốn lớn và biên lợi nhuận
ngày càng bị thu hẹp, phụ thuộc nhiều vào biến động lãi suất thị trường. Thu
nhập lãi được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng trên
cơ sở dồn tích, ngoại trừ tiền lãi từ các khoản nợ được phân loại và cơ cấu giữ
8


nguyên do áp dụng Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14. Thu nhập lãi của
các khoản nợ này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp
nhất khi thu được.
• Thu nhập từ hoạt động dịch vụ; Thu nhập từ phí và hoa hồng được ghi nhận
trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi dịch vụ đã được cung
cấp. Chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng thu nhập SHB, có rủi ro thấp nhưng chi
phí nguồn vốn bỏ ra lớn và ít bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường.
• Thu nhập từ đầu tư và thu nhập từ kinh doanh chứng khoán được xác định dựa
trên mức chênh lệch giá bán và giá vốn bình quân của chứng khoán. Chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng thu nhập của SHB, là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, chi

phí nguồn vốn bỏ ra lớn và bị phụ thuộc vào biến động tỷ giá, lãi suất và thị
trường.
• Thu nhập từ cổ tức bằng tiền được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất khi quyền nhận cổ tức của SHB được xác lập. Cổ tức được
nhận dưới dạng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng và quyền mua cổ phiếu cho các cổ
đông hiện tại, cổ phiếu được chia từ lợi nhuận chưa phân phối không được ghi
nhân là một khoản tăng giá trị tài khoản đầu tư và thu nhập không được ghi
nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Khi nhận được cổ
tức bằng cổ phiếu, SHB chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết
minh báo cáo tài chính hợp nhất. Cổ tức nhân được liên quan đến giai đoạn
trước khi mua khoản đầu tư được ghi giảm vào giá trị ghi sổ của khoản đầu tư.

9


II.

Phân tích và đánh giá cơ cấu thu nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Hà Nội (SHB) giai đoạn từ 2019 đến 2021
1. Tổng quan về quy mô thu nhập và cơ cấu thu nhập của SHB giai đoạn
2019 – 2021
Với mục tiêu kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao nhất cũng như phát triển
bền vững lâu dài, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới để trở thành một ngân hàng
có uy tín và hiệu quả, mang lại lợi ích cho cổ đơng, cán bộ nhân viên và cung ứng cho
khách hàng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao. Chính vì thế SHB ln cố gắng, cố
gắng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và hoạt động của ngân hàng như: Kinh doanh
tiền tệ, vàng, chứng khoán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng cấp tín dụng, dịch vụ thanh
tốn và ngân quỹ, góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, cung ứng dịch vụ
ngoại hối và sản phẩm phái sinh, dịch vụ quản lý tiền mặt,….Do vậy nên cơ cấu thu

nhập từ các hoạt động kinh doanh cũng vô cùng đã dạng. Đặc biệt dưới sự tác động
của đại dịch Covid đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và tồn ngành ngân
hàng nói riêng khiến cho rất nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng. Mặc dù gặp khơng ít khó
khăn tuy nhiên SHB vẫn gặt hái được những thành công trong kinh doanh, thực hiện
thành công những kế hoạch có tính đột phá mang lại những kết quả lớn trong hoạt
động kinh doanh, điều này chúng ta có thể thấy được qua sự tăng trưởng quy mơ và cơ
cấu thu nhập của SHB trong giai đoạn 2019 – 2021.
Tiêu chí

Năm 2019
Triệu

VNĐ
A.Thu nhập lãi 7.830.439
thuần
Thu nhập lãi
Tiền gửi tại các tổ
chức tín dụng khác
Cho vay khách

Tỉ

Năm 2020
Triệu

trọng
83%

27.682.704 100%
547.703


1,9%

hàng và cho vay 24.378.254 88,1%
các TCTD khác
Các khoản đầu tư
chứng khoán nợ

2.567.879

9.3%

Tỉ

Năm 2021
Triệu

Tỉ

VNĐ

trọng

VNĐ

trọng

9.933.199

81%


15.370.349 79%

100%

35.606.329 100%

1%

557.707

31.287.120

185.627

2%

29.293.395 94%

32.673.357 9%

1.551.817

2.134.154

10

4.8%

5,7%



Thu phí từ nghiệp
vụ bảo lãnh
Các hoạt động tín

114.948

73.920
dụng khác
B.Thu nhập ngoài 1.559.263
lãi
1.Lãi

thuần

từ

hoạt động dịch vụ
Thu từ thuần từ

694.106

0,4%

133.411

0.1%

136.620


0.2%

0.02%

122.870

1%

77.491

0.1%

16%
7%

883.881
hoạt động dịch vụ
Dịch vụ thanh toán 222.264
và tiền mặt
Dịch vụ ngân quỹ
17.049
Dịch vụ khác
644.568
2.Lãi thuần từ
hoạt động kinh 159.272

