MỘT SỐ GIẢI PHÁP: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN
CỦA CÁC MÔN HỌC KHÁC VÀO BÀI DẠY NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG
ĐỜI SỐNG KINH TẾ - LỊCH SỬ 6
I. Lý do chọn giải pháp
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây
được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Việc vận dụng kiến thức
liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích, nó khơng những
giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ
dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các
vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt mơn học đó và áp dụng
giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thơng minh với nhiều cách giải quyết khác
nhau[1]..
Việc sử dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp sẽ giúp học sinh hiểu được sâu sắc
các vấn đề lịch sử, nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy
được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội[2]...Việc sử dụng kiến
thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều mơn học
khác. HS phải biết đặt các khái niệm đã học trong từng môn học cũng như giữa các mơn
học khác nhau, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức.
Đặc biệt từ việc hình thành được những biểu tượng lịch sử cụ thể, sinh động thơng
qua vận dụng tích hợp các kiến thức liên môn sẽ tạo nên những gợi cảm mới, tác động
mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, sẽ đem lại hiệu quả tích hợp giáo dục sâu
sắc trong nhiều chủ đề theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học
và cải tiến nội dung sách giáo khoa ở THCS là một bước tiến quan trọng của giáo dục
Việt Nam nhằm
Lịch sử và và các mơn học liên quan có một vai trò rất quan trọng trong việc cung
cấp cho học sinh về những mốc son về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật Lịch sử tiêu biểu
theo dòng thời gian từ buổi đầu dựng nước tới nay, hay những sự vật, hiện tượng và các
mối quan hệ địa lý đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Thơng qua
những kiến thức đó mơn học Lịch sử và các môn học liên quan rèn luyện cho học sinh
các kỹ năng cơ bản của việc quan sát và nhận biết các sự vật hiện tượng, các sự kiện Lịch
sử để trình bày những hiểu biết của bản thân bằng lời nói và bài viết, biết vận dụng một
cách linh hoạt vào thực tiễn của cuộc sống. Qua đó bồi dưỡng và phát triển cho các em
thói quen ham học hỏi, tìm hiểu và xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc. Một trong
những mục tiêu trọng điểm của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống địi hỏi
nội dung chương trình mơn Lịch sử và các môn học liên quan phải cung cấp cho các em
những thông tin, sự kiện hoặc những giá trị về Lịch sử của địa phương, nơi học sinh đang
sinh sống. Nhưng cho đến nay nội dung chương trình mơn học Lịch sử ở THCS cịn rất ít
1
(ở lớp 6 chỉ có 1 tiết/tuần nên khơng đủ cung cấp hết kiến thức cho cho học sinh). Chính
vì thế trong q trình dạy và học về mơn Lịch sử tôi đã vận dụng các kiến thức môn học
khác để các em u thích mơn học Lịch sử hơn và đó cũng là lý do mà tơi chọn đề tài
“Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những
chuyển biến trong đời sống kinh tế- Lịch sử 6” làm giải pháp áp dụng cho mình.
II. Cơ sở của biện pháp
1. Cơ sở lý luận
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan
tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần
hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh[4].
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận
khác nhau một cách hịa hợp, tương thích trong một tổng thể[5]. Dạy học tích hợp được
hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về q trình học tập và q trình dạy
học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp,
năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh
so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ[6]. Các sự vật, hiện
tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể
tổng hợp, hồn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau[7]
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng
kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi
Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để
giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự
học, tự nghiên cứu của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn
đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đơi với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào cơng tác giáo dục
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội
dung liên quan đến nhiều mơn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ
thông tin trong dạy học.
