Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại huyện chợ mới, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.28 KB, 8 trang )

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
TRẦN QUỐC GIANG
*
TRẦN PHƯỚC SANG
**
Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động không thể thiếu trong các trường phổ thông nhằm giúp học
sinh nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp và điều chỉnh lựa chọn nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động này vẫn chưa nhận được sự guan tâm đúng mức từ
phía các trường phổ thơng. Bài viết trình bày thực trạng cơng tác quản lý giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh các trường trung học phổ thông tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang và đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường phổ thông trên địa
bàn huyện.
Từ khoá: quản lý, giáo dục hướng nghiệp, học sinh, trường trung học phổ thông.

Vocational education is an indispensable activity in high schools, which helps students enhance
their career awareness and adjust their career choices. However, due to many different reasons,
this activity has not been paid much attention by high schools in our country. This paper presents
the current situation of vocational education management for high school students in Cho Moi
district, An Giang province, thereby proposing some solutions to improve the quality of vocational
education for students in high schools in the district.
Keywords: Management, vocational education, student, high school

Ngày nhận: 16/1/2022

Ngày đánh giá, phản biện: 5/2/2022

Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và
tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi
bật của kinh tế thế giới đương đại, đặt ra yêu


cầu đối với nền giáo dục Việt Nam là phải đào
tạo lớp người lao động mới, có khả năng làm
chủ được khoa học - cơng nghệ hiện đại. Để
đáp ứng yêu cầu này, công tác giáo dục hướng
nghiệp (GDHN) đóng vai trị quan trọng, nhằm
hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về tâm
thế lẫn kĩ năng để sẵn sàng lao động trong các
ngành nghề mà xã hội đang cần, đồng thời phù
hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân cũng
như hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, đến nay
chất lượng của hoạt động GDHN ở các trường
trung học phổ thông (THPT) tại huyện Chợ
* Ths Trần Quốc Giang, Hệ thống Trường Tuệ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh
** Trần Phước Sang, Hiệu trưởng Trường Trung học
"A ", tỉnh An Giang

Ngày duyệt đăng: 23/2/2022

Mới, tỉnh An Giang chưa cao. Điều này đặt ra
yêu cầu bức thiết phải nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động GDHN trong nhà trường
phổ thông để định hướng cho học sinh sau khi
tốt nghiệp ra trường.
1. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
ở các trường THPT tại huyện Chợ Mới

Trong nghiên cứu quản lý hoạt động GDHN
tại các trường THPT huyện Chợ Mới (năm học
2019-2020), trên cơ sở tham khảo số liệu tổng

kết công tác hướng nghiệp từ Sở Giáo dục và
Đào tạo An Giang và tiến hành khảo sát thực
tế 200 học sinh của ba trường THPT trên địa
bàn huyện, nhóm tác giả thu được kết quả:
100% giáo viên đều nhận thấy hoạt động
GDHN trong nhà trường THPT là "rất quan
trọng và cần thiết". Điều này chứng tỏ các
trường bước đầu đã quan tâm đến công tác

SỐ 42 (02-2022) I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I

73


THựC TÉ -KINH NGHIỆM
___ •_________________ •________

bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của giáo
viên về tầm qưan trọng của hoạt động GDHN
cho học sinh.
về phía học sinh, kết quả nghiên cứu cho
thấy nhóm ngành nghề được học sinh lựa
chọn nhiều nhất là "Ngành, nghề đó phải phù
hợp với sở thích, năng lực, tính cách và thể
chất của bản thân", chiếm (61,1%). Điều này
cho thấy, học sinh đã biết căn cứ vào năng lực,
tính cách, thể chất của mình cũng như những
yêu cầu của nghề và nhu cầu của xã hội để
chọn ngành, chọn nghề phù hợp. xếp thứ hai
là nhóm "Ngành, nghề đó phải có thu nhập