2%

2.289.143


522.749

19%
4%

2.578.919

585.623

749.200

908.741

262.149

374.714

18.104
468.947

17.819
561.208

124.713

1%

143.539


21%
5%

1%

doanh ngoại hối
Thu từ từ hoạt
động kinh doanh 1.428.339
ngoại hối
Hợp đồng tiền tệ
giao ngay
Các công cụ phái
sinh tiền tệ
Thu nhập

kinh

doanh vàng
3 Lãi thuần từ hđ
mua bán CKĐT
4.Lãi thuần từ
hoạt động khác
Thu nhập hoạt

1.083.332

1.439.580

697.165


483.015

978.158

731.084

599.932

461.422

90

385

-

464.149

5%

1.293.111

11%

988.410

8%

241.736


3%

348.570

3%

861.347

7%

động kinh doanh 378.101

452.687

1.133.849

trong những năm 161.967

91.046

623.028

trước
Thu nhập từ thanh 2.555

761

-

khác

Thu hồi nợ đã xử lí

11


lí nhượng bán tài
sản
Thu nhập từ cơng
cụ tài chính phái 106.673
sinh
Thu nhập khác
106.906
Tổng thu nhập
9.389.702
hoạt động

1.1.

100%

69.514

47.400

291.399

463.421

12.222.342


100%

17.949.268

100%

Cơ cấu tổng thu nhập của SHB giai đoạn 2019 – 2021

Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng bao gồm thu nhập lãi thuần và thu
nhập ngoài lãi thuần. Cơ cấu và tỷ trọng của hai khoản mục này thường rất chênh lệch
do lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các ngân hàng là cho vay và đầu tư, các hoạt động
cung ứng dịch vụ chỉ chiểm một phần nhỏ trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Ngoài
ra mức động chênh lệch trong cơ cấu thu nhập còn ảnh hưởng bởi các quyết định cũng
như mục tiêu chiến lược ngân hàng đề ra.

1.2.

Quy mô thu nhập của SHB trong giai đoạn 2019 – 2021

Có thể thấy quy mô thu nhập là chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong hoạt động của
ngân hàng vì nó thể hiện năng lực kinh doanh của ngân hàng, tiềm lực kinh tế của
ngân hàng ở hiện tại và kì vọng trong tương lai, từ đó nâng cao mức động uy tín của
ngân hàng trong mắt khách hàng. Tại SHB quy mơ thu nhập có xu hướng tăng trong
giai đoạn 2019 – 2021.

2. Đánh giá sự thay đổi cơ cấu và quy mô thu nhập của SHB giai đoạn 2019 –
2021
2.1. Đánh giá sự thay đổi quy mô thu nhập của SHB giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: triệu đồng
Thu nhập


Năm 2019
12

Năm 2020

Năm 2021


Thu nhập lãi thuần

7.830.439

9.933.199

15.370.349

Thu thuần hoạt động dịch vụ

694.106

522.749

585.623

Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

159.272

124.713


143.539

1.293.111

988.410

348.570

861.347

Thu từ hoạt động mua bán chứng 464.149
khoán
Thu nhập từ các hoạt động khác

241.736

Với diễn biến những năm gần đây, mặc dù đã có những ảnh hưởng sâu sắc bởi đại
dịch Covid-19 nhưng quy mô thu nhập của ngân hàng SHB vẫn có biến động tích cực.
Nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế, cùng với việc các ngân hàng được nới hạn mức
tín dụng trong giai đoạn cuối năm, đồng thời với chiến lược phát triển các sản phẩm và
nền tảng số hóa mạnh mẽ của SHB, quy mô của ngân hàng bứt phá ấn tượng sau đại
dịch, tăng trưởng mạnh mẽ về thu nhập.


Năm 2019:

Tổng thu nhập của SHB năm 2019 đạt 30.837.174 triệu VNĐ, tăng 25,1% so với
năm 2018. Tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 9.389 tỷ đồng, tăng 39,3%. Trong đó,
thu nhập lãi thuần tăng 40,9%, đạt 7.830.439 triệu VNĐ, thu thuần từ đầu tư chứng

khoán đạt 464.149 triệu VNĐ, thu nhập thuần từ ngoại hối đạt 159.272 triệu VNĐ.


