Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu nhu cầu học tiếng trung của sinh viên trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.87 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ CƠNG THŨ0NG

NGHIÊN CỨU NHU CÀU HỌC TIÊNG TRUNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TÊ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH,

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
• NƠNG THỊ DUNG - HỒNG THỊ ÁNH

TÓM TẮT:

Bài báo tập trung nghiên cứu nhu cầu học tiếng Trung của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giúp Nhà trường đáp
ứng tốt nhu cầu học tập về tiếng Trung của sinh viên.
Từ khóa: tiếng Trung, học tập, sinh viên, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại
học Thái Nguyên.

1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hiện nay, việc nhiều doanh
nghiệp Trung Quốc, Đài Loan đến Việt Nam đầu tư
đã làm nhu cầu nhân lực biết tiếng Trung ngày một
tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực tiếng
Trung lại chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, về phương diện giáo dục, sự thiếu hụt
lực lượng giáo viên tiếng Trung ở bậc phổ thơng
cũng là bài tốn cần được giải quyết. Xuất phát từ
nhu cầu đó, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu
nhu cầu học tiếng Trung của sinh viên Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái
Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp để việc học
tập tiếng Trung của sinh viên có hiệu quả hơn.


2. Cơ sở lý luận
2.1. Khái niệm và các đặc điếm của nhu cầu
- Khái niệm:
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt của con người với
môi trường bên ngồi. Là cái mà “tơi cần, tơi
muốn, tơi thích”. Mỗi cá nhân lại có những nhu cầu
khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý, trình độ nhận
thức, mơi trường văn hóa,... khác nhau.

170 SỐ 10-Tháng 5/2022

- Đặc điểm của nhu cầu:
Khơng có nhu cầu nào là cố định mãi mãi, nó
ln biến đổi theo thời gian: Có thể trong giai đoạn
này bạn có nhu cầu A, nhưng chỉ 1 ngày sau bạn đã
chuyển sang nhu cầu khác. Các nhà làm marketing
cần có sự linh hoạt và theo dõi sự biến đổi trong nhu
cầu của khách hàng để có sự cải tiến về sản phẩm,
dịch vụ theo kịp với nhu cầu.
Các nhu cầu thường biến đổi theo quy luật nhất
định: Việc nghiên cứu và nắm bắt rõ ràng các quy
luật này sẽ giúp các nhà làm marketing ứng phó kịp
thời với sự thay đổi của thị trường, từ đó có những
giải pháp bán hàng, truyền thơng,... hiệu quả hơn.Ví
dụ đơn giản về sự biến đổi nhu cầu theo quy luật:
Trong lĩnh vực thời trang, 1 năm có 4 mùa xuân - hạ
- thu - đông, nên nhu cầu của khách hàng luôn luôn
thay đổi.Các nhà làm marketing luôn phải cập nhật
những xu hướng thời trang mới nhất của từng mùa,
có sự chuẩn bị kỹ càng cho một vụ mùa mới.

Người dùng không bao giờ thỏa mãn cùng một
lúc mọi nhu cầu: Khách hàng không bao giờ thỏa
mãn cùng một lúc mọi nhu cầu của họ. Mặc dù bạn


QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

thấy rõ ràng họ chắc chắn đang có nhu cầu về sản
phẩm hay dịch vụ, nhưng họ vẫn chần chừ khơng
quyết định mua hầng, vì nhu cầu đó chưa trở nên
câp bách, quan trọng nhât với họ.
Những nhu cầu khác sẽ được thỏa mãn trước rồi
mới đến nhu cầu này. Và cũng chẳng bao giờ có thể
thỏa mãn khách hàng được hoàn toàn, sau khi đáp
ứng nhu cầu này, sẽ ln phát sinh nhu cầu mới. Vì
vậy, hãy thật sự để tâm và nghiên cứu hành vi của
họ, sau đó đưa ra những giải pháp tốt nhát.
Các nhu cầu rất năng động: Điều này đôi khi
cũng khiến các nhà làm marketing đau đầu. Có
những khách hàng rõ ràng rất quan tâm và yêu
thích sản phẩm của bạn, nhưng sau đó lại mua sản
phẩm của đơ'i thủ. Nhu cầu rất năng động, thay đổi
thường xuyên, liên tục, vì vậy các marketer cần có
biện pháp thu hút khách hàng ngay từ những giây
phút đầu tiên khi nhu cầu của họ được khơi gợi lên,
nếu không họ sẽ chạy đến với đối thủ của bạn đó.
Nhu cầu là ham muốn khơng có giới hạn: Sự
tăng trưởng của các nhu cầu sẽ không bao giờ dừng
lại. Sẽ chỉ tăng lên mà thôi. Khi người ta ăn no mặc
ấm, họ sẽ có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, khi ăn ngon