cao", chiếm 25%. Tuy nhiên, cũng có hơn
4,5% học sinh lựa chọn nhóm "Ngành, nghề
đó phải có địa vị cao trong XH"; 3,6% chọn
nhóm "được gia đình em thích" mà khơng
quan tâm đến vấn đề có phù hợp với bản thân
hay khơng. Đặc biệt, có 4,9% học sinh "Khơng
ỷ kiến" về tiêu chí lựa chọn ngành, nghề để
học sau khi tốt nghiệp THPT. Cuối cùng là
nhóm "Ngành, nghề đó phải có nhiều bạn
bè em chọn học", chỉ chiếm 0,9%. Kết quả
này cho thấy, với những xu hướng lựa chọn
ngành, nghề có phần lệch lạc của học sinh sẽ
tác động rất lớn đến năng lực nghề nghiệp
của các em trong tương lai và ảnh hưởng đến
hiệu quả của sự phân công lao động xã hội.
về công tác chỉ đạo hoạt động GDHN, kết
quả tại bảng 1 cho thấy: đối với mức độ thực
hiện công tác chỉ đạo hoạt động GDHN, có
điểm trung bình trong khoảng 2.25 đến 2.75
(từ "thỉnh thoảng" đến "thường xuyên");
điểm trung bình chung là 2.5, kết luận đạt
mức "thường xuyên". Đối với mức độ hiệu
quả của công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động
GDHN, có điểm trung bình trong khoảng 1.9
đến 2.8 (từ "ít hiệu quả" đến "hiệu quả");
điểm trung bình chung là 2.5, kết luận đạt
mức "hiệu quả". So sánh giữa mức độ thực
hiện và mức độ hiệu quả cho kết quả tương
đồng. Nội dung "Chỉ đạo giáo viên thực hiện
giáo dục hướng nghiệp theo mục tiêu, chương

trình, kế hoạch của từng khối lớp" có mức độ

74

thực hiện đạt điểm trung bình 2.75, xếp thứ
hạng 1; kết quả thực hiện đạt điểm trung bình
2.75, xếp thứ hạng 3. Điều này cho thấy các
trường THPT được khảo sát đã quan tâm đến
công tác GDHN cho từng khối lớp, từng bước
xây dựng và chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm
công tác GDHN phải dựa vào đặc điểm cụ thể
của học sinh từng khối để xây dựng kế hoạch
hướng nghiệp phù hợp.
Nội dung "Nhà trường huy động hiệu quả
nguồn kinh phí dành cho hoạt động giáo dục
hướng nghiệp" xếp thứ hạng không cao, mặc
dù mức độ thực hiện "thường xuyên" và đạt
kết quả thực hiện "hiệu quả". Nguyên nhân
do nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt
động này còn hạn chế, hầu hết các trường phải
tự huy động nguồn kinh phí của nhà trường
và nguồn xã hội hóa để phục vụ cho GDHN.
Nội dung "Chỉ đạo việc xây dựng chuẩn
đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh" xếp thứ hạng cuối cả về mức độ
(điểm trung bình 2.25) và kết quả thực hiện
(điểm trung bình 1.9). Nhìn chung, việc kiểm
tra đánh giá hoạt động GDHN được thực hiện
chưa phong phú, hầu nhu tập trung vào đánh
giá thơng qua trao đổi, trị chuyện với học

sinh. Điều này cho thấy, nhà trường chỉ chú
trọng việc thực hiện nội dung chương trình
GDHN của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định,
chưa quan tâm nhiều đến công tác chỉ đạo
việc xây dựng chuẩn đánh giá kết quả GDHN
cho học sinh.
về kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN,
bảng 2 cho thấy: về mức độ thực hiện có điểm
trung bình nằm trong khoảng từ 2.3 đến 2.75
(từ "thỉnh thoảng" đến "thường xuyên"), điểm
trung bình chung là 2.53, kết quả đạt mức độ
"thường xuyên". Đối với mức độ hiệu quả của
công tác kiểm tra thực hiện hoạt động GDHN,
có điểm trung bình khoảng từ 2.1 đến 2.8
(từ "ít hiệu quả" đến "hiệu quả"), điểm trung
bình chung là 2.46, kết quả đạt mức độ "hiệu
quả". So sánh giữa mức độ thực hiện và mức
độ hiệu quả cho kết quả tương đồng.