Năm 2020:

Tổng thu nhập của SHB năm 2020 đạt 34.865.450 triệu VNĐ, tăng 13,1% so với
năm 2019. Tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 12.222.342 triệu VNĐ, tăng 30,0%.
Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 26,9%, đạt 9.933.199 triệu VNĐ, thu thuần từ đầu tư
chứng khoán đạt 1.293.111 triệu VNĐ, tăng 178,6%. SHB đã từng bước dịch chuyển
cơ cấu thu nhập theo hướng đa dạng hóa thu nhập, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt
động tín dụng.


Năm 2021:
13


Năm 2021 là một năm đầy khó khăn và thách thức do tác động của dịch Covid lên
nền kinh tế tồn cầu. Với vai trị là một trong những Ngân hàng TMCP Top đầu; SHB
đã tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, NHNN, ln thiết thực đồng hành
cùng cả nước và người dân trên cả 2 mặt trận kinh tế và an sinh xã hội.
Tổng thu nhập của SHB năm 2021 đạt 40.076.909 triệu VNĐ, tăng 16,1% so với
năm 2020. Tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 18.149.268 triệu VNĐ, tăng 48,7%.
Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 56,8%, đạt 15.570.349 triệu VNĐ; thu thuần từ dịch
vụ đạt 586.623 Triệu VNĐ, tăng 12,0%; thu thuần từ ngoại hối đạt 143.539 triệu VNĐ,
tăng 15,1%.
Qua quy mô thu nhập của SHB qua 3 năm gần nhất, SHB cho thấy mặc dù gặp
khơng ít khó khăn trong bối cảnh chung của đại dịch COVID – 19 nhưng dưới sự định
hướng đúng đắn và chỉ đạo sát sao của HĐQT, SHB đã tiếp tục gặt hái những thành
công lớn trong kinh doanh với việc hoàn thành và vượt mọi chỉ tiêu, kế hoạch do

ĐHĐCĐ đề ra, đồng thời quyết định và thực hiện thành cơng những kế hoạch có tính
đột phá trong năm, mang lại những kết quả lớn, có tính thay đổi căn bản và bản lề
trong hoạt động kinh doanh, mở ra tiền đề và những triển vọng khả quan cho những
năm tiếp theo. Năm 2022, ngoài việc phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh
doanh, chỉ tiêu kinh doanh do ĐHĐCĐ đề ra, SHB sẽ tập trung giải quyết dứt điểm
những tồn tại nhằm khai thông mọi nguồn lực cho phát triển, gia tăng lợi ích tối đa cho
cổ đông và khách hàng, phấn đấu đưa SHB trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu về
chất lượng và quy mô.
2.2.

Đánh giá sự thay đổi cơ cấu thu nhập của SHB giai đoạn 2019 – 2021

Thu nhập

Thu nhập lãi thuần

Thu thuần hoạt động dịch vụ
Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
14


Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán
Thu nhập từ các hoạt động khác



Năm 2019:

Theo BCTC hợp nhất năm 2019, SHB ghi nhận thu nhập lãi thuần 7.830.439 triệu
VNĐ, tăng 40% so với năm 2018. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 713.942 triệu

VNĐ vào năm 2018 sang năm 2019 đạt 694.106 triệu VNĐ, giảm 3% ở mức 19.836
triệu VNĐ so với năm 2018. Trong khi đó lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối năm 2018
đạt 61.747 triệu VNĐ sang năm 2019 đạt 159.272 triệu VNĐ, tăng 153% lên 94.525
triệu VNĐ. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư năm 2018 đạt 277.881 triệu VNĐ sang
năm 2019 đạt 464.149 tăng 67% ở mức 186.268 triệu VNĐ.