mặc đẹp, họ lại muốn ăn đặc sản mặc độc đáo,...
Đây là lợi thế để khai thác cho những nhà làm
marketing khôn ngoan, nhu cầu của khách hàng là
khơng có giới hạn.
2.2. Tháp nhu cầu của Maslow
Hình J: Tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow (Hình 1) là bí quyết vàng
mở ra cánh cửa giải mã tâm lý và hành vi khách
hàng. Sau khi giải đáp được nhu cầu là gì, chúng ta
lại tiếp tục tìm hiểu các cấp bậc trong nhu cầu của
con người.
- Cấp độ 1: Nhu cầu về sinh lý
Đây là cấp độ nhu cầu cơ bản của con người để
tồn tại: được ăn, uống, thở, tình dục,... Tất cả các

yếu tô' căn bản cần được đáp ứng để con người có
thể tồn tại. Maslow cho rằng các nhu cầu ở cấp
cao hơn sẽ không phát sinh nếu nhu cầu cơ bản
không được đáp ứng. Nếu bạn không thực sự khỏe
mạnh, cơ thê đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy những
nhu cầu được công nhận, kiếm tiền, đi du lịch,... sẽ
chỉ là thứ yếu.
Các hình thức kinh doanh tương ứng với cấp
độ 1 của tháp nhu cầu Maslow là những đơn vị
kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng,
khách sạn, nhà nghỉ,... thỏa mãn nhu cầu cơ bản
của con người.
Các nhà làm marketing cần hiểu rõ về xu hướng
tính cách, thói quen hành vi và nhu cầu của nhóm

khách hàng mục tiêu để đưa ra chiến lược truyền
thông hiệu quả, kích thích và khơi gợi những nhu
cầu cơ bản của con người, khiến họ mong muốn
được trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ của bạn để
thỏa mãn nhu cầu đó.
- Cấp độ 2: Nhu cầu cảm thấy an tồn
Đây là một mức độ cao hơn trong tháp nhu cầu
Maslow. Những nhu cầu cảm thấy an tồn về tài
chính, sức khỏe, gia đình, tương lai,...
Các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm
là ví dụ điển hình trong việc đáp ứng thỏa mãn nhu
cầu này. Các chuyên gia marketing hãy tìm cách để
khách hàng biết rằng, sản phẩm hay dịch vụ của
bạn có thể giải quyết được nỗi lo lắng, sợ hãi của
họ, mang lại cho họ một cảm giác yên tâm, an toàn
về tương lai đầy biến động.
- Cấp độ 3: Nhu cầu xã hội
Con người không thể tồn tại một mình, họ cần có
một nơi thuộc về. Gia đình, trường học, cơng ty, tổ
chức tơn giáo,... là những nơi con người tìm kiếm
tình yêu và bày tỏ sự quan tâm đến người khác.
Các nhà làm kinh doanh hãy quan tâm cải tiến
dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình. Hãy khiến
khách hàng cảm thấy được quan tâm: gửi thiệp
chúc mừng sinh nhật, ngày lễ Tết, gọi tên khách
hàng khi nói chuyện,... với một thái độ thân thiện.
Chắc chắn họ sẽ rất ấn tượng và trung thành với sản
phẩm, dịch vụ công ty bạn.
- Cấp độ 4: Nhu cầu được tôn trọng
Đây là nhu cầu được thừa nhận, được người khác

quý mến, nể trọng trong các tổ chức xã hội mà con
người tham gia. Khi tìm hiểu nhu cầu khách hàng là
gì, chúng ta cần lưu ý đến vấn đề này. Hãy cho
khách hàng cảm nhận được họ là đặc biệt, quan
trọng với bạn và doanh nghiệp.