I TẠP CHÍ KINH TÊ VÀ QUẢN LÝ I số 42 (02-2022)


Bảng 1: Công tác chi đạo hoạt động GDHN
STT

NỘI DUNG

1

KẾT QUẢ


MỨC ĐỘ

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

Chỉ đạo giáo viên thực hiện GDHN theo mục tiêu, chương trình,
kế hoạch của từng khối lớp

2.75

1

2.75

3

2

Nhà trường đưa ra hướng dẫn rõ ràng, chi tiết cho giáo viên về
quy trình tổ chức hoạt động GDHN

2.7

3


2.8

2

3

Nhà trường có cung cấp thông tin cho giáo viên vể nhu cầu cán
bộ, người lao động kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất của địa phương và
trong vùng để giáo viên hướng nghiệp cho học sinh

2.3

6

2.5

4

4

Chỉ đạo việc thực hiện các hình thức, phương pháp hướng nghiệp
gây được sự hứng thú cho học sinh, điểu chỉnh hoạt động phối hợp
giữa các giáo viên để hiệu quả hướng nghiệp đạt cao

2.75

1

2.9


1

5

Chỉ đạo việc xây dựng chuẩn đánh giá kết quả GDHN cho học sinh

2.25

7

1.9

7

6

Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
phục vụ cho hoạt động GDHN.

2.38

5

2.38

5

7


Nhà trường huy động hiệu quả nguồn kinh phí
dành cho hoạt động GDHN

2.6

4

2

6

2.5

ĐTBC

2.5

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang.

Nội dung "Kiểm tra và đánh giá hoạt động
giáo dục hướng nghiệp thường xuyên theo kế
hoạch tổng thể của nhà trường" được thực
hiện "thường xuyên" (điểm trung bình 2.75)
và kết quả thực hiện nằm ở mức "hiệu quả"
(điểm trung bình 2.8). Đây là nội dung xếp thứ
hạng cao nhất trên cả hai phương diện đánh
giá. Kết quả này cho thấy đa phần các trường
điều tuân theo kế hoạch tổng thể vào đầu năm
học để thực hiện kiểm tra và đánh giá hoạt
động GDHN.

xếp thứ 2 cả về mức độ và hiệu quả thực
hiện là nội dung "Kiểm tra, đánh giá thông
qua báo cáo của giáo viên trực tiếp tham gia
hoạt động giáo dục hướng nghiệp", có điểm
trung bình trên cả hai phương diện điều là 2.7,
đạt mức độ "thường xuyên" và "hiệu quả".
Công tác "Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc
thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng
nghiệp" có mức độ thực hiện "thường xuyên"
(điểm trung bình 2.4) và kết quả thực hiện
"hiệu quả" (điểm trung bình 2.5). Nội dung
"Phối hợp các phương pháp để đánh giá hoạt
động hướng nghiệp" được thực hiện ở mức độ
"Thường xuyên" (điểm trung bình 2.5) nhưng

kết quả nằm ở mức "ít hiệu quả" (điểm trung
bình 2.5). Các trường thực hiện phối hợp các
phương pháp để đánh giá hoạt động GDHN,
tuy nhiên phần lớn các giáo viên đã quen với
cách kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch của
nhà trường, do đó khi triển khai phối hợp các
phương pháp kiểm tra, đánh giá các giáo viên
trong ban hướng nghiệp còn lúng túng. Đặc
biệt, nội dung "Kiểm tra và đánh giá qua việc
lập và theo dõi hồ sơ hướng nghiệp cá nhân
học sinh", hoạt động này đưa vào nội dung
giáo dục chỉ với thời lượng 1 tiết/1 chủ đề/ 1
tháng, do đó nhà trường chưa thực sự đầu tư
thời gian để xây dựng hồ sơ hướng nghiệp cho
học sinh.

Rõ ràng, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt
động GDHN được quan tâm nhưng chưa sâu
sát và đồng bộ. Qua trao đổi với đội ngũ cán
bộ quản lý và giáo viên, phần lớn cho rằng
nguyên nhân do nhà trường hiện nay đang
phải thực hiện nhiều mặt hoạt động giáo dục.
Hơn nữa, hoạt động GDHN thường chỉ ảnh
hưởng đến đối tượng học sinh cuối cấp và
thường tập trung vào thời gian cuối năm học
nên chưa được quan tâm đúng mức.