Năm 2020:

Theo BCTC hợp nhất năm 2020, SHB ghi nhận thu nhập lãi thuần 9.933.199 triệu
VNĐ, tăng 27% so với năm 2018 phần lớn được đóng góp từ tăng trưởng lãi tiền gửi
và lãi cho vay. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 694.106 triệu VNĐ vào năm 2019
sang năm 2020 đạt 522.749 triệu VNĐ, giảm 25% ở mức 171,357 triệu VNĐ. Trong
khi đó lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 156.272 triệu VNĐ vào năm 2019 sang
năm 2020 đạt 124.713 triệu VNĐ, giảm 22% xuống 31.559 triệu VNĐ do tăng chi phí
nên gây ảnh hưởng không đáng kể. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư đạt 464.149 triệu
VNĐ vào năm 2019 sang năm 2020 đạt 1.293.111 triệu VNĐ, tăng 2 lần lên gần
828.962 triệu VNĐ giúp thúc đẩy chỉ tiêu lợi nhuận của SHB lên cao. Lãi rịng từ việc
bán chứng khốn đầu tư đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+179% so với cùng kỳ) và chiếm
10,5% trong tổng thu nhập hoạt động năm 2020. Hoạt động kinh doanh trái phiếu
Chính phủ đã mang lại lợi nhuận mạnh mẽ cho nhiều ngân hàng tại Việt Nam trong
năm trước. Bên cạnh đó, giá trị trái phiếu doanh nghiệp mà SHB sở hữu tăng từ 1,0
nghìn tỷ đồng trong năm 2019 lên mức đỉnh 17,1 nghìn tỷ đồng trong Q3/2020, và
giảm xuống 11 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2020. SHB đã mua khá nhiều trái
phiếu do các công ty con thuộc Tập đoàn Xuân Thiện phát hành với lãi suất quanh
15


mức 11%/năm và đã thực hiện các giao dịch bán lại với mức chiết khấu từ 7%
-8%/năm. Lợi nhuận từ việc bán trái phiếu là một yếu tố quan trọng trong tổng thu

nhập hoạt động năm 2020.
Năm 2020 với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid diễn ra toàn cầu, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế bởi giao thương trong nước và quốc tế đều bị tê liệt.
SHB đã có chỉ đạo kịp thời về việc đưa ra các kế hoạch điều chỉnh kinh doanh dựa
theo các kịch bản Covid. Nhằm vận hành, sử dụng chi phí hoạt động quản lý một cách
hiệu quả phù hợp với tình hình dịch bệnh, ngân hàng đã thực hành tiết kiệm chống
lãng phí, đồng thời rà sốt lại tồn bộ chi phí hoạt động quản lý nhằm sử một cách tiết
kiệm, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tốc độ tăng trưởng chi phí ln thấp hơn tốc độ tăng
trưởng thu nhập thuần.


Năm 2021:

Theo BCTC hợp nhất năm 2021, SHB ghi nhận thu nhập lãi thuần 15.570.349 triệu
VNĐ, tăng 57% so với năm 2020. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 522.749 triệu
VNĐ vào năm 2020 sang năm 2021 đạt 585.623 triệu VNĐ, tăng 12%, ở mức 62.874
triệu VNĐ. Trong khi đó lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 124.713 triệu VNĐ vào
năm 2020 sang năm 2021 đạt 143.539 triệu VNĐ, tăng 15 % lên 18.826 triệu VNĐ.
Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư đạt 1.293.111 triệu VNĐ vào năm 2020 sang năm
2021 đạt 988.410 triệu VNĐ, giảm 23 % xuống 304.701 triệu VNĐ.
Năm 2021 với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid diễn ra toàn cầu, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế bởi giao thương trong nước và quốc tế đều bị tê liệt.
SHB đã có chỉ đạo kịp thời về việc đưa ra các kế hoạch điều chỉnh kinh doanh dựa
theo các kịch bản Covid. Nhằm vận hành, sử dụng chi phí hoạt động quản lý một cách
hiệu quả phù hợp với tình hình dịch bệnh, ngân hàng đã thực hành tiết kiệm chống
lãng phí, đồng thời rà sốt lại tồn bộ chi phí hoạt động quản lý nhằm sử một cách tiết
kiệm, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tốc độ tăng trưởng chi phí ln thấp hơn tốc độ tăng
trưởng thu nhập thuần.
Trong khi thu nhập lãi vẫn chiếm phần lớn thu nhập của ngân hàng, thu nhập phi
lãi (“NII”) của Ngân hàng đã gia tăng hàng năm. Từ năm 2019 đến 2021, thu nhập

16


thuần ngoài lãi của Ngân hàng tăng từ 1.559 tỷ đồng năm 2019 lên 2.583 tỷ đồng năm
2021. Ngân hàng có được thu nhập phi lãi từ dịch vụ thu tiền mặt, thanh toán tiền mặt,
quản lý tài khoản thanh toán, internet banking, dịch vụ thanh toán, thanh toán lương,
bảo hiểm, dịch vụ ngoại hối và dịch vụ tài trợ thương mại.
3. Đánh giá sự phù hợp cơ cấu thu nhập của SHB giai đoạn 2019 – 2021
3.1. Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu thu nhập với chính sách, sản phẩm,
mục tiêu hoạt động
(Tỷ đồng ,% )
Quy mô (triệu đồng)

