Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾN độ ĐĂNG ký cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất CHO hộ GIA ĐÌNH, cá NHÂN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ THỦ đức THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.47 KB, 46 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ANG TẤN PHÁT

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
TIẾN ĐỘ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(PHẠM VI QUẬN THỦ ĐỨC CŨ)

NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 8850103

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

i


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ANG TẤN PHÁT

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
TIẾN ĐỘ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA


BÀN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(PHẠM VI QUẬN THỦ ĐỨC CŨ)

NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 8850103

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hồng Thị Thanh Thủy

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
ii


THÔNG TIN CHUNG
Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Mã ngành

: 8850103

Tên đề tài

: Thực trạng và giải pháp tăng cường đăng ký cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành Phố
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (phạm vi quận Thủ Đức cũ)
Họ và tên


: Ang Tấn Phát

MSHV

: 20103050

SĐT

: 0937.73.5839

Email

:

Địa chỉ liên hệ

: 139A2 Đường số 9, KP5, Phường Linh Tây, TP Thủ

Đức , TP Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn : PGS.TS. Hồng Thị Thanh Thủy
SĐT

: 0983.029.127

Email

:

Cơ quan cơng tác : Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM

Địa chỉ liên hệ

: 236 B, Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí

Minh
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2022

Người hướng dẫn

Học viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS. TS. HOÀNG THỊ THANH

ANG TẤN PHÁT

THỦY
Chủ tịch hội đồng
iii

Khoa Quản lý đất đai



(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC
TRANG

1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................5
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát.........................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................6
3.2. Đối tượng khảo sát............................................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.....................................................7
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu..........................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7
6. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................7
6.1. Ý nghĩa khoa học..............................................................................................7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................7
7. Bố cục luận văn.....................................................................................................7

Phần 1....................................................................................................................8
1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu và công tác quản lý đất đai..................................8
1.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu........................................................................8
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................8
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế ()...................................................................................14
1.1.1.3. Dân số, lao động, việc làm.......................................................................16
1.1.1.4. Phát triển đô thị.........................................................................................16

1.1.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.............................22
1.1.2. Khái quát công tác quản lý đất đai..............................................................23
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan............................................28
1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu..................31
iv


1.3.1. Xác định vấn đề nghiên cứu........................................................................31
1.3.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:................................................................31
1.3.2.1. Giả thuyết nguyên nhân:...........................................................................32
1.3.2.2. Giả thuyết giải pháp:.................................................................................33
1.4. Xây dựng hệ thống phương pháp chứng minh giả thuyết nghiên cứu..........40
1.4.1. Cách tiếp cận................................................................................................40
4.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu..........................................................41
4.2.1. Nhóm phương pháp thu thập, xử lý thơng tin, tư liệu................................41
4.2.2. Nhóm phương pháp tư duy logic.................................................................41

Phần 2..................................................................................................................43
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN...............................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................1

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, do thiên nhiên ban tặng cho con người,
có thể đáp ứng được nhu cầu của con người. Đất đai cố định về vị trí, giới hạn
về không gian nhưng lại vô hạn về thời gian sử dụng, nếu sử dụng đất đai hợp lý
thì lợi ích sinh ra sẽ ngày một tăng. Mọi hoạt động kinh tế, hoạt động dân cư đều

diễn ra trên đất. Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, một loại tài nguyên vô cùng
quý giá. Do vậy, việc sử dụng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả đất đai tạo động lực
phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị. Đồng thời đặt ra yêu cầu Nhà nước
phải đẩy mạnh công tác quản lý chặt chẽ về đất đai.
Trong những năm gần đây, cầu về đất ngày một tăng, trong khi cung về
đất lại có hạn. Đã đẩy giá đất lên cao đặc biệt là ở các đô thị. Do vậy đã phát
sinh nhiều vấn đề trong quản lý nhà nước về đất đai. Công tác quản lý nhà nước
về đất đai đang được nhà nước quan tâm sâu sắc thông qua các Bộ Luật Đất đai
năm 1993. Luật Đất đai 2003 và gần đây nhất là Luật Đất đai 2013, kèm theo
các Nghị định, Thông tư, Thơng tư liên tịch và văn bản pháp luật có liên quan,
quy định ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện, đáp ứng được xu thế phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
Đăng ký đất đai là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai
được quy định tại Điều 22 Luật Đất đai và xác định rõ tại Điều 95, Mục 1,
Chương VII Luật Đất đai 2013. Theo Khoản 15 Điều 3 thì Đăng ký đất đai, nhà
ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền
quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
Để làm tốt công tác quản lý đất đai, trước hết, cơ quan quản lý nhà nước
phải thực hiện tốt công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất; thông tin, hướng dẫn người sử dụng đất hiểu, biết
được Luật Đất đai và những quy định hiện hành.
6