SỐ 10-Tháng 5/2022 171


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

- cấp độ 5: Nhu cầu thê hiện bản thân
Đây là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu
Maslow: được sống, làm việc theo đam mê và sở
thích, cơng hiến hết mình cho xã hội và cộng đồng.
3. Đốì tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nhu cầu học tiếng Trung của sinh
viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh
- Đại học Thái Nguyên. Những thuận lợi, khó khăn
trong quá trình đáp ứng nhu cầu học tập của sinh
viên và các giải pháp khắc phục.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu sử
dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp.
Số liệu sơ cấp: Đe đánh giá được rõ nhu cầu học
tiếng Trung của sinh viên tại trường, nhóm nghiên
cứu đã dựa vào nguồn số liệu sơ cấp thu thập được
thông qua khảo sát các sinh viên đang học tại
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh,

Đại học Thái Nguyên.
Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp so sánh.
4. Thực trạng nhu cầu học tiếng Trung của
sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
4.1. Kết quả khảo sát
4.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của tiếng
Trung
Biểu đồ 1 cho thấy 66,2% số lượng sinh viên
được khảo sát cho rằng tiếng Trung là ngoại ngữ
cần thiết đối với sinh viên sau khi ra trường. Điều
này là phù hợp với thực tế khi các doanh nghiệp
Trung Quốc đang không ngừng đầu tư vào Việt
Nam, trong đó có Thái Nguyên. Bên cạnh đó,
27,2% sinh viên cho rằng tiếng Anh cũng là một
ngơn ngữ sinh viên cần có khi đi làm.
Biểu đồ 2 cho thấy tỷ trọng lớn sinh viên tham
gia khảo sát đều cho rằng việc học tiếng Trung rất
quan trọng đối với sinh viên (40%) và ở mức độ
quan trọng cũng được sinh viên đánh giá cao với
33%. Có 25,5% số sinh viên khảo sát cảm thấy rằng
việc học tiếng Trung hay tầm quan trọng của tiếng
Trung là “Bình thường”, chỉ có 1,5% cho rằng tiếng
Trung khơng quan trọng. Kết quả khảo sát này cho
thấy tiếng Trung ngày càng quan trọng đối với sinh
viên, đặc biệt là trong điều kiện các doanh nghiệp
Trung Quốc ngày càng mở rộng đầu tư vào Việt
Nam như hiện nay.
Biểu đồ 3 cho thấy trong số các câu trả lời thu


172 SỐ 10-Tháng 5/2022

Biểu đồ 1: Loại ngoại ngữ mà sinh viên
thấy cần thiết

Biểu đồ 2: Tầm quan trọng của tiếng Trung

Biểu đồ 3: Sự quan tâm của sinh viên
tới tiếng Trung

• Rất quan tám
* quan tâm
i Bình thường

<1 Khơng quan tâm

• Quan tâm

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
thập thì có 43,2% số lượng câu trả lời cho thấy họ
“Rất quan tâm” tới nhu cầu học tiếng Trung, 27,6%
cảm thấy ở mức độ “Quan tâm” tới tiếng Trung.
Nhìn chung, tỷ lệ rất cao sinh viên có sự quan tâm
tới tiếng Trung và có nhu cầu học tiếng Trụng.
Biểu đồ 4 cho thấy có 43,7% sinh viên học tiếng
Trung vì “Sở thích, dam mê”, đây là lựa chọn cao
nhát cho thây sở thích của người học quyết định rất



QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

Biêu đơ 4: Mục đích học tiếng Trung của sinh viên
Học vi sở thích, đam ^■■■■1

■■■■■

Muốn tím một cống việc tốt. gà . ggggmn

76(43 7%)

■■■■ 73(42%)

Nâng cao nâng lưc và khả nản . ■■■■■

“tự học ở nhà” và “học trên mạng” là
chủ yếu (kết quả lựa chọn lần lượt là
23,8% và 25,4%).'Chỉ có 22,8% số

62 (35 6%)

lượng ứng viên trả lời rằng học tiếng
N1—1 (0.6%)
Trung qua các trung tâm ngoại ngữ.
AIM (0,6%)
Ngồi ra, có đến 43,4% số lượng câu
QIM (0,6%)
Ki-1 (0,6%)
trả lời cho biết họ chưa từng học qua
R|~ 1 (0,6%)

tiếng Trung.
0
20
60
Biểu đồ 6 cho thấy sinh viên hiện
Biểu đồ 5: Phương pháp học của sinh viên
nay khi học tiếng Trung muôn phát
triển tất cả các kỹ năng cần thiết bao
gồm ngữ pháp, nghe, nói, đọc, viết,
giao tiếp với 64,8% số lượng sinh viên
lựa chọn. Các kỹ năng độc lập tỷ lệ
lựa chọn tương đối thấp, trong đó cao
nhất là kỹ năng giao tiếp với 17,6%.
Như vậy, bên cạnh việc muốn phát
triển tất cả các kỹ năng tiếng Trung
Biểu đồ 6: Kỹ năng tiếng Trung muốn phát triển
cần thiết thì sinh viên có nhu cầu
nhiều với kỹ năng giao tiếp, đây là
một kỹ năng quan trọng và được vận
dụng nhiều nhất trong công việc và
cuộc sống của sinh viên.
Biểu đồ 7 cho thấy phần lớn sinh
viên khi tham gia học tiếng Trung đều
mong muốn rằng họ sẽ đạt được trình
độ cao cấp: 39,7% câu trả lời cho biết
Biểu đồ 7: Chứng chỉ tiếng Trung sinh viên muốn đạt
họ muốn đạt chứng chỉ HSK5 và 35,3%
câu trả lời cho biết họ muộn đạt được
chứng chỉ HSK6. HSK4 là mức độ cần
thiết để sinh viên có thể giao tiếp và