SỐ 42 (02-2022) I TẠP CHÍ KINH TÊ VÀ QUẢN LÝ I

75


THựC TÊ-KINH NGHIỆM
___ •__________________ •________
Bảng 2. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN
STT

KẾT QUÀ

MỨC Độ

NỘI DUNG

ĐTB

Hạng


ĐTB

Hạng

1

Kiểm tra và đánh giá hoạt động GDHN thường xuyên theo kế hoạch
tổng thể của nhà trường

2.75

1

2.8

1

2

Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc GDHN

2.4

4

2.5

3


3

Kiểm tra, đánh giá thông qua báo cáo của giáo viên trực tiếp
tham gia hoạt động GDHN

2.7

2

2.7

2

4

Kiểm tra và đánh giá qua việc lập và theo dõi hổ sơ hướng nghiệp
cá nhân học sinh

2.3

5

2.1

5

5

Phối hợp các phương pháp để đánh giá hoạt động hướng nghiệp


2.5

3

2.2

4

ĐTBC

2.53

2.46

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang.

về mức độ gây khó khăn trong cơng tác
quản lý hoạt động GDHN, bảng 3 cho thấy:
yếu tố gây khó khăn nhiều nhất đến cơng tác
quản lý hoạt động GDHN là "Kinh phí dành
cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp cịn
hạn chế" (điểm trung bình 3.4), có mức độ
khó khăn "nhiều" chiếm 42,9%. Nhà trường
chưa có nguồn tài chính phục vụ cho cơng tác
GDHN, do đó nhà trường rất ít phối hợp với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức các
hoạt động hướng nghiệp cho học sinh theo
hình thức "học tập thơng qua lao động kỹ
thuật và lao động sản xuất", về nguồn kinh
phí chi trả giáo viên, các trường đều có chế độ

chi trả để khuyến khích và động viên cho các
giáo viên làm cơng tác GDHN nhưng nguồn
kinh phí này cịn hạn chế, do đó khơng đủ để
hỗ trợ và khuyến khích giáo viên đầu tư và
nâng cao chất lượng các kế hoạch hoạt động
GDHN cho học sinh.
Đi kèm với nguồn tài chính hạn chế là "Điều
kiện thời gian, cơ sở vật chất cho các hoạt động
GDHNkhông đầy đủ", 76,9% cán bộ quản lý
thừa nhận yếu tố này đã gây khó khăn "nhiều"
và "vừa" đến công tác quản lý HĐGD.
Công tác hướng nghiệp chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức, do đó yếu tố "Kiến
thức và phương pháp GDHN của một số giáo
viên chủ nhiệm và giáo viên phụ trách" được
đánh giá có mức độ gây khó khăn "vừa" (điểm
trung bình 2.9). Hầu hết các giáo viên thực
hiện GDHN là giáo viên kiêm nhiệm từ các bộ
76

mơn khác, do đó các thầy cơ đều chú trọng
vào công tác chuyên môn để nâng cao năng
lực giảng dạy bộ mơn mà mình phụ trách mà
chưa quan tâm đến việc tự bồi dưỡng, nâng
cao kiến thức và phương pháp GDHN.
về định hướng lựa chọn nghề nghiệp của học
sinh, kết quả điều tra thực tế cho thấy hoạt động
GDHN nói chung chưa hiệu quả. Trong những
hoạt động GDHN được các trường thực hiện,
"dạy nghề phổ thông" là hoạt động được tiến

hành thường xuyên nhất, nhưng việc này mới
chỉ giúp học sinh hình thành những tri thức, kĩ
năng cơ bản, sơ đẳng về nghề, chưa có tác dụng
nhiều đến quyết định chọn nghề của học sinh
(do có đến 65% học sinh chọn học ở bậc đại học,
chỉ 5% chọn học ở các trường nghề, đặc biệt hơn
là số học sinh sẽ làm nghề phổ thông sau khi ra
trường là 10 em, chiếm tỉ lệ 8%).
về những yếu tố ảnh hưởng đến việc GDHN
của học sinh, thông qua khảo sát 80 các bộ
quản lý, kết quả cho thấy có đến 18,75% chịu
ảnh hưởng từ sự tác động của bạn bè; 43,75%
chịu ảnh hưởng của gia đình và 21,25% chịu
ảnh hưởng từ các phương tiện thơng tin đại
chúng. Điều đó cho thấy, nguồn thơng tin giúp
học sinh có được sự hiểu biết về nghề nhiều
nhất lại khơng đến từ phía nhà trường nên
học sinh gặp nhiều khó khăn trong q trình
lựa chọn nghề nghiệp tương lai, trong đó, khó
khăn lớn nhất là "khơng biết nghề em chọn có
những u cầu gì về phẩm chất và năng lực" và
"không biết bản thân phù hợp với nghề nào".