Thành phố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập
vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ
Đức. Ngày 01 tháng 01 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức
có hiệu lực, thành phố Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc
loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Thành phố Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đơng Thành phố Hồ Chí Minh,
có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các
tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đơng
Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long
Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, đường Phạm Văn Đồng - Quốc lộ
1K. Ngồi ra, tuyến đường sắt đơ thị Bến Thành - Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ
Hà Nội trên địa bàn thành phố đang trong q trình hồn thiện.
Do đó, cơng tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một nhiệm vụ cấp bách có ý
nghĩa then chốt, tạo cơ sở để Thành phố Thủ Đức có thể chủ động khai thác và
phát huy triệt để, có hiệu quả nguồn lực đất đai, cũng như tranh thủ tối đa mọi
nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài trong phát triển nền kinh tế - xã hội của Thành
phố Thủ Đức nói riêng và của cả Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Xuất phát từ thực tế đó luận văn đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp tăng cường tiến độ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh (phạm vi quận Thủ Đức cũ)”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
đối tượng là hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn Thành phố Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh (phạm vi quận Thủ Đức cũ), đặc biệt phân tích những hồ sơ cịn tồn
7


động chưa được đăng ký cấp giấy chứng nhận để làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác này tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn về
đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở đối với hộ
gia đình cá nhân. Các ứng dụng thành tựu mới vào đề xuất giải pháp hoàn thiện
cơ chế liên quan đến đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong điều
kiện thực tiễn tại địa phương.
- Nghiên cứu thực trạng đăng ký cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp và
đất ở cho hộ gia đình cá nhân nhằm xác định các nguyên nhân tồn động hồ sơ để
có giải pháp khắc phục tại Thành phồ Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (phạm
vi quận Thủ Đức cũ).
- Đề xuất các giải pháp tăng cường tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp và đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên Thành phồ Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (phạm vi quận Thủ Đức cũ).
3. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Cơ chế quản lý đất đai liên quan đến lĩnh vực cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
3.2. Đối tượng khảo sát
- Các hồ sơ còn chậm tiến độ trong việc đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng của các thửa đất có pháp lý được xác định;
- Các hình thức hoạt động đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai theo quy định pháp luật hiện hành.

8


4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đơn vị hành chính Thành phố Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh (pham vi quận Thủ Đức cũ).
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập trong năm 2021 và năm 2022.

- Phạm vi nội dung: Liên quan đến đất nông nghiệp và đất ở của hộ gia
đình, cá nhân.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Là các lý thuyết về quản lý đất đai được công nhận và các quan điểm
phức hợp luận được sử dụng xem xét mọi vấn đề đều có hai mặt trái ngược
nhưng lại bổ sung cho nhau.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin.
- Phương pháp tư duy logic.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu là hoàn thiện cơ chế đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nơng nghiệp và đất ở của hộ gia đình, cá nhân.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo giúp Thành phố Thủ Đức, TP Hồ
Chí Minh (phạm vi quận Thủ Đức cũ) thực hiện hiệu quả công tác đăng ký cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở cho hộ gia đình, cá
nhân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và hợp lý hơn.
7. Bố cục luận văn

Mở Đầu
9



Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở khoa học của đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Chương 3. Thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh (phạm vi quận Thủ Đức cũ).
Chương 4. Giải pháp tăng cường tiến độ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tại Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh (phạm vi quận Thủ Đức cũ).
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phần 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu và công tác quản lý đất đai
1.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết 1111/NQUBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021), trên cơ sở nhập tồn bộ diện
tích tự nhiên của Quận 2, 9 và Thủ Đức, có tổng diện tích tự nhiên 21.156,96ha
chiếm 10,09% diện tích đất đai tồn thành phố Hồ Chí Minh, gồm 34 phường
trực thuộc. Thành phố Thủ Đức nằm ở phía Đơng Thành phố Hồ Chí Minh, địa
giới hành chính như sau:
- Phía Đơng giáp thành phố Biên Hịa và huyện Long Thành thuộc tỉnh
Đồng Nai;
- Phía Tây giáp quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4;
- Phía Nam giáp Quận 4, Quận 7 và huyện Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Phía Bắc giáp Thành phố Dĩ An và Thành phố Thuận An thuộc tỉnh
Bình Dương.
10



Về hành chính: thành phố Thủ Đức được chia thành 34 Phường, bao gồm
các phường An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng
Đơng, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú,
Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long
Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A,
Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân
Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.
Thành phố Thủ Đức sẽ là trung tâm miền Đông Nam Bộ với hệ thống
giao thông đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác với các tỉnh
lân cận như tuyến Metro số 1, tuyến Vành đai 3, tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí
Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, xa lộ Hà Nội và các
tuyến giao thông đường thủy trên sơng Sài Gịn – sơng Đồng Nai. Khu vực này
rất thuận lợi để phát triển hệ thống mới hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ, đặc biệt
là ngành Logistics phân phối vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận
chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm Cát Lái – Phú Hữu), đường sắt,
đường bộ (cụm cảng ICD Long Bình đang thực hiện, bến xe Miền Đơng mới) và
đường thủy nội địa. Bên cạnh đó, thành phố Thủ Đức cịn có hệ sinh thái khởi
nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, có sự tham gia hỗ trợ khởi nghiệp,
các quỹ đầu tư trong và ngồi nước. Trong đó, khu Cơng nghệ cao và Khu đại
học Quốc gia tại đây có vai trị chủ đạo, đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy
hoạt động đổi mới sáng tạo. Khu trung tâm công nghệ tài chính Thủ Thiêm đã
cơ bản hình thành, mặt bằng và hạ tầng đã sẵn sàng cho đầu tư quy mô lớn với
chức năng là trung tâm thương mại – tài chính quốc tế, dịch vụ và dân cư hiện
đại. Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc, khu đô thị tương lai Trường
Thọ, Trung tâm công nghệ sinh thái Tam Đa là các khu vực đã được xác định
quy hoạch trở thành các trung tâm phát triển và định hướng sắp tới trở thành các
trung tâm đổi mới sáng tạo.