2019

Tổng tài sản

2020

2021

365.254

412.679

506.604

45.626

47.676


80.361

Cho vay khách hàng

262.031

305.637

357.778

Tiền gửi khách hàng

259.237

303.582

327.197

Tiền gửi và vay TCTD khác

48.624

38.962

79.732

VCSH

18.507


24.036

35.531

Vốn điều lệ

12.036

17.558

26.674

Thu nhập lãi thuần

7.830

9.933

15.370

Thu nhập ngồi lãi thuần

1.559

2.289

2.579

Chi phí hoạt động


3.952

4.299

4.405

Chi phí dự phịng

2.411

4.640

7.487

Lợi nhuận trước thuế

3.026

3.412

6.260

Lợi nhuận sau thuế

2.418

2.607

5.007


ROE (%)

13,06%

10,85%

14,09%

ROA (%)

0,66%

0,63%

9,87%

Tiền, vàng gửi và cho các TCTD
khác vay

Kết quả kinh doanh (triệu đồng)

Khả năng sinh lời

17


NIM (%)

2,39%


2,64%

3,33%

CIR (%)

50.5%

43.28%

28.67%

Nguồn: Nhóm Sinh Viên tự tổng hợp từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính SHB
2019-2020-2021.

Phân tích cơ cấu thu nhập của SHB qua các hệ số và nhận xét về sự phù hợp qua các
hệ số sau:
a.




Tỷ trọng thu nhập lãi thuần x100%
Năm 2019: 83%
Năm 2020: 81%
Năm 2021: 79%
Thu nhập lãi thuần của năm 2019 trong tổng thu nhập là 83% lớn hơn năm 2020

(81%) và 2021 (79%). Từ 2019 đến 2021, có thể thấy thu nhập lãi thuần có sự giảm

đáng kể, việc thu nhập lãi thuần giảm là do quy mô khoản vay giảm khiến thu nhập từ
lãi giảm xuống, chứng tỏ hoạt động tạo ra thu nhập từ lãi của ngân hàng đang có dấu
hiệu suy giảm qua các năm.
b.




Tỷ trọng thu nhập thuần các hoạt động kinh doanh khác =
Năm 2019: 16%
Năm 2020: 19%
Năm 2021: 21%

x100%

Tỷ trọng thu nhập thuần từ các hđkd khác của SHB có sự gia tăng từ 16%
(2019) lên 19% (2020) và tiếp tục tăng 21% (2021). Về tuyệt đối, thu nhập ngồi lãi
thuần của SHB có sự gia tăng nhưng tốc độ gia tăng chưa cao. Điều này cho thấy SHB
vẫn chưa thực sự gia tăng tỷ trọng các khoản thu nhập từ các hoạt động thu nhập từ
các hoạt động kinh doanh khác trong bối cảnh cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân
hàng đang gay gắt, lãi suất thị trường biến động do dịch bệnh kéo dài. Nếu SHB muốn
đảm bảo hoặc gia tăng được lợi nhuận, thì nên phát triển mạnh hơn các loại hình dịch
vụ mới nhằm tìm kiếm các nguồn thu nhập khác ngoài các hoạt động cho vay - đầu tư
thuần túy của ngân hàng.
c. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM x100%