I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I SỐ 42 (02-2022)


Bảng 3. Mức độ gây khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động GDHN
TT

MỨC Độ GÃY KHĨ KHĂN


MỨC Độ

Nhiều

Vừa

ít

Khơng

ĐTB

Hạng

1

Sự chỉ đạo từ Bộ Giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục
vể hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa sâu sát.

0

28.6

57.1

14.3

2.1


8

2

Nhận thức của cán bộ quản lý về nội dung và phương thức
quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp thiếu rõ ràng

28.6

14.3

57.1

0

2.7

4

3

Kiến thức và phương pháp giáo dục hướng nghiệp của
một số GVCN và GV phụ trách công tác hướng nghiệp
còn hạn chế

14.3

57.1

28.6


0

2.9

3

4

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà
trường (GVCN, GV bộ mơn, đồn, đội) và ngồi nhà
trường (gia đình học sinh và các lực lượng xã hội) trong
công tác giáo dục hướng nghiệp chưa thống nhất và
thiếu đồng bộ.

0

71.4

28.6

0

2.7

4

5

Học sinh và gia đình học sinh ít quan tâm đến hoạt

động giáo dục hướng nghiệp ở trường

0

57.1

42.9

0

2.6

6

6

Những tác động khơng tích cực từ mơi trường kinh tê xã hội đến công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp

14.3

42.9

42.9

0

2.7

4


7

Điểu kiện thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật,
thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng
nghiệp không đầy đủ.

28.6

42.9

28.6

0

3

2

8

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo chuyên
để, SKKN liên quan đến hoạt động giáo dục hướng
nghiệp chưa được chú trọng

0

57.1

42.9


0

2.6

6

9

Kinh phí dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp
còn hạn chê

42.9

28.6

28.6

0

3.4

1

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang.

Từ những thực tế trên cho thấy, hoạt động
GDHN ở các trường THPT huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang vẫn tồn tại những hạn chế do
một số nguyên nhân khách quan sau:

Tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn lúng
túng, chưa gắn với thực tế địa phương. Một số
ngành nghề truyền thống không đủ điều kiện
phát triển, một số ngành nghề mới hình thành.
Việc huy động các lực lượng trong và ngồi
nhà trường cùng tham gia vào hoạt động
GDHN còn thiếu chặt chẽ, chưa tạo được sức
mạnh tổng hợp.
Từ nhận thức đến việc tổ chức hoạt động
GDHN ở các trường còn bộc lộ nhiều biểu hiện
yếu kém; đa số hiệu trưởng các trường chưa
xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình,
cơng tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo; kiểm tra,
đánh giá, hầu như không thực hiện. Hầu hết

đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách
hoạt động GDHN chưa được đào tạo.
Học sinh sinh sống trong những vùng có
nhiều đặc điểm khác nhau về phong tục tập
quán, kinh tế, điều kiện tự nhiên nên hoạt
động GDHN gặp nhiều khó khăn, khơng đồng
bộ và bất cập.
Cơ sở vật chất trong các nhà trường như
phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học
còn thiếu; khơng có giáo viên chun trách tư
vấn nên khó cho học sinh lời khuyên phù hợp
khi chọn nghề.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nghề
nghiệp và hướng nghiệp học sinh ờ các trường THPT
huyện Chợ Mới