11



Hình 1. Sơ đồ vị trí thành phố Thủ Đức

b. Địa hình, địa mạo
- Thành phố Thủ Đức có 2 dạng địa hình chính: địa hình gị và địa hình
thấp, cả 2 dạng địa hinh đều có độ dốc < 30.
+ Dạng địa hình vùng gị có độ cao từ 1,5 - 30m và chiếm tỷ trọng hơn
46% diện tích tự nhiên toàn thành phố, cường độ chịu lực >l,5kg/cm2.
+ Dạng địa hình vùng thấp có độ cao từ 0,6 -53% diện tích tự nhiên tồn thành phố, cường độ chịu lực thấp hơn vùng gò
c. Đặc điểm tự nhiên
- Khí hậu:
Thành phố Thủ Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo,
có một chế độ khí hậu ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với
2 mùa mưa và khơ rõ rệt
Nhiệt độ trung bình cả năm 27°C, nhiệt độ cao nhất là 40°C và thấp nhất
là 13°C
12


Độ ẩm khơng khí trung bình cả năm là 80%.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đo được từ 1800 - 2000mm/năm.
Chế độ gió: mùa khơ tương ứng gió Đơng Bắc và mùa mưa tương ứng gió
Tây Nam. Tơc độ gió trung bình 2,5 - 4,7m/s và tơc độ gió tơi đa 24m/s.
- Thủy văn:
Thành phố Thủ Đức có hệ thống sơng rạch khá chằng chịt, gồm các hệ
thống chính sau: sơng Sài Gịn, rạch Gị Dưa, suối Xn Trường, suối Nhum,
rạch Ông Dầu, rạch Đĩa, rạch Vĩnh Binh.
d. Tài nguyên đất: Số liệu thống kê đất đai năm 2021

i) Về tổng diện tích tự nhiên:
- Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Thủ Đức trong kỳ thống kê đất
đai năm 2021 là: 21.157,0ha, ổn định so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
- Về đối tượng sử dụng, quản lý đất:
+ Hộ gia đình cá nhân trong nước sử dụng 8.506,0ha, chiếm 40,2% diện
tích tự nhiên;
+ Tổ chức kinh tế sử dụng 4.423,5ha, chiếm 20,9% diện tích tự nhiên;
+ Cơ quan, đơn vị của nhà nước sử dụng 825,0ha, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên;
+ Tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng 1.134,0ha, chiếm 5,4% diện tích tự nhiên;
+ Tổ chức khác sử dụng 1,5ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 11,6ha, chiếm 0,1%
diện tích tự nhiên;
+ Tổ chức ngoại giao sử dụng 2,8ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên;
+ Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng 142,0ha, chiếm 0,7% diện
tích tự nhiên;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý 1.866,2ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên;
+ Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý 103,5ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên;
+ Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 4.140,9ha, chiếm 19,6%
diện tích tự nhiên.
13


ii). Đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp của thành phố Thủ Đức được trình bày chi tiết ở biểu
02/TKĐĐ. Theo kết quả thống kê đất đai năm 2021 diện tích đất nông nghiệp
của thành phố Thủ Đức là 4.560,6ha, chiếm 21,6% diện tích tự nhiên, giảm
1,6ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020. Cụ thể:
* Đất trồng cây hàng năm: 1.586,7ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên,
giảm 0,2ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020. Trong đó:
- Đất trồng lúa: 855,1ha, chiếm 4,0% diện tích tự nhiên, giảm 0,01ha so

với kết quả thống kê đất đai năm 2020. Nguyên nhân: do chuyển sang đất ở tại
đơ thị (do hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất), biến
động tại khoanh đất số 981 (thuộc phường Long Phước).
- Đất trồng cây hàng năm khác: 731,7ha, chiếm 3,5% diện tích tự nhiên,
giảm 0,2ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
* Đất trồng cây lâu năm: 2.700,0ha, chiếm 12,8% diện tích tự nhiên,
giảm 1,5ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
* Đất nuôi trồng thủy sản: 273,9ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên, ổn
định so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
iii). Đất phi nông nghiệp:
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2021 diện tích đất phi nông nghiệp của
thành phố Thủ Đức là 16.596,4ha, chiếm 78,4% diện tích tự nhiên, tăng 1,6ha so
với kết quả thống kê đất đai năm 2020. Cụ thể:
* Đất ở tại đơ thị: 6.064,2ha, chiếm 28,7% diện tích tự nhiên, giảm 0,5 ha
so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
- Diện tích đất ở tại đơ thị giảm 1,3ha, do chuyển sang đất xây dựng cơng
trình sự nghiệp 1,1ha, đất có mục đích cơng cộng 0,2ha.
* Đất chuyên dùng: 6.992,4ha, chiếm 33,0% diện tích tự nhiên, tăng 2,8
ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020; Trong đó:

