Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá tác động giao thông các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong quản lý ùn tắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.99 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAO THÔNG CÁC DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG QUẢN LÝ ÙN TẮC
Trịnh Đình Tốn
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng
(CSHT), tùy thuộc vào mục đích sử dụng và
mật độ xây dựng, thường có những tác động
đến giao thơng xung quanh. Khi mức độ phát
triển cao, các tác động tiêu cực đến giao
thông như ùn tắc xe, tai nạn giao thông và ô
nhiễm môi trường có thể gia tăng đến mức
không thể chấp nhận được đối với cộng đồng.
Đánh giá tác động giao thơng (TIA) là một
q trình thu thập và phân tích dữ liệu nhằm
đánh giá tác động của một dự án phát triển
lên đường bộ và hệ thống giao thông nói
chung trong khu vực dự án. Nói cách khác,
TIA nhằm đánh giá liệu mạng lưới đường và
hệ thống giao thông vận tải xung quanh khu
vực dự án có khả năng đảm nhận được lưu
lượng giao thông phát sinh từ dự án, trong
khi vẫn duy trì hiệu năng sử dụng và an tồn
giao thơng của hệ thống. TIA là cần thiết để
hiểu một dự án phát triển sẽ tác động như thể
nào đến mạng lưới giao thông, dự kiến mức
độ gia tăng về giao thơng từ dự án để có kế


hoạch thiết kế mở rộng, nâng cấp hệ thống
giao thông nếu cần thiết. Việc tiên lượng các
vấn đề tiềm ẩn về xã hội và môi trường trong
giai đoạn lập dự án sẽ hiệu quả về thời gian
và chi phí hơn là phải giải quyết chúng trong
giai đoạn khai thác, vì vậy TIA giúp các nhà
quản lý và quy hoạch ra những quyết sách
hợp lý, kịp thời.
Ở nhiều nước TIA là một yêu cầu bắt buộc
trước khi ra quyết định đầu tư một dự án. Tại
các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, New
Zealand, Singapore v.v, tiến trình TIA đã
được thể chế hóa bằng luật, được hướng dẫn
chi tiết và được chế tài thực hiện đầy đủ. Ở
các nước đang phát triển khu vực Đông Nam

Á như Indonesia, Philippines, mặc dù TIA đã
được luật hóa, nhưng triển khai thực hiện cịn
nhiều khó khăn do thiếu các tiêu chuẩn
hướng dẫn về trình tự, thủ tục, thiếu kiến
thức, kinh nghiệm và cả ngân sách, bên cạnh
những trở ngại về thói quen, quan niệm.
Bài báo này đề cập đến những vấn đề
chính trong khn khổ TIA qua nghiên cứu
tình hình thực hiện đánh giá tác động giao
thông ở một số nước trong khu vực và trên
thế giới, và đề xuất sớm xây dựng một cơ sở
pháp lý và một hướng dẫn kỹ thuật cho việc
thực hiện TIA cho các dự án phát triển CSHT
ở Việt Nam.

2. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA TIA

2.1. Các mục tiêu chính của TIA
Theo [2], các mục tiêu chủ yếu của một
nghiên cứu TIA bao gồm:
 Nhận diện những tác động của dự án
phát triển đến mạng lưới giao thông chung và
đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm giảm
thiểu các tác động tiêu cực.
 Đảm bảo sự kết nối, tính tiếp cận và tiện
lợi của dự án trong mối quan hệ với mạng
lưới giao thơng chung, khuyến khích vận tải
cơng cộng và giao thông phi cơ giới.
 Xác định các yêu cầu về giao thông của
dự án nhằm đưa ra các giải pháp thiết kế, bố
trí cơng trình mới hoặc nâng cấp CSHT nhằm
đáp ứng nhu cầu giao thông tương lai.
2.2. TIA trong tiến trình lập dự án
Điều kiện triển khai TIA: TIA không nhất
thiết phải được lập cho mọi dự án, mà chỉ yêu
cầu với các dự án có khả năng phát sinh đáng
kể lưu lượng xe. Theo kinh nghiệm của

112


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

Singapore, một TIA là cần thiết khi nó đáp
ứng các điều kiện về quy mô đối với từng

loại dự án, được phân thành các dự án xây
dựng khu nhà ở, khu văn phịng, khu mua
sắm, khu cơng nghiệp, khu giáo dục, khách
sạn, giải trí. Ví dụ: các trung tâm mua sắm có
tổng diện tích sàn lớn hơn 10,000m², hạy khu
văn phòng lớn hơn 20,000m² sẽ phải lập TIA
[2]. Phạm vi nội dung được đề cập trong một
TIA còn tùy thuộc đặc thù giao thơng của dự
án, ví dụ các dự án có tỷ lệ đi bộ và xe đạp
cao sẽ được xem xét ưu tiên.
Năm đánh giá: Năm đánh giá có thể là
năm đầu tiên khi đưa dự án vào hoạt động,
hay khi dự án được khai thác đầy đủ.
Singapore yêu cầu việc đánh giá thực hiện
vào năm thiết kế, thường là 5 năm sau khi dự
án bắt đầu hoạt động. Với các dự án được
xây dựng theo giai đoạn cần phải đánh giá
riêng cho mỗi giai đoạn. Thời điểm đánh giá
là thời điểm mà giao thông mạng lưới chịu
tác động nhiều nhất bởi giao thông phát sinh
từ dự án, thường tương ứng với các giờ cao
điểm buổi sáng và cao điểm buổi chiều.
Khu vực nghiên cứu đánh giá tác động TIA
bao gồm tất cả các điểm tiếp cận dự án và các
nút giao chính gần dự án (Hình 1). Khi quy
mơ dự án gia tăng thì phạm vi nghiên cứu có
thể mở rộng, căn cứ đặc điểm mạng lưới.