18


NIM đo lường mức độ chênh lệch giữa thu lãi bình qn so với chi phí trả lãi

bình qn trên mỗi đồng tài sản sinh lời.
• Năm 2019: 2,39%
• Năm 2020: 2,64%
• Năm 2021: 3,33%
NIM tăng nhẹ qua các năm phản ánh SHB có sự tối đa hóa các nguồn thu từ lãi
và khả năng ngân hàng huy động được nguồn vốn với chi phí khá thấp trong điều kiện
dịch bệnh, lãi suất thị trường thay đổi là tốt, tuy nhiên chênh lệch qua các năm không
nhiều.
d. Tỷ lệ chi phí thu nhập CIRx100%
Chỉ số CIR của ngân hàng là một trong những chỉ số tài chính quan trọng khi
đánh giá hoạt động của một ngân hàng. Chỉ số CIR là chỉ số thể hiện tổng chi phí của
hoạt động của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu của ngân hàng
đó. Qua đó cho ta biết được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó như thế nào.
• Năm 2019: 50.5%
• Năm 2020: 43.28%
• Năm 2021: 28.67%
Hệ số CIR của SHB giảm đáng kể từ 50.5%(năm 2019) xuống 28.67% (năm
2021) chứng tỏ SHB trong những năm gần đây có hiệu quả hoạt động tương quan giữa
chi phí và thu nhập khá tốt, phần nào cho thấy SHB hoạt động hiệu quả.
e. Hệ số ROA � ���%
ROA là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tài sản. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ
giữa lợi nhuận so với tài sản được đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
đánh giá khả năng của hội đồng quản trị trong việc chuyển tài sản của ngân hàng
thành thu nhập rịng.
• Năm 2019: 0,66%
• Năm 2020: 0,63%
• Năm 2021: 9,87%
Có thể thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản của SHB giảm nhẹ từ năm 2019 (0.66%)
đến năm 2020 (0.63%) nhưng đến năm 2021 thì tăng mạnh đến 9,87%, chứng tỏ
19



SHB đã làm tương đối tốt việc chuyển đổi tài sản thành thu nhập ròng, do ngân
hàng đã tối giản chi phí và tăng doanh thu từ nguồn tài sản, lợi nhuận ròng qua các
năm đều khá cao.
f. Hệ số ROE x100%
ROE là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện
tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động
của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
• Năm 2019: 13,06%
• Năm 2020: 10,85%
• Năm 2021: 14,09%
Theo đó, cho thấy thu nhập mà các cổ đơng nhận được từ hoạt động kinh
doanh của ngân hàng biến động nhẹ theo các năm, năm 2019 đến 2021 tăng từ
13,06% lên 14,09%. Điều này cho thấy, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của
SHB cũng tạm ổn vì con số thống kê không cao. ROE tăng là do ngân hàng hoạt
động có lợi nhuận sau thuế tăng và sự tăng vốn chủ sở hữu. Đây là một trong
những mục tiêu đặt ra của SHB trong những năm gần đây.

Nguồn: Nhóm sinh viên tự tổng hợp
3.2. Bất lợi và các biện pháp để kiểm soát bất lợi của SHB
3.2.1. Các bất lợi trong cơ cấu thu nhập ngân hàng SHB
Với cơ cấu thu nhập như hiện tại, SHB có thể gặp phải một số điểm bất lợi như
sau:
Thứ nhất, tỷ lệ hình thành nợ xấu cao và tăng trưởng chi phí dự phịng mạnh:
có thể thấy rằng, thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của
ngân hàng. Việc thu nhập lãi thuần tăng chủ yếu là do hoạt động cho vay khách hàng.
Ngân hàng có xu hướng đẩy vốn vào những lĩnh vực có biên lợi nhuận cao như cho
vay tiêu dùng để tối đa hóa lợi nhuận, bởi lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn nhiều lãi
suất cho vay đối với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên lợi nhuận càng cao thì rủi ro lại càng

lớn. Một số khoản vay như vay mua nhà thường có thời hạn rất dài, giá trị cho vay lại
lớn, trong khi thị trường bất động sản vẫn cịn những cơn sốt nóng lạnh rất bất
20


thường…Tất cả những điều đó cho thấy tiềm ẩn rủi ro cho vay đối với lĩnh vực này là
rất lớn. Vì vậy với mức lợi nhuận lơn thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng chóng
mặt. Nợ xấu tăng lên buộc ngân hàng phải tăng trích lập dự phịng rủi ro để xử lý.
Thứ hai, khoản thu ngồi lãi có xu hướng giảm nhẹ: cơ cấu thu nhập hoạt động
SHB vẫn còn nặng về thu lãi, tỷ trọng thu dịch vụ vẫn còn thấp hơn đáng kể so với
mục tiêu đặt ra tại chiến lược phát triển ngân hàng. Tăng trưởng thu nhập ròng từ hoạt
động bảo hiểm chậm lại nhanh chóng, trong khi tăng trưởng của các khoản phí dịch vụ
khác khá hạn chế. Điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như SHB chủ
động thực hiện miễn, giảm nhiều loại phí giao dịch cho khách hàng, trong đó có giao
dịch chuyển tiền liên ngân hàng, giao dịch thanh tốn trực tuyến. Chính sách này mặc
dù đạt được hiệu quả làm gia tăng biên thu nhập lãi qua đó mang lại lợi ích tổng thể
cho ngân hàng. Tuy nhiên về lâu dài, nó làm giảm tỷ trọng thu phí dịch vụ của các
ngân hàng. Bên cạnh đó, chưa đa dạng sản phẩm dịch vụ, nhiều sản phẩm ngân hàng
cịn mang nặng tính truyền thống, ngân hàng chưa chú trọng việc thu thập thông tin về
nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra, việc phát sinh lỗi giao dịch, bảo mật thông tin khách hàng vẫn còn xảy ra,
ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Thứ ba, tiền gửi khơng kì hạn của ngân hàng có xu hướng giảm: tỷ lệ tiền gửi
khơng kỳ hạn (CASA) là một trong những yếu tố quan trọng cho tăng trưởng về hiệu
quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt đặt trong bối cảnh
nền kinh tế cịn đối mặt nhiều khó khăn như hiện nay. Hiện nay, tỷ lệ CASA của SHB
giảm 2,3% điểm cho thấy tính chất lỏng lẻo trong cơ cấu cân đối vốn cùng độ nhạy với
mức độ thay đổi lãi suất của nguồn vốn trong ngân hàng SHB. Và điều này có thể làm
ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập ngân hàng nếu khơng có chính sách điều chỉnh kịp
thời.