Thực trạng việc dạy bộ mơn nói chung, mơn Lịch sử lớp 6 nói riêng mặc dù quan
niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt được là chưa
cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính
tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên mơn trong mơn Lịch
sử. Q trình vân dụng tích hợp liên mơn vào trong bài dạy cịn gặp nhiều lúng túng nên
2
trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà
thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ mơn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi
nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ mơn nhẹ, khơng
có tác dụng nhiều trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ mơn khi thấy
mình đã có đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề
các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.Mỗi một bài dạy và học
Lịch sử có vai trị quan trọng đối với cả thầy và trò. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả
dạy học, tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn của các môn học khác vào
bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lịch sử 6”
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+Trong q trình dạy học mơn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải
dạy những kiến thức có liên quan đến các mơn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về
những kiến thức liên mơn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích
hợp liên mơn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể
mà thôi
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trị của giáo viên khơng
cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động
học của học sinh cả ở trong và ngồi lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ mơn liên quan có
điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức
mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc
kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..
+ Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy
tích hợp, liên mơn.
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là
cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên mơn.
- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên
ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điều
kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.
b. Khó khăn
- Đối với giáo viên
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ
đề tích hợp, liên mơn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương
trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời
3
bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích
hợp, liên mơn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình
hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho
giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy
học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
- Đối với học sinh:
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này,
đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ
lẫm và khó bắt kịp.
+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy
định các mơn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém
mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (mơn phụ).
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Giải pháp 1: Các nguyên tắc tích hợp
- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phải nhằm tới
mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo nên con người có
khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc
- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự
vật, hiện tượng
- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những mơn học được được
tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có thuận lợi trong
học tập và vận dụng vào cuộc sống
- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng
liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập
- Tránh gị ép, ơm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các mơn học
có liên quan chỉ đóng vai trị cơng cụ cho nội dung chính. Nội dung và các hoạt động
phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực của người học.
Giải pháp 2: Tìm hiểu chương trình, SGK các mơn học khác -> Chọn các nội dung có
liên quan đến bộ mơn Lịch Sử và bài học này
Như đã trình bày ở phần II, trong chương trình, SGK các mơn học khác có rất
nhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp trong mơn Lịch Sử - nhất là mơn Văn, Địa Lí,
GDCD, Âm Nhạc,Mĩ Thuật . . . Do vậy việc tìm hiểu chương trình, SGK các mơn học
khác để chọn các nội dung có liên quan đến bộ mơn Lịch Sử là việc làm cần thiết không
những phục vụ cho việc giảng dạy Lịch Sử của GV mà còn giúp HS liên tưởng, củng cố
các kiến thức của các môn học khác.
Học sinh biết sử dụng kiến thức của các môn học như Địa lý ( để giới thiệu một số
địa điểm trên lược đồ và đặc điểm của địa hình nước ta), Vật lí (để biết được q trình
4
nấu chảy quặng để lọc ra kim loại…), Ngữ văn (để thấy được vai trò của lúa gạo đối
với cuộc sống của con người, qua các câu chuyện, ca dao, tục ngữ….), Âm nhạc (khắc
sâu hình ảnh hạt gạo và sự lao động cần cù, vất vả của người lao động)... vào nội dung
bài học.
Giải pháp 3: Các biện pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên mơn trong bài học
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên mơn vào bài học giáo viên cần thực hiện các bước
sau:
a. Khái quát bố cục của bài học
Bài học được chia làm 3 phần
Phần 1: Tìm hiểu thơng tin sự kiện
Phần 2: Nội dung bài học: Chia làm 4 nội dung nhỏ:
- Nội dung thứ nhất: Công cụ sản xuất được cải tiến
- Nội dung thứ hai: Thuật luyện kim ra ®êi
- Nội dung thứ ba: Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Nội dung thứ tư: Vẽ sơ đồ tư duy
Phần 3: Bài tập
b. Xác định các mơn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học
nước Âu Lạc
* Tích hợp mơn Địa lí
Trước khi vào bài mới, giáo viên giới thiệu về thực trạng cảnh quan nước ta: Thời
xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, nhiều sơng suối, có
vùng ven biển dài: khí hậu hai mùa nóng – lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ
cây, muông thú và con người. Trong quá trình sinh sống con người từng bước di cư, mở
rộng vùng cư trú...và đây là thời điểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế.