Một là, thành lập bộ phận tư vấn giáo dục
hướng nghiệp ở trường THPT

SỐ 42 (02-2022) I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I

77


THựC TÉ -KINH NGHIỆM
___ •_________________ •__
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay huyện Chợ tổ nhóm, cá nhân trong nhà trường, định rõ
Mới chưa có tổ chức bộ máy tư vấn hướng thời gian, tiến độ để mọi người tuân thủ thực
nghiệp bài bản, nên cần thiết phải đưa công hiện. Ngồi ra, cần chú trọng cơng tác dự báo
tác tư vấn nghề vào nhà trường THPT và các nguồn nhân lực trong tư vấn nghề cho học
trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật sinh cuối cấp, giúp các em định hướng đúng
tổng hợp. Hoạt động tư vấn nghề cần phải trong việc học tập sau cấp trung học cơ sở và
được tiến hành trong suốt quá trình học tập THPT.
Hai là, tìm hiểu nguyên vọng nghề nghiệp,
của học sinh. Giới thiệu cho các em về thế giới
phân
loại học sinh theo hướng nghề nghiệp
nghề nghiệp, hệ thống đào tạo nghề tại các
Ngay từ đầu năm lớp 10, cần khảo sát để
trường cao đẳng, đại học và các trường nghề.
Trong tình hình hiện nay, các trường chưa thể phân tích triển vọng của học sinh về cơng việc
có giáo viên tư vấn chun nghiệp thì có thể mong muốn của các em sau khi tốt nghiệp. Từ
là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, giáo đó, các trường sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục
viên kỹ thuật - những người có hiểu biết nhất nghề nghiệp và phân loại nghề nghiệp cho
định về tâm lý giáo dục, có năng lực giao tiếp học sinh từng khối lớp. Thông thường, học

với học sinh và cha mẹ học sinh, các cựu học sinh lớp 10 chọn học đại học và đi làm ngay,
sinh hoặc cha mẹ học sinh am hiểu về nghề. tỷ lệ chọn học tại các trường nghề còn thấp.
Cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên tư vấn Hầu hết học sinh chọn con đường sự nghiệp
nghề nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động của mình mà không xem xét hiệu quả các yếu
tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ tố sau: năng lực, lý lịch và nhu cầu xã hội.
thông. Tổ chức cộng tác viên tư vấn hướng Tuy nhiên, trên cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
nghiệp, thu hút từ các trường cao đẳng, đại hướng nghiệp liên tục, học sinh lớp 11 và học
học, các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất sinh lớp 12 dần thay đổi lựa chọn con đường
nghề nghiệp và do đó, nhận thức về nghề
đóng trên địa bàn.
Thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp theo nghiệp của các em ngày càng cao.
đúng quy định của Điều lệ trường phổ thông
Ba là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm
với các thành viên là những cá nhân có năng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đối với
lực, nhiệt tình, trách nhiệm. Hiệu trưởng có cơng tác giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp.
Đổ phát huy tính thần trách nhiệm của cán
thể trực tiếp phụ trách hoặc phân cơng cho
một Phó hiệu trưởng đảm trách. Từng thành bộ quản lý, trước hết là trách nhiệm của người
viên trong tổ hướng nghiệp cần được xác hiệu trưởng. Hiệu trưởng cần nêu rõ tầm quan
định rõ quyền hạn và nhiệm vụ, đồng thời tạo trọng của công tác tư vấn và hướng nghiệp đối
điều kiện về thời gian, vật chất kinh phí để với sự phát triển của xã hội nói chung và mỗi
họ thuận lợi trong cơng tác. Tổ chức trao đổi cá nhân học sinh nói riêng. Theo đó, các nhà
rút kinh nghiệm giữa tổ hướng nghiệp với các quản lý cần thừa nhận trách nhiệm của mình
giáo viên và giữa các giáo viên với giáo viên về trong việc thực hiện giáo dục nghề nghiệp và
GDHN là rất quan trọng.
hướng nghiệp.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
Phịng hướng nghiệp cần có kế hoạch
hướng nghiệp cụ thể, rõ ràng. Ke hoạch phải GDHN trong thời gian tới, cần phải có một đội
đạt được các mục tiêu về giáo dục bao gồm ngũ các bộ quản lý, giáo viên phụ trách GDHN

kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chun
của chương trình, đáp ứng được các mục tiêu mơn sâu, có năng lực sư phạm về dạy nghề
giáo dục của ngành, của sở đưa ra hàng năm và hướng nghiệp, nhất là có tay nghề thực
và các con đường để đạt mục tiêu đó. Ke hoạch hành giỏi. Đổ có giáo viên tham gia GDHN
cũng phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ở các trường THPT cần tận dụng hết đội ngũ
78