Hình 1. Phạm vi nghiên cứu của TIA
Đơn vị chịu trách nhiệm lập TIA: ở Úc

người lập dự án chịu trách nhiệm lập TIA. Ở
Singapore người lập dự án chỉ định một cơ
quan tư vấn có năng lực và tư cách pháp
nhân lập TIA trình lên cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.

2.3. Các nội dung cơ bản của một TIA
Một nghiên cứu TIA cần được chuẩn bị
với mức độ chi tiết phù hợp, bao gồm những
nội dung cơ bản sau [1]:
- Nghiên cứu các đặc thù của dự án phát
triển liên quan đến giao thơng;
- Đánh giá tình trạng giao thông và CSHT
hiện tại của mạng lưới giao thông khu vực
dự án;
- Dự báo lưu lượng giao thông phát sinh từ
dự án và lưu lượng giao thông tương lai;
- Đánh giá tác động của dự án phát triển
đến giao thông trong tương lai;
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu hay cải
thiện mạng lưới nếu cần thiết.
2.4. Tiến trình của một TIA
Tiến trình cụ thể của một TIA phụ thuộc
quy định của mỗi nước căn cứ vào quy mơ,
tính chất dự án, nhưng nhìn chung bao gồm
các bước sau đây (Hình 2):
1. Nghiên cứu các chi tiết về dự án phát
triển, nhất là các đặc tính liên quan đến
giao thơng.
2. Điều kiện giao thông và CSHT giao

thông hiện tại quanh khu vực dự án.
- Vị trí và loại, dạng của các đường ra vào
khu vực dự án.
- Tình hình giao thông và mạng lưới giao
thông quanh khu vực dự án, bao gồm chức
năng và cấp hạng đường, tình trạng đường và
an tồn giao thơng.
- Các cơng trình giao thơng cơng cộng và
giao thơng phi cơ giới hiện có.
- Năng lực khai thác của mạng lưới giao
thông vận tải hiện tại.
3. Dự báo giao thông tương lai: lưu lượng
giao thông đi và đến dự án vào giờ và ngày
cao điểm, cho kịch bản có và khơng có dự án.
4. Phân tích đánh giá giao thơng tương lai
- Phân tích năng lực thông qua của nút
giao và của các đoạn tuyến.
- Đánh giá tác động của dự án đến hiệu
quả khai thác mạng lưới và an tồn giao
thơng, đặc biệt tai các nút giao quan trọng.
5. Nghiên cứu các biện pháp giám thiểu
tác động hoặc đề xuất cải thiện mạng lưới.
6. Xem xét chấp thuận dự án.

113


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

1. Dự án phát triển

2. Khảo sát và phân
tích giao thông hiện tại

3. Dự báo lưu lượng
giao thông tương lai

4. Phân tích đánh giá điều
kiện giao thơng (ĐKGT)
tương lai

5. Các biện pháp giảm
thiểu

No

ĐKGT: Chấp
thuận?

Yes

6. Xem xét chấp thuận
dự án

Hình 2. Tiến trình chung của một TIA
3. TRAO ĐỔI

4. KẾT LUẬN

Ở Việt Nam, những năm gần đây chứng
kiến sự phát triển mạnh mẽ của các dự án

phát triển, đặc biệt là các khu nhà cao tầng ở
các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. Do khơng có quy định pháp lý,
việc cấp giấy phép xây dựng của nhiều dự án
không xét tới khả năng của hạ tầng giao
thơng, vì vậy ngay khi đưa dự án vào sử dụng
đã gây nên hiện tượng ùn tắc giao thông tại
các điểm ra vào, lan truyền ra mạng lưới giao
thông khu vực. Hiện tượng này ngày càng trở
lên nghiêm trọng về phạm vi và mức độ.
Ở nhiều nước TIA là yêu cầu bắt buộc
trong tiến trình thực hiện dự án, là một công
cụ ra quyết định của các nhà quản lý đô thị,
phục vụ cho sự phát triển bền vững. TIA ở
nước ta là một khải niệm tương đối mới, tuy
nhiên nhận thức đang ngày càng trở lên rõ
ràng. Nhiều ý kiến của các nhà quản lý, các
nhà quy hoạch, và một số đại biểu quốc hội
đều có chung quan niệm rằng TIA cho các dự
án phát triển là cần thiết và cấp bách.

Để triển khai một TIA trước hết cần một
khn khổ pháp lý nhằm thể chế hóa u cầu
đánh giá tác động giao thông, quy định rõ
mức độ và quy mô các dự án cần triển khai
TIA, vai trò quản lý của nhà nước và trách
nhiệm của các bên liên quan đến dự án. Ngồi
ra cần có một khn khổ kỹ thuật hướng dẫn
về nội dung, trình tự và phương pháp đánh
giá, làm cơ sở để triển khai thực hiện.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Guide to Traffic Impact Assessment (2017).
Department of Transport and Main Roads,
State of Queensland.
[2] Trans port Impact Assessment Guidelines
for Developments (2017). Land Trans port
Authority of Singapore.

114



×