Cùng với liên mơn Địa lí, giáo viên giới thiệu những địa điểm phát hiện những
công cụ được cải tiến vào thời kì này như: Phùng Nguyên (Phú Thọ), Lung Leng (Kon
Tum), hay những nơi phát hiện kim loại đầu tiên đó là: Hoa Lộc (Thanh Hóa), Phùng
Nguyên (Phú Thọ). Đồng thời giáo viên cũng chỉ rõ cho học sinh thấy được ở Đồng
bằng, ven các con sông lớn - nơi có điều kiện đất đai màu mỡ, đủ nước tưới...thuận lợi
cho nghề nông trồng lúa phát triển. Và GV cũng cho HS thấy được để mở rộng vùng cư
trú thì con người cần phải làm gì? Đó chính là sự cải tiến về công cụ lao động.
Công cụ lúc đầu của người ngun thủy là những cơng cụ đá cịn thơ sơ, chưa có hình thù
rõ ràng, nhưng nhờ q trình lao động con người ngày càng cải tiến hơn nữa trong kĩ
thuật chế tác công cụ: Tiến tới việc mài nhẵn, sắc ở phần lưỡi và có hình dáng cân xứng...
GV cho HS quan sát một số công cụ: Rìu đá Phùng Nguyên, Hoa Lộc và Lung Leng và
so sánh với các cơng cụ trước đó để thấy được sự tiến bộ trong việc chế tác công cụ của
con người thời đó. Và ở thời kì này đồ gốm cũng được phát triển thể hiện ở cách trang trí
5
hoa văn với hình dáng cân xứng. Ở nội dung này giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận
nhóm và đưa ra nhận xét.
Học sinh cũng chỉ ra được: Những cơng cụ được mài nhẵn, có hình dáng cân
xứng, những mảnh gốm có in hoa văn độc đáo.
-> Kỹ thuật chế tác cơng cụ lao động: đạt trình độ cao (mài nhẵn, hình dáng cân đối, sắc
bén, dễ làm)
- Kĩ thuật làm gốm: đồ gốm ngày càng tiến bộ, hoa văn độc đáo. Từ đó, GV cho HS biết
được từ kĩ thuật làm gốm con người đã phát minh ra
thuật luyện kim.
* Tích hợp mơn Vật lí để giải thích
Để học sinh hiểu rõ điều này, giáo viên giới thiệu cho học sinh một quy trình làm
đồ gốm. Từ việc tìm ra đất sét, nặn thành các hình và đồ dùng cần thiết sau đó xếp vào lị
nung ở nhiệt độ cao để cho ra những sản phẩm theo ý muốn của con người.
GVGT: Trong tự nhiên kim loại tồn tại dưới hình thức quặng, nghĩa là khơng có kim loại
nguyên chất, phải nấu chảy quặng mới lọc ra được kim loại, mà muốn nấu chảy quặng
phải có độ nóng cao và điều này đã làm được khi người ta đốt lị nung đồ gốm. Sau đó,
muốn làm được những cơng cụ, đồ dùng theo ý mình người ta khơng thể ghè đẽo kim
loại như ghè đẽo đá mà phải làm khn đúc bằng đất sét, sau đó nấu chảy kim loại rồi rót
vào khn để tạo ra các kim lọai hay đồ dùng cần thiết. (Nghề làm gốm đã giúp con
người làm được các khn đúc đó.) Vì vậy, có thể nói, nghề làm gốm phát triển đã tạo
điều kiện phát minh
ra thuật luyện kim. GV cho HS thấy được ý nghĩa của việc phát minh ra thuật
luyện kim: Thuật luyện kim đã mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo cơng cụ
của lồi người (cơng cụ bằng kim loại thay thế dần công cụ bằng đá). Làm thay đổi sức
sản xuất. Đây là một phát minh to lớn khơng chỉ đối với người thời đó mà đối với cả thời
đại sau và xã hội ngày càng phát triển, máy móc cũng được phát triển cùng với sự phát
triển của KHKT.
Sau đó GV giới thiệu một phát minh tiếp theo của con người, đó là nghề nông trồng lúa
nước. Và cũng cho HS biết được đặc điểm mơi trường và q trình phát triển của cây lúa
nước: được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng, ven sơng, ven biển,....nơi có đất phù sa
màu mỡ, đủ nước tưới cho cây trồng.