3.2.2. Các biện pháp để kiểm soát bất lợi của SHB
Hạn chế nợ xấu: Ngân hàng SHB cần thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng,
thẩm định tín dụng chặt chẽ, sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay, phát
triển thị trường mua bán nợ,… để hạn chế tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
Phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Việc tăng cường sản
phẩm dịch vụ ngân hàng là một chương trình cần thực hiện thường xuyên bên cạnh
21


cơng tác đổi mới cơng nghệ. Điều này sẽ góp phần làm tăng nguồn thu nhập, đặc biệt
tăng tỷ lệ CASA của ngân hàng. Dựa trên những sản phẩm dịch vụ hiện có, SHB cần
chú trọng đến việc áp dụng nhiều hơn dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ví dụ như
các dịch vụ về quản lý tài khoản như quản lý tài khoản tiền gửi, quản lý vốn tập trung,
đầu tư tự động, đồng thời thiết lập các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trọn gói với
những tính năng, đặc điểm phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khách hàng riêng lẻ.
Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại, các sản phẩm dịch vụ đa dạng với chất lượng và chi phí thấp là
một ưu thế quan trọng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
Đổi mới cơng nghệ: Hiện nay, xu hướng số hóa trong hoạt động NH đang phát triển
rất mạnh. Việc phát triển công nghệ sẽ giúp SHB dễ dàng trong việc phát triển sản
phẩm mới cũng như nâng cấp các sản phẩm hiện có. Đầu tư cơng nghệ hiện đại sẽ giúp
NH đưa sản phẩm đến khách hàng nhanh chóng hơn và cắt giảm chi phí hoạt động từ
chi phí lương và mặt bằng.
Phát triển chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngồi lãi: Mặc dù đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh ngồi lãi mang lại kết quả tích cực cho hoạt động NH
nhưng cho vay và huy động vốn vẫn là hoạt động chính của NH. Vì vậy, SHB cần xây
dựng một tỷ trọng thu nhập ngoài lãi hợp lý trong tổng thu nhập theo xu hướng giảm
bớt 31 phụ thuộc vào hoạt động truyền thống. Trong thu nhập ngoài lãi, SHB cũng nên
có tỷ trọng cho từng loại như thu nhập từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh

chứng khốn... để có những biện pháp đẩy mạnh phù hợp.
4. Khuyến nghị giúp SHB duy trì được cơ cấu thu nhập phù hợp nhằm đảm
bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả
Tại các SHB, ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động truyền thống thì các khoản thu
nhập ngoài lãi cũng mang lại cho SHB nguồn thu nhập đáng kể như phí dịch vụ, hoa
hồng, phí bảo hiểm hay lãi kinh doanh chứng khoán,… Do vậy, phát triển dịch vụ
ngoài lãi là hướng đi hiệu quả để thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của
NH. Với kết quả phân tích trên, một số đề xuất nêu ra nhằm đa dạng hóa các hoạt động
kinh doanh của SHB nhằm duy trì cơ cấu thu nhập của SHB như sau:
22