thực hiện các công việc hàng ngày, đây
cũng là mức độ tối thiểu mà các doanh
nghiệp hiện nay yêu cầu sinh viên cần
có. Với mức độ này thì có 23,1% số
lượng sinh viên lựa chọn. Như vậy,
thấy rằng, càng ngày sinh viên càng
mong muốn, đặt mục tiêu chứng chỉ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
tiếng Trung cao hơn.
4.1.3. Các yếu tố về một chương
lớn tới nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, có 42% cho
trình học tiếng Trung mong muốn
biết họ học tiếng Trung vì “Muốn tìm một cơng
Một chương trình học tiếng Trung thường bao
việc tốt”. Một lựa chọn chiếm tỷ lệ khá cao lên tới
gồm
nhiều yếu tố như học phí, số lượng học viên,
35,6% đó là “Nâng cao năng lực và khả năng của
thời gian học,....
bản thân”. Như vậy, chúng ta thấy rằng, sinh viên
Biểu đồ 8 cho thây mức học phí được sinh viên
hiện nay khi học tiếng Trung đã quan tâm đồng thời
cho
là hợp lý nhất là khoảng từ 2.000.000 cả lợi ích nghề nghiệp và nâng cao năng lực của
2.500.000
đồng/khóa học với tỷ lệ chọn là 43,9%.
bản thân.
Thực

đây

cũng là mức học phí mà các trung tâm
4.1.2.
Cách thức học tiếng trung của sinh viên
ngoại
ngữ
đang
áp dụng. 29,3% sinh viên được
Biểu đồ 5 cho thấy phần lớn ứng viên khảo sát
Đi du học Trung Quốc ■■■■■
Kĩ ab"1 (0.6%)

-47(27%)

SỐ 10-Tháng 5/2022 173


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG
Biểu đồ 8: Mức học phí khảo sát cho
một khóa học tiếng Trung

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

khảo sát cho rằng mức học phí phù hợp khoảng
2.500.000 - 3.000.000 đồng/khóa học. Nhìn
chung, mức học phí cho một khóa học hiện nay
được khảo sát là phù hợp với nhu cầu, khả năng
của sinh viên.
4.2. Đánh giá chung về nhu cầu học tập tiếng
Trung của sinh viên tại Trường
Hiện nay, biết 2 ngoại ngữ là một lợi thế cho

sinh viên trong quá trình tìm việc. Bởi vậy, kết quả
nghiên cứu cho thấy:
Các sinh viên tham gia khảo sát đều có nhu cầu
học tập ngoại ngữ thứ hai như mở ra một cơ hội mới
cho sinh viên khi ra trường. Tuy nhiên, hiện nay, số
lượng sinh viên tiếp cận được với chương trình học
tiếng Trung với mức học phí phù hợp cịn chưa
nhiều, do đó chưa đạt được hiệu quả cao trong học
tập nâng cao năng lực ngoại ngữ như mong muốn.
5. Một số đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu học
tập tiếng Trung của sinh viên tại Trường
Xuất phát từ thực tiễn phân tích số liệu về nhu
cầu học tập Tiếng Trung của sinh viên tại Trường,
nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp
trọng điểm như sau:
Giải pháp thứ nhất: tổ chức và thiết kế lại
chương trình đào tạo tiếng Trung. Xây dựng chương
trình tiếng Trung chuyên ngành theo nhu cầu của
người học bao gồm mục đích học, các kỹ năng và khu
vực kiến thức, chủ đề, hoạt động học, hình thức kiểm
tra, đánh giá,... cần được xem xét kỹ trong từng giai
đoạn thiết kế chương trình. Kết quả từ việc phân tích
nhu cầu sinh viên được trình bày ở phần trên nên
được dùng để xác định các thành tố nội dung chính
của chương trình tiếng Trung như mục tiêu, kỹ năng,
phương pháp,...
Bên cạnh đó, chương trình cần có sự phân bố
thời lượng hợp lý giữa từ vựng và ngữ pháp. Có như
vậy, người học mới thấy được việc học tiếng Trung