I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I số 42 (02-2022)


giáo viên chủ nhiệm sẵn có cùng với giáo viên
kỹ thuật, dạy nghề tại trường. Tiếp đó, phải
thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ này để nâng
cao tay nghề, thực hiện tốt hơn vai trị của
mình trong GDHN.
Bốn là, đổi mới công tác chỉ đạo, giám sát,
kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động GDHN
Giáo viên tiếp xúc trực tiếp với học sinh,
và do đó, có thể gây ảnh hưởng lớn đến học
sinh, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy,
cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo
viên trong công tác giáo dục nghề nghiệp và
hướng nghiệp thông qua các cuộc họp, sinh
hoạt chuyên môn của nhà trường. Giáo viên
cần nhận thức rõ rằng giáo dục nghề nghiệp
và hướng nghiệp là trách nhiệm của tồn nhà
trường chứ khơng chỉ của cán bộ quản lý, giáo
viên chủ nhiệm và gia đình học sinh. Nên phân
cơng nhiệm vụ cụ thể, có trách nhiệm gắn
với từng việc và kiểm tra việc thực hiện của

từng giáo viên; tổ chức công tác tập huấn, bồi
dưỡng cho giáo viên; phát huy, tạo điều kiện
cho giáo viên dạy môn kỹ thuật công nghiệp,
kỹ thuật nông nghiệp tham gia GDHN và dạy
nghề phổ thông cho học sinh tại trường.
Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN
tại nhà trường, đánh giá giáo viên ln phải
bảo đảm tính khách quan, chính xác, cơng
bằng, kết quả đánh giá chung được coi là tiêu
chí để đánh giá thi đua của tổ nhóm chun
mơn. Tổ tư vấn hướng nghiệp phải lập được
kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên
đề của GDHN. Hiệu quả của GDHN cũng
giống như hiệu quả của hoạt động giáo dục
khác, nó khơng thể thực hiện ngay tức thời mà
phải sau một thời gian dài, khi học sinh đã ra
trường, thậm chí khi đã trưởng thành, thành
đạt trong cơng tác. Vì vậy, để đánh giá hiệu
quả công tác của giáo viên thực hiện GDHN,
cần căn cứ vào các mức độ hoạt động của từng
cá nhân. Có thể xây dựng chuẩn đánh giá của
nhà trường thông qua các tiêu chí: tiến độ
thực hiện, ngày giờ cơng, nền nếp giảng dạy,
nền nếp sinh hoạt chuyên môn, sự tham gia
hoạt động do thầy cô tổ chức.

Năm là, nâng cao nhận thức của học sinh
và phụ huynh về tầm quan trọng của việc
nghiên cứu nghề nghiệp trước khi quyết định
lựa chọn nghề nghiệp

Nhận thức của học sinh và phụ huynh có
vai trị quyết định trong việc giáo dục nghề
nghiệp và hướng nghiệp. Thơng thường, gia
đình và học sinh chỉ quan tâm đến vấn đề thi
đỗ đại học, chứ chưa phải học xong nên làm
gì. Do đó, tất cả các phép đo đều hướng tới
việc xây dựng sự hiểu biết và thay đổi nhận
thức của phụ huynh và học sinh.
Đối với học sinh: Nội dung và chương trình
được xây dựng theo quan điểm chủ đề để học
sinh chủ động tìm hiểu thơng tin cơ bản về
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, đất nước, về thị trường lao động, về
thế giới nghề nghiệp và những cơ sở đào tạo...
Các chủ đề hướng nghiệp được xây dựng trên
quan điểm hướng tới các hoạt động học tập
đa dạng của học sinh như điều tra, xử lí thơng
tin, trao đổi, thảo luận, giải quyết tình huống,
tham quan.
Đối với cha mẹ học sinh: Đội ngũ quản lý
và giáo viên cần nhận thức rõ được vị trí và vai
trị của cha mẹ học sinh trong GDHN. Cha mẹ
học sinh phải giúp các con em họ chọn nghề
phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Vì vậy, người quản lý cần có những tác động
tới cha mẹ học sinh.
Đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ
trách hoạt động hướng nghiệp: cần làm cho
mọi người nhận thức rõ bản chất, nội dung,
yêu cầu của hoạt động hướng nghiệp và cách