Thứ nhất, SHB cần phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ:
Do liên tục phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong nước và nước
ngoài, với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và với những tiến bộ trong công
nghệ nên phát triển sản phẩm mới là cần thiết trong hoạt động của các NH. Bên cạnh
việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới thì nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ truyền
thống là vô cùng cần thiết vì đây là mảng mang lại lợi nhuận chủ yếu và ổn định cho
NHTM.
Thứ hai, xây dựng chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh từ lãi và ngồi
lãi cụ thể: SHB cần xây dựng chiến lược mang tính dài hạn cho thu nhập từ lãi bởi đây
là nguồn thu chính của ngân hàng, cần xây dựng một tỷ trọng thu nhập ngoài lãi hợp lý
trong tổng thu nhập theo xu hướng giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động truyền thống.
Trong thu nhập ngồi lãi, NH cũng nên có tỷ trọng cho từng loại như thu nhập từ dịch
vụ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khốn... để có những biện pháp đẩy mạnh
phù hợp.
Thứ ba, xây dựng hệ thống đào tạo nghiệp vụ, trình độ hiểu biết và làm chủ
công nghệ. Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp ứng dụng sản phẩm, dịch vụ tới khách
hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn, nâng cao mức độ hài lòng và sự thỏa mãn của
khách hàng với đội ngũ bán hàng chun nghiệp. Ngồi ra, cần nâng cao chất lượng

cơng tác quản trị điều hành và kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác này phải thường
xuyên được nâng lên ngang tầm với trình độ hiện đại của cơng nghệ.
Thứ tư, mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển thương hiệu: Việc mở rộng
các điểm giao dịch, hệ thống ATM, POS, dịch vụ 24/24,… cùng với việc xây dựng
thương hiệu giúp SHB tăng khả năng cạnh tranh tuy nhiên địi hỏi ngân hàng phải
chấp nhận chi phí cao cho chính sách này.
Ngồi ra, ngân hàng cần phát triển kênh phân phối mới vừa tiện lợi, thông minh và
giảm chi phí là ngân hàng điện tử vừa mang lại lợi ích cho khách hàng, vừa đáp ứng
được nhu cầu muốn đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả huy động vốn và tiết kiệm chi phí cụ thể: SHB cần
tạo sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của của khách hàng đối với hoạt động ngân
hàng, xây dựng chính sách lãi suất phù hợp trong thị trường cạnh tranh hiện nay, xây
dựng kế hoạch sử dụng vốn giúp vốn được sử dụng hợp lý tránh đi sự thất thoát, thâm
23


hụt khơng đáng có. Bên cạnh đó, SHB cần tăng cường quản lý, giám sát chi phí, đảm
bảo tính thực tiễn và trung thực trong mỗi khoản chi, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và
kiên quyết xử lý các khoản chi sai chế độ, vượt định mức, cần hạn chế tối đa các
khoản chi nội bộ, cần cắt giảm những khoản chi khơng cần thiết, tránh sử dụng lãng
phí.
Thứ sáu, xây dựng chiến lược, mơ hình quản lý rủi ro một cách hiệu quả để
tránh và giảm thiểu được một số rủi ro khơng đáng có. Đặc biệt, đối với các khoản thu
ngồi lãi cần xây dựng chính sách quản lý, giám sát phù hợp để không rơi vào khả
năng mất vốn.

24


KẾT LUẬN

SHB hiện đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, là trong
những ngân hàng chú trọng và phát triển mạnh mẽ vào dịch vụ. SHB không ngừng
cung cấp ra thị trường tài chính, phục vụ khách hàng tốt nhất với sự đa dạng về mọi
mặt. 6 tháng đầu năm 2022, SHB đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với các chỉ tiêu tài
chính cơ bản đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2021. SHB đã phát triển mạnh mẽ với
hơn 530 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 5 triệu khách hàng cá nhân,
doanh nghiệp và kết nối tới 500 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục. Chính vì vậy,
ta có thể dễ dàng thấy được quy mơ và cơ cấu của ngân hàng.
Qua việc phân tích, ta thấy được sự phát triển của SHB qua 3 năm gần đây, thấy
được những bất lợi, khó khăn mà ngân hàng phải trải qua từ đó đề xuất cho SHB một
số giải pháp giúp ngân hàng trở lên phát triển hơn và có chỗ đứng trên thị trường hơn.
Qua bài tập lớn này, Nhóm 09 cũng hiểu được rõ hơn về các khoản thu nhập từ
lãi và thu nhập ngoài lãi, đánh giá và phân tích được sự thay đổi biến động của cơ cấu
thu nhập khơng chỉ của SHB mà cịn của các NHTM khác và các doanh nghiệp ở Việt
Nam.

25


×