14


- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 33,6ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên, ổn
định so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
- Đất quốc phòng: 195,6ha, chiếm 0,9% diện tích tự nhiên, ổn định so với
kết quả thống kê đất đai năm 2020.
- Đất an ninh: 88,7ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên, ổn định so với kết
quả thống kê đất đai năm 2020.
- Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp: 1.439,9ha, chiếm 6,8% diện tích tự

nhiên, tăng 2,2ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020. Nguyên nhân:
+ Diện tích đất xây dựng cơng trình sự nghiệp tăng 2,2ha, do nhận từ đất
trồng cây lâu năm 0,6ha, đất ở tại đô thị 1,1ha, đất sản xuất, kinh doanh phi
nơng nghiệp 0,1ha, đất có mục đích cơng cộng 0,4ha;
+ Diện tích đất xây dựng cơng trình sự nghiệp giảm 0,02ha, do chuyển
sang đất có mục đích cơng cộng (đất khu vui chơi, giải trí công cộng) để thực
hiện dự án xây dựng trục đường số 1, số 2 kết nối giao thông và khu đất 1,36ha
lân cận khu tái định cư 38,4ha (dự án đã triển khai thực hiện trong Kế hoạch sử
dụng đất năm 2021).
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 2.070,0ha, chiếm 9,8% diện
tích tự nhiên, giảm 0,9ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
- Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng: 3.164,5ha, chiếm 15,0% diện tích
tự nhiên, tăng 1,5ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
+ Diện tích đất sử dụng vào mục đích cơng cộng giảm 0,40ha, do chuyển
sang đất xây dựng cơng trình sự nghiệp (đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào
tạo), để thực hiện dự án Xây dựng trường mầm non Phước Long B (dự án đã
triển khai thực hiện trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2021).
* Đất cơ sở tôn giáo: 118,2ha, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, ổn định so
với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
* Đất cơ sở tín ngưỡng: 16,0ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên, ổn định so
với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
15


* Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 153,1ha, chiếm
0,7% diện tích tự nhiên, ổn định so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
* Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối: 3.148,5ha, chiếm 14,9% diện tích tự
nhiên, giảm 0,6 ha so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
* Đất có mặt nước chuyên dùng: 86,1ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên,
ổn định so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.

* Đất phi nơng nghiệp khác: 18,0ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên, ổn
định so với kết quả thống kê đất đai năm 2020.
iiii). Đất chưa sử dụng:
Trên địa bàn thành phố Thủ Đức khơng cịn diện tích đất chưa sử dụng.
iiiii). Một số chỉ tiêu bình qn
- Bình qn diện tích tự nhiên năm 2021 là 176,3 m2/người.
- Bình quân diện tích đất ở đơ thị năm 2021 là 50,5 m2/người.
- Bình qn diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng năm 2021 là
26,4m2/người.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế (1)
a). Lĩnh vực kinh tế:
Dự ước giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ (giá thực tế) năm
2021 thuộc thẩm quyền quản lý là 68.450,89 tỷ đồng, trong đó, ngành dịch vụ
39.740,64 tỷ đồng (giảm 18,39%), ngành thương mại 28.710,25 tỷ đồng (giảm
3,53%) so với năm 2020. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá thực tế) năm
2021 là 31.557,91 tỷ đồng (giảm 2,72%) so năm 2020.
Tính đến cuối tháng 11/2021, trên địa bàn có 39.364 hộ kinh doanh đang
hoạt động/tổng vốn đăng ký 30.898 tỷ đồng, trong đó cấp mới trong kỳ là 3.090
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/tổng vốn đăng ký 307 tỷ đồng (giảm
1()

: Báo cáo số 437/BC-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2021 của UBND Thành

phố Thủ Đức về kết quả thực hiện phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN năm 2021 và
nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022.
16


10,3% so cùng kỳ), cấp đổi 1.171 Giấy chứng nhận, 828 hộ chấm dứt hoạt động
kinh doanh (giảm 36,1% so với cùng kỳ); có 42.640 doanh nghiệp đang hoạt