174 SÔ' 10-Tháng 5/2022

ở trường là thiết thực, từ đó tạo cho họ sự hứng thú
học tập. Cuối cùng, các hoạt động học trong giáo
trình nên được thiết kế tập trung nhiều vào hoạt
động theo nhóm hoặc theo cặp. Như vậy, sinh viên
có cơ hội để phát huy tính tích cực của mình và có
cơ hội làm quen với cách thức làm việc theo nhóm,
một kỹ năng rất cần thiết cho họ trong công việc
tương lai, một nguyện vọng của sinh viên điện tử
phản ánh qua kết quả khảo sát.
Giải pháp thứ 2: tổ chức và liên kết với các bên
liên quan, cần thiết phải xây dựng các quy định
mang tính chuẩn mức chung đối với giáo viên tiếng
Trung. Chuẩn này sẽ là căn cứ để quản lý chất
lượng giáo viên nhưng đồng thời cũng là kim chỉ
nam giúp giáo viên có định hướng rõ ràng hơn trong
việc tự bồi dưỡng, rèn luyện.
Cần thiết phải xây dựng mạng lưới liên kết giữa
các giáo viên tiếng Trung trong trường và các giáo
viên tại các trường đại học khác hay Trung tâm
ngoại ngữ. Trong các vân đề hiện nay của chương
trình dạy tiếng Trung, có những vấn đề có thể giải
quyết trong nội bộ bài giảng của một giáo viên
nhưng cũng có những vấn đề cần sự hợp lực của
nhiều người.
Cần thiết phải xây dựng mạng lưới liên kết với
các giáo viên tiếng Trung ở các nước, đặc biệt là
giáo viên bản địa người Trung Quốc. Học hỏi kinh
nghiệm của giáo viên bản địa sẽ giúp cho việc áp

dụng chương trình giảng dạy tiếng Trung tránh
những sai lầm.
Giải pháp 3. Giải pháp trong công tác lập
website hỗ trợ việc học tập và liên kết sinh viên với
các bên liên quan. Khi áp dụng chương trình giảng
dạy tiếng Trung trong trung tâm ngoại ngữ của
Trường, Nhà trường nên xây dựng một website
riêng để quản lý chương trình học đồng thời hỗ trợ
người học trong quá trình học tập như cung câp giáo
trình, tài liệu, thu thập ý kiến,... Bên cạnh đó,
website cịn đảm bảo sự liên kết giữa sinh viên với
giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy,
cung cấp các thông tin cần thiết về lớp học, hệ
thống kiểm tra. đánh giá người học,
Khi có hệ thống website hỗ trợ người học thì Nhà
trường cũng cần tiến hành tổ chức bộ phận quản lý
website, thường xuyên cập nhật và khắc phục những
sự cố để phụ vụ người học một cách tốt nhát.
Ngoài ra, khi thành lập website, Nhà trường
cũng cần tiến hành cập nhật, đưa các thông tin cần
thiết về chương trình học, hợp tác quốc tế với các
bên liên quan,... đến với sinh viên ■


QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Văn Hùng (Chủ biên), Huỳnh Văn Hồng, Phùng Ngọc Sơn, Trần Ngọc Hoàng, Trần Vũ Phi Băng
(2013). Giáo trình Marketing căn bản. TP. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tê TP. Hồ Chí Minh.

2. Trần Minh Đạo (Chủ biên) (2013). Giáo trình Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (2021), Niên giám Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh năm 2020, 2021.

4. Đại học Thái Nguyên (2021). Niên giám Đại học Thái Nguyên năm 2020, 2021.
Ngày nhận bài: 15/3/2022

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 13/4/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 23/4/2022
Thơng tin tác giả:

1. ThS. NƠNG THỊ DUNG
2. HOÀNG THỊ ÁNH

Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên

A STUDY ON THE NEEDS OF STUDENTS
AT THE UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS

ADMINISTRATION, THAI NGUYEN UNIVERSITY

FOR LEARNING CHINESE
• Master. NONGTHI DUNG'
• HOANG TH I ANH'

'University of Economics and Business Administration
Thai Nguyen University

ABSTRACT:

This study researches the needs of students at the University of Economics and Business
Administration, Thai Nguyen University for learning Chinese. Based on the study’s findings,
some solutions are proposed to help the university meet the need of its students for learning
Chinese.
Keywords: Chinese, studying, student, the University of Economics and Business

Administration, Thai Nguyen University.

So 10-Tháng 5/2022 175



×