thức tổ chức các con đường hướng nghiệp.
Hướng nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của
những người có trách nhiệm mà còn là nhiệm
vụ chung của tất cả giáo viên trong nhà trường.
Ngoài định hướng cho học sinh, cần tác động
đến gia đình để ủng hộ, tạo điều kiện cho học
sinh lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Sáu là, tăng cường sự tham gia của cộng
đồng, các trường dạy nghề trong giáo dục,
đào tạo hướng nghiệp cho học sinh.
Hiện nay, các trường ít được hỗ trợ kinh phí

SỐ 42 (02-2022) I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I

79


THựC TÉ -KINH NGHIỆM
___ •_________________ •________
cho cơng tác giáo dục nghề nghiệp và hướng
nghiệp. Do đó, điều cần thiết là các tổ chức
xã hội, doanh nghiệp, trường cao đẳng và
trường đại học nên đầu tư vào các hoạt động
này bằng cách tạo điều kiện cho học sinh
tham quan cơ sở hoặc tham gia các buổi làm
việc, mời các doanh nhân thành đạt, cựu học
sinh thành đạt tham gia các hoạt động hướng
nghiệp, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm với học
sinh để chia sẻ thông tin về nghề nghiệp hoặc
hướng nghiệp.

Thúc đẩy việc sử dụng thông tin, truyền
thông trong giáo dục nghề nghiệp và hướng
nghiệp là cần thiết. Đây là kênh giao tiếp
chính, do đó những thơng điệp có thể nhanh
chóng đến được với một lượng lớn khán giả
bao gồm cả phụ huynh và học sinh.
Bảy là, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
GDHN trong nhà trường THPT
Đổ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
GDHN của giáo viên, việc thực hiện nội dung
và các phương pháp dạy học GDHN thì thiết bị
dạy học đóng vai trị rất tích cực. Có thể khẳng
định, thiết bị là bộ phận không thể thiếu của
nội dung và phương pháp GDHN. Cùng với
đó là cải tiến phương tiện dạy học phù hợp
với mục tiêu, nội dung, phương pháp. Bối
cảnh xã hội ln có sự biến động, do đó địi

hỏi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
GDHN cũng từng bước được đổi mới, phương
tiện thiết bị cũng phải cải tiến, thì mới phát
huy được tác dụng. Các loại thiết bị có thể kể
đến như tranh ảnh, báo chí, tài liệu giới thiệu
các ngành nghề; tư liệu tranh ảnh giới thiệu
các trường đào tạo công nhân kĩ thuật... Bảo
đảm tốt các điều kiện phục vụ như điện nước,
khơng khí, ánh sáng, độ che tối... đáp ứng
theo u cầu của mỗi mơn nghề. Xây dựng
phịng học chun môn bảo đảm tiêu chuẩn,

xây dựng cảnh quan môi trường phục vụ hoạt
động dạy học nghề phổ thông.
Giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp
cho học sinh ở trường phổ thông có ý nghĩa
vơ cùng to lớn, làm thay đổi mạnh mẽ nhận
thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên
về vai trò của giáo dục nghề nghiệp và hướng
nghiệp trong kế hoạch năm học. Những biện
pháp đưa ra xuất phát từ thực trạng đặc thù
của địa phương, nếu được triển khai thực hiện
một cách đồng bộ sẽ tạo bước chuyển biến
quan trọng, có tính đột phá đối với việc tăng
cường quản lý hoạt động GDHN cho học sinh
các trường THPT tại huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang, góp phần đáp ứng nhu cầu chuyển đổi
cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực địa phương
trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết số 29-NQ/
TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chương trình giáo dục phổ
thơng - Chương trình tổng thể, HN. 2018.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: TỔ chức tư vấn hướng

80


nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm, lớp học sinh
cấp trung học phổ thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2013.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Văn bản số 3119/BGDErĐTGDCN về hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục
hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học
sinh phô thông, HN. 2014

I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I số 42 (02-2022)



×