động với tổng vốn đăng ký 636.647 tỷ đồng, trong đó có 4.092 doanh nghiệp
thành lập mới/tổng vốn đăng ký 62.255 tỷ đồng (giảm 24,5% so cùng kỳ), đã
giải thể 999 doanh nghiệp (giảm 26,1% so với cùng kỳ) và 2.370 doanh nghiệp
đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 01 năm (tăng 14,4% so
với cùng kỳ).
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn, Thành phố Thủ Đức đã phối
hợp ngân hàng thương mại giới thiệu sản phẩm, gói tín dụng hỗ trợ doanh
nghiệp năm 2021, phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh và các Ngân hàng thương mại trú đóng trên địa bàn giải ngân
trên 8.175 tỷ nguồn vốn ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tổ chức Chương trình kết nối Ngân hàng với doanh nghiệp và
nhiều cuộc đối thoại, gặp gỡ tiếp xúc giữa lãnh đạo Thành phố Thủ Đức với
doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, đặc biệt là khắc phục thiệt hại, phục hồi hoạt động sau đợt dịch
bệnh bùng phát. Triển khai các văn bản hướng dẫn việc khai báo, quản lý và sử
dụng cơ sở dữ liệu môi trường đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành Công
thương; văn bản triển khai Bản đồ chung sống an tồn và hướng dẫn các phương
án phịng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công
nghiệp trên địa bàn Thành phố Thủ Đức.
Trên địa bàn Thành phố Thủ Đức hiện có 01 Khu cơng nghệ cao, 02 Khu
chế xuất, Tân Cảng Cát Lái, Cảng ICD, Công ty CP Tân Cảng - Phú Hữu, Tổng
Công ty CP Đường Sông Miền Nam-ICD Sotrans. Nguồn thu từ hoạt động kim
ngạch xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, hoạt động Logistics... nêu trên góp
phần phát triển kinh tế cho Thành phố Hồ Chí Minh và địa phương. Đến ngày
23 tháng 11 năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 58.804 tỷ
đồng (trong đó, thu từ hoạt động kinh ngạch xuất nhập khẩu là 45.724 tỷ đồng),
tuy nhiên nguồn thu này không điều tiết để lại địa phương.
17



b). Thu chi ngân sách:
Thu ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm là 8.599 tỷ đồng (theo
phân cấp quản lý), đạt 103,26% so chỉ tiêu pháp lệnh 2021 (8.327,6 tỷ đồng) và
bằng 90,14% so với cùng kỳ (9.539,5 tỷ đồng) và đạt 86% so Nghị quyết năm
2021 của Đảng bộ Thành phố Thủ Đức (10.000 tỷ đồng). Trong đó, thuế cơng
thương nghiệp là 3.352,604 tỷ đồng, đạt 103,96% so với dự toán năm 2021
(3.225 tỷ đồng) và bằng 109,87% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2021 là 5.687,31 tỷ đồng,
đạt 180,22% so tổng dự toán 2021 (3.155,82 tỷ đồng) và bằng 111,83% so với
cùng kỳ năm trước (5.085,7 tỷ đồng). Trong đó thu cân đối ngân sách là 950,665
tỷ đồng, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.962 tỷ đồng.
Tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương ước thực hiện đến hết năm
2021 là 4.910,886 tỷ đồng, đạt 115,61% so tổng dự toán 2021 (3.155,820 tỷ
đồng), và bằng 177,81 % so với cùng kỳ năm trước (2.761,810 tỷ đồng) (đã loại
trừ chi đầu tư).
1.1.1.3. Dân số, lao động, việc làm
Dân số của thành phố Thủ Đức tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm
2021 là 1.200.251 người (tương đương khoảng 13% dân số Thành phố Hồ Chí
Minh), mật độ dân số trung bình là 5.673 người/km2.
Trong năm 2021, đã phối hợp giải quyết việc làm cho lao động làm việc
có thời hạn trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Thủ Đức là
24.120/23.700 lao động, có 16.080 lao động nữ, đạt 102% chỉ tiêu ngành năm
2021. Giải quyết việc làm mới cho 4.955/4.900 lao động, có 3.303 lao động nữ,
đạt 101% chỉ tiêu ngành năm 2021. Giới thiệu đào tạo nghề trình độ sơ cấp và
đào tạo nghề dưới 03 tháng là 512/500 người, trong đó có 340 lao động nữ, đạt
102,4% chỉ tiêu ngành năm 2021.
1.1.1.4. Phát triển đô thị
Với hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết
nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận, khu vực thành phố Thủ Đức
18