HS cũng thấy được ý nghĩa to lớn của cây lúa: Lúa là cây lương thực chính của con
người. Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở những vùng ven sông, ven biển.
6
Ngày nay nhân dân ta phát huy truyền thống cần cù lao động, hăng hái tăng ra sản xuất,
lúa không những đủ ăn mà con dư thừa để xuất khẩu. Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai
trên thế giới sau Thái Lan.
GVGT một số vựa lúa lớn của nước ta: Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông
Cửu Long, Thái Bình, Hưng n....
* Tích hợp mơn Ngữ văn
GVGT: Để nói tới tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa và vai trò của hạt gạo, truyền
thuyết bánh chưng, bánh giầy có đoạn viết:
“Trong trời đất, khơng gì q bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới ni sống con người và ăn
không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người khơng làm ra được.
Cịn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ
Tiên Vương”.
(Trích truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy)
Từ xưa, người Việt ta đã làm ra hạt gạo và biết quý trọng hạt gạo, bời vì hạt gạo đã ni
sống con người. Qua đó, thấy được thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và đồng
thời cũng thể hiện sự tơn kính tổ tiên.
* Tích hợp với môn Âm nhạc
Âm nhạc là một nguồn suối dồi dào làm giàu thêm đời sống tinh thần cho con
người. Chính vì vậy khi kết hợp dạy bài: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế với
Âm nhạc, vừa giúp tiết học đỡ căng thẳng hơn, vừa khiến học sinh khắc ghi hình ảnh hạt
gạo.
GV đặt câu hỏi: Em nào thuộc bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Nhiều em HS sẽ thuộc bài thơ này và một HS đọc cho cả lớp nghe.
GVGT: Nhân dân ta vẫn phát huy truyền thống cần cù lao động, các bác nơng dân
khơng quản khó nhọc, một nắng hai sương để làm nên những hạt lúa vàng.
Bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa đã nói lên điều đó.
Giáo viên trích một đoạn trong bài thơ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh thầy
7
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
...
Sau đó, GV cho HS cả lớp nghe bài hát “Hạt gạo làng ta”( nhạc sĩ Trần Viết Bình phổ
thơ Trần Đăng Khoa).
GV bật video bài hát: “Hạt gạo làng ta”, để các em nghe (HS cả lớp có thể hát theo)
Khi nghe bài hát, các em sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về sự lao động vất vả của người lao
động làm nên những hạt lúa vàng.
*GV tích hợp giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng sống là khả năng điều chỉnh và lựa chọn thái độ và hành vi đúng đắn, có
khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó trước những thách
thức trong cuộc sống. Ở đây giáo dục cho HS biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn đối với
người khác.
Học sinh bày tỏ thái độ biết ơn, yêu quý những người lao động, quý trọng
hạt gạo: sử dụng tiết kiệm, nấu vừa ăn, khơng lãng phí.
* Tích hợp mơn Ngữ văn
GVGT: Hãy nâng niu hạt gạo như cha ông xưa đã làm, đã coi đó là vật quý báu
nhất của muôn đời, rất linh thiêng và được trân trọng.
Ca dao có nói:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
8
Dẻo thơm một hạt đắng cay mn phần.
-> Đó là lời tâm tình và cũng là lời nhắn nhủ của người làm ra lúa gạo với
người dùng nó.
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các
mơn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học Lịch sử và làm sáng tỏ những kiến
thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên môn làm cho các em
nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa
các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính tồn diện của xã hội. Điều này khắc
phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh..
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tơi nhận
thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ
môn Lịch sử. Nếu các giờ dạy học môn Lịch sử đều áp dụng được phương pháp liên
môn, tôi tin rằng giờ học sẽ khơng cịn khơ khan và sẽ tạo được niềm u thích bộ mơn
đối với học trò.
2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
- Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần được sử
dụng rộng rãi hơn nữa.
- Cần trang bị các phịng học bộ mơn để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng dụng
trong dạy học.
* Đối với phòng giáo dục
- Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa để giáo viên có cơ hội học hỏi, rút kinh
nghiệm
Nam Hải, ngày 27 tháng 9 năm 2022
Người viết
Vũ Thị Thu
9
10