được đánh giá rất thuận lợi để phát triển hệ thống mới hạ tầng đô thị, hạ tầng
dịch vụ, đặc biệt là ngành logistics phân phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách
kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm cảng Cái Lái Phú Hữu), đường sắt, đường bộ (cảng ICD Long Bình đang thực hiện, bến xe
miền Đông mới) và đường thủy nội địa.
Trong tương lai TP. Hồ Chí Minh đã xác định 08 khu vực chức năng để
tạo sự đột phá cho thành phố Thủ Đức như:
- Trung tâm tài chính gắn với Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Thủ Thiêm đã
được quy hoạch để trở thành trung tâm tài chính của TP. Hồ Chí Minh (hiện nay
Thành phố đang hồn thiện Đề án phát triển TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm
tài chính khu vực và quốc tế), là vị trí lý tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng
tạo ven mặt nước trong cự ly gần tới trung tâm hiện hữu Thành phố. Thủ Thiêm
có lợi thế trong việc kết nối từ Quận 1, Quận 7, tiếp cận trực tiếp với không gian
mặt nước và khoảng cách gần với dự án tái thiết cảng Trường Thọ sẽ mang thêm
những trải nghiệm quốc tế cho khu vực.
- Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc: Khu liên hợp thể thao Rạch
Chiếc đã được quy hoạch về phát triển thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe
thể chất và tinh thần cho người dân, khai thác xu hướng ngày càng phổ biến của
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại khu vực Đơng Nam Á.
- Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao: Hạt nhân của khu vực này
là Khu công nghệ cao Thành phố với quy mơ diện tích 913,1633ha, giai đoạn
2010 - 2020 thu hút trên 7 tỷ USD đầu tư và xuất khẩu 77 tỷ USD. Hiện nay, đã
triển khai hạ tầng kỹ thuật khoảng 85%, cấp giấy chứng nhận đầu tư khoảng
82% (triển khai xây dựng khoảng 60%, chủ yếu là các khu công nghiệp, hỗ trợ
công nghiệp, khu chế xuất, Thành phố đã phê duyệt triển khai Dự án Công viên
Khoa học và Công nghệ Thành phố với quy mô 194,8ha tại phường Long
Phước, Quận 9). Khu cơng nghệ cao Thành phố hiện đã có các nhà đầu tư về
giáo dục quốc tế và doanh nghiệp sản xuất sử dụng công nghệ cao, là nền tảng
cho phát triển kinh tế địa phương mang lại giá trị gia tăng cao từ khâu nghiên

19


cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm phụ
trợ, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao,
tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng tiếp
theo của những ngành có liên quan, phát huy lợi thế của ngành sản xuất cơng
nghệ cao hiện nay, có tầm nhìn là phát triển tương lai của sản xuất và thiết kế
đổi mới sáng tạo, hàng năm đóng góp gần 16 tỷ USD.
- Trung tâm giáo dục, đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học cơng nghệ
trình độ cao: Với hơn 100.000 sinh viên và 2.000 giảng viên trình độ tiến sĩ, khu
vực này là một “cực” về giáo dục đại học và trình độ cao của cả nước (trong đó
gồm có Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về giáo
dục đào tạo của Thành phố và cả nước, đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố, đại
học Nông Lâm, đại học Fulbright, đại học thể dục thể thao, đại học ngân hàng,
đại học kiến trúc, học viện tư pháp,...), nhất là ngành công nghệ thông tin, đồng
thời là một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng nghiên cứu
và sáng tạo thông qua việc tăng sự hợp tác và ứng dụng thực tiễn với nhiều
ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau. Khu Đại học Long Phước và các dự án
phát triển gần Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có thể hỗ trợ mục tiêu
đào tạo của trường trong khi khai thác nguồn lực nghiên cứu cho việc phát triển
kinh tế. Đặc biệt là các khu vực nghiên cứu, học tập và trao đổi tri thức có thể
được thiết kế nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và sản xuất, đồng thời
hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và phương pháp mới.
- Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam: Đây là một khu vực
có các chức năng sẽ hỗ trợ cả Khu công nghệ cao và Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh, có thể hình thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp theo hướng kết hợp vừa đào tạo, vừa ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn
trên cơ sở sự kết hợp, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động
trong khu vực này. Mở rộng gắn kết liên ngành, tạo điều kiện cho việc đồng

sáng tạo và thương mại hóa các ý tưởng mới. Hỗ trợ các ngành kinh tế bằng
cách tạo thêm nhiều việc làm tăng doanh thu và đầu tư cả lĩnh vực mới và truyền
20


thống. Cung cấp cơ hội giáo dục và việc làm cho nhiều đối tượng khác nhau và
tăng khả năng tiếp cận của mọi đối tượng xã hội với các tiện ích công cộng, thúc
đẩy phát triển bền vững, khả năng thích ứng cao, giàu văn hóa bản địa, thúc đẩy
tinh thần kinh doanh minh bạch, trách nhiệm và có sự hỗ trợ, tương tác trở lại
trong các hoạt động công cộng, xã hội.
Thành phố Thủ Đức sẽ là mơ hình về đổi mới quản trị cơng hiệu quả,
nhanh chóng, phục vụ cho cư dân của một đô thị hiện tại. Tận dụng tiềm năng
và sức mạnh của mạng xã hội, kinh tế sáng tạo, kinh tế kiến tạo một số địa điểm
hấp dẫn thu hút và tập trung các tổ chức, các ngành công nghiệp đa dạng cùng
xây dựng mạng lưới sản xuất liên kết hợp tác với thương mại. Kết hợp các
chương trình các ý tưởng có thể tối ưu hóa nguồn lực để đạt được kết quả mong
muốn. Ví dụ: kết hợp các dự án thành phố thơng minh với dự án trung tâm tài
chính (Pintech) và các kế hoạch cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị,…
Là nơi tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sáng tạo và thử nghiệm, tạo
ra các quy chế quản lý, vận hành thật sự linh hoạt để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển
các ngành công nghệ cao. Thu hút và phát huy sự tham gia sáng tạo của cộng
đồng để tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ; xây dựng và bổ sung cơ sở dữ liệu về
kinh doanh đổi mới sáng tạo và tạo được cơ hội kinh doanh cho những nhà khởi
nghiệp trẻ (Startup). Các chương trình phát triển các cụm nhóm ngành nghề, các
dịch vụ hỗ trợ được thảo luận, tương tác liên tục để cùng với công tác quy hoạch
và xây dựng cơ sơ hạ tầng đem lại một sự thay đổi hài hòa về chất trong việc tạo
ra sản phẩm giá trị gia tăng cao và xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, tiến bộ xã hội.
- Trung tâm công nghệ sinh thái - khu vực Tam Đa và đại học Long
Phước: Tận dụng các điều kiện tự nhiên của khu vực phía Đơng Quận 9 để thúc
đẩy du lịch sinh thái, đặt ga đường sắt cấp vùng biến thực phẩm để hỗ trợ phát

triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cũng như nông
nghiệp công nghệ cao trong khu vực. Là khu vực sinh thái Tam Đa cung cấp
một cơ hội cho sự sáng tạo trong thiết kế và vận hành, vừa kết nối với các hạ
tầng giao thông hiện đại bao gồm cả tuyến đường cao tốc và đường sắt trên cao
21


kết nối với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, khu vực vừa cho phép
phát triển có giới hạn và sử dụng kỹ thuật cao để giảm thiểu tác động mơi
trường, qua đó để bảo tồn các khu vực đa dạng về sinh họa.
- Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ và Cảng Container
Cát Lái: Khu vực có hệ thống giao thơng hiện đại, được đầu tư đồng bộ có khả
năng kết nối cao trong vùng Đơng Nam Bộ (có các tuyến Xa Lộ Hà Nội, tuyến
Metro Bến Thành - Suối Tiên (sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021), hầm Thủ
Thiêm, cầu Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long
Thành – Dầu Giây, tuyến đường Vành Đai 3 (Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn
Trạch), tuyến giao thơng đường thủy trên sơng Sài Gịn - sơng Đồng Nai,...) là
yếu tố quan trọng tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại.
Đồng thời, khu vực đặc biệt thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics phân
phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức
bao gồm hàng hải (khu cảng container Cát Lái), đường sắt, đường bộ và đường
thủy nội địa và kết nối nhanh sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
Với điều kiện hạ tầng giao thông hiện tại, nơi đây sẽ là một nơi kết nối và
chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao công nghệ đào tạo, các kết quả nghiên
cứu, khoa học, sản xuất cho các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long. Đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các mặt hàng nghiên cứu khoa học
từ các tỉnh, Vùng lân cận.
Ngồi ra cịn có cảng Cát Lái là cảng chuyên dụng container, được quy
hoạch và xây dựng mới tại phường Cát Lái, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là cảng Container lớn nhất tại Việt Nam, với tổng diện tích mặt bằng 160ha,

tổng chiều dài cầu tàu hơn 2km, cùng lúc đón 09 tàu Feeter, đón tàu có tải trọng
đến 45.000 DWT.
Cảng Cát Lái được xếp hạng 30 cảng container có sản lượng lớn nhất thế
giới. Với việc áp dụng các công nghệ quản lý khai thác cảng hiện đại TOPOVN;
thanh toán qua mạng internet (E-port); lệnh giao hàng điện tử (EDO). Cùng các
dịch vụ tàu lai, hoa tiêu, kinh doanh kho bãi, vận tải bộ, vận tải thủy bằng sà lan,
22


khai thuê hải quan,... Thu thuế xuất nhập khẩu qua Tân cảng Cát Lái năm 2019
đạt trên 70.000 tỷ đồng, sản phẩm khu vực chiếm khoảng 17% nguồn thuế thu
ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm trên 93% thị phần khu Thành phố
Hồ Chí Minh, gần 50% thị phần cả nước.
- Khu đô thị cảng Trường Thọ - đô thị tương lai: Là một địa điểm lý
tưởng để tái phát triển khu vực cảng theo mơ hình thành phố thơng minh, một
“phịng thí nghiệm đơ thị”, tận dụng vị trí nằm gần khu đơ thị Thảo Điền và các
lõi đô thị khác cho việc kiến tạo một đô thị kiều mới, Trường Thọ có vai trị như
một khu đơ thị mới với những hạ tầng xanh và có tương tác cao, phương thức
vận tải mới (thông minh, an tồn, bảo vệ mơi trường) và nguồn dữ liệu thơng tin
mới, cơng nghệ xây dựng mới có khả năng chuyển đổi thích ứng với mơi trường,
hạn chế biến đổi khí hậu và một không gian công cộng chuyển đổi, tự động hóa
theo số liệu thời gian thực.
Trung tâm cơng nghệ sinh thái - khu vực Tam Đa và đại học Long Phước:
là khu du lịch sinh thái, đặt ga đường sắt cấp vùng và trung tâm chế biến thực
phẩm để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm cũng như nông nghiệp công nghệ cao trong khu vực. Là khu vực sinh thái,
Tam Đa cung cấp một cơ hội cho sự sáng tạo trong thiết kế và vận hành, vừa kết
nối với các hạ tầng giao thông hiện đại bao gồm cả tuyến đường cao tốc và
đường sắt trên cao kết nối với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, khu
vực vừa cho phép phát triển có giới hạn và sử dụng kỹ thuật cao để giảm thiểu

tác động mơi trường, qua đó để bảo tồn các khu vực đa dạng về sinh học.
Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ và Cảng Container Cát
Lái: là khu vực có hệ thống giao thơng hiện đại, đuợc đầu tư đồng bộ có khả
năng kết nối cao trong vùng Đơng Nam Bộ (có các tuyến Xa Lộ Hà Nội, tuyến
Metro Bến Thành - Suối Tiên (sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021), hầm Thủ
Thiêm, cầu Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long
Thành - Dầu Giây, tuyến đường Vành Đai 3 (Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn
Trạch), tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gịn - sơng Đồng Nai,...)) là
23


yếu tố quan trọng tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại.
Đồng thời khu vực đặc biệt thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics phân
phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức
bao gồm hàng hải (khu cảng container Cát Lái) đưòng sắt đường bộ và kết nối
nhanh sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
1.1.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
a). Thuận lợi
Với những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ (đầu mối giao thơng huyết
mạch giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đơng Nam Bộ), các hạ tầng dịch vụ sẵn
có như các khu Đại học, Khu công nghệ cao, Khu đô thị mới Thủ Thiêm; hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như: Xa lộ Hà Nội,
cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tuyến Metro Bến Thành –
Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng, bến xe Miền Đông mới,… sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển, chẳng những cho thành phố Thủ Đức mà cho cả vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam.
Qua hơn 20 năm phát triển địa bàn 3 quận (Quận 2, Quận 9, Quận Thủ
Đức) đã đạt được những kết quả quan trọng với nhiều thành tựu: đời sống vật
chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, hạ tầng cơ sở phát
triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua ln đứng đầu trong tồn

Thành phố.
b). Khó khăn – thách thức
- Sự tác động của dịch bệnh Covid-19 đến phát triển kinh tế xã hội và ổn
định đời sống nhân dân là quá lớn, mặc dù đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo,
chia sẻ từ Trung ương, các địa phương, người dân, doanh nghiệp trong cả nước,
dịch bệnh trên địa bàn đã được cơ bản kiểm sốt, nhưng dự báo vẫn cịn diễn
biến phức tạp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là người lao động. Số
người lao động bị nghỉ giãn việc, mất việc tăng, thu nhập giảm hoặc khơng cịn
thu nhập, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống; số hộ kinh doanh và doanh
24


nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề đều bị tác động mạnh, phải cắt giảm
quy mô sản xuất hoặc ngừng sản xuất sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội cần
phải giải quyết.
- Các công tác quy hoạch của thành phố Thủ Đức sẽ cần nhiều thời gian
để hồn thành như: quy hoạch kết nối giao thơng, kết nối các trục liên tỉnh, các
trục của kinh tế khu vực, kinh tế vùng Đơng Nam Bộ,… Do đó, cần phải đảm
bảo nguồn lực tài chính, ngân sách để đáp ứng được nhu cầu phát triển của
Thành phố trong giai đoạn tới; Đồng thời phải đảm bảo quy hoạch hiện đại, phù
hợp với thực tiễn và tiềm năng phát triển của Thành phố.
- Bên cạnh những tiềm năng phát triển, những lợi ích mà các nhà đầu tư,
doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi thì cịn rất nhiều những vấn đề phải
giải quyết để xây dựng một khu đô thị sáng tạo, một thành phố xanh, sạch, đẹp
và văn minh; Đặc biệt là các vấn đề về hạ tầng giao thông, vệ sinh môi trường,...
- Là một đơn vị hành chính mới được thành lập, mơ hình thành phố trực
thuộc Thành phố đầu tiên của cả nước, do đó việc thực hiện các quy định của
Luật liên quan gặp nhiều khó khăn vì chưa được các Bộ, Nghành hướng dẫn.
Một trong các vấn đề đó là áp dụng các quy định của Luật đất đai trong công tác

quản lý nhà nước trên địa bàn.
- Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị chưa được lập, dẫn
đến việc quản lý gặp nhiều khó khăn do kế thừa các đồ án quy hoạch của các
đơn vị hành chính củ dẫn đến chưa có sự thống nhất và đồng bộ với nhau.
1.1.2. Khái quát công tác quản lý đất đai
Đăng ký đất đai được phân loại: đăng ký lần đầu và đăng ký biến động
được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy hoặc đã đăng ký.
Theo Quyết định số 4114/QĐ-UBND ngày 30/9/2019 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền tiếp nhận của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện thì
được giải quyết 32 thủ tục như sau